Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần địa lí các vùng kinh tế môn địa lý 12 tại trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.44 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
TÍCH HỢP PHẦN ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ MÔN
ĐỊA LÍ 12 TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

Người thực hiện: Lê Vinh Toàn
Chức vụ: Giáo viên
Thuộc lĩnh vực môn: Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2018

1


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU …………………………………………………………
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………..
1.2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………..
1.3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………….
2. NỘI DUNG.....................................................................................
2.1. Cơ sở lý luận. ..........................................................................
2.2. Thực trạng ..............................................................................
2.3. Giải pháp .................................................................................
2.3.1.Vai trò của các bộ môn khoa học trong dạy học môn Địa lý.


2.3.2. Các phương pháp..................................................................
2.3.3. Một số kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí
vùng kinh tế lớp 12………………………………………………
2.3.4. Xây dựng giáo án dạy học....................................................
2.3.5. Tổ chức dạy học trên lớp......................................................
2.4. Kết quả ...................................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................
3.1. Kết luận .................................................................................
3.2. Kiến nghị ...............................................................................

Trang
02
02
02
02
03
03
03
05
06
06
07
08
10
10
18
19
19
19


2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông có nghĩa là
sự kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học trong một giờ lên lớp sao cho phù
hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh; Vận dung
linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát triển tư duy,
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và
thái độ tự tin trong quá trình học tập của học sinh.
Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng
đầu của mục tiêu giáo dục. Để định hướng cho học sinh có phương pháp học tập
tích cực và chủ động, chúng ta không chỉ giúp học sinh khám phá kiến thức mới
mà còn phải giúp các em hệ thống được một cách logic kiến thức đã học đặc biệt
là hệ thống một cách logic những kiến thức đã học ở nhiều môn khác nhau tạo
cho các em có khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau
trong học tập và trong thực tiễn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT, qua quá trình
giảng dạy tôi nhận thấy, để thực hiện có tốt đổi mới phương pháp giảng dạy với
mục tiêu trên thì dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn là một
trong những phương pháp có hiệu quả vì dạy học theo phương này thường khơi
nguồn cảm hứng cho người dạy, gây hứng thú cho người học, đem lại hiệu quả
cao cho quá trình dạy - học đặc biệt là phát huy được tính tích cực học tập của
học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bộ môn Địa
lý ở nhà trường THPT vẫn còn nhiều vấn đề cần trao đổi .Vì vậy tôi chọn đề tài
“Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng
kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu

Qua hoạt động dạy học vân dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí
nhằm phát triển tư duy, phát huy tính tích cực ,chủ động trong học tập.Từ đó
đảm bảo được mục tiêu môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- HS lớp 12 Trường THPT Triệu Sơn 2. Các em thích khám phá thế giới
tự nhiên và xã hội,việc vận dụng các kiến thức liên môn trong học tập cần phải
có kiến thức tổng hợp, kỹ năng sống .Vậy cần rèn luyện kỹ năng này cho các em
3


ngay từ khi còn là học sinh THPT để giúp các em học tập tích cực trong lớp và
cả trong cuộc sống sau này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Thảo luận cùng đồng nghiệp tìm biện pháp ,cách thức thực hiện .
- Tìm ra những địa chỉ tích hợp phù hợp ở nội dung Địa lí các vùng kinh
tế lớp 12.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lí luận chung
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu khách quan của việc đào tạo
những người lao động có phẩm chất và năng lực mới, nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội và chính bản thân của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hội nhập với thế giới.
Cũng như các môn học khác ở trường THCS, môn Địa lý cũng nằm trong
quỹ đạo chung của xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Xuất phát từ yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học và đặc trưng của bộ môn, phương pháp dạy học
Địa lý đổi mới có bốn đặc trưng cơ bản sau:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh
Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là
cơ bản, chủ yếu. Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp là hướng tới học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Đối với học sinh THPT, do trình độ và khả năng tư duy, khả năng liên kết,
tích hợp đã cao hơn so với học sinh tiểu học và THCS; được học thêm nhiều bộ
môn khoa học; tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng.... giáo viên cần
có sự liên hệ, vận dụng các kiến thức ở các bộ môn khác để làm sinh động và
sâu sắc hơn bài giảng của mình, gây hứng thú cho học sinh.
Dạy học tích hợp: Là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động, cuốn hút hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh
cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của
4


học sinh. Học sinh cảm thấy mình đã được biết vấn đề hoặc được mở rộng hiểu
biết, nhận thức vấn đề từ nhiều chiều hướng.
- Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Dạy học tích hợp giúp học sinh nhận thức sự phát triển của xã hội một
cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ cơ hữu giữa các lĩnh vực của đời sống xã
hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử.
- Dạy học tích hợp khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến
thức của học sinh, giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các môn học, tính
hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp cho các em có khả năng phân tích các

sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của xã hội.
Địa lý THPT giúp học sinh tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên, dân cư,
kinh tế, xã hội của các địa phương, các khu vực, các châu lục trên thế giới . Vì
thế, dạy học với kiến thức liên môn ( tích hợp nhiều bộ môn khác: Ngữ văn,
Lịch sử, Sinh học, Hóa học, GDCD..) sẽ giúp các em dễ học, thích học và nhớ
lâu kiến thức hơn.
2.1.2. Mối quan hệ giữa các môn trong dạy học Địa lý
Với yêu cầu của bộ môn là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực ( trên thế giới và của địa
phương), đòi hỏi các em phải nắm được những kiến thức liên quan đến các bộ
môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Do đó, sử dụng mối liên hệ giữa các
môn học tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động
bằng con đường tích hợp những nội dung của một số môn học có liên quan góp
phần hình thành ở học sinh hệ thống những kiến thức môn Địa lý.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy
học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục. Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh được học các
môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự
nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa,
GDCD.... Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Giữa các bộ môn
khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: Giữa Địa lý – Ngữ văn, giữa Địa lýLịch sử , Địa lý với GDCD, với Toán học, Sinh hoc, Hóa học.... Kiến thức của
các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau …Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên
5


môn trong dạy học chính là việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đồng
thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã
hội, giữa các môn học, từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
2.2. Thực trạng dạy học liên môn đối với môn Địa lý

2.2.1. Thuận lợi
Giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp và vận dụng quan
điểm dạy học liên môn vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Dạy học tích hợp có ưu điểm: Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; Xác
định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử
dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học;
Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh
nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
Giáo viên đã vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn cả khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội trong giảng dạy môn Địa lý. Ở bất kỳ một chương, bài nào, ở
các khối lớp, ở phần Địa lý Việt Nam hay phần Địa lý các châu lục trên thế
giới... giáo viên đều có thể sử dụng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau để
làm sáng tỏ, hoặc khắc sâu vấn đề, lý giải thêm về sự vật, hiện tượng địa lý.
2.2.2. Khó khăn:
Đối với học sinh: Nhiều học sinh coi môn Địa lí là môn học phụ nên các
em chỉ dành nhiều thời gian cho các môn học chính, đến giờ địa lí các em
thường học đối phó, thiếu tập trung. Tiếp thu một cách thụ động, chỉ đơn thuần
là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện tư duy, học sinh chỉ học
bài nào biết bài đấy, mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống.
Học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp các em hiểu được các vấn
đề một cách sâu rộng, bền vững và nâng cao hiệu quả học tập.
Đối với giáo viên: Trong quá trình thực hiện chuyên môn, không phải
giáo viên nào cũng làm tốt việc dạy học liên môn. Có rất nhiều vấn đề không
như mong muốn: Hoặc không hiểu rõ mục đích của việc cần làm, hoặc còn vụng
về, lúng túng trong xử lý, hoặc chưa biết chọn lọc kiến thức, lượng thông tin,
phương pháp ... để vận dụng hoặc hiểu chưa sâu về vấn đề, nắm chưa chắc về
thông tin.
Điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn; do lượng kiến thức nói
chung và bộ môn nói riêng nhiều song thời gian học thì ít.
Bên cạnh một số giờ có sự đầu tư, đem lại húng thú cho người học, nhiều

giờ dạy chưa thực sự thành công khi dạy học với phương pháp này. Hoặc hiểu
sai mục tiêu bài học, hoặc quá xa đà vào phần kiến thức bộ môn khác; hoặc vận
6


dụng chưa phù hợp, hoặc liên hệ qua loa, hình thức không hiệu quả, mất thời
gian; hoặc chưa thuần thục, phù hợp trong phương pháp...vv.
Từ thực trạng, trên năm học 2017- 2018 khi khảo sát chất lượng môn
Địa lí lớp 12 của trường THPT Triệu Sơn 2 đã thu được kết quả như sau:
Yếu,kém

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

45


11

24,4

19

42,2

15

33,3

1

2,1

41

9

22,0

18

43,9

10

24,4


4

9,7

Lớp

Sĩ số

12B3
12B4

Khá

Giỏi

Trước kết quả tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp và tỷ lệ học sinh yếu kém còn
cao, tôi trăn trở làm thế nào để có thể nâng cao được chất lượng dạy và học của
bộ môn và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giái pháp thực hiện: Vận dụng kiến
thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý
12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2.
2.3. Các giải pháp và phương pháp thực hiện
2.3.1.Vai trò của các bộ môn khoa học trong dạy học môn Địa lý
Hai môn Lịch sử, Địa lí (phần địa lí dân cư, địa lí kinh tế, lịch sử phát triển)
đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang
tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu
riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự
kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các
điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí; các sự vật hiện tượng địa lí
cũng phát triển theo thời gian. Về mặt kỹ năng, Lịch sử và Địa lí đều sử dụng

phương tiện trực quan bản đồ, Atlat, tranh ảnh…khai thác kiến thức. Vì vậy các
kiến thức địa lí, lịch sử có thể hỗ trợ cho nhau một cách đắc lực. Khi dạy môn
Địa lý, giáo viên có thể vận dụng môn Lịch sử trong việc tìm hiểu về quá trình
hình thành, phát triển, đặc điểm kinh tế của các địa phương, khu vực trên thế
giới.
Bộ môn Ngữ văn có thể hỗ trợ cho học sinh khi tìm hiểu, khắc sâu các
kiến thức của môn Địa lý: Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao
tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối
quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên..Hay mỗi đoạn văn
trong sách giáo khoa Địa lý đều có một nội dung thông tin nhất định, thông qua
việc đọc kỹ một đoan văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt
7


tiêu đề cho đoạn văn đó.Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc
đã hiểu về đoạn văn cũng có nghĩa là đã nắm phần kiến thức Địa lý trong đoạn
văn đó.
Môn Toán được vận dụng trong quá trình dạy học môn Địa lý : Nhiều bài
thực hành có yêu cầu học sinh đọc bản đồ, phân tích, đánh giá các số liệu của
Địa lý. Kỹ năng tính trong toán học giúp học sinh sử lý các số liệu, tư duy
nhanh các vấn đề liên quan.
Là bộ môn giúp học sinh hiểu được các mối quan hệ nhân quả về đặc điểm
địa lý của các nước, các khu vực, các Châu lục....trên thế giới vì vậy các yếu tố
địa lý đều có mối quan hệ mật thiết với nhau : Vị trí, địa hình liên quan đến việc
hình thành khí hậu, khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của động thực vật, các
cảnh quan môi trường, vì vậy khi biết được vị trí, khí hậu của một khu vực thi
kiến thức môn Sinh học sẽ hỗ trợ học sinh biết được thế giới sinh vật thích nghi,
phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình đó như thế nào hay từ đặc điểm về tiềm
năng khoáng sản ( môn hóa học) học sinh sẽ tư duy để tìm những ngành kinh tế
có tiềm năng phát triến ; từ đặc điểm về dân cư môn GDCD sẽ hỗ trợ học sinh

tìm hiểu về tôn giáo, chủng tộc, phong tục tập quán.....Như vậy, môn Địa lý là
bộ môn có thể vận dụng được nhiều các môn học khác vào trong giảng dạy nhất
2.3.2. Các phương pháp
- Tổ chức dự giờ thực tế và đánh giá chung về thực trạng dạy học liên
môn trong bộ môn.
- Tổ chức xây dựng một số giờ dạy học theo phương pháp liên môn, dạy
báo cáo và dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp
.
- Nhận xét và đánh giá lại vận dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại nói
chung, vận dụng kiến thức liên môn nói riêng.
- Kiến thức của các bộ môn có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ nhau. Môn
học nào trong trường THPT cũng có thể được sử dụng để dạy học môn Địa lý,
kể cả các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học .... Những môn
thuộc nhóm khoa học xã hội như Ngữ văn, GDCD, Lịch sử cũng được sử dụng
thường xuyên hơn và với lượng kiến thức lớn.
- Có thể sử dụng kiến thức môn Ngữ văn vào dạy Địa lý: Dùng ca dao, tục
ngữ để giải thích một số hiện tượng địa lý tự nhiên hay thời tiết khí hậu hay đặt
tên cho một đoạn văn:
Ví dụ 1: Sau khi học xong Bài 6 (lớp 10) về hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt Trời của Trái Đất cho học sinh giải thích câu tục ngữ:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
8


Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Ví dụ 2: Dẫn dắt học sinh qua Bài 13 (lớp 10) : Ngưng đọng hơi nước
trong khí quyển, mưa để giải thích hiện tượng
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Ví dụ 3: Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (lớp 12).Giáo viên cho

học sinh đọc cả mục 1 và cho biết mục đó nói về những đặc điểm gì của khí hậu
nước ta – Tìm được tiêu đề là học sinh đã đọc và hiểu văn bản.
- Có thể sử dụng kiến thức môn Toán – Sinh học – Hóa học trong một số
tiết Địa lý. Các bài thực hành thường rèn cho học sinh các kĩ năng so sánh, tính
toán trong toán học và hiểu được đặc điểm của sinh vật thích nghi với từng kiểu
khí hậu, biết được tiềm năng khoáng sản của khu vực để có thể phát triển các
ngành kinh tế liên quan.
Ví dụ 1: Bài 10.Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung
Quốc ( lớp 11) cần kĩ năng so sánh, tính toán về sự thay đổi của các sản phẩm
nông nghiệp.
Ví dụ 2: Bài 11.Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của
Đông Nam Á.( lớp 11)
Ví dụ 3: Bài 9.Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: Cần
sử dụng kiến thức của cả môn hóa học và sinh học để giải thích về các quá trình
phong hóa.
- Sử dụng kiến thức môn Lịch sử - GDCD trong dạy Địa lý: Hiểu được
lịch sử phát triển, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tình hữu nghị của
các dân tộc trên thế giới, các giai đoạn phát triển tự nhiên của một số quốc gia,
Châu lục trên thế giới.
Ví dụ 1: Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. (lớp 11)
Ví dụ 2: Bài 7: Liên minh Châu Âu.(lớp 11)
Với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, tôi chỉ muốn đưa ra một
số nội dung, phương pháp cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn
trong dạy học môn Địa lý lớp 12 phần Địa lý vùng kinh tế Việt Nam.
Phần Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam gồm 12 bài ( 09 tiết lý thuyết và
03 tiết thực hành) giúp học sinh hiểu được quá trình phát triển, các thế mạnh về
tự nhiên, về dân cư, nguồn lao động của từng vùng kinh tế Việt Nam
2.3.3. Một số kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí các vùng kinh tế
Việt Nam
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc Bộ

9


* Môn Địa lý: Xác định được vị trí và giới hạn địa lí của vùng.
* Môn Hóa học : Giải thích về sự hình thành các mỏ khoáng sản lớn của vùng
đặc biệt là mỏ than ở Quảng Ninh.
* Môn GDCD: Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, khai thác
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế
* Môn Vật lí: Sự phân bố và hình thành các nhà máy nhiệt điện và thủy điện của
vùng.
* Môn Sinh học : Giải thích về sự thích nghi và phân bố của cây công nghiệp
cận nhiệt, cây dược liệu và cây ăn quả.
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
* Môn Địa lý: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế của vùng.
Các dạng địa hình đa dạng là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế đa
dạng.
* Môn Sinh học: Tìm hiểu về các tác hại của vùng đất dốc, biện pháp phòng
tránh hiện tượng xói mòn và bảo vệ đất. Bảo vệ tài nguyên rừng.
* Môn GDCD: Ý thức của người dân đối với những diễn biến thất thường của
thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ nguồn tài nguyên
đất, tài nguyên nước, sinh vật và môi trường
* Môn Lịch Sử: Lịch sử đấu tranh giữ nước trong kháng chiên chống Pháp và
chống Mĩ của nhân dân miền trung.
- Bài 36 : Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Môn Địa lý: Duyên Hải Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít
người như Cơ tu, Ra- glai, Ê – đê…Dân cư ở đây có kinh nghiệm trồng rừng,
cây công nghiệp, chăn nuôi
Địa hình có sự phân hóa từ tây sang đông: Núi, gò đồi, đồng bằng, biển
và hải đảo

Tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú nhất là tài nguyên rừng. Hơn
nữa đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như Bà Nà, bãi biển Mỹ
Khê, Cà Ná, Mũi Né…
* Môn Lịch Sử : Nhận biết nhân vật lịch sử cầm đầu khởi nghĩa tây Sơn diễn ra
ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Tìm hiểu về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược,
chiến đấu chống Mỹ cứu nước để thấy người dân ở đây có đức tính cần cù lao
động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc
10


* Môn GDCD: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước. Biết được
Duyên hải Nam Trung Bộ mặc dù đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, kiên cường
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và phòng chống thiên tai.
Giáo dục tình yêu thương đồng loại, biết “nhường cơm sẻ áo” cho những
người gặp khó khăn hoạn lạn nhất là đồng bào miền Trung - nơi mà người dân
thường xuyên phải nằm trong cảnh “ màn trời chiếu đất’’
Giáo dục bảo vệ di sản: Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có rất nhiều di
tích lịch sử - văn hóa như: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Giáo dục biển - đảo: Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế rất lớn là tất cả
các tỉnh đều giáp biển nên biển mang lại cho vùng nhiều giá trị to lớn. Do đó cần
phải bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hơn thế biển có ý nghĩa rất lớn về an ninh quốc
phòng, thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy mỗi công dân Việt Nam nói chung
và học sinh Việt Nam nói riêng cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biển đảo quê hương, phải ra sức học tập đưa Việt Nam trở thành nước
giàu mạnh để nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.
* Môn Mỹ Thuật: HS sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu và vẽ về thiên nhiên, con
người Duyên hải Nam Trung Bộ ( Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn).

* Môn Sinh học: Giáo dục biến đổi khí hậu: Thấy rõ các khó khăn cơ bản của
vùng trong điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ đến cuộc
sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương, từ đó nêu các giải pháp
thích hợp nhất trong chiến lược ứng phó của vùng.
- Bài 38: Thực hành : So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc
lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Môn Địa lý: Vẽ và phân tích được biểu đồ theo yêu cầu.
* Môn Toán: Tính toán bảng số liệu, tính tỉ trọng và phân tích số liệu tống kê để
tìm hiểu về tình hình phát triển ngành chăn nuôi của vùng.
* Môn Sinh học : Tìm hiểu về đặc tính của đàn trâu , bò để tìm hiểu giải thích về
sự phân bố của đàn trâu, bò.
- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo,
quần đảo.
* Môn Địa lý: Xác định vị trí giới hạn các đảo và quần đảo của nước ta
Kể tên các huyện đảo
Phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển. Phân
tích các ngành kinh tế biển của nước ta.
11


* Môn Lịch sử : Tìm hiểu về lịch sử chủ quyền của các vùng biển nước ta đặc
biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Các mối quan hệ hợp tác lâu đời của nước ta với các nước láng giềng
trong vấn đề hợp tác phát triển vùng biển Đông.
* Môn GDCD: Biển mang lại cho nước ta nhiều giá trị to lớn. Do đó cần phải
bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hơn thế biển có ý nghĩa rất lớn về an ninh quốc
phòng, thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy mỗi công dân Việt Nam nói chung
và học sinh Việt Nam nói riêng cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biển đảo quê hương, phải ra sức học tập đưa Việt Nam trở thành nước
giàu mạnh để nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.

2.3.4. Xây dựng giáo án dạy học
Giáo án là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống
các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp
với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt
động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức
hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích
cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào
những kiến thức các bộ môn có liên quan.
2.3.5. Tổ chức dạy học trên lớp
TIẾT 40- BÀI 36 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN
HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để
phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trình bày được những vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm
quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với phát triển
KT-XH của vùng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc Atlat để trình bày hiện trạng và sự
phân bố các ngành kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc tổng hợp các nguồn tư liệu, bản đồ,
số liệu thống kê để so sánh sự phát triển ngành thủy sản của vùng.
12


- Xác định và ghi được trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế Đà
Nẵng, Nha Trang…
3. Thái độ

Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập
nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc nhóm, năng lực giải quyết
vấn đề, Năng lực tự học.
- Năng lực tổng hợp đặc điểm về tự nhiên ,dân cư, xã hội, kinh tế . Năng
lực sử dụng bản đồ , biểu đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, năng lực khảo sát thực
tế.
II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên
- Phương pháp kỹ thuật dạy học trọng tâm: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt
động nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích tổng hợp..
- Thiết bị dạy học và học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu,
phiếu học tập, bút dạ, nam châm .Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Duyên
hải Nam Trung Bộ, bản đồ treo tường Kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên.Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học ….
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 12.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Ổn định chỗ ngồi.
2. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
- Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS.
- Kiểm tra trong quá trình dạy học.
3. Tiến trình bài học:
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT(2 phút)
1. Mục tiêu:

Học sinh thực hiện tốt hoạt động khởi động từ đó nắm vững mục tiêu bài
học, tiết học.
2. Phương pháp /kỹ thuật:
Kỹ thuật đặt câu hỏi.
3. Hình thức tổ chức hoạt động:
13


Cá nhân
4. Phương tiện dạy học:
Máy chiếu
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh về tự nhiên kinh tế Duyên hải Nam
Trung Bộ( Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn…) sau đó hỏi học sinh các hình
ảnh đó của vùng kinh tế nào, em biết gì về vùng kinh tế này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận
- Gv quan sát trợ giúp
Bước 3: Trao đổi thảo luận và trình bày kết quả: HS trao đổi thảo luận về kết
quả, học sinh phát biểu, Gv giới thiệu và ghi lên bảng tên bài học.
- GV đưa sơ đồ cấu trúc nội dung bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát chung( 17 phút )
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ,
thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển KT-XH của Duyên hải Nam
Trung Bộ
- Kỹ năng xác định tọa độ địa lí, phạm vi lãnh thổ.
2. Phương pháp /kỹ thuật:
Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề

3. Hình thức tổ chức hoạt động:
Cá nhân
4. Phương tiện dạy học:
Máy chiếu
5.Nội dung tích hợp
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước. Biết được Duyên hải
Nam Trung Bộ mặc dù đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng
người dân có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, kiên cường trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và phòng chống thiên tai.
- Giáo dục bảo vệ di sản: Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có rất nhiều di
tích lịch sử - văn hóa như: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Giáo dục biến đổi khí hậu: Thấy rõ các khó khăn cơ bản của vùng trong
điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ đến cuộc sống, sinh
14


hoạt và sản xuất của người dân địa phương, từ đó nêu các giải pháp thích hợp
nhất trong chiến lược ứng phó của vùng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Gv chiếu bản đồ Tự nhiên vùng kết hợp
Átlat để trả lời câu hỏi:
+ Xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm
vi lãnh thổ của vùng. Vị trí đó ảnh hưởng thế
nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng?
+ Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để
phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện cá nhân , có thể trao đổi với
bạn bên cạnh về nội dung xác định vị trí.
-GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn
khi tìm kiến thức.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi , báo cáo
-GV tổ chức cho hs trình bày nội dung các
câu hỏi. yêu cầu mời 1, 2 HS lên xác định vị
trí lược đồ. Các hs khác nhận xét và bổ
xung.
- HS tự điều chỉnh ghi chép bài vào vở.
- GV tích hợp phần di sản: Kể tên các di
sản văn hóa của vùng? Bản thân em đã làm
gì để bảo vệ các di sản này?
- GV cung cấp thêm một số thông tin về đời
sống của nhân dân vùng còn gặp nhiều khó
khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu
học, lao động cần cù, kiên cường trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và phòng chống
thiên tai.
- Tích hợp biến đổi khí hậu: Em cho biết
mối quan hệ giữa khó khăn của vùng với
việc sử dụng tài nguyên và biến đổi khí hậu

NỘI DUNG BÀI
1. Khái quát chung.
a. Phạm vi lãnh thổ
- Gồm 8 tỉnh thành phố
- DT: 44,4 nghìn km
- DS: 8,9 triệu người
- Có 2 quần đảo xa bờ.

b. Vị trí địa lí
- Phía bắc:
- Phía nam:
- Phía đông:
- Phía tây:
+ Thuận lợi: Giao lưu kinh tế
trong và ngoài khu vực
Phát triển cơ cấu kinh tế đa
dạng
* Thiên tai: ngày càng nhiều
với cường độ ngày càng mạnh.

15


hiện nay em hãy thử đề xuất biện pháp giải
quyết?
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV đánh giá quá trình hoạt động của các
học sinh, kết quả cuối cùng của HS và chuẩn
hóa kiến thức. Trong quá trình trả lời có thể
cho điểm hs nếu trả lời đúng.
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( 10 Phút )
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu về thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc điểm các ngành
kinh tế biển, phương hướng phát triển.
- Kỹ năng xác định vị trí của các nghành kinh tế trên bản đồ vùng. Kỹ năng
so sánh giữa các vùng.
2. Phương pháp /kỹ thuật:
Thảo luận nhóm, thuyết trình tích cực.

3. Hình thức tổ chức hoạt động:
Nhóm
4. Phương tiện dạy học:
Máy chiếu
5.Nội dung tích hợp
Giáo dục biển - đảo: Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế rất lớn là tất cả
các tỉnh đều giáp biển nên biển mang lại cho vùng nhiều giá trị to lớn. Do đó cần
phải bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hơn thế biển có ý nghĩa rất lớn về an ninh quốc
phòng, thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy mỗi công dân Việt Nam nói chung
và học sinh Việt Nam nói riêng cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biển đảo quê hương, phải ra sức học tập đưa Việt Nam trở thành nước
giàu mạnh để nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm
vụ, quy định thời gian:
- GV chiếu bản đồ vùng kinh tế DHNTB, Át
lát… bảng số liệu, bản đồ thủy sản, du
lịch,GTVT:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nghề cá(Bảng số liệu)

NỘI DUNG BÀI
2. Phát triển tổng hợp kinh tế
biển.
a. Nghề cá:
- Có nhiều tiềm năng phát triển
- Tỉnh nào cũng phát triển nhất
là Nam Trung Bộ.
- Sản lượng 642 nghìn
16



+ Nhóm 2: Tìm hiểu du lịch biển.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu dịch vụ hàng hải.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản
và sản xuất muối.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện thay đổi chổ ngồi theo nhóm.
Cử nhóm trưởng và thư kí. Tiến hành thảo
luận theo nhóm.
-GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn
khi tìm kiến thức.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi , báo cáo
-GV tổ chức cho HS trình bày nội dung các
câu hỏi. Yêu cầu mời 1 nhóm đại diện lên
trình bày. Các nhóm còn lại quan sát dựa vào
phần của nhóm mình để sửa chữa bổ xung.
- GV tích hợp giáo dục biển đảo: Ngoài giá
trị về kinh tế thì vùng biển đảo của vùng còn
có giá trị gì về an ninh quốc phòng và sự
toàn ven lãnh thổ ?Bản thân em phải làm gì
để thể hiện lòng yêu nước, yêu biển đảo?
-HS tự điều chỉnh ghi chép bài vào vở.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV đánh giá quá trình hoạt động của các
học sinh, kết quả cuối cùng của HS và chuẩn
hóa kiến thức. Trong quá trình trả lời có thể
cho điểm hs nếu trả lời đúng

tấn( 2005)

- Nhiều vụng vịnh để phát triển
nuôi trồng.
- Công nghiệp chế biến cũng
phát triển để hỗ trợ.
b. Du lịch biển:
- Có tiềm năng phát triển, có
nhiều bãi tắm đẹp: Nha Trang,
Mĩ Khê, Sa
Huỳnh….
- Các trung tâm du lịch: Nha
Trang, Đà Nẵng…
c. Dịch vụ hàng hải:
- Có điều kiện xây dụng các
cảng nước sâu: Dung Quất,
Vân Phong, Quy Nhơn…
d. Khai thác khoáng sản và sản
xuất muối:
- Khai thác dầu khí( Bình
Thuận)
- Sản xuất muối ở: Sa Huỳnh,
Cà Ná….

3. Tìm hiểu về phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng( 10 phút)
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu về đặc điểm nghành công nghiệp, vai trò của cơ sở hạ tầng trong
phát triển kinh tế và phương hướng phát triển của ngành.
- Kỹ năng xác định vị trí của các nhà máy điện, các tuyến đường sắt, đường
bộ, cảng và đường hàng không của vùng.
2. Phương pháp /kỹ thuật:
Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

3. Hình thức tổ chức hoạt động:
17


Cá nhân
4. Phương tiện dạy học:
Máy chiếu
5.Nội dung tích hợp
Học sinh sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu và vẽ về thiên nhiên, con người
Duyên hải Nam Trung Bộ ( Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Gv chiếu bản đồ kinh tế của vùng, yêu cầu
học sinh kết hợp với át lát trả lời câu hỏi:
+ Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vấn
đề năng lượng của vùng cần phải giải quyết
như thế nào?
+ Xác định và kể tên các nhà máy đã có và
đang xây dựng của vùng?
+ Xác định và nêu vai trò của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung?
+ Xác định các tuyến đường sắt, đường bộ
chủ yếu, các cảng và sân bay của vùng?
+ Nêu vai trò của GTVT đối với sự phát
triển kinh tế của vùng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện cá nhân ,sử dụng át lát để
hoàn thành nhiệm vụ
-GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn
khi tìm kiến thức.

Bước 3: Thảo luận, trao đổi , báo cáo
-GV tổ chức cho hs trình bày nội dung các
câu hỏi. yêu cầu mời 1, 2 HS lên xác định vị
trí lược đồ. Các HS khác nhận xét và bổ
xung.
- GV chiếu các hình ảnh về các nhà máy
thủy điện Đại Ninh, cảng Đà Nẵng, sân
bay….
- HS tự điều chỉnh ghi chép bài vào vở.

NỘI DUNG BÀI
3. phát triển công nghiệp và
cơ sở hạ tầng.
a. Phát triển công nghiệp:
- Đã hình thành được chuỗi
trung tâm công nghiệp trong
vùng.
- Phân bố: Dọc ven biển, đồng
thời là các đô thị lớn trong
vùng.
- Cơ cấu ngành: Cơ khí, chế
biến nông – lâm – thủy sản, sản
xuất hàng tiêu dùng…
- Các trung tâm CN lớn: Đồng
Nai, Quy Nhơn, Nha Trang…
b. Phát triển cơ sở năng lượng:
- Đường dây 500KV
- Xây dựng các nhà máy thủy
điện quy mô trung bình và
tương đối lớn: Sông Hinh, Vĩnh

Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A
Vương..
- Vùng kinh tế trọng điểm:
Thừa thiên- Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định
c. Phát triển giao thông vận tải.
- Quốc lộ: 1
- Đường sắt Bắc – Nam
18


Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- Các tuyến Đông - Tây
- GV đánh giá quá trình hoạt động của các - Các hải cảng sân bay
học sinh, kết quả cuối cùng của HS và chuẩn
hóa kiến thức. Trong quá trình trả lời có thể
cho điểm hs nếu trả lời đúng
- GV tích hợp : Yêu cầu học sinh trình bày
sản phẩm vẽ tranh về thiên nhiên, con người
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (chuẩn bị ở
nhà
C. LUYỆN TẬP (2 phút)
- Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học: Em hãy xây
dựng sơ đồ nội dung bài học.
D. VẬN DỤNG (3 phút)
- Đối với học sinh trung bình :
Câu 1: Kể tên các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ và cho biết vị trí
địa lí của vùng có những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế - xã hội ?
Câu 2: Trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Duyên

hải Nam Trung Bộ.
- Đối với học sinh khá giỏi:
Câu 1: Vấn đề lương thực thực phẩm của vùng cần được giải quyết bằng
cách nào ? Khả năng giải quyết vấn đề này ?
Câu 2: Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào ?
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (1 phút)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết lại bài học gồm 3 nội dung
chính: Khái quát chung, phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển công nghiệp
và cơ sở hạ tầng.
Kỹ năng phân tích bảng số liệu, thống kê, lược đồ.
2. Hướng dẫn học tập:
- Về nhà làm bài tập 1,2,3,4 trong SGK.
- Chuẩn bị cho bài 37, sưu tầm tài liệu về vấn đề phát triển kinh tế vùng
Tây Nguyên.
2.3.6. Kết quả

19


Qua một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Vận dụng kiến
thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý
12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2 ”
Tôi đã thu được những kết quả như sau:

Lớp

Sĩ số


Yếu,kém
SL

%

Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

12B3

45

0

19


24,4

20

44,4

6

13,2

12B4

41

0

10

24,4

23

56,1

8

19,5

3. KẾT LUẬN, KẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý giúp đổi mới phương
pháp dạy học, tạo sự hứng thú cho học sinh, tăng cường tích cực, chủ động, sáng
tạo. Nhờ đó nâng cao hiệu quả dạy học, khiến học sinh yêu thích môn học hơn,
tăng khả năng ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện được năng lực
tự học, đồng thời học sinh được rèn luyện những kĩ năng học tập và kĩ năng
sống cần thiết cho bản thân, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Vận dụng kiến thức liên môn tạo sự hiểu biết sâu rộng, tạo cảm hứng cho
người dạy trong quá trình thiết kế bài học và giảng bài, giúp học sinh yêu thích
bộ môn hơn.
3.2.Kiến nghị
- Giáo viên cần nâng cao năng lực tự học, tự rèn, sáng tạo, ứng xử linh hoạt
các tình huống sư phạm, tận tâm trong công tác.
- Học sinh cần nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, tăng
cường rèn luyện các kĩ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng vào học tập
và cuộc sống.
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tập thể phát huy tốt khả
năng của mình.
Trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu,vấn đề tôi nêu ra chắc chắn
cần phải tiếp tục được khảo cứu nhiều trong các trường THPT, các đối tượng và
những chương bài, giai đoạn khác nhau. Hy vọng trong thời gian tới, với sự giúp
đỡ của đồng nghiệp và bằng kinh nghiệm tích lũy được qua thực tế các giờ dạy,
qua sinh hoạt bộ môn, tôi sẽ thành công trong việc vận dụng kiến thức liên môn
vào dạy học môn Địa lý ở tất cả các khối lớp bậc THPT.
20


Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút được khi dạy
chương trình Địa lí 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2. Những kinh nghiệm này

chắc chắn sẽ còn những hạn chế, mong nhận được sự góp ý, bổ sung của đồng
nghiệp và của hội đồng khoa học các cấp.
Trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Triệu Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác

Lê Vinh Toàn

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.SGK, SGV Địa lý 10,11,12 NXB giáo dục.
2.Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí THPT- NXB giáo dục năm 2009
3.Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí THCS (NXBGD)
4. Địa lý đại cương Việt Nam tập 1,2 ( ĐHSP Hà Nội)
5. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí.( Phạm Thu Phương
chủ biên – NXB giáo dục)
6. Môi trường và phát triển bền vững( Nguyễn Đình Hoè chủ biên)

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Thiệu Viên
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
TT Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Hướng dẫn học sinh vẽ biểu Phòng GD
C
đồ cột
2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng Phòng GD
C
phân tích bản đồ và tranh ảnh
trong chương trình địa lí lớp
7 Ở trường THCS
3. Kĩ năng sử dụng biểu đồ và Phòng GD
C
tranh Ảnh trong dạy và học
địa lí 7-THCS
4. Hướng dẫn học sinh kỹ năng Phòng GD
B
lựa chọn biểu đồ thích hợp
nhất trong bồi dưỡng học sinh

giỏi môn Địa lí ở trường
THCS
5. Tích hợp giáo dục môi trường Phòng GD
B
trong dạy học Địa lí trường
THCS

Năm học
đánh giá xếp
loại
2007
2009

2014

2016

2017

23


24



×