Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT cẩm thủy 3 qua dạy bài 2 thực hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.23 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
----------*****----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
QUA DẠY BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (SGK GDCD lớp 12)

Người thực hiện: Đỗ Thị Nhung
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT CẨM THỦY 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Trang
1
1
3
3
3
3
3
5

1.
1.1.


1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.

Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lý luận
Thực trạng giáo dục và ý thức chấp hành Luật giao thông

2.3.

đường bộ của học sinh trường THPT Quỳnh Thọ hiện nay
Giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông 9

2.4.
3.
3.1.
3.2.

đường bộ cho học sinh trường THPT Quỳnh Thọ
Những kết quả đạt được
Kết luận, kiến nghị
Kết luận

Kiến nghị

16
17
17
18



1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông (ATGT) là một vấn đề
đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế - xã hội thì hoạt động giao thông cũng đang ngày càng diễn biến
phức tạp, tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, trở thành một hiểm họa và là
nỗi bức xúc của toàn xã hội.
Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông luôn cập nhật thông tin
một cách thường xuyên, liên tục về các vụ tai nạn giao thông. Số lượng các vụ
tai nạn, số người chết, người bị thương được thể hiện qua biểu đồ thống kê của
Bộ GTVT như sau:


Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, các phương tiện tham gia
giao thông ngày càng gia tăng các vụ tai nạn giao thông cũng thường xuyên
xảy ra hơn trở thành mối đe dọa đến tính mạng con người khi tham gia giao
thông. Đối tượng vi phạm giao thông thuộc mọi lứa tuổi nhưng phổ biến vẫn là
thanh niên, trong đó có một bộ phận không nhỏ là học sinh ở các trường THPT.
Học sinh vi phạm giao thông ngày càng phổ biến và để lại hậu quả
nghiêm trọng, các em thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, coi thường
pháp luật, chủ quan, ưa mạo hiểm, thích thể hiện mình...là những nguyên nhân

dẫn đến tai nạn giao thông.
Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa tình trạng học sinh vi
phạm Luật giao thông đường bộ ngày càng gia tăng, lạng lách, đánh võng, dàn
hàng ngang khi đi trên đường...đã trở nên phổ biến, học sinh đi xe gắn máy, xe
đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, uống rượu bia
khi tham gia giao thông... Nhiều học sinh vi phạm không chỉ do thiếu hiểu biết
pháp luật mà còn tỏ ra coi thường pháp luật, chống đối người thi hành công vụ,
bỏ chạy khi vi phạm, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông
khác. Đây trở thành mối lo ngại đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Giáo dục trật tự ATGT đường bộ đã được các cấp, các ngành quan tâm,
coi trọng và triển khai ở các trường THPT. Tuy nhiên, công tác giáo dục vẫn
chưa mang lại hiệu quả. Để khắc phục tình trạng trên, sự cần thiết phải nâng
cao ý thức, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Luật giao thông
đường bộ, giúp học sinh có những kỹ năng khi tham gia giao thông và kỹ năng
xử lý tình huống xảy ra khi tham gia giao thông, hiểu biết sâu sắc về nguyên
nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó, giúp học sinh nhận thức đúng
đắn về trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông, ý thức tự giác chấp
hành ATGT đường bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông gây ra cho bản thân,
hậu quả cho gia đình và xã hội.
Trong chương trình môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 12 có nội dung
giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục ý thức chấp hành trật tự ATGT đường
bộ nói riêng. Vì vậy, bản thân tôi khi dạy những nội dung này đã lồng ghép để


trang bị học sinh kiến thức pháp luật về trật tự ATGT. Từ những lý do trên và
qua thực tế đúc rút kinh nghiệm giảng dạy tại nhà trường, tôi chọn đề tài:
Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh
trường THPT Cẩm Thủy 3 Qua dạy Bài 2: Thực hiện pháp luật
(SGK GDCD lớp 12)
1.2. Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu đó là phân tích nguyên nhân, thực trạng học sinh vi
phạm luật an toàn giao thông đường bộ.
Xác định phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành
Luật ATGT đường bộ cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về ý thức chấp hành Luật giao thông đường
bộ của học sinh lớp 12 trường THPT Cẩm Thủy 3, huyện Cẩm Thủy, Tỉnh
Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi của một đề tài SKKN, tôi vận dụng một số phương pháp
sau: Phương pháp khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, thống kê, phân tích,
tổng hợp và đánh giá.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận.
Năm 1896, tại Anh chiếc ô tô chạy thử sau khi xuất xưởng đã cán chết 2
người. Và 3 năm sau, ở Mỹ mới lại có một người chết do ô tô gây nên, từ đó
những cái chết do phương tiện giao thông gây nên ngày một nhiều. Và ngày
nay, TNGT đã trở nên phức tạp, đa dạng hơn rất nhiều, có thể là tai nạn ô tô, xe


2 bánh, tàu hỏa hay máy bay... Nó đang là một hiểm họa không chỉ cho riêng
một quốc gia nào mà là của cả thế giới, tuy nhiên TNGT vẫn tập trung chủ yếu
ở các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, đặc biệt là các quốc gia
ở châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan...
Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì
sự phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật và các
hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, Luật giao thông đường bộ xuất hiện
như một tất yếu khách quan, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
- quốc phòng.

Luật giao thông đường bộ ra đời là một dấu mốc trong lịch sử phát triển
của xã hội, tạo hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ.
Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước, đề cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức trong việc
đảm bảo giao thông đường bộ được thông suốt, an toàn, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ là sự tự giác chấp hành luật
giao thông, hệ thống biển báo giao thông gồm: hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, hàng rào
chắn...
Giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong
giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan. Đảng ta coi tai nạn giao thông là
một trong những vấn nạn xã hội cần được ngăn chặn và khắc phục. Trong văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã chỉ rõ: “Huy động cả hệ thống
chính trị, các cấp, các ngành triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp nhằm
giảm thiểu tai nạn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật,
đồng bộ xử lý nghiêm các vi phạm Luật giao thông đường bộ”.
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của
Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự
ATGT đường bộ, trong đó có nội dung về đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT
trong các trường học. Nội dung ghi rõ: “Bộ GD & ĐT, UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các trường, phối hợp với ban đại diện cha


mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành
quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy. Không
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe.
Kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm luật giao thông”.
Đối với các trường THPT, giáo dục trật tự ATGT đường bộ trong các tiết
ngoại khóa, các họat động ngoài giờ lên lớp, dạy lồng ghép nội dung trật tự

ATGT đường bộ trong các bài học về pháp luật ở môn GDCD.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, việc giáo dục ý thức chấp hành Luật giao
thông đường bộ cho học sinh nhằm mục tiêu:
*Kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về những quy định
của Luật giao thông đường bộ, cụ thể:
- Học sinh hiểu được nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hậu quả của
tai nạn giao thông đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Hiểu được quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông từ đó
học sinh sử dụng đúng đắn các quyền của bản thân.
- Nhận biết được các tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.
- Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấp hành luật ATGT và các
biện pháp đảm bảo khi tham gia giao thông. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành
Luật giao thông đường bộ.
* Kỹ năng: Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và hành vi ứng xử tích cực
khi tham gia giao thông:
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng, kỹ năng xử lý
tình huống xảy ra khi tham gia giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao
thông.
- Biết đánh giá hành vi đúng sai khi tham gia giao thông, có ý thức nghiêm
chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ, vận động, tuyên truyền mọi người
xung quanh thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
*Thái độ:
- Tôn trọng và tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ, luôn quan tâm, tự
giác tìm hiểu những quy định của Luật giao thông đường bộ để không bị vi
phạm. Có thái độ vui vẻ, tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ.


- Đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, phê phán những hành vi vi phạm
Luật giao thông đường bộ.
Đối với nội dung Bài 2: Thực hiện pháp luật (SGK GDCD lớp 12).

Mục 1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.
Mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Mục 3. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Nội dung của bài học phù hợp với việc lồng ghép giáo dục ý thức chấp
hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh lớp 12.
2.2. Thực trạng giáo dục và ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ
của học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 hiện nay.
Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao
thông đường bộ cho học sinh THPT đã được nhà trường coi trọng, các hình
thức giáo dục được thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây số học sinh
vi phạm Luật ATGT ngày càng nhiều, đặc biệt đầu năm học 2017 – 2018 nhà
trường có một học sinh nữ tử nạn vì tai nạn giao thông, hành vi phạm pháp của
các em trở nên thường xuyên hơn, thậm chí lặp lại, tạo nên những bức xúc
trong nhà trường, trong dư luận nhân dân về hình ảnh học sinh của nhà
trường...
Vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có ý thức chấp hành,
thậm chí còn có thái độ coi thường pháp luật. Học sinh tham gia giao thông
bằng xe đạp, xe đạp điện vẫn còn đi hàng ngang để tiện cho việc nói chuyện,
điều này đã làm cản trở giao thông, học sinh sử dụng ô khi đi xe đạp, xe đạp
điện, học sinh không đội mũ bảo hiểm hoặc sử dụng mũ thời trang kém chất
lượng và chở 3, chở 4 người trên xe khi tham gia giao thông. Nhiều trường hợp
học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô tô, mặc dù các trường
THPT đều nghiêm cấm các em đi xe mô tô đến trường. Để “né” quy định và
tránh sự theo dõi của nhà trường, những học sinh này mang xe gửi ở các hộ dân
gần trường, gây khó khăn cho nhà trường trong việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý.
Trên các ngả đường rất dễ bắt gặp hình ảnh học sinh đi xe đạp điện
không đội mũ bảo hiểm, lao vun vút với tốc độ cao. Ở nhiều khu vực cổng
trường, vào giờ đến lớp hay tan trường, vì biết nhà trường sẽ xử lý nghiêm
những trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm nên nhiều học sinh



đến gần cổng trường khoảng 20 - 30m mới lấy mũ ra đội và ra khỏi cổng
trường là cởi mũ cho vào giỏ xe.
Nguyên nhân của thực trạng trên:
Thứ nhất: Do tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, đây là giai đoạn các em
đang thích thể hiện mình trước đám đông, muốn tạo sự khác biệt để gây sự chú
ý của người khác…
Thứ hai: Nhiều gia đình phụ huynh chưa dành thời gian để quan tâm,
dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ. Nhiều người còn
chiều theo ý thích của con như nhà gần trường nhưng vẫn mua xe đạp điện, xe
gắn máy cho con, cho con đi xe máy phân khối lớn khi chưa đủ 18 tuổi. Các
bậc phụ huynh chưa làm gương cho con em mình khi tham gia giao thông như
không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ cho phép, không chú ý quan sát biển
báo giao thông, uống rượu bia khi tham gia giao thông…
Thứ ba: Đối với học sinh, hiện nay số lượng học sinh đi học bằng xe đạp
điện khá cao. Theo thống kê của chúng tôi, tỉ lệ học sinh của trường THPT
Cẩm Thủy 3 sử dụng xe đạp điện khi đến trường là hơn 80%
Thứ tư: Chưa có chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm
Luật giao thông đường bộ nên tính răn đe chưa cao. Vì nếu học sinh vi phạm
chỉ cần nộp phạt hành chính xem như là xong.
Thứ năm: Mặc dù đã có những đổi mới bước đầu, như đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền, giáo dục, lồng ghép trong các tiết học chính khóa,
ngoại khóa, cho học sinh ký cam kết không vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên,
phương pháp, hình thức giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh còn
nhiều bất cập nên chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức học
sinh.
Hơn nữa, đối với giáo viên dạy pháp luật chưa phân biệt được giữa dạy
học pháp luật và giáo dục pháp luật. Đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về
“dạy học”, tức là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ, giúp học sinh tiếp thu, nắm
vững về pháp luật. Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp



luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho
học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các em có chiều hướng gia
tăng.
Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp giáo dục pháp luật còn có những hạn
chế. Trong tâm lý của học sinh, phụ huynh coi môn GDCD - trong đó có giáo
dục pháp luật nói chung và giáo dục ý thức chấp hành giao thông đường bộ nói
riêng còn bị xem nhẹ. Nhà trường chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức
trong và ngoài đơn vị tham gia vào hoạt động giáo dục pháp luật. Sự phối hợp
giữa nhà trường và cơ quan công an trong giáo dục học sinh chấp hành Luật
giao thông đường bộ đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Thực trạng
đó đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi nhà trường cần có những thay
đổi về quan điểm, cách làm, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung và phương
pháp giáo dục cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm
sinh lý học sinh.
Một số hình ảnh học sinh vi phạm ATGT đường bộ trên các tuyến đường

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm


Đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang
2.3. Giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ
cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3
Xuất phát từ thực trạng trên, trong năm học 2017 - 2018, bản thân tôi được
nhà trường phân công dạy môn GDCD lớp 12. Khi dạy Bài 2: Thực hiện pháp
luật. Tôi đã mạnh dạn lồng ghép nội dung Trật tự ATGT đường bộ ở mục 1 và


mục 2, để giáo dục cho học sinh, với mong muốn trang bị cho học sinh những

kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức về Luật giao thông đường bộ nói
riêng. Từ đó giúp các em hình thành ý thức, kỹ năng, thái độ, xử lý những tình
huống khi tham gia giao thông, chấp hành tốt Luật an toàn giao thông đường
bộ, góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh vi phạm luật ATGT đường bộ.
Cách thức thực hiện.
Để giáo dục học sinh ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ thông
qua Bài 2: Thực hiện pháp luật. Giáo viên chủ yếu sử dụng tình huống pháp
luật về vi phạm luật giao thông đường bộ để học sinh nghiên cứu và trả lời
nhanh những câu hỏi ngắn liên quan đến hành vi tham gia giao thông hàng
ngày của học sinh. Qua việc giải quyết các tình huống cũng như trả lời các câu
hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức môn học, từ đó hình thức ý thức, thái độ của
học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ.
Trước tiên yêu cầu về tình huống: Tình huống là một hoàn cảnh thực tế,
trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết
định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyết khác nhau. Tình huống cũng
có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt chuyện, nhân vật, có chứa
đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để chứng minh một vấn đề hay
một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống trong dạy học là những tình
huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục
đích dạy học. Xuất phát từ thực tiễn trên khi sử dụng dạy bài này giáo viên
cần xây dựng các tt́nh huống phải sát với thực tiễn cuộc sống và gần gũi với
nhận thức, tâm lư lứa tuổi học sinh. Tạo ra sự hứng thú trong học tập. Qua việc
giải quyết tt́nh huống học sinh đã nắm được nội dung kiến thức một cách nhanh
chóng mà không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa. Từ đó hình thức cho học
sinh ý thức, kỹ năng, thái độ khi tham gia giao thông. Đối với giáo viên khi dạy
phần pháp luật thì sử dụng những tình huống pháp luật sẽ mang lại tính hiệu
quả giảng dạy cao.
* Khi giảng mục 1 Khái niệm: Thực hiện pháp luật và các hình thức
thực hiện pháp luât. Lồng ghép giải quyết tình huống giao thông cụ thể để
học sinh rút ra được nội dung kiến thức cơ bản của bài học: Khái niệm thực

hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật, bài học rút ra.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:


“Hà (18 tuổi) đi xe mô tô đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng
vẫn không dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị
cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Hà đã xuất
trình đầy đủ giấy tờ cần thiết nhưng cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và
yêu cầu nộp phạt. Hà cho rằng cảnh sát giao thông xử phạt không có tính
thuyết phục vì thực tế đường vắng, Hà không gây tai nạn cho ai và xuất
tŕnh đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Hỏi:
a. Trong tình huống trên ai là người thực hiện đúng pháp luật, ai là
người vi phạm pháp luật? Vì sao?
b. Nếu có người thực hiện đúng pháp luật thì đó là biểu hiện của hình
thức nào?
Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống,
thảo luận, đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy
việc tạo ra tình huống để học sinh tự giải quyết, học sinh sẽ hứng thứ hơn,
không lệ thuộc vào sách vở sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiết
học sẽ đạt mục đích đề ra.
- Gợi ý trả lời: Trong tình huống trên, cảnh sát giao thông là người thực hiện
đúng pháp luật. Vì khi có hành vi trái quy định pháp luật (vượt đèn đỏ) cảnh
sát giao thông có quyền xử phạt. Hà là người vi phạm pháp luật, vì đã không
tuân thủ pháp luật (không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông).
- Việc làm của cảnh sát giao thông là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp
luật
Kết quả đạt được: Qua việc giải quyết tình huống trên, học sinh sẽ rút ra
được nội dung kiến thức cơ bản của bài học, đó là: Khái niệm thực hiện pháp
luật và các hành thức thực hiện pháp luật.

Giáo viên có thể hỏi hỏi học sinh một số câu hỏi ngắn:
1. Trong các hình thức thực hiện pháp luật em thường tham gia hình thức
nào?
2. Em thực hiện các hình thức thực hiện pháp luật với thái độ như thế nào?
Việc trả lời các câu hỏi trên mục đích của giáo viên là cung cấp cho học
sinh kiến thức cơ bản về những quy định của Luật giao thông đường bộ, biết
được quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia giao thông. Qua đó hướng
các em đến kỹ năng, thái độ đối với việc thực hiện Luật giao thông đường bộ


như tự giác chấp hành, tập trung quan sát khi tham gia giao thông, nghiêm
chỉnh chấp hành khi vi phạm, vì thực tế có rất nhiều trường hợp khi vi phạm bị
CSGT xử phạt học sinh thường chạy trốn, làm cản trở trật tự giao thông.



Khi giảng mục 2: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Lồng ghép giải quyết tình huống giao thông cụ thể để học sinh rút ra
được nội dung kiến thức cơ bản của bài học: Khái niệm vi phạm pháp luật và
các dấu hiệu vi phạm pháp luật, bài học rút ra.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
“Cảnh sát giao thông xử phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy
ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp phạt vì lý do ông đưa ra là
không nhìn thấy biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi nên chưa đáng
phạt”.
Theo em, hai bố con bạn A có vi phạm pháp luật không? Nếu có hãy chỉ
ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật của hai bố con bạn A?

Đi vào đường một chiều


Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống,
thảo luận, đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy,
việc tạo ra tình huống để học sinh tự giải quyết, học sinh sẽ hứng thứ hơn,
không lệ thuộc vào sách vở sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiết
học sẽ đạt được mục đích đề ra.


Bản thân tôi đã áp dụng tình huống này khi giảng dạy bài 2: Thực hiện
pháp luật ở một số lớp và kết quả là các em đều tìm ra được các dấu hiệu vi
phạm pháp luật của hai bố con bạn A mà không lệ thuộc quá nhiều vào sách
giáo khoa.
Ví dụ khi giảng dạy ở lớp 12ª4:
*Các em đã khẳng định hành vi của hai bố con bạn A là vi phạm pháp luật, chỉ
ra được các dấu hiệu vi phạm pháp luật của hai bố con bạn A:
- Dấu hiệu thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật:
+ Hai bố con bạn A lái xe máy ngược đường một chiều
+ Bố bạn A không chịu nộp phạt
+ Bạn A chưa đủ tuổi lái xe mô tô, xe gắn máy có dung tích xi lanh từ
50 cm3 trở lên.
- Dấu hiệu thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện
Hai bố con bạn A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, bạn
A (16 tuổi) đủ tuổi phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý.
- Dấu hiệu thứ ba: Hành vi đó phải có lỗi
Hai bố con bạn A có lỗi, cụ thể đó là lỗi vô ý do chủ quan (không quan
sát biển báo đường một chiều)
Qua việc học sinh giải quyết tình huống, giáo viên đi đến kết luận về khái
niệm vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng

lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
Hành vi vi phạm pháp luật phải có đầy đủ 3 dấu hiệu:
- Là hành vi trái pháp luật
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
- Hành vi đó phải có lỗi
Từ việc cung cấp cho học sinh kiến thức, giáo viên cho học sinh trả lời một
số câu hỏi ngắn nhằm nâng cao kỹ năng, thái độ, khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn.
1. Nêu một số ví dụ về hành vi trái Luật giao thông đường bộ?
2. Em đã vi phạm Luật giao thông đường bộ khi nào chưa? Nếu có thì
lý do em vi phạm là gì?


3. Vi phạm Luật giao thông đường bộ thì bị xử lý như thế nào?
Qua việc học sinh trả lời những câu hỏi trên, giáo viên định hướng cho
học sinh hiểu được những hành vi như thế nào là trái Luật giao thông đường
bộ. Vì thực tế có một số học sinh không biết hành vi của mình là trái pháp luật
như đi vào đường ngược chiều, vượt quá tốc độ cho phép, không biết phân biệt
một số biển báo thông dụng...
Ở nội dung này tôi đưa ra cho học sinh một số biển báo thông dụng mà
các em hay gặp khi đi trên đường ở quê và ở thị trấn,...để phân tích cho các em
thấy ý nghĩa của các biển báo đó.
Ví dụ:

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên

- Giáo viên phân tích cho học sinh: Khi có xe đang lưu thông trên Quốc lộ các
em phải đi chậm để nhường đường cho xe trên Quốc lộ đi trước.



Biển báo dừng lại ngay

- Giáo viên phân tích cho học sinh: Gặp biển này tất cả phương tiện đều phải
dừng lại ngay, kể cả xe ưu tiên cũng phải dừng lại. Bởi vì phía trước là nơi
nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. Do đó, khi tan học về lúc chuẩn bị băng qua, hoặc
nhập vào đường Quốc lộ các em phải dừng lại quan sát, khi đủ độ an toàn mới
đi tiếp.

Biển báo cấm đi ngược chiều

- Giáo viên phân tích cho học sinh: Biển báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ
giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy
định. Khi đi trên đoạn đường này, các em không được đi ngược chiều, dễ xảy
ra tai nạn.


Ngoài ra, đối với mục này, giáo viên cho học sinh tìm hiểu thêm: Nguyên
nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đường bộ hiện nay. Giáo viên cho cả
lớp thảo luận tìm ra nguyên nhân, bài học của một số vụ tai nạn giao thông:
Câu hỏi: Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nguyên nhân dẫn
đến các vụ tại nạn giao thông đường bộ hiện nay (kết hợp với một số clip và
hình ảnh về các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng)

Một số vụ tai nạn giao thông do xe đạp điện gây ra

- Giáo viên cho học sinh xem một số đoạn clip tai nạn giao thông do học sinh
gây ra, theo một số địa chỉ: /> />
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận nguyên nhân dẫn đến các vụ tai
nạn giao thông đường bộ hiện nay là:

- Nguyên nhân khách quan:
+Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo cho người tham gia giao thông.
+Chưa có chế tài nghiêm khắc đối với người vi phạm Luật giao thông
đường bộ
- Nguyên nhân chủ quan: Thiếu kiến thức pháp luật, coi thường pháp luật,
cố ý vi phạm.
Trong đó nguyên nhân chủ quan là chính, từ đó giáo viên nhấn mạnh cho
học sinh hiểu ý thức của con người là quyết định trong việc tuân thủ pháp luật
hay vi phạm pháp luật.
Qua việc cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông,
giáo viên lồng ghép giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho
học sinh giúp các em chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, giảm
thiểu những vụ tại nạn đáng tiếc xảy ra để góp phần xây dựng một xã hội trật tự
- an toàn khi tham gia giao thông.


2.4. Những kết quả đạt được.
Sau khi dạy xong Bài 2: Thực hiện pháp luật với nội dung giáo dục ý thức
chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh, tôi đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm ở lớp 12ª4 và đối chứng ở lớp 12ª5 nhằm kiểm chứng tính
hiệu quả của bài dạy bằng câu hỏi kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Em hãy cho biết tại sao phải chấp hành Luật giao thông đường bộ?
Là học sinh em cần làm gì để góp phần nâng cao ý thức chấp hành ATGT
đường bộ?
Câu 2: Phân biệt một số biển báo giao thông thông dụng.
Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm
0 - > 3.5 3.5- > 5

5- > 6.5
6.5 - > 8
8.0 ->10
SL TL SL TL
SL TL
SL TL SL TL
12ª4
45 hs 0
0
0
0
10
22% 23 51% 12 27%
6.6% 14
12ª5
45 hs 0
0
3
31% 21 47% 7
15.4%
- Ở lớp 12ª4 các em học sinh đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, các em
hăng hái thảo luận những tình huống giáo viên đưa ra và nghiêm túc trả lời
những câu hỏi ngắn do giáo viên giao một cách có hiệu quả. Phần lớn các em
nắm vững nội dung cơ bản của bài học, hiểu được ý nghĩa của các biển báo
thông dụng. Ý thức chấp hành ATGT của các em tốt, không có học sinh phạm
giao thông.
- Ở lớp 12ª5: mức độ hứng thú khi học bài ít, học sinh đón nhận các đơn vị
kiến thức không hứng thú, khô cứng, mức độ nhận thức chậm, hời hợt. Đội
xung kích của nhà trường đã xử lý nhiều học sinh của lớp đang còn đối phó với
việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện...

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Trong điều kiện hiện nay, việc trang bị kiến thức pháp luật, bồi dưỡng
tình cảm và thói quen pháp luật cho học sinh là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, trong đó, trước hết thuộc về hệ thống các cơ quan có chức năng giáo
dục, đào tạo con người.
Thực hiện “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, mỗi công dân
học sinh phải ra sức học tập rèn luyện để nâng cao hiểu biết pháp luật, chuẩn bị
cho mình hành trang vững chắc khi bước vào tương lai.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp
luật nói chung, ý thức chấp hành giao thông đường bộ nói riêng cho học sinh
đòi hỏi trong mỗi nhà trường, các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo cần


phải đầu tư suy nghĩ đề ra những biện pháp sáng tạo, có hiệu quả nhằm đào tạo
một thế hệ tương lai có đầy đủ phẩm chất, năng lực để tiếp tục sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong hệ thống các học ở trường THPT, môn GDCD có tác dụng rất lớn
trong việc giáo dục ý thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử của công dân... Vì
vậy, mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài học
môn GDCD, kích thích sự say mê học tập của học sinh đồng thời có nhận thức
đúng, thể hiện bằng những hành vi đúng đắn khi tham gia giao thông, tích cực
tuyên truyền giúp mọi người cùng thực hiện trật tự ATGT đường bộ. Đặc biệt,
trong tình hình hiện nay khi vấn đề tai nạn giao thông đang ở mức báo động đe
dọa đến tính mạng, sự sống của con người và xã hội thì việc giáo dục ý thức
chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh vào giảng dạy môn GDCD
là rất cần thiết.
Mặc dù phạm vi nội dung nghiên cứu chỉ trong một bài dạy cụ thể, song
đó là sự cố gắng của bản thân, rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của
bạn đồng nghiệp để bản SKKN được hoàn thiện.

3.2. Kiến nghị.
- Đối với Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT: Tổ chức biên soạn SGK, các chuyên đề
trong đó lồng ghép những nội dung kiến thức pháp luật một cách mềm dẻo, dễ
hiểu, sinh động, mang tính thời sự, cập nhật để thuận tiện cho giáo viên và gây
hứng thú cho học sinh khi học. Đồng thời, lựa chọn những ngành Luật gần gũi
với đời sống hằng ngày vào giáo dục như: Luật Dân sự, Hôn nhân và gia đình,
Luật thuế, Luật Giao thông đường bộ... được trình bày có hệ thống theo từng
ngành luật cụ thể có liên quan đến học sinh, công dân, tránh tình trạng trong
một tiết học giáo viên phải trích rất nhiều luật gây ra sự xáo trộn, thiếu mạch
lạc.
- Đối với nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
+ Đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục trật tự ATGT đường bộ như: tổ
chức các hoạt động ngoại khóa ATGT, tổ chức các hoạt động “hưởng ứng tháng
ATGT”, tổ chức “Ngày tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông”, giáo dục
lồng ghép trong các tiết học thuộc các môn KHXH, phối hợp với công an
huyện Cẩm Thủy tổ chức chuyên đề nói chuyện ATGT, tuyên truyền ATGT,
mở lớp học kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng sơ cứu nạn nhân tai nạn giao
thông...


+ Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa nhà trường, phụ huynh, công an.
Để giao thông học đường được chấn chỉnh, đi vào nền nếp, ngoài tuyên truyền,
giáo dục, cần thể hiện bằng hành động cụ thể hơn. Khi phát hiện những trường
hợp học sinh vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, cảnh sát giao
thông nên thông báo về trường nơi học sinh đó đang theo học. Nhà trường cần
theo dõi ý thức chấp hành luật giao thông của các em, xem đó là một tiêu chí
để xếp loại hạnh kiểm.
- Đối với gia đình: phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em,
không chiều con quá mức, tuyệt đối không đưa xe máy cho con tự lái xe đến
trường. Đặc biệt, bản thân học sinh phải tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chấp

hành tốt Luật giao thông đường bộ, nội quy của nhà trường để bảo vệ an toàn
tính mạng của bản thân mình và mọi người.
Thiết nghĩ, các biện pháp nêu trên nếu được thực hiện đồng bộ thì sẽ tạo
được một phong trào thi đua mạnh mẽ trong ngành giáo dục và sẽ đạt được
những kết quả tốt trong việc đảm bảo trật tự ATGT đường bộ trong học sinh nói
riêng và toàn xã hội nói chung.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm Thủy, ngày 16 tháng 4 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Nhung


III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, Tài liệu chuẩn KT-KN GDCD lớp 12
4. Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ trang mạng Google.com.vn
5. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT lớp 12 của Bộ GD-ĐT



×