Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HƯỚNG dẫn học SINH kỹ NĂNG sử DỤNG ATLAT địa lí VIỆT NAM, BIỂU đồ, BẢNG số LIỆU để đạt HIỆU QUẢ CAO TRONG kỳ THI TRUNG học PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.83 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG SỬ DỤNG
ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU
ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KỲ THI
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA”

Người thực hiện: Lê Thị Hoàng Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1


2.3.2
2.3.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Giải pháp
Kỹ năng sử dụng Atlat
Kỹ năng sử dụng biểu đồ
Kỹ năng nhận xét bảng số liệu
Hiệu quả
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
2

2
3
3
3
4
4
7
11
14
17
17
18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Kỳ thi THPT QG năm 2017, môn Địa lí lần đầu tiên được đưa vào thi dưới
hình thức trắc nghiệm. Với thời gian 50 phút, thí sinh phải hoàn thành 40 câu hỏi
trắc nghiệm. Trong đó, câu hỏi kỹ năng như sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu
đồ, bảng số liệu chiếm tỉ lệ 37,5%. Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi lí thuyết mà
có thể sử dụng Atlat để trả lời. Xuất phát từ thực tế dạy học tôi thấy không ít học
sinh thường hay lơ là lớt phớt, không thiết tha với học tập, thái độ học tập
không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chín chắn do không xác
định rõ mục tiêu của việc học. Trước thực trạng này ít nhiều đã ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt khi thi THPT QG có tổ hợp khoa học xã
hội (sử, địa, công dân), học sinh cho đây là những môn phải học thuộc lòng
nhiều, môn Địa thì quá nhiều số liệu để nhớ. Đó cũng là một lí do không nhỏ
gây áp lực cho các em. Trong khi đó cũng chưa có tài liệu chuẩn nào nghiên cứu

sâu về vào các kỹ năng này. Nếu có chỉ có tính chất tham khảo. Chẳng hạn,
PGS-TS Nguyễn Viết Thịnh có cuốn “ một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học
sinh khai thác lược đồ, atlat” . Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập ở mức độ khái quát,
có tính chất lí luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu phương pháp sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam trong dạy học một cách cụ thể.
Trong thực tế hiện nay ở Trường THPT, việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa
lí còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa
chú trọng đến kỹ năng sử dụng Atlat, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu trong việc
giảng dạy Địa lí. Ít hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò
của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp. Về phía học sinh
chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ.
Mặt khác học sinh vẫn còn yếu về kĩ năng nhận biết biểu đồ, nhận xét bảng số
liệu, do vậy tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa
có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập môn Địa lí chưa cao.
Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng
tạo.
Vậy dạy như thế nào cho học sinh không còn chán học, lười học, có hứng thú,
có mục tiêu, động cơ học tập, không còn thấy áp lực khi học môn Địa mà tránh
được điểm liệt, điểm lại cao. Những suy nghĩ đó luôn làm tôi trăn trở để tìm ra
biện pháp giải quyết tốt nhất. Cách làm đó bước đầu đã có hiệu quả, là trong đợt
thi khảo sát chất lượng lớp 12 THPT năm học 2017 - 2018 của Sở GDĐT, môn
Địa của trường THPT Yên Định 2 không có điểm liệt, điểm yếu kém thấp nhất,
điểm khá giỏi cao nhất trong 9 môn thi THPT QG. Với kết quả ban đầu như vậy,
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG SỬ
DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU ĐỂ ĐẠT
HIỆU QUẢ CAO TRONG KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA”
để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục nói chung và môn Địa lí nói riêng.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

3


- Hướng dẫn học sinh nắm được và có kỹ năng khai thác tốt các kiến thức từ
Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat là vô tận, khả năng
khai thác các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi Địa lí rất có ích.
+ Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghi
nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn.
- Hướng dẫn cho học sinh kỹ năng nhận diện các loại biểu đồ và nhận xét bảng
số liệu.
- Góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh, đặc biệt trong các bài kiểm
tra một tiết, thi học kì, thi THPT QG.
- Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ năng thực
hành để học sinh tiếp thu rễ hơn và đạt điểm cao trong các bài thi (đặc biệt trong
kì thi THPT QG).
- Giúp cho đồng nghiệp trong nhóm Địa có thể tham khảo, vận dụng kinh
nghiệm đã áp dụng của tôi vào trong quá trình dạy học Địa lí.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 học môn Địa lí.
- Giáo viên giảng dạy Địa lí ở trường THPT.
Từ đối tượng nghiên cứu nêu trên đề tài này sẽ nghiên cứu về các kỹ năng sử
dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bài thi, kỹ năng nhận dạng biểu đồ và
biết cách nhận xét (phân tích) bảng số liệu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh nắm vững và vận
dụng thành thạo các kỹ năng thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu…


4


2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Quan niệm về Atlat
- Atlat tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἄτλας là thuật ngữ dùng để chỉ một tập bản đồ; điển
hình là bản đồ Trái Đất hoặc một khu vực của Trái Đất, ngoài ra còn có Atlat
của các hành tinh (hoặc vệ tinh của nó) trong hệ Mặt Trời. Tập bản đồ truyền
thống thường được in dưới dạng một cuốn sách, nhưng nhiều tập bản đồ ngày
nay có định dạng đa phương tiện. Ngoài các đặc điểm địa lí và ranh giới chính
trị hiện thời, nhiều Atlat còn có những thống kê về kinh tế, tôn giáo, địa lí, xã
hội. Cũng có cả thông tin về bản đồ và địa danh trong đó. (Bách khoa toàn thư)
- Theo định nghĩa của nhà bản đồ học K. A. Xalissiep Atlat là một sưu tập có hệ
thống của các bản đồ Địa lí theo một chương trình chung để tạo thành một sản
phẩm nhất quán.
- Atlat là một hệ thống các bản đồ có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và
bổ sung cho nhau được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng nhất
định. Các bản đồ trong Atlat được xây dựng theo một chương trình địa lí và lịch
sử nhất định như một tác phẩm hoàn chỉnh.
- Atlat Địa lí Việt Nam là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ
thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ… nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa
lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo
một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung
sách giáo khoa và chương trình Địa lí THPT
2.1.2. Khái quát chung về biểu đồ và bảng số liệu
- Biểu đồ là một hình ảnh cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển
của đại lượng (so sánh động thái phát triển của 2 - 3 đại lượng); so sánh tương
quan về độ lớn của một đại lượng (hoặc 2 -3 đại lượng); thể hiện quy mô và cơ

cấu thành phần của một tổng thể.
Mỗi loại biểu đồ có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Các loại
biểu đồ rất phong phú và đa dạng: cột, đường, kết hợp cột đường, tròn, miền…
- Bảng số liệu: là tập hợp những con số được sắp xếp thành hệ thống theo hàng,
cột để phản ánh những nội dung, tính chất của đối tượng Địa lí.
Trong học tập và thi THPT QG thường có câu hỏi yêu cầu nhận xét số liệu,
bởi biết dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin Địa lí là một trong những kỹ năng
quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lí. Loại câu hỏi yêu cầu nhận xét
bảng số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến
thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kỹ năng chọn lọc,
xác định kiến thức Địa lí.
2.2 Thực trạng vấn đề
Có thể nói so với các thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất
kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thu ít là mà mức độ quan
tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc.
Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Hiện
tượng lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Rất đông học sinh
5


không còn hứng thú với việc học tập. Các em thấy việc học nhàm chán, đến lớp
là một việc làm miễn cưỡng. Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục tiêu
của việc học, không biết học để làm gì. Đã vậy học sinh không thích học hoặc
học kém các môn khoa học xã hội vì phải học thuộc lòng nhiều. Xuất phát từ ý
thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối
phó ngày càng phổ biến nên kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục ngày
càng giảm sút. Điều này thể hiện khá rõ khi các phương tiện truyền thông đưa
tin khi hỏi về Bác Hồ sinh năm nào, hay hỏi về Quang Trung - Nguyễn Huệ thì
nhận được những câu trả lời làm cho chúng ta đáng phải suy ngẫm. Đặc biệt hơn
nữa, trước đây khi chấm thi tốt nghiệp môn Địa còn có thí sinh viết Tây Nguyên

giáp biển…
Trong khi đó, đối với bộ môn Địa để đạt điểm 5 - 6 thì rất dễ. Học sinh muốn
đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi Địa lí, cần nắm vững phần kỹ
năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biết cách nhận dạng biểu đồ và nhận xét
bảng số liệu (kỹ năng tính toán, phân tích, so sánh...). Để học sinh có thể làm tốt
phần kỹ năng thực hành đòi hỏi giáo viên phải biết cách dạy cho học sinh có các
kỹ năng đó. Đồng thời đòi hỏi người giáo viên là một nhà tâm lý học, hãy dành
cho các em bằng sự tận tụy, yêu nghề, tạo cho học sinh sự hứng thú khi học.
Biến tiết học khô khan nhàm chán thành tiết học có hứng thú.
2.3 Giải pháp
Ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, tôi đã lập kế hoạch giảng dạy và đề ra mục
tiêu thực hiện. Nhưng điều đầu tiên là làm sao cho học sinh thấy được học Địa là
môn học dễ lấy điểm nhất trong các môn khoa học xã hội. Chính từ suy nghĩ đó
tôi đã dạy phần kỹ năng thực hành trước tiên.
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh có hứng
thú học môn Địa, điểm lại cao mà ít phải học thuộc lòng đó là:
2.3.1 Kỹ năng sử dụng Atlat
Trước khi dạy phần kỹ năng sử dụng Atlat, tôi dạy cho các em thấy được vai
trò, tác dụng và hiệu quả của Atlat.
2.3.1.1 Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam
Atlat là phương tiện giảng dạy và học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn
Địa lí ở nhà trường phổ thông. Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí là nguồn
cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu.
Atlat còn hình thành cho các em tính kiên trì, chịu khó, tích cực, óc thẩm mĩ.
Khai thác sử dụng Atlat đòi hỏi học sinh phải có tinh thần làm việc nghiêm túc,
thói quen tự học, tự nghiên cứu. Atlat địa lí Việt Nam còn giúp học sinh tự học ở
nhà và làm các bài tập trong sách giáo khoa và tập bản đồ. Những kỹ năng, kĩ
xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao độ sẽ có tác dụng phát triển
mạnh mẽ khả năng nhận thức của học sinh.

Atlat giúp cho học sinh ôn tập thường xuyên, liên hệ kiến thức mới với kiến
thức đã học. Việc ôn tập cho phép học sinh tự kiểm tra mức độ lĩnh hội tri thức
mới của mình, giúp các em phát hiện những lỗ hổng kiến thức của mình để lấp
đầy chúng lại bằng cách ôn tập, củng cố.
6


Như vậy, nếu khai thác triệt để, đúng đắn các kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt
Nam thì đây là phương tiện hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trong kỳ thi THPT
QG.
2.3.1.2 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung của Atlat
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn
ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là
những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ...
Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu
và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và
từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi tìm
hiểu nội dung Atlat phải:
- Hiểu hệ thống ký, ước hiệu bản đồ (trang 3 của Atlat).
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản
đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên
và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
Ví dụ, câu: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết vùng thềm lục
địa khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm?
A. vùng biển nông, rộng
B. vùng thềm lục địa hẹp, sâu.
C. vùng thềm lục địa mở rộng, đáy nông
D. vùng thềm lục địa nông, hẹp.
Đáp án: B

Câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 6 - 7 để tìm câu trả lời đúng nhất
một cách dễ dàng. Đó là dựa vào phân tầng địa hình, ở độ cao từ 0 - 50m chiếm
tỉ lệ nhiều hay ít (nhiều - rộng, ít - hẹp) và độ sâu (càng xuống sâu thì màu xanh
tượng trưng cho nước biển càng đậm).
Kỹ năng này tôi tập trung cho đối tượng học sinh khá giỏi là chủ yếu bởi các
em có sự tư duy tốt, mặt khác các em cũng không cần phải nhớ một cách máy
móc kiến thức từ kênh chữ ở sách giáo khoa.
2.3.1.3. Nắm được cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam
Người ta ví rằng, nếu như sách giáo khoa địa lí là kênh chữ thì cuốn Atlat Địa
lí là kênh hình. Bởi nó được xây dựng trên nền tảng chương trình của cuốn sách
Địa lí Việt Nam. Chính vì vậy mà chương trình ở trong sách Địa lí có 4 phần
đơn vị kiến thức cơ bản thì ở trong cuốn Atlat Địa lí cũng tương tự như vậy, bao
gồm:
- Từ trang 4 đến trang 14: Địa lí tự nhiên
- Từ trang 15 đến trang 16: Địa lí dân cư
- Từ trang 17 đến trang 25: Địa lí các ngành kinh tế
- Từ trang 26 đến trang 30: Địa lí các vùng kinh tế.
Nắm được cấu trúc Atlat, học sinh sẽ không phải mất thời gian tìm kiếm. Khi
đề bài cho biết câu hỏi nằm ở trang nào của Atlat thì học sinh có thể nhanh
chóng tìm ra ngay câu trả lời. Việc làm này giúp các em tổng hợp kiến thức một
cách khoa học hơn cho cả những câu hỏi của phần lí thuyết và tiết kiệm được
thời gian làm bài.
7


Ví dụ, câu: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh/ thành nào
sau đây có qui mô dân số trên 1000000 người?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
B. Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh

D. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đáp án: C
Câu này trong Atlat trang 15 ở phần chú thích đã ghi rất rõ quy mô dân số các
đô thị nên học sinh chỉ cần nhìn vào trang 15 là chọn được đáp án đúng.
Trong đề thi minh họa THPT QG năm học 2017 - 2018 chủ yếu là dạng kỹ
năng nhận biết. Cho nên với phần kỹ năng này tôi lại tập trung chủ yếu cho đối
tượng học sinh lười học để tránh điểm liệt. Khi dạy cho các em thì các em mới
vỡ lẽ ra rằng môn Địa dễ học, chỉ cần chú ý cô giảng phần này là mình đã được
2 điểm. Từ đó các em đã có niềm vui trong học tập. Đồng thời, tôi vừa dạy vừa
phân tích cho các em thấy để so sánh, đó là học cả chương trình lớp 11 khi đi thi
được có 2 điểm. Còn phần Atlat chỉ học một buổi đã được 2 điểm.
2.3.1.4. Đọc kĩ câu hỏi và áp dụng vào Atlat
Những câu hỏi về sự phân bố, nằm ở đâu, vùng nào… đều có thể sử dụng Atlat
Địa lí nếu học sinh chưa chắc hoặc chưa nhớ lại đáp án. Ngoài ra, các em cũng
nên dựa vào các biểu đồ trong bản đồ để khai thác tài liệu. Biết kết hợp nhiều
bản đồ trong Atlat để trả lời cho một câu hỏi. Đối với những câu hỏi có tính định
hướng, trả lời nhiều vấn đề, học sinh cần phải biết kết hợp và vận dụng nhiều
bản đồ khác nhau để đưa ra một câu trả lời chính xác nhất.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu:
Bảng nhiệt độ trung bình tháng 7 của 1 số địa điểm:
Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế Quy Nhơn Tp Hồ Chí Minh
Nhiệt độ (0C)
27,0
28,9 29,6 29,4
29,7
27,1
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết vì sao nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa
điểm ở Trung Bộ cao hơn các địa điểm ở phía Bắc và phía Nam?
A. Chịu tác động của các khối khí nóng
B. Chịu tác động của tín phong Bắc bán cầu

C. Chịu tác động của địa hình đón gió
D. Chịu tác động của gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn gây fơn khô nóng
Đáp án: D
Trong câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 6 - 7 (thấy được bức chắn
địa hình: dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam) trang 9 (thấy được phạm vi
hoạt động của gió Tây khô nóng). Qua đó học sinh sẽ thấy nguyên nhân chính
làm cho nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm ở Trung Bộ cao hơn các
địa điểm ở phía Bắc và phía Nam là đáp án D.
Ví dụ, câu: Địa hình thấp và bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt là đặc điểm của
A. đồng bằng sông Hồng
B. các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ.
C. các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng sông Cửu Long
8


Đáp án: D
Câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 6 - 7, trang 10; hoặc trang 26; 28
và trang 29 để tìm câu trả lời đúng nhất.
Ví dụ, câu: Vùng nào sau đây hiện có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả
nước?
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: C
Đối với câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 21 để tìm câu trả lời
đúng nhất.
Ví dụ, câu: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2005?
A. Khu vực I chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP theo ngành.
B. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
D. Tỉ trọng khu vực II tăng, khu vực I giảm, khu vực III chưa ổn định.
Đáp án: A
Còn với câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 17, biểu đồ cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2005) kết hợp với phần kỹ năng
nhận xét bảng số liệu đã được học thì các em tìm ra được ngay đáp án A.
Trong quá trình dạy của mình, kỹ năng này tôi cũng tập trung cho đối tượng
học sinh khá giỏi (các em thi Đại học) là chủ yếu.
Có thể nói rằng, muốn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thành thạo, học sinh nên
chăm chỉ ôn tập trên Atlat, luyện đề, giải đề theo từng trang, có bộ câu hỏi về kỹ
năng sử dụng Atlat thì điểm thi sẽ cao, đồng thời tạo hứng thú trong học tập.
2.3.2. Kỹ năng sử dụng biểu đồ
2.3.2.1. Các dạng biểu đồ
- Biểu đồ cột.
- Biểu đồ đường.
- Biểu đồ cột - đường.
- Biểu đồ miền.
- Biểu đồ tròn.
Giáo viên yêu cầu các em lên vẽ các dạng biểu đồ nêu trên
2.3.2.2. Chú ý các dạng biểu đồ
- Chú ý các dạng biểu đồ cột, đường, kết hợp cột đường và miền.
+ Trục giá trị Y (trực đứng) phải có mốc giá trị cao nhất, cao hơn chuỗi số liệu.
+ Phải có mũi tên chỉ chiều tăng giá trị. Phải ghi rõ danh số (ví dụ: nghìn tấn, %,
ha…) ở đầu cột hay dọc theo cột.
+ Ghi rõ gốc tọa độ, số liệu ở biểu đồ.
+ Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc dưới biểu đồ.
+ Cần có kí hiệu (chú giải).

Ví dụ Cho biểu đồ:

9


Biểu đồ cơ cấu vật nuôi của nước ta giai đoạn 2010 - 2015
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết biểu đồ sai ở nội dung nào sau đây?
A. Bản chú giải.
B. Tên biểu đồ
C. Khoảng cách năm.
D. Độ cao của cột.
Đáp án: B
Nhìn vào biểu đồ học sinh thấy ngay đây là dạng biểu đồ đường (thể hiện được
tốc độ tăng trưởng của vật nuôi nước ta nhưng ở tên biểu đồ lại trình bày cơ cấu
(Tổng = 100%) vật nuôi).
* Chú ý biểu đồ hình tròn
+ Trật tự các hình tròn theo đúng trật tự trong bảng chú giải.
+ Nếu 2 biểu đồ trở lên cần thống nhất qui tắc.
Cụ thể: Hình thứ nhất lấy từ tia 12 giờ thuận theo chiều kim đồng hồ thì hình
thứ 2 cũng cần như vậy.
+ Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả qui mô (đề bài cho số liệu tuyệt đối) và
yêu cầu thể hiện cơ cấu (số liệu tương đối) thì biểu diễn các biểu đồ có kích
thước khác nhau.
+ Cách tính bán kính (đề bài cho số liệu tuyệt đối)
= Đ.v b.k của năm lớn.
Năm bé quy ước = 1 đ.v.b.k.
+ Cách tính cơ cấu (tính tỉ lệ, tính tỉ trọng).
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu bảng số liệu cho sẵn tổng số, cách tính như sau:

Số cần tính

x 100

(đơn vị: %)

Tổng số
- Nếu bảng số liệu không cho cột tổng số, ta phải cộng các thành phần lại thành
tổng số rồi tính theo cách tính như trên.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Chia ra
Năm
Tổng số
Lúa đông xuân
Lúa hè thu Lúa mùa
19225,
1990
1
7865,6
4090,5
7269,0
10


40005,
2010
6
19216,8
11686,1

9102,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê 2012)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết bán kính đúng thể hiện quy mô sản lượng lúa
phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và 2010 là:
A. 1 – 1,3
B. 1 – 1,4
C. 1 – 1,5
D. 1 – 1,6
Đáp án: B
Để tìm ra đáp án đúng nhất, học sinh chỉ cần áp dụng công thức tính bán kính
như đã nêu trên.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu:
GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Nông - lâm Công nghiệp Năm
Tổng số
Dịch vụ
thủy sản
xây dựng
2000
441646
108356
162220
171070
2014
3542101
696969
1307935
1537197
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 - 2014, tỉ

trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng là:
A. 0,2%.
B. 20%.
C. 2,0%.
D. 1,2%.
Đáp án:A
2.3.2.3. Các dạng biểu đồ cụ thể
2.3.2.3.1. Biểu đồ cột
* Cột đơn
- Dùng một cột để thể hiện khác biệt về quy mô, số lượng của một đại lượng.
- Đề bài có chữ tình hình phát triển (nếu đề bài có từ tốc độ tăng trưởng, biến
động… thì vẽ biểu đồ đường).
Ví dụ : Cho bảng số liệu
Tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam qua các năm (đơn vị %)
Năm
2004 2006 2008 2009 2014
Tỉ lệ dân thành thị 26,5
27,7
29,0
29,7
33,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê 2016)
Để thể hiện tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014, biểu đồ nào
sau đây thích hợp nhất?
A. biểu đồ miền
B. biểu đồ tròn
C. biểu đồ cột
D. biểu đồ đường
Đáp án: C
* Cột đơn nối tiếp (cột gộp nhóm, cột ghép)

- Đề bài cùng một đại lượng nhưng có 2, 3 nội dung khác nhau.
- Đề bài có chữ so sánh và so với.
- Biểu diễn một chuỗi thời gian khác nhau.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005 2008 2010 2012
11


Cây CN hàng năm
862
806
798
730
Cây CN lâu năm
1634 1822 2011 2223
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, NXB thống kê 2014)
Để so sánh tăng trưởng diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm nước ta
giai đoạn 2005 - 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng.
B. Biểu đồ cột đơn
C. Biểu đồ cột - đường
D. Biểu đồ cột ghép
Đáp án: D
* Cột chồng nối tiếp
- Đề bài có chữ tình hình phát triển, thể hiện sự phát triển của 2,3 nội dung của
một đại lượng.
- Biểu diễn một chuỗi thời gian khác nhau.
- Thông thường để số liệu tuyệt đối.

Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2010
2012
2015
Tổng số
3465,9
5047,6
6147,7
6549,7
Khai thác
1987,9
2377,7
2877,8
3036,4
Nuôi trồng
1478,0
2669,9
3269,9
3513,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017)
Để thể hiện sự phát triển sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu
đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột chồng.
D. Biểu đò tròn.
2.3.2.3.2. Biểu đồ đường

- Đề bài có từ tốc độ tăng trưởng của 2, 3 nội dung trở lên của 1 hoặc 2, 3 đại
lượng khác nhau.
- Biểu diễn một chuỗi thời gian khác nhau.
- Thông thường dạng này hay phải tính tốc độ tăng trưởng
+ Cách tính tốc độ tăng trưởng.
Năm cần tính x 100%
Tốc độ tăng trưởng =
Năm đầu tiên
Quy ước năm đầu bằng 100%
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu
Sản lượng điện, than và dầu thô của nước ta giai đoạn 1995 - 2012
Năm
1995
2000
2005
2008 2012
Điện (tỉ kwh)
14,7
26,7
52,1
70,9 115,1
Than (triệu tấn)
8,4
11,6
34,1
39,7
42,4
Dầu thô (triệu tấn)
7,6
16,3

18,5
14,9
16,7
(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2013, NXB thống kê 2014)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than và dầu thô của nước ta giai
đoạn 1995 - 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ cột
12


Đáp án: B.
2.3.2.3.3. Biểu đồ kết hợp cột đường
- Đề bài có từ thể hiện sự phát triển, tình hình phát triển của 2, 3 nội dung trở lên
của 1 hoặc 2 đại lượng khác nhau.
- Biểu diễn một chuỗi thời gian khác nhau.
- Thông thường để số liệu tuyệt đối.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu
Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm

Tổng số dân
Dân số thành thị
Tốc độ gia tăng dân số
(nghìn người)
(nghìn người)
tự nhiên (%)
2000
77635

18772
1,36
2005
82392
22332
1,31
2010
86947
26515
1,03
2015
91713
31131
0,94
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017)
Để thể hiện tổng số dân, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của
nước ta thời kỳ 2000 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ kết hợp cột chồng - đường.
Đáp án: D
2.3.2.3.4. Biểu đồ tròn
- Từ 3 năm trở xuống.
- Đề bài có từ cơ cấu, quy mô - cơ cấu
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu
Bảng diện tích rừng nước ta (đơn vi: triệu ha)
Năm
1983
2005

2010
Tổng diện tích
7,2
12,7
13,5
Diện tích rừng tự nhiên
6,8
10,2
10,3
Diện tích rừng trồng
0,4
2,5
3,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê 2012)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích rừng nước ta giai đoạn 1983 - 2010,
biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ miền
Đáp án: A.
2.3.2.3.5. Biểu đồ miền
- Từ 4 năm trở lên.
- Đề bài có từ cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu
Dân số Việt Nam thời kỳ 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm

13



Năm
2005
2007
2013
2015
Thành thị
22332 23746 28875 31132
Nông thôn
60060 60472 60885 60582
Tổng số dân
82392 84218 89760 91714
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị và
nông thôn nước ta giai đoạn 2005 - 2015 là
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.
Đáp án: A.
2.3.3. Kỹ năng nhận xét bảng số liệu
Khi nhận xét bảng số liệu cần chú ý những vấn đề sau:
2.3.3.1 Nhận xét từ tổng quát đến cụ thể, chi tiết
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng điện của nước ta giai đoạn 1990 - 2008.(Đơn vị: tỉ kwh)
Năm
1990 1995 2000 2006 2008
Sản lượng điện
8,8
14,7

26,7
59,1
70,9
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011,
trang 107).
Nhận xét sản lượng điện nước ta giai đoạn 1990 - 2008.
Hướng dẫn trả lời
- Nhìn chung, sản lượng điện của nước ta giai đoạn 1990 - 2008 có xu hướng
tăng: 62,1 tỉ kwh và 8,1 lần → câu tổng quát.
- Nhưng sản lượng tăng không đồng đều qua các năm:
+ Thời kỳ 1990 - 1995 tăng: 5,9 tỉ kwh.
+ Năm 1995 - 2000 tăng nhanh: 12,0 tỉ kwh.
Câu cụ thể, chi tiết
+ Giai đoạn 200 - 2008 tăng nhanh nhất: 44,2 tỉ kwh.
* Khi dạy giáo viên hướng dẫn học sinh tại sao lại có số 62,1 tỉ kwh và 8,1 lần.
Khi nhận xét bảng số liệu có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1. Tăng: + Nhanh (>2 lần): lấy năm cuối chia năm đầu (ra số lần).
+ Chậm ( <2 lần): lấy năm cuối trừ năm đầu ( ra số đề bài
cho).
Trường hợp 2. Giảm: thì ngược lại với tăng.
(Lưu ý: Câu tổng quát nên dùng cả 2 phép tính chia và trừ, còn câu cụ thể
thường dùng một phép tính).
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Chia ra
Năm Tổng số
Lúa đông xuân Lúa hè thu
Lúa mùa
19225,
1990

1
7865,6
4090,5
7269,0
2010
40005,
19216,8
11686,1
9102,7
14


6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi
sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 - 2010?
A. Tổng sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và 2010 có xu
hướng tăng: 2,1 lần.
B. Tổng sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và 2010 có xu
hướng tăng: 20780,5 nghìn tấn.
C. Tổng sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và 2010 có xu
hướng không thay đổi.
D. Tổng sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và 2010 có xu
hướng tăng: 2,1 lần và 20780,5 nghìn tấn.
Đáp án: D
Khi học sinh chọn đáp án D, tôi hỏi tại sao lại chọn đáp án này. Một lần nữa
tôi củng cố cách làm cho học sinh.
2.3.3.2. Không bỏ sót số liệu
- Nghĩa là nhận xét phải sử dụng linh hoạt cả 2 chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối.
- Dạng này có nghĩa là đề bài cho số liệu tuyết đối nhưng yêu cầu nhận xét cơ

cấu thì phải xử lí số liệu. Cách chuyển số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối
(đã nêu cách tính ở trên - tính cơ cấu, tính tỉ trọng hay tính tỉ lệ).
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (giá trị thực tế).
(Đơn vị : tỉ đồng)
Ngành
2000
2005
Nông nghiệp
129140,5
183342,4
Lâm nghiệp
7673,9
9496,2
Thuỷ sản
26498,9
63549,2
Tổng số
163313,3 256387,8
(Nguồn: bài tập trang 86 Địa lí 12 - Cơ bản của NXBGD).
a. Tính tỉ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản qua các năm.
b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Hướng dẫn trả lời
a. Tính tỉ trọng
Xử lí số liệu. Bảng: Tỉ trọng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
năm 2000 - 2005. (Đơn vị %).
Ngành
2000
2005

Nông nghiệp
79,1
71,5
Lâm nghiệp
4,7
3,7
Thuỷ sản
16,2
24,8
Tổng số
100,0
100,0
b. Nhận xét:
- Nhìn chung, tổng giá trị sản xuất nông, lâm và thuỷ sản của nước ta từ năm
2000 - 2005 có xu hướng tăng: 93074,5 tỉ đồng và 1,6 lần → Số liệu tuyệt đối.
15


- Nhưng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự thay đổi từ
năm 2000 - 2005 :
+ Nông nghiệp giảm: 7,6 %.
+ Lâm nghiệp giảm: 1,0 %.
Số liệu tương đối.
+ Thuỷ sản tăng: 8,6 %.
Mặc dù nông nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, còn thuỷ sản tăng
song chỉ chiếm thứ 2, thấp nhất là lâm nghiệp.
Như vậy, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự chuyển dịch từ
nông nghiệp, lâm nghiệp sang thuỷ sản.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu
Sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta (đơn vị: nghìn tấn)

Chia ra
Năm
Tổng số
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
19225,
1990
1
7865,6
4090,5
7269,0
40005,
2010
6
19216,8
11686,1
9102,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ
cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1990 và 2010?
A. Tỉ trọng lúa đông xuân tăng, hè thu giảm.
B. Tỉ trọng lúa đông xuân tăng, hè thu tăng.
C. Tỉ trọng lúa đông xuân tăng, mùa tăng.
D. Tỉ trọng lúa hè thu tăng, mùa tăng.
Đáp án: B
Cũng như các câu hỏi trắc nghiệm khác, tôi đều đặt câu hỏi cho học sinh vì sao
lại chọn đáp án này. Các em đều lí giải được, có như vậy mới tạo cho học sinh
niềm tự tin, hứng thú trong học tập.
2.3.3.3. Tìm mối quan hệ theo cột, theo hàng
Ví dụ: Cho bảng số liệu
Bảng cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 - 2005. (Đơn vị

%).
Năm
Tổng Nông thôn Thành thị
1986
100
79,9
20,1
2005
100
75,0
25,0
(Nguồn: bảng 17.4 trang 75 sách giáo khoa Địa lí 12 - cơ bản NXBGD).
Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta
năm 1996 - 2005.
Hướng dẫn trả lời:
- Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị
nước ta từ năm 1996 - 2005 có sự thay đổi:
+ Cơ cấu lao động nông thôn giảm: 4,9 %. Hàng dọc
+ Cơ cấu lao động thành thị tăng: 4,9 %.
16


- Cơ cấu lao động nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, còn cơ cấu
lao động thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp → Hàng ngang.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu
Diện tích cây công nghiệp nước ta (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2008
2010

2012
Cây công nghiệp hàng năm
862
806
798
730
Cây công nghiệp lâu năm
1634
1822
2011
2223
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, NXB thống kê 2014)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện
tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 - 2012?
A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm nhiều hơn diện tích cây lâu năm.
B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm và cây lâu năm tăng.
C. Diện tích cây công nghiệp hàng năm ít hơn diện tích cây lâu năm.
D. Diện tích công nghiệp hàng năm giảm chậm, diện tích cây lâu năm tăng
nhanh.
Đáp án:A.
2.4. Hiệu quả
2.4.1. Trước khi chưa đưa các kỹ năng sử dụng Atlat, nhận dạng biểu đồ và
nhận xét bảng số liệu
Gặp những khó khăn sau:
- Chấm bài rất ức chế vì điểm của các em thấp mặc dù đề đã có rất nhiều câu kỹ
năng thực hành.
- Không những vậy có nhiều câu lý thuyết mà các em không biết cách vận dụng
Atlat vào khai thác tri thức.
- Phần kỹ năng nhận dạng biểu đồ không chính xác dạng biểu đồ, không biết
được biểu đồ thiếu hay sai nội dung nào.

- Phân tích bảng số liệu:
+ Có nhiều học sinh không biết cách tính số liệu tăng, giảm.
+ Đồng thời không ít bộ phận học sinh không rút ra được mối quan hệ của bảng
số liệu…
- Từ những khó khăn đó cho nên những câu dễ lấy điểm nhất mà các em cũng
làm sai dẫn đến điểm thấp, không còn hứng thú trong học tập.
- Học sinh có tâm lý ngại học thuộc lòng, số liệu của môn Địa thì nhiều các em
không thể nhớ hết.
2.4.2. Sau khi dạy kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí, biểu đồ và nhận xét bảng số
liệu
- Chấm bài nhanh, điểm cao, giáo viên có hứng thú chấm bài.
- Học sinh thao tác các kỹ năng sử dụng Atlat, biểu đồ và nhận xét bảng số liệu
thành thạo.
- Các em đã biết cách xác định dạng đề nào là biểu đồ tròn, dạng biểu đồ nào là
cột (các dạng cột), đường, kết hợp cột - đường và miền.
- Kỹ năng tính toán, phân tích, so sánh...bảng số liệu của các em thành thục hơn.
- HS tiếp thu bài dễ hiểu hơn, qua đó điểm các bài thi ngày càng đạt kết quả cao.
2.4.3.Theo phiếu điều tra
17


Tiến hành điều tra bằng phiếu đối với ở các lớp 12A4, 12A7, 12A9, 12A10
trường THPT Yên Định 2 cho thấy:
- Có những dạng câu hỏi không phải căn cứ vào Atlat thì học sinh đã biết cách
khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời.
- Khi chưa dạy phần kỹ năng nhận dạng biểu đồ và nhận xét bảng số liệu: 80%
học sinh chọn đáp án ngẫu nhiên ăn may; 20% làm nhưng không chắc chắn,
gần hết giờ mới khoanh bừa.
- Sau khi dạy các phần kỹ năng này:
+ 100% học sinh cảm thấy thoải mái và rất hiểu bài.

+ 100% học sinh cảm thấy tự tin mình sẽ được điểm tuyệt đối ở phần kỹ năng sử
dụng Atlat, nhận dạng biểu đồ và nhận xét bảng số liệu.
2.4.4. Kết quả bài kiểm tra
Bài kiểm ta 1 tiết và bài kiểm tra học kì.
(Đơn vị: %).
Điểm
Từ 0 – 4 Từ 5 – 6 Từ 7 – 8 Từ 9 – 10
Bài kiểm tra học kì I
21,4
42,9
28,6
7,1
Bài 1 tiết học kì II
14,3
35,7
35,7
14,3
Bài kiểm tra học kì II
3,6
28,6
46,2
21,4
2.4.5. Qua trò chuyện thăm dò, phỏng vấn cho thấy.
- 100% các em ở các lớp 12A4, A7, A 9,, A10 đều rất hướng thú học tập, không
còn tâm lí ngại học, chán học, tâm lí thoải mái với kì thi THPT QG sắp tới (đối
với môn Địa lí).
- Hầu hết các em tự tin hơn, nắm được các kỹ năng cơ bản khi trả lời câu hỏi
trắc nghiệm phần thực hành.
- Các em không còn bị áp lực đến thi cử (kiến thức lớp 12 đã được tối giản
thông qua Atlat Địa lí, đặc biệt có những nội dung học sinh không cần phải nhớ

một cách máy móc kiến thức, bảng số liệu).
- Thời gian làm bài những câu hỏi kỹ năng thực hành nhanh hơn đặc biệt là phần
kỹ năng biểu đồ các em chỉ cần nắm vững một số từ chìa khóa (ngắn, xúc tích)
cho mỗi loại biểu đồ.
Như vậy rõ ràng, qua hiệu quả nêu trên tôi thấy việc đưa kinh nghiệm sử dụng
các kỹ năng thực hành mà tôi rút ra trong quá trình giảng dạy cho học sinh là rất
khả quan. Điều này đã khắc phục được nhiều hạn chế của học sinh, tạo cho các
em có động lực, hứng thú trong học tập quên đi sự chán nản, thiếu động cơ học
tập. Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến
thức máy móc, nắm chắc và thành thạo các kỹ năng năng khai thác sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam trong quá trình học, ôn tập và làm bài thi bài kiểm tra đạt kết
quả cao. Các lớp 12 tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được những
kiến thức cơ bản của môn Địa lí và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng Atlat,
biểu đồ, nhận xét bảng số liệu. Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy
đều biết sử dụng thành thạo các kỹ năng sử dụng Atlat, biểu đồ, nhận xét bảng
số liệu để làm bài thi THPT QG.
Qua các bài kiểm tra tôi thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Chứng tỏ
rằng kinh nghiệm này của tôi đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt phần kỹ
năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam có thể là công cụ hữu hiệu để nhớ nhanh các
18


dẫn chứng cho bài thi mà không cần phải học thuộc lòng. Bên cạnh đó, học sinh
cũng có thể sử dụng Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số
liệu từ sách giáo khoa). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên
của các đô thị, trung tâm công nghiệp, bãi biển du lịch, thị trường xuất nhập
khẩu....
Trong kì thi THPT QG năm 2018, mặc dù thời gian ôn tập không nhiều (môn
Địa 2 buổi/tháng, có lớp sang kỳ II mới học) nhưng kết quả tỉ lệ học sinh đạt
điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có 1/3 học sinh đạt kết quả khá,

giỏi. Tôi hi vọng năm nay, nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, kết quả thi
THPT QG của các lớp 12 sẽ tốt hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn Địa lí
sẽ cao hơn năm học trước. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho
nhà trường.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Đối với giáo viên khi giảng dạy mà thấy học sinh có hướng thú, say mê, tự tin,
điểm cao môn học của mình là niềm hạnh phúc. Để có được điều đó, trước hết
đòi hỏi người giáo viên phải thật sự say mê, tâm huyết với nghề, luôn luôn tự
học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Qua áp dụng đề tài này bản
thân tôi đã rút ra được những bài học rất thiết thực:
- Đối với từng bài, câu hỏi cụ thể thì mức độ khai thác, sử dụng Atlat không
giống nhau. Vì vậy cần bám vào câu hỏi để xác định xem mình nên khai thác
kiến thức ở trang nào của Atlat là đúng và phù hợp. Trong đó cần rèn luyện cho
học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung của Atlat, nắm được cấu trúc của Atlat
Địa lí Việt Nam và đọc kĩ câu hỏi để áp dụng vào Atlat. Khi dạy giáo viên phải
đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phân tích, giải thích, các câu hỏi phải
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt, giáo viên cần hình thành thói quen cho học
sinh thường xuyên sử dụng Atlat. Còn giáo viên cũng phải ra được bộ câu hỏi
Atlat cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Dạng kỹ năng sử dụng biểu đồ, nhận xét bảng số liệu giáo viên cần giảng dạy
xúc tích, dễ hiểu và tìm ra quy luật nhận biết.
- Muốn có hiệu quả cao, chất lượng tốt, giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, có
lòng đam mê, vì học sinh thân yêu.
Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải luôn
luôn cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, để
tăng tính hấp dẫn với học sinh. Ngược lại, nếu giáo viên chỉ trình bày theo kiểu
thuyết trình, vừa mệt thầy, học sinh không thích nghe, hay mất trật tự, không
thúc đẩy tính độc lập sáng tạo của trò, hiệu quả sẽ thấp. Cho nên việc rèn luyện

kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu là rất cần
19


thiết và quan trọng trong việc dạy và học môn Địa lí. Đối với học sinh lớp 12
các kỹ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập logic
trong học tập của học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình
phân tích, khai thác kiến thức qua các trang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ trong
Atlat, các bảng số liệu. Học sinh nhận thức được các nội dung trong Atlat, bảng
số liệu không những chỉ là phương tiện trực quan sinh động mà còn là bản mật
mã ẩn chứa trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính hấp dẫn tuổi trẻ mà ngôn ngữ
của nó là: các quy ước, ký hiệu, mầu sắc, và cả hình dáng kích thước của cả
nước, một khu vực, một vùng lãnh thổ. Giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bài sâu
sắc hơn. Có như vậy thì điểm thi của các em sẽ cao hơn.
Khi dạy kĩ năng làm bài thực hành cho các em xong tôi thấy hiệu quả việc
tiếp thu tri thức - kỹ năng của học sinh cao hơn, học sinh tập trung vào học tập,
đi học ôn tập đầy đủ. Điều quan trọng nhất là các em có đủ tự tin, tạo tâm lí
thoải mái khi vào phòng thi. Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được
những kết quả đáng mừng (thể hiện qua kết quả các bài kiểm). Từ đó có thể thấy
rằng trong quá trình giảng dạy Địa lí ở lớp 12 việc rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng sử dụng Atlat, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu là việc làm rất quan trọng cần
được nhân rộng.

20


3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên giảng dạy Địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp
để hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như sử dụng Atlat để khai thác
kiến thức kỹ năng biểu đồ, kỹ năng nhận xét bảng số liệu vào làm bài thi môn

Địa lí. Ngoài ra, cần tham khảo đề thi các năm để tìm ra những điểm chung nhất
xây dựng thành một chuyên đề riêng về việc rèn luyện kỹ năng trên cho học
sinh.
Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số bản đồ còn thiếu và bổ sung thêm
cuốn Atlat mới để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy địa lí đạt kết quả cao.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi về kỹ
năng sử sụng Atlat, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu để giúp học sinh học tập đạt
kết quả cao trong kỳ thi THPT QG. Tôi xin trình bày để đồng nghiệp tham khảo,
có thể còn những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, rất mong ý kiến đóng góp
bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với công tác
giảng dạy hướng dẫn học sinh ôn tập, thi THPT QG môn Địa lí.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

Yên Định, ngày 10/5/2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm do tôi viết, không sao
chép của người khác.
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hoàng Lan

21


22



23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Quang Dốc: bản đồ chuyên đề, NXB đại học sư phạm 2003. Hướng dẫn
sử dụng Atlat địa lí Việt Nam 2006.
2. Nguyễn Trọng Phúc : phương tiện, thiết bị, trong dạy học địa lí. NXB ĐHQG
Hà Nội 2001.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của môn địa lí 12NXBGD
2009.
4. Lê Thông ( tổng chủ biên) SGK và SGV Địa lí 12 NXB GD2010.
5. Atlat địa lí Việt Nam do công ty bản đồ tranh ảnh giáo khoa của NXB giáo
dục năm 2016 .
6. Rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh. Tác giả : Mai Xuân San - Nhà xuất
bản Giáo dục)

24


DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD & ĐT ĐÁNH GIÁ
1. Đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng đoạn video trong việc dạy bài 9: NHẬT BẢN tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế”. Được Hội đồng khoa
học ngành xếp loại C năm hoc 2007 - 2008.
2. Đề tài: “Kinh nghiệm dạy mục I: Điều kiện tự nhiên - Bài 9: NHẬT BẢN tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế”. Được Hội đồng khoa
học ngành xếp loại C năm hoc 2008 - 2009.
3. Đề tài: “Kinh nghiệm dạy phần kỹ năng vẽ biểu đồ (tròn, cột), phân tích bảng
số liệu”. Được Hội đồng khoa học ngành xếp loại C năm hoc 2010 - 2011.
4. Đề tài: “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh THPT”. Được Hội đồng khoa học
ngành xếp loại C năm hoc 2015 - 2016.


25


×