Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH LÝ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.95 KB, 5 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 3
Môn học: LÝ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
GVHD: PGS.TS Võ Thị Xuân
1. Nguyễn Hoàng Phong
2. Đặng Khúc Hoàng Thi

Nội dung: Trình bày về đặc điểm cấu trúc nội dung DHHĐ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Quá trình dạy học (QTDH) là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều thành tố có
liên quan chặt chẽ với nhau. Hiện nay, các nhà lý luận dạy học ở Việt Nam cũng như
thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về QTDH tuỳ theo quan điểm tiếp cận về
hoạt động dạy và học. QTDH thường được xét ở hai khía cạnh độc lập nhau là dạy và
học (teaching and learning). Do đó với hoạt động dạy (teaching) có phương pháp dạy
khác nhau; với hoạt động học (learning) có phương pháp học khác nhau….Như vậy
QTDH là hệ thống những hành động liên tiếp và thâm nhập vào nhau của thầy và trò
dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đạt được mục đích dạy học và qua đó phát triển
nhân cách của người học.
Các thành tố để cấu thành nên một QTDH phải hội đủ 5 yếu tố sau:
Mục đích và nhiệm vụ dạy học
Nội dung dạy học
Phương pháp và phương tiện dạy học
Hoạt động dạy học (giáo viên với hoạt động dạy; Học sinh với hoạt động
học)
5. Kết quả dạy học
1.
2.
3.
4.

Một trong năm thành tố mà nhóm đang nghiên cứu trong QTDH là đặc điểm


cấu trúc nội dung dạy học (NDDH). NDDH được biết đến trong nhiều giáo trình
LLDH của các tác giả như Nguyễn Văn Hộ; Nguyễn Trọng Rỹ…..Nhưng xét trong
điều kiện hiện nay, muốn xã hội phát triển, thu nhập người lao động tăng lên, mang lại
GDP cao cho đất nước thì không thể không thay đổi tư duy trong QTDH của mỗi giáo
viên chúng ta mà thành tố quan trọng là phải xây dựng, tái cấu trúc được NDDH. Vậy
NDDH và NDDH hiện đại khác nhau ở điểm nào?
Xuất phát từ câu hỏi trên nhóm chúng tôi xin chia sẽ về đặc điểm cấu trúc nội
dung dạy học hiện đại (DHHĐ).

1


2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỘI DUNG DHHD
2.1. Khái niệm NDDH:
Nội dung dạy học (NDDH)1 là thành tố quan trọng của QTDH, là tập hợp, là hệ
thống các kiến thức văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, các kỹ năng lao động chung
và chuyên biệt hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực đáp ứng được yêu cầu
của xã hội ở trình độ mong đợi.
NDDH bao gồm nội dung học tập của học sinh và NDDH của giáo viên
2.2. Cấu trúc của NDDH:
Nội dung dạy học (NDDH)2 là cơ sở tạo nên nội dung của những hoạt động cơ
bản, đó là hoạt động dạy và hoạt động học, nó quy định một cách có hệ thống những
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh phải lĩnh hội, để tạo điều kiện cho sự hình thành
thế giới quan và những phẩm chất đạo đức của con người lao động
2.2.1. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy kỹ thuật và hoạt động nghề
nghiệp:
Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh lĩnh hội là một phần trong kho
tàng kinh nghiệm do xã hội loài người tích lũy được dưới dạng các khái niệm khoa
học, kĩ thuật và công nghệ. Nhờ sự tiếp tục những kinh nghiệm này, thế hệ trẻ có thể
đạt tới những đỉnh cao mới về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần thông qua hoạt động

sáng tạo của họ trong lao động cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Con người có khả
năng tiếp thu một phần kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy bao gồm:
+ Các tri thức về sự kiện, khái niệm cơ bản, các thuật ngữ khoa học, các qui
luật, học thuyết
+ Các tri thức về hoạt động, phương pháp nhận thức và lịch sử thu tập tri thức
+ Các tri thức đánh giá, tri thức về các chuẩn mực
+ Các tri thức về thái độ đối với các hiện tượng khác nhau của cuộc sống do xã
hội qui định
Các tri thức này có liên quan mật thiết với nhau, tuy nhiên chúng có vai trò
khác nhau trong việc thực hiện các chức năng của tri thức. Do đó trong QTDH cần bồi
dưỡng cho học sinh các dạng tri thức này một cách đồng bộ phù hợp với từng cấp bậc
đào tạo
2.2.2. Hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí óc và hoạt động chân tay:
Hệ thống này chú trọng vào việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. Hệ thống kỹ
năng kỹ xảo được lựa chọn để đưa vào NDDH dạy học sẽ giúp học sinh nhanh chóng
thích ứng hòa nhập vào thực tiễn xã hội

1 TS. Nguyễn Văn Tuấn- Lý luận dạy học– ĐHSPKTTP.HCM, năm 2009, trang 26
2 PGS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ -lý luận dạy học-NXBGD, năm 2002, trang 47

2


2.2.3. Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo:
Hệ thống kinh nghiệm được đưa vào NDDH thông qua dạy học nhằm đảm bảo
cho học sinh có năng lực phát triển và cải tạo hiện thực. Nhờ vậy học sinh sẽ phát triển
được tích cực sáng tạo, khắc phục được tính thụ động, máy móc, tính hình thức trong
hoạt động nhận thức và hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động sáng tạo sẽ giúp người học
độc lập di chuyển tri thức, kỹ năng vào tình huống mới. Hoạt động này nhằm đáp ứng
cho học sinh có khả năng giải quyết các vấn đề thách thức, phức tạp trong thực tế.

Hoạt động sáng tạo được rèn luyện cho học sinh khi giáo viên có ý thức đầy đủ và tiến
hành xuyên suốt của QTDH ở mọi nơi, mọi lúc và mọi môn học, đặc biệt trong thực
tập nghề nghiệp.
2.3. Các yêu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung dạy học kỹ thuật:
Theo tiếp cận Curriculum (xây dựng chương trình đào tạo) người ta xác định
nội dung dạy nghề dựa trên 3 yêu cầu cơ bản sau:
-

Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ liên quan đến hoạt động của
nghề cần đào tạo.
Nhu cầu xã hội, đáp ứng nguồn lực cho phát triển xã hội.
Nhu cầu của thị trường lao động để xác định rõ nội dung kiến thức, kỹ năng
theo nhu cầu đó. Để làm được điều này phải qua phân tích nghề.

3. TIẾP CẬN NDDH MANG TÍNH HIỆN ĐẠI (DHHĐ)
Có thể chia những cách tiếp cận khác nhau thành 2 dòng chính đó là:
-

Quan niệm của Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa vào những thập niên
cuối của thế kỷ 20 (có khuynh hướng hàn lâm)
Quan niệm của Phương Tây và những đồng minh (có khuynh hướng xã hội
thực dụng, đậm nét quản lý và kỹ thuật)

3.1. Cách tiếp cận cổ điển nổi lên rõ nhất vào thời kỳ 1911-1962:
Coi trọng tính hệ thống của các môn học, đề cao các nhiệm vụ giảng dạy của
giáo viên, tổ chức dạy ở quy mô lớp, giáo viên có vai trò khống chế… Tính chất tiêu
biểu của cách tiếp cận này là nó đặt người học vào vị thế phải thích ứng với chương
trình và học chế.
Chương trình dạy học mang tính ”hàn lâm, kinh viện” còn được gọi là giáo dục
“định hướng nội dung” dạy học hay ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào).

Chương trình định hướng nội dung tồn tại phổ biến trên thế giới cho đến cuối thế kỷ
20 và ngày nay vẫn còn ở nhiều nước. Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục
định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các
môn học đã được quy định trong chương trình dạy học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho
HS một hệ thống tri thức khoa hoc và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay chương trình dạy
học định hướng nội dung không còn thích hợp. Do tri thức thay đổi và bị lạc hậu
nhanh chóng; xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả
năng tái hiện tri thức mà ít định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những
tình huống thực tiễn; do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả
3


năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn
chế khả năng sáng tạo và năng động
3.2. Cách tiếp cận hiện đại
Cách tiếp cận này quan niệm người học là người ra quyết định và giải quyết vấn
đề. Quá trình quan trọng hơn nội dung và phương pháp, và được xem là trọng tâm để
giải thích hành vi. Nội dung phải có tính hệ thống nhưng người học phải chủ động,
không bị áp đặt. Mỗi học sinh là mỗi con người khác nhau, mọi vấn đề đều mới mẻ.
Những giá trị cơ bản của NDDH hay chương trình theo cách tiếp cận này là:
1/ ghép nhóm linh hoạt;
2/ tham gia;
3/ tự do;
4/ nhấn mạnh quá trình;
5/ lấy tìm tòi làm trọng;
6/ các nguồn học tập phong phú;
7/ trải nghiệm;
8/ sáng tạo;
9/ hợp tác;

10/ trách nhiệm;
11/ tự thực hiện.
Trong Bách khoa giáo dục quốc tế (1985), người ta xác định 4 cách tiếp cận
khác nhau về chương trình và NDHH:
1/ Cách tiếp cận tương tác, xem curriculum (chương trình) là hệ thống hay quá
trình tương tác (Mỹ, Thuỵ Sĩ, CHLB Đức);
2/ Cách tiếp cận hợp lý hoá, nhấn mạnh vai trò của những tư tưỏng mới, các
hoạt động, các thủ tục hành động, các mâu thuẫn (Đức, Thuỵ Sĩ);
3/ Cách tiếp cận hướng vào quá trình (Hà Lan, Đức, Thuỵ Điển, Bỉ, Áo,
Canada, Mỹ);
4/ Cách tiếp cận cấu trúc, nhấn mạnh các nguyên tắc giáo dục, năng lực chương
trình, các cơ hội học tập, các hoạt động theo môn học (Đức, Mỹ, Anh…)
3.3. Yếu tố tác động đến nội dung DHHĐ:
Toàn bộ những curriculum (chương trình) phản ánh từng đơn vị học trình tổng
thể của bậc học, của cả giai đoạn lớn như Mầm non, Phổ thông, Cao đẳng…
Curriculum mỗi môn học mô tả học trình cụ thể ở cấp độ môn học, tức là một
thể tích hợp hai mặt chủ yếu: 1/nội dung học vấn (học phần); 2/ tiến trình hoạt động,
điều hành, quản lý… để xử lý (processing) nội dung đó và giúp cho việc xử lý.
4


Ngoài học trình là cụ thể ở từng môn học, còn có kiểu học trình module, trong
đó chính các module là đơn vị học trình. Module được thiết kế theo lối hỗn hợp, có thể
chứa cả bài học (nòng cốt là khái niệm), chủ đề (nòng cốt là quan hệ, phạm trù tích
hợp) lẫn dự án (nòng cốt là vấn đề và hoạt động giải quyết vấn đề). Học trình module
về nội dung có tính chất hỗn hợp, nhưng về kỹ thuật nó được thiết kế đặc biệt để có
khả năng lắp ghép lẫn nhau, có tính trọn vẹn về giá trị.
NDDH không được tổ chức thành môn học chặt chẽ thường được tổ chức thành
các chủ đề, chuyên đề, dự án. Để thực hiện được nội dung này thành các chủ để,
chuyên đề, dự án, đòi hỏi người giáo viên phải tái tạo lại nội dung (gia công) chọn lọc

mà vẫn đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trình

4. KẾT LUẬN
Trong hoạt động dạy học, việc thiết kế nội dung là công việc đòi hỏi người giáo
viên phải mất rất nhiều công sức. Giáo viên phải có khả năng tư duy cao để cải biến
nội dung từ sách giáo khoa, giáo trình...thành một câu chuyện, một chủ đề hay một
chuyên đề nhưng không thoát khỏi hệ thống tri thức được yêu cầu ở mỗi cấp học khác
nhau. Để đảm bảo NDDH mang lại hiệu quả cho người dạy (teaching), người học
(learning) không thể tách rời được phương tiện, môi trường, tư liệu hổ trợ……Xây
dựng NDDH theo đúng hướng tiếp cận khoa học hiện đại sẽ giúp người học tự chủ
động tiếp cận và vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách dễ dàng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TS. Nguyễn Văn Tuấn- Lý luận dạy học– ĐHSPKTTP.HCM, năm 2009
2. PGS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ -lý luận dạy học-NXBGD, năm 2002
3. Nguyễn Văn cường- lý luận dạy học hiện đại, năm 2014

.

5



×