Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn được minh họa bằng hình ảnh để kích thích hứng thú học tập mục 1, bài 14, môn giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.93 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
16
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị.
18

0


VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐƯỢC MINH HỌA
BẰNG HÌNH ẢNH ĐỂ KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP MỤC 1,


BÀI 14, MÔN GDCD LỚP 10: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Yêu nước là một truyền thống đạo đức thiêng liêng và cao quý nhất, là cội
nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống của dân tộc. Yêu nước còn là sức
mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn thử thách,
chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy
đủ bản sắc của mình.
Giáo dục về truyền thống yêu nước là một mục tiêu, một nhiệm vụ và cũng là
một yêu cầu có tính khách quan mà Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Điều này
còn đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đất nước hòa bình
nhưng đang đứng trước nhiều âm mưu xâm lấn, phá hoại của các thế lực thù
địch. Chính vì vậy, nội dung giáo dục về truyền thống yêu nước đã được đưa vào
chương trình học của nhiều cấp học từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học..Trong chương trình giáo dục
trung học phổ thông, nội dung này được thể hiện qua nhiều môn học khác nhau
như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng… và đặc biệt là môn Giáo dục
công dân- một môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học
sinh. Mỗi môn học có một cách tiếp cận, một góc độ giáo dục khác nhau nhưng
tựu chung lại đều nhằm đạt đến mục tiêu nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc, hình thành và phát triển ý thức, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Nội dung của các môn học có mối quan hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi giáo
viên dạy phải có sự vận dụng kiến thức của các môn có liên quan để nâng cao
kết quả giảng dạy của mình. Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn sẽ giúp học
sinh có được hiểu biết sâu sắc hơn, có cách nhìn nhận đánh giá tốt hơn từ đó vận
dụng linh hoạt mềm dẻo hơn vào thực tế đời sống.
Xác định được vai trò, tầm quan trọng đó của việc tích hợp,liên môn, trong
quá trình giảng dạy tôi đã suy nghĩ,tìm tòi,tích cực vận dụng các kiến thức của
các môn học khác, đặc biệt là các kiến thức đã được minh họa bằng những hình

ảnh sát thực để làm sinh động hơn,đạt hiệu quả hơn trong giờ dạy của mình. Qua
quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy đây là một việc làm thiết thực,
mang lại hiệu quả cao, tôi đã vận dụng để dạy nhiều bài khác nhau trong đó
thành công nhất là khi dạy mục 1, bài 14, môn Giáo dục công dân lớp 10: Công
dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự tìm tòi nghiên cứu và
vận dụng phù hợp tôi đã kích thích được hứng thú học tập ở học sinh và nâng
cao được hiệu quả, chất lượng giờ học. Vì vậy tôi đã đúc kết và viết nên sáng
kiến kinh nghiệm: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn được minh họa
1


bằng hình ảnh để kích thích hứng thú học tập mục 1, bài 14, môn Giáo dục
công dân lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
Trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục trung học phổ thông,
môn Giáo dục công dân có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
học sinh, giáo dục lòng yêu nước và truyển thống cách mạng. Nội dung giáo dục
này được thể hiện ở nhiều bài học khác nhau trong đó tiêu biểu nhất là ở mục 1,
bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội
dung quan trọng, là cơ sở, tiền đề giúp công dân hiểu biết và nâng cao lòng yêu
nước, trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Khi giảng dạy ở mục này giáo viên cần khắc sâu, làm toát
lên được những kiến thức quan trọng về lòng yêu nước, truyền thống yêu
nước,vai trò và biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc. Phần kiến thức
này không khó, nhưng với cách trình bày đặc thù của môn Giáo dục công dân nó
có phần khô khan, chưa kích thích được hứng thú học tập ở học sinh. Vì vậy
kích thích hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực học
tập ở học sinh là một yêu cầu, một nhiệm vụ mà giáo viên cần thực hiện. Nhận
thấy phần kiến thức này lại có sự liên hệ mật thiết với những kiến thức mà các
em đã được học ở các môn học khác: Văn học, Lịch sử..Vì vậy, trong qúa trình

dạy học tôi đã tích hợp các kiến thức văn học, lịch sử đã được minh họa bằng
hình ảnh nhằm kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giờ dạy. Sáng
kiến kinh nghiệm này là sự lựa chọn của cá nhân tôi và tôi nhận thấy rất hiệu
quả. Tôi mong rằng nó sẽ góp phần mở ra những gợi ý nhỏ về mặt phương pháp
dạy học, giúp bạn bè, đồng nghiệp có một sự lựa chọn phù hợp nhất để nâng cao
hiệu quả công tác giảng dạy của mình.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng
hợp lí các kiến thức của các môn học: Văn học, Lịch sử..đã được minh họa bằng
các hình ảnh sống động, nhân thực và phù hợp với kiến thức bài học để kích
thích hứng thú học tập mục 1, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
1. 4. phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện thành công bài dạy và đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi
đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin :
Trước khi giảng dạy tôi đã có sự nghiên cứu, nắm vững chương trình môn
học mà mình phụ trách. Mặt khác, tôi cũng tìm hiểu, nghiên cứu chương trình
các môn có liên quan để thiết lập được mối quan hệ liên môn trong quá trình
dạy học qua đó giúp học sinh dễ dàng có bức tranh chung về thế giới và tạo
cho các em có quan điểm hệ thống cũng như có tư duy linh hoạt, mềm dẻo khi
học các môn học khác. Trên cơ sở đó, tôi sử dụng các kiến thức ở các môn học
khác một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học của mình.
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết:
2


Tôi đã tìm đọc các tài liệu khoa học, các nghị quyết, chỉ thị của các ban
ngành lãnh đạo để xác định cơ sở pháp lí cho việc vận dụng kiến thức tích hợp,
liên môn trong công tác giảng dạy.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Dựa trên các tài liệu, các thông tin, các hình ảnh thu thập được, tôi đã phân
tích, tổng hợp, khái quát rút ra các kiến thức, các hình ảnh phù hợp để có thể tích
hợp liên môn trong giảng dạy và từ đó khái quát viết nên sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tại điều 2, Luật Giáo dục 2005 khẳng định: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo
con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm
mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó ngành giáo dục
có nhiệm vụ quan trọng với sự phát triển toàn diện cong người Việt Nam , trong
đó có việc hình thành ý thức đạo đức, lối sống đạo đức. Hoạt động giáo dục đạo
đức là một hoạt động giáo dục cụ thể, gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói
chung. Nội dung giáo dục đạo đức là một phần quan trọng trong nội dung của
chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục
quốc dân. Một trong những nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức là giáo
dục lòng yêu nước, truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc, bồi đắp
cho thế hệ trẻ tình yêu, lòng trung thành và ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu của giáo dục, tại Hội nghị trung
ương VIII khóa XI, ngày 4/11/2013 Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 NQ/TƯ
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những nội dung
quan trọng của nghị quyết là xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ
thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao các kiến
thức, kĩ năng để hình thành các năng lực cho người học. Như vậy dạy học tích
hợp, liên môn xuất phát từ chính yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng
lực học sinh,đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào
giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn đòi

hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, vì
vậy dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Giáo dục công dân là một môn học
quan trọng trong việc giáo dục, hình thành và nâng cao ý thức, hành vi đạo đức
cho công dân. Mặt khác môn học còn góp phần hình thành và phát triển các
năng lực, các kĩ năng sống. Tuy nhiên việc dạy học môn giáo dục công dân hiện
nay đang gặp phải nhiều khó khăn bởi nhiều lí do khác nhau. Các kiến thức của
môn học phần lớn là các vấn đề về chính trị , xã hội, pháp luật, nhiều kiến thức
3


thiên về lí luận nên có phần khô khan, khó học, khó nhớ, học sinh không mấy
hứng thú khi học tập, dẫn đến kết quả học tập chưa cao, giờ học chưa sôi nổi.
Điều này được thể hiện rất rõ trong kết quả khảo sát về thái độ học tập và kết
quả của học sinh khối lớp 10, trường THPT Lê Viết Tạo vào cuối học kì I, năm
học 2017- 2018 như sau:
Về thái độ học tập:
Tổng số
Thích học
Bình thường
Không thích học
HS
%
Số lượng
%
Số lượng
%
209
Số lượng

62
Về kết quả học tập:
Tổng
Đểm TK
số
Loại giỏi
HS
Số
209 lượng
%
25

11,9

29,6

56

Đểm TK
Loại khá
Số
lượng
63

26,7

91

Đểm TK
Loại trung bình


%

Số
lượng

30

107

43,7
Đểm TK
Loại yếu

%

Số
lượng

%

51,2

14

6,9

Trước thực trạng về thái độ, ý thức và chất lượng học tập môn giáo dục công
dân của học sinh lớp 10 ở trường, tôi thấy cần phải kích thích nhứng thú học tập,
tạo nên niềm say mê, sự chủ động tích cực của học sinh thì mới nâng cao được

chất lượng học tập của các em. Để đạt được điều này tôi đã thực hiện đổi mới
phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy…Một trong những
hoạt động quan trọng mà tôi đã thực hiện là vận dụng kiến thức tích hợp, liên
môn đã được minh họa bằng hình ảnh để kích thích hứng thú học tập của học
sinh.
2. 3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Để thực hiện giảng dạy tốt mục 1, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
2.3.1. Xác định nội dung các kiến thức cần tích hợp. liên môn.
Trong một giờ dạy không phải tất cả các kiến thức đều cần phải tích hợp. do
vậy để xác định được các nội dung kiến thức cần tích hợp, liên môn để giảng
dạy, tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, nội dung chuẩn
kiến thức kĩ năng của môn học từ đó xác định kiến thức trọng tâm của tiết học,
xác định những nội dung có thể giảng dạy bằng con đường tích hợp.
2.3.2. Thu thập tài liệu, chọn lọc các kiến thức tích hợp liên môn và các hình ảnh
minh họa phù hợp.
Các kiến thức được sử dụng để tích hợp yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác,
có tính giáo dục cao, phù hợp với nội dung bài dạy. Vì vậy, tôi đã tham khảo
sách giáo khoa các môn: Lịch sử, Văn học để lựa chọn các kiến thức phù hợp
4


với nội dung bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên
cơ sở đó tôi tìm tòi, chắt lọc những hình ảnh minh họa để áp dụng vào bài dạy,
làm cho giờ học trở nên sinh động hơn.
2.3.3. Xây dựng, thiết kế bài dạy theo hướng tích hợp, liên môn.
Để thực hiện tốt việc giảng dạy thì việc xây dựng, thiết kế bài dạy là rất quan
trọng với mỗi giáo viên. Trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung
bài học, lựa chọn phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế
hoạch bài học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.3.4. Tổ chức cho học sinh học tập.
Một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu để tạo nên sự thành
công của công tác giảng dạy là tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả. Đây là
giải pháp để khẳng định những sự lựa chọn, những thiết kế của giáo viên có phù
hợp với bài dạy hay không. Để thực hiện giảng dạy thành công mục 1, bài 14;
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôi đã tổ chức cho học
sinh học tập như sau:
* Tình huống xuất phát:
- Mục tiêu: học sinh có những hiểu biết ban đầu về lòng yêu nước, mong muốn
tìm hiểu về lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ đó xác định
trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Bước 1: Tôi hướng dẫn cho học sinh xem một đoạn video bài hát “ Việt nam
quê hương tôi” và hướng dẫn học sinh thảo luận tìm hiểu những tình cảm của tác
giả thể hiện qua bài hát.

5


+ Bước 2: Học sinh thảo luận tìm hiểu những biểu hiện về tình cảm của tác giả
qua bài hát
+ Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận, sau đó giới thiệu sơ
lược về bài học và dẫn dắt học sinh vào bài bằng các câu hỏi: Vậy thế nào là
lòng yêu nước? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được hình thành, phát
triển và biểu hiện như thế nào?.
* Hình thành kiến thức
1. Lòng yêu nước
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là lòng yêu nước
Mục tiêu: Học sinh trình bày được, hiểu được khái niệm lòng yêu nước .
Phương thức tổ chức hoạt động: sử dụng phương pháp nêu vấn đề để

hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm lòng yêu nước.
- Bước 1: Tôi yêu cầu một học sinh đọc to đoạn thơ trích trong sách giáo khoa,
hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nêu lên tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc
được thể hiện qua đoạn thơ:
Ôi ! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng !
Ôi Tổ quốc ! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
=> Em hãy nêu những tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua
đoạn thơ trên ? Qua đó em hãy cho biết thế nào là lòng yêu nước ?
6


- Bước 2: HS nêu nhận xét về tình cảm của tác giả và rút ra khái niệm về lòng
yêu nước.
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Bước 3: Tôi lấy một số dẫn chứng về sự hi sinh của những người dân Việt Nam
để bảo vệ Tổ quốc: ủng hộ tiền của phục vụ kháng chiến, những người lính trẻ
hi sinh cuộc sống hạnh phúc lứa đôi,.. và nhiều người đã hi sinh cả tính mạng để
bảo vệ Tổ quốc…. và trình chiếu một số hình ảnh về lòng yêu nước
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Mục tiêu: HS hiểu được về vị trí, vai trò và các biểu hiện của truyền thống
yêu nước.
7


Phương thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động 2a: Tôi sử dụng phương pháp vấn đáp để hướng dẫn học sinh tìm

hiểu vị trí, vai trò của truyền thống yêu nước.
+ Bước 1: Tôi đặt câu hỏi và hướng dẫn HS tìm hiểu.
Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và cho cô biết về vị trí và vai trò của truyền thống
yêu nước của dân tộc ta ?
+ Bước 2: Học sinh tìm hiểu, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
+ Bước 3: Tôi yêu cầu một số học sinh khác nhận xét, khái quát và rút ra vai trò
quan trọng của truyền thống yêu nước:
+ Yêu nước là một truyền thống đạo đức thiêng liêng và cao quý nhất của dân
tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân
tộc.
+ Yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó
khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khác nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và
phát triển với đầy đủ bản sắc của mình
- Hoạt động 2a: Tôi sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp với thảo luận nhóm
để hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của truyền thống yêu nước.
+ Bước 1: tôi đặt câu hỏi vấn đáp yêu cầu học sinh nêu các biểu hiện của
truyền thống yêu nước.
+ Bước 2:
Tôi chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, cử nhóm trưởng, thư kí và tổ chức cho các
nhóm thảo luận để tìm hiểu cụ thể về từng biểu hiện của truyền thống yêu nước.
Tôi trình chiếu hệ thống câu hỏi qua máy chiếu:
Nhóm 1: Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước thể hiện như thế nào ? Lấy
dẫn chứng minh họa.
* Nhóm 2: Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc của người Việt
Nam biểu hiện như thế nào ? Liên hệ bản thân.
* Nhóm 3: Người Việt Nam tự hào về những điều gì của dân tộc ? Theo em còn
có những hạn chế gì của người Việt Nam mà chúng ta cần khắc phục ?
* Nhóm 4: Tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc ta được biểu hiện như
thế nào ? Em hãy nêu dẫn chứng về một số tấm gương của những người
Việt Nam kiên cường, bất khuất .

* Nhóm 5: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự cần cù, sáng tạo trong lao động
sản xuất của người dân Việt Nam ? Em đã làm những việc gì để góp
phần xây dựng quê hương?
- Bước 3: Học sinh các nhóm thảo luận trong 7 phút, ghi kết quả ra giất khổ to.
- Bước 4: Tôi hướng dẫn và tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
+ Bước 5: Sau khi học sinh các nhóm trình bày kết quả thảo luận, tôi yêu cầu
học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung…..=> kết luận về từng biều hiện,sau
8


mỗi biểu hiện tôi sử dụng các kiến thức liên môn để củng cố thêm kiến thức và
trình chiếu các hình ảnh minh họa phù hợp.
Biểu hiện 1: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước: luôn hướng về cội
nguồn, ông bà,cha mẹ, tổ tiên và quê hương.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
.........................................

9


Biểu hiện 2:Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: mong muốn
đồng bào của mình ấm no, hạnh phúc
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

10


Thương người như thể thương thân

+Biểu hiện 3:
Lòng tự hào dân tộc chính đáng: tự hào về những truyền thống tốt đẹp, về
những con người của quê hương, những anh hùng hào kiệt…
Học sinh lấy ví dụ về các câu ca dao, tục ngữ nói về điều này, các ví dụ về
những di sản: Trống đồng Đông Sơn, Thành nhà Hồ… Các anh hùng hào kiệt và
những danh nhân: Bà triệu, vua Lê Lợi….
11


+ Biểu hiện 4: Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
chủ quyền,độc lập của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ hoặc lệ thuộc
- Học sinh nêu dẫn chứng về tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc ta,
Năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng đã đánh tan quân Nam Hán giành lại
chủ quyền cho đất nước ta

12


- Nhân dân ta tiếp tục kiên cường bất khuất chống lại sự xâm lược của triều đình
phong kiến phương bắc ( Trung quốc) trong gần một nghìn năm bắc thuộc.
Trong quá trình đấu tranh ấy đã có rất nhiều những con người Việt Nam sẵn
sàng hi sinh cho Tổ quốc
Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam cũng không thèm làm vương đất

bắc
Bà Triệu: Tôi muốn cưỡi cơn sóng giữ, đạp luồng gió mạnh, chém cá kình ở
biển đông, đánh đuổi quân xâm lược.. chứ không chịu uốn gối khom lưng làm tì
thiếp người
- Tinh thần ấy càng được thể hiện rõ hơn trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ với rất nhiều những anh hùng, những người con của đất nước
đã xả thân chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc: Bế Văn Đàn, Phan Đình
Giót, Lí Tự Trọng….Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…..

13


14


+ Biểu hiện 5: Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển
đất nước ngày càng giàu đẹp
Người Việt Nam rất cần cù, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất:

15


* Hoạt động luyện tập:
Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi,
thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết các tình huống, các bài tập.
Phương thức thực hiện.
Học sinh suy nghĩ, tìm tòi được những câu ca dao, tục ngữ, những mẩu
chuyện về lòng yêu nước.
* Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức đã được hình thành ở các hoạt

động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và cảm nhận của
học sinh gắn với thực tiễn.
Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Sau khi được tim hiểu về truyền thồng
yêu nước của dân tộc, em rút ra những bài học gì cho bản thân?
Học sinh nêu:
- Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền thồng yêu nước của dân tộc
- Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và cuộc sống
- Biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng các giá trị đạo đức cao quý của dân
tộc
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp tôi có được những bài giảng sâu sắc
hơn, sinh động hơn thu hút được học sinh say mê học tập. Các em đã chủ động,
tích cực hơn khi tham gia học tập, không còn cảm giác nhàm chán, học thụ động
và đối phó như trước. Nhờ việc tích hợp, liên môn những kiến thức được minh
16


họa bằng hình ảnh cũng giúp các em có được sự nhận thức sâu sắc hơn, toàn
diện hơn về các vấn đề trong cuộc sống, từ đó các em thêm yêu thích các môn
học, thấy được mối quan hệ mật thiết của các môn học, có sự quan tâm học đều
hơn , hạn chế đi sự phân biệt giữa các môn học. Chính việc tích cực học tập của
học sinh đã giúp cho chất lượng các giờ học được nâng cao, thể hiện được sự đổi
mới trong phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục của bản thân.
Kết quả khảo sát về thái độ và chất lượng học tập học kì II, năm học 20172018 của học sinh lớp 10 trường THPT Lê Viết Tạo đối với môn GDCD như
sau:
Về thái độ học tập:
Tổng số
Thích học
Bình thường

Không thích học
HS
209
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
145
Về kết quả học tập:
Tổng
Đểm TK
số
Loại giỏi
HS
Số
209 lượng
%
78

37

69

52

Đểm TK
Loại khá
Số

lượng
93

24,8

12

Đểm TK
Loại trung bình

%

Số
lượng

44,4

38

6,2
Đểm TK
Loại yếu

%

Số
lượng

%


18,6

0

0

Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ được tôi áp dụng ở một tiết học, một
bài học mà nó được áp dụng ở nhiều bài học khác nhau. Trên cơ sở sáng kiến
này, nhiều đồng nghiệp trong trường ở các môn văn học, lịch sử, địa lí cũng đã
vận dụng vào giảng dạy và đạt kết quả cao, phát huy được tính năng động, tích
cực, sáng tạo của học sinh. Đối với mỗi một môn học có một góc độ tiếp cận và
vận dụng khác nhau nhưng có thể khẳng định: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên
môn được minh họa bằng hình ảnh là một sáng kiến hữu ích góp phần không
nhỏ trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh, nâng cao chất lượng
dạy học..
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm trên đã được tôi áp dụng giảng dạy ở tiết 28, mục 1,
bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhiều tiết học
khác nhau. Tôi nhận thấy rằng đây là sáng kiến mang lại hiệu quả tích cực
trong việc giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng và các môn học khác
nói chung. Nhờ việc vận dụng nó tôi đã tạo được hứng thú và tính chủ động
cho học sinh, các em đã chịu khó động não, suy nghĩ để học tập làm cho giờ
17


học hào hứng hơn và đạt hiệu quả cao. Các em có được cái nhìn bao quát hơn,
đầy đủ hơn, thấy được mối quan hệ của các kiến thức trong từng bài học cũng
như giữa các bài học với nhau.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được vào nhiều bài giảng khác

nhau, ở nhiều môn học khác ,vì vậy nó có tính thực tế cao và có thể ứng dụng
rộng rãi trong quá trình dạy học ở các trường.
Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi chỉ là một kinh nghiệm nhỏ và mang tính
cá nhân, do vậy chắc chắn sẽ còn có những điểm thiếu sót và hạn chế, do vậy
tôi rất mong được sự thẩm định của Hội đồng khoa học của ngành, được sự
đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn công
tác của mình.
3. 2. Kiến nghị:
Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT tôi có một số kiến nghị sau:
+ Các cơ quan quản lí giáo dục cần tăng cường hơn nữa việc trang bị cho giáo
viên môn Giáo dục công dân các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng
dạy như: hệ thống các tranh ảnh minh họa, các sách báo, tài liệu tham khảo.
+ Những sáng kiến kinh có tính thực tiễn, được sự đánh giá cao của Hội
đồng khoa học ngành cần được phổ biến về các trường để giáo viên được học
tập, áp dụng nhằm tăng hiệu quả giáo dục, giảng dạy cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tôi cam đoan đây là SKKN do tôi tự
viết, không sao chép nội dung của
người khác

Lê Thị Phượng

18


1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa môn GDCD lớp 10- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
năm 2016.
Sách giáo khoa lịch sử lớp 10- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm
2016.
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ,năm
2016.
Luật Giáo dục 2005.
Nghị quyết TW VIII, khóa XI, ngày 4 tháng 11 năm 2013.
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
năm 2009.
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 10. - Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, năm 2010.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam, tác giả Đặng Thiên Sơn, Nhà xuất bản Dân trí

19



×