1. Tên tình huống:
Nâng cao ý thức chấp hành pháp Luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
cho học sinh THPT.
Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện chúng em tình hình tham gia giao
thông diễn ra rất phức tạp, đặc biệt là ở khu vực gần trường học, khu đông dân cư.
Sau giờ tan trường học sinh vừa tham gia giao thông vừa đùa nghịch như: dàn hàng
ngang, lôi kéo, lạng lách không để ý đến các phương tiện tham gia giao thông
khác. Những hiện tượng đó diễn ra thường xuyên dẫn đến các vụ va chạm ngay
trước cổng trường học và những khu dân cư đông người, những vụ tai nạn đã để lại
những hậu quả đáng tiếc đã thôi thúc chúng em, tìm hiểu và đưa ra những giải
pháp nhằm: Nâng cao ý thức chấp hành pháp Luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ cho học sinh THPT.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Nêu lên thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề ý thức
chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho học sinh THPT.
Vận dụng kiến thức liên môn Giáo dục công dân, Sinh học, Toán học để
giúp học sinh nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ, những hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm góp phần kéo
giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Vận dụng được các kiến thức đã học, các kiến thức tìm hiểu qua sách báo,
thực tiễn nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành.
Hiểu được tầm quan trọng của pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý
xã hội, là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức tự giác sống, học tập và
làm theo pháp luật cho học sinh THPT.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống chúng em đã tìm hiểu rất nhiều các tài liệu như:
Luật giao thông đường bộ, các báo cáo các bài viết có liên quan đến thực trạng
nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông ở Việt Nam đặc biệt là ở .
1
Tìm hiểu sưu tầm chụp một số các hình ảnh minh chứng về tình hình tham
gia giao thông và ý thức chấp hành giao thông của học sinh ở địa phương.
Tham khảo ý kiến với thầy cô, trao đổi các bạn cùng lớp cùng trường để
nắm bắt được thực tế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho học sinh THPT.
Tìm hiểu nghiên cứu các môn học: Giáo dục công dân, Sinh học, Toán học.
Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo để đưa ra các giải pháp giải quyết tình
huống.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống chúng em đã vận dụng kiến thức các môn học sau:
- Môn Giáo dục công dân: Tìm hiểu các quy định, các văn bản các biển báo
giao thông…..để giáo dục, tuyên truyền cho học sinh THPT hiểu biết về pháp luật
từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành Luật an
toàn giao thông đường bộ nói riêng trong giai đoạn hiện nay có vai trò rất quan
trọng trong giáo dục học sinh phát triển toàn diện để đảm bảo cho thế hệ công dân
tương lai là những con người có ý thức cộng đồng, có tính tổ chức và kỷ luật, là
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Môn Sinh học: Ảnh hưởng đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của vị thành niên
về khả năng nhận thức, ý thức, tính cách, phẩm chất, hành vi.
- Môn Toán: Thu thập thống kê, so sánh, phân tích các số liệu để đưa ra
những chứng minh khoa học.
- Tin học: Vận dụng kỹ thuật soạn thảo văn bản khai thác thông tin hình ảnh
để hoàn thiện nội dung.
Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân là điều kiện quan
trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người. Giao thông vận tải có quan hệ chặt
chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao thì ý thức chấp hành
pháp luật của người dân cần phải được nâng cao.
Thế nhưng hiện nay ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. Hằng
năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con
2
người, để lại hậu quả nặng nề về kinh tế, gánh nặng cho xã hội.
Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo
động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một
trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự
hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân khi tham gia giao
thông mà trong đó học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia giao
thông đông nhất hiện nay thế nên chúng ta phải có biện pháp như
thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày
một tăng cao hiện nay.
Có rất nhiều biện pháp để nâng cao ý thức cho các bạn học
sinh THPT khi tham gia giao thông như: tuyên truyền qua các
phương tiện truyền thông, tổ chức các hội thảo, đưa giáo dục
pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào chương trình giáo
dục…Đối với bản thân em còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường, chúng em nhận thấy việc tổ chức các buổi ngoại khóa, các
cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cũng là những biện pháp
hết sức hiệu quả để nâng cao ý thức của chính bản thân mình qua
đó còn tuyên truyền cho các bạn và cho mọi người về vấn đề nay.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
5.1. Thực trạng tai nạn giao thông hiện nay
Có thể thấy rằng từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có
nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước. Tuy mức tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao
thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng.
Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ và Uỷ ban ATGT Quốc gia, 9
tháng của năm 2015 (tính từ ngày 16/12/2014 đến 15/9/2015), toàn quốc xảy ra
16.459 vụ, làm chết 6.518 người, làm bị thương 14.929 người. So với cùng kỳ
năm 2014, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số
3
người bị thương khi giảm 2.239 vụ (-12%), giảm 240 người chết (-3,55%), giảm
2.906 người bị thương (-6,29%).
Cụ thể, tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 7.534 vụ, làm
chết 6.518 người, bị thương 4.302 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 244 vụ (3,14%), giảm 240 người chết (-3,55%), giảm 115 người bị thương (-2,6%). Va
chạm giao thông xảy ra 8.925 vụ, làm bị thương nhẹ 10.627 người. So với cùng kỳ
năm 2014 giảm 1.995 vụ (-18,27%), giảm 2.791 người bị thương (-20,80%). Tính
bình quân mỗi ngày, toàn quốc có 76 vụ tai nạn giao thông làm 27 người chết và
73 người bị thương . Điều này dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh nặng cho xã hội
là rất lớn.
Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông không
dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không
dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không
đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra,
tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian
qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát.
Chúng ta biết rằng tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh
giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau, gây thiệt hại
nghiêm trọng về con người và vật chất. Thực trạng hiện nay cho thấy
không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Vì lứa tuổi này đa
phần học sinh đã tự tham gia di chuyển với các phương tiện giao thông với đủ
chủng loại xe trên đường. Chúng ta không còn lạ khi hằng ngày bắt gặp hình ảnh
học sinh sử dụng xe gắn máy đi học ( Điều 60, khoản 1b: Người đủ 18 tuổi trở lên
được lái xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên
và loại xe có kết cấu tương tự), hay thiếu ý thức trong khi tham gia giao thông như:
đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội thì không đúng quy định (không
cài quay mũ) (Theo điểm i khoản 3 Điều 6, điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định số
171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự
4
xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không
đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham
gia giao thông trên đường bộ).hoặc chạy hàng hai, hàng ba, che ô, sử dụng điện
thoại trong khi đang điều khiển xe….Hay có những vụ việc va quệt rất là nhỏ nếu
các bạn xử lý với nhau một cách có “văn hóa”, “xin lỗi” nhau thay dùng “ nắm
đấm”, thì không có chuyện gì?
Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu
hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải,
cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông
nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ
pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền
thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”.
Thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “
Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay
yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các bạn hãy đóng một vai
trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những việc làm cụ thể
như: Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi
5
ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm
chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng điện thoại, ô che khi
điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều “Tuyến đường văn
hóa giao thông”; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn, bảo vệ giữ gìn
công trình giao thông công cộng.
Học sinh để xe phía ngoài cổng trường không đúng nơi quy định
Trong nhiều năm nay, các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, trong đó có các cuộc
thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Có thể nói, chưa bao giờ các cuộc thi về an toàn
giao thông lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, từ cuộc thi mang tính chất đơn lẻ
cho đến các cuộc thi mang tầm quốc gia như: giao thông thông minh trên mạng
Internet; “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu
học; “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cho học sinh trung học phổ
thông; Cuộc thi “ An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm học 2015-2016 hay
cuộc thi “ Giao thông học đường lần thứ I năm học 2015- 2016, cuộc thi “Sinh
viên thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ và lái xe an toàn” cho sinh viên của các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc; các cuộc giao
lưu, tìm hiểu kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy an toàn giao thông dành
cho giáo viên các cấp …
6
Một số học sinh đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
5.2. Nguyên nhân
Từ thực trạng trên tại địa phương em Trường THPT , trong thời gian gần
đây hiện tượng học sinh vi pham trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn ra khá
nhiều như: đi học bằng xe máy trên 50 phân khối, đi xe đạp điện không đội mũ
bảo hiểm hoặc có đội mũ nhưng không cài quai, để xe ở phía ngoài cổng trường…
những vi phạm này của các bạn học sinh theo tôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân
như:
Học sinh chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc
chưa có ý thức chấp hành Luật. Có những học sinh biết rõ Luật
nhưng cố tình vi phạm như chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên
50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường.
7
Học sinh đi xe máy trên 50 phân khối đến trường
Xét từ góc độ tâm lý học, tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có đặc
trưng tâm lý thích khám phá tìm sự khác biệt mới lạ, thích khẳng
định “ đẳng cấp” của bản thân. Do đó, lứa tuổi này thích hành
động theo ý thích của mình hay nói cách khác làm một việc gì,
một hành động gì khác với lứa tuổi con nít trước đây, lại vừa khác
với người lớn mà lại phù hợp với trào lưu của giới trẻ thì tuổi teen
cảm thấy thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân mình.
Về phía gia đình thực tế phổ biến hiện nay là bố mẹ đi làm cả ngày,
dành thời gian cho con cái ít. Nhiều gia đình coi con cái là trung tâm, muốn gì
được đó, thậm chí cho rằng mọi thứ có thể giải quyết được bằng tiền... do đó đã
dẫn đến sự lệch lạc về nhận thức từ đó dẫn đến vi phạm pháp luật.
5.3. Hậu quả
Hậu quả tai nạn giao thông để lại không chỉ mất người thiệt hại về tài sản mà
đằng nó còn kéo theo nhiều hệ lụy như đói nghèo, bệnh tật…ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống của nhiều gia đình và gánh nặng cho xã hội. Nếu là va chạm
nhẹ thì nạn nhân bị xây sước, thâm tím, chảy máu, còn nếu nặng thì chảy nhiều
máu, gẫy chân, tay…Những người bị tai nạn không chỉ đơn thuần đau đớn về thể
xác mà còn bị tổn thương về tâm lý. Đối với nạn nhân là học sinh thì kéo theo
8
những hậu quả khác như: bản thân phải nghỉ học để điều trị, bố mẹ lo lắng đau khổ
chạy chữa, thầy cô lo lắng, bạn bè hoang mang…
Vì vậy, mỗi năm ở nước ta có hơn 10.000 người chết và ngần ấy người bị
thương do tai nạn giao thông. Con số này có ý nghĩa tương đương 30 gia đình mất
người thân mỗi ngày và hơn 200 gia đình phải chịu cảnh tang thương, đau khổ do
hậu quả của tai nạn giao thông để lại.
5.4.Giải pháp
Từ những thực trạng và nguyên nhân gây ra hiện tượng học sinh vi phạm
pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ hiện nay. Trong giờ gian qua Trường
THPT Hương Cần đã có nhiều cố gắng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức
chấp hành luật giao thông đường cho học sinh.
Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật như đảm bảo giảng dạy
chương trình giáo dục pháp luật theo quy định, tổ chức có hiệu quả các hoạt động
ngoại khóa về nội dung, chủ đề về tuyên truyền giáo dục pháp luật trật tự an toàn
giao thông đường bộ. Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức
ở địa phương để cùng giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học
sinh. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phối hợp mời cảnh sát giao thông huyện
lên tuyên truyền cho học sinh về pháp luật trật tự an toàn giao thông.
Cảnh sát giao thông tuyên truyền pháp luật ATGT tại trường
Trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường đã phổ biến đến phụ huynh, cho
phụ huynh và học sinh ký cam kết với nhà trường phải tuyệt đối nghiêm túc chấp
hành luật lệ an toàn giao thông. Nhà trường cũng đã cho học sinh đăng ký gửi xe
trong trường như xe đạp, xe đạp điện, xe máy dưới 50 phân khối.
Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học
sinh vào các buổi sinh hoạt cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp
loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.
9
Trong giờ chào cờ thứ hai đầu tuần Đoàn thanh niên đã triển khai Cuộc thi
“ An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm học 2015-2016 hay cuộc thi “ Giao
thông học đường lần thứ I năm học 2015- 2016”. Kết hợp với Đoàn trường, ban
giám hiệu nhà cũng đã thường xuyên nhắc nhở học sinh phải tuân thủ theo những
quy định của Luật giao thông đường bộ đồng thời cũng đưa ra biện pháp răn đe, xử
lý. Hàng tuần lãnh đạo nhà trường đã kết hợp với Đoàn trường, lực lượng thanh
niên xung kích, cờ đỏ tiến hành kiểm tra đột xuất việc tham gia giao thông của học
sinh khi đến trường và tan trường. Tất cả những trường hợp vi phạm như: để xe
ngoài phía cổng trường lấn chiếm đường, đi xe hàng hai hàng ba, lạng lách, chở ba,
không đội mũ bảo hiểm hay bóp còi inh ỏi,…khi đi trên đường, đùa nghịch khi
đang lái xe... tuỳ mức độ đều bị xử lý kỷ luật trước lớp, trường.
Lực lượng thanh niên xung kích của nhà trường
Về công tác tập huấn pháp luật cho đội ngũ giáo viên: nhà trường đã quan tâm
mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về các quy định của pháp luật trong việc bảo
đảm TTATGT cho đội ngũ giáo viên để giúp cho việc truyền tải thông tin đến học
sinh chính xác, đầy đủ. Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học an toàn giao
thông, nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nên trang bị mô hình mô
phỏng các tình huống giao thông cùng thiết bị trợ giúp cho việc học tập thực tế,
giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Ngoài ra, công tác tuyên truyền
còn được nhà trường lồng ghép vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông;
Đoàn trường và các tổ chuyên môn đã lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật giao
thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, với những hình thức:
hái hoa dân chủ, tìm hiểu về ý nghĩa các biển báo giao thông, xử lí những tình
huống giao thông….để cuốn hút học sinh tham gia. Như thế kiến thức về Luật giao
thông sẽ đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, từ đó các em sẽ có ý thức hơn khi
tham gia giao thông.
10
Đặc biệt với phần thi các tiết học mẫu dành cho học sinh về các chủ đề: biển
báo hiệu giao thông, nguyên nhân tai nạn giao thông, ngồi an toàn trên xe đạp, xe
máy, chọn đường đi an toàn, tránh tai nạn giao thông… các thầy, cô giáo đã đem
đến những phương pháp, cách thức đa dạng trong truyền tải nội dung về an toàn
giao thông và những quy định của pháp luật về TTATGT thông qua việc chuyển
thể nội dung bài giảng thành các vở kịch cho học sinh đóng vai hay việc học sinh
làm chủ trong tìm hiểu kiến thức, được thực hành với các trang thiết bị thực tế, thi
vẽ tranh an toàn giao thông, hoạt cảnh, tiểu phẩm, hát, múa về chủ đề an toàn giao
thông cho dễ nhớ, dễ hiểu…
Mô hình cổng trường an toàn giao thông của nhà trường
Trong thời gian qua thực hiện theo những biện pháp trên nhà trường cơ bản
đã đạt được hiệu quả tốt. Sau khi được thầy cô, nhà trường tuyên truyền, giáo dục
thì ý thức tham gia giao thông của các bạn học sinh đã có thay đổi hiện tượng học
sinh đi xe máy đến trường giảm hẳn, số học sinh đi xe đạp điện đã có ý thức đội
mũ bảo hiểm, học sinh đi xe đạp đã để xe đúng nơi quy định
Chúng em với góc độ là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường xin được
đưa ra một số giải pháp nhằm kéo giảm vi phạm luật giao thông đường bộ và ùn
tắc giao thông đối với học sinh THPT nói chung Trường THPT nói riêng như sau:
Các bạn học sinh cần tham gia vào các hoạt động tích cực như: hoạt
động ngoại khóa của nhà trường, Đoàn thanh niên, những cuộc thi do các cấp tổ
chức…không ngừng trau dồi vốn hiểu biết về pháp luật. Cùng với các kiến thức
pháp luật được lĩnh hội trong môn học Giáo dục công dân thì việc đọc sách, báo
trong thư viện cũng cần phải được coi trọng thường xuyên vì việc làm này sẽ có
tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy con người, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến
hành vi, thói quen, đến trình độ văn hóa, đến hoạt động xã hội của người học sinh.
Gia đình: trong các yếu tố tác động đến ý thức, hành vi tham gia giao thông
của học sinh thì yếu tố gia đình vẫn là quan trọng nhất. Gia đình là nơi mọi thành
11
viên sẻ chia, tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm. Đây cũng là môi trường giáo dục
đầu tiên đối với mỗi con người. Vì vậy, ở mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục, nhắc nhở ý thức tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình
của mình, đặc biệt là bố mẹ phải gương mẫu, phải có ý thức trong khi tham gia
giao thông an toàn để con cái quan sát học tập.
Thầy cô, cũng là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn học sinh,
là người định hướng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức pháp luật, cần phải nâng cao
bồi dưỡng kiến thức, gương mẫu chấp hành pháp luật, thường xuyên quan tâm
nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động hành vi khi tham gia giao thông của học sinh
để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, nội quy quy định của nhà nước, nhà trường.
Đối với các cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của
pháp luật trong việc quản lý xã hội. Việc xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao
thông phải nghiêm minh, rõ ràng, tăng mức phạt lên gấp nhiều lần. Nâng cao ý
thức trách nhiệm của đội ngũ CSGT, thanh tra, những cơ quan đơn vị có trách
nhiệm liên quan. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông cho
nhân dân cho học sinh THPT phải được triển khai và phải làm nghiêm túc, đồng
bộ, thường xuyên để toàn dân được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia
sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó mới có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện nâng cao về ý
thức tham gia giao thông của mỗi người.
Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có nội dung, phương
pháp khoa học để có hiệu quả cao. Hiện nay, nếu chỉ tuyên truyền bằng lời nói
chưa đủ sức thuyết phục, trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày vẫn
cập nhật tin tức giao thông, những hình ảnh về tai nạn giao thông. Những tư liệu
đó khi tác động vào trực quan của con người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức
của mỗi người. Thực tế, nhiều người khi trực tiếp chứng kiến hoặc thấy các vụ tai
nạn giao thông trên báo chí, truyền thông đã bị ám ảnh rất lâu, điều đó cũng đã có
sự tác động lớn đến ý thức tham gia giao thông của họ. Do vậy, trong hoạt động
12
tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông, nên đưa ra các hình ảnh, các số
liệu cho người nghe biết.
Mặt khác, sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền. Ngày nay, học sinh sinh
viên sử dụng các trang mạng xã hội ngày càng nhiều, đây là một kênh thông tin có
sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia
sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo
những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông
an toàn... sẽ được học sinh đón nhận và phản hồi rất tích cực.
Với môn Giáo dục công dân: cần phải giúp các bạn học sinh hiểu biết
những nội dung cơ bản cần thiết của bộ Luật giao đường bộ, từ đó biết cách thực
hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi, nâng cao ý thức, thái độ tôn trọng pháp luật, tự
giác sống học tập và làm theo pháp luật. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng
pháp luật, phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.
Môn Toán: đưa ra các số liệu thống kê về số vụ tai nạn, số người chết, số
người bị thương và thiệt hại về tiền của cho người nghe biết và suy ngẫm.
Chúng em hy vọng với những biện pháp đưa ra như trên sẽ góp phần nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Các biện pháp trên đều được rút ra từ thực tế cuộc sống, qua học tập kiến
thức các môn học, vận dụng vào thực tế để các quy định của pháp luật nói chung
và Luật an toàn giao thông đường bộ nói riêng đi vào đời sống hàng ngày của mỗi
cá nhân, mỗi tổ chức theo những cách thức đúng.
Chúng tôi tin rằng với những biện pháp đúng đắn, cứng rắn, phù hợp, đồng bộ và
thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức cho các bạn học sinh THPT nhận thấy
hành vi trái quy định pháp luật của mình, cần thấy mình phải hiểu biết nhiều hơn
nữa về các quy định của Luật giao thông đường bộ trở thành ý thức, thói quen để
đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người khi tham gia giao thông. Chúng
ta cần phải nêu cao khẩu hiệu “ An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người,
13
mọi gia đình và toàn xã hội” và hãy “ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật”. Đó chính là biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất của sự chung tay góp sức giữ gìn,
xây dựng đất nước có trật tự, kỷ cương, văn minh, giàu đẹp trong sự nghiêp công
nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay.
14
15