Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao nhận thức, hành vi cho học sinh trong việc phòng, chống bạo lực học đường thông qua hoạt động ngoại khóa ở trường THPT 4 thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.64 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC, HÀNH
VI CHO HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Ở TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

Người thực hiện: Phạm Văn Thiện
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL

1. MỞ ĐẦU
THANH HOÁ NĂM 2019
1


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu.............................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................


3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.....................................
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng......................................
5
2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức, hành vi cho học sinh thông qua
Hội thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.......
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..........................................
3. Kết luận, kiến nghị ........................................................................
3.1. Kết luận......................................................................................
3.2. Kiến nghị...................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................

6
16
17
17
18
19
20

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo
dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu
niên, Người cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Do ảnh hưởng
phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn luyện của
mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Bác cho rằng,
để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội
thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to
lớn. Trong nhà trường, điều đầu tiên mà học sinh phải học là lễ nghĩa, phép tắc
đạo đức. Vì có đạo đức tốt thì mới có nền tảng để học văn hóa. Phải giáo dục
cho học sinh quan niệm về cái thiện, cái ác, lòng nhân ái, lương tâm, cách đối
nhân xử thế, lời ăn tiếng nói.
Tuy nhiên, cùng với sự ra đời và phát triển không ngừng của các loại
phương tiện, tiện nghi như máy tính, điện thoại, mạng Internet... đáp ứng nhu
cầu của con người thì không ít học sinh lại bị ảnh hưởng bởi những tác hại, hệ
lụy. Điển hình là tình trạng học sinh thích làm đàn anh, đàn chị, gây bè phái,
“học ít chơi nhiều”, bị cám dỗ vào những trò chơi không lành mạnh... Vì thế,
bạo lực học đường ngày một gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô với hậu
quả khôn lường. Đây không phải là trách nhiệm của riêng một ai mà là của gia
đình, nhà trường và toàn xã hội.
Bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề nóng, tạo ra những dư luận,
những ảnh hưởng xấu và những bức xúc đối với ngành giáo dục. Điều đáng nói
là mức độ, tần suất ngày càng gia tăng với mức báo động, ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường học tập và sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của giới trẻ,
nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên. Trong năm học này, qua theo
dõi trên nhiều kênh thông tin và dư luận xã hội thì bạo lực học đường vẫn còn
3


khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn

diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh.
Mặt khác, chương trình giáo dục còn nặng về dạy kiến thức, ít có thời
gian để dạy chuyên đề riêng về phòng chống bạo lực học đường. Mặc dù nhà
trường đã có nhiều hình thức như: Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh;
lồng ghép, tích hợp trong quá trình giảng dạy bộ môn; hội thảo chuyên đề…
Nhưng đó chỉ là những hình thức còn nặng về lí thuyết. Vì vậy, ngoại khóa là
cách sinh động hóa, đưa ra cái nhìn thực tiễn, dễ tác động đến nhận thức, hành vi
của học sinh. Ngoại khóa là hình thức học quan trọng của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông. Bởi thế việc tìm ra hình thức
sinh hoạt tập thể, quan niệm nó như buổi sinh hoạt tư tưởng tạo thành động lực
để học tập và rèn luyện của học sinh.
Chính vì những lí do đó, tôi mạnh dạn tiến hành sáng kiến kinh nghiệm
"Giải pháp góp phần nâng cao nhận thức, hành vi cho học sinh trong việc
phòng, chống bạo lực học đường thông qua hoạt động ngoại khóa ở trường
THPT 4 Thọ Xuân".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm mục đích:
- Nâng cao ý thức nhận thức, hành vi của các em học sinh, cán bộ giáo
viên về giáo dục phòng chống bạo lực học đường.
- Trang bị cho học sinh những kĩ năng sống trong trường học: Kĩ năng
nhận diện cảm xúc, kĩ năng làm chủ, lựa chọn hành vi, xác định hệ quả hành vi,
kĩ năng thân thiện…
- Cụ thể hóa một hoạt động ngoại khóa để các đơn vị có thể tham khảo,
ứng dụng vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu, tổng hợp thực trạng nạn bạo lực học
đường. Đồng thời nâng cao nhận thức thông qua hệ thống câu hỏi và thay đổi
hành vi theo chiều hướng tích cực thông qua hoạt động ngoại khóa.
4



Đối tượng là học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân nói riêng và toàn bộ học
sinh ở bậc THPT nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy sự tích cực chủ
động của học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm, nguyên nhân về bạo lực học đường
- Khái niệm: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược,
bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn
thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. [8]
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh
nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh
thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm
và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
- Nguyên nhân:
+ Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn phát triển có
nhiều sự thay đổi lớn lao về cả tâm lí và sinh lí, là giai đoạn chuyển giao rất dài
về mặt thời gian từ trẻ nhỏ thành người trưởng thành [4]. Vì vậy, lứa tuổi vị
thành niên rất thích thể hiện mình, dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo.
+ Môi trường gia đình được cho là có đóng góp vào bạo lực học đường.
Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng việc phải đối mặt trong thời gian dài với bạo
lực gia đình, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, lạm dụng thể chất trẻ em, và
5



lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp
nhận. Kỷ luật thô bạo của cha mẹ đi liền với những mức độ hung hăng cao hơn
ở thanh niên.[4].
+ Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học
đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy thanh niên
những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được mang vào trường học.
+ Môi trường trường học với chương trình giáo dục nặng lý thuyết, nhẹ
thực hành, trẻ thiếu kỹ năng ứng xử….
+ Sự tác động của mạng xã hội. Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, trong xã
hội công nghệ, Internet và Mạng xã hội có sức ảnh hưởng đáng kể và dễ dàng
biến các em trở thành người lệ thuộc. Chưa kể mạng xã hội lan truyền các clip
đánh nhau, các clip trừng phạt người thứ ba bằng hành vi bạo hành “đẳng cấp”
với những cái like và comment quá vô tư... Hay thậm chí ngay khi các em có
hành vi sai và đáng trách thì bị tấn công bằng những lời lẽ miệt thị, bằng kiểu đề
xuất bạo hành đầy sáng tạo nên... đó là minh chứng cho kiểu bạo lực đa dạng:
nhanh - mạnh - đầy công nghệ...
2.1.2. Vai trò của hoạt động GDNGLL trong nhà trường
Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của công tác giáo
dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một
bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Hoạt động giáo dục Ngoài giờ
lên lớp do nhà trường phối hợp với các lưc lượng trong và ngoài nhà trường
quản lý và tổ chức cho tất cả các học sinh với các hình thức: Sinh hoạt tập thể,
vui chơi, tham quan, du lịch, đố vui học tập, văn nghệ, thể dục thể thao… phù
hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học. Vai trò của giáo dục Ngoài giờ lên
lớp là “góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học
tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động” [1]. Như vậy, giáo dục Ngoài giờ
lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh, nó là một
6



bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục học sinh một cách toàn
diện; tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn
luyện một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá
nhân và tập thể; giúp nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho học sinh theo
hướng tích cực, nhân văn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng
2.2.1. Thuận lợi
Vấn đề phòng, chống bạo lực học đường luôn luôn được Đảng, Nhà nước,
các ban ngành đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành Nghị định số
80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo
dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Ngày
12/4/2019, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số
993/CT-BGDĐT về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực học đường và
nhiều nghị định, chỉ thị khác có liên quan. Ngày 17/04/2019, Bộ GD và ĐT đã
tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 640 điểm cầu về phòng, chống bạo lực học
đường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và
cộng đồng; phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với
các hành vi bạo lực học đường.
Nhà trường đã xây dựng quy chế phối hợp với các ngành liên quan để
đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, tăng
cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, kiến thức,
kỹ năng cho học sinh. Tổ chức chuyên đề cho giáo viên, nhân viên về đạo đức
nhà giáo, tư vấn năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình
huống sư phạm. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp
thời những hiện tiện nguy cơ gây ra bạo lực. Tiến hành cho học sinh kí cam kết
nói không với bạo lực học đường.
2.2.2. Khó khăn

7


Thực tế cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng
cả về số vụ việc, mức độ nghiêm trọng cũng như tính chất. Theo thống kê trong
năm 2018, toàn quốc phát hiện khoảng 2.000 vụ bạo lực học đường (BLHĐ),
trong đó hơn 53% số vụ xảy ra tại trường học. Chỉ trong quý I/2019 có tới 310
vụ bạo lực học đường trên toàn quốc. Gần đây nhất, theo thông tin từ Trường
THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), ngày 22.03.2019 tại nhà trường
đã xảy ra sự việc đáng tiếc khi có một nhóm 5 nữ học sinh lớp 9 đã tham gia
đánh bạn ngay tại lớp học, làm em này phải nhập viện điều trị. Vụ việc chưa kịp
lắng xuống, ngày 01.04.2019 mạng xã hội tiếp tục lan truyền đoạn video một nữ
sinh bị hành hung và phải quỳ gối ở huyện Diễn Châu (Nghệ An). Nữ sinh này
vừa quỳ gối vừa liên tục khóc lóc trước yêu cầu “mày phải xin lỗi” của nhóm nữ
sinh. Chưa hết, trong điểm nóng dư luận, một cô giáo chủ nhiệm trường THCS
Long Toàn, TP.Bà Rịa - Vũng Tàu đã đánh 22 em học sinh trong lớp khiến nhiều
em bị bầm tím gây bất bình đối với các phụ huynh học sinh. Khoảng 8h45 ngày
3/5, một thanh niên cầm dao đột nhập trường Tiểu học Đồng Lương, Lang
Chánh, Thanh Hóa tiến vào lớp 5A đâm em Lê Hữu Phước đang ngồi bàn đầu.
Trên đường tẩu thoát, kẻ này đâm tiếp 4 học sinh và một nữ giáo viên. Phước đã
tử vong trước khi được đưa tới bệnh viện…
Trước những thực trạng trên, tôi đã tiến hành làm phiếu khảo sát hơn 700
học sinh trong nhà trường và nhận thấy, học sinh hiện gặp khá nhiều “rắc rối”
khi tham gia đời sống học đường, trong đó có 51,6% số em cho biết các em đã
từng liên quan tới bạo lực (bạo lực tinh thần như mắng, chửi, đe doạ, bắt phạt,
đặt điều, sỉ nhục… là hình thức thường gặp nhất với 73%; Bạo lực thể chất như
tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập… chiếm tới 41%). Cuộc khảo sát cũng
cho thấy, có đến 67% học sinh chưa có đủ hiểu biết về pháp luật bạo lực học
đường, 71% học sinh chưa biết thực hiện những kĩ năng, hành vi khi là nạn nhân
của vấn nạn này.

2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức, hành vi cho học sinh thông qua
Hội thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường
8


Qua thực tế giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm, hoạt động công tác đoàn
và phong trào thanh niên ở trường. Bản thân tôi đã đúc rút được nhiều kinh
nghiệm quý báu để áp dụng vào việc tổ chức hoạt động GDNGLL thông qua
hình thức ngoại khóa . Từ đó mang lại rất nhiều thành tích cho học sinh, cho nhà
trường. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực cho học
sinh về phòng, chống nạn bạo lực học đường. Để đạt được những thành quả đó
tôi áp dụng tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học
đường. Cụ thể như sau:
2.3.1. Công tác chuẩn bị
- Bước 1. Thành lập Ban tổ chức, xây dựng kế hoạch Hội thi và triển khai
đến toàn trường.
- Bước 2. Chọn ra 04 đội thi.
- Bước 3. Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách biên soạn câu hỏi,
hướng dẫn các đội thi tập luyện, dẫn chương trình, chuẩn bị 03 tiết mục văn
nghệ, trang trí sân khấu, âm thanh, máy chiếu…
- Bước 4. Thành lập Ban giám khảo, thư kí. Chuẩn bị bảng biểu chấm
điểm.
- Bước 5. Tổng duyệt chương trình.
2.3.2. Cách thức tổ chức
- Thời gian: ½ ngày
- Địa điểm: Tại sân khấu nhà trường.

9



- Thành phần tham gia: Đại diện cấp ủy, BGH và giáo viên nhà trường;
Các đội tham gia Hội thi; Đại diện chính quyền, công an địa phương ; Toàn thể
học sinh trong nhà trường.
- Hình thức: Thành lập 04 đội thi (mỗi đội gồm 03 thí sinh thi chính,
phần năng khiếu có thể bổ sung thêm thí sinh tham gia phụ họa). Lần lượt trả
qua 04 phần thi: Phần nhận biết, phần thông hiểu, phần hùng biện và phần thi
năng khiếu. Ban giám khảo chấm điểm, tổng hợp và trao thưởng cho các đội thi.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba.
(Lưu ý: Nội dung cuộc thi liên quan về tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền
công tác phòng, chống bạo lực học đường. Để Hội thi diễn ra thành công, ban tổ
chức nên chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi cho thí sinh tham khảo, đồng thời phân công
các đồng chí giáo viên phụ trách các đội dự thi. Sau phần thi 1 và 2 sẽ là phần
thi dành cho khán giả. Nên sử dụng phương pháp trực quan để trình chiếu các
nội dung phần thi).
- Nội dung Hội thi như sau :
Để tạo hứng thú cho Hội thi, Ban tổ chức sẽ trình chiếu một số hình ảnh
liên quan đến bạo lực học đường :

10


11


Phần I. Phần thi nhận biết
Thể lệ phần thi : Các đội sẽ lần lượt trải qua 10 câu hỏi, thời gian suy nghĩ
trả lời cho mỗi câu là 30 giây. Các đội thi ghi đáp án của mình ra bảng đen. Mỗi
câu trả lời đúng được 05 điểm, tổng điểm cho phần thi này là 50 điểm.
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây gây nên tình trạng bạo lực
học đường?

A. Do danh dự của học sinh, sinh viên
B. Do stress căng thẳng kéo dài
C. Do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, thiếu sự quan tâm của gia đình, bản
thân học sinh ở vào độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý
D. Do sự xúi giục của người khác đối với các em học sinh
Đáp án : C
12


Câu 2. Tại sao phải ngăn chặn bạo lực học đường?
A. Vì đó là một trào lưu lệch lạc
B. Vì học sinh có thể bị xử lý hình sự bởi hành vi bạo lực của mình
C. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới việc học tập của học sinh
nói riêng và sự giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối
với sự phát triển toàn diện của xã hội
D. Vì sự phát triển kinh tế - xã hội
Đáp án : C
Câu 3. Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường em phải làm gì?
A. Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học
đường.
B. Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường.
C. Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần
thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.
D. Tất cả các việc làm nêu trên.
Đáp án : D
Câu 4. Từ bao nhiêu tuổi trở lên thì cá nhân có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định
của Bộ luật hình sự?
A. 14 tuổi trở lên
B. 16 tuổi trở lên

C. 18 tuổi trở lên
13


D. Tất cả các đáp án trên đều không chính xác
Đáp án : A
Câu 5. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau em phải làm gì?
A. Không làm gì cả, đó không phải việc của mình
B. Ngăn chặn bằng các biện pháp cần thiết phù hợp với khả năng của bản
thân
C. Lấy điện thoại quay
D. Cổ vũ
Đáp án : B
Câu 6. Hành vi đánh nhau, xúi giục người khác đánh nhau gây mất
trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
A. 100.000đ đến 300.000đ.
B. 200.000đ đến 500.000đ.
C. 500.000đ đến 1.000.000đ.
D. 500.000đ đến 700.000đ.
Đáp án : C
Câu 7. Hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe
của người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
A. 100.000 đ đến 300.000 đ
B. 500.000 đ đến 1.000.000 đ
C. 1.000.000 đ đến 3.000.000 đ
14


D. 2.000.000 đ đến 3.000.000 đ
Đáp án : D

Câu 8. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dưới 11 %
nhưng thuộc trường hợp nào dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
A. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người
B. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
C. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người
D. Tất cả các trường hợp trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Đáp án : D
Câu 9. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của
người khác phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
A. Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm
B. Cải tạo không giam giữ đến 3 năm
C. Cải tạo không giam giữ đến 3 năm đến tù chung thân
D. Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
Đáp án : C
Câu 10. Khi muốn bảo vệ trẻ em bị xâm hịa, bạo hành hoặc trình báo
về bạo lực học đường thì gọi đến số điện thoại nào?
A. Số 110
B. Số 111
C. Số 112
D. Số 113
Đáp án : B
Phần II. Phần thi Thông hiểu
Thể lệ phần thi : Phần thi này có 4 câu hỏi, các đội suy nghĩ chọn phương
án trả lời và giải thích trong vòng 60 giây. Các đội phất cờ giành quyền trả lời
15


sau khi nghe tín hiệu là “1 phút bắt đầu”. Nếu phất cờ trước tín hiệu của người
dẫn chương trình thì mất quyền trả lời. Nếu đội phất cờ trả lời sai, đội còn lại

được quyền phất cờ trả lời tiếp. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tối đa 10 điểm, trả
lời sai bị trừ 5 điểm.
Câu 1. Bạo lực học đường là gì?
(Gợi ý: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất
chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về
tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học).
Câu 2. Bạo lực học đường để lại những hậu quả gì?
(Gợi ý: Gây ra tổn thương về thân thể và tâm lý của nạn nhân. Tạo ra sự
phát triển nhân cách lệch lạc trong học sinh. Làm giảm sút học tập của học sinh
và ảnh tới giáo dục của nhà trường. Gây mất trật tự, an ninh xã hội…).
Câu 3. Nêu ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa nạn bạo lực học
đường?
(Gợi ý: Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật. Cha mẹ phải
quan tâm giáo dục. Nhà trường phát hiện kịp thời, coi trọng việc phòng hơn
chống. Xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Xây dựng các Câu lạc bộ
Tình bạn đẹp. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: trải
nghiệm, vui chơi, hội thi…)
Câu 4. Khi bản thân em đang đứng trước tình huống bị người khác
thực hiện hành vi bạo lực, em sẽ ứng phó như thế nào?
(Gợi ý: Cần có kĩ năng làm chủ cảm xúc và hành vi: không nên phản ứng
mạnh mẽ với sự tức giận, khó chịu, buồn bực quá. Nếu có thể, hãy bỏ đi một
cách bình thản. Trong tình huống bị đánh, các em không thể bỏ đi được, hãy làm
mọi cách để an toàn, che chắn thật bình tĩnh. Sau khi bị bắt nạt, hãy thông báo
cho nhà trường, gia đình để ngăn chặn kịp thời, tránh tình trạng tiếp tục bị bạo
hành lần sau...)
Phần III. Phần thi Hùng biện

16



Thể lệ phần thi : Các đội thi lần lượt cử 01 thành viên đại diện cho đội
mình tiến hành bắt thăm, hùng biện chủ đề mình bắt thăm được. Thời gian hùng
biện từ 5 – 7 phút cho mỗi đội thi. Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm/đội
thi.
Ban tổ chức nên cho các đội thi chuẩn bị trước chủ đề :
Chủ đề 1. Trách nhiệm của cá nhân trong công tác phòng, chống bạo lực
học đường.
Chủ đề 2. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia phòng,
chống bạo lực học đường.
Chủ đề 3. Nhiều bạn cho rằng bạo lực học đường là chuyện thường niên,
không thể ngăn chặn, loại bỏ. Đối với bạn, bạn có suy nghĩ và biện pháp gì về
vấn đề này ?
Chủ đề 4. Qua buổi ngoại khóa đã giúp bạn có thêm nhận thức và thay đổi
hành vi như thế nào về bạo lực học đường ? Và có những kiến nghị, đề xuất gì
để đẩy lùi vấn nạn trên.

17


Phần thi Hùng biện
Phần IV. Phần thi Năng khiếu
Thể lệ phần thi : Các đội thi bắt thăm, lần lượt thể hiện phần thi dưới hình
thức sân khấu hóa: diễn kịch, hoạt cảnh… xoay quanh nội dung tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực học đường. Thời gian thể hiện phần thi này không quá 10
phút/đội thi. Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm.

18


Phần thi Năng khiếu

Sau khi kết thúc Hội thi, Ban giám khảo tổng hợp điểm và trao giải
thưởng cho các đội thi.

19


Phần trao giải cho các đội thi
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Tổ chức hoạt động GDNGLL thông qua hình thức ngoại khóa là việc làm
phù hợp với thực tiễn của toàn ngành trong quá trình nỗ lực đẩy lùi nạn bạo lực
học đường. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết khô cứng
thành thực tiễn, trực quan – con đường nhanh nhất, đúng đắn nhất nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức của học sinh. Nhìn một cách tổng
thể, tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo nâng cao nhận thức, hành vi phòng
chống bạo lực học đường theo cách này có thể coi là hiệu quả bởi nó phù hợp
với trình độ, tâm lý lứa tuổi của đa số học sinh, nhất là phù hợp với nhiều địa
phương (kể cả những vùng sâu, vùng xa). Đã tạo ra một môi trường hoạt động
giao lưu nhằm kích thích hứng thú và phát huy khả năng của các em học sinh.
Trong mấy năm gần đây, khi tổ chức cho học sinh ngoại khoá bằng cách
tổ chức hội thi như trên, bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Chính học sinh khi
được hỏi cũng rất thích thú với hoạt động. Các em không còn thụ động mà đủ tự
tin tham gia tranh luận, thảo luận ở những diễn đàn lớn hơn. Đặc biệt các em đã
có những thay đổi nhất định trong nhận thức, hành vi ứng xử: Nắm được thế
20


nào là bạo lực học đường, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp để phòng,
chống vấn nạn này. Không chỉ vậy, sáng kiến này còn giúp trang bị cho học sinh
những kĩ năng sống cần thiết trong trường học: Kĩ năng nhận diện cảm xúc, kĩ
năng làm chủ, lựa chọn hành vi, xác định hệ quả hành vi, kĩ năng thân thiện…

Sau khi tiến hành các buổi ngoại khóa, tôi đã cho học sinh làm bài thu
hoạch qua việc sử dụng phiếu khảo sát và thu được kết quả như sau : 100% học
sinh cam kết không tham gia vào các hành vi bạo lực học đường ; 78% học sinh
có đủ hiểu biết về pháp luật bạo lực học đường, 81% học sinh đã biết thực hiện
những kĩ năng, hành vi khi là nạn nhân của vấn nạn này.
Không nặng nề bởi những vấn đề lí thuyết, cách làm của chúng tôi khá
thiết thực và rất dễ vận dụng. Sự chuyển biến của học sinh cần có quá trình lâu
dài, nhưng để quá trình đó diễn ra thuận chiều thì đây là thực tế khả quan.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua việc tổ chức hoạt động GDNGLL, với Hội thi Tìm hiểu pháp luật về
phòng, chống bạo lực học đường tôi đã rút ra cho mình được nhiều bài học kinh
nghiệm. Cụ thể như sau :
Học sinh ở trường trung học phổ thông rất hiếu động, nhưng cũng rất
nhanh bắt kịp vào cuộc sống, sự cần thiết ở đây là chúng ta biết quan tâm đến
các em, sự quan tâm không phải của một cá nhân, mà phải là một tập thể và
công tác này phải được làm thường xuyên. Điều quan trọng là chúng ta phải cho
các em biết mình đã làm gì? Phải khắc phục như thế nào? Một điều quan trọng
trong phòng, chống bạo lực học đường là phải làm thế nào để nâng cao nhận
thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh. Đồng thời giáo dục đạo đức, lối sống
nhân văn để các em tự chủ được cảm xúc, hành vi của mình.

21


Để quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả, đòi hỏi phải
xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, triển khai đến toàn thể nhà
trường. Đồng thời phân công nhiệm vụ cho các đồng chí giáo viên phụ trách và
tự chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động. Nên sinh động hóa hình thức ngoại
khóa để tránh nhàm chán thông qua việc sử dụng hình ảnh trực quan. Sau khi tổ

chức hoạt động, cần khảo sát mức độ nhận biết và vận dụng của học sinh để có
cơ sở điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
Cụ thể, có một tập thể lớn mạnh nên trong quá trình thực hiện, mặc dù
thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng với hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã
đạt được những kết quả đáng kể. Vì vậy, khả năng ứng dụng sáng kiến kinh
nghiệm vào thực tế các nhà trường rất phù hợp và hiệu quả. Từ một hội thi cụ
thể, chúng ta có thể linh hoạt để phát triển thành các hội thi về những chuyên đề
khác nhau như: Tìm hiểu về bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng
chống HIV/AIDS… tại đơn vị mình, để cùng với nhà trường – gia đình – xã hội
chung tay xây dựng một môi trường giáo dục chân – thiện – mĩ.
3.2. Kiến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm thực sự mang lại hiệu quả, tôi có một số kiến
nghị như sau:
Đối với Sở GD & ĐT:
Cần tiếp tục ban hành các tài liệu hướng dẫn và mở các lớp tập huấn cho
giáo viên về công tác xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực trong học đường.
Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống bạo lực học đường giữa các đơn vị
trường, để nâng tính quy mô và tạo điều kiện cho học sinh được học hỏi, trải
nghiệm.
Đối với nhà trường :
Cần tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí để tổ chức hoạt
động ngoại khóa ngày càng qui mô và chất lượng hơn. Có chính sách khen
thưởng đối với giáo viên phụ trách.
22


Đối với gia đình:
Thường xuyên quan tâm đến tính cách, suy nghĩ và hành vi của con em
mình. Không nên ỷ lại hoàn toàn cho nhà trường trong việc giáo dục nhân cách
học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10, 11, 12. NXB Giáo dục năm 2008
2. Giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục năm 2008
3. Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
NXB Giáo dục 2015
4. Tài liệu bồi dưỡng về kĩ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội
của Bộ GD và ĐT, xuất bản năm 2015
5.Xây dựng con người, xây dựng xã hội học tập NXB Giáo dục 2015
6. Sách tìm hiểu về pháp luật
7. Sách kỹ năng sống của Học viện hành chính quốc gia xuất bản năm 20112012.
8. Nguồn internet

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Văn Thiện
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT 4 Thọ Xuân
Kết quả
T
T

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh

đánh


giá xếp loại

giá xếp

Năm học đánh

(Phòng, Sở,

loại (A,

giá xếp loại

Tỉnh...)

B, hoặc
C)

1.

Giáo dục tinh thần yêu nước,

Sở Giáo dục

nâng cao lí tưởng sống cho

và Đào tạo

học sinh lớp 12 qua việc tổ


Thanh Hóa

C

2013-2014

C

2016-2017

C

2017-2018

chức các hoạt động ngoại
2.

khóa ở trường THPT.
Rèn luyện kĩ năng giúp học

Sở Giáo dục

sinh lớp 12 làm tốt phần đọc

và Đào tạo

– hiểu văn bản trong đề thi

Thanh Hóa


THPT Quốc gia môn Ngữ
3.

văn.
Một số giải pháp góp phần

Sở Giáo dục

phát triển ý tưởng khởi

và Đào tạo

nghiệp cho đoàn viên thanh

Thanh Hóa
24


niên khối 12 trường THPT 4
Thọ Xuân

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Phạm Văn Thiện


25


×