MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên
2.3.2. Chuẩn bị của học viên
2.3.3. Phương pháp thực hiện
2.3.4. Minh họa một số tiết dạy có lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
2.3.5. Kết quả
2.3.6. Bài học kinh nghiệm
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tình trạng bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức, lối sống trong một bộ phận
không nhỏ học sinh ngày một gia tăng. Đó không chỉ là vấn đề nhức nhối của riêng gia
đình, nhà trường mà là của toàn xã hội. Ở độ tuổi 15 – 20, các em đang trong giai đoạn
hình thành, phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, thiếu kinh
nghiệm sống, các em thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố kể cả tích cực và
tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ, thực dụng. Trong tình
hình đó, việc giáo dục đạo đức cách mạng, nhất là việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh thiết nghĩ nên là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng.
Đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, rất cần chất lượng nguồn
nhân lực vừa hồng vừa chuyên, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh càng quan
trọng hơn bao giờ hết. Nhất là việc giáo dục học sinh“Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” – tư tưởng ấy được kết tinh, phát triển từ những giá
trị truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta kết hợp với tinh hóa văn hóa nhân loại, với chủ
nghĩa Mác- Lê nin cùng với trí tuệ mẫm tiệp của Người ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường là điều rất cần thiết. Điều đó giúp các em có định hướng đúng trong việc
hình thành nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp của những công dân tương lai.
Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức cảm hóa kì lạ trong con người Hồ Chí
Minh. Có người cho rằng đó là do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh, do ý chí
nghị lực phi thường của Người. Có người nói là do đức tính khiêm tốn, giản dị, do sự
lạc quan, do đức tính thẳng thắn cởi mở, do sự từng trải lịch thiệp của Người. Điều đó
đúng nhưng chưa đủ, bao trùm lên tất cả là sự quên mình vì mọi người, ham muốn tột
bậc của Bác là mang lại hạnh phúc cho dân. Tình thương yêu con người, ý chí, nghị lực
phi thường, không ngại khó, không ngại khổ, luôn lạc quan trong Bác – sức cảm hóa kỳ
lạ, là một tấm gương sáng cho thế hệ ngày hôm qua, thế hệ ngày hôm nay và mai sau
học tập.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất biện pháp góp phần giáo dục học viên trung tâm GDTX Hà Trung học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua thơ văn Người, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được
triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, được toàn dân hưởng ứng bằng những
2
việc làm cụ thể và thiết thực. Để triển khai cuộc vận động này, trung tâm GDNN GDTX Hà Trung đã có kế hoạch tích hợp đưa nội dung cuộc vận động vào trong các
hoạt động dạy và học, trong đó có môn Ngữ văn. Ngữ văn là môn học có khả năng cao
trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh bởi mục tiêu môn học chứa đựng nội dung
giáo dục nhân cách con người. Hơn nữa nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh như các bài học viết về Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh; các
tác phẩm của chính Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh; những tác phẩm có nội dung gần
gũi với tư tưởng Hồ Chí Minh... Việc thông qua các tác phẩm văn học của Bác để giáo
dục nhân cách cho các chủ nhân tương lai của Đất nước là một trong những cách thức
hữu hiệu và thiết thực nhất. Bởi “ văn là người”, “ thơ là tấm gương phản chiếu tâm
hồn”, thơ văn Bác phản chiếu tâm hồn cao đẹp, đạo đức sáng ngời của con người Việt
Nam cao đẹp nhất. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp mà bản thân
đã thực nghiệm có kết quả: GÓP PHẦN GIÁO DỤC HỌC VIÊN TRUNG TÂM
GDNN - GDTX HÀ TRUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH QUA THƠ VĂN CỦA NGƯỜI
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ
thống hóa.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát sư phạm, phương
pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học đã được đưa vào giảng dạy trong mấy
năm nay. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh? Tại sao Đảng ta lại triển khai cuộc vận động học tập, đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là điều giáo viên cần phải
có kiến thức và nắm vững.
Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII,
Đảng ta khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể ở nước ta, là sự kế thừa và
phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; quốc
3
phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phát triển kinh tế và văn hóa;
đạo đức cách mạng; bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; xây dựng Đảng trong
sách, vững mạnh… Đến Đại hội XI, Đảng ta khẳng định và bổ sung: tư tưởng Hồ Chí
Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê
nin vào điều kiện cụ thể ở nước ta, là sự kế thừa và phát triển những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Là tài sản tinh thần vô
cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giàng thắng lợi.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Bối cảnh thời đại thời Hồ Chí Minh sống: chủ nghĩa Tư bản chuyển sang chủ
nghĩa Đế quốc và tiến hành xâm chiếm thuộc địa làm nẩy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa
các nước thuộc địa với chủ nghĩa Đế quốc, chủ nghĩa thực dân, vấn đề đặt ra lúc này là
phải giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới; cánh mạng tháng 10 Nga
thành công mở ra một thời đại mới- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới; Quốc té cộng sản được thành lập năm 1919.
- Bối cảnh dân tộc( cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX): Thực dân Pháp xâm lược,
bình định xong và tiến hành khai thác thuộc địa; Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp,
xã hội thay đổi từ phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến, có 2 mâu thuẫn cơ bản
đó là mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với toàn thể dân tộc Việt Nam, mâu thuẫn giữa
nông dân và địa chủ, nhiều cuộc khởi và phong trào cứu nước nổ ra nhưng thất bại, xã
hội Việt nam khủng hoảng về đường lối cứu nước; trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh ra đi
tìm đường cứu nước
Như vậy, trước đòi hỏi của dân tộc và của nhân loại, Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ
Chí Minh xuất hiện. Đó là đòi hỏi tất yếu khách quan của dân tộc và nhân loại, là sự
giải đáp và sản phẩm tất yếu của dân tộc và nhân loại.
Điều đó cho thấy Đảng ta có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về tầm quan trọng của
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh hiện nay. Đảng đã triển khai thực hiện cuộc vận động học tập, làm theo tấm
gương đạo đức của Người trong mọi tầng lớp nhân dân.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được
toàn dân hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Trung tâm GDNN GDTX Hà Trung đã có kế hoạch tích hợp đưa nội dung cuộc vận động vào trong các
hoạt động dạy và học, trong đó có môn Ngữ văn.
Bên cạnh việc ủng hộ và tiên phong gương mẫu trong thực hiện cuộc vận động,
thì người viết cũng xuất phát từ những đặc trưng của bộ môn Ngữ văn – một môn học
4
về khoa học xã hội và nhân văn - nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư
tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành
nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất để các em hình thành nhân cách, chuẩn
bị hành trang bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó cũng là chiếc chìa khóa
mở cửa cho tương lai, rất phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống,
bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào những truyền thống quý báu của dân tộc,
giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo đức qua bài học được rút ra từ các tác
phẩm văn học.
Chính vì thấy được tầm quan trọng trong việc dạy - học môn Ngữ văn nói chung
và môn Ngữ văn bậc PTTH nói riêng, đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy
theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề được quan tâm
nhất hiện nay. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với bộ môn khoa học xã hội là mối
liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, rất linh hoạt.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ tích hợp nội dung kiến thức, kỹ
năng của 3 phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn mà còn phải tích hợp với các
môn học khác như: Lịch sử, Địa lý hay các vấn đề của đời sống xã hội…góp phần giáo
dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu của Giáo dục- Đào tạo và thực
tiễn Đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Công cuộc vận động Đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” đã phát triển rộng khắp trong cả nước: trong các ngành nghề, các cơ
quan đoàn thể và đặc biệt là ngành giáo dục. Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa nói
chung và trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung nói riêng đã quán triệt thực hiện cuộc
vận động này. Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” tại trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung đã được đưa vào kế hoạch tích hợp
dạy học trong nhiều năm nay ở hầu hết các bộ môn, nhất là các bộ môn khoa học xã hội
nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để đẩy mạnh việc Học tâp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
với nhiều hình thức, cách thức tổ chức đa dạng, thiết thực.
Trong nhóm giáo viên Ngữ văn của trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung nói
chung và riêng tôi khi thực hiện nhiệm vụ này đã có những thuận lợi và một số khó
khăn như sau:
2.2.1.Về thuận lợi:
Được sự lãnh chỉ đạo về đường lối của chi bộ nhà trường, sự chỉ đạo về kế hoạch
thực hiện của Ban giám đốc, sự phối hợp đều tay giữa Chuyên môn- Công đoàn – Đoàn
thanh niên nên trong công tác giảng dạy có nhiều thuận lợi. Hơn nữa phần lớn học viên
5
đều có hiểu biết ở mức độ nhất định về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học
khác, sinh hoạt Đoàn, tiếp nhận những thông tin đại chúng, tiến hành các hoạt động
công ích xã hội... Các em đều cơ bản nhận thức được vai trò. công lao to lớn của Bác
đối với dân tộc, nhân loại.
2.2. 2 .Về khó khăn:
Học sinh ở Trung tâm nhận thức về kiến thức sách vở và tri thức ở ngoài xã hội
còn hạn chế. Đa phần các em là con em nông nghiệp nên gia đình có điều kiện khó
khăn. Điều đó đã hạn chế tối đa những điều kiện tốt nhất về vật chất, tinh thần mà các
em đáng được hưởng trong xã hội hiện đại để các em phát triển đầy đủ đức – trí - thể mĩ. Đa phần lười học, phó mặc, thiếu trách nhiệm với bản thân, thiếu một tấm lòng
nhân hậu với những số phận bất hạnh trong cuộc sống này
Mặt trái của nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ và tác động làm
ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thiện nhân cách của các em. Các em dần đánh mất
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số em trở nên trơ lì, vô cảm, bất
nhẫn trước nỗi đau của đồng loại. Hoặc giả thử có quan tâm, nhưng đó là sự quan tâm
“ảo”, vì thế nguy cơ tha hóa ngày càng cao. Từ đó, ảnh hưởng đến việc định hướng
tương lai cho mình và không làm tròn trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Các em có hiểu biết về cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chưa
sâu sắc, còn một số nhầm lẫn về sự kiện. Một phần nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm
hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài. Một số ít học
sinh chưa thực sự chú tâm tìm hiểu, tham gia cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiểu biết của các em về Bác và tư tưởng của Người còn đơn giản, thiên về cảm tính. Vì
thế tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của học viên chưa
mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, học sinh đã “sống,
học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của
Bác.
Về phía giáo viên, tuy đã rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lung túng về nội
dung và phương pháp tích hợp nội dung này bởi tài liệu hướng dẫn giảng dạy việc tích
hợp này không nhiều mà lại mang tính hàn lâm. Đa phần phải tự mày mò, nghiền ngẫm,
thử nghiệm… Phương pháp tích hợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính thuyết giáo
không gây hứng thú cho học sinh.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc chuẩn bị
của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy
6
học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ
dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những bài dạy liên quan đến
việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội
dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với
bài dạy… dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vực… Cần phải chọn lọc, linh
hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý
đến thời gian phân bố trong tiết học. Không được “tham” kiến thức, sa đà, không được
biến giờ dạy ngữ văn thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3 2. Sự chuẩn bị của học viên
Cũng như các bộ môn khác, bộ môn Ngữ văn cũng vậy, sự thành công của tiết
học chiếm 50% là sự chuẩn bị của học viên ở nhà. Người thầy hướng dẫn các em bằng
những câu hỏi cụ thể . Học viên cần có tâm thế tích cực, chủ động tiếp nhận vận dụng
tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào trong cuộc sống
2.3 3. Phương pháp thực hiện
Cần kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết giảng. ... Với môn ngữ văn, áp
dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận, liên hệ, nêu vấn đề cho học sinh
tham gia. Tuy nhiên, tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh gắn với kể chuyện, nêu sự kiện,
hay những câu nói, lời huấn thị của Bác mang tính đúc kết. Lồng ghép tư tưởng đạo đức
của Bác vào giảng giải là phương pháp tối ưu. Giáo viên khéo léo trong việc tích hợp
việc giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các bài học mà vẫn đảm
bảo tính chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Những thước phim tư
liệu, hình ảnh minh hoạ về con người, cuộc đời giản dị của Bác lồng với những lời bình
sâu sắc… làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng, xúc động, giúp học viên hiểu sâu hơn về
tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp các em nhanh chóng và hứng thú khi tiếp cận và
góp phần sáng tỏ vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức cách
mạng. Dẫn dắt nêu vấn đề gây hứng thú từ đầu về môn học. Đặc biệt, cách dùng câu từ
nhẹ nhàng, bình thường, dễ hiểu thay thế những cụm từ mang tính “hàn lâm” để cho
các em đẽ tiếp thu.
Khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển sang dạy
học phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của người
học, khả năng vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống mới. Tạo không khí thoải
mái, dân chủ, khuyến khích học viên trình bày ý kiến riêng. Chú trọng rèn luyện năng
lực, khả năng tự lập luận, trình bày vấn đề cho học viên.
7
Nắm bắt những hiểu biết kinh nghiệm đã có của học viên, những điều các em
đang quan tâm, ham thích, tận dụng những điều đó trong quá trình hình thành kiến thức,
kỹ năng mới.
2.3 4 .Minh họa bằng 1 số tiết dạy có lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh
Hầu hết trong các tiết dạy Ngữ văn trong chương trình THPT đều có thể lồng
ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên tùy từng bài cụ thể mà giáo viên có
những cách lồng ghép khác nhau.
a. Trong văn bản “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc
Ta có thể giáo dục tư tưởng: suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai
cấp, giải phóng loài người xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người.
Trong tác phẩm này giáo viên lồng ghép ngay phần dẫn vào bài và củng cố bài học
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xay bản yêu sách đòi tự do, quyền bình
đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng
vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tháng
7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của
Lê-nin. Ngồi một mình trong phòng, Người sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói
một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là
cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.
Như vậy từ một người yêu nước chân chính, Người đến với chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tìm
ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Và từ đó Người đấu tranh không mệt
mỏi cho công cuộc giải phóng loài người chống lại áp bức bất công, vạch trần sự giả dối
của bọn thực dân trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hóa.
- Cuối năm 1922, tên vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo thuộc
địa tại hội chợ Vec-xây nhằm khuếch trương chính sách thuộc địa của chúng trước dư
luận trên toàn thế giới( đặc biệt ru ngủ nhân dân Pháp về vấn đề thuộc địa). Để châm
biếm tên vua bù nhìn Khải Định, vạch trần sự giả dối của bọn thực dân Pháp, đầu năm
1923 Bác đã sáng tác truyện ngắn “ Vi hành” - Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc
cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
- Trước khi kết thúc bài học giáo viên cho học sinh liên hệ học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh trong tác phẩm. Các em có rất nhiều ý tưởng hay, tuy nhiên giáo viên có thể
chốt lại những vấn đề cơ bản: Ta học tập ở Người cách nói nhẹ nhàng mà thâm thúy,
châm biếm kẻ thù một cách sâu cay. Ta học tập ỏ Người tư thế đứng trên đầu thù của
một con người đầy bản lĩnh. Nhưng trên tất cả suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải
8
phóng giai cấp, giải phóng loài người xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc
lột người.
b. Trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
Với bài này, nội dung tích hợp rất rộng, giáo viên phải khéo léo vừa tích hợp
được tư tưởng của Bác vừa không làm loãng trọng tâm của bài học. Giáo viên giáo dục
cho học viên tinh thần vì dân vì nước, yêu tổ quốc, tinh thần quốc tế vô sản, sự cần cù
vượt lên trên những khó khăn gian khổ của Bác. Trong văn bản này giáo viên có thể
lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở bất cứ thời điểm nào miễn là phù hợp.
- Trong phần tiểu sử của Bác, có chi tiết năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước,
giáo viên có thể lồng ghép, kể cho các em nghe một câu chuyện về Người để giáo dục
cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào Sài gòn, Nguyễn Tất Thành gặp lại anh
Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: tôi muốn ra các
nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta.
Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay
nói: Đây, tiền đây, chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời
hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường
cứu nước. Không chỉ vậy đêm về Bác còn tự học ngoại ngữ. Ở nước ngoài Bác làm rất
nhiều nghề để kiếm sống . Khi ở Pháp đêm lạnh Bác dùng viên gạch nung đỏ để dưới
gầm giường, sưởi ấm. Ở Thủ đô Luân Đôn tráng lệ, nhưng Bác của chúng ta làm nghề
quét tuyết. Đêm về rất lạnh dưới độ âm như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:
“ Có nhớ chăng gió rét thành Ba lê?
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn ngươi còn nhớ.
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?”
Như vậy, Bác làm vất vả để có tiền nuôi sống bản thân, để làm cách mạng. Bác
học ngoại ngữ để dễ giao tiếp với mọi người, để viết báo tuyên truyền cách
mạng....Thông qua việc lồng ghép kể về cuộc đời của Bác, giáo viên giáo dục tư tưởng
lòng yêu nước, sự cần cù vất vả và bản chất sáng tạo của người Việt Nam được Bác
phát huy làm cho học viên càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.
c. “Mộ”( chiều tối) trích “Nhật Kí trong tù” của Hồ Chí Minh
- “Nhật kí trong tù” là tập thơ có giá trị, nằm trong phần di sản văn học của Bác,
phải làm nổi bật hai nội dung:
9
+ Bức tranh chân thực về xã hội nhà tù Trung Quốc: tàn bạo, vô nhân đạo thời
Tưởng Giới Thạnh
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tinh thần lạc
quan, ý chí nghị lực phi thường luôn vượt lên hoàn cảnh, tâm hồn nhạy cảm, luôn đau
đáu hướng về quê hương, đất nước...
- “Mộ”( chiều tối)
+ Cảm xúc dạt dào của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất trời. Vẻ đẹp đó tiếp sức cho người chiến sĩ vượt qua mọi thử
thách chốn lao tù
+ Phong thái ung dung, tự tại, bản lĩnh cách mạng của Bác.
Có thể nói, mỗi bài thơ của Bác Hồ là một kinh nghiệm quý giá cho giới trẻ. Bài
thơ “Mộ” cũng như thế, qua bài thơ ta cảm nhận được sự lạc quan, nghị lực phi thường
của một người tù cách mạng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn lạc quan tin tưởng vào
tương lai. Từ tấm gương của Bác liên hệ đến thanh niên chúng ta hiện nay, chúng ta
đang sống trong một đất nước hoà bình, phát triển, chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát
triển năng lực, lý tưởng của bản thân. Đồng thời chúng ta cũng có không ít những cám
dỗ, cạm bẫy dễ sa vào. Vì thế chúng ta cần phải đề ra cho mình mục tiêu và có lý tưởng
sống đúng đắn qua vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nhà thơ: Tinh thần lạc quan yêu đời
của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Đến hai câu thơ cuối Sự vận động của hình tượng thơ: từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực hồng, ấm áp; từ mệt
mỏi đến khỏe khoắn, từ buồn đến vui . Giáo viên phát phiếu học tập cho học viên làm
với câu hỏi “ bài học cho bản thân sau khi học xong bài thơ?” - Học viên hoàn thành
phiếu học tập: Hai câu thơ đầu mục đích sống rõ ràng và cao đẹp, nỗ lực trau dồi tri
thức, đạo đức. Chúng ta có thể sẽ có sai lầm dẫn đến thất bại nhưng đừng nản chí.
Những con người trẻ tuổi hãy giữ vững quyết tâm, đừng đánh mất nhiệt huyết, hãy coi
những thất bại là những bài học, những kinh nghiệm quý giá. Bạn đừng vì một, hai thất
bại đã vội đầu hàng, đã bỏ cuộc và sa ngã. Bạn cũng không vì tham vọng mà bất chấp
mọi thủ đoạn. Bạn hãy tin cuộc sống cho ta cơ hội nhưng cũng đặt ra cho ta nhiều thử
thách để thành công của ta thêm nhiều giá trị. Lựa chọn con đường và quá trình phấn
đấu như thế nào là quyền của bạn nhưng hãy phấn đấu và làm theo gương Hồ Chí
Minh- một con người chỉ biết quên đi cho hết thảy nâng niu tất cả chỉ quên mình
Tuy nhiên tùy vào nội dung của từng bài mà giáo viên tích hợp sao cho không
khiên cưỡng, tạo được không khí thỏa mái cho học sinh trong học tập. Do thời gian có
hạn và điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ để minh họa.
10
2.4. TRẮC NGHIỆM VÀ KIỂM CHỨNG
Qua nhiều năm dạy Ngữ văn cho đối tượng GDTX bậc THPT, tôi nhận thấy rằng:
việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho tiết
dạy sinh động hơn, học viên hứng thú học tập, hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian
khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học viên kính yêu Bác và ra sức học
tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy. Ngoài tiết học trên
lớp tôi cho học viên về nhà sưu tầm những câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
Để nắm bắt được hiệu quả của các bước lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh nêu trên tôi đã tiến hành thử nghiệm trên các lớp 12B, 12C( năm học 2013 –
2014); 11C( năm học 2015- 2016;) 12C( 2016- 2017) qua các năm học và kết quả thu
được như sau:
Trước khi thực hiện giải pháp
Lớp,
Hiểu, hứng
mức độ
thú, vận dụng
Hiểu, hứng thú,
không vận dụng
Hiểu, không
Không hiểu
hứng thú, không vận
dụng
12B
5/38
8/38
15/38
10/38
12C
4/41
12/41
17/41
8/41
Khi chưa thực hiện giải pháp lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, ta thấy đa phần học sinh nắm kiến thức bài học nhưng khả
năng hứng thú, vận dụng chưa đạt kết quả như mong muốn.
Sau khi thực hiện giải pháp
Lớp,
Hiểu, hứng
mức độ
thú, vận dụng
Hiểu, hứng thú,
không vận dụng
Hiểu, không hứng
Không hiểu
thú, không vận dụng
11C
6/17
4/17
5/17
2/17
12C
10/17
2/17
4/17
1/17
Đối chiếu hai bảng thống kê, ta khẳng định một điều chắc chắn rằng: giáo viên
biết vận dụng khéo léo nội bài học kết hợp với việc tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả thiết thực.
2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
11
Sự thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi sự say mê, nghề giáo
cũng vậy. Giáo viên phải có hứng thú trong dạy học bộ môn, vì có hứng thú, giáo viên
mới say mê công việc, đi sâu vào cải tiến soạn, giảng có chiều sâu, linh hoạt, tích cực,
tiến bộ có tác dụng kích thích lòng ham học hỏi các đức tính của Hồ Chí Minh của học
viên. Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao trí thức, thực hiện linh hoạt các
phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời
hoạt động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức cho học viên
thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh qua các buổi ngoại khóa. Nếu có điều kiện phải chú
trọng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại nhằm thông qua các kênh hình, kênh chữ để trực
quan cho học viên thấy và dễ hiểu, dễ nắm bắt. Giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn
bị nội dung bài học ở nhà, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan tâm học viên
yếu, kém, tuyên dương, động viên kịp thời nếu những học viên này làm tốt nhiệm vụ
mà giáo viên giao để khuyến khích các em phát huy, tạo niềm say mê cho các em yêu
thích môn học.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.
KẾT LUẬN
Trong giáo dục học sinh, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến phương pháp giáo dục đạo
đức. Theo Người "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên
truyền". Thật vậy, thầy cô giáo được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn là những người đi khai
sáng trí tuệ, mở mang tri thức, đem đến cho học sinh một tâm hồn cao đẹp, lành mạnh,
trong sáng và tiến bộ. Và trong đó giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn có một vai trò
rất quan trọng để hình thành nhân cách những mầm non của đất nước. Tuy nhiên để
giáo dục các em sống và học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, trước hết
người giáo viên phải có đủ đức, tài..., phải là một tấm gương sáng trong lối sống, trong
cách ứng xử, trong khát vọng vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh cho học sinh cũng đâu phải bằng lối truyền thụ khô khan cứng nhắc mà
phải để những giá trị đạo đức cao đẹp của Bác đi vào lòng các em một cách nhẹ nhàng
mà thấn thía. Điều đó thật khó nhưng nếu mỗi giáo viên cố gắng tìm tòi, thử nghiệm và
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp thì tôi tin rằng chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ
cao quí của mình.
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.2 1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo và nhà trường
- Nên có nhiều hơn nữa những buổi tọa đàm, hội thảo các chuyên đề để giáo viên
có thể trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp tối ưu trong công tác giảng dạy - Đầu tư
trang thiết bị cho nhà trường như: mỗi phòng học nên có 1 máy chiếu để giáo viên dễ
dàng hơn trong giảng dạy nói chung và tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng.
12
- Đối với nhà trường, nên chăng mỗi năm học cho học sinh tham quan những di
tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác để tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người thấm sâu vào tâm hồn các em
3.2 2. Đối với địa phương
Quản lý thật chặt những tụ điểm kinh doanh Intenet và những tụ điểm sinh hoạt
thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng lối sống, đạo đức học sinh. Trên đây, là một vài kinh
nghiệm, mà tôi đã và đang vận dụng trong thời gian qua. lồng ghép Tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Ngữ văn trong chương trình THPT. Bản thân khả
năng có hạn, chỉ muốn nêu một vài kinh nghiệm, góp cùng đồng nghiệp với mong muốn
nhận được nhiều hơn nữa ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn
quí đồng nghiệp, nhà trường đã đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Di chúc Hồ Chí Minh.
2. Vừa đi đường vừa kể chuyện- T. Lan
3. Cuộc đời hoạt động Hồ Chủ tịch .-Trần Dân Tiên
4. 175 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( Ban tuyên
giáo Trung ương)
5. Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Minh Đức)
6. Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc
gia)
7. Tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác.
Qua đó giúp các em hiểu một tác phẩm của một nhà văn, nhà thơ cách mạng
không hề khô cứng, triết lý khô khan như các em vẫn tưởng mà ở đó vẫn thấm đẫm chất
trữ tình sâu lắng, thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và tràn đầy lạc quan. Tạo
điều kiện cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức từ
một tác phẩm văn học cụ thể và áp dụng vào cuộc sống.
Hà Trung, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Người viết
Vũ Thị Len
Đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn
Sáng kiến được tổ chuyên môn đánh giá cao và xếp loại A. Đề nghị chuyển Hội
đồng khoa học cấp trường xem xét, đánh giá.
13
Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học nhà trường
Sáng kiến được Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá có hiệu quả thiết thực, phù
hợp với thực tiễn của đơn vị, địa phương và xếp loại A. Đề nghị chuyển Sở GD&ĐT
xem xét và đánh giá.
14