Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phương pháp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá qua bộ môn sinh học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.77 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lý luận


2

2.2.Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài

3

2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng

3

2.2.2. Thuận lợi

3

2.2.3. Khó khăn

4

2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

2.3.1. Nghiên cứu thông tin về những nội dung kiến thức có liên
quan đến tác hại thuốc lá.

4

2.3.2. Xác định nội dung và địa chỉ lồng ghép giáo dục phòng
chống tác hại thuốc lá vào các bài học.


6

2.3.3. Một số ví dụ về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục
phòng chống tác hại thuốc lá:

11

2.4. Hiệu quả của SKKN

19

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

20

3.1. Kết luận:

20

3.2. Kiến nghị:

20

Tài liệu tham khảo.

22

Danh mục SKKN đã được hội đồng SKKN ngành giáo dục và dào
tạo huyện, tỉnh và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.


23


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cuộc sống là một chuỗi những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhau,
sự việc này dẫn đến sự việc kia. Cũng như vậy, xã hội càng phát triển thì kéo
theo đó con người và nhu cầu của mình cũng thay đổi từng ngày, có cả những
mặt tốt và xấu. Trong đó có thể nói hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh đang ngày
trở nên phổ biến và có thể đang trở thành một vấn nạn nhức nhối trong xã hội.
Chắc hẳn các bạn đều đã biết rằng thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào
thì rất khó mà thoát ra và hơn hết nó là một chất gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
khi là tác nhân chính gây ra các bệnh về phổi, thậm chí là ung thư. Ngày nay ai
cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi bởi nó không chỉ ảnh hưởng
đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người
xung quanh, thậm chí những người không hút thuốc trực tiếp nhưng vô tình hít
phải khói thuốc mới là những người chịu ảnh hưởng xấu nhất bởi thuốc lá. Chưa
kể mùi thuốc lá rất dễ gây khó chịu cho mọi người xung quanh, do đó mà thuốc
lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.
Mặc dù, mọi người đều biết về những tác hại do thuốc lá gây ra. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp các thanh thiếu niên tập tành hút
thuốc và nghiện hút sau đó chính vì thế căn bệnh “ nghiện” thuốc lá, thuốc lào
đang lan tràn ngày càng nhiều trong giới trẻ trong đó có nhiều em vẫn còn học ở
bậc THCS. Thực tế ở trường THCS Cẩm Sơn, qua theo dõi thấy hiện tượng một
số ít các em học sinh nam ở các lớp khối 8, 9 có hiện tượng lén hút thuốc lá,
thuốc lào ở nhà và cả ở trường. Vì vậy, cho người trẻ hiểu được sự nguy hiểm
của việc sử dụng thuốc lá là vô cùng cần thiết.
Cùng với việc nhà nước ta đang thực hiện nhiều biện pháp để giảm tỉ lệ người
hút thuốc lá thì việc lồng ghép nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào một số
môn học ở trường THCS là rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức

toàn diện và kĩ năng sống cần thiết, góp phần xây dựng một môi trường học tập
“ không khói thuốc”.
Để làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục học sinh phòng chống tác
hại của khói thuốc lá bản thân tôi đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các giải
pháp và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy tại trường thông qua môn sinh học lớp
8 và tôi thấy việc vận dụng lồng ghép giáo dục học sinh phòng tránh tác hại của
thuốc lá qua môn học là có hiệu quả nên tôi mạnh dạn đề xuất đưa đề tài SKKN
“Phương pháp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá qua bộ môn Sinh
học 8 trường THCS” vào giảng dạy tại trường THCS Cẩm Sơn – Cẩm Thủy Thanh Hóa”

2


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua môn sinh học 8 giáo dục cho học sinh phòng chống tác hại của khói
thuốc lá đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về tác hại của việc hút thuốc lá đối với học sinh nói riêng và trẻ em
nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập và xử lí thông tin:
- Phương pháp sưu tầm, thống kê và xử lý số liệu.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Hàng năm, trên thế giới đã có 6 triệu người chết vì thuốc lá. Việt Nam là
quốc gia có số người hút thuốc lá cao thứ 3 trong toàn khu vực ASEAN. Tính tới
nay, Việt Nam có hơn 15 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá, trong số đó
có 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên phải hít khói thuốc lá. Số người hút thuốc
lá cũng ngày càng trẻ hóa. Vừa qua, tại Ấn Độ, thông tin một cậu bé 7 tuổi đã

dành tất cả số tiền tiêu vặt, thậm chí là ăn trộm tiền để mua thuốc lá đang khiến
nhiều người phải giật mình. Mỗi ngày cậu bé 7 tuổi hút tới 16 điếu thuốc và từ
chối cai nghiện hoàn toàn. Đây không phải là trường hợp mới mà thực tế càng
ngày có nhiều trẻ em đã biết hút thuốc lá từ rất sớm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ hút thuốc lá sớm bắt nguồn
từ chính cha mẹ của trẻ. Trẻ em chưa thể nhận thức được hết mọi việc cha mẹ
làm hàng ngày là tốt hay là xấu. Trẻ em thường học rất nhanh từ chính hành
động thường ngày của người lớn. Do vậy, khi cha hoặc mẹ hút thuốc lá thường
xuyên trước mặt con trẻ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động
đến trẻ và chúng sẽ bắt chước và học theo. Bên cạnh đó, cha mẹ không thường
xuyên lắng nghe, để tâm đến những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ, không
dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết sẽ dễ khiến trẻ bị người xấu lợi dụng, dụ
dỗ tiếp xúc với thuốc lá. Trẻ em hút thuốc lá từ sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình
trưởng thành sau này, đồng thời có những tác hại nhất định đến sức khỏe của trẻ.
Như vậy việc phòng chống tác hại của thuốc lá nói chung và công tác
giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học nói riêng là vấn đề
cần thiết và cấp bách. Qua việc giáo dục nhằm phân tích cho các em thấy được
những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, từ đó hiểu
được vì sao không nên hút thuốc lá.
3


2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng:
- Bảng khảo sát học sinh hút thuốc lá ở các khối lớp trong trường THCS Cẩm
Sơn trước khi thực hiện đề tài:
HS không hút
Khối
tuốc
lớp

điều tra
SL
%

HS hút thuốc

Tỉ lệ số HS nam,
nữ tham gia hút
thuốc

SL

%

Nam

Nữ

Tổng số HS
từng khối
lớp

Khối 8

48

96,0

2


4,0

(4,0%)

0%

50

Khối 9

53

94,6

3

5,4

(5,4%)

0%

56

Số học sinh hút thuốc ở các khối lớp trong trường THCS Cẩm Sơn:
- Khối 8: 2/50 em = 4,0%; Khối 9: 93/56 em = 5,4%. Như vậy tỉ lệ học sinh hút
thuốc có chiều hướng tăng theo độ tuổi từ 13 - 14 tuổi và số lượng học sinh tham
gia hút thuốc chưa nhiều, chủ yếu là học sinh nam.
- Qua khảo sát và phỏng vấn thì nguyên nhân đẫn đến các em hút thuốc vì:
+ Vì chính cha mẹ cũng hút thuốc và các em học theo

+ Áp lực của bạn bè
+ Các em coi việc hút thuốc như là cách để chống đối và thể hiện tính độc lập
+ Các em nghĩ rằng người khác hút được thì mình cũng hút được
+ Các em dễ bị kích động bởi truyền thông, đặc biệt là từ quảng cáo, phim ảnh
và chạy theo các hình tượng
Với thực trạng trên cho thấy công tác phòng chống tác hại khói thuốc lá
cho học sinh là rất cần thiết. Nên tôi đã chọn đề tài này để truyền đạt đến học
sinh với mong muốn được cùng với các cơ quan đoàn thể trong nhà trường và
địa phương xây dựng một môi trường không khói thuốc.
2.2.2. Thuận lợi:
Khi thực hiện đề tài tôi có được những thuận lợi như sau:
- Vấn đề phòng chống tác hại của thuốc lá hiện nay đang là vấn đề được xã hội
quan tâm, đặc biệt công tác giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong
trường học hiện nay đang là một trong những mục tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng tới.
- Môn Sinh học 8 là môn có nhiều bài có nội dung kiến thức liên quan đến công
tác giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá.
- Các em học sinh trong nhà trường phần lớn là chưa hút thuốc lá hoặc chỉ mới
bắt đầu tập tành và thử hút thuốc lá nên việc giáo dục dễ dàng.
4


- Được sự ủng hộ từ Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là
sự giúp đỡ của các giáo viên trong tổ và nhóm bộ môn.
- Được sự đồng tình ủng hộ của đa số học sinh trong toàn trường.
2.2.3. Khó khăn:
- Đa số trong gia đình các em và ở địa phương các em sinh sống có người hút
thuốc từ đó tạo cho các em thói quen bắt trước người lớn.
- Việc quản lí kinh doanh thuốc lá ở địa phương chưa chặt chẽ nên các em có thể
dễ dàng mua thuốc lá.

- Một số giáo viên trong trường vẫn còn hút thuốc lá ở trường.
- Trẻ em có thể bị cám dỗ, muốn thử hút thuốc lá với bất kỳ lí do nào như để
trông sành điệu, giống người lớn hơn, để giảm cân, để có vẻ cứng cáp hoặc cảm
giác tự do.
- Chỉ một mình bộ môn sinh học 8 lượng kiến thức lồng ghép giáo dục phòng
tránh tác hại của thuốc lá còn hạn chế.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nghiên cứu thông tin về những nội dung kiến thức có liên
quan đến tác hại của thuốc lá.
* Tác hại của thuốc lá đối với trẻ em:
Trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc và hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các
bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và
kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc và không
hút thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm
đầu đời, khi trẻ dành hầu hết thời gian bên cha mẹ. Càng có nhiều người trong
nhà hút thuốc hoặc người đó hút thuốc càng nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ
càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ
bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn
hen suyễn, phải thường xuyên đến phòng cấp cứu cũng như gia tăng số lần phải
nhập viện. Sau đây là một số hậu quả do khói thuốc thụ động gây ra:
- Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS): Tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ sẽ tăng
nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần.
- Viêm phế quản: Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm
phế quản, viêm phổi… Nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và có
thể khiến trẻ bị các bệnh về phổi trong 2 năm đầu đời. Do đó, tốt nhất bạn để trẻ
hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
- Hen suyễn: Trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói
thuốc lá trong những năm đầu đời. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc
trong quãng thời gian dài để điều trị. Khi trẻ lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ
đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên.


5


- Hơi thở ngắn: Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá khi còn nhỏ sẽ
không thể thở sâu được bởi phổi của trẻ đã bị tổn thương. Khi trưởng thành, trẻ
sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu.
- Nhiễm trùng tai: Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng
tai. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây
tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí tử vong nếu bị nặng.
- Ung thư: Một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến
trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung
thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận
khác của cơ thể.
- Dễ bị cảm lạnh: Tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mỗi
khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận và đừng cho trẻ tiếp xúc
với khói thuốc lá.
- Ho: Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường hay bị ho. Nghiêm
trọng hơn, trẻ có thể ho rất nhiều và có máu xuất hiện trong chất nhầy khi ho.
- Viêm họng: Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi
trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ không hút thuốc nhưng khói thuốc mà bạn hút
lại ảnh hưởng đến trẻ. Khói thuốc có thể khiến cổ họng trẻ bị nhiễm trùng.
- Hôi miệng: Những trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ dễ bị hôi miệng ngay từ khi
còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ khi lớn lên.
- Khàn giọng: Trẻ nhỏ sẽ bị khàn tiếng nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
Trong giai đoạn dậy thì, tiếng nói sẽ phát triển và nếu trẻ tiếp xúc nhiều với khói
thuốc trước đó thì giọng nói của trẻ sẽ bị khàn. Lấy lại giọng nói bình thường
sau khi trưởng thành là một điều rất khó.
* Phương pháp nhận biết các em hút thuốc lá:

- Ngửi thấy mùi khói thuốc trên quần áo của các em.
- Quan sát thấy các em có triệu trứng ho.
- Các em hay phàn nàn bị rát cổ họng.
- Các em bị khàn tiếng.
- Tiếp xúc gần ngửi thấy các em có hiện tượng hôi miệng.
- Các em thường nhạy cảm hơn với thời tiết khi lạnh.
- Quan sát thấy các em bị vàng răng.
- Thấy các em có hiện tượng khó thở…
* Biện pháp giúp các em từ bỏ thuốc lá:
Để giúp ngăn ngừa các em sử dụng thuốc lá cần thực hiện các nguyên tắc sau :
- Thảo luận về việc hút thuốc theo cách khiến các em không có cảm giác bị
trừng phạt hay phán xét.
6


- Điều quan trọng là phải tiếp tục nói chuyện với trẻ về những nguy hiểm của
việc hút thuốc lá đối với sức khỏe.
- Hãy hỏi những gì trẻ thấy hấp dẫn hoặc không hấp dẫn về việc hút thuốc. Hãy
là một người lắng nghe kiên nhẫn.
- Đọc truyện, xem ti vi và đi xem phim với trẻ. Để giúp trẻ tránh xa việc tiếp xúc
với những hình ảnh liên quan đến thuốc lá. So sánh những hình ảnh truyền thông
với những gì xảy ra trong thực tế.
- Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động thể chất để các em không
cảm thấy chán nản dẫn đến việc tìm đến các thói xấu như hút thuốc.
- Thể hiện rằng bạn coi trọng các ý kiến và ý tưởng của trẻ để trẻ cảm thấy được
tự do.
- Thảo luận các cách để đối phó với việc nghiện thuốc. Nhưng cũng cung cấp
những thông tin giúp các em có cái nhìn khác về thuốc lá như “Nó sẽ làm cho
quần áo và hơi thở của con có mùi hôi” hoặc “Mọi người sẽ không đến gần nếu
biết con hút thuốc đấy!”.

- Nhấn mạnh những gì trẻ làm đúng hơn là sai. Lòng tự tin là sự bảo vệ tốt nhất
giúp trẻ chống lại những cám dỗ từ môi trường xung quanh.
- Giải thích rằng việc hút thuốc chi phối nhiều như thế nào trong cuộc sống hàng
ngày của trẻ như việc thuốc lá tốn kém như thế nào? Hay hút thuốc ảnh hưởng
đến tình bạn ra sao?.
- Thiết lập các nội quy cứng rắn như loại trừ hút thuốc và nhai thuốc lá từ nhà
của bạn và giải thích lý do với trẻ.
2.3.2. Xác định nội dung và địa chỉ lồng ghép giáo dục phòng chống
tác hại của thuốc lá vào các bài học.
Nội dung trong
Bài có nội
bài có tác dụng
dung lồng
giáo dục (địa
ghép
chỉ lồng ghép)
Bài 11:
Mục III: Vệ
Cấu tạo
sinh hệ vận
và tính
động
chất của
xương

Cách vận dụng kiến thức để giáo dục học
sinh và biện pháp hỗ trợ
* Qua hoạt động này GV Cung cấp cho học
sinh thông tin về một số nghiên cứu phát hiện
ra rằng, hút thuốc lá cũng có thể gây ảnh

hưởng cho xương. Hút thuốc lá làm tăng nguy
cơ yếu xương, loãng xương. Tình trạng này
làm tăng nguy cơ gãy xương bao gồm cả cong
vẹo cột sống.
- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh không
nên hút thuốc vì hút thuốc làm tăng nguy cơ
yếu xương, loãng xương. Tình trạng này làm
tăng nguy cơ gãy xương bao gồm cả cong vẹo
cột sống.
7


Bài 18: Mục II: Vệ sinh
Vận
tim mạch
chuyển
máu qua
hệ mạch ,
vệ sinh hệ
tuần
hoàn

Bài 22:
Vệ sinh
hô hấp

* Qua hoạt động này GV cung cấp thông tin
cho HS nắm được kiến thức về:
+ Hút thuốc chủ động đã được biết chắc chắn
là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành,

nhưng tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay
hút thuốc thụ động thì nguy cơ bị bệnh mạch
vành tăng 20-30%. Những người hút thuốc có
nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử
vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này.
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành là do
xơ vữa động mạch. Lớp nội mạch có thể bị phá
huỷ do một số tác nhân: cao huyết áp, hoá chất
độc (như các chất tìm thấy trong khói thuốc) và
mỡ máu cao. Những hoá chất như hydrocarbon
thơm đa vòng là chất gây ung thư có trong
thuốc lá cũng có tác dụng gây hình thành mảng
xơ vữa.
+ Hút thuốc là nguy cơ cao gây xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu.
Khi phối hợp với các yếu tố nguy cơ này, hút
thuốc tạo ra những ảnh hưởng rất lớn, lớn hơn
nhiều so với cộng 2 yếu tố nguy cơ riêng rẽ lại.
- Từ đó Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh
không nên hút thuốc vì Hút thuốc là nguy cơ
cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và
tăng cholesterol máu.
Mục I: Cần bảo * Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS
vệ hệ hô hấp
thông tin kiến thức về ảnh hưởng của thuốc lá
khỏi các tác
đến chức năng phổi:
nhân có hại.
+ Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào
đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi

không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm.
Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào
phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế
quản, tiểu phế quản, phế nang. ở phế nang quá
trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO 2 lấy
O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ
thể. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người
hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ
nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người
hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những
người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm
ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là
8


Bài 30:
Vệ sinh
hệ tiêu
hóa

Mục I: Các tác
nhân có hại cho
hệ tiêu hóa.
- Các biện pháp
bảo vệ hệ tiêu
hóa khỏi các
tác nhân có hại
và đảm bảo sự
tiêu hóa có hiệu
quả.


Bài 31:
Trao đổi
chất

Mục I: Trao đổi
chất giữa cơ thể
và môi trường
ngoài

do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị
liệt thậm chí bị phá huỷ. Những sự thay đổi
cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm
giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc
gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi
của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện
tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này
có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị
giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh
dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và
các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự
khoẻ mạnh và chức năng bình thường của
chúng.
- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh thấy
được không nên hút thuốc vì Hút thuốc là tác
nhân gây hại cho hệ hô hấp.
* Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS
thông tin về tác hại của khói thuốc lá và nguy
cơ ung thư vùng đầu cổ:

- Ung thư thực quản. Nguy cơ phát bệnh ung
thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8
tới 10 lần người không hút thuốc.
- Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80
% trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút
thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh
quản lớn hơn 12 lần so với người không hút
thuốc.
- Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân
chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước
bọt, miệng và vòm họng. Những người nam
giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát
triển các bệnh về ung thư miệng hơn những
nam giới không hút thuốc.
* Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS
kiến thức về:
- Thông qua hệ hô hấp cơ thể đã nhận được khí
oxi từ môi trường bên ngoài đồng thời thải ra
môi trường ngoài khí cacbonic và hơi nước
nhưng nếu chúng ta hút thuốc lá hoặc ngửi
phải khói thuốc sẽ làm cho phổi của chúng ta
bị ảnh hưởng làm cho khả năng trao đổi khí
diễn ra không bình thường. Chính vì vậy chúng
9


ta không nên sử dụng thuốc lá và không nên
tiếp xúc nhiều với môi trường nhiều khói
thuốc.
Bài 40:

Mục I: Một số * Qua hoạt động này GV làm cho HS thấy
Vệ sinh
tác nhân chủ được:
hệ bài tiết yếu gây hại cho - Cầu thận có thể bị hư hại do một số bộ phận,
nước tiểu hệ bài tiết nước cơ quan khác bị viêm như: Tai, mũi, họng rồi
tiểu
gián tiếp gây viêm cầu thận như vậy nếu chúng
ta sử dụng thuốc lá sẽ dẫn đến viêm mũi và
họng từ đó sẽ gây hư hỏng thận một cơ quan
quan trọng trong hệ bài tiết có chức năng lọc
máu để tạo thành nước tiểu.
Bài 54:
Mục III: Tránh * Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS
Vệ sinh
lạm dụng các thấy được những chất kích thích gây hại cho hệ
hệ thần
chất kích thích thần kinh: Chất kích thích, chất gây nghiện,
kinh.
ức chế đối với chất làm suy giảm chức năng hệ thần
hệ thần kinh. kinh...trong đó thuốc lá là một chất gây nghiện
có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
Cụ thể: Một trong những thành phần của thuốc
lá là một loại ma túy làm thay đổi tâm trạng có
tên là nicotin. Nicotin đến não chỉ trong vài
giây. Đây là một chất kích thích hệ thần kinh
trung ương, vì vậy nó làm cho bạn cảm thấy
sung sức hơn trong một thời gian ngắn. Khi tác
dụng này lắng xuống, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi
và thèm thuốc hơn. Nicotin tạo thành thói
quen.

- Hút thuốc làm tăng nguy cơ thoái hóa hoàng
điểm, đục thủy tinh thể, và thị lực kém. Nó
cũng làm yếu vị giác và khứu giác, vì vậy thức
ăn trở nên kém ngon.
- Cơ thể chúng ta có một hormon stress là
corticosterone, làm giảm tác động của nicotin.
Nếu bạn bị stress nhiều, bạn sẽ cần nhiều
nicotin hơn để đạt được hiệu quả tương tự.
- Bỏ thuốc lá về mặt thể chất có thể làm suy
giảm chức năng nhận thức và khiến bạn cảm
thấy lo lắng, kích động và chán nản. Việc cai
thuốc lá cũng có thể gây đau đầu và khó ngủ.
Bài 60:
Mục II. Tinh - GV cung cấp thông tin về tác hại của khói
Cơ quan
hoàn và tinh
thuốc và khả năng sinh sản, rối loạn tình dục ở
sinh dục
trùng
nam giới:
nam
10


Bài 62:
Thụ tinh,
thụ thai
và phát
triển của
thai.


Mục II: Sự
phát triển của
thai.

+ Hút thuốc làm giảm sản xuất tinh trùng, làm
dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển
của tinh trùng và nguy hiểm hơn là hút thuốc
làm giảm nghiêm trọng dòng máu đến dương
vật, một số trường hợp gây liệt dương.
+ Thuốc lá là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây bất lực-yếu sinh lý
Hút thuốc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở
nam giới như thế nào?
+ Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong
tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự
hoạt động của hệ thống enzym choline
acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh
trùng có thể hoạt động được.
+ Nam giới hút thuốc so với những người
không hút thuốc thì có nồng độ testosterone
thấp (hormon này cần thiết cho việc sản xuất
tinh trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích
thích nang (hormon nữ hoá).
+ Hút thuốc làm giảm số lượng tinh dịch:
+ Hút thuốc làm giảm khả năng sản xuất tinh
trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chất
lượng của tinh trùng, giảm khả năng di chuyển
của tinh trùng gây vô sinh. Hút thuốc làm thay
đổi hình dạng của tinh trùng: không phải có

nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc làm tăng
tỉ lệ phần trăm số tinh trùng bị thay đổi hình
dạng. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ cao bị
sảy thai, dị tật bẩm sinh.
- GV cung cấp thông tin về tác hại của khói
thuốc đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ:
Tổn thương các noãn bào
Hút thuốc gây tổn thương trực tiếp thậm chí
phá huỷ noãn bào, do vậy gây vô sinh.
Nicotine có tác dụng ngăn cản hình thành lớp
bảo vệ được gọi là lớp vỏ. Lớp này có tác dụng
ngăn không cho các tinh trùng khác xâm nhập
vào trứng sau khi đã có một tinh trùng xâm
nhập vào trong trứng, ngăn ngừa tình trạng đa
tinh trùng. Những phôi có nhiều tinh trùng này
dễ bị chết trong qúa trình phát triển hoặc sẩy
thai tự phát.
11


Bài 65:
Đại dịch
AIDS
thảm họa
của loài
người.

Tiết hormon bất thường
ở phụ nữ hút thuốc gây thay đổi nồng độ một
số hormon bao gồm hormon estrogen và

hormon kích thích nang. Và sự phóng noãn của
buồng trứng xảy ra không được bình thường ở
người hút thuốc đó là nguyên nhân chính gây
vô sinh.
Rối loạn chức năng ống Fallop
Hút thuốc làm tăng nồng độ của hormon
epinephrine và/hoặc vasopressine, hai hormon
này làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Kết
quả là phôi bị sảy tự phát, ở những phụ nữ hút
thuốc nguy cơ sẩy thai cao gấp 1,5-3,2 so với
những người không hút thuốc. Phụ nữ hút
thuốc bị sảy thai mỗi năm khoảng 19.000 đến
141.000 lượt.
Hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh
- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh không
nên hút thuốc vì hút thuốc gây nhiều tác hại
của sự phát triển thai.
Mục I: AIDS là * Qua hoạt động này GV giúp HS thấy được:
gì? HIV là gì? - Một trong những nguyên nhân lây truyền vi
rút HIV là do tiêm chích ma túy mà tất cả
những người nghiện ma túy đều bắt nguồn từ
thói quen ban đầu là sử dụng thuốc lá rồi dẫn
đến sử dụng ma túy, từ đó GV chỉ cho HS thấy
được không nên sử dụng thuốc lá để tránh
nghiện ma túy dẫn đến lây nhiễm AIDS.

2.3.3. Một số ví dụ về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục phòng
chống tác hại thuốc lá:
Tiết 11 ( Bài 11):


TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến Thức
- Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ
xương
- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ gìn vệ sinh, rèn luyện
thân thể, chống các bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên

12


2. Kỹ năng:
+ Phân tích tổng hợp, tư duy logic
+ Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ
+ Vận dụng lý thuyết và thực tế
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực định hướng nghề nghiệp.
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực quản lí
- Năng lực phân tích, so sánh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
Làm phiếu trắc nghiệm

Bảng phụ : GV tự chuẩn bị
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
- Học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS tính công của cơ khi xách một túi gạo 5 kg lên cao 1m → công của cơ được
sử dụng vào mục đích nào?
- Giải thích vì sao vận động viên bơi lội, chạy, nhảy dễ bị chuột rút?
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động 3( 10 Phút):
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
Hoạt động của GV - HS

Nội dung

- GV yêu cầu làm bài tập mục SGK tr.39
- HS quan sát các hình 11.5 SGK tr.39 → trao
đổi nhóm thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày → nhóm khác bổ
13


sung
- GV nhận xét phần thảo luận của HS và bổ
sung kiến thức
* Kết luận:
- GV có thể hỏi thêm:

- Để có xương chắc khoẻ và
+ Em thử nghĩ xem mình có bị vẹo cột sống hệ cơ phát triển cân đối cần:
không? Nếu đã bị thì vì sao?
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Hiện nay có nhiều em bị cong vẹo cột + Thường xuyên tiếp xúc với
sống, em nghĩ đó là do nguyên nhân nào?
ánh nắn
+ Sau bài học hôm nay em sẽ làm gì?
+ Rèn luyện thân thể, lao
- GV nên tổng hợp các ý kiến của HS và bổ động vừa sức
sung thành bài học chung về việc bảo vệ cột - Để chống cong vẹo cột sống
sống tránh bị cong vẹo
cần chú ý:
- HS tự rút ra kết luận ( HS có thể thảo luận + Mang vác đều ở hai vai
toàn lớp)
+ Tư thế ngồi học, làm việc
- Không nhất thiết phải trả lời đúng hoàn toàn ngay ngắn, không nghiêng
mà do thực tế các em thấy
vẹo
- GV: Giải thích thêm nguyên nhân: Hút
thuốc lá cũng có thể gây ảnh hưởng cho
xương. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ yếu
xương, loãng xương. Tình trạng này làm
tăng nguy cơ gãy xương bao gồm cả cong
vẹo cột sống.
- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh
không nên hút thuốc vì hút thuốc làm tăng
nguy cơ yếu xương, loãng xương. Tình
trạng này làm tăng nguy cơ gãy xương bao
gồm cả cong vẹo cột sống.

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Tổng kết:
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm như ở SGV và chữa bài
2. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài thực hành theo nhóm nhu ở mục II SGK tr.40
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
14


Tiết 23(Bài 22):

VỆ SINH HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- HS trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiếm không khí đối với hoạt
động hô hấp
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành
động ngăn ngừa tác nhân gây ô nhiếm không khí
2. kỹ năng :
- Rèn kỹ năng:
+ Vận dụng kiến thức vào thực tế

+ Hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực tự học
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực nghiên cứu
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại của ô nhiễm không khí.
- Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị SGK, vở, đồ dùng học tập.
- Họa bài và chuẩn bị bài ở nhà.
- Sưu tầm một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại của ô nhiễm không
khí.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số của lớp
1. Kiểm tra:
- Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là gì?
15


- Dung tích sống là gì? Làm thế bào để tăng dung tích sống?
2. Bài mới

Hoạt động 1( 20 Phút)
XÂY DỰNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP TRÁNH
CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI
Hoạt động dạy và học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt Kết luận:
động hô hấp?
- Các tác nhân gây hại cho
- HS: Thảo luận trả lời ==> HS khác nhận xét đường hô hấp là: Bụi, chất khí
- GV: Bổ sung và cung cấp thêm thông tin về độc, vi sinh vật…gây nên cac
bệnh: lao phổi, viêm phổi, ngộ
tác hại của thuốc lá cho HS thấy được:
độc, ung thư phổi…
+ Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào
đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi - Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. tránh tác nhân gây hại:
Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào + Xây dựng môi trường trong
phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống sạch
phế quản, tiểu phế quản, phế nang. ở phế + Không hút thuốc lá
nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu
+ Đeo khẩu trang trong khi
sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến
lao động ở nơi có nhiều bụi
các tổ chức của cơ thể. Khi khói thuốc đi
vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô
tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là
quá trình lọc ở mũi. Những người hút
thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn
những người không hút thuốc mà khả

năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại
kém hơn. Điều này là do hệ thống lông
chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị
phá huỷ. Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở
những người hút thuốc làm giảm khả năng
lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ
phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi
và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi
của những người hút thuốc bị giảm diện
tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều
này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua
phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp
chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả
nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ
thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng
bình thường của chúng.
16


- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh
thấy được không nên hút thuốc vì Hút
thuốc là tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hô hấp
tránh tác nhân có hại
- Cá nhân tự nghiên cứu bảng 22 SGK tr.72
→ trao đổi nhóm
- Một vài HS trình bày tóm tắt ý kiến của
mình
- Hs khác bổ sung, yêu cầu phân tích cơ sở
của các biện pháp tránh tác nhân gây hại

→ HS rút ra kết luận
Yêu cầu: Không vứt rác, xé giấy, không khạc
nhổ bừa bãi… tuyên truyền cho các bạn khác
cùng tham gia
- GV lưu ý: ở câu hỏi 2 HS có thể kể rất
nhiều biện pháp tron, sau đó GV tóm tắt lại 3
vấn đề:
+ Bảo vệ môi trường chung
+ Môi trường làm việc
+ Bảo vệ chính bản thân
- Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi
trường trong sạch ở trường, lớp?
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Tổng kết:
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
? Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần
phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chín mình?
? Là HS em có nên sử dụng thuốc là không? vì sao? em phải làm gì để phòng
tránh tác hại của thuốc lá?
2. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em có biết?”
- Tìm hiểu về hô hấp nhân tạo
V. RÚT KINH NGHIỆM.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
17



Tiết 56 ( Bài 54):

VỆ SINH HỆ THẦN KINH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu.
- Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ
thần kinh
- Nêu rõ được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ
thần kinh
- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo
sức khoẻ
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ
- Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy
- Năng lực quản lí.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh truyền thông về tác hại của các chất gây nghiện: Rượu, thuốc lá, ma
tuý
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 54
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
- Phiếu học tập nội dung bảng 54.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- ý nghĩa của sự thành lập và ức chế PXCĐK và PXKĐK ?
- Tiếng nói và chữ viết có vai trò quan trọng gì trong đời sống con người ?
3. Tiến trình bài học:

18


Hoạt động 3
TRÁNH LẠM DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH
VÀ ỨC CHẾ ĐỐI VỚI HỆ THẦN KINH
Hoạt động dạy và học
- GV yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp hiểu
biết của bản thân → thảo luận hoàn thành
bảng 54
- GV kẻ bảng 54 gọi HS lên điền
- HS vận dụng những hiểu biết thông qua
sách báo… trao đổi trong nhóm thống nhất ý
kiến
- Đại diện nhóm lên hoàn thành → nhóm
khác bổ sung

- HS tự điều chỉnh
- GV nên khuyến khích HS nêu được các ví
dụ cụ thể và thái độ của các em
- GV hoàn thiện kiến thức và cung cấp thêm
thông tin về tác hại của thuốc lá: Một trong
những thành phần của thuốc lá là một loại
ma túy làm thay đổi tâm trạng có tên là
nicotin. Nicotin đến não chỉ trong vài giây.
Đây là một chất kích thích hệ thần kinh
trung ương, vì vậy nó làm cho bạn cảm
thấy sung sức hơn trong một thời gian
ngắn. Khi tác dụng này lắng xuống, bạn sẽ
cảm thấy mệt mỏi và thèm thuốc hơn.
Nicotin tạo thành thói quen.

Nội dung

Bảng 54
Loại chất
Chất kích thích

Tên chất
- Rượu
- Nước chè, cà phê
- Thuốc lá

Chất gây
nghiện

- Ma tuý


Tác hại
- Hoạt động vỏ não bị rối loạn, trí nhớ
kém
- Kích thích hệ thần kinh, gây khó
ngủ
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh
ung thư. Khả năng làm việc trí óc
giảm, trí nhớ kém
- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế,
lây nhiễm HIV

19


=> Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Tổng kết:
- Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
- Trong vệ sinh hệ thàn kinh cần quan tâm những vấn đề gì? Tại sao?
- Em hãy đề ra kế hoạch cho bản thân để đảm bảo sức khoẻ cho học tập…?
2. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập chương “Thần kinh”
- Tìm hiểu về hệ nội tiết
V. RÚT KINH NGHIỆM

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
2.4. Hiệu quả của SKKN khi áp dụng tại trường THCS Cẩm Sơn –
Cẩm Thủy – Thanh Hóa.
- Tổ chức Đảng và đoàn thể nhà trường có thêm thông tin để xây dựng thành
chuyên đề phòng chống tác hại của thuốc lá nhằm tuyên truyền vận động cán bộ
giáo viên trong đơn vị không nên hút thuốc lá đặc biệt không nên hút trước mặt
học sinh.
- SKKN này đã góp phần đưa nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá vào
chương trình giảng dạy và giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.
- Bản thân tôi đã có hiểu biết sâu rộng hơn về tác hại của thuốc lá đối với con
người và có được nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền về phòng
chống tác hại của thuốc lá.
- Qua nội dung đề tài này cung cấp thêm tư liệu cho đồng nghiệp có thể cập nhật
kiến thức cho việc giáo dục về “tác hại thuốc lá” qua các bài giảng cho học sinh
được tốt hơn ở các môn học khác.
- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thông qua đề tài này sẽ có thêm những
kiến thức cụ thể về tác hại thuốc lá để phục vụ trong công tác giáo dục học sinh
thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Với học sinh: Sau khi đưa SKKN này áp dụng vào giảng dạy và tuyên truyền
tại các khối lớp đến thời điểm hiện tại khảo sát lại trong toàn trường không còn
học sinh nào hút thuốc lá.
20


Bảng kết quả khảo sát tại trường:
SL

%

SL


%

Tổng số
HS từng
khối lớp

Khối 8

50

100

0

0

50

Khối 9

56

100

0

0

56


Khối lớp
điều tra

HS không hút tuốc

HS hút thuốc

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
- Thông qua việc thực hiện và vận dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy trong bộ
môn sinh học tôi nhận thấy để công tác phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu quả
thì mỗi một tổ chức đoàn thể trong nhà trường, mỗi giáo viên bộ môn cũng như
giáo viên chủ nhiệm các lớp phải có những kiến thức nhất định về tác hại của
thuốc lá. Từ đó giúp các em học sinh có những hiểu biết đúng đắn về tác hại của
thuốc lá đối với sức khỏe con người để từ đó giúp các em có biện pháp phòng
tránh tác hại của thuốc là cho bản thân và cho gia đình.
- Không chỉ riêng bộ môn sinh học mà ở tất cả các môn học và hoạt động giáo
dục khác nếu có lồng ghép nội dung giáo dục về “tác hại thuốc lá” giáo viên có
thể cho học sinh xử lí những tình huống cụ thể liên quan đến việc hút thuốc lá
nhằm cung cấp cho các em những kiến thức toàn diện và kĩ năng sống cần thiết
để phòng tránh tác hại thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và
cộng đồng.
- Các giáo viên trong toàn trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau và với các tổ
chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, đội thiếu niên để có thể nắm bắt kịp thời
những học sinh có biểu hiện hút thuốc lá ngay từ đầu để từ đó có các biện pháp
giáo dục kịp thời, giúp các em bỏ thuốc lá một cách triệt để.
- Thông qua đề tài này nhà trường cũng có thể truyền tải đến phụ huynh học sinh
để các bậc phụ huynh có được những kiến thức cần thiết về tác hại của thuốc lá
nhằm giúp các bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục con em mình ngay tại

nhà.
- Đề tài còn có thể áp dụng cho các tổ chức đoàn thể địa phương nhằm tuyên
truyền cho người dân thấy được tác hại của thuốc lá để từ đó có biện pháp ngăn
ngừa hoặc hạn chế việc hút thuốc lá tại địa phương.
3.2. Kiến nghị:
Công tác phòng tránh tác hại của thuốc lá cho học sinh là trách nhiệm
chung của tất cả các tổ chức đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường do đó để
nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường
học bản thân tôi có kiến nghị như sau:
- Đối với nhà trường cần có các biện pháp nghiêm cấm hút thuốc lá trong trường
học. Đồng thời phải treo các biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” ở
21


các hành lang, lớp học, phòng họp và các phòng chức năng khác, in và phóng to
hình ảnh về tác hại của thuốc lá để nhằm tăng hiệu quả công tác tuyên truyền
phòng chống tác hại của khói thuốc lá trong khuôn viên trường học.
- Đối với giáo viên phải là người thật sự gương mẫu thực hiện không hút thuốc
lá ở trường học tránh tình trạng gây sự tò mò hoặc có ý nghĩ hút thuốc để chứng
tỏ mình đã lớn ở các em và từ đó các em dễ bắt trước theo.
- Trong quá trình soạn giảng ở tất cả các môn có kiến thức liên quan đến công
tác phòng tránh tác hại của thuốc lá giáo viên nên sưu tầm tranh ảnh về tác hại
của khói thuốc lá đến các cơ quan, bộ phận kết hợp với thông tin để học sinh
hiểu và khắc sâu kiến thức hơn.
Với đề tài này tôi rất tâm đắc song do khả năng còn hạn chế do đó trong
quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót vậy rất mong được sự
góp ý của các đồng nghiệp và quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn và cũng để
tôi làm tốt hơn trong công tác giảng dạy .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 03 năm 2018

XÁC NHẬN CỦA
BGH NHÀ TRƯỜNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả

Nguyễn Văn Phúc

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK, SGV môn sinh học 8 – NXB giáo dục.
2. Sách phương pháp giảng dạy sinh học trường PTCS – NXB giáo dục 1981
( Nguyễn Tấn- Lê Hiệp)
3. Giải phẫu sinh lí người – Trần Xuân Nhĩ - NXB giáo dục.
4. Sách phương pháp giảng dạy sinh học trường PTCS – NXB giáo dục 1981
( Nguyễn Tấn- Lê Hiệp)
5. Nguồn Internet: Các trang web
- http//ihu.edu.vn/494/22597
- http//hellobacsi.com
http//giaibaitap.mobi.
- Nghị quyết của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của
thuốc lá" trong giai đoạn 2001-2010.
- Luật số: 09/2012/QH13- Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

23



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Phúc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Cẩm Sơn – Cẩm Thủy- TH

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

1.

Phương pháp sử dụng đồ

dùng trực quan môn sinh học
6 trường THCS

Cấp tỉnh

B

20022003

2.

Phương pháp nâng cao chất
lượng giảng dạy các bài thực
hành trong chương trình sinh
học 8

Cấp huyện

B

20112012

3.

Phương pháp sử dụng sơ đồ
trong dạy học phần Sinh vật
và môi trường”

Cấp huyện


A

20122013

4.

Phương pháp phân dạng và
giảng dạy loại bài thực hành
động vật học trường THCS

Cấp huyện

B

20142015

5.

Một số kinh nghiệm lồng
ghép giáo dục giới tính trong
giảng dạy bộ môn sinh học 8

Cấp huyện

C

20152016

24



ĐÁNH GIÁ,XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
......................................................................................

25


×