Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp kiến thức môn lịch sử để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN LỊCH SỬ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHI GIẢNG DẠY BÀI : TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ( GDQP – AN 10)

Người thực hiện: Trần Thị Hoa Lý
Chức vụ:

Tổ trưởng chuyên môn

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP - AN

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
TT
I

Mục

Trang

MỞ ĐẦU


1

1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

NỘI DUNG

3


2.1

Cơ sở lí luận

3

2..2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

5

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

5

2.3.2

Những yếu tố tác động đến nghệ thuật đánh giặc của
cha ông


12

2.3.3

Nghệ thuật đánh giặc của cha ông

12

2.3.4

Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

16

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

18

III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

3.1

Kết luận


19

3.2

Kiến nghị

20

II

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong giáo dục phổ thông, các môn văn hóa nói chung, môn GDQP - AN nói riêng có
vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của con
người; Lịch sử dạy con người hiểu biết về nguồn cội, hun đúc lòng yêu nước, môn
GDQP – AN cũng phần nào rèn luyện cho học sinh lòng yêu nước, tác phong nhanh nhẹn,
hoạt bát, vượt khó khăn trong cuộc sống…
GDQP-AN là một môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn,
khoa học tự nhiên lẫn khoa học kĩ thuật quân sự. Là một môn học không chỉ trang bị
những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy về QPAN và kiến thức quân
sự cần thiết mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách sống con người CNXH. Tuy nhiên,
đây là một môn học nằm trong nhóm môn học có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 60% chương
trình môn học. Chính vì lí do đó, cùng với những nhận thức non nớt của học sinh, các em

thường dành nhiều thời gian cho các môn học mà các em cho là quan trọng hơn, có thể
thi Đại học, cao đẳng… ( Vd: Toán, Lí, Hóa, Anh văn….) mà xem nhẹ môn học này,Trải
qua 28 năm công tác và giảng dạy môn học này, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp
đã có nhiều cố gắng luôn tìm cách đổi mới về phương pháp giảng dạy để cải thiện nhằm
nâng cao chất lượng và kết quả học tập cho học sinh như: ứng dụng Công nghệ thông tin
đưa phim ảnh vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, viết bài thu hoạch cá nhân, thảo
luận nhóm….
Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý
trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu
nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước. Giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh là ưu thế của bộ môn lịch sử bên cạnh đó không thể quên được đống góp
quan trọng của môn GDQP - AN. Hay có thể khẳng định: môn GDQP - AN góp phần
hình thành nhân cách học sinh.
Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được vun đắp nên từ bốn nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua quá trình lao động sản xuất và
chiến đấu bảo vệ tổ quốc, là sợi dây xuyên suốt trong chiều dài lịch sử nước ta. Do đó,
thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là tăng cường dạy và học môn
GDQP - AN trong trường học nhằm đẩy mạnh việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
Trong suốt 1117 năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đất nước bị mất độc
lập, mất tên gọi, nhân dân ta lầm than, cực khổ dưới ách áp bức của các triều đại phong
kiến phương Bắc. Nhờ lòng yêu nước mà nhân dân ta đã đứng lên giành lấy độc lập, tự
do. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cũng từ lòng yêu nước mà nhân dân ta
tiếp tục đánh thắng giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là một
tình cảm thiêng liêng, tạo nên sức mạnh to lớn để xây dụng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó,
việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là hết sức quan trọng thông qua các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là tăng cường dạy và học môn GDQP - AN
2


Đặc điểm của môn GDQP - AN nhằm dựng lại những bức tranh toàn cảnh về quá khứ

một cách khách quan, sống động, về truyền thống đấu tranh bất khuất trong dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Do đó, nội dung giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh ở bộ môn GDQP - AN hết sức phong phú, đa dạng. Qua mỗi bài học, mỗi sự
kiện lịch sử, trang bị cho học sinh niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng trên cơ sở
nhận thức đúng đắng sự phát triển khách quan, hợp quy luật của xã hội loài người. Giáo
dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và
giữ nước. Từ đó, hình thành cho các em ý thức tình yêu với quê hương đất nước để ra sức
học tập, xây dựng, bảo vệ đất nước.
Để phát huy được vai trò của môn GDQP - AN trong công tác giáo dục, bồi dưỡng
lòng yêu nước cho học sinh, chúng ta cần coi trọng đúng mức việc giảng dạy môn
GDQP - AN cũng như vị trí và vai trò của môn học này trong giáo dục đạo đức truyền
thống cho học sinh; đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn GDQP
–AN là để phù hợp với sức học của học sinh, không nên quá dồn ép kiến thức tạo áp lực
trong việc học của học sinh…. Người giáo viên không đơn giản là người có tri thức, có
nghiệp vụ sư phạm vững vàng, mà còn phải là người có tác phong chuẩn mực, tư cách
đạo đức tốt. Trang thiết bị phục vụ cho môn học phải được trạng bị đầy đủ như: bản đồ,
tranh ảnh, phim tư liệu, phòng bộ môn…; cung cấp thông tin bằng nhiều kênh, đặc biệt là
kết hợp giữa việc cung cấp kiến thức với cho học sinh quan sát những hình ảnh, thước
phim… liên quan đến nội dung bài học. Qua đó, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi học
môn GDQP - AN, chủ động tìm tòi, say mê nghiên cứu.
Từ những lý do trên nên Tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tích hợp kiến thức môn Lịch
sử để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam ” GDQP - AN lớp 10 làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài Giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong
quá trình dựng nước và giữ nước; từ đó học sinh sẽ quý trọng những gì mà cha ông đã
xây dựng nên.
- Giúp các em hình thành và phát huy khả năng tự học, tự tìm hiểu và giải quyết
vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

- Học sinh lớp lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thao giảng, dạy thử nghiệm về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học,
dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh tự học bằng cách: sưu tầm tranh ảnh minh họa…
- Ở mục 1, tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 2
3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Tại sao phải giáo dục lòng yêu nước?
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có cương vực, lãnh thổ riêng, đều gắn liền với những
yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết, đặc biệt là có lịch sử của mình. Trong quá trình xây dựng
quốc gia, dân tộc, xây dựng cộng đồng gia đình, con người gắn bó với nhau trước hết
bằng tình cảm và thông qua tình cảm. Người dân nước nào cũng có lòng yêu nước, dĩ
nhiên đặc điểm lòng yêu nước ở mỗi quốc gia có khác nhau. Biểu hiện cao nhất của lòng
yêu nước là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Khi Tổ quốc lâm nguy,
khẩu hiệu của người dân Cu Ba: “Tổ Quốc hay là chết”, khẩu hiệu của người dân Pháp
“Tự do, bình đẳng, bắc ái”…5
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tạo nên
nhiều truyền thống tốt đẹp, như truyền thống cần cù lao động, sản xuất, truyền thống
nhân ái, giàu lòng vị tha, truyền thống tôn sư trọng đạo v.v…, trong đó nổi bật là truyền
thống yêu nước. Đây là điều thiêng liêng, cao quý nhất, là cơ sở tạo nên những truyền
thống khác.
Hồ Chí Minh nói rằng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, có khi
được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có thể cất
dấu kín đáo trong rương. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy
đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo, làm cho

tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước”2.
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn bao giờ
hết, vấn đề xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, khủng bố…, đang diễn ra gay gắt, gây
nên những tổn thất lớn. Điều đó làm cho chúng ta cần phải tăng cường giáo dục ý thức
dân tộc, bản sắc dân tộc, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chủ nghĩa đế quốc và
bọn phản động đang tìm mọi cách làm sói mòn tinh thần đoàn kết dân tộc, làm lung lay ý
chí của một bộ phận thanh niên, xa rời truyền thống yêu nước.
Hơn thế nữa, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống
yêu nước nói riêng là một trong những nhiệm vụ của môn GDQP - AN ở trường phổ
thông mà người giáo viên phải quán triệt và thực hiện, nhằm góp phần xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.2. Thế nào là truyền thống yêu nước?
Theo từ điển tiếng Việt “truyền thống” là những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác5.
- Trong trang này, đoạn “Khi Tổ quốc…bắc ái” tác giả tham khảo TLTK số 5
- Đoạn: “Tinh thần…yêu nước”, tác giả tham khảo TLTK số 2

4


Lòng yêu nước được hình thành trong quá trình lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc. Yêu nước không chỉ là tình cảm nữa mà là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng của
mỗi người đối với quê hương, đất nước. Lòng yêu nước theo dòng lịch sử, được củng cố,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, trở thành
truyền thống.
Trong mỗi thời đại, yêu nước được nhận thức một cách khác nhau do quan điểm
của nhân dân và của giai cấp thống trị trong thời đại đó; tư tưởng của giai cấp thống trị
chi phối quan niệm yêu nước, nhưng, lòng yêu nước của nhân dân là chủ đạo. Ở Việt
Nam lòng yêu nước đã được nâng lên thành tư tưởng yêu nước, và trở thành chủ nghĩa
yêu nước (mà ngày nay là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa).

Dưới chế độ phong kiến, yêu nước tức là thần dân phải thể hiện đúng bổn phận của
mình, nghĩa là “Trung quân – ái quốc”.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu nước gắn với lòng trung thành của nhân dân đối
với chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa đã biến thành sức
mạnh vật chất và tinh thần để nhân dân Việt Nam vượt qua những cuộc đọ sức lịch sử với
đế quốc Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (1954 - 1975), vượt qua những thử thách
trong cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hiện nay. Bởi vì, chính
Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh đã phát triển lòng yêu nước truyền thống của
dân tộc ta lên một tầm cao mới: đó là sự kết hợp truyền thống yêu nước chân chính với chủ
nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Yêu nước xã hội chủ nghĩa, về khách quan, gắn liền với tinh thần quốc tế chân
chính (tinh thần quốc tế vô sản). Có người cho rằng, từ khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở
Liên Xô và Đông Âu thì tinh thần quốc tế vô sản không còn nữa. Điều này không đúng,
vì hiện nay mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phấn đấu cho lợi ích dân tộc, vì lợi ích dân tộc,
nhưng không thể không đấu tranh cho lợi ích và tương lai của nhân loại, phát triển lên
chủ nghĩa xã hội một cách hợp quy luật. Trong điều kiện đấu tranh gay go, phức tạp
chống chủ nghĩa khủng bố … thì sự đoàn kết quốc tế là điều không thể thiếu.
2.1.3. Biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua môn GDQP -AN
Thứ nhất, khai thác nội dung các quá trình lịch sử để giáo dục lòng yêu nước, tránh
tình trạng chỉ nói lý luận chung chung, hời hợt.
Thứ hai, đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp dạy học GDQP - AN đặc
biệt các nguyên tắc của giáo dục bộ môn.
Thứ ba, phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác của học sinh, tránh sự áp đặt, công
thức.
Thứ tư, tích cực hóa việc học tập của học sinh để vừa tiếp nhận việc giáo dục của thầy,
vừa giúp đỡ nhau và tự giáo dục.
Trong trang này, đoạn “Theo từ điển… thế hệ khác”, tác giả tham khảo TLTK số 5
5



Thứ năm, kết hợp học tập với thực hành, bởi vì lòng yêu nước không chỉ dừng ở
lời nói, nhận thức mà phải biểu hiện ở hành động.
Thứ sáu, cần tiến hành nhiều hình thức giáo dục phong phú, sinh động thông qua
bài học nội khóa và các hoạt động ngoại khóa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
- Các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho công tác dạy và học môn GDQP -AN.
- Đội ngũ giáo viên môn GDQP -AN có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt
tình và tâm huyết với môn học.
- Nền nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng
khâu nên đa phần các em chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
2.2.2. Khó khăn.
- Đối với giáo viên: Do nội dung kiến thức của bài cần truyền tải đến học sinh
nhiều, nên giáo viên chỉ chú trọng dạy cho học sinh kiến thức, nhớ được các sự kiện lịch
sử để đạt kết quả cao khi làm bài kiểm tra mà ít chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống, giáo
dục cho các em lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của một người học sinh, một công
dân với tổ quốc.
- Đối với học sinh:
+ Theo đặc thù bộ môn, theo xu thế của xã hội, môn GDQP -AN đang bị mất dần
vị thế của nó, học sinh ít mặn mà với bộ môn GDQP -AN
+ Dưới tác động của nền kinh tế thị trường một số tệ nạn xã hội đã bắt đầu len lỏi
vào trong các nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh, vì đây là lứa
tuổi rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài; các em dành nhiều thời gian cho mạng
xã hội, game…
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Lòng yêu nước được thử thách trải qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu,
bảo vệ tổ quốc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành sợi chỉ đỏ bền

chặt xuyên suốt lịch sử Việt Nam qua từng giai đoạn. Trong dạy học môn GDQP - AN,
chúng ta khai thác nội dung truyền thống yêu nước trên cơ sở tìm hiểu những sự kiện cụ
thể của quá trình.
Tìm hiểu sự hình thành truyền thống yêu nước qua bài Truyền thống đánh giặc giữ
nước của dân tộc Việt Nam ” GDQP - AN lớp 10 . Khi dạy mục I .Lịch sử đánh giặc giữ
nước của dân tộc Việt Nam , giáo viên cho học sinh trình bày, yêu cầu các em rút ra nhận
xét chung về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? Sau đó giáo viên
củng cố, giảng giải, phân tích.
6


Văn hóa Đông Sơn là cơ sở vật chất để tạo nên nhà nước sơ khai thời Hùng Vương
của nước Văn Lang – Âu Lạc. Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng tồn tại vào khoảng
thế kỷ V - III TCN. Tiếp sau là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương kéo dài khoảng
30 năm. Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc, người Việt sống chủ yếu bằng nghề nông
trồng lúa, làm vườn, chăn nuôi gia xúc đánh cá. Đặc biệt nghề đúc đồng đã đạt đến đỉnh
cao rực rỡ. Trong thời kì Văn Lang – Âu Lạc đã có sự phân hóa xã hội.
Do ở vị trí đầu mối giao thông của Đông Dương và Đông Nam Á nói chung nên
người Việt cổ có thuận lợi trong giao lưu, nhưng cũng phải đụng độ với nhiều kẻ thù và
dễ bị tấn công từ nhiều phía. Điều đó đặt nhân dân ta nhiệm vụ phải tự vệ, chống lại các
mối đe dọa từ bên ngoài. Muốn đạt được thắng lợi, cần phải cố kết với nhau để tạo sức
mạnh bảo vệ quê hương, lãnh thổ sinh sống.
Sau khi thắng quân Tần, Thục Phán thay thế vua Hùng và tự xưng là An Dương
Vương, lập nước Âu Lạc (trên cơ sở kết hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt).
Năm 183 TCN, Triệu Đà xưng là Nam Việt Vũ đế, rồi tổ chức xâm lược Âu Lạc.
Cuộc xâm lược của Triệu Đà mở đầu thời kì lịch sử nước ta bị phong kiến nước ngoài đô
hộ. Phá vỡ sự phát triển bình thường của xã hội ta. Một thử thách lớn đặt ra cho nhân dân
Âu Lạc, phải tiến hành cuộc đấu tranh giành lại đất nước. Lòng yêu nước của nhân dân
Âu Lạc được thử thách hết sức gay gắt. Bởi vì, họ bị chuyển sang địa vị của người dân bị
đô hộ, mất độc lập, tự do.

Người dân Âu Lạc bị bóc lột tàn tệ (đi lao dịch, làm nô lệ…), bị làm nhục cả thể
xác lẫn tinh thần. Trong quá trình đó, nhân dân Âu Lạc với tinh thần văn hóa Đông Sơn,
đã thể hiện rõ lòng yêu nước của mình bằng việc liên tục đứng lên đấu tranh vũ trang
chống lại ách đô hộ, nhằm giành lại độc lập, tự do, bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Để hiểu
rõ hơn về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một
số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
Giáo viên chuyển ý qua phần 2 “Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu”, hướng dẫn
cho các em thảo luận nhóm, rồi cử đại diện nhóm lên trình bày từng cuộc khởi nghĩa. Sau
đó, giáo viên nhận xét, củng cố lại, đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước cho các em thông
qua các cuộc khởi nghĩa.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40): Vì nợ nước, thù nhà, vào mùa Xuân năm 40
sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa. Ngọn cờ nghĩa quân dấy lên ở đất
Hát Môn, lập tức các lực lượng nghĩa quân yêu nước ở khắp nơi từ Bắc Bộ tới Thanh Hóa
ngày nay, lần lượt đứng lên chung sức đánh giặc. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kéo đi
đánh chiếm được 65 thành. Khí thế yêu nước, đánh giặc của Hai Bà vang xa, ngay cả
người Choang ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) cũng hưởng ứng. Trong nghĩa
quân không chỉ có thanh niên trai tráng mà còn có cả phụ nữ và nhiều bô lão tham gia.
Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, Hai Bà Trưng được suy tôn làm vua, đóng đô ở
Mê Linh. Chính quyền tự chủ của nhân dân ta được khôi phục sau hơn 150 năm bị đô hộ.
“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”5.
7


Rõ ràng họ ý thức được rằng, mất nước là nỗi nhục chung của mọi tầng lớp. Do
vậy, chống giặc, đòi lại độc lập, tự do không phải là công việc của một lớp người nào, mà
là nhiệm vụ của toàn dân. Tinh thần đó thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc, mà ý thức dân tộc
là cội nguồn xâu xa của tinh thần đoàn kết, yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Thế nhưng mùa hè năm 42, Mã Viện được cử đưa 2 vạn quân sang xâm lược Âu
Lạc. Nghĩa quân bị thất bại. Hai Bà Trưng chạy về phía sông Hát rồi nhảy xuống sông tự tử

cùng một số vị tướng trung thành. Người đời còn truyền lại:
“Cấm khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông”3
Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248): Sau khi Hai Bà Trưng mất, Mã Viện những
tưởng đã dập tắt được lòng yêu nước của nhân dân Âu Lạc và đồng hóa được họ. Nhưng,
lòng yêu nước của nhân dân Âu Lạc vẫn âm ỷ cháy để 250 năm sau, nó lại bùng lên ở
mảnh đất Thanh Hoá mà Triệu Thị Trinh là người phát động. Triệu Thị Trinh đã nói lên
chí khí của mình : “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở
Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ đâu chịu khom lưng
làm tì thiếp cho người”.
Quân thù đã khiếp sợ mà thốt lên rằng :
“Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện bà Vương nan”.
Tức : “Múa giáo trước hổ dễ,
Đối diện bà Vương khó”.5
Khởi nghĩa Lý Bí (Năm 542): Năm trăm năm dưới ách đô hộ, kìm kẹp của các triều
đại Đông Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương là 5 thế kỉ nô lệ tủi nhục của nhân dân
ta. Trong 5 thế kỉ đó, lòng yêu nước của nhân dân ta vẫn cháy lên, thể hiện qua việc
không ngừng nổi dậy chống lại ách đô hộ của quân xâm lược phương Bắc. Những cuộc
đấu tranh đó phát triển dần dần chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù, tạo điều kiện cho
sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Năm 542, nghĩa quân Lý Bí chiếm thành Long
Biên. Quân nhà Lương tan rã. Năm 544, Lý Bí dựng nước, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân
(ước muốn xã tắc sẽ được lưu truyền tới muôn đời sau), tự xưng là Lý Nam Đế.
Triệu Quang Phục tiếp nối Lý Nam Đế đánh giặc, nên “thế kỷ VI đánh dấu một
bước phát triển mới của lòng yêu nước”.
Năm 722, Mai Thúc Loan (quê ở Hà Tĩnh) kêu gọi nhân dân nổi dậy chống lại
việc gánh vải cống nộp cho nhà Đường. Nhiều người hưởng ứng theo ông thành cuộc
khởi nghĩa lớn. Mai Thúc Loan xây thành Vạn An (Nghệ An), xưng đế (Mai Hắc Đế).
Nhà Đường cử tướng Dương Tư Húc sang đàn áp và thành Vạn An rơi vào tay giặc.
-


Năm 783, Phùng Hưng (Hà Tây) nổi dậy khởi nghĩa đánh chiếm Tống Bình, xây
dựng nền tự chủ trong bảy năm thì qua đời. Con của Phùng Hưng là Phùng An lên
thay. Năm 791, nhà Đường cho quân sang đàn áp và Phùng An đầu hàng.

-

Trong trang này, đoạn “Đô kỳ…nước ta”, tác giả trích nguyên văn TLTK số 5

8


Năm 905, Khúc Thừa Dụ (Hải Dương) đánh chiếm lại Tống Bình, Tự xưng là
Tiết độ xứ. Nhà Đường buộc phải thừa nhận chính quyền của họ Khúc. Năm 930, quân
Nam Hán kéo sang xâm lược.
Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) ra đánh, chiếm
thành Đại La, giành lại quyền tự chủ cho nước nhà.
Lợi dụng tình hình rối ren, Nam Hán lại kéo quân xâm lược lần thứ hai. Cuối năm
938, Ngô Quyền làm nên chiến thắng Bạch Đằng : Kết quả là sau hơn 10 thế kỷ bị chiếm
đóng và đồng hóa, Việt Nam không biến thành một tỉnh của Trung Quốc như bao quốc
gia, dân tộc cổ đại đã từng tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc, mà chúng ta vẫn là một quốc
gia dân tộc độc lập. Quốc gia, dân tộc Việt đã được tự tạo trong những cuộc nổi dậy và
chiến tranh của người Việt chống phong kiến Trung Quốc đô hộ. Khởi nghĩa Ngô Quyền
là cuộc nổi dậy cuối cùng, kết thúc hẳn một thời kỳ và mở đầu một thời kỳ mới.
Trước khi bị quân xâm lược Trung Quốc đô hộ trong hơn 1000 năm, quốc gia
người Việt đã xuất hiện, mặc dù còn non nớt và văn hóa Việt đã hình thành. Dù bị mất
nước, nhưng văn hóa dân tộc, ý thức dân tộc vẫn tồn tại phát triển; các cuộc khởi nghĩa
nổ ra liên tục không chỉ chống xâm lược mà còn chống đồng hóa, chống Hán hóa.
Chiến thắng Bạch Đằng 938 là chiến thắng của truyền thống yêu nước và mở ra
một thời đại mới, thời đại độc lập, tự chủ lâu dài trên đất nước ta.

Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858)
Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh
mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố
những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc.
Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều
đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền.
Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời.
Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để
đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân
đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội
phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ
nghĩa thực dân xâm lược.
Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả
trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của
dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng
trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu,
các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không
thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực
phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn
thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc
thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592
Đoạn “Tôi chỉ muốn… bà Vương khó”, tác giả trích nguyên văn TLTK số 5
9


Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh
giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng
Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang
tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã

không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước.
Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống
của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào
nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát
cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào
giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến
công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta.
Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân
Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước
thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở
Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20
vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.
Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang
oai hùng mới.
Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng
nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình
thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm,
và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã
chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng
đế và triều Nguyễn thành lập (1802).
Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có
những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà
Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng
cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường
Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước,
giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên
ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế
quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng

hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức
mạnh để giữ vững nền độc lập.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu
kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ
dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực
dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà
Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ
phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm
lược của thực dân Pháp.
Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch
Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở
10


Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình
Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp.
Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy
của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã
có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên
Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo.
Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu
nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi
nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước...
Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta,
dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống
dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào
việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt

Nam chủ trương về sau này.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí
Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát
huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của
triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã
ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường
cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại.
Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 19361939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát
triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho
Tổ quốc.
Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là
từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công
nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba
Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên
bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước
Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế
độ dân chủ cộng hòa".
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm
dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ
11


cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập
thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám
thành công đến nay
Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố
lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc)
kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta,
lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân
Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được
quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa.
Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít
Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính
nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía.
Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính
phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói,
xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm.
Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm
dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó
mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị
lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra.
19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy
đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân
dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh
lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng

lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công chói lọi.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng
lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà
nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện
từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp
1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật
chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay
chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước
ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất
khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai.
Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào
miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của
đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại
xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát
huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc
nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
2.3.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
- Về địa lí
12


Nhà nước Văn Lang trước kia, nhà nước Việt Nam ngày nay có vị trí chiến lược
quan trọng ở khu vực Đông Nam á và biển Đông, có hệ thống giao thông đường bộ,
đường biển, đường sông, đường không, bảo đảm giao lưu trong khu vực Châu á và thế
giới thuận lợi. Đã từ lâu, nhiều kẻ thù luôn nhòm ngó, đe doạ và tiến công xâm lược. Để
bảo vệ đất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, cha ông ta đã đoàn kết và phát huy tối
đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc.

- Về kinh tế
Kinh tế nước ta là tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó trồng
trọt, chăn nuôi là chủ yếu, trình độ canh tác thấp. Trong quá trình phát triển, tổ tiên ta đã
kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước phải đi đôi với giữ nước, thực hiện nhiều kế sách
như "phú quốc, binh cường", "ngụ binh ư nông"...Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi
để ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời, phát huy tính sáng tạo trong lao
động, tự tạo ra vũ khí để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Về chính trị, văn hoá - xã hội
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, đoàn kết. Trong
quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sớm xây dựng được nhà nước, xác định
chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc, xây dựng được nền
văn hoá mang bản sắc Việt Nam. Đất nước bao gồm làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân
tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc
sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình đó, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá truyền thống : Đoàn
kết, yêu nước, thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ chung; lao động cần cù sáng tạo, đấu
tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
2.3.3: Nghệ thuật đánh giặc của ông cha
Lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, với truyền thống
đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao lược kiệt xuất của cha ông,
nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc
nền độc lập dân tộc. Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành
nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Trong quá trình đó, nghệ thuật quân
sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ
trang, chiến tranh giải phóng, trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến, mưu kế
đánh giặc....
- Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến
Giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các

triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nước. Do đó, cha ông ta luôn nắm vững tư
tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến
tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch
quân thù ra khỏi bờ cõi. Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong
đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực
lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi
để tiến hành phản công, tiến công.
13


Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lí đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam (quân
Chiêm Thành), phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành. Trước nguy cơ
xâm lược của nhà Tống, Lí Thường Kiệt đã sử dụng biện pháp "tiên phát chế nhân" chủ
động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Ông đã tận dụng thế "thiên hiểm" của
địa hình, xây dựng tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến
lược, chủ động chặn và đánh địch từ xa để bảo vệ Thăng Long.
Vào thế kỷ XIII, các quốc gia châu Âu, châu á đang run sợ trước vó ngựa của giặc
Nguyên Mông, thì cả ba lần tiến quân xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288,
giặc Nguyên đều thảm bại, mặc dù có số quân lớn hơn nhiều lần quân đội nhà Trần. Có
được thắng lợi đó là do ta đã thực hiện toàn dân đánh giặc, "cả nước chung sức, trăm họ
là binh", trong đó, tích cực chủ động tiến công giặc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong
các cuộc chiến tranh.
Trước đối tượng tác chiến là giặc Nguyên Mông có sức mạnh lớn hơn, ông cha ta đã
kịp thời thay đổi phương thức tác chiến, tránh quyết chiến với địch khi chúng còn rất
mạnh, chủ động rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng và tạo thế, thời cơ để phản công.
Rút lui chiến lược, tạm nhường Thăng Long cho giặc trong một thời gian nhất định, là để
bảo toàn lực lượng và đó là một nét độc đáo trong nghệ thuật tác chiến, chứ không phải là
tư tưởng rút lui. Quân địch tạm chiếm được Thăng Long mà không chiếm được "Thủ đô"
của kháng chiến, bởi vì chỉ chiếm được "thành không, nhà trống". Trong khoảng thời gian

đó, quân đội nhà Trần và nhân dân cả nước đã tích cực tác chiến nhỏ lẻ, tiêu hao nhiều
lực lượng địch, làm cho chúng rơi vào trạng thái "tiến thoái lưỡng nan", tạo thời cơ tốt
nhất để phản công chiến lược, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước (lần thứ nhất sau 9
ngày tính từ khi giặc Nguyên vào Thăng Long, lần thứ hai sau 5 tháng, lần thứ ba sau 3
tháng).
Đến thời Nguyễn Huệ, tư tưởng chủ động tiến công địch để giải phóng Thăng Long
lại được phát triển lên một tầm cao mới. Với cách đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ và
mãnh liệt, giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một đợt tổng giao chiến, Ông đã chủ
động tiến công địch khi chúng còn rất mạnh (29 vạn quân Thanh và quân bán nước Lê
Chiêu Thống) nhưng lại rất chủ quan, kiêu ngạo, thiếu phòng bị (quân Thanh và bè lũ bán
nước đang chuẩn bị đón tết Kỷ Dậu năm 1789), do đó, đã giành thắng lợi trọn vẹn.
- Về mưu kế đánh giặc
Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị
động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động,
buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, với
ý chí kiên cường của dân tộc, triều đại nhà Lí, Trần, hậu Lê...đã tạo được thế trận chiến
tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng
đánh. Trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, cha ông ta đã kết hợp chặt chẽ
giữa quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch,
làm cho lực lượng địch luôn bị phân tán, không thực hiện được hợp quân tại Thăng Long.
Để bảo vệ Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã xây dựng tuyến phòng ngự sông Cầu để chặn
giặc, khi quân nhà Tống tiến công vượt sông không thành công phải chuyển vào phòng
ngự, Ông đã dùng quân địa phương và dân binh liên tục quấy rối, làm cho địch mệt mỏi,
căng thẳng, tạo thời cơ cho quân đội nhà Lí chuyển sang phản công giành thắng lợi hoàn
toàn.
14


Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức mềm dẻo,
khôn khéo đó là "biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ". Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến

công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc,
trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Lê Lợi, Nguyễn Trãi không những
giỏi trong bày mưu, lập kế để đánh thắng giặc trên chiến trường, mà còn thực hiện "mưu
phạt công tâm", đánh vào lòng người. Sau khi đánh tan đạo quân viện binh do Liễu
Thăng chỉ huy, đã vây chặt thành Đông Quan, buộc Vương Thông phải đầu hàng vô điều
kiện, nhưng các ông đã cấp thuyền, ngựa và lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước
trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.
Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường,
tạo ra một "thiên la, địa võng" để diệt địch. Làm cho "địch đông mà hoá ít, địch mạnh mà
hoá yếu", đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu
diệt, rơi vào trạng thái "tiến thoái lưỡng nan". Trong tác chiến, ông cha ta đã triệt để
khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở chiến trường xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập
trung triệt phá lương thảo, hậu cần của địch. Ngoài thực hiện kế "thanh dã", làm cho kẻ
thù rơi vào trạng thái "người không có lương ăn, ngựa không có nước uống", quân đội
nhà Trần tổ chức lực lượng đón đánh các lực lượng vận chuyển lương thực, hậu cần và
đánh phá kho tàng của địch. Điển hình như đội quân của Trần Khánh Dư đã tiêu diệt toàn
bộ đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hổ chỉ huy ở bến Vân Đồn, làm cho giặc
Nguyên ở Thăng Long vô cùng hoảng loạn.
- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân
sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Nét độc
đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính chất tự vệ, chính
nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta, thì "vua tôi đồng lòng, anh
em hoà mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh", giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.
Từ lời thề của hai Bà Trưng và nghĩa quân: "Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem
lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này",
đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí
nhân thay cường bạo", nghệ thuật quân sự Việt Nam đã liên tục phát triển dựa trên nền
tảng của chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời,
mưu, để đạt mục đích là cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng

"dập tắt muôn đời chiến tranh", "đem lại thái bình muôn thuở". Nội dung cơ bản của thực
hiện toàn dân đánh giặc là : "Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị,
chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là một
chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch đông
mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy".
- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc ta
luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần.
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm
của lấy "thế" thắng "lực". Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua, nhưng từ
trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh
trong chiến tranh, đó là : sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần tuý là sự
so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.
15


Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lí trong khi chỉ có khoảng 10
van quân, Lí Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác để tạo ra
sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ 2 là
60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã "lấy đoản binh để chế trường trận", hạn chế
sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng đã
đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng "tránh thế
ban mai, đánh lúc chiều tà" và vận dụng cách đánh "vây thành để diệt viện".
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược, nhà Tây Sơn có khoảng
10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược và quân bán nước Lê Chiêu
Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ.
- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và
binh vận

Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến. Trong
chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức
mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác dụng khác nhau, nhưng
cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh.
Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.
Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ
phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo đà,
tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta,
phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết
hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng
tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở "Hội thề Đông Quan", cấp ngựa, thuyền,
lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để muôn đời dập tắc chiến
tranh.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng
để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
- Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh
lớn để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lí có phòng ngự sông Cầu
(Như Nguyệt), đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng
ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật.
Thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc
rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch hợp vây của địch. Trong cuộc truy đuổi, giặc
Nguyên không thực hiện được những đòn quyết chiến với chủ lực ta, trái lại, chúng vấp
phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do vậy, quân Nguyên đã sa vào tình
trạng muốn đánh mà không đánh được, "lực càng yếu, thế càng suy", điều đó đã tạo ra
thời cơ phản công cho quân ta.
Thời nhà hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng dân tộc, giải phóng

16


Thăng Long. Thắng lợi đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và
thực hành các trận đánh lớn giữ một vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của
chiến tranh. Trong chỉ đạo tác chiến, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương "lánh chỗ thực,
đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở". Khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp
sang, nhiều tướng sĩ yêu cầu Lê Lợi hạ gấp thành Đông Quan (Thăng Long) để diệt trừ
nội ứng, rồi sau đó sẽ dốc toàn lực để đánh viện binh. Lê Lợi đã phân tích một cách sáng
suốt và quyết định: "Đánh thành là hạ sách...Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ
khí để đợi viện binh của giặc.
Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung
nhất, rực rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược, đặc biệt
là giải phóng Thăng Long trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Khi chọn đánh vào Thăng
Long, là địa bàn tập trung hầu hết quân địch, là nơi bộ chỉ huy quân Thanh và triều đình
Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất rõ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ
những điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ bản của quân tướng nhà Thanh là rất chủ quan,
ngạo mạn, cho rằng, Tây Sơn không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế trận rất
lỏng lẻo.
Trong thực hành tác chiến, Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức hành quân
đạt hiệu quả tối đa, khiến quân địch hoàn toàn bị động. Trong cách đánh, Nguyễn Huệ rất
chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm
hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính diện với bên sườn, vừa là tiến hành
nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể
ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại.
2.3.4 Kế thừa tinh thần yêu nước, truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
Thông qua việc giáo dục lòng yêu nước ở bài 1 (SGK GDQP - AN 10), giáo viên
vận dụng để giáo dục học sinh về lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt

Nam ta. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt Nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả
thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản
thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại
độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi
thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao
nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được
đón họ trở về. Đây là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn
của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước
không phải là một triết lý mà nó là kim chỉ nam cho mọi hành động, đem lại một sức
mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của
lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và
thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những
17


giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở
thành một thứ vũ khí tinh thần
Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu, khách quan, cuốn hút tất cả các
nước trên thế giới. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít những
thách thức. Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải
phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn là một nước trong
nhóm các quốc gia nghèo trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong
và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm mưu chống phá nhằm lật đổ chế độ xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy
tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc, tinh thần dám xả thân vì nước mà ông cha ta
để lại để đưa đất nước vượt qua những thử thách khắc nghiệt này.
Mặt khác, xu thế toàn cầu hoá lại đang có những tác động không nhỏ đến tinh thần
yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Trong bối cảnh

hội nhập, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của cả thế giới, mức độ cập
nhật thông tin là tức thời, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc gia là
rất lớn. Trước tình hình đó đã có nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất
nước, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông mình lại nghĩ đến
ta" và mong muốn làm được một cái gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước mình.
Rõ ràng, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống
phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng
cần phải được bổ sung những nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Nếu như trước
đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với
phương châm "tất cả cho tiền tuyến", thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại
tự do, hạnh phúc cho nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay cần được diễn ra một cách
thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng. Có như vậy
mới có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã
hội vào sự nghiệp đấu tranh chung vì những mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.
Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy
những giá tri vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay.
Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần làm thất
18


bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ ta của các thế lực thù địch trong và
ngoài nước. Hơn nữa, mỗi người cũng cần thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự để bảo vệ vững
chắc vùng trời, vùng biển thân yêu của Tồ quốc. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính
là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của
cải vật chất cho xã hội. Lớp trẻ ngày nay cần mạnh dạn xông pha nơi trận tuyến kinh tế

và tri thức, cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao
mới với tinh thần “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì cho
Tổ quốc thân yêu”. Dân giàu thì nước mới mạnh, vì vậy mà mỗi người hãy đem hết tài
năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích của đề tài là giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước; từ đó học sinh sẽ quý trọng những gì mà
cha ông đã xây dựng nên; giúp các em hình thành và phát huy khả năng tự học, tự tìm
hiểu và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
Từ cách làm trên tôi thấy rằng mình đã thành công bước đầu, phần nào đã khắc
phục được sự uể oải, nhàm chán trong giờ học GDQP - AN đối với học sinh và ngay cả
bản thân giáo viên.
2.4.1. Đối với giáo viên và học sinh
a. Đối với bản thân.
- Khi vận dụng phương pháp giáo dục lòng yêu nước trong dạy học bài 01 GDQP – AN
lớp 10 , bản thân cảm thấy giờ dạy trôi đi rất thoải mái, rất nhẹ nhàng và thực hiện giờ
dạy bảo đảm sự tương tác.
- Định hướng để học sinh thấy rằng lúc này đây, lòng yêu nước của các em phải
thể hiện là tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và pháp luật . Nâng cao
cảnh giác , chủ động phòng ngừa , đấu tranh với âm mưu , thủ đoạn của các thế lực thù
địch nhằm chống phá cách mạng nước ta.
b. Đối với học sinh
- Phát huy được tính tự chủ trong cách tiệp nhận và khai thác bài học. Tạo sự lôi
cuốn trong học sinh, các em rất hào hứng, tập trung, tinh thần xây dựng bài cao.
- Các em có sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm đối
với gia đình, quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện tại; các em đã biết quan tâm, chia
sẻ; tham gia sôi nổi, nhiệt tình các phong trào “vì người nghèo”, “ủng hộ nạn nhân chất
độc da cam”, mua tăm ủng hộ người khuyết tật… các em đã biết “sống vì mọi người”.
- Học sinh đã tránh được thói ỷ lại và phần nào đã khẳng định được cái tôi trong
quá trình học tập.

2.4.2.Kết quả thực tế sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy
Kết quả điểm Học kỳ I.
19


Kết quả

Lớp
thực
nghiệm

>5

5->8

10A6

02

32

8 trở
lên

Lớp
dối
chứng

Kết quả
>5


5->8

8 trở
lên

13

10A4

07

36

6

Ghi chú

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
3.1.1. Ý nghĩa của đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều người cho rằng: Vấn đề phát triển kinh tế quan
trọng hơn truyền thống, việc của ngày hôm nay cần thiết hơn việc của ngày hôm qua…
Tư tưởng này rất nguy hiểm, nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ khiến cho một thế hệ
người Việt quên mất cội nguồn, đánh mất bản sắc. Vì vậy việc giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước là rất quan trọng, bởi vũ khí lòng yêu nước
còn có sức mạnh gấp bội những phươgn tiện quân sự hiện đại, bởi đây là sức mạnh của
dân tộc Việt mang trên mình lịch sử 4000 năm.
Giáo dục cho học sinh: yêu nước trong bối cảnh hiện nay đặc biệt phải gắn liền với

độc lập tự chủ và ý chí tự lực tự cường; Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chế với
việc chống tham nhũng, bởi nó chính là một trong những thù trong vô cùng nguy hiểm và
tinh thần yêu nước phải nhằm vươn tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ, văn minh.
Đề tài này có ý nghĩa tìm phương pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, giúp
các em có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
3.1.2. Khả năng ứng dụng của đề tài.
Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn rất dễ dàng. Bản thân tôi đã áp dụng rất thành
công ở trường THPT Nguyễn Trãi trong học kỳ I năm học 2018-2019. Khả năng ứng
dụng, phổ biến, nhân rộng đề tài giữa các giáo viên giảng dạy môn GDQP - AN trên địa
bàn toàn tỉnh.
Đề tài có thể áp dụng vào bài học Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam ở câc trường phổ thông.
3.1.3. Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng đề tài Tích hợp kiến thức môn Lịch sử để nâng cao hiệu quả
trong giảng dạy bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam ( GDQP AN lớp 10) vào thực tiễn tôi nhận thấy yếu tố đưa lại thành công là giáo viên phải thực sự
tâm huyết với bộ môn. Sự nhiệt huyết của giáo viên sẽ làm chuyển biến nhận thực của
học sinh về bộ môn GDQP - AN Nhất là trong thực trạng hiện nay đối với môn GDQP AN ở các trường THPT.

20


Giáo viên phải biết lồng ghép giáo dục lòng yêu nước cho học sinh vào các bài
học có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng cho các em học sinh để các em trở
thành một công dân tốt, sống có ích cho xã hội.
3.2. Kiến nghị
- Để việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh được thực hiện một cách thường
xuyên, có hiệu quả, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay, tôi đề nghị:
+ Nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, các cuộc
triển lãm về chủ quyền biển đảo…tối thiểu 01 lần/năm học.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử như: “Em yêu lịch
sử xứ Thanh”…
- Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh
nhiệm Tích hợp kiến thức môn Lịch sử để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy bài Truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Rất mong nhà trường tổ chức khảo
nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học môn GDQP - AN nói riêng và chất lượng học tập toàn trường nói
chung.
Tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản
lý, đồng nghiệp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục GDQP AN ở các trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng nhằm thực
hiện tốt mục tiêu đào tạo chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Trần Thị Hoa Lý

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDQP - AN lớp 10 .Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - 2000
3. Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam từ 1945 - 1975, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân 1995
4. Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2002
5. Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954
– 1975) , Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1996

6. Lịch sử nghệ thuật quân sự , Học viện quân sự cấp cao năm 1986
6. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet
- Nguồn: http: //eduviet.net
- Nguồn:
- Nguồn:

22


23



×