Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học văn phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.38 KB, 14 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay ở các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Máy
tính đã trở thành phương tiện thông tin đại chúng trong đơn vị hành chính, kinh
tế, nhà trường và mọi nơi, mọi chỗ, trong các gia đình… Cùng với việc phổ cập
công nghệ thông tin thì nhu cầu khai thác nó phục vụ cho những nhu cầu khác
nhau ngày càng một tăng. Bên cạnh việc soạn thảo các loại văn bản thông
thường với những hình thức phong phú và đa dạng còn có những phần mềm có
khả năng làm việc ổn định và dễ sử dụng. Hãng Microsoft đã chuẩn bị một công
cụ tuyệt vời dành cho những mục đích như vậy, đó là một chương trình phần
mềm hoàn chỉnh là Microsoft office những công việc phức tạp trước đây nay đã
trở nên đơn giản. Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và
Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất
cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục
nghề nghiệp đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất
thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các
thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành
và hứng thú học tập của học viên để nâng cao chất lượng đào tạo.
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học trong Trung tâm GDNNGDTX Thọ Xuân, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc thực hành máy tính
và hình thành kỹ năng cho học viên thông qua việc thực hành trên lớp.
Với cương vị là một giáo viên giảng dạy chính trong trung tâm, được nhà
trường tín nhiệm giao cho giảng dạy môn tin học.
- Căn cứ vào tình hình thực tế cơ sở vật chất của nhà trường.
- Căn cứ vào số lượng học viên trong từng lớp của các khoá học. Với tình
hình hiện nay: 01 lớp nghề từ 35-40 học viên/1lớp do nhu cầu học nghề tăng
nhanh trong mấy năm trở lại đây.
Chính vì vậy mà phòng học thực hành tin học với số lượng từ 20-25 máy
tính chỉ đảm bảo cho học viên thực hành với số lượng từ 20-25 học viên/1ca.
Trước thực tế đó, ngay từ khi mới được về công tác tại Trung tâm GDNNGDTX Thọ Xuân, tôi đã bắt tay nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Cải tiến việc
tổ chức dạy và học thực hành môn tin học văn phòng".


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Do tính chất đặc thù của môn tin học văn phòng, đặc điểm của học viên
tham gia học học nghề nông thôn là mọi tầng lớp, lứa tuổi khác nhau như lớp
hội đông y có nhiều cụ hơn 70 tuổi như học viên Nguyễn hữu châu, học viên
Đỗ mạnh hóa….Điều kiện tổ chức dạy và học cũng khác nhau theo từng cơ sở
khác nhau. Việc hình thành và phát triển ở học viên những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về tin học văn phòng và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học và
vận dụng vào cuộc sống lao động thực tiễn phục vụ cho công việc của bản thân
học viên vì vậy mục đích cụ thể cần đạt được những yêu cầu sau:
1


Chuẩn bị tốt cho giờ thực hành, giáo viên có rất nhiều việc cần làm, ví dụ:
Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho từng giờ lên lớp; khảo sát, kiểm tra trang thiết
bị dạy học cho môn học; đề xuất với tổ chuyên môn, trung tâm để có kế hoạch
sửa chữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị của phòng thực hành.
“Trước giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phòng máy, các thiết
bị cần thiết, đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn với học
viên.
Không chỉ thế, kỹ năng tổ chức, bảo quản, bảo dưỡng để các thiết bị máy
tính ít hư hỏng, tiết kiệm thời gian và ít tốn chi phí cho trung tâm cũng vô cùng
quan trọng với giáo viên Tin học.
a. Thiết kế giáo án phù hợp
Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học viên là nội
dung quan trọng thứ hai cần lưu ý, bởi việc này sẽ giúp giáo viên chuẩn bị chu
đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình một giờ dạy thực hành.
Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều đối tựợng học viên, giáo
viên tối thiểu cần làm được những công việc sau:
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng; tìm
ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học viên yếu kém và những kiến thức

kỹ năng dành cho học viên khá giỏi; tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, đi sâu
hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm tổng thể, giải thích cho họcviên khi cần
thiết.
Giáo viên cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của
chương, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học viên
và điều kiện dạy và học; đồng thời, hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học
với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
b. Điều hành tổ chức giờ dạy
Điều quan trọng trong giờ thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều
khiển các đối tượng học viên trên lớp. Nhấn mạnh điều này, trong điều kiện cơ
sở vật chất trung tâm không đảm bảo 1 máy/1 học viên, giáo viên nên chia
nhóm thực hành.
Với việc chia nhóm, học viên có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở
thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên.
Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm hiệu quả, buộc giáo viên phải lựa chọn nội
dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học viên.
Vì vậy, giáo viên cần xác định đúng mức nội dung thực hành, phải vừa
sức với học viên, thuộc nội dung học viên đã được nghiên cứu (liên hệ với bài
giảng), dễ tổ chức thực hiện trong điều kiện trang bị máy tính hiện có của trung
tâm.
Giáo viên hướng dẫn học viên các kỹ năng thao tác trong bài thực hành,
thao tác mẫu bằng máy chiếu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn học
viên thực hành, gợi mở, khuyến kích học viên tích cực hoạt động; đồng thời
quan sát, theo dõi và bổ trợ học viên khi cần.

2


“Bản thân tôi thường chỉ rõ những kỹ năng, thao tác cơ bản nhất cần phải đạt
được cho học viên; phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn

nắn điều chỉnh; chỉ trợ giúp, tránh đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập
sáng tạo của học viên. Giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện một thao
tác giúp các học viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành”
c. Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành
Với những bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, theo kinh nghiệm
của tôi có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho
học viên thực hành theo những yêu cầu đã nêu.
Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất
định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ của học viên; học viên khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách
để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất.
d. Tìm sự hỗ trợ từ học viên khá - giỏi
Giải pháp này được tôi thực hiện khá hiệu quả trong quá trình dạy học.
Theo đó, vào đầu giờ, giáo viên hướng dẫn cho học viên có khả năng học tập tốt
thật kỹ để nhóm đối tượng hỗ trợ nắm chắc kiến thức; sau đó chính các học viên
này sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫn các bạn cùng
nhóm thực hiện các bài tập do giáo viên giao.
Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho học viên trước khi thực hiện hỗ trợ bằng
cách giải thích mục đích, lý do và những phương pháp học tập hợp tác là rất
quan trọng. Trong đó, nhấn mạnh sự hợp tác cùng tiến bộ hơn là ganh đua ghen
ghét, nhắc nhở học viên thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ
trợ. Giáo viên phải chỉ ra được các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động
học viên là phải có sự hỗ trợ lẫn nhau thì mới có hiệu quả. Hỗ trợ lẫn nhau là
phương pháp thu hút sự tham gia của học viên, phù hợp với đổi mới phương
pháp giáo dục hiện nay là: dạy ít, biết nhiều.
Những học viên học tốt hơn có vai trò hỗ trợ sẽ giải thích khi cần thiết, đặt
câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp giúp học viên nhận hỗ trợ sẽ
dễ hiểu hơn. Việc này giúp các học viên thoải mái trao đổi, không sợ sai; đồng
thời có cơ hội để thảo luận, tăng kỹ năng phối hợp, hợp tác”
e. Sử dụng phần mềm dạy học và mạng máy tính

Đặc thù của môn Tin học là sẽ thực hành trên một phần mềm ứng dụng cụ
thể. Tuy nhiên, sẽ có phần mềm với nhiều phiên bản khác nhau. Do đó, theo
từng thời gian cụ thể, giáo viên cần cài đặt phần mềm phù hợp để thuận lợi cho
quá trình dạy học thực hành.
Lưu ý của tôi, giáo viên phải có kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn theo yêu
cầu bộ môn, cài đặt phần mềm học tập liên quan tiết thực hành.
Ví dụ, lớp học viên cán bộ sẽ học hệ điều hành Windows 7, Microsoft Office
Word 2007, các phần mềm hỗ trợ trình duyệt Web phần mềm Typing Test, USB,
CD-ROM, đĩa cài đặt chương trình,… nên cài đặt đúng phần mềm đó để phù
hợp với kiến thức chung của bộ môn. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát
triển như vũ bảo hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều phiên bản mới, cả về hệ điều
3


hành lẫn phần mềm ứng dụng. Nên khi cần thiết, giáo viên cần giới thiệu và
hướng dẫn một số học viên có điều kiện thích ứng với những nội dung mới này.
Thêm một vấn đề quan trọng là giáo viên cần đảm bảo mạng lưu thông tốt
để có thể theo dõi, gom bài thực hành, kiểm tra, đánh giá một cách có hiệu quả;
nối mạng nội bộ để quản lí từng tiết thực hành trên từng máy, sửa chữa kịp thời
nếu bị hỏng.
Để đạt được những mục tiêu trên qua quá trình nghiên cứu và trực tiếp
tham gia giảng dạy cho lao động nông thôn và đồng thời tham quan một số giờ,
tôi nhận thấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học
văn phòng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học trong thời kỳ
mới.
1.3. Đối tượng, thời gian, điạ điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học viên học nghề môn tin học văn phòng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2017
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm GDNN- GDTX Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết chuyên ngành,
nghiên cứu phương pháp giảng dạy thực hành, đặc biệt là phương pháp hướng
dẫn ban đầu.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua thực tế hướng dẫn thực hành
trên lớp, trao đổi với đồng nghiệp, tiếp thu sự phản hồi từ học viên.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá trên kết quả và
mức độ hoàn thành công việc sau quá trình thực hành.
Khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, tham
quan một số giờ dạy của đồng nghiệp; và có đối chứng kết quả trước và sau khi
thực hiện.
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Học viên hoàn thành khối lượng bài tập thực hành cao hơn trước từ 1,5
lần trở lên.
- Học viên thực hành độc lập, luôn chủ động, sáng tạo và làm được bài tập
thực hành ngay tại lớp.
- Giờ dạy thực hành lớp luôn ổn định, tính tự giác cao trong quá trình
học không mất trật tự, nhốn nháo, giáo viên dễ dàng quản lý và hướng dẫn học
viên.
- Học viên có tài liệu "bài tập" nên không phải nhìn lên bảng như trước,
tiết kiệm được nhiều thời gian cho học viên khi nhập dữ liệu vào máy tính.
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
Quá trình thực hành trong các môn học nói chung và của môn tin học văn
phòng nói riêng đều rất quan trọng. Thực hành là tổng hợp lại toàn bộ kiến thức
đã được học trong phần lý thuyết nhằm nâng cao kỹ năng thực tế, để giúp học
viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức phục vụ cho công việc của mình.

4



Trong quá trình thực hành, học viên được nhớ lại các nội dung, các thao tác
thực hiện và thêm một lần khắc sâu kiến thức trọng tâm trong chuỗi nội dung
các phần đã học.
Đối với môn Tin học văn phòng, thực hành trên máy tính là bắt buộc và là
một cấu thành của bài giảng lý thuyết. Môn tin học văn phòng rất khó dạy khi
giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành các
thao tác mẫu của bài học. Học viên không nhìn thấy trực quan các thao tác thực
hiện sẽ khó có thể nhớ rõ các bước và hạn chế kỹ năng thực hành. Nếu thày và
trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), việc tiếp thu
kiến thức bài học có thể suy giảm đến 90%.
Do vậy tôi đã lựa chọn biện pháp cải tiến chất lượng thực hành tin học văn
phòng cho học viên nhằm giúp học viên thuần thục trong quá trình làm việc sau
này.
2.2. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài
Khi tham gia trực tiếp giảng dạy các lớp nghề từ năm học 2015. Tình hình
tại thời điểm đó như sau:
- Sĩ số học viên trong lớp còn ít dao động từ 35- 40 học viên. Số lượng
máy tính chỉ có 20-25 máy nên tỉ lệ bình quân là 1,5 học viên/1máy tính.
- Tài liệu học tập môn tin chưa có cho nên học viên thụ động trên lớp
cũng như học ở nhà.
- Việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học, giáo viên phải đưa các
bài tập thực hành lên máy chiếu để học viên theo dõi nhập liệu sau đó xử lý dẫn
đến sự xung đột trong thao tác như; Các học viên có khả năng thì nhập rất nhanh
và phải ngồi chờ các học viên khác nhập từng chữ rất chậm vì màn hình máy
chiếu có hạn, có máy tính chỉ có 1 học viên ngồi thì nhập cũng mất nhiều thời
gian hơn so với máy tính có 2 người (một người đọc, một người nhập). Nhiều
học viên ngồi xa máy chiếu không nhìn rõ, phải đọc từng câu, từng chữ cũng rất
khó khăn trong khâu nhập dữ liệu.
- Lớp học đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành máy thực hành, giáo viên
rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối tượng học viên cụ

thể.
Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người giáo
viên. Kết quả sau khoá học kỹ năng thực hành của nhiều học viên còn yếu kém,
kết quả kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung bình.
2.3. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
a. Khảo sát tình hình:
Căn cứ vào tình hình thực tế tôi đã làm khảo sát và thu được kết quả sau:
+ Cơ sở vật chất: Phòng máy vi tính có 20/25 máy hoạt động, 15/25 máy
chạy chậm.
+ Số lượng học viên trung bình/ 1 lớp học: 35 học viên/1 lớp
+ Giáo viên tham gia giảng dạy: 02 giáo viên/ 2lớp/1 khóa
+ Chất lượng, kỹ năng đạt được sau khi kết thúc môn học được đánh giá
bằng kết quả kiểm tra tại khóa học cán bộ xã xuân yên trong năm 2014 như sau:
5


BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
KQ
kiểm tra
Loại

Giỏi
Khá
TB Khá
Trung bình
Yếu, kém
Cộng:

Kết quả kiểm tra lý thuyết

(Tỉ lệ %)

Kết quả kiểm tra thực hành
(Tỉ lệ %)

10%
20%
30%
35%
5%
100%

7%
9%
12%
40%
32%
100%

b. Nghiên cứu:
Qua khảo sát cho thấy kết quả kiểm tra lý thuyết học viên hiểu bài và làm
được bài, với các tỉ lệ tương đối hợp lý. Còn về kết quả kiểm tra thực hành trên
lớp của học viên thì tỉ lệ yếu kém rất cao (chiếm tới 32%) con số đó đã chứng tỏ
khi kiểm tra thực hành học viên còn lúng túng, còn thiếu kỹ năng thực hành máy
tính do quá trình tham gia các tiết học thực hành trên lớp học viên phải ngồi
ghép hoặc không có máy, về nhà nhiều gia đình cũng khó khăn nên học viên
không có máy để thực hành thêm ở nhà, có điều kiện thuê máy thì lại không biết
thực hành cái gì vì thiếu tài liệu học tập.
c. Thực hiện đề tài:
Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của cơ sở vật chất trung tâm

cũng như thế mạnh về đội ngũ giáo viên có khả năng, có kinh nghiệm, sáng tạo,
nhiệt tình trong giảng dạy.
Đứng trước tình hình mới tôi nhận thấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy
và học thực hành môn tin học văn phòng là công việc cấp thiết phải làm ngay :
- Biên tập, soạn tài liệu học tập cho học viên.
- Nâng cấp phòng máy tính, cài đặt phần mềm phù hợp với yêu cầu xã hội
như: Windows 7, Microsoft Office 2007.
- Chia lớp thực hành theo ca để đảm bảo yêu cầu: 1học viên/1máy tính,
khai thác tối đa năng lực thực sự của các học viên.
Thực hiện đề tài được tiến hành qua 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:
+ Thời gian: Từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2016
+ Đối tượng: Học viên hội đông y thọ Xuân, học viên xã xuân phong
+ Địa điểm thực hiện: Trung Tâm GDNN-GDTX Thọ Xuân
Trước yêu cầu cấp bách cần có tài liệu cho học viên học tập tôi đã biên
soạn cuốn "Giáo trình tin học văn phòng 480 tiết" với hệ thống bài tập dành cho
khoá học 120 tiết được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát
phân phối chương trình môn học do Bộ quy định, sau đó đưa cho lớp trưởng các
lớp Photocopy để làm tài liệu phục vụ thực hành cho các học viên.

6


Cài đặt lại phần mềm cho toàn bộ các máy của phòng vi tính, các phần
mềm mới được Update là Windows 7, Microsoft Office 2007 để phù hợp với xu
thế phát triển và yêu cầu của xã hội.
Cài đặt phần mềm Deep Freeze khoá cứng ổ đĩa máy tính để phòng chống
Virus gây ra lỗi phần mềm, khắc phục triệt để các lỗi do người sử dụng gây ra.
Tổ chức chia 2 ca thực hành: - Ca 1 (thực hành 1/2 số giờ quy định)
- Ca 2 (thực hành 1/2 số giờ quy định)

+ Kết quả nghiệm thu giai đoạn 1:
Máy tính đủ cho học sinh thực hành độc lập 1 học viên/1 máy tính.
Tình hình lớp ổn định, trật tự. Trong giờ thực hành không còn có hiện
tượng nhốn nháo, máy hỏng, cảnh tượng giáo viên phải liên tục vận hành máy
chiếu, nhiều học viên mắt kém ngồi cuối lớp không nhìn thấy gì đã không còn
tái diễn.
Giáo viên có điều kiện tiếp xúc, hướng dẫn từng em học viên đặc biệt là
các học viên yếu kỹ năng thực hành. Chất lượng giờ dạy, giờ học thực hành vì
thế mà được nâng lên rõ rệt.
Kết quả nghiệm thu được thể hiện rõ sau khoá học của lớp: Hội đông y
thọ Xuân và Cán bộ xã Xuân Phong
Sĩ số lớp : 35 (học viên hội đông y Thọ Xuân)
Số tiết: 120
Sĩ số lớp : 38 (Cán bộ xã Xuân Phong)
Số tiết: 120
BẢNG 2: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONHG GIAI ĐOẠN 1
KQ
Kết quả kiểm
kiểm tra tra lý thuyết
Loại
(Tỉ lệ %)

Kết quả kiểm
tra thực hành
(Tỉ lệ %)

Kết quả kiểm
tra lý thuyết
(Tỉ lệ %)


Kết quả kiểm
tra thực hành
(Tỉ lệ %)

Lớp

Hội đông y Thọ Xuân

Giỏi

15%

15%

20%

35%

Khá

22%

17%

27%

40%

TB Khá


31%

20%

30%

20%

T.Bình

29%

43%

23%

5%

Yếu, kém

3%

5%

0%

0%

100%


100%

100%

100%

Cộng:

Cán bộ xã Xuân Phong

Với kết quả thu được ở giai đoạn này cho thấy bước đầu thực hiện đề tài
đã cho kết quả bất ngờ, và khả năng thành công là rất cao mang lại cho học viên
hứng thú, lôi cuốn trong giờ thực hành, từ đó mang lại kết quả tốt, tỉ lệ yếu kém
giảm rõ rệt, giáo viên trực tiếp giảng dạy không phải vất vả trong khâu lo bài tập
thực hành ở mỗi giờ lên lớp cho học viên như trước, tiết kiệm được số giờ sử
7


dụng máy chiếu, nâng cao được khả năng sử dụng, kỹ năng thực hiện các thao
tác trên máy tính cho học viên.
* Giai đoạn 2:
+ Thời gian:
Từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017
+ Đối tượng: Học viên trung tâm y tế thọ xuân, Hội nông dân huyện, học
viên xã xuân Hưng
+ Tổ chức thực hiện: Trung Tâm Dạy Nghề Thọ Xuân
Nối tiếp các ưu điểm ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 cần phải thực hiện các
công việc sau:
- Biên soạn đề cương "Bài giảng tin học" phù hợp với chương trình đây là
tài liệu chính để giáo viên và học viên nghiên cứu, học tập.

- Kết nối mạng nội bộ, mạng Internet cho phòng thực hành máy tính
- Chia 2 ca thực hành, tăng thời lượng thực hành cho học viên lên 1,5 lần
so với thời gian quy định.
+ Kết quả giai đoạn 2 thu được
Đáp ứng được yêu cầu của người học, 1 học viên /1 máy thực hành.
Tăng thời lượng thực hành từ 40 tiết lên 90 tiết trong tổng số 120 tiết.
Tình hình lớp học thực hành rất ổn định, học viên đi học đều đặn và yêu
thích môn học. Kết quả cuối khoá là các học viên có kỹ năng thực hành máy tốt
hơn các học viên khoá trước.
Kết quả nghiệm thu được thể hiện rõ sau khoá học của lớp Học viên trung
tâm y tế thọ xuân và Hội nông dân huyện Thọ Xuân
Sĩ số lớp: 36 (Học viên cán bộ xã Xuân Hưng)
Số tiết: 120
Sĩ số lớp : 42 (Học viên hội nông dân huyện Thọ Xuân)
Số tiết: 120
Sĩ số lớp : 40 (Học viên trung tâm y tế Thọ Xuân)
Số tiết: 120
BẢNG 3: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2

Loại

KQ
kiểm tra

Kết quả
kiểm tra
lý thuyết
(Tỉ lệ %)

Kết quả

kiểm tra
thực hành
(Tỉ lệ %)

Kết quả
kiểm tra
lý thuyết
(Tỉ lệ %)

Kết quả
kiểm tra
thực hành
(Tỉ lệ %)

Hội nông dân
huyện

Kết quả
kiểm tra
lý thuyết
(Tỉ lệ %)

Kết quả
kiểm tra
thực
hành
(Tỉ lệ %)

Trung tâm y tế
huyện


Lớp

Xã Xuân Hưng

Giỏi

25%

39%

32%

46%

43%

58%

Khá

30%

47%

47%

50%

50%


40%

TB Khá

35%

12%

15%

4%

7%

2%

Trung bình

10%

2%

6%

0%

0%

0%


Yếu, kém

0%

0%

0%

0%

0%

0%

Cộng:

100%

100%

100%

100%

100%

100%

8



Với kết quả thu được ở giai đoạn 2 cho thấy tỉ lệ khá giỏi ngày càng tăng
lên, tỉ lệ yếu kém giảm đi rõ rệt từ 32% khi chưa thực hiện đề tài xuống còn 0%
ở giai đoạn 1 và tỉ lệ yếu kém, trung bình còn 0% ở giai đoạn 2.
Kỹ năng thao tác trên máy tính của một số học viên rất tốt khiến giáo viên
trực tiếp giảng dạy cũng phải bất ngờ và qua đó tôi đã đúc rút được bài học quý
giá cho bản thân.
2.4. Kết quả so sánh đối chứng khi thực hiện đề tài
Sau 2 năm nghiên cứu, thực hiện đề tài và nghiệm thu tôi đã thu được
những kết quả sau:
a. Những kết quả đạt được:
- Học viên thực hành tốt hơn, nhiều thời gian hơn, có hệ thống bài tập
thực hành phù hợp cho từng học viên.
- Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học viên trong giờ thực hành
(1học viên /1 máy tính)
- Lớp học thực hành ổn định, trật tự và nghiêm túc.
- Máy tính chạy tốt, có hệ thống bảo vệ phòng chống virus và lỗi phần
mềm thông thường.
- Chia nhỏ ca thực hành, học viên được hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ, giáo
viên đỡ phải vất vả khi phải quản lý một lớp học vừa đông vừa mất trật tự như
trước đây.
- Trong phòng thực hành có thiết bị làm mát tạo môi trường trong
sạch,mát mẽ yên tâm cho học viên khi thực hành lâu trên máy tính.
b. Những tồn tại khi thực hiện đề tài:
- Việc biên soạn cuốn "Bài giảng tin học" còn chậm, in ấn chưa kịp phục
vụ học viên
- Việc khai thác mạng phục vụ môn học của học viên chưa được trang bị
nhiều vì thời lượng chương trình không cho phép.
- Hệ thống các máy tính của phòng thực hành chưa đồng bộ dẫn đến việc

học sinh chọn máy tốt để thực hành, các học viên khác ngồi máy tính cấu hình
thấp hơn cũng gặp đôi chút khó khăn khi chờ đợi máy khởi động và nhập dữ
liệu.
- Một số học viên còn lơ là khi đi thực hành, còn làm việc riêng trong khi
giáo viên hướng dẫn các học viên khác trong ca.
- Cần hướng dẫn, bám sát các học viên còn chậm về kỹ năng thực hành
c. So sánh đối chứng:
Dựa vào kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài và kết quả nghiệm thu
giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tôi lập bảng đối chứng so sánh sau:

9


BẢNG 4: BẢNG SO SÁNH
ĐỐI CHỨNG TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
KQ
kiểm tra

Kết quả
kiểm tra
thực hành
trước khi
thực hiện
đề tài

Kết quả
kiểm tra
thực hành
sau khi
thực hiện

đề tài giai
đoạn 1

Kết quả
kiểm tra
thực hành
sau khi
thực hiện
đề tài giai
đoạn 1

Kết quả
kiểm tra
thực hành
sau khi
thực hiện
đề tàigiai
đoạn 2

Kết quả
kiểm tra
thực hành
sau khi
thực hiện
đề tài giai
đoạn 2

Kết quả
kiểm tra
thực hành

sau khi
thực hiện
đề tài giai
đoạn 2

Lớp

Cán bộ
xã Xuân
Yên

Hội đông
y Thọ
Xuân

Cán bộ xã
xuân
phong

Cán bộ xã
Xuân
Hưng

Cán bộ
hội nông
dân
huyện

Trung
tâm y tế

huyện

Sĩ số

35

35

38

36

42

40

Giỏi

7%

15%

35%

39%

46%

58%


Khá

9%

17%

40%

47%

50%

40%

TB Khá

12%

20%

20%

12%

4%

2%

Trung bình


40%

43%

5%

2%

0%

0%

Yếu, kém

32%

5%

0%

0%

0%

0%

Cộng:

100%


100%

100%

100%

100%

100%

Loại
(tỉ lệ)

So sánh kết quả kiểm tra trước và sau khi thực hiện đề tài tôi thấy:
Trước khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học viên đạt kết quả khá giỏi còn thấp mà
đặc biệt là tỉ lệ học viên yếu kém lại rất cao tới 32% điều này thể hiện rất rõ ở
việc tổ chức dạy và học thực hành. Học viên nào làm được bài tập, học viên nào
không làm được giáo viên rất khó nắm bắt được vì 2 học viên ngồi chung 1 máy
tính, số lượng học viên trên một lớp nghề ngày càng tăng dẫn đến số lượng học
viên thực hành trong một ca là càng lớn, việc chủ động làm bài của các học viên
bị giới hạn cộng với việc chưa có tài liệu học tập và với lớp học đông giáo viên
hướng dẫn cũng không thể trả lời, kèm cặp được từng học viên đặc biệt là các
học viên yếu kém kỹ năng thực hành.
Sau khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học viên đạt kết quả khá giỏi tăng lên rõ rệt,
đặc biệt là tỉ lệ học viên yếu kém kỹ năng thực hành máy là không còn, điều
này hoàn toàn phù hợp với định hướng của trung tâm và yêu cầu chung cho học
viên học nghề. Ngoài ra khi chia ca để giáo viên dễ dàng quản lý tốt lớp học,
bám sát được học viên, việc sử dụng hệ thống bài tập có chủ điểm, bám sát
chương trình lý thuyết và sự vận dụng sáng tạo của các học viên đã mang lại
thành công cho các giờ dạy và học thực hành.


10


Hình ảnh tham quan giờ thực hành của cán bộ xã Xuân Yên do giáo viên
Đỗ Văn Cửu đứng lớp

Hình ảnh giờ thực hành của hội đông y Thọ Xuân do
giáo viên Đỗ khắc Hùng đứng lớp

11


Hình ảnh giờ thực hành tại trung tâm y tế huyện do
giáo viên Đỗ Khắc Hùng đứng lớp

Hình ảnh tham quan giờ thực hành của cán bộ xã Xuân Phong do giáo
viên Hà Thị Kim Oanh đứng lớp
12


Hình ảnh giờ thực hành của cán bộ xã Xuân Hưng do
giáo viên Đỗ Khắc Hùng đứng lớp

Hình ảnh giờ thực hành của hội nông dân huyện do
giáo viên Đỗ Khắc Hùng đứng lớp
13


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết Luận
Từ khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đề tài, đến nay đề tài đã mang lại kết
quả tốt, phục vụ thiết thực cho giờ dạy của tôi trên lớp và hoàn toàn phù hợp với
yêu cầu mới, tình hình mới của trung tâm GDNN- GDTX Thọ Xuân.
Qua các lớp đào tạo cán bộ cho các xã” Xuân yên, Xuân Hưng, Xuân
Phong, Hội Đông Y, Hội nông dân, trung tâm y tế huyện” hầu hết các học viên
về địa phương đều thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin vào từng lĩnh
vực chức năng, nhiệm vụ công tác không có vướng mắc gì cả.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Về phía lãnh đạo: Đề nghị các cấp lãnh đạo cần quan tâm bồi dưỡng
thường xuyên kiến thức kỹ năng, nghề cho giáo viên, đầu tư, trang thiết bị hiện
đại cho công tác dạy và học nghề của đơn vị. Cần tạo điều kiện hơn nữa về kinh
phí cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất
lượng đào tạo nghề đáp ứng sự nghiệp đổi mới hiện nay.
3.2.2. Về phía giáo viên: Giáo viên nên khuyến khích các học viên cùng
tham gia, tính hiệu quả sẽ được nâng cao hơn nhiều. Giao các bài tập liên quan
về nhà. Trên lớp, đại diện của từng nhóm sẽ đứng lên trình bày của nhóm mình
tự xây dựng có sự tham gia góp ý của giáo viên hướng dẫn và của các nhóm
khác. Thông qua quá trình này, các học viên vừa nắm vững kiến thức bài học
vừa tích cực và chủ động hơn trong học tập. Cũng qua đó giúp các học viên tự
tin hơn khi trình bày một vấn đề trước nhiều người, một trong những cái mà hiện
nay người ta gọi là xây dựng “kỹ năng mềm”.
Với cơ sở vật chất hiện có, phòng máy tính đã được trang bị hiện đại nhất
huyện cộng với kinh nghiệm của bản thân tôi hy vọng đề tài sẽ được Hội đồng
khoa học cơ sở quan tâm đánh giá và phát triển hoàn thiện để giúp cho giáo viên
và học viên trung tâm GDNN- GDTX Thọ Xuân hoàn thành nhiệm vụ dạy và
học với kết quả cao nhất.
Trong khuôn khổ của nội dung và năng lực của bản thân còn nhiều hạn hẹp
đề tài cho nên đề tài không khỏi có những khuyến khuyết mong các bạn đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để bản thân có định hướng vào những sáng kiến lần sau.

Tôi xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Đỗ Khắc Hùng

14



×