Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tin tức báo chí qua mạng internet được vận dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.75 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TIN TỨC BÁO CHÍ QUA MẠNG INTERNET ĐƯỢC VẬN
DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Người thực hiện: Quách Minh Phương
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn):Giáo dục Công dân

1. Mở đầu

THANH
HOÁLỤC
NĂM 2019
MỤC

Trang
1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu


1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

1
1
1
1
2
2
2
2
3

2.3.1. Tin tức báo chí thông qua mạng internet về đấu tranh phòng,
chống tham nhũng được sử dụng để củng cố nội dung bài học.

3

2.3.2. Tin tức báo chí thông qua mạng internet về giáo dục phòng,
chống tham nhũng được sử dụng vào các mục của bài dạy cụ thể

5

2.3.3. Tin tức báo chí thông qua mạng internet để giáo dục phòng,
chống tham nhũng được sử dụng dưới dạng một chủ đề bài học.

9


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

14

2.4.1. Kết quả thực nghiệm
2.4.2. Hiệu quả sử dụng.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

14
15
16
16
16

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
2


Tham nhũng trong xã hội ngày nay không chỉ làm thiệt hại về vật chất, tài
sản của nhân dân của Nhà nước mà sức tàn phá của nó còn tệ hại hơn là đã làm
tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh, không ít các em đã cho rằng tham nhũng là điều hiển nhiên,
những câu nói đề cao quá mức giá trị đồng tiền, hạ thấp giá trị đạo đức ngày
càng phổ biến. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị số

10/CT-TTg, ngày 12 tháng 06 năm 2013 về việc đưa nội dung phòng chống
tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo từ năm học 20132014. Trong chương trình trung học phổ thông, môn Giáo dục Công dân không
chỉ cung cấp hệ thống kiến thức về pháp luật của Nhà nước ta hiện nay mà còn
có đặc thù là giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh, tạo nền tảng về tư
tưởng, đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình giảng dạy
tôi nhận thấy để làm tốt sứ mệnh của mình, người giáo viên cần phải trang bị
cho mình hệ thống tư liệu dạy học trong đó không thể thiếu những tin tức của
báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước ta hiện có trên
truyền hình, internet. Bởi đây là những tư liệu dạy học thực tiễn hết sức phong
phú gần gũi và bổ ích đối với môn giáo dục công dân, hỗ trợ cho người dạy rất
nhiều trong quá trình truyền dẫn, định hướng những kiến thức cần phải tích hợp
vào môn học. Do đó, làm cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú hơn
nhất là những vấn đề có tính thời sự luôn làm cho các em quan tâm muốn tìm
hiểu, khám phá.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tin tức báo chí do Nhà
nước quản lý qua mạng internet để nâng cao hứng thú học tập của học sinh nói
chung và việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số10/CT-TTg về tích hợp nội dung giáo
dục phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân cấp trung học phổ
thông nói riêng nên tôi chọn đề tài: “Tin tức báo chí qua mạng internet được
vận dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh nhằm nâng
cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân” làm đề tài sáng kiến của mình.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng học tập môn giáo dục công dân lớp 12, giáo dục
phòng, chống tham nhũng cho học sinh, nâng cao hứng thú học tập, hình thành ý
thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh các lớp 12 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong 2
năm học 2017-2018 có các lớp 12A1, 12A2, 12A6 và năm học 2018-2019 có
các lớp 12A3, 12A4, 12A5 trường trung học phổ thông Thạch Thành 2. Đề tài
này có phạm vi lớp 12 gồm các bài 2 “Thực hiện pháp luật” có mục 1b: "Các

hình thức thực hiện pháp luật” và tiết 2; bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp
luật có mục 2: "Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý; bài 7 “Công dân
với các quyền dân chủ” với mục 3: "quyền khiếu nại, tố cáo của công dân”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp khái quát hóa các kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp này
được thực hiện thông qua việc dự giờ trong tổ bộ môn; Phương pháp thực
nghiệm: thực nghiệm ngay tại các lớp mà tôi được nhận nhiệm vụ giảng dạy
3


trong 2 năm ở trường THPT Thạch Thành 2; Phương pháp điều tra, đánh giá:
điều tra sau khi thực hiện giáo án thực nghiệm thông qua giờ kiểm tra ở lớp và
kết quả bộ môn cuối năm học.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thuật ngữ tin tức thường được dùng trong hoạt động truyền thông báo chí
để chỉ một sự kiện, sự việc nào đó có tính chất mới. Tính mới ở đây có thể là: Sự
việc mới xảy ra; Sự việc tuy đã xảy ra từ lâu, nhưng chưa có nhiều người biết.
nay được báo chí phát hiện đăng bài phản ánh; Sự việc đã xảy ra từ lâu, nhưng
chưa có nhiều người biết, nay có tình tiết mới. Để tiếp tục thực hiện chỉ thị
số10/CT-TTg về tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng trong
môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông, trong quá trình sử dụng các tin
tức báo chí thông qua mang internet vào giảng dạy thì giáo viên cần chú ý thực
hiện đồng bộ các vấn đề sau: Tin tức báo chí phải phù hợp với nội dung cơ bản
của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa
tuổi học sinh; Tin tức báo chí phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin
đó phải là nguồn chính thống và đã được kiểm định để cung cấp cho học sinh;
Tin tức báo chí phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính
xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng: Tin tức báo chí được khai thác theo các
hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong trường Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân lớp 12,
thường được quan niệm khô khan, học sinh không yêu thích môn học. Việc giáo
dục phòng chống tham nhũng mà thiếu tính đi sự cập nhập của các tin tức báo
chí trên mạng internet thì học sinh rất nhàm chán. Khi nói về chủ đề tham nhũng
đã có một bộ phận học sinh có tư tưởng gần như đồng tình, cho rằng vụ việc
được phát hiện là do các ông ấy “đen”, không may bị xử lí. Do đó, đã có một bộ
phận học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát
triển lệch lạc, thiếu lý tưởng sống, dễ bị lôi cuốn vào những việc không lành
mạnh. Việc giáo viên có phần chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, truyền đạt
kiến thức còn mang nặng phương pháp thuyết trình, phát thanh lại những thông
tin, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa thực sự tự tìm tòi những điều mới
để đưa vào bài giảng cho sinh động nên chưa lôi cuốn được học sinh.
Từ những nguyên nhân trên mà trong giờ học Giáo dục công dân học sinh
chưa yêu thích. Vì vậy, trong giảng dạy tôi đã sử dụng, lồng ghép các tin tức báo
chí thông qua mạng internet để giáo dục phòng chống tham nhũng cho học sinh
với nhằm nâng cao sự hứng thú và học tập có chất lượng ở môn giáo dục công
dân lớp 12 tại trường THPT Thạch Thành 2.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tin tức báo chí thông qua mạng internet về đấu tranh phòng, chống
tham nhũng được sử dụng để củng cố nội dung bài học.
Chẳng hạn ở bài 2: Thực hiện pháp luật. Sau khi học xong nội dung bài
học. Giáo viên trình bày cho các em xem thông tin sau để củng cố bài học:
Cảnh sát Việt Nam từ chối 12 tỷ hối lộ của quan tham Trung Quốc
4


Thiếu tướng Trần Ngọc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa cho
biết, đơn vị vừa bắt được Yin Wen Sheng (nguyên Cục trưởng Cục điện lực TP
Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Người đàn ông 47 tuổi này bị

công an phía Trung Quốc truy nã vào tháng 3.
Trong câu chuyện kể lại quá trình theo dõi và bắt Yin tại TP Nha Trang,
đại tá Võ Đức Thân, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an
tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Trưa 18/6, lực lượng của chúng tôi ập vào phòng
nghỉ của Yin trong một khách sạn bốn sao ở phường Lộc Thọ (TP Nha Trang).
Khi biết không thể trốn tránh được nữa, Yin đã bày tỏ được hối lộ. Ông ta lấy
bút viết ra giấy, khoe là người giàu có và xin được hối lộ lực lượng phá án 2
tỷ đồng, để được tiếp tục trốn nhà chức trách Trung Quốc. Ông ta bảo: "Các
anh đưa tôi ra biển, còn tôi đi đâu thì mặc tôi, coi như các anh không phát hiện
ra tôi ở Nha Trang", đại tá Thân kể. Mua chuộc 2 tỷ đồng không xong, khi được
dẫn giải từ khách sạn về trụ sở Công an tỉnh Khánh Hòa và suốt quá trình làm
việc, Yin liên tục nâng giá "chung chi". "Ông ta năn nỉ sẽ đưa 10 tỷ đồng, rồi
sau đó đếm lực lượng chúng tôi có 12 người đang làm việc, ông ấy nói sẽ đưa
cho mỗi người một tỷ để được thả ra", vị trưởng phòng nói.Tuy nhiên, theo đại
tá Thân, các cảnh sát của PC52 Công an Khánh Hòa cảnh cáo Yin. Các cảnh
sát đã thẳng thắn nói với ông ta rằng, luật pháp Việt Nam nghiêm cấm và xử rất
nặng những người đưa, nhận hối lộ. "Các cảnh sát yêu cầu Yin từ bỏ ý định đưa
hối lộ, bởi chính việc đưa - nhận hối lộ mà ông ta trở thành tội phạm, bị truy nã,
phải trốn tránh từ nước này sang nước khác", lãnh đạo PC52 Công an Khánh
Hòa kể.
Theo hồ sơ tại Công an tỉnh Khánh Hòa, Yin đã bị Công an TP Đông
Quản truy nã. Tài liệu điều tra cho thấy, khi còn đương nhiệm, Yin cùng với các
đồng phạm nhận hối lộ 18 triệu nhân dân tệ (gần 50 tỷ đồng). Khi vụ án được
khám phá, ông ta bỏ trốn. Phía Trung Quốc đã đề nghị công an Việt Nam giúp
đỡ, truy tìm tội phạm này. Ông Yin đến Nha Trang lưu trú được khoảng 2 tuần,
tại một khách sạn sang trọng thì bị bắt giữ vào trưa 18/6. Ngày 20/6/2015, Yin
được Bộ Công an bàn giao cho phía Trung Quốc, chấm dứt hành trình lẩn trốn
pháp luật nhiều tháng liền qua các quốc gia như Australia, Thái Lan và Việt
Nam.
Theo Duy Thanh/Tuổi Trẻ

Giáo viên đưa ra các câu hỏi sau để cũng cố nội dung bài học:
- Tại saoYin Wen Sheng (nguyên Cục trưởng Cục điện lực TP Đông Quản, tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc) có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2015?
- Tại Trung Quốc ông ta đang bị cáo buộc bởi tội gì? Khi bị công an tỉnh Khánh
Hòa bắt ông ta đã có hành vi thế nào?
- Đại tá Võ Đức Thân, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công
an tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
Học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên chốt lại:
Yin Wen Sheng (nguyên Cục trưởng Cục điện lực TP Đông Quản, tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc) có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2015 để trốn truy nã
công an Trung Quốc. Ông ta còn chạy qua cả Thái Lan và Australia.Tại Trung
Quốc Yin cùng với các đồng phạm nhận hối lộ 18 triệu nhân dân tệ (gần 50
tỷ đồng). Đây là số tiền lớn và ông ta đã vi phạm luật hình sự của Trung Quốc
5


và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật pháp của họ. Khi bị công an tỉnh
Khánh Hòa bắt ông ta đã khoe là người giàu có và xin được hối lộ lực lượng phá
án 2 tỷ đồng, để được tiếp tục trốn nhà chức trách Trung Quốc. Mua chuộc 2
tỷ đồng không xong, ông ta năn nỉ sẽ đưa 10 tỷ đồng, rồi sau đó nâng lên tổng số
tiền là 12 tỷ đồng để chia cho 12 người đang làm việc có mặt tại đó mỗi người
một tỷ để được thả ra. Đây là hành vi đưa hối lộ, là hành vi tham nhũng, vi phạm
vào luật hình sự của nước ta.
Đại tá Võ Đức Thân và 11 người có mặt đã không nhận tổng số tiền mà
quan chức Trung Quốc muốn đưa là 12 tỷ đồng. Đây là việc làm mà xã hội cần
phải tuyên dương, học tập tấm gương của Đại tá Thân và 11 cán bộ công an
đang thi hành pháp luật có mặt tại thời điểm đó. Các đồng chí cảnh sát đã yêu
cầu Yin từ bỏ ý định đưa hối lộ, bởi chính việc đưa, nhận hối lộ mà ông ta trở
thành tội phạm, bị truy nã, phải trốn tránh từ nước này sang nước khác và ông ta
đã được Bộ Công an nước ta bàn giao cho phía Trung Quốc xử lí.

Sau khi học xong nội dung bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật.
Giáo viên có thể cho học sinh xem phim tư liệu về việc xét xử các đại án tham
nhũng năm 2018 do vtv24 đưa tin. Hoặc sử dụng những tin tức của báo chí về
các vụ việc tham nhũng lớn như sự kiện Ông Đinh La Thăng lĩnh 30 năm tù
Ngày 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án nguyên Chủ tịch Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng liên quan 2 vụ án: Thất thoát 119
tỷ đồng tại dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và PVN “mất trắng” 800 tỷ
đồng vốn góp khi đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và xã hội
đặc biệt quan tâm bởi ông Đinh La Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Bộ Giao thông – Vận tải và sau là Bí thư Thành ủy TP.HCM. Cả 2 vụ,
ông Đinh La Thăng đều bị kết tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình
phạt chung cho cả 2 bản án mà ông Thăng phải chịu là 30 năm tù. Trong đó 13
năm trong vụ dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và 18 năm tù trong vụ thất
thoát 800 tỷ đồng. Về phần dân sự, nguyên chủ tịch PVN phải bồi thường hơn
600 tỷ đồng và nộp án phí hơn 700 triệu đồng.”
Hay sự kiện tin tức về “Nguyên Chủ tịch OceanBank chung thân”
Tháng 5/2018, TAND Cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, tuyên y án tù
chung thân với Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch OceanBank về 4 hành vi cố ý
làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và
tham ô tài sản; Nguyễn Xuân Sơn – nguyên TGĐ OceanBank nhận án tử hình về
các hành vi cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và tham ô tài
sản. Theo bản án, khi được PVN cử sang làm đại diện tại OceanBank, Nguyễn
Xuân Sơn đề nghị và được Hà Văn Thắm đồng ý chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi
nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng cho Phạm Công Danh
vay 500 tỷ đồng trái quy định… Hành vi của các bị cáo khiến OceanBank thiệt
hại gần 2.000 tỷ đồng. Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan chức năng đã phát
hiện và xử lý hàng loạt vụ án khác liên quan như vụ PVN góp 800 tỷ đồng vào
OceanBank; khởi tố lãnh đạo các đơn vị dầu khí và Vinashin (nay là SBIC) vì

6


nhận lãi ngoài của OceanBank; phạt tù các cá nhân trong ngành dầu khí như
Ninh Văn Quỳnh, Trần Đức Chính… ”
( Báo: Tuổi trẻ )
Qua đó các em thấy được rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật. Khi công dân vi phạm
pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì
người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình
thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
2.3.2. Tin tức báo chí thông qua mạng internet được sử dụng để giáo dục
phòng, chống tham nhũng vào các mục của bài dạy cụ thể.
Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1b: "Các hình thức thực hiện pháp
luật” của bài 2 “ Thực hiện pháp luật” giáo viên trình chiếu cho học sinh xem
thông tin sau: “ Cảnh sát cơ động từ chối gần 200 triệu đồng hối lộ, kiên
quyết bắt giữ đối tượng”. Đêm 10-11, tổ công tác gồm: Đại úy Nguyễn Thế
Dũng, Thượng úy Nguyễn Trọng Giao, Thượng úy Nguyễn Duy Hưng, Trung úy
Lê Trung Thành thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn CSCĐ CATP Hà Nội,
làm nhiệm vụ trên đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông thì
phát hiện một đối tượng là đàn ông, đi bộ tay cầm túi xách có nhiều dấu hiệu
nghi vấn.
Khi thấy tổ công tác, người này lấm lét bước đi rất nhanh, như đang che
giấu điều gì đó nên tổ công tác đã đề nghị kiểm tra hành chính.Tuy nhiên
đối tượng lớn tiếng chống đối, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ yêu cầu
đối tượng chấp hành, ban đầu anh ta đồng ý nhưng khi vừa hé túi xách thì
bất ngờ bỏ chạy. Chạy được khoảng 10 m thì tổ công tác đuổi kịp, Trung úy
Lê Trung Thành lao vào khống chế đối tượng. Đối tượng chống trả quyết
liệt, bất ngờ rút trong túi quần một con dao bấm để đâm. Đúng lúc Đại úy

Nguyễn Thế Dũng lao tới, ghì tay để tước dao nhưng đối tượng vung dao
đâm vào bắp chân phải của Đại úy Dũng. “Đến lúc này, chúng tôi buộc
phải trấn áp quyết liệt, đánh văng dao ra và quật ngã đối tượng. …”, Trung
úy Lê Trung Thành kể lại. Sau đó, tổ công tác tiến hành kiểm tra tại chỗ,
phát hiện trong túi xách của đối tượng có chứa 1.600 viên nén màu hồng và
4 gói nilon chứa chất bột màu trắng cùng hơn 60 triệu đồng tiền mặt. Đấu
tranh khai thác nóng, bước đầu đối tượng khai nhận toàn bộ số tang vật
trên là hồng phiến và heroin, còn hơn 60 triệu đồng là tiền mua ma túy. Đối
tượng được xác định là Cao Đức Phú, SN 1980, trú tại phường Trung Văn,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đã có 3 tiền án…
Thượng úy Nguyễn Trọng Giao là người trực tiếp điều khiển xe máy áp giải
đối tượng chia sẻ: “Khi vừa lên xe chạy được một đoạn, đối tượng một mực
xin được bỏ qua. Anh ta nói rằng, sẽ biếu tổ công tác toàn bộ số tiền hơn 60
triệu đồng sẵn có, đồng thời sẽ bảo người nhà mang thêm 100 triệu đồng
đến nữa. Tuy nhiên, chúng tôi kiên quyết từ chối, cảnh cáo đối tượng dừng
ngay hành động “hối lộ” và tiếp tục đưa Phú về Cơ quan điều tra…”…
( Lê Mận: Báo pháp luật, 18/11/2017)
Giáo viên đưa ra câu hỏi sau:
7


- Vì sao cảnh sát cơ động lại kiểm tra hành chính đối với một công dân trong
đêm ? Việc cảnh sát cơ động kiểm tra có thuộc thẩm quyền không ?
- Cảnh sát cơ động đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
Giáo viên theo dõi, tổng hợp và phân tích ý kiến của các em, đồng thời bổ
sung, kết luận: Theo điều 8, 9, 10 Thông tư 58/2015/TT-BCA ngày 03 tháng 11
năm 2015. Cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài
liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh, trật tự. Việc
kiểm tra sau 22h đêm là nhiệm vụ cảnh sát cơ động được phân công nên cảnh

sát có quyền kiểm tra hành chính, giấy tờ. Cảnh sát cơ động là công chức có
thẩm quyền đã thực hiện hình thức áp dụng pháp luật. Đồng thời, khen ngợi,
biểu dương hành vi cương quyết không nhận tiền hối lộ của cảnh sát cơ động.
Giáo viên có thể trích dẫn thêm điều 354 bộ luật hình sự 2015 quy định tội nhận
hối lộ cho học sinh hiểu thêm. Hoặc để làm rõ kiến thức ở mục 2b: " trách
nhiệm pháp lý”, giáo viên sử dụng sự kiện sau: Những đại án gây nhức nhối
được xét xử đầu năm 2018 như vụ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 24/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tham ô tài
sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP
Land)... Công ty CP dịch vụ xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập đã
thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu
cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5) với
giá hơn 20.000 đồng/cổ phần, tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam
Đàn Plaza. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng chuyển
nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty xuyên Thái Bình
Dương, trong đó riêng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với Công ty CP bất
động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) thể hiện giá chuyển nhượng
hơn 13.000 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất). So với giá đã
được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc thì tổng giá trị hợp đồng giảm đi hơn
87 tỷ đồng. Các bị cáo đã chia nhau chiếm đoạt 49 tỷ đồng trong số tiền chênh
lệch này. Trong đó, bị can Trịnh Xuân Thanh được 14 tỷ đồng; Đinh Mạnh
Thắng chiếm 5 tỷ đồng; Đào Duy Phong 8 tỷ đồng; Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ
đồng; Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng… ( P.Mai: báo Pháp luật, 15/02/2018 )
Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
- Ông Thanh đã vi phạm tội gì? Phải chịu trách nhiệm pháp lí thế nào ?
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp
ý kiến của các em, đồng thời bổ sung, kết luận: Bị cáo Trịnh Xuân Thanh là cựu
chủ tịch Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam đã có hành vi
tham nhũng, với hành vi này Bị cáo Thanh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình
sự. Cụ thể: Trịnh Xuân Thanh cùng 7 bị cáo bị cáo khác cùng hầu tòa về tội

“Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự
năm 1999. Ngày 5/2, TAND TP Hà Nội đã công bố bản án sơ thẩm, theo đó
tuyên phạt bị 3 án chung thân, trong đó có Trịnh Xuân Thanh. Các bị cáo còn lại
nhận mức án từ 9-16 năm tù giam về tội Tham ô tài sản.
Để làm rõ kiến thức ở mục 2: "công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp
lý”của bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật, giáo viên có thể trình bày
8


thông tin ở bài báo có tựa đề sau.“Tuyên phạt cựu Trung tướng Phan Văn
Vĩnh 9 năm tù”. Sau 12 ngày xét xử và 4 ngày nghị án, chiều nay (30/11),
HĐXX đã chính thức tuyên án phạt đối với 92 bị cáo trong vụ án “đánh bạc
nghìn tỷ”. Theo đó, bị cáo Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh sát) bị tuyên phạt 9 năm tù (tính từ thời điểm bị bắt
6/4/2018) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cùng tội danh này, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, cựu Cục
trưởng Cục cảnh sát phòng chống, tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50 – Bộ
Công an) bị tuyên phạt 10 năm tù (tính từ thời điểm bị bắt 11/3/2018). Bị cáo
Vĩnh và Hóa còn bị áp dụng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng…
Khi cấp dưới phát hiện Công ty CNC có dấu hiệu vận hành game bài
đánh bạc trái phép nhưng bị cáo Hóa và Vĩnh đều không cho tổ chức xác minh,
làm rõ. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo về việc Công ty
CNC hợp tác với VTC online vận hành game bài có dấu hiệu vi phạm pháp luật
nhưng bị cáo Hóa và Vĩnh không báo cáo. Đến khi có công văn lần 2 của lãnh
đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo về nội dung này thì Hóa và Vĩnh mới báo cáo,
nhưng báo cáo không đúng sự thật. Hành động giúp sức cho Nguyễn Văn
Dương cùng đồng phạm tổ chức đánh bạc của Phan Văn Vĩnh không chỉ dừng
lại ở đó, mà còn ký văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tổ chức đánh bạc của Công ty CNC…
( Nguyễn Dương – Tuấn Hợp )

Giáo viên đưa ra các câu hỏi sau đó học sinh trả lời:
- Ông Phan Văn Vĩnh Và ông Nguyễn Thanh Hóa đã từng là tướng lĩnh cấp bậc
thế nào?
Ông Phan Văn Vĩnh đã từng là Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục
Cảnh sát. Ông Nguyễn Thanh Hóa đã từng là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh
sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50 – Bộ Công an.
- Ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì tội danh gì?
Tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Ông Vĩnh và ông Hóa bị pháp luật xử lí như thế nào?
Ông Phan Văn Vĩnh bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng.
Ông Nguyễn Thanh Hóa bị tuyên phạt 10 năm tù. Cả hai ông Vĩnh và Hóa còn
bị áp dụng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và kết luận: Ông Phan Văn
Vĩnh bị tước quân tịch, khai trừ ra khỏi đảng, tước danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ tranh nhân dân. Ông Nguyễn Thanh Hóa bị tước quân tịch, khai trừ ra
khỏi đảng. Cả hai ông đều là đều là tướng lĩnh trong ngành công an, giữ chức vụ
cao của nhà nước nhưng đã vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí
về những hành vi của mình đã gây ra.
Khi truyền đạt đến kiến thức ở mục 3: "quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân”trong bài 7: Công dân với các quyền dân chủ, giáo viên sử dụng tin tức:
“Nữ phóng viên lãnh án vì môi giới hối lộ, giúp chủ doanh nghiệp gỡ bài giá
700 triệu đồng”. Sau khi được doanh nghiệp mở lời nhờ gỡ các bài viết trên
9


báo, Uyển đã liên hệ với người khác nhờ giúp đỡ và ra giá 700 triệu đồng để gỡ
3 bài báo đã đăng. Chiều 11/1, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã thay đổi
tội danh và tuyên phạt Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, cựu nhà báo của Tạp chí

Hướng Nghiệp Và Hòa Nhập) 4 năm tù và Võ Hoàng Hà (40 tuổi, nguyên chủ
tịch HĐQT Công ty CP Hóa chất khử trùng châu Á, TP Hồ Chí Minh) 2 năm tù
cùng về tội "Môi giới hối lộ".
Theo cáo trạng, năm 2017, báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh có đăng liên
tiếp các bài báo trên trang điện tử với tiêu đề "Lần theo đường dây huy động
600 tỉ cho dự án ma", "Ve sầu thoát xác" và "Vẽ khu du lịch 1.000 tỉ bằng
miệng".Nội dung phản ánh phản ánh doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, huy
động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo. Giám đốc doanh nghiệp này
đã gọi điện thoại cho Uyển nhờ lo gỡ ba bài báo này. Uyển đã liên hệ nữ trưởng
ban kinh tế của báo khác, tìm cách lo tiền gỡ ba bài báo trên. Người này ra giá
600 triệu đồng. Uyển báo giá lại với Long để gỡ bài phải chi trả 700 triệu đồng
và yêu cầu chi thêm 30 triệu đồng tiền chi phí. Hà có vai trò giúp sức cho Uyển
làm hợp đồng, hợp thức số tiền trên. Ngày 6/8/2017, Uyển và Hà đến một quán
cà phê ở Cần Thơ giám đốc doanh nghiệp nhận trước số tiền 280 triệu đồng thì
bị Công an bắt quả tang…HĐXX nhận định, lời khai hai bị cáo phù hợp với cáo
trạng. Uyển có nhận lời gỡ bài báo theo nhờ vả của chủ doanh nghiệp. Thông
qua tin nhắn MMS, Messenger của Uyển và nữ trưởng ban kinh tế, Uyển có nhờ
người này gỡ bài báo. Điều đó cho thấy, Uyển không đưa ra thông tin gian dối.
Bản thân bị cáo không biết người mình nhờ là nữ trưởng ban báo khác, có gỡ
được không nhưng vẫn mong muốn thực hiện được để hưởng chênh lệch số tiền
100 triệu đồng.
Hành vi này là dấu hiệu của tội "Môi giới hối lội"…Riêng nữ trưởng ban,
có hứa hẹn Uyển tìm cách gỡ bài báo cho Long, có dấu hiệu phạm tội nhưng
chưa có căn cứ xác định người này có gỡ được cái bài báo hay không. Hiện nữ
trưởng ban này không còn ở Việt Nam nên cơ quan điều tra tách ra xử lý sau.
Do đó, HĐXX quyết định tuyên phạt Uyển 4 năm tù và Hà 2 năm tù cùng về tội
"Môi giới hối lộ".
( Báo pháp luật )
Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
- Ông Long là chủ doanh nghiệp đã sử dụng quyền dân chủ nào của công dân?

Bản thân ông Long có dấu hiệu gì về vi phạm pháp luật ?
- Hành vi của bà Phạm Lê Hoàng Uyển và bà Hà bị phạt tù vì tội gì? Bà Phạm
Lê Hoàng Uyển, cựu nhà báo của Tạp chí Hướng Nghiệp Và Hòa Nhập có phải
là hành vi tham nhũng không?
Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng
hợp ý kiến của các em, đồng thời bổ sung, kết luận: Thông tin trên cho chúng ta
thấy ông Long chủ doanh nghiệp đã sử dụng quyền tố cáo của công dân, tố cáo
hành vi nhận hối lộ của bà Uyển muốn hưởng chênh lệch số tiền 100 triệu đồng.
Ông Long là chủ doanh nghiệp, dù đã chủ động khai báo cho Công an nhưng
hành vi này có có dấu hiệu "Đưa hối lộ", nên Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan
điều tra xem xét, xử lý theo quy định.
Bà Uyển và bà Hà bị phạt tù vì tội tù về tội "Môi giới hối lộ". Đây là một
trong những hành vi tham nhũng mà công dân cần phải đấu tranh chống lại. Bị
10


cáo Hà giúp Uyển soạn hợp đồng với vai trò giúp sức nên cùng chịu trách nhiệm
về hành vi trên. Hành vi của các bị cáo đã tiếp tay cho đưa và nhận nhận hối lội,
làm ảnh hưởng uy tín niềm tin nhân dân đối với báo chí.
2.3.3. Tin tức báo chí thông qua mạng internet để giáo dục phòng, chống
tham nhũng được sử dụng dưới dạng một chủ đề bài học.
Đây là một chủ đề có nội dung phòng chống tham nhũng theo hướng khai
thác và vận dụng tin tức báo chí, phù hợp với đối tượng học sinh tại trường
THPT Thạch Thành 2, được trình bày dưới dạng thiết kế bài giảng minh họa.
Chủ đề bài 2 “ Thực hiện pháp luật”. Bài này dạy trong 3 tiết, tiết 2 được thực
hiện ở mục 2 “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí”.( mục 2a và 2b).
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm; Kĩ thuật khăn trải bàn;
- Đàm thoại; thuyết trình; Phân tích xử lí tình huống.

III- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD lớp 12; Tài liệu giáo dục nội dung
phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông;
Máy vi tính, máy chiếu; Phiếu học tập theo mẫu; Giấy khổ lớn, bút dạ, băng
dính, kéo; Tranh ảnh và băng hình về vấn đề thực hiện pháp luật, vi phạm pháp
luật và xử lí vi phạm pháp luật ở nước ta.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 2 của bài 2” Thực hiện pháp luật”. Mở đầu tiết học, giáo viên cho học sinh
xem hình ảnh sau, và cho ý kiến nhận xét của mình : Hình ảnh 1:

Hình ảnh 2:

11


Hình ảnh 3:

Sau khi các em học sinh ý kiến, nhận xét về các hình ảnh trên, giáo viên
đưa ra nhận định và gợi mở: Các hình ảnh trên là những biểu hiện của hành vi
tham nhũng cần phải phòng , chống, phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật
của công dân. Vậy vi phạm pháp luật là gì? Người vi phạm pháp luật phải chịu
trách nhiệm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung mục 2 của bài học.
* Hoạt động 1: Đàm thoại tìm hiểu thế nào là vi phạm pháp luật.
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật.
- Cách tiến hành: Giáo viên hỏi: dựa vào những dấu hiệu nào cho biết những
hình ảnh trên phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của công dân.
Học sinh trả lời các ý kiến:
Giáo viên tổng hợp lại:
Hình ảnh 1: phản ánh hình ảnh chạy chức, chạy quyền để “lên ghế”
trưởng phòng, đây là hành vi trái pháp luật.

Hình ảnh 2: phản ánh bên B-bên nhận thầu xây dựng đã “ăn công trình”
xây dựng công cộng đây là hành vi trái pháp luật.
Hình ảnh 3: phản ánh hình ảnh cán bộ thanh tra về ô nhiễm tài nguyên
môi trường nhưng đã “ngậm phong bì” nên đã phát ngôn sai sự thật, đây là
những hành vi trái pháp luật.
Những công dân có hành vi trái pháp luật trên là những người có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, và cố ý để cho hành vi trái pháp luật đó diễn ra.
Đây là những biểu hiện của hành vi tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
Dựa vào các hình ảnh trên giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp tục trao đổi
tìm hiểu các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và kết luận:
12


Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: ( theo nội dung sách giáo khoa )
Thứ nhất: là hành vi trái pháp luật. Những hành vi trái pháp luật được
biểu hiện như sau: Làm những việc không được làm theo quy định của pháp
luật; Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật; Xâm phạm,
gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí: Đạt đến độ tuổi theo quy đinh của pháp luật; Có
thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình;Tự quyết định cách xử sự
của mình.
Thứ ba: Người có hành vi trái pháp luật có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của
người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt.
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
- Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Giáo viên tổ chức thảo luận lớp để đưa nội dung giáo dục phòng, chống

tham nhũng vào bài học: Giáo viên trình chiếu tư liệu sau :
Văn phòng Bộ Công an vừa ra thông báo về việc bắt giữ bị can Dương
Chí Dũng. Thông báo viết: “ Bị can Dương Chí Dũng, đã bị khởi tố về tội “Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
theo điều 165, Bộ luật Hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Sau
khi đước các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét,
chiều 17-5-2012 Dương Chí Dũng bỏ trốn. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã
kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối
tượng ra tự thú, nhưng không có kết quả. Ngày 18-5-2012, cơ quan điều tra Bộ
Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời
phối hợp với các tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy
nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng. Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng
Bộ Công an sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt,
ngày 4-9-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt được Dương Chí Dũng.
Hiện nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ để
xử lí theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những
ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ
được khoan hồng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, đồng chí thượng
tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã khen thưởng kịp thời cho các
tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ Dương Chí Dũng.” (Theo cổng thông tin
điện tử Bộ Công an- Lê Dương).
Giáo viên cung cấp thêm các tin tức từ báo chí về Dương Chí Dũng từ báo
Dân trí. Dương Chí Dũng nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt nam, nguyên chủ
tịch HĐQT Vinalines. Lúc đương nhiệm ông Dũng biết rõ ụ nổi 83M là của
công ty Nakhoka (Liên bang Nga) sản xuất năm 1965 đã hư hỏng nhiều không
còn hoạt động, đã bị đăng kiểm Liên bang Nga dừng phân cấp từ năm 2006 và
đưa ra giá bán 5 triệu USD. Ông cùng thuộc cấp đã tổ chức khảo sát, thương
thảo quyết định mua, kí hợp đồng thanh toán tiền, mua ụ nổi 83M với công ty
13



AP (Singapore) và đưa về Việt Nam lên đến 24,3 triệu USD. Việc làm này đã
thực hiện không đúng quy định của nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách nhà
nước gần 367 tỷ đồng. Vào ngày 7- 5-2014, TAND Tối cao đã giữ nguyên án sơ
thẩm với hình phạt tử hình đối với Dương Chí Dũng, đồng thời bị cáo này phải
bồi thường Vinalines 110 tỉ đồng, trong đó 10 tỉ đồng do phạm tội Tham ô tài
sản, 100 tỉ đồng do phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
- Dương Chí Dũng bị khởi tố về tội gì?
- Ông Dũng cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng thế nào?
HS suy nghĩ, xung phong phát biểu ý kiến trao đổi, tranh luận.
Giáo viên theo dõi, tổng hợp ý kiến của các em, đồng thời bổ sung, giải
thích và phân tích các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật của ông Dũng:
Ông Dũng đã có hành vi vi phạm pháp luật cụ thể đây là hành vi tham ô tài sản
của nhà nước, ông lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ,
công vụ để vụ lợi: Mua ụ nổi 83M đã bị hư hỏng với giá bán 5 triệu USD từ
công ty AP (Singapore) và đưa về Việt Nam lên đến 24,3 triệu USD. Việc làm
này đã thực hiện không đúng quy định của nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách
nhà nước gần 367 tỷ đồng.
Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật của ông Dũng:
Một là: hành vi trái pháp luật: tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi.
Hai là: Ông Dũng là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Ba là: hành vi trái pháp luật này là do lỗi cố ý.
Giáo viên đưa câu hỏi sau để học sinh hiểu rõ hơn về hành vi tham nhũng.
- Những hành vi nào là hành vi tham nhũng?
Giáo viên nhận xét, kết luận sau khi học sinh trả lời:
Những hành vi sau đây là hành vi tham nhũng: Giáo viên trình chiếu điều

3, luật phòng chống tham nhũng năm 2005.
1. Tham ô tài sản.2. Nhận hối lộ. 3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản. 4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì
vụ lợi. 5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 6. Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.7. Giả mạo trong
công tác vì vụ lợi.8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có
chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
địa phương vì vụ lợi. 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản
của Nhà nước vì vụ lợi.10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.11. Không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ vì vụ lợi. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có
hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Theo các em, những hành vi tham nhũng của có tác hại gì đối với mỗi cá nhân
và toàn xã hội? Giáo viên nhận xét, kết luận sau khi học sinh trả lời, trao đổi:
Đối với cá nhân: Người có hành vi tham nhũng bị xã hội lên án, bị pháp luật xử
lí, mất hết nhân phẩm, danh dự, tương lai.
14


Đối với xã hội: Hành vi đó làm mất tính nghiêm minh của pháp luật, mất lòng
tin của nhân dân vào cán bộ nhà nước và gây ra những tiêu cực trong xã hội.
- Người có hành vi tham nhũng có phải chịu trách nhiệm gì không?
Học sinh trả lời sau đó giáo viên kết luận và đặt ra câu hỏi gợi mở: Hành vi
tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, người có hành vi vi phạm pháp luật thì
phải chịu trách nhiệm pháp lí. Vậy trách nhiệm pháp lí là gì?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung trách nhiệm pháp lí.
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc sách
giáo khoa ( mục 2b ) và trả lời các câu hỏi sau:
- Trách nhiệm pháp lí là gì? Ông Dương Chí Dũng phải chịu trách nhiệm pháp

lí thế nào?Trách nhiệm pháp lí được áp dụng để làm gì?
Các nhóm thảo luận, áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn, ghi kết quả thảo luận
ra giấy khổ lớn và trưng bày xung quanh tường lớp học. Các nhóm lần lượt lên
trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý
kiến. Giáo viên đưa ra đáp án cho từng câu hỏi:
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh
chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Ông Dương Chí Dũng trốn nã bị bắt, bị Tòa án nhân dân Tối cao tuyên phạt tử
hình, phải bồi thường Vinalines 110 tỉ đồng, trong đó 10 tỉ đồng do phạm
tội Tham ô tài sản, 100 tỉ đồng do phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng để: Buộc chủ thể vi phạm pháp luật
chấm dứt hành vi trái pháp luật và phải gánh chịu hậu quả bất lợi. Giáo dục răn
đe người khác, để họ không vi phạm pháp luật.
Giáo viên chuyển ý: ông Dương Chí Dũng đã tham ô tài sản và Cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông sẽ
phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy vi phạm pháp luật được chia làm mấy loại
và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì? Tiết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu.
* Luyện tập, củng cố:
Giáo viên phát phiếu học tập, tổ chức học sinh làm bài tập sau:
- Em hãy cho biết hành vi nào là hành vi tham nhũng?
Hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi
tham nhũng
1. Ông A tham gia đánh bài bạc và thắng 100 triệu đồng.
2. Bà B vào trang mạng xã hội nói xấu Đảng, Nhà nước về
chống tham nhũng.
3. Anh C tổ chức cho vay lãi theo ý cá nhân từ 50 nghìn/ ngày.
4. Chị D lấy tiền công quỹ để mua nhà ở.
5. Anh E nhận 200 triệu đồng để chém chết một người.

6. Ông H làm chủ tịch được chủ thầu xây dựng biếu 1 tỷ để làm
dự án xây trụ sở công cộng.
7. Ông G say rượu lái xe ô tô bị cảnh sát giao thông phạt, ông
đã đưa cho 15 triệu đồng cho Cảnh sát giao thông. Cảnh sát
15


giao thông Nguyễn Văn A đã nhận và không lập biên bản.
8. Bà K nhận 550 triệu để bố trí việc làm vào biên chế cơ quan
Nhà nước cho sinh viên B.
9. Ông L khai thác gỗ rừng trong rừng quốc gia Cúc Phương
bán lấy tiền tiêu sài cá nhân.
10. Bà M là cán bộ thanh tra về việc khai thác cát sông gây bức
xúc, nhưng trong quá làm việc bà đã bỏ qua cho nhóm khai
thác vì chủ nhóm khai thác là chỗ đi lại thân tín của chồng bà.
Học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét trả lời của học sinh và đưa ra đáp án:
Hành vi tham nhũng: 4; 6; 7; 8; 10
* Hoạt động tiếp nối.
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị tiết học sau.
Khuyến khích học sinh thu thập những thông tin về vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lý; tìm hiểu về những vụ án tham nhũng và xử lí của pháp luật; các
hoạt động phòng, chống tham nhũng của Nhà nước và nhân dân ta. Học sinh rút
ra ý nghĩa bài học đạo đức cho bản thân.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kết quả thực nghiệm
Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy học tại trường THPT Thạch Thành II,
năm học 2018 – 2019, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng trước khi áp
dụng đề tài.


Bố trí

Lớp

Đối chứng 12A2
Thực
12A1
nghiệm
12A3

Kết quả điểm kiểm tra(%)
Giỏi
Khá
Trung
bình
0
46
52
0
47,6
50,1
0
48,8
48,8

Yếu

Kém


2
2.3
2,4

0
0
0

Bảng 2: Bảng thống kê kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng sau khi áp
dụng đề tài.

Bố trí

Lớp

Đối chứng 12A5
Thực
12A6
nghiệm
12A4

Kết quả điểm kiểm tra(%)
Giỏi
Khá
Trung
bình
0
48
50
2,4

57,4
40,2
4,7
53,5
41,8

Yếu

Kém

2
0
0

0
0
0

2. Mức độ gia tăng kiến thức đạt được:
Bố trí
Lớp %Mức độ gia tăng kiến thức đạt được giữa 2 lần kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Kém
bình
16



Đối chứng 12A5 0
2
-2
0
0
Thực
12A6 2,4
9,8
- 9,9
- 2,3
0
nghiệm
12A4 4,7
4,7
-7
- 2,4
0
Như vậy, việc vận dụng tin tức báo chí qua mạng internet để giáo dục
phòng, chống tham nhũng cho học sinh lớp12 tại trường THPT Thạch Thành II,
đạt được hiệu quả cao hơn. Kết quả học tập của học sinh ở 2 lớp thực nghiệm
trong năm học 2018-2019 đều cao hơn lớp đối chứng.
2.4.2. Hiệu quả sử dụng.
Giáo viên ứng dụng, sử dụng làm tài liệu tham khảo khi xây dựng và sử
dụng tin tức báo chí qua mạng internet để giáo dục phòng, chống tham nhũng
cho học sinh lớp12 tại trường THPT Thạch Thành II.
Học sinh có thái độ tích cực, hứng thú học tập môn giáo dục công dân. Đa
số đã ý thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng, coi đó là
việc cần thiết mà các em và cả xã hội phải hành động. Học sinh có niềm tin
tưởng vững chắc xã hội mới sẽ trong sạch, vững mạnh và phát triển bền vững.
Học sinh hình thành ý thức tư tưởng cương quyết, lên án, đấu tranh đẩy lùi tệ

nạn tham nhũng ra khỏi cộng đồng.
Sử dụng tin tức báo chí vào giảng dạy môn giáo dục công dân để giáo dục
phòng chống tham nhũng đã khơi dạy lòng say mê hứng thú học tập ở các em
học sinh, kích thích các em say mê tìm đọc pháp luật, đọc sách báo, xem thời sự
và các thông tin trên internet... để bổ trợ cho môn học. Nên chất lượng dạy học
bộ môn ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực, góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy học của Nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Việc sử dụng tin tức báo chí qua mạng internet để giáo dục phòng chống
tham nhũng ở môn Giáo dục Công dân sẽ có tác động tích cực đối với việc hình
thành và phát triển nhân cách của các em học sinh một cách toàn diện. Một mặt
giúp học sinh lĩnh hội tri thức bộ môn; mặt khác giúp học sinh có thái độ đúng
đắn với tham nhũng, bản thân sẽ không tham nhũng, cương quyết đấu tranh đẩy
lùi tệ nạn tham nhũng, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Học sinh hiểu được trách nhiệm của mình, có ý thức, thái độ tích cực đối
với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện tốt các tiết dạy về
phòng, chống tham nhũng giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo, sưu tầm tư liệu,
soạn bài, phân phối thời gian hợp lí, lựa chọn các phương pháp dạy học thích
hợp và các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học
sinh các lớp học khác nhau. Các tin tức báo chí qua mạng internet rất đa dạng và
phong phú vì vậy giáo viên phải tinh tế chọn lọc, sử dụng những tư liệu phù
hợp, tránh tình trạng giáo viên quá sa đà trích dẫn tư liệu tin tức thời sự dẫn đến
không truyền thụ hết nội dung kiến thức của bài học. Đặc biệt khi trích dẫn
những tư liệu thì phải xác định được nguồn gốc của tư liệu, tư liệu đó phải được
kiểm định chính xác, tránh những thông tin sai lệch, bịa đặt của các thế lực thù
địch với nước ta.
17



Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi tin tưởng việc sử dụng
tin tức báo chí qua mạng internet để giáo dục phòng chống tham nhũng vào
giảng dạy sẽ giúp các em hứng thú đối với học giáo dục công dân, từ đó chất
lượng và hiệu quả học tập sẽ tốt hơn.
3.2. Kiến nghị.
Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn, với khối lượng kiến thức
cần đáp ứng như hiện nay thì số tiết thực dạy cho bộ môn 1 tuần / 1 tiết là chưa
hợp lí, nên tăng lên 2 tiết / tuần cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Với tư cách cá nhân trong quá trình thực hiện còn có nhiều thiếu sót, hạn
chế nhất định. Vì vậy, tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự đóng góp ý kiến
của các quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện và có tính ứng dụng rộng rãi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hoá, ngày 9 tháng 5 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Quách Minh Phương

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2012 và
văn bản hướng dẫn thi hành - NXB Chính trị quốc gia Năm 2013
2. Bộ luật hình sự năm 2015
3. Tài liệu triển khai đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng – Thanh Hóa tháng 1 năm 2013
4. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12 - NXB Giáo dục

5. Sách giáo viên Giáo dục công dân 12 - NXB Giáo dục
6. Tin tức của các báo và truyền hình:
- Báo Tuổi trẻ
- Báo Pháp luật
- Báo Dân trí
- Kênh truyền hình VTC24, internet
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.

19


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Quách Minh Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thạch Thành 2,

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)


Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh để Số 912/QĐSGD&ĐT
giảng dạy về “Chính sách
Tỉnh Thanh Hóa
GD&ĐT, khoa học và công nghệ,

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2007-2008

C

2014-2015

văn hóa” của môn GDCD lớp 11
nhằm nâng cao nhận thức đạo đức

2.

cho học sinh
Vận dụng sơ đồ hóa để nâng cao
hiệu quả học tập cho học sinh


Số 988/QĐSGD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

trong giảng dạy mục “Bình đẳng
trong hôn nhân và gia đình” ( Bài
4 GDCD 12 )
----------------------------------------------------

20



×