Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Sở Giáo Dục – Đào Tạo An Giang
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tên đề tài: vận dụng điển tích trong dạy học lịch
sử Việt Nam lớp 10
GV thực hiện: Nguyễn Văn Hùng
Tổ bộ môn: Lịch sử
Năm học: 2011 – 2012
1
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, Lịch Sử luôn là môn học hết sức quan
trọng, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều ngành học khác khai thác và khám phá.
Việc học Lịch sử có một vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp tri thức khoa học cho
con người mà còn bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hình thành nhân cách
cho thế hệ trẻ.
Thực tế ở nước ta những năm gần đây, hình như học sinh đang quay lưng lại
với môn Lịch Sử và không còn yêu thích môn học này , chất lượng dạy và học bộ
môn giảm sút một cách kinh ngạc.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này rất nhiều, chẳng hạn như :
1. Vị trí môn Lịch Sử trong hệ thống giáo dục THPT và trong nhận thức của
một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh hình như chưa được đặt đúng vị trí của
nó. Phải ”cõng” cả lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc mà chỉ từ 1- 2 tiết / tuần là
không phù hợp; một sự thật không thể phủ nhận là hiện nay học sinh thi vào khối C
rất ít, ngay cả phụ huynh học sinh cũng không định hướng cho con mình đầu tư vào
khối học này. Đa số các em học sinh đã lựa chọn học các ngành có tương lai hơn
như: Tin học, Kiến trúc, Ngoại ngữ, Xây dựng, Điện tử… vì khi ra trường dễ kiếm
việc làm, tiền nhiều, lương lại cao, điều này cũng chỉ vì tương lai tươi sáng của con
em. Với động cơ học tập như vậy thì nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, về cội nguồn, về
truyền thống…dần dần mai một và mất chỗ trong suy nghĩ của các em học sinh.
2. Nội dung chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm. Thời lượng dành cho bài
học ngày càng tỉ lệ nghịch với nội dung mà sách giáo khoa chuyển tải, cộng thêm áp
lực của tỉ lệ thi cử, buộc giáo viên dạy như chạy, không chạy thì cháy giáo án và dĩ
nhiên tiết dạy sẽ khô khan, cứng nhắc, không gây được hứng thú học tập cho học
sinh. Khiến cho các em không thích học bộ môn Lịch Sử.
3. Đa số học sinh hiện nay học theo lối là học gạo, học vẹt, học đối phó. Ngay
cả học sinh khối 12 vẫn xem môn Sử là môn không thực tế, khi nào Bộ thông báo có
thi tốt nghiệp thì mới học, kết quả dẫn tới học trước quên sau học mà không hiểu. Vì
vậy, bài làm Lịch Sử của học sinh thường là : Râu ông nọ cắm cằm bà kia, chất lượng
giảm sút đáng ngờ.
4. Một số giáo viên chưa dành nhiều thời gian để đầu tư chuyên sâu cho giảng
dạy. Phải đảm bảo truyền tải hết nội dung cơ bản nên nhiều thầy cô khi giảng dạy
thường bám sát vào sách giáo khoa, truyền thụ kiến thức đơn thuần làm cho tiết học
trở nên nặng nề, buồn tẻ, chưa truyền đạt được cái hồn của môn học.
Viết lại kinh nghiệm vận dụng điển tích trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10
là nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc gây hứng thú, niềm say mê học tập môn
Lịch Sử cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả bộ môn .
2
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Phần 2: NỘI DUNG
1. Giới hạn đề tài:
Điển tích lịch sử Việt Nam rất phong phú, lịch sử dân tộc đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, sứ mệnh của nó là phản ánh hiện thực những sự kiện lịch sử hào hùng của
dân tộc lên trang giấy với những tấm gương vua sáng, tôi hiền như Hai Bà Trưng; Lý
Bí; Ngô Quyền; Đinh Tiên Hoàng; Lê Hoàn; Lý Công Uẩn; Lý Thường Kiệt; Trần
Thái Tông; Trần Nhân Tông; Nguyễn Trãi, Quang Trung... đã để lại tiếng thơm muôn
đời cho lịch sử dân tộc, cuộc đời và sự nghiệp của họ thực sự là những bài học lớn cho
nhiều thế hệ sau noi theo. Dạy học lịch sử là góp phần bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu
nước. Vì vậy, việc áp dụng điển tích lịch sử trong giảng dạy sẽ có công rất lớn trong
quá trình hoàn thiện nhân cách con người. Điển tích lịch sử của dân tộc Việt rất phong
phú. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép, tôi chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu của đề tài là: khai thác và vận dụng điển tích (Chính là những câu chuyện
về tấm gương anh hùng dân tộc, vua sáng, tôi hiền) vào việc giảng dạy một số bài
trong chương trình Lịch sử Lớp 10 THPT.
2. Các bước thực hiện
a. Phải nghiên cứu kỹ chương trình, tìm ra những bài có thể khai thác, áp dụng
được điển tích lịch sử .
Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch
sử lớp 10. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ chương trình này. Đặc biệt là các bài có thể
khai thác, vận dụng được. Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ, so
sánh và đặt nó trong mối liên hệ với các câu chuyện lịch sử, theo từng giai đoạn thăng
trầm của lịch sử Việt Nam. Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác định
được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp 10, tránh sa đà, ôm đồm.
b. Tiến hành sưu tầm điển tích lịch sử.
Tiến hành sưu tầm điển tích lịch sử có liên quan sát với nội dung các bài lịch
sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong câu chuyện
lịch sử liên quan nào ta cũng khai thác được hết mà nên lựa chọn những chi tiết sát
nhất, “đắt” nhất để sử dụng.
c. Chọn và phân loại các điển tích lịch sử.
Chọn lựa, phân loại điển tích lịch sử, sao cho phù hợp với yêu cầu, phương
pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng:(ví dụ như: điển tích lịch sử kể về nữ anh
hùng, điển tích lịch sử về các vị vua hiền, điển tích lịch sử phân theo thời kỳ các
3
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
vương triều, điển tích lịch sử về những tên tướng xâm lược…) Sau khi phân loại, tiến
hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề.
d. Khai thác, vận dụng các điển tích đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn.
Đây là bước thể hiện phương pháp vận dụng điển tích lịch sử ngay trong tiết
học. Trong một bài dạy có khi chỉ nên sử dụng một hoặc hai hai đề mục bằng phương
pháp kể chuyện lịch sử, hoặc chỉ lấy một số chi tiết trong câu chuyện phù hợp với nội
dung bài dạy, Tránh biến tiết dạy học thành tiết kể chuyện lịch sử .
đ. Trao đổi với các đồng nghiệp khi khai thác và vận dụng câu chuyện lịch sử
vào việc giảng dạy.
Đây là điều rất bổ ích cho bản thân và đồng nghiệp, trong khi bản thân mình
trực tiếp dự giờ sẽ để có điều kiện kiểm chứng và so sánh lại phương pháp dạy học
này, từ đó phát hiện ra những ưu khuyết điểm để có biện pháp sửa đổi kịp thời.
e. Đi thực tế ở một số trường phổ thông trung học nếu điều kiện cho phép.
Mỗi trường THPT khác nhau sẽ có những kinh nghiệm dạy học khác nhau, việc đi
thực tế, học tập ở trường bạn, nhất là những trường điểm, trường chuyên là cách tự
học nhanh nhất cho mỗi giáo viên trong quá trình rèn luyện nâng cao chuyên môn.
f. Nguồn tìm kiếm điển tích lịch sử .
Nguồn tư liệu lịch sử rất phong phú đa dạng, chỉ cần vài giây là có thể tìm kiếm
được tất cả tư liệu Lịch sử cần thiết phục vụ cho việc dạy - học hiện nay trên mạng
internet. Ví dụ như iPedia ; , Sách
nhân danh lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam, Sự kiện và nhân vật, Lịch sử
Việt Nam tuyên ngôn của các vĩ nhân....
g. Áp dụng cụ thể điển tích lịch sử vào bài dạy.
* Lịch sử Việt Nam ở lớp 10 có nội dung rất dài và phong phú:
Ngay từ thời kỳ dựng nước ( Thế kỉ VII – II TCN), tới thời kỳ ngàn năm Bắc
thuộc, rồi tới thời kỳ phong kiến ( Thế kỉ X – XIX) trãi qua các triều đại Từ Ngô,
Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc rồi đến tình trạng Nam - Bắc triều, Trịnh Nguyễn phân tranh ... Với hàng ngàn năm lịch sử dân tộc , với nhiều sự kiện, nhiều
nhân vật, nhiều trận đánh mà thời lượng chỉ học hơn 10 tiết, có lẽ vì thế nên nội dung
sách giáo khoa chỉ chú trọng cung cấp kiến thức khái quát, không có sức hấp dẫn, học
sinh cảm thấy nặng nề khi phải học thuộc các vương triều gắn với những trận đánh nổi
tiếng cùng nhân vật lịch sử điển hình. Dẫn đến tình trạng nhân vật này gắn nhầm triều
đại kia, Quang Trung thì nhầm tưởng thời Lý, tới Lý Bí lại nói là một tướng giặc thời
Minh ... Và nhiều điều đáng cười khác.
4
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Trước thực tại đó, nếu giáo viên linh hoạt áp dụng những điển tích lịch sử vào
bài giảng, thì tiết học sẽ nhẹ nhàng và học sinh ít nhiều cũng thấm nhuần lịch sử dân
tộc, không còn ”râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Thực tế nội dung lịch sử 10 rất có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng điển
tích lịch sử vào dạy học, do áp lực thi cử không nặng như lớp 12, giáo viên có thể linh
hoạt chủ động áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, cộng thêm lịch sử Việt Nam có
rất nhiều điển tích lịch sử mang tính giáo dục cao, dễ học, dễ thuộc, dễ áp dụng.
* Ví dụ cụ thể những điển tích vào chương trình giảng dạy lịch sử 10
Nội dung bài học sách giáo
khoa
Những điển tích lịch sử có thể áp dung
Bài 14.Các quốc gia cổ
Học sinh phải biết về sự hình thành và phát
đại trên đất nước Việt Nam.
triển nhà nước Văn Lang ( Hùng Vương ), nhà
nước Âu Lạc (An Dương Vương), cùng với đặc
điểm sinh sống, phong tục tập quán người Việt cổ,
giáo viên có thể áp dụng Câu chuyện: “Kinh Dương
Vương và Hồng Bàng Thị”, “chuyện kể về Hùng
Vương, An Dương Vương. Chuyện về những phong
tục tập quán người Việt”
Giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu về những sự
kiện chính của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Bài 15. Thời Bắc thuộc Câu chuyện : Mị Châu Trọng Thuỷ, Triệu Đà, An
và các cuộc đấu tranh giành độc Dương Vương và nỏ thần...Giáo viên sẽ giúp học
lập...
sinh nắm được hoàn cảnh, quá trình... nước ta rơi
vào thời Bắc thuộc.
Bài 16: Thời Bắc thuộc
Để giáo dục tinh thần yêu nước, chống giặc
và các cuộc đấu tranh giành độc ngoại xâm của dân tộc Việt, giáo viên có thể khắc
lập...
sâu kiến thức bằng những mẩu chuyện viết về Hai
Bà Trưng, Bà Triệu, Truyện Trương Trọng, Lý Bí,
Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền...
Học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn, dễ nhớ
những trận chiến gắn liền với nhân vật, từ đó giáo
dục tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ
Bài 17: Quá trình hình
Những câu chuyện về : Đinh Bộ Lĩnh, Lê
thành và phát triển của nhà Hoàn, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Lê
nước phong kiến (X –XV)
Lợi...
5
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Bằng những câu chuyện ngắn gọn, giúp học
sinh hiểu sâu hơn về quá trình phát triển của các
vương triều phong kiến Việt Nam.
Bài 18: Công cuộc xây
Câu chuyện về : Lê Thánh Tông, Lý Thái
dụng và phát triển kinh tế ( X – Tông, Lý Thánh Tông, Thái hậu Ỷ Lan...
XV)
Giáo dục lòng biết ơn với những vị vua hiền
tôi sáng, tự học sinh sẽ rút ra được nguyên nhân
của sự phát triển kinh tế ...
Bài 19: Những cuộc
Câu chuyện: Dương Vân Nga, Lý Thường
kháng chiến chống ngoại xâm ở Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, An Tư
các thế kỉ X - XV
Công chúa...
Giáo dục tinh thần kháng chiến, lòng yêu
nước căm thù giặc cho học sinh.
Bài 20: Xây dựng và phát
Câu chuyện : Lý Thái Tổ dời đô, Hồ Nguyên
triển văn hoá dân tộc trong các Trừng, ...
thế kỉ X - XV
Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc Việt.
Bài 21: Những biến đổi
Câu chuyện : Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm,
của nhà nước phong kiến trong Trịnh Sâm, Nguyễn Hoàng...
các thế kỉ XVI - XVIII
Học sinh tự nhận định tình hình chính trị - xã
hội nước ta trong những thế Kỉ XVI – XVIII, là rất
rối ren, phức tạp, với sự tranh giành quyền lực giữa
các tập đoàn phong kiến
Bài 23: Phong trào Tây
Câu chuyện về : Ba anh em Nguyễn Huệ
Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
Học sinh dễ hiểu hơn về vương triều Tây
nước, bảo vệ tổ quốc...
Sơn, cũng như công lao của Quang Trung trong sự
nghiệp thống nhất và bảo vệ tổ quốc
Bài 25 Tình hình chính
trị, kinh tế, văn hoá dưới triều
Nguyễn.
Câu chuyện về Nguyễn Ánh...
Do giới hạn của đề tài là chỉ áp dụng những câu chuyện lịch sử vào giảng dạy lịch
sử 10, nên tôi xin phép chỉ nêu ra ở đây một số ví dụ tiêu biểu.
Ví dụ 1: Bài 15, 16 Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập của
dân tộc
6
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Để đáp ứng mục tiêu bài học, học sinh phải nắm được chế độ thống trị của
chính quyền phương Bắc và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giáo viên
có thể vận dụng câu chuyện kể về “ Mai Hắc Đế”
Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, Thạch hà, Hà Tĩnh,Không ai còn nhớ năm sinh
ngày mất của ông, chỉ biết rằng ông sinh ra trong cảnh nghèo nàn, mẹ làm mướn cho
nhà giàu và kiếm củi nuôi con. đã thế cậu bé lại mang tiếng là không cha, nước da thì
đen xạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan sớm bộc lộ tư chất thông minh và có sức khoẻ
phi thường.
Trong một lần hai mẹ con đi kiếm củi, tai nạn khủng khiếp đã xảy ra, khi nghe
tiếng kêu thét của mẹ, kịp đến thì mẹ đã chết gục bên một vũng máu cạnh một con hổ
đang cắn xé man rợ. Mai Thúc Loan đã đánh nhau với hổ... Từ đó Mai Thúc Loan nổi
tiếng là chàng trai có sứ khoẻ phi thương, trở thành đô vật nổi danh trong vùng không
ai đich nổi, được mọi người suy tôn làm chức “ đầu phu”, thủ lĩnh quân sự địa
phương.
Châu Hoan ngày ấy dưới ách đô hộ của nhà Đường, nhân dân vô cùng cực khổ,
đặc biệt là gánh nặng cống nạp. Nguyên có bà Dương quý Phi- ái phi của Vua
Đường, nhan sắc thì tuyệt vời mà tính khí lại thất thường, chỉ thích ăn quả lệ chi - vải
thiều ở xứ An Nam.
Vì vậy mà mùa vải năm 722, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải gánh vải đi
cống nạp, mồ hôi đầm đìa, cả đoàn người phải lê từng bước trên con đường xa vạn
dặm,trong cái nắng cháy họng, một cụ già trong đoàn nhỡ tay bứt một trái vải ăn cho
đỡ khát, thì ngay lập tên lính đường dùng mã tấu đập vào đầu ông già, khi tên lính
định đập thêm một cái nũa thì hắn đã bị Mai Thúc Loan đánh cho chết tươi...đoàn phu
nghe lệnh Mai Thúc Loan tất cả rút đòn gánh dẹp tan bọn lính Đường.
Sau đó Mai Thúc Loan đã thổi bùng lên một cuộc khởi nghĩa, được trăm họ
hưởng ứng, nhiều thủ lĩnh địa phương về thuận. Chỉ trong một trận ác chiến, Mai
Thúc Loan đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội), buộc Quách Sở Khách phải bỏ
chạy về nước, lấy lại Giang sơn.Mai Thúc Loan được mọi người suy tôn là Mai Hắc
Đế...nhân dân đã lập đền thờ và ca tụng rằng:
Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành luỹ khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
....
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phục chung.
( Tuyên ngôn của các vĩ nhân; Cao Minh; NXB Thanh Niên )
Ví dụ 2: Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X –XV
Từ thế kỉ X – XV,công cuộc xây dựng kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu
rực rỡ, Học sinh phải hiểu được để có những thành tựu đó là sự hợp sức của nhà nước
7
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
và nhân dân, đặc biệt là nhờ tài trị nước của giai cấp thống trị.... Vì vậy giáo viên có
thể sử dụng truyện kể về Thái hậu Ỷ Lan.
Tên thật của bà là Lê Thị Yến, quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh ( Nay Gia Lâm –
Hà Nội), mất mẹ từ khi 12 tuổi, phải ở với gì ghẻ.
Khi ấy, vua Lê Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai, nên thường
cùng quần thần đi vãn cảnh. Trong một lần đi xem hội, Thánh Tông đã gặp Thị Yến
bội phần xinh đẹp, đối đáp lại lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, phong làm Nguyên
Phi.
Ỷ Lan là người ham học, thích đọc sách. Trong một thời gian ngắn mọi người
đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm của Ỷ Lan. Vua Lý Thánh Tông thường
hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan đã tâu: Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là
biết nghe lời can gián của đấng trung thần, Lời nói ngay nghe chướng nhưng có lợi
cho việc làm...điều thứ hai phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ, dễ làm thay đổi
con người. Tự mình tu đức để giáo huấn dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt trước
làm theo...Nước muốn mạnh phải nhân từ với dân.Hội tụ đủ điều ấy, Đại Việt sẽ vô
địch.
Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm, bởi thế Năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân
cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Ngay năm ấy, nước Đại
Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế
sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã
được cứu sống.
Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh
khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường
Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ
Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân
đã mạnh hẳn lên.
Năm Đinh Tỵ (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường
Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo
Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình,
huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng
hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại,
lủi thủi rút quân về nước....
“ Các triều đại Việt Nam - Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng – NXB Thanh niên ”.
Ví dụ 3. Bài 19:Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X –XV:
Để giáo dục lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu kiên cường anh dũng
của dân tộc, từ đó học sinh tự rút ra được nguyên nhân thắng lợi của những cuộc
kháng chiến, giáo viên áp dụng mẫu chuyện kể về Lê Đại Hành
“Lê Đại Hành nối lên ngôi
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành”
8
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Lê Hoàn sinh năm tại Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo khổ “Bố
dỡ đó, mẹ xó chùa. Cha mẹ đều mất sớm, bởi vậy Lê Hoàn phải phải làm con nuôi cho
một vị quan nhỏ, lớn lên, Lê Hoàn theo cha con Đinh Tiên Hoàng và lập nhiều chiến
công, được Đinh Việt Vương phong làm Thập đạo tướng quân.
Sau khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị giết chết, quân Tống hay tin đã chuẩn bị
xâm chiếm nước ta. Lê Hoàn được sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga đã lên
ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lê Đại Hành, khi Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con
Đinh Toàn sang chầu, tình thế bức bách, Lê Hoàn một mặt cho quân chặn đánh ở Chi
Lăng, một mặt cho quân mai phục ở Bạch Đằng, thắng lớn cả hai trận, giết chết
tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, vua Tống phải xuống chiếu rút
lui..
Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo phát triển đấtt nước,.. nội trị và
ngoại trị đều xuất sắc. Có chuyện kể rằng
Năm 990, Vua Tống sai Tống Cảo sang phong cho Lê Hoàn hai chữ “Đặc
tiến”, biết là quân Tống hống hách, ngạo mạn, Lê Hoàn đã cho 9 thuyền cùng 300
quân sang tận Liên Châu ( Trung Quốc)đón, Khi quân Tống Cảo đến Hoa Lư thấy
một cảnh khác lạ: Dưới sông trên thuyền quân lính san sát, bên sườn núi quân lính võ
phục chỉnh tề, gươm giáo sáng loà, trên cánh đồng thì hàng trăm trâu bò rong rỉu đen
kịt, bụi bay mù mịt... tóng qúa kinh ngạc vì sự hùng mạnh của nước Việt. Theo nghi lễ
thiên triều, khi nhận chiếu thư của vua Tống, vua các nước chu hầu phải lạy, nhưng
Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa, chân đau nên không lạy được...
Sau bữa tiệc, Lê Hoàn khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng, nói là sẽ làm
thịt mời Cảo Tống. Sứ Tống khiếp đảm từ chối.
Lần khác, Lê Hoàn cho dắt tới hai con hổ để sứ thần thưởng ngoạn. sứ Tống
toát mồ hôi.. Trước khi bọn Tống cảo về nước, Lê Hoàn bảo:
Sau này nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay ở đầu biên giới, không phiền
sứ thần đến đây nữa...
“ Các triều đại phong kiến Việt Nam – NXB thanh niên”
3. Kết quả thực hiện:
a. Đối với bản thân:
- Giúp bản thân tự tin hơn trong giảng dạy, nâng cao kiến thức Lịch sử nhờ vào quỹ
thời dành cho việc sưu tầm, tìm hiểu tư liệu .
- Qua việc kể những mẩu chuyện Lịch sử giúp bản thân nâng cao kỹ năng giao tiếp
trong giảng dạy và trong giao tiếp xã hội.
- Tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa Thầy và trò trong quá trình dạy học.
- Giúp bản thân tích luỹ được kinh nghiệm giảng dạy, rèn luyện để nâng cao tay nghề
b. Đối với học sinh
- Phương pháp vận dụng các câu chuyện lịch sử trong dạy học làm cho học sinh hứng
thú hơn trong học tập
- Góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, có tác dụng cao trong việc giáo dục tư
tưởng đạo đức cho học sinh
9
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
- Rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử trong xã hội cho học sinh, tạo mối quan hệ gắn
bó giữa Cô – Trò - Bạn bè.
- Chất lượng giáo dục được nâng lên theo tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước.
c. Đối với tổ bộ môn.
- Đây chỉ là một sáng kiến nhỏ của bản thân, nhằm đóng góp vào kinh nghiệm trong
cải tiến phương pháp dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó hạ dần tỉ lệ
học sinh yếu kém.
- Góp phần giải đáp những khó khăn của bản thân trong giảng dạy, khi được thanh tra,
kiểm tra tay nghề giáo viên .
- Bản thân không có tham vọng gì lớn, nhưng trong các lần họp tổ chuyên môn tôi đã
chủ động đưa vấn đề này ra thảo luận với những giáo viên cùng khối để việc áp dụng
các câu chuyện lịch sử vào giảng dạy đạt hiệu cao, tránh được tình trạng giờ dạy khô
khan, học sinh mỏi mệt, từ đó các em sẽ hứng thú và yêu thích học Lịch Sử dân tộc
hơn.
4.. Tồn tại :
Chương trình thay sách dù đã cải tiến, đổi mới, nhưng nội dung còn quá nặng,
không hấp dẫn . Nhất là chương trình cơ bản, có một số bài còn dồn nén kiến thức,
một thực trạng quá tải đối với giáo viên lẫn học sinh, nên việc vận dụng thêm các câu
chuyện vào tiết dạy sẽ mất thêm nhiều thời gian, dễ rơi vào tình trạng đọng giáo án
Việc vận dụng điển tích vào dạy học lịch sử, nếu giáo viên sử dụng phương
pháp không hợp lý dễ rơi vào phương pháp dạy học cổ truyền, đi ngược lại với tư
tưởng chỉ đạo của ngành ( Giáo viên thuyết giảng một chiều)
Phân phối chương trình và lề lối thi cử hiện hành chưa thật hợp lý, dung lượng
thì quá tải so với thời lượng. Về thi cử thì năm có năm không, hình thức lúc thi tự
luận, khi trắc nghiệm, rồi lại tự luận... thay đổi liên tục, làm khó cho người dạy .
5. Kiến nghị:
Để khắc phục tình trang quá tải kiến thức, việc đầu tiên giáo viên cần đầu tư bài
soạn, nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, xác định kiến thức trọng tâm của bài,
xác định phần nào cần trình bày kỹ, phần nào có thể lướt qua. đồng thời cần chọn lọc
những câu chuyện lịch sử phù hợp để vận dụng vào bài, tất nhiên không phải bê
nguyên câu chuyện mà chỉ lựa chọn một số đoạn phù hợp nhất để khắc sâu kiến thức
trọng tâm cho học sinh.
Để tránh tình trạng bị coi là không biết đổi mới phương pháp dạy học khi vận
dụng các điển tích vào bài giảng, giáo viên nên kết hợp với nhiều phương pháp tích
cực khác. đặc biệt là nên phân công trước cho học sinh tìm hiểu về các gương anh
hùng, các danh nhân lịch sử... sau đó tới tiết học có nội dung liên quan sẽ gọi học sinh
lên kể lại những mẩu chuyện mà các em đã sưu tầm. Như vậy, vừa phát huy được
tính tích cực cho học sinh, vừa rèn luyện cho các em khả năng khai thác tư liệu, các
em lại được rèn luyện khả năng nói chuyện trước đám đông.
Nếu có thể, nên trả lại đúng dung lượng và phương pháp phù hợp cho môn Lịch
Sử, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc soạn giảng và truyền đạt, tránh chạy đua với
10
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
giáo án. Phương pháp kể chuyện ( chọn lọc) được giáo viên cung cấp sẽ làm tiết học
trở nên sinh động và dễ nhớ, dễ học hơn.
Nhanh sớm thống nhất hình thức thi tự luận, không nên thay đổi nay sớm, mai
chiều, lịch sử dân tộc nên bắt buộc trong các kỳ thi tú tài, học sinh sẽ chú tâm hơn vào
bộ môn, khi đó chất lượng môn Lịch Sử chắc chắn được cải thiện hơn.
6. Bài học kinh nghiệm
a. Giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn.
Như vậy thì tư liệu đó mới “sát” và có giá trị cao trong bài học.
b. Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng điển tích lịch sử, nếu không
muốn biến tiết dạy Lịch Sử thành giờ kể chuyện.
c. Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh (đối tượng vận dụng là học sinh
lớp 10), câu chuyện phải rõ ràng, trong sáng, mang tính giáo dục và phù hợp với tâm
sinh lý học sinh
d. Các câu chuyện Lịch sử vận dụng cần phải có nguồn gốc xuất xứ chính xác, rõ
ràng. Đây là điều rất quan trọng trong dạy học lịch sử, lịch sử vốn không được tô đen,
bôi hồng, phải mang tính chính xác, khoa học như những gì đã diễn ra.
đ. Trong quá trình áp dụng điển tích lịch sử trong bài dạy, giáo viên cần ghi lại những
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, để kịp thời bổ sung điểu chỉnh về phương pháp.
e. Tích cực thăm lớp dự giờ để học hỏi đồng nghiệp nhằm trau dồi kinh nghiệm
g. Thường xuyên cập nhật thông tin internet, các tạp chí chuyên nghành, tập cho học
sinh thói quen tìm tòi, nghiên cứu các thông tin trên sách báo, trên mạng.
Phần 3: KẾT LUẬN
Dạy học là một quá trình thống nhất giữa Dạy và học. Do đó sự chuyển biến
trong cách học của học sinh sẽ tác động tích cực đến phương pháp dạy của người
thầy, học sinh hứng thú say mê học tập sẽ là nguồn động viên khích lệ giáo viên phát
huy sáng tạo hơn trong dạy học. Trong dạy học Lịch Sử, nếu giáo viên chỉ nặng
thuyết giảng thì học sinh sẽ không hứng thú với tiết học, thậm chí tiết học sẽ trở nên
nặng nề, cứng nhắc, học sinh cảm thấy mỏi mệt, còn giáo viên nằm trong tình trạng
tâm lý căng thẳng.. Nhưng nếu quá lạm dụng điển tích lịch sử thì sẽ trở nên loãng và
tiết học trở thành một buổi kể chuyện, không bảo đảm được mục tiêu yêu cầu của bài
học và đôi khi bị “cháy” giáo án. Việc phối hợp tốt phương pháp dạy học có áp dụng
điển tích với các phương pháp dạy học khác, bài học sẽ trở nên sinh động, kích thích
tư duy và hứng thú học tập của học sinh.
Như vây, phương pháp dạy học có áp dụng điển tích vào bài dạy có tác động
tích cực thúc đẩy mối quan hệ qua lại trong Dạy - Học, từ đó chất lượng giáo dục
được nâng cao.
11
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sáng kiến kinh nghiệm
Việc vận dụng câu chuyện trong giảng dạy lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân
tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có
hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc
học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống
cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác
động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy
học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và
đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn
Lịch Sử nói riêng.
Với những câu chuyện cổ về các nhân vật có thật trong lịch sử, giúp học sinh dễ
thuộc, dễ đi vào lòng người…sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc
truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối
những anh hùng dân tộc đã hi sinh xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử
nước nhà.
Do thời gian áp dụng ý tưởng này chưa nhiều và do thực tế ở mỗi đơn vị là không
giống nhau nên chắc chấn rằng phương pháp này sẽ còn những hạn chế, khiếm
khuyết. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để việc “ Vận dụng
điển tích vào giảng dạy lịch sử Việt Nam – lớp 10 ” mang lại hiệu quả cao hơn.
Châu thành, ngày 25 tháng 12 năm 2011
Người viết: Nguyễn Văn Hùng
12