SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TẠO CẢM
XÚC CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM LỚP 10 VÀ 12
Người thực hiện: Lê Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SGK: Sách giáo khoa
GDNN: Giáo dục nghề nghiệp
GDTX: Giáo dục thường xuyên
THPT: Trung học phổ thông
TNXP: Thanh niên xung phong
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
3
2.1.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
3
2.1.2. Các loại tư liệu lịch sử.
4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học
6
sinh qua dạy và học lịch sử
2.3.1. Sưu tầm, tập hợp tư liệu lịch sử
6
2.3.2. Sử dụng tư liệu chữ viết thông qua thuyết trình bằng lời nói
6
của giáo viên
2.3.3. Sử dụng tư liệu là đồ dùng trực quan
9
2.4. Hiệu quả của việc sử dụng sáng kiến sử dụng tư liệu lịch sử tạo
16
cảm xúc cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa
3. Kết luận và kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo.
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nhân dân Việt Nam có một lịch sử oai hùng và lâu đời. Dấu tích của quá
khứ oai hùng và lâu đời đó còn để lại khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam . Đây là
một trong những minh chứng để khẳng định lịch sử nước ta đã tồn tại thực và có
thể nhận thức được. Nhân dân ta rất coi trọng những di tích lịch sử đó và luôn
gìn giữ tôn tạo để đời sau tiếp xúc. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của
dân tộc ta. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Câu nói giản dị của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi đã là người Việt
Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình, đó cũng chính là đạo lí:
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.Từ những suy nghĩ đó, ta nhận thấy môn
Lịch sử là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục và đó cũng chính là điều mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang quan tâm.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với xu thế toàn cầu hóa lan nhanh, qua các
phương tiện đại chúng và tình hình thực tế ở các nhà trường, tôi nhận thấy hầu
như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử. Sự
phát triển nhanh của cuộc sống hiện đại, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối
sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn
coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học chống đối, học trước quên
sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn Lịch sử bị mất dần vị trí, trở
thành môn học phụ. Từ đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất
khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông
đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay. Thờ ơ với các dấu tích
lịch sử hào hùng mà tổ tiên, cha ông đã để lại...
Với đặc trưng, lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng
và sinh động bao trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh
giai cấp, đấu tranh chính trị... cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ
ngày tháng, sự kiện. Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ
ràng, sinh động và có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng
lại bức tranh quá khứ một cách chính xác nhất để học sinh có được cảm giác
như chính mình được tham gia vào sự kiện đó. Qua đó cảm nhận được quá khứ
và có được suy nghĩ và hành động đúng đắn trong thực tại.
Bộ môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư
tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã
hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai… Vì vậy,
việc tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong những giờ lịch sử là một trong
4
những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một
cách có hiệu quả.
Căn cứ vào ảnh hưởng của cảm xúc người ta chia cảm xúc thành hai
loại: tích cực và tiêu cực. Những đối tượng thỏa mãn được nhu cầu của con
người gây nên những xúc cảm tích cực như: vui sướng, hạnh phúc, tự tin… loại
xúc cảm này sẽ có tác dụng nâng cao hoạt động của đời sống con người. Trái lại,
những gì cản trở cho việc thỏa mãn nhu cầu sẽ gây nên những cảm xúc tiêu cực
như: buồn bã, chán nản, sợ hãi…những cảm xúc này sẽ làm hạ thấp hoạt động
sống của con người, làm yếu đi nghị lực của họ.Trong quá trình dạy học lịch sử
giáo viên đóng vai trò chủ đạo bởi giáo viên là người chủ động về nội dung kiến
thức giảng dạy và lựa chọn phương pháp truyền đạt, tổ chức hoạt động của học
sinh trong giờ học, điều khiển giờ học một cách linh hoạt, sinh động. Muốn quá
trình dạy học đạt được kết quả cao giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của
học sinh diễn ra trong quá trình nhận thức để có những tác động phù hợp về mặt
sư phạm nhằm kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh.qua các phương
pháp dạy học và dựa vào các tư liệu lịch sử . Tạo được những cảm xúc lịch sử
sẽ tạo được động cơ tích cực thúc đẩy học sinh hăng hái học tập. Vì vậy, nhiệm
vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và
khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã gây được xúc cảm tích cực, kích thích
hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh. Nhận thức được điều này, bản
thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi và rút ra được một số phương pháp áp dụng vào
giảng dạy bộ môn Lịch sử có hiểu quả giúp học sinh yêu thích và học lịch sử
hơn,. Qua thực tiễn kiểm nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm, tôi
mạnh dạn nghiên cứu nội dung đề tài là: “Phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử
tạo cảm xúc cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 10 và 12 ”. Hy
vọng rằng từ những giải pháp nhỏ này sẽ giúp học sinh học tốt hơn môn Lịch sử,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho bộ môn
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân
tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn là một lĩnh vực khó và tinh tế
nên việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm phải linh hoạt, uyển chuyển, trên cơ
sở khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử phù hợp với nội dung bài học.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng
nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào
dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập
hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc
sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên cũng làm
cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn lịch sử hơn, qua đó nâng cao
chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng
bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục – đào tạo.
5
1.3.
-
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Cách sử dụng tư liệu lịch sử để tạo cảm xúc, hứng thú cho học sinh trong
giờ học lịch sử
- Học sinh các lớp 10A1, 10A2, 12B1 Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng
Hóa năm học 2018 – 2019.
- Sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong 2 bài dạy cụ thể:
Bài 23: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc cuối thế kỉ XVIII ” ( Lịch sử 10) và Bài 22: “Nhân dân hai miền trực
tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu
vừa sản xuất ( 1965 – 1973)” (Lịch sử lớp 12), chương trình chuẩn kiến thức
kĩ năng trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Với phạm vi đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về: dạy học tạo xúc, các tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử.
- Khai thác kênh hình, tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn tài liệu, Internet.
Quan sát, thực nghiệm sư phạm, kết hợp kiểm tra đánh giá kết quả.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể
hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của
quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy
phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người.
Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung
và đối với việc học tập lịch sử nói riêng. Khoa học lịch sử tồn tại được trên cơ
sở các sự kiện lịch sử mà các sự kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch
sử mà các tế bào đó là từ các tư liệu lịch sử. Do đó không có tư liệu lịch sử thì
không có khoa học lịch sử. Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược
lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó.
Sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ và không lặp lại nếu có sự lặp lại
cũng chỉ lặp lại ở một trình độ khác, mức độ khác, thời gian khác và không gian
khác. Vì vậy các sự kiện lịch sử chỉ còn lại trong các tư liệu lịch sử, khác với các
ngành khoa học tự nhiên có thể dựng lại thí nghiệm, nhưng khoa học lịch sử chỉ
có một con đường là từ những tư liệu lịch sử giúp ta hình dung lại những sự kiện
lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học lịch sử không bắt đầu từ trực
quan sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Trong dạy học
6
lịch sử , qua những tư liệu lịch sử sẽ tạo biểu tượng xúc cảm cho học sinh thông
qua việc giảng dạy lịch sử .Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của
các sự kiện, các cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh vệ quốc, có thể tạo cho học
sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể đánh giá
được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc.
Thông qua các tư liệu lịch sử bằng các biểu tượng sinh động cụ thể, những
câu chuyện hay hình ảnh sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh.
Từ đó giáo dục cho các em lòng biết ơn, ý thức được trách nhiệm của mình đối
với quê hương, đất nước.
2.1.2. Các loại tư liệu lịch sử.
Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo
nội dung phản ánh mà người ta chia tư liệu lịch sử ra thành các nhóm: tư liệu vật
chất, tư liệu truyền miệng, tư liệu tranh ảnh, phim ảnh...Nhưng cũng có thể chia
thành hai loại chính : tư liệu trực tiếp và tư liệu gián tiếp.
Với học sinh học THPT nói chung và học sinh học cấp GDTX nói riêng các
em chủ yếu hiểu được và tiếp cận được ba nguồn tư liệu lịch sử chính. Đó là :
Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất
nhiều dạng khác nhau, gọi là tư liệu truyền miệng; Những di tích, đồ vật của
người xưa được tìm thấy trong lòng đất hay trên mặt đất, đó gọi là tư liệu hiện
vật; Những bản ghi, sách vở chép tay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là
tư liệu chữ viết. Nguồn tư liệu là gốc giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
Vì vậy, để học sinh học tập tốt môn Lịch sử thì việc hình thành cho các
em kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử để dựng lại sự kiện lịch
sử là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt qua đó, giúp hình thành cho
học sinh kiến thức lịch sử đúng đắn, khoa học nhất, qua đó hình thành tình yêu
với môn học Lịch sử, tình yêu với quê hương đất nước, lòng biết ơn tổ tiên và
niềm tự hào dân tộc. Rồi từ đó thói quen, kĩ năng tư duy, kĩ năng quan sát , phân
tích, đánh giá, nhận xét, khái quát, so sánh ....làm việc với các loại tư liệu lịch sử
được hình thành và dần vững vàng, giúp các em học tốt hơn môn Lịch sử cũng
như vận dụng vào các môn học khác và cả trong cuộc sống.
Với tất cả ý nghĩa giáo dục và phát triển nêu trên, hình thành kĩ năng làm
việc với tư liệu lịch sử góp phần to lớn tạo cảm xúc , gây hứng thú học tập cho
học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện, kiến
thức lịch sử, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử,. Nó là chiếc “cầu nối”
giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại.
2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
* Về phía học sinh:
Trong những nội dung chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử
THPT hiện nay, nhất là phần lịch sử Việt Nam rất nhiều sự kiện, nhiều kiến thức
7
cần ghi nhớ, học sinh rất khó nắm bắt, giáo viên khó khăn trong việc lưạ chọn để
truyền tải thông tin đến học sinh, nên học sinh rất ngại học lịch sử .Ngoài ra, các
em học sinh được tuyển vào các Trung tâm GDNN – GDTX hầu hết đầu vào
thấp hơn nhiều so với các trường THPT cùng cấp học. Vì vậy việc hình thành
cho học sinh kĩ năng làm việc với tài liệu lịch sử trong sách giáo khoa đã khó
khăn chứ chưa nói các loại tư liệu lịch sử khác.
Mặt khác, học sinh thường có thói quen trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra
thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một
số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, học sinh cá biệt
còn lười học thậm chí không ghi bài, không chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp
không tập trung suy nghĩ cho nên việc ghi nhận các sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử còn yếu. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, còn một
số câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích,…thì học sinh trả lời còn lúng
túng hoặc mang tính chất chung chung, không rõ ràng. Đa số học sinh chưa có ý
thức sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để khai thác tìm kiếm các tư liệu
học tập, việc tìm kiếm tư liệu, thông tin ngoài sách giáo khoa còn rất hạn chế.
* Về phía giáo viên:
Thiết bị môn lịch sử (bản đồ, hiện vật,…) còn thiếu, các tranh ảnh, lược đồ
sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác sơ sài hoặc
quan sát qua loa. Cũng có khi giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lược đồ mà không
hướng dẫn kĩ càng, học sinh không biết cách vẽ nên tiết dạy không có lược đồ,..
Trong nhiều lần dự giờ đồng nghiệp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn,
bản thân tôi và các đồng nghiệp cũng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp các kiến
thức cơ bản cho học sinh chứ chưa thể khắc sâu vào cảm xúc của các em về sự
đau thương, niềm tự hào, hay lòng căm thù chiến tranh… cho học sinh.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy nếu giáo viên cố gắng tìm
hiểu đưa ra những tư liệu lịch sử, những phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề,
giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu…., thì học sinh sẽ
ghi nhận được sâu sắc bài học, vừa tạo cảm hứng trong giờ học cho học sinh.
Thông qua trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật,
miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực
hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích
cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò
và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử - chứng tỏ học sinh đã có cảm xúc về
bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học,
khai thác một cách triệt để các nguồn tư liệu lịch sử với các đồ dùng và phương
tiện dạy học như: tư liệu, thơ văn, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ SGK, hiện vật,
phim đèn chiếu,…từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch
sử giúp học sinh cảm nhận nhớ được các sự kiện lịch sử . Từ trong quá trình
8
giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học
sinh đồng thời tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi xin trình bày một
số kinh nghiệm cụ thể của mình
2.3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học
sinh qua dạy và học lịch sử
2.3.1. Sưu tầm, tập hợp tư liệu lịch sử.
- Đối với giáo viên: Đây là công việc thường xuyên, liên tục của tất
cả các giáo viên từ trước tới nay nếu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn
lịch sử. Trước đây việc tìm kiếm tư liệu ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên là
việc làm khá khó khăn.Tuy nhiên hiện nay, thời đại công nghệ thông tin đã giúp
ích rất nhiều cho giáo viên nhờ kết nối mạng Internet, giáo viên chỉ cần tìm kiếm
thông tin mình cần trong các chương trình giáo dục, các kho tư liệu quý trên các
trang mạng có uy tín. Tuy nhiên giáo viên cần biết chọn lọc tư liệu, bởi tư liệu
trên mạng thường có nhiều thông tin trái chiều, nên giáo viên phải thật vững
vàng về tri thức và lập trường chính thống để xử lí thông tin. Ngoài ra cùng
không quá tham sử dụng quá nhiều tư liệu ngoài sách mà làm cho bài học thêm
quá nặng nề, loãng trọng tâm kiến thức của bài học.
- Đối với học sinh: Đây là biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy
và học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. Giúp các em tự tin
hơn trong học tập, chủ động tìm tòi, suy nghĩ; trở thành trung tâm của việc dạyhọc; hứng thú hơn trong học tập. Để các em có được kiến thức lịch sử sinh động,
dễ nhớ nhờ bản thân tự tìm tòi, chắt lọc được. Từ đó hình thành cho các em kĩ
năng tư duy độc lập, thái độ học tập tập trung, chủ động . Tuy nhiên, để việc
sưu tầm của học sinh đạt kết quả như mong muốn giáo viên cần phải nắm rõ đối
tượng học sinh và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng và
điều kiện học tập của các em.
2.3.2.Sử dụng tư liệu chữ viết thông qua thuyết trình bằng lời nói của
giáo viên:
Lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng
của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy
và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp
cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt:
kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em các
xúc cảm lịch sử. Bởi vậy, “ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo
viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh”. Qua lời nói truyền cảm
của mình, giáo viên đã làm cho các tư liệu lịch sử trở nên hấp dẫn hơn sinh động
hơn , như vậy giáo viên đã truyền cảm xúc của của mình vào bài học rồi từ bài
học truyền cảm xúc đến học sinh.
9
Ví dụ 1: Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo
biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng
trực quan.
Ở bài 23: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ
Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”. Để học sinh hiểu rõ về con người và sự nghiệp của
3 anh em nhà Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ thì ngoài phần tư liệu chữ viết
trong SGK mà học sinh có thể khai thác được: "tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn gốc ở Nghệ An, tên Hồ Phi Khang bị quân chúa
Nguyễn bắt làm tù binh vào năm 1655, đưa vào Tây Sơn khai hoang lập
ấp...Hồi nhỏ, ba anh em đã được đi học thầy giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với
chế độ thối nát đương thời” [6]. Tư liệu lịch sử cũng có thể được linh hoạt sử
dụng để phân tích, giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vừa giảng, giáo viên có
thể dùng câu hỏi để khích lệ sự tìm tòi của học sinh: Em biết gì về con người và
sự nghiệp của vua Quang Trung? Ngoài phần thông tin từ SGK cung cấp và từ
sự tìm hiểu của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các tư liệu sưu tầm để giảng
thêm : “thông minh trời phú, thánh tính ngày tăng, lồng lộng cơ đồ rạng rỡ,
mênh mông vương đạo mở ra”. Như vậy, qua khai thác và truyền giảng tư liệu
thành văn của người thời xưa của giáo viên, học sinh đã hình thành chân dung
một Quang Trung - Nguyễn Huệ tài đức vẹn toàn, một vị tướng lĩnh tài ba kiệt
xuất, đã xuất trận là thắng lợi vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt ta.
Hay ví dụ: Khi nhấn mạnh về ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài
Mút, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Ý nghĩa của chiến thắng chống quân xâm
lược Xiêm là gì? . Sau khi học sinh trả lời , giáo viên bằng lời nói truyền cảm
của mình nhận xét : Đây là thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện
tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến "Người Xiêm
sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785 dương lịch), ngoài miệng tuy nói
khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp " [1] . Như vậy, học sinh
có thể cảm nhận, ghi nhớ được ý nghĩ chiến thắng vang dội trong trận RạchGầm Xoài Mút đã quét sách quân xâm lược Xiêm ra khỏi đất Gia Định và làm
tiêu tan tham vọng của vua Xiêm với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta, bảo
vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
Bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) . Ở mục II.
“Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, vừa sản xuất
và làm nghĩa vụ hậu phương”, tôi tạo biểu tượng cho học sinh về cuộc tập kích
12 ngày đêm bằng B52 của Mĩ: Chỉ trong 12 ngày đêm Mĩ đã sử dụng trên 700
lần chiếc máy bay B52 và gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom
xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn
bom đạn. Riêng Hà Nội 441 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném
hơn 40.000 tấn bom (tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ đã ném
10
xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, Nhật Bản). Ních-xơn muốn biến Hà Nội
thành Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không cần bom nguyên tử , “ biến miền Bắc
trở về thời kì đồ đá”… Qua đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho
nhân dân miền Bắc, đặc biệt là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng , đồng thời thấy
được sự khốc liệt của chiến tranh.
Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại chỉ với vũ khí so
với vũ khí của Mĩ thật thô sơ nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc
lập tự do” quân và dân ta đã làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất
khả xâm phạm”. Có được chiến thắng đó là do tầm nhìn xa trông rộng, sự chỉ
đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ
đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ. Từ đó, củng cố niềm tin của học sinh vào
Đảng, vào tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
Với một giọng điệu tường thuật mẩu chuyện, từ cung cấp sự kiện, tôi tạo ra
cho học sinh cảm xúc thích thú trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng
mạnh mẽ. Những xúc cảm này không thể có được nếu bài tường thuật khô khan,
thông báo vắn tắt sự kiện.
Ví dụ 2: Tư liệu lịch sử qua đọc những đoạn văn, thơ ngắn minh họa cho
bài học.
Bài 22: Lịch sử 12 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế
quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất ( 1965 –
1973)
“ …..Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai…”
( Ra trận – Tố Hữu)
Hay câu thơ : “ Miền Bắc đó nặng đôi vai, gánh cả giang sơn vượt dặm dài ”
Hay câu thơ : Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tỳ súng lên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
( Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Qua những câu thơ, các em một trong những nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là truyền thống yêu nước. Đó là sự hy
sinh cao cả của mỗi người, mỗi gia đình và cả dân tộc, vì tổ quốc họ hiến dâng
cả tuổi trẻ, cả máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là lí do giải thích
vì sao một dân tộc nhỏ yếu lại có thể chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất
thế giới. Từ đó các em ý thức được: Các em hôm nay được sống trong thời
11
bình, sinh ra lúc nước nhà đã thôi không còn máu lửa của chiến tranh. Các em
cần ra sức học tập thật giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Ở bài 23: Lịch sử 10 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII ” Giáo viên kết hợp tư liệu tham khảo
đọc một đoạn trong Hiểu dụ tướng sĩ với câu hỏi: Phân tích ý nghĩa trong
đoạn trích Hiểu dụ tướng sĩ của Quang Trung?
"Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho nó sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
[4]
Học sinh có thể dựa vào trả lời được rằng : Hai câu thơ đầu nói lên quyết
tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong
tục tập quán lâu đời của nhân dân; Hai câu giữa nói lên lên ý chí quyết tâm tiêu
diệt giặc khiến cho quwn giặc mảnh giáp không còn; Hai câu cuối nghĩa là đánh
cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ. [4] Từ đó học sinh hiểu rằng
đây là đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Quang Trung, một hình thức động viên
tinh thần, tiếp thêm ý chí, nghị lực và khí thế cho nghĩa quân, nâng cao tầm vóc
của đội quân đấu tranh vì sứ mạng lịch sử to lớn, vì độc lập của đất nước, vì
lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
2.3.3. Sử dụng tư liệu là đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy
học lịch sử nói riêng nhất là trong cấp THPT, đặc biệt sẽ phát huy được ưu thế
trong dạy học lịch sử. Đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh có được biểu tượng
chân thực về quá khứ lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu được bài học lịch
sử và làm cho giờ học sôi nổi và hấp dẫn. Đồng thời, đồ dùng trực quan còn có ý
nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành cho các em
những phẩm chất đạo đức cần thiết.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hết sức phong phú và đa dạng
bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại), đồ
dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế…), đồ dùng
trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, lược đồ, niên biểu…). Trong các đồ dùng trực
quan này, nhóm trực quan quy ước và trực quan tạo hình được sử dụng nhiều
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Song, tùy vào mục đích, yêu cầu của
bài học, căn cứ vào nội dung từng mục học và khả năng lĩnh hội tri thức của học
sinh mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ 1: Sử dụng tư liệu tranh ảnh.
Ở bài 22: Mục I.2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ của
Mĩ ”. Khi giảng đến nội dung “ Những thắng lợi của ta trên mặt trận chính trị ”,
12
tôi sử dụng bức hình “Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi
quân Mĩ rút về nước tháng 10 - 1967”( hình 70- SGK Lịch sử 12).
Nhân dân Mĩ biểu tình đòi quân Mĩ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Trước khi cung cấp cho các em những thông tin về bức hình này, tôi yêu cầu
các em quan sát hình và rút ra nhận xét. Tôi gợi ý để các em tự tìm hiểu nội
dung qua các câu hỏi: Người trong bức ảnh mà người dân Mĩ giơ cao là ai?,
Dòng chữ trên bức ảnh đó có nghĩa là gì ?. Các em có thể nhận ra, đó là tổng
thống Mĩ Giônxơn và dòng chữ đó có nghĩa là kẻ sát nhân. Bức hình ghi lại cuộc
biểu tình của nhân đân Mĩ trước Lầu năm góc, phản đối chiến tranh ở Việt Nam,
đòi Mĩ phải rút quân về nước. Cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia,
gồm các tầng lớp trong xã hội, cả đàn ông, đàn bà, người già, thanh niên
…..Trong lịch sử Hoa Kì chưa bao giờ có một phong trào phản đối chiến tranh
rầm rộ như thời kì chiến tranh xâm lược Việt Nam. Điều đó cho thấy, nhân dân
Mĩ, đặc biệt những người lính Mĩ đang tham chiến ở Việt Nam không chỉ thấy
sự vô nghĩa, tính chất phi đạo lí của cuộc chiến tranh xâm lược này, mà còn thức
tỉnh, kính phục một dân tộc giàu lòng yêu nước, dũng cảm chiến đấu bảo vệ nền
độc lập, tự do của mình. Họ hiểu rằng dù Mĩ có đổ bao nhiêu quân lính, tiền của,
súng đạn, thực hiện bao nhiêu chiến lược cũng không thể thắng được nhân đân
Việt Nam.
Khi dạy bài 22: Ở mục II. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi giảng về vai trò hậu
phương của miền Bắc chi viện cho miền Nam, tôi sử dụng các bức ảnh từng
đoàn quân, đoàn xe chi viện cho tiền tuyến miền Nam qua tuyến đường Trường
Sơn lịch sử. Bức hình tạo cho các em biểu tượng về một dân tộc anh hùng, đoàn
kết trong chiến đấu. Vì tiền tuyến miền Nam, nhân dân miền Bắc quyết tâm
13
“một người làm việc bằng hai”, cũng để thực hiện chân lí “ dân tộc Việt Nam là
một, nước Việt Nam là một “
Ảnh 1: Hàng triệu thanh niên miền Bắc hăng hái
vào miền Nam chiến đấu
Ảnh 2:Đoàn xe tải từ miền Bắc vượt
Trường Sơn vào Nam phục vụ chiến đấu
Nhưng để cho mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt,
biết bao xương máu của các chiến sĩ và nhân dân đã đổ xuống, tôi sử dụng hình
ảnh 10 cô gái TNXP hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc.
Tôi phát vấn học sinh “Em biết gì về sự kiện ở ngã ba Đồng Lộc”, trước
khi cung cấp thông tin về sự kiện này: 10 cô gái TNXP thuộc tiểu đội 4, đại đội
552, tổng đội 55 giao thông vận tải đóng ở ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày
24/7/1968, một ngày như mọi ngày, 10 chị ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16 giờ
30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom đã nổ gần
căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom, làm sập hầm và tất cả 10 chị đã hy
sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Người trẻ tuổi nhất khi ấy mới 17, 3 chị lớn tuổi
nhất cùng ở tuổi 24.
14
Di ảnh 10 cô gái Thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã Ba Đồng Lộc ( Hà Tĩnh) năm 1968
Bài 22: Mục IV .2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,
vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi giới thiệu về sức mạnh quân sự
của Hoa Kỳ qua hình ảnh “Pháo đài bay” - Máy bay B52: Khi mới ra đời B52
được quảng cáo rùm beng: “B52 là siêu pháo đài bay thượng đẳng, là thần tượng
của Không lực Hoa Kỳ, là sản phẩm hội tụ những thành tựu kỳ diệu nhất của
nền công nghiệp hàng đầu thế giới, là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ
khí chiến lược của Mỹ (Tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom
chiến lược)… B52 trút bom như mưa. Tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê
rợn như giông bão. Một phi vụ B52 có thể hủy diệt cả một khu vực rộng lớn.
Một tốp chiếc B52 sẽ biến một diện tích hơn 2 km 2 thành bình địa… không một
sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B52. Đối
phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần, bởi vì họ cảm thấy
hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn phá ghê gớm của B52 mà họ không có
cách gì chống đỡ nổi. Nhưng thực tế “B52 có hủy diệt được Việt Nam hay
không?”, các em đã có câu trả lời của mình “ không thể ”. Dân tộc Việt Nam với
tinh thần đoàn kết và sức sống kiên cường đã đánh bại B52 của Mĩ, tôi sử dụng
hình ảnh “Máy bay Mĩ rơi trên đường phố Hà Nội”.( Hình 75 SGK Lịch sử 12)
để khắc họa thắng lợi của nhân dân ta .
Qua những ví dụ sinh động cụ thể như trên, tôi sẽ hình thành được cho
học sinh thái độ căm thù chiến tranh, với đế quốc Mĩ xâm lược và thương xót
trước những hi sinh, mất mát lớn lao của đất nước, từ đó, các em sẽ ý thức được
nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bài 22: Ở mục III.3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tôi sử dụng bức
hình “ Quân ta tiến vào Quảng Trị 1972” và cung cấp cho các em những tư liệu
về thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm (28/61972 – 16/9/1972): Bản tin ngày
12/7/1972, của Hãng Thông tấn UPI Hoa Kỳ cho biết: có tuần lễ, Hoa Kì đã huy
15
động máy bay chiến đấu của ba quân chủng ném xuống khu vực thị xã Quảng
Trị hơn 7000 tấn bom và bắn 10 vạn quả đại bác. Nhiều báo chí phương Tây
bình luận và so sánh số bom Mĩ ném xuống Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày
đêm tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mĩ ném xuống
Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki( Nhật Bản) hồi Thế chiến thứ hai. Và cuộc chiến 81
ngày đêm của quân và dân ta: “… Ta và địch giành giật nhau từng mô đất, từng
mảng tường, từng đoạn giao thông hào… Đêm 16/9, hầu hết các điểm chốt của
ta đều rơi vào tay địch. Những tổ chiến đấu cuối cùng được lệnh rời Thành cổ,
vượt sông Thạch Hãn rút sang bờ Bắc. Hàng trăm thương binh, chiến sĩ kiệt sức
vì những ngày dầm mình trong mưa lũ đã không còn chống đỡ nổi trước dòng
nước sôi trào, cuộn xoáy, máu hòa trong nước, máu nhuộm đỏ đất sa bồi, sông
Thạch Hãn trở thành nơi yên nghỉ của những người lính Thành cổ kiêu hùng…
Hơn 10.000 chiến sĩ quân Giải phóng đã hi sinh trong 81 ngày đêm ấy.
Giáo dục các em lòng dũng cảm, sự tin tưởng vào một ngay mai tươi sáng
hơn. Thông qua bức ảnh của các chiến sĩ tại thành cổ Quảng Trị sau giờ phút
chiến đấu, đối mặt với cái chết họ vẫn luôn nở nụ cười trên môi sau những phát
thanh bình hiếm hoi trên trận địa ác liệt, nơi mà không một ngọn cỏ, cành cây
còn có thể sống sót. Từ đó học sinh thấu hiểu được sự hi sinh cho niềm tin tất
thắng của dân tộc mình
16
Phút hòa bình hiếm hoi của các chiến sỹ giải phóng sau một trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ở bài 23 : Lịch sử 10 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước,
bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII ” Tôi sử dụng bức ảnh : “Cảnh Quang Trung
lên ngôi Hoàng Đế” và “Tiến quân ra Bắc ” đề phân tích, chứng minh cho tài
nghệ dùng binh của Quang Trung khi dạy xong phần : Quang Trung đại phá
quân Thanh. Quang Trung là một nhân vật đặc sắc trong thế giới thời đó, sự xuất
hiện của Ông trở thành một hiện tượng, một tự hào Việt Nam.Tài năng xuất sắc
của Quang Trung được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, ngoại
giao, đặc biệt là về quân sự - ông là một một thiên tài xuất chúng, một danh
tướng trăm trặn trăm thắng. Những kẻ thù đương thời cũng phải thừa nhận đúng
tầm vóc thiên tài của Nguyễn Huệ. Quân Nguyễn coi Nguyễn Huệ "ứng biến
như thần", giặc Xiêm thua Nguyễn Huệ năm 1875 coi Nguyễn Huệ là "tướng
nhà trời", còn quân Thanh "Bị tấn công bất ngờ, quân giặc hoảng loạn, chống
đỡ yếu ớt. Hàng ngàn quân Thanh tử trận. "; tướng chỉ huy giặc là Sầm Nghi
Đống tuyệt vọng thắt cổ chết tại sở chỉ huy”…[6]. Còn Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng
mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy trốn.
Từ những hình ảnh và qua lời giảng truyền cảm của giáo viên, các em
thấy được tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân ta, thấy được sức mạnh
của nhân dân.Thấy được vai trò các nhân vật lịch sử trong bài học . Qua đó, giáo
dục các em lòng yêu nước, khâm phục các vị anh hung dân tộc, khâm phục
trước sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc
Ví dụ 2 : Sử dụng tư liệu bản đồ, lược đồ các chiến dịch .
Bài 22 : Lịch sử 12 Mục I.2.Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh
cục bộ của Mĩ”, tôi sử dụng lược đồ trận Vạn Tường – Quãng Ngãi trong SGK
để giúp cho học sinh nắm được diễn biến của chiến thắng Vạn Tường (Hình 69 –
SGK Lịch sử 12) , đặc biệt tôi chú ý nhấn mạnh cho các em thấy được đây là
chiến thắng quan trọng của cách mạng Miền Nam . Chiến thắng mở đầu cho cao
17
trào “ Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam và mở ra khả
năng quân dân ta có thể thắng Mĩ trong “Chiến tranh Cục bộ” . Qua đó cho các
em thấy được sức mạnh to lớn của quân và nhân dân ta và cũng là minh chứng
khẳng định nhân dân miền Nam quyết tâm đoàn kết cùng nhân dân cả nước đấu
tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ở bài 23: Lịch sử 10 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII ” Tôi sử dụng “Lược đồ trận Ngọc Hồi
– Đống Đa”, tôi sử dụng lược đồ kết hợp tường thuật diễn biến của chiến thắng
Ngọc Hồi – Đống Đa (hình 46 – SGK Lịch sử 10). Học sinh được trực tiếp quan
sát từng diễn biến của chiến thắng một cách sinh động, cụ thể và làm khơi dậy ở
các em khí thế hào hùng, dũng mãnh và thần tốc của cuộc kháng chiến chống
Thanh của quân Tây Sơn. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cũng như tên tuổi
của “Người anh hùng áo vải” Quang Trung mãi mãi sáng ngời trong những giây
phút lịch sử trọng đại lúc đó cũng như trong lịch sử chống ngoại xâm hào hùn
của dân tộc ta. Từ đó, toàn bộ các sự kiện, diễn biến của chiến dịch sẽ được các
em ghi nhớ và cảm nhận bài ngay tại lớp và các em có thể trình bày lại toàn bộ
diễn biến chiến dịch theo lược đồ. Cũng từ đó các em nhận thấy được tài năng
danh tướng, quân dân nhà Tây Sơn đã góp phần quan trọng làm nên những chiến
công hiển hách đó, không chỉ làm kẻ thù khiếp sợ mà còn có sức lan tỏa mạnh
mẽ và có sức sống mãnh liệt, trường tồn cùng thời gian. Để học sinh không
những cảm xúc sâu sắc nguyên nhân phong trào Tây Sơn trở thành phong trào
của cả dân tộc mà còn thêm tự hào về tinh thần thượng võ, tinh thần yêu nước, ý
chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Để hôm nay võ thuật Tây Sơn - Võ Bình
Định trở thành niềm tự hào của mỗi người con đất võ và của mỗi người dân đất
Việt.
Ví dụ 3: Sử dụng tư liệu phim ảnh trong dạy học nội khóa và các
hoạt động ngoại khóa của bộ môn.
Trong các hoạt động ngoại khóa việc sử dụng phim ảnh đem lại hiệu quả
rất cao. Đối với các giờ học nội khóa do hạn chế về thời gian của tiết học nên
giáo viên chỉ nên sử dụng các đoạn phim tư liệu ngắn tập trung vào các sự kiện
tiêu biểu kết hợp với lời dẫn dắt, tường thuật thì sẽ đạt hiệu quả hơn. Ở bài 22:
Mục III.3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tôi có thể sử dụng đoạn phim tư
liệu ngắn về cuộc chiến đấu của quân ta tại Thành cổ Quảng Trị để trình chiếu
trên máy tính. Việc sử dụng các đoạn phim tư liệu sẽ thu hút được sự chú ý của
học sinh, tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ cho các em và có thể thấy ngay là các
em rất hứng thú xem và cũng rất hứng thú học. Sau khi cho học sinh theo dõi,
giáo viên đặt ra câu hỏi: “Cảm nhận của em khi theo dõi đoạn phim?”. Giáo
viên cho học sinh trình bày ý kiến và cảm nhận của bản thân. Qua đó, tôi nhận
thấy sau khi xem các đoạn phim tư liệu ngắn các em sẽ cảm thấy ấn tượng với
những hình ảnh, kiến thức được khắc sâu hơn, làm cơ sở để tiếp thu kiến thức
18
mới, kích thích tư duy của các em hoạt động, những hình ảnh được quan sát sẽ
phát triển trí tưởng tượng của các em.
2.4. Hiệu quả của việc sử dụng sáng kiến sử dụng tư liệu lịch sử tạo
cảm xúc cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX..
Từ năm học 2018-2019, tôi đã vận dụng kinh nghiệm này, ngoài 2 bài
minh họa cụ thể trên tôi đã ứng dụng vào các tiết dạy ở các lớp, các khối học
cùng những tư liệu có liệu có liên quan để tạo cảm xúc giúp các em học tốt hơn
và thu được kết quả khả quan. Tôi nhận thấy những kinh nghiệm này phù hợp
với cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học – lấy học sinh làm trung tâm
của Bộ giáo dục và đào tạo. Học sinh thấy hứng thú hơn trong học tập, tích cực,
chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết của mình đồng thời cũng linh hoạt
trong việc lĩnh hội kiến thức. Không khí học tập trở nên sôi nổi hơn, các em
không còn thấy lịch sử là môn học khô khan, nhàm chán, khó ghi nhớ các mốc
thời gian, sự kiện. Kích thích tới giác quan, tăng sự chú ý, hứng thú và quan tâm
của người học. Khiến người học thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạyhọc, từ đó xác định động cơ, hứng thú, tập trung chú ý cao dộ, tích cực tham gia
vào quá trình nhận thức, khiến học sinh khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu lịch
sử. : Rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành bộ môn, thói quen tư duy khoa
học, trước hết là kĩ năng làm việc với các tư liệu trong sách giáo khoa, tiếp đó là
các nguồn tài liệu tham khảo khác, kể cả kĩ năng tiếp cận với công nghệ thông
tin như: mạng Internet để tìm kiếm tài liệu học tập. Qua đó các em yêu thích
môn Lịch sử hơn, các em háo hức chờ đợi mỗi khi đến giờ học lịch sử để được
thăng hoa cùng với cảm giác tự hào của lịch sử dân tộc, tỉ lệ học sinh khá, giỏi
tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm .
Ngoài ra, nhờ cùng làm việc với nhau, mối quan hệ giữa thầy - trò thêm
gắn bó, giáo viên nắm được những tâm tư, khó khăn của các em trong quá trình
học tập để giúp các em cùng tiếp thu tri thức. Ngược lại bản thân giáo viên cũng
khám phá thêm những điều mới mẻ, hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề mình
đang tiếp cận để tìm ra phương pháp dạy học lịch sử phù hợp, đạt hiệu quả cao
nhất.
Cụ thể, kết quả kiểm tra đánh giá học sinh cuối năm học ở các lớp áp dụng
sáng kiến có tỷ lệ HS xếp loại khá, giỏi cao hơn so với những lớp dạy theo
phương pháp truyền thống. Cụ thể 3 lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn so với
mong đợi với đối tượng học viên GDTX:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, Kém
10A1
42
5
18
15
4
10A2
42
3
13
20
6
12B1
31
3
9
16
3
19
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải dài hàng nghìn năm gắn liền với các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay đất nước được hòa bình, thế hệ trẻ ngày
nay mặc dù không trực tiếp trải qua chiến tranh nhưng vẫn đang tìm hiểu những
gì xảy ra trong quá khứ qua từng trang sách. Điều đó đã cho thấy thế hệ trẻ hôm
nay không phải không yêu lịch sử, không có cảm xúc mà vấn đề là làm thế nào
để thế hệ trẻ yêu và hiểu lịch sử hơn.
Việc tích cực sử dụng tư liệu lịch sử để tạo cảm xúc cho học simh giúp các
em có hứng thú và học tốt hơn môn lịch sử trong các Trung tâm GDTX. Đồng
thời, vừa hình thành ở các em kĩ năng khai thác tư liệu lịch sử hàng ngày trong
mỗi tiết học lịch sử; vừa thực hiện đổi mới phương pháp dạy-học, vừa làm cho
bài học trở nên sinh động, hấp dẫn. Kết quả cho thấy hầu hết các em đều thích
học Lịch sử, kết quả của các em khá cao. Điều đó chứng tỏ rằng việc học tập và
nghiên cứu môn lịch sử của các em không chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính mà
các em còn biết, hiểu sâu sắc động cơ học tập lịch sử. Đa số các em thấy yêu
thích môn học hơn, gây được hứng thú học tập hơn, học sinh tích cực chủ động,
sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời nhanh chóng lĩnh hội kiến thức sâu sắc,
không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn, thành
tích học tập nâng cao rõ rệt.
Trong dạy học lịch sử, từ các tư liệu lịch sử để tạo cảm xúc cho học sinh có
ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục và mô tả hình ảnh quá khứ giúp cho các
em có biểu tượng chính xác sinh động về thời đại xa xưa. Khi đó tạo được xúc
cảm tích cực đối với môn học Lịch sử cho học sinh sẽ là động cơ thúc đẩy các
em trong quá trình học tập. Cảm xúc có sức mạnh to lớn giúp học sinh lĩnh hội
được kiến thức trong bài giảng, phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của
học sinh, là cơ sở để các em nắm vững bản chất sự kiện hiện tượng, hình thành
khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học quan trọng của lịch sử.
Trên cơ sở có những cảm xúc tích cực trong học tập lịch sử, các em sẽ
tích cực chủ động tìm kiếm những tài liệu tham khảo để làm giàu thêm vốn tri
thức của mình, hiểu sự kiện hiện tượng một cách chính xác, đúng đắn. Ngược
lại, nguồn kiến thức mà các em tham khảo qua các tài liệu phong phú đó sẽ củng
cố cảm xúc học tập lịch sử trở nên bền vững hơn.
Việc sử dụng tư liệu lịch sử để tạo cảm xúc cho học sinh qua các giờ học
lịch sử ở THPT nói chung và ở các Trung tâm GDTX nói riêng là việc làm rất
cần thiết đối với giáo viên lịch sử. Qua đó, hình thành ở các em lòng yêu nước,
căm ghét chiến tranh và kẻ thù xâm lược, biết ơn những người đã ngã xuống để
giành lại độc lập, bảo vệ, thống nhất Tổ quốc, giáo dục lòng tin vào Đảng, vào
sức mạnh của toàn dân. Vì thế, người giáo viên phải thường xuyên cải tiến
phương pháp dạy học, bồi dưỡng xúc cảm cho học sinh kết hợp với sự tích cực
20
chủ động học tập của các em nhằm nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử ở
trường phổ thông hiện nay.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ được rút ra từ thực tiễn trong
quá trình giảng dạy của bản thân cá nhân tôi. Với đề tài này chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo,
các đồng nghiệp cũng như sự chỉ đạo về chuyên môn của lãnh đạo để bản thân
tôi được học hỏi thêm, mỗi ngày phát huy tốt hơn giờ dạy lịch sử THPT ở Trung
tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa.
3.2. Kiến nghị
Có rất nhiều tác phẩm văn học, phim tài liệu, phim truyện có nội dung lịch
sử, nhà trường có thể mua để phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh.
Nhà trường tổ chức các buổi chiếu phim cho học sinh xem những bộ phim
có giá trị lịch sử như: “ Hồ Chí Minh- Chân dung một con người”, “ Vĩ tuyến 17
ngày và đêm”,” Ngã ba Đồng Lộc”, “Đừng đốt”, “Hà Nội 12 ngày đêm”…
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như thi kể chuyện lịch sử,
đóng kịch, sưu tầm tranh ảnh về nhân vật lịch sử như lãnh tụ Hồ Chí Minh, đại
tướng Võ Nguyên Giáp….hay một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam.
Tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử tại trong và ngoài địa phương
cho giáo viên và học sinh .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Tâm
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu Giáo án lịch sử 10 (Chương trình cơ bản) Nguyễn Xuân Trường (Chủ
biên), Lê Thị Thu Hương-Trần Thị Thái. Nhà xuất bản Hà Nội – Năm 2006
2. Lịch sử 10 . Bộ giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục-Năm 2008.
3. Lịch sử 12 . Bộ giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục-Năm 2008
4. Lịch sử 10 (Nâng cao), Sách giáo viên. Bộ giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản
Giáo dục-Năm 2006.
5. Danh tướng Việt Nam tập 3: Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỷ VIII
và phong trào Tây Sơn, Nhà xuất bản giáo dục,2001.
6. Đại cương Lịch sử Việt Nam. Tập I. Trương Hữu Quýnh ( Chủ biên),Phan Đại
Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 1998.
7. Đại cương Lịch sử Việt Nam.Tập III. Trương Hữu Quýnh ( Chủ biên),Phan Đại
Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 1998.
8. Quảng Trị 1972 – Hồi ức một người lính của tác giả Nguyễn Quang Vinh- Nhà
xuất bản Văn học
9. 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, tác giả Nghiêm Minh Tân, Nhà xuất bản Phụ nữ.
10. Huyền thoại thành cổ Quảng trị 81 ngày đêm khói lửa- Nhà xuất bản lao động.
11.Sách ảnh : Việt Nam cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước 1930 –
1975, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.
12.Nguồn tư liệu Internet.
22