Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.98 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................

2

1.2. Mục đích nghiên cứu.............................. ..................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm..............................

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

4

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....

4
4

2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh……………… 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................. 14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận......................................................................................... 17
3.2. Kiến nghị...........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................19


DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN................................ 21

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày 10 tháng 7 năm 2018 bộ giáo dục đào tạo đã công bố phổ điểm thi
THPT quốc gia năm 2018, theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử trên cả
nước là 3,79 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 468.628 TS – chiếm
83,24%. Số TS có điểm liệt (<=1 điểm) là 1.277 TS. Điểm số có nhiều TS đạt
nhất là 3,25 điểm, có 527 TS điểm 0.

Với việc có 527 thí sinh có “điểm 0” môn Lịch sử trong các kỳ thi tuyển
sinh đã khiến dư luận, đặc biệt là những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
không khỏi lo lắng về tình trạng dạy và học môn Lịch sử trong các nhà trường
THPT hiện nay. Tình trạng trên cho thấy kết quả học tập môn Lịch sử quá thấp,
“điểm 0” nghĩa là thí sinh chẳng biết gì hoặc sai tất cả kiến thức lịch sử được
học trong nhà trường.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến kết quả thi môn Lịch sử quá
thấp: môn Lịch sử chưa được các nhà quản lý giáo dục chú ý đúng với vị trí cần
có – bị coi là môn học phụ, việc cắt xén chương trình và dạy dồn giờ để dành
thời gian cho những “môn chính”, phụ huynh thúc giục con em tập trung học
những môn chính (để thi đại học), quan niệm môn Lịch sử là “môn học thuộc
lòng” nên lơ là, không thích nghe gợi mở khi học… Đó là những sai lầm gây
hậu quả kéo dài.
Giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng dạy – học môn Lịch sử là phải
có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm đối với môn Lịch sử ở bậc

phổ thông. Vị thế của môn Lịch sử phải coi như những môn học cơ bản trong
việc trang bị kiến thức và giáo dục bản lĩnh con người Việt Nam. Đồng thời, cần
phải xem xét lại, xác định rõ yêu cầu dạy học Lịch sử hiện nay nhằm mục tiêu
gì, tránh tình trạng tóm lươc chương trình lịch sử của người lớn lại rồi bắt các
em học, nặng nề về tư duy, cao xa và mênh mông không hợp với tuổi trẻ.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Yêu cầu cấp bách đặt ra lúc này đối với cán bộ quản lý cũng như đội ngũ
giáo viên giảng dạy môn Lịch sử hiện nay là phải làm sao để các em học
sinh yêu môn Sử rồi mới đến yêu kiến thức môn Sử. Sách giáo khoa và chương
trình học Lịch sử phải thay đổi, nhất là cách dạy Sử phải thay đổi, không thể
truyền thụ như hiện nay mà phải giao lưu, đối thoại giữa giáo viên và học sinh.
Đã có nhiều hội thảo, nhiều buổi giao lưu về Sử học để đưa vấn đề dạy và học
Lịch sử ra trước công luận cho mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm của mình,
thúc đẩy việc học Sử tiến bộ nhanh chóng hơn. Ở nhà trường phổ thông, cán bộ,
giáo viên cũng đang tích cực thay đổi phương thức quản lý, thay đổi phương
pháp giảng dạy đối với môn Lịch sử. Có nhiều phương pháp được đưa vào áp
dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; tăng cường sự giao
lưu giữa giáo viên và học sinh: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng bản đồ tư
duy, sử dụng bảng biểu so sánh… Trong bài viết này, với vị trí là một giáo viên
trực tiếp làm công việc giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi đưa ra một số kinh
nghiệm của bản thân dựa trên việc “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học
Lịch sử ở trường THPT” nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn mới hơn, sinh
động hơn, dễ dàng ghi nhớ một số sự kiện trong lịch sử dân tộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài“Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 10
ở trường THPT nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh ” nhằm

giúp các em học sinh có cái nhìn mới hơn, sinh động hơn, dễ dàng ghi nhớ một
số sự kiện trong lịch sử dân tộc, nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập
của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm ca dao, tục ngữ.
Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học có tác động như thế nào đến hứng
thú và hiệu quả học tập của học sinh.
Đơn vị nghiên cứu: Trường THPT Thạch Thành 2 gồm: Học sinh khối 10
gồm 4 lớp 10C4, 10C5, 10C6, 10C8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản
thân. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, Phương pháp
thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của ca dao, tục ngữ đối với việc giảng
dạy Lịch Sử
- Sử dụng ca dao, tục ngữ là một trong những phương tiện dạy
học Lịch Sử giúp học sinh dễ hiểu và yêu thích môn học hơn.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn Lịch Sử
lớp 10 và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các
nghị quyết của Đảng, các thông tư, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều xác
định phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’
Việc dạy học Lịch Sử nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là
các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người
giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy
học.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục
ngữ
để hình thành khái niệm, kiến thức Lịch Sử đều đảm bảo các nguyên tắc trên,
nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và
nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không
kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới.
Trong thực tế nội dung Lịch Sử đã có trong những câu tục ngữ, ca dao. Từ
xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta
dùng để phản ánh các nhân vật, sự kiện Lịch Sử . Tận dụng điều này giáo viên
có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong
phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét.
Việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm
thấy dễ dàng hơn khi ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Thực tế đã có nhiều đề tài của
các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập Lịch Sử qua
tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình… (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy
nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học
Lịch Sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có cũng chưa được nghiên
cứu một các đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý
tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường THPT Thạch Thành 2, bước đầu đã có
những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của việc
học tập Lịch Sử được nâng lên rõ rệt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
“ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mà ai trong chúng ta- những

giáo viên dạy sử cũng có thể thấy được. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã
khô khan, nhất là những bài viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được
trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng
như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử
dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp
THPT nói chung thường giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung
cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, truyền thụ kiến thức theo phương
pháp đọc - chép do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho
tiết học trở nên nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm
cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử.
Tuy nhiên, trái với thực trạng trên. Qua giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp
trong mấy năm qua, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là
rất quý. Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy Lịch sử sẽ gây
hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Những tiết học như vậy trở nên
sinh động hẳn. Khi thầy giáo đọc ca dao, tục ngữ minh hoạ, cả lớp chăm chú
lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ thầy giáo đọc để
chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn
tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong
ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua thể nghiệm nhiều lần hai cách dạy ở 1 tiết
học: Một là giảng dạy không vận dụng ca dao, tục ngữ, hai là có vận dụng ca
dao, tục ngữ vào trong tiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác
nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người học cũng hoàn toàn khác nhau.
2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.

2.3.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ
Ca dao, tục ngữ là một bộ phận của văn học dân gian. Nó không chỉ là
một sản phẩm nghệ thuật mà còn là tâm thức của dân gian về những hiện tượng
lịch sử, xã hội nhất định. Ca dao, tục ngữ phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp, ở
những góc độ, những cung bậc khác nhau. Ký ức dân gian về các sự kiện, hiện
tượng lịch sử trong ca dao, tục ngữ thì thường không được ghi rõ về mốc thời
gian, nhưng nó rất dễ nhớ bởi nó thường được diễn đạt bởi thể thơ lục bát, bằng
những hình ảnh sinh động và phản ánh rất chân thực cái nhìn của dân gian về
các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nhân dân quan tâm. Vì vậy, chúng ta cũng có
thể khai thác ca dao, tục ngữ như một nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho các
bài giảng lịch sử.
* Theo định nghĩa trong tập "Tục ngữ, thành ngữ, ca dao và dân ca Việt
Nam" của tác giả Trần Ngọc Ngải thì:
Ca Dao là những câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân
gian.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Tục Ngữ là những câu nói có tính cách răn dạy hay châm biếm chuyện
đời.
* Theo Ông Lê Gia trong bộ sưu tập "Tâm hồn mẹ Việt Nam" (NXB Văn
Nghệ, 1994) đưa ra những nhận định khá khác biệt với những Sưu tầm ca dao
trước đây.
Tục ngữ là những câuu nói dựa theo phong tục ăn sâu vào tư tưởng mọi
người, được mọi người chấp nhập và truyền tụng.
Còn ca dao là thơ ca truyền miệng dưới dạng những câu hát, hoặc văn
vần. Ca dao là những câu lục bát, câu ca về cuộc sống, có thể đó là sự đồng cảm
giữa con người, có thể đó là kinh nghiệm, có thể là cách lý giải các hiện tượng

thiên nhiên, có thể là câu đố... Ca dao là phần ngôn ngữ từ của dân ca.
* Ngoài ra, chúng ta vẫn hiểu về cao dao, tục ngữ theo nhiều cách khác
nhau. Dưới đây là một vài cách hiểu được nhiều người vận dụng hơn cả.
Tục ngữ: tục là thói quen có đã lâu đời; ngữ là lời nói; như vậy tục ngữ
chính là những câu nói ngắn, gọn, giàu ý nghĩa, được dùng trong lời nói hàng
ngày và lưu truyền từ đời nọ qua đời kia.
Về hình thức, tục ngữ là những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần mới trở
thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn.
Ca dao: ca là bài hát thành chương khúc; dao là bài hát ngắn, không
thành chương khúc; như vậy ca dao là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên
lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại
chúng bình dân. Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt,
xấu của một xứ, một vùng.
Một biệt loại khá quan trọng của ca dao là đồng dao. Đồng dao là những
bài hát dành cho trẻ con, toàn bài nhiều khi chỉ là một số câu có vần ghép lại với
nhau, không có ý nghĩa rõ rệt. Tuy nhiên, đồng dao có thể giúp trẻ học một số
danh từ về các vật thường gặp.
Tục ngữ: là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán. Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh.
Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, sản xuất… Nó
là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận, để hướng
dẫn con người ta trong sự nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc đời. Tục ngữ là
những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh
nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa
theo tri thức để nhận xét về con người và vũ trụ.
Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định,
khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy ở một bài dân ca, thì
chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
6



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Có thể nói,ranh giới giữa ca dao và dân ca không rõ. Ca dao của ta có thể
ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến
thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm
tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được,
như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao.
Dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào thì nó
vẫn được phổ biến rộng rãi.
Ca dao, tục ngữ của Việt Nam, có sắc thái độc đáo, khó sánh được. Câu 6,
câu 8, có vần, có điệu, ý nghĩa, tinh tế và vô danh chẳng biết tác giả là ai. Thuộc
giới bình dân hay trí thức, nông dân hay thầy giáo? Chỉ biết riêng ca dao mênh
mông kỳ thú, phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua hàng
ngàn năm văn hiến. Một dân tộc văn minh, nhiều nghị lực, dũng cảm, đầy thi vị.
Ca dao, tục ngữ, dân ca đặc cao giá trị nếp sống của con người tự do xã
hội chủ nghĩa. Ca dao bảo vệ chân thiện mỹ, đề cao cái đẹp cái hay, chỉ trích cái
xấu trong xã hội loài người.
2.3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học lịch sử THPT
Với nội dung phong phú, hình thức diễn đạt dễ nghe, dễ hiểu và dễ ghi
nhớ như những định nghĩa nêu trên, việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy
môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông là điều hết sức cần thiết. Ca dao, tục ngữ
giúp các em học sinh có cái nhìn sinh động, dễ hiểu về lịch sử dân tộc, từ đó có
hứng thú với môn học hơn, tránh những giờ học khô khan, ghi nhớ kiến thức
một cách gò ép, bắt buộc.
2.3.2.1. Ca dao, tục ngữ về nhân vật lịch sử
Vì là sự đúc kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn của dân gian, nên nội
dung ca dao, tục ngữ rất phong phú, một trong những nội dung đó là ca dao, tục
ngữ về nhân vật lịch sử. Có thể lấy một vài ví dụ áp dụng cho chương trình lịch
sử phổ thông như sau:

Ví dụ 1: Trong chương trình Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), Bài 16: Thời
Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
Ở mục 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khi giảng về cuộc khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng giáo viên sử dụng tư liệu sau
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Ví dụ 2: Cũng trong chương trình Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), Bài 16:

Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
Ở mục 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khi giảng về Ngô Quyền và
chiến thắng Bạch Đằng giáo viên sử dụng tư liệu sau
Kiều Công Tiễn cầu viện ngầm
Hán quân thủy bộ ầm ầm kéo sang
Đóng cọc gỗ Bạch Đằng giang
Giặc vào cạm bẫy, đôi đàng tiến ra
Trống đồng nổi trận phong ba
Cọc đâm thuyền giặc, sóng pha máu đào
Bắt giết thái tử Hoằng Thao
Hán chủ vội thoái quân vào Phiên Ngung
Nước non rạng bóng anh hùng
Nội thù, ngoại địch chôn chung số phần
Ví dụ 3: Trong chương trình Lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), Bài 26: Tình
hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đầu thế kỷ XIX, Việt Nam đặt dưới sự cai trị của triều Nguyễn, các vị vua
mở đầu có những chính sách tích cực để khôi phục và phát triển kinh tế, tuy
nhiên, đó là những chính sách không phù hợp với thời đại, cũng không phù hợp
với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đã khiến cho tình hình kinh tế - xã hội Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX được đánh giá “như đang lên cơn sốt trầm trọng”. Đời
sống nhân dân khổ cực, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã diễn ra,
một trong số đó có cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 – 1827) ở hạ lưu
châu thổ sông Hồng (Nam Định, Thái Bình, lan ra Hải Dương…) được đông đảo
nhân dân tham gia. Sau này dân gian khi nhắc tới cuộc khởi nghĩa ấy có câu ca:
“Trên trời có ông sao Tua,
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành”
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
8



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Câu ca có nhắc tới “Ba Vành”, ở đây là gieo vần cho phù hợp, thực chất
là nói về Phan Bá Vành. Đọc câu ca này, cho biết Phan Bá Vành là người
làng Minh Giám, ông đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại chính sách hà khắc
của triều đình và được nhân dân suy tôn như một ông vua của làng Minh Giám,
được ví như sao Tua trên trời.
Hay:
“Đời vua Minh Mạng lên ngôi
Giữa năm Ất Dậu sao đuôi ngang trời
Bỗng đùng đùng bể khơi vang động
Giặc Ba Vành ngang dọc một phương…”
Cũng như ở trên, câu ca này nhắc tới danh từ “Ba Vành” tức là để chỉ
Phan Bá Vành. Câu ca dao này lại cho biết rõ ràng hơn, cuộc khởi nghĩa của
Phan Bá Vành là một trong số hơn 200 cuộc khởi nghĩa đã nổ ra thời vua Minh
Mạng. Phan Bá Vành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vào năm 1821 – tức là năm
Ất Dậu. Giặc Ba Vành ngang dọc một phương là để nói Phan Bá Vành đã lãnh
đạo nhân dân khắp vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng nổi dậy chống triều đình
làm cho triều Nguyễn hết sức lo lắng; Phan Bá Vành bị triều đình coi là “giặc”.
2.3.2.2. Ca dao, tục ngữ về sự kiện lịch sử
Lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước tới hiện nay đã trải qua nhiều biến cố
thăng trầm, cũng không ít những sự kiện lịch sử đã diễn ra, ghi dấu những trang
vàng chói lọi trong lịch sử dựng và giữ nước của cha ông ta.
Khi dạy Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) về Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc
tới đầu thế kỷ XIX.
Ví dụ 1: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Khoảng thế kỉ VII trước công nguyên, người Việt cổ đã xây dựng nhà
nước đầu tiên trong lịch sử - nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ III trước công
nguyên, quân Tần phát binh xâm chiếm nước ta. Nhân dân Văn Lang đã đoàn
kết với người Tây Âu cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Tần. Lúc bấy giờ
vua Hùng đã già yếu, lại không có con trai nên thủ lĩnh người Tây Âu là Thục

Phán đã trở thành người chỉ huy tối cao. Cuộc kháng chiến thắng lợi, nước Âu
Lạc ra đời trên cơ sở sát nhập Tây Âu với Văn Lang. Thục Phán lên ngôi vua và
xưng là An Dương Vương. Để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, Thục Phán đã
cho dựng cột đá thề đời đời thờ cúng vua Hùng. Tục giỗ tổ Hùng Vương xuất
phát từ đây. Nói về giỗ Tổ Hùng Vương, dân tộc ta có câu ca:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
Hay có câu sau:
“Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười”.
Ví dụ 2: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương Thục Phán đã cho xây thành Cổ Loa
(Đông Anh, Hà Nội). Đây là một công trình quân sự rất độc đáo. Để có được
một tòa thành đất kiên cố, xây trên một nền đất có kết cấu địa chất không vững
chắc như Cổ Loa, cha ông ta đã phải nổ lực rất lớn. Nếu như trong truyền thuyết
đã dựng lên một bức màn huyền bí khi kể rằng An Dương Vương phải nhờ sự
trợ giúp của thần Kim quy thì mới chiến thắng được âm binh, ma quỷ phá hoại
mới xây xong thành thì trong ca dao, dân gian đã cho rằng chỉ có bậc Tiên,
Thánh mới xây được thành này:
“Cổ Loa là đất Đế kinh
Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây”.
Ý muốn nói, Cổ Loa đã được chọn làm đất Kinh đô của bậc Đế vương, lại
được Tiên xây dựng cho một tòa thành vững chắc, kiên cố làm kinh đô.

Hoặc có câu ca ngợi Loa thành:
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao mưa nắng giãi dầu còn đây”.
Câu ca cho học sinh biết về thành Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh ngày
nay) là kinh đô của vua Thục (Thục Phán – An Dương Vương). Tại đây có tòa
thành đặc biệt, khác với những tòa thành khác trong lịch sử đó là thành xoáy
hình trôn ốc. Tòa thành kiên cố, vững chắc, trải qua mưa nắng, năm tháng, hiện
nay vẫn còn tồn tại (còn 3 vòng thành).
Ví dụ 3: Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc (từ thế kỷ IITCN đến đầu thế kỷ X)
Nhắc tới lịch sử Việt Nam, chúng ta không thể quên một thời đoạn lịch sử
“Ngàn năm Bắc thuộc” – các triều đại phong kiến phương Bắc ra sức vơ vét,
bóc lột chúng ta về kinh tế, chúng đưa ra chính sách thế khóa nặng nề đồng thời
bắt nhân dân ta cống nộp các sản vật quý hiếm. Vào thời Đường, chúng bắt
chúng ta phải cống nộp vải thiều tươi, yêu cầu khi sang đến nhà Đường, vải vẫn
phải đảm bảo tươi ngon, không sâu bệnh. Dân gian đã có câu ca:
“ Nhớ khi nội thuộc Đường triều
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon
………..
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung”.

Ví dụ 4: Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc (tiếp theo).
Trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã bền bỉ đấu tranh để giành
lại độc lập, chủ quyền từ tay các các thế lực phong kiến phương Bắc. Đã có
những trận đánh lớn được ghi vào sử sách như những trang vàng chói lọi.
Sông Bạch Đằng là một địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với những
chiến thắng hiển hách của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán
(938), quân Tống (981) và quân Nguyên (1288). Con sông này chảy giữa thị xã
Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) rồi đổ ra biển.
Bình thường sông hẹp, khi thủy triều dâng lòng sông rất rộng, thường xuất hiện
những cơn sóng bạc đầu lớn nên gọi là Bạch Đằng giang. Xưa kia hai bên bờ
sông là rừng rậm ken dày do đó dân gian còn gọi là sông Rừng. Cha ông ta xưa
đã từng dặn dò:
“Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm”.
Đây không chỉ đơn giản là lời dặn dò, mà đó là cả một nghệ thuật quân
sự của cha ông xưa. Dựa vào nước thủy triều lên xuống mà 3 lần trên cùng dòng
sông Bạch Đằng, quân ta đánh thắng các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ
vững chắc chủ quyền dân tộc.
2.3.2.3. Ca da, tục ngữ về hiện tượng lịch sử
Học lịch sử học sinh không chỉ đơn thuần là ghi nhớ những con số ngày
tháng và những sự kiện khô khan, khó nhớ. Giáo viên cần phải cho học sinh thấy
được khi học lịch sử cần phải có cái nhìn đầy đủ về bức tranh muôn màu của
dân tộc trong quá khứ. Điều đó có nghĩa là: học lịch sử về một thời kỳ, một giai
đoạn trong quá khứ, học sinh không phải chỉ học về mặt quân sự, chính trị, mà
còn cần phải biết được về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội của thời kỳ, giai đoạn
đó. Từ đó học sinh có cái nhìn toàn diện hơn, mượt mà hơn, bớt đi phần khô
khan của lịch sử. Ca dao, tục ngữ khi phản ánh về hiện tượng lịch sử, có rất

nhiều câu dễ nhớ, dễ hiểu.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Ví dụ 1: Chương trình lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản), Bài 18: Công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV.
Với chiến thắng năm 938, dân tộc ta đã bước vào thời kì xây dựng quốc
gia phong kiến độc lập, tự chủ. Nước Đại Việt đã ổn định và phát triển
mạnh mẽ ở thế kỉ X - XIV. Bước sang thế kỉ XV, dưới triều đại Lê sơ, chế độ
phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao. Chính trị ổn định, kinh tế văn hóa
đều gặt hái được những thành tựu rực rỡ. Dân gian đã có thơ ca ngợi cảnh thái
bình thịnh trị ấy như sau:
“Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn”
Chỉ hai câu ca ngắn gọn và đơn giản như vậy, nhưng đã vẽ lên bức tranh
no đủ, đầm ấm của người dân thời Lê sơ.
Nền kinh tế trong các thế kỷ X – XV cũng phát triển thịnh đạt, điều đó
được phản ánh nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ca ngợi cảnh phồn hoa,
đô hội, sự phát triển thịnh đạt của các nghề thủ công dẫn đến sự hình thành các
phường nghề ở Thăng Long xưa:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn...”
Ví dụ 2: Chương trình lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản), Bài 21: Những biến
đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII.

* Nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc. Nhưng
cũng chỉ được mấy chục năm thì bị lực lượng Lê Trung hưng - Trịnh đánh bật
khỏi Thăng Long (1692). Một số người trong tôn thất nhà Mạc chạy lên Cao
Bằng, xây dựng thành lũy cát cứ ở đây mãi đến năm 1677 mới bị tiêu diệt hoàn
toàn. Kí ức dân gian về thời kì này được thể hiện trong câu ca:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà cò nhớ anh chăng?
Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe”.
Bài ca dao này nói về người lính thời nhà Mạc, vì theo Mạc Đăng Dung
chạy lên Cao Bằng đã để lại gia đình ở quê hương, dặn dò người vợ ở nhà nuôi
mẹ già, con thơ.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
* Sau nội chiến Nam – Bắc triều, bước sang thế kỉ XVII đất nước tiếp tục
vướng nạn binh đao, nồi da xáo thịt bởi cuộc phân tranh giữa hai tập đoàn phong
kiến Trịnh – Nguyễn. Quảng Bình lúc ấy là chiến địa của các cuộc giao tranh.
Nỗi lòng người dân nơi này được thể hiện qua câu ca:
“Sông Gianh nước chảy đôi dòng
Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?”.
Câu ca dao phản ánh sự thật lịch sử, đó là sự phân chia Đàng Trong –
Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến, và phản ánh tâm trạng của người
dân, không biết nên theo bên nào, theo Vua Lê – chúa Trịnh hay theo chúa
Nguyễn để cuộc sống bớt khổ cực, bớt loạn lạc, binh đao.
Ví dụ 3: Chương trình lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản), Bài 22: Tình hình

kinh tế ở các thế kỷ XVI – XVII.
Đến cuối thế kỉ XVII, các cuộc giao tranh kết thúc. Hai bên cắt đất, chia
nhau cai trị hình thành cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nền kinh tế dân tộc
có điều kiện ổn định và phát triển trở lại. Trong những thế kỉ XVII, XVIII ngành
thủ công nghiệp nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều làng nghề thủ
công trong cả nước.
Về nghề làm gốm ở làng nghề Bát Tràng dân gian có câu ca:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”.
Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc (Hà Đông ngày nay):
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc quê anh thì về
Vạn Phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ”.
Hay:
“Lụa là nhất ở Phương La
Kinh kì xưa vẫn thường qua nơi này”.
“Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đảo, có sông Thu Bồn.
Phú Bông dệt lụa, dệt sa
Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng”.
Về nghề làm giấy, in tranh:
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
13



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái quê anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh”.
Làng Mái ở đây là để chỉ làng Đông Hồ (Bắc Ninh) – làng nghề truyền
thống về vẽ tranh dân gian.
Lại có câu ca của người Từ Sơn (Bắc Ninh):
“ Đình Bảng bán ấm, bán khay,
Phù Lưu hợp chợ mỗi ngày một đông”
Về sự phồn hoa, hưng thịnh của các đô thị hình thành ở miền Bắc và miền
Nam trong các thế kỷ XVI – XVII, dân gian cũng có câu ca:
“Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Kinh Kỳ ở đây là nói đến Kinh đô Thăng Long nhộn nhịp, sầm uất. Phố
Hiến (ở phía Nam thị xã Hưng Yên ngày nay), cũng là một đô thị sầm uất với
khoảng 2000 nóc nhà vào thời điểm đó.
Về các làng nghề ở Thăng Long có câu:
“Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”.
Các làng nghề ở Hải Dương, Hưng Yên có câu:
“Ai về Đông Tĩnh, Huê Cầu
Đông Tĩnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Cho anh gửi một áo thâm hạt dầu”.
Câu ca nói về nghề bán thuốc ở Đông Tĩnh và nghề nhuộm vải ở Huê
Cầu, chợ Thanh Lâm ở Hưng Yên nổi tiếng với thuốc nhuộm vải.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc đưa ca dao, tục ngữ vào dạy học đối với môn Lịch sử không còn là
điều khó khăn bởi kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất phong phú về số lượng
và thể loại. Trên thực tế khi đưa vào giảng dạy, tôi thấy có kết quả rõ rệt, việc

làm này đã gây được hiệu ứng tốt. Nó không chỉ làm cho bài học trở nên mềm
mại, bớt sự khô khan, đơn điệu mà còn giúp học sinh rất dễ nhớ, dễ hình dung
về các sự kiện, hiện tượng lịch sử được cung cấp trong bài học.
Về kiến thức: Học sinh ghi nhớ được những sự kiện, hiện tượng lịch sử
dân tộc qua ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Về tư tưởng, thái độ: học sinh yêu thích môn học lịch sử hơn, không còn
cảm thấy gò bó, nhàm chán khi đối mặt với môn học vốn được coi là khô khan,
là “môn học phụ”.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Về kỹ năng: Học sinh có sự vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn (ở đây
là những bài ca dao, tục ngữ) vào việc tìm hiểu môn Lịch sử. Từ đó ghi nhớ sự
kiện, hiện tượng lịch sử một cách dễ dàng, đầy hứng thú.
Kết quả đưa vào áp dụng đối với khối 10 cho thấy có sự thay đổi tích cực
theo bảng số liệu sau:
2.4.1. Về ý thức học tập bộ môn. ( Sử dụng phiếu điều tra thông tin )
- Lớp đối chứng:
STT

Lớp

Tổng số
HS

Thích học

Bình

thường

Không
thích

1

C5

40

6

16

18

2

C6

38

5

14

19

- Lớp thực nghiệm.

STT

Lớp

Tổng số
HS

Thích học

Bình
thường

Không
thích

1

C4

40

27

8

5

2

C8


41

30

7

4

2.4.2. Về kết quả học tập ( Sử dụng bài kiểm tra )
Bài kiểm tra là kiểm tra ngẫu nhiên. Bài kiểm tra gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm
và 2 câu hỏi tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
* Lớp đối chứng.
STT

Lớp

SĨ SỐ

ĐIỂM
G

K

TB

Y

K


ĐIỂM
TB

1

C5

40

5

15

18

02

0

6.3

2

C6

38

03


14

18

03

0

6.0

* Lớp thực nghiệm:
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019

STT

Lớp

SĨ SỐ

ĐIỂM
G

K

TB


Y

K

ĐIỂM
TB

1

C6

40

17

18

5

0

0

7.21

2

C8

41


20

18

3

0

0

8,09

So sánh kết quả lớp thực nghiệm và đối chứng.
Nội dung
ĐTB
Chênh lệch giá trị TB

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

7.65

6.15
1.50

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm lớp có chênh lệch về điểm
trung bình của bài kiểm tra là 1.5. Số liệu này rất có ý nghĩa, kết quả ĐTB
nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do

kết quả của tác động.
Qua bảng số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thay đổi trong kết
quả học tập của các em học sinh lớp 10 khi học lịch sử với phương pháp mới.
- Kết quả khảo sát cho thấy học sinh có sự thay đổi rõ rệt về tính hứng
thú và sự hiệu quả.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Ca dao, tục ngữ là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Không phải
dân tộc nào cũng có được văn chương và thi sĩ tính như thế. Trải qua nhiều thời
đại, kho tàng văn chương bình dân Việt Nam càng phong phú, xúc tích với biết
bao câu tục ngữ, ca dao, những câu hát điệu hò muôn hình muôn vẻ.
Ca dao, tục ngữ là một hành trình tìm về cội nguồn của nước Việt Nam
anh hùng. Đọc ca dao để thấy khí thiêng sông núi Việt, đọc ca dao để thấy tinh
thần hiện hữu, thấy bản sắc dân tộc của dân tộc Việt, thấy ra ý thức dân tộc và
sức mạnh tinh thần của người Việt, thấy cái tinh thần kháng chiến quật cường
của người Việt, nhất định không chịu đồng hoá.
Học ca dao, tục ngữ chính là học lịch sử dân tộc. Đây là một cách học
mới, một cách tiếp cận mới với lịch sử dân tộc. Với phương pháp sử dụng ca
dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử THPT; giáo viên tái hiện lịch sử cho học sinh
thấy một cách mềm mại hơn, không khô khan, nhàm chán và đơn điệu; học sinh
tiếp nhận kiến thức một cách hứng thú hơn, không bị gò bó, không còn lối học
chống đối nữa.
3.2. Kiến nghị.

Để có được kết quả như mong muốn, cơ quan quản lý cũng như những
người có trách nhiệm trong việc dạy – học lịch sử cần phải thay đổi tư duy, thay
đổi quan niệm đối với môn Lịch sử, đồng thời cũng phải thay đổi phương pháp
dạy – học môn Lịch sử ở mỗi nhà trường phổ thông.
Trước hết, về phía các nhà quản lý giáo dục, cần có cái nhìn đúng hơn về
môn Lịch sử, cần chú trọng môn Lịch sử đúng với vị trí cần có của nó, không để
tình trạng coi môn Lịch sử là “môn phụ”.
Thứ hai, chương trình dạy – học môn Lịch sử cần phải được quan tâm lại,
làm sao cho chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, không phải theo lối
tóm lược toàn bộ chương trình lịch sử của người lớn lại rồi bắt các em học sinh
học thuộc. Không thể để sự kiện la liệt, kiến thức khái quát chung chung, nặng
nề, chương trình nặng về kiến thức quân sự, chính trị, sự kiện chắp vá, rời rạc
trong khi đó lại yêu cầu tư duy cao xa, nội dung mênh mông, không phù hợp với
tuổi trẻ.
Sau khi có khung chương trình rồi, cần phải viết sách giáo khoa, bố cục
sách giáo khoa hợp lý, hấp dẫn để các em có hứng thú đọc và học. Hiện nay,
sách giáo khoa môn Lịch sử quá nặng về “kênh chữ”, “kênh hình” còn chưa
phong phú, nghèo nàn, chưa sinh động, học sinh chưa được tiếp nhận thông tin
nhiều chiều.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Thứ ba, đối với các nhà trường phổ thông. Nhà trường cần trang bị cho
giáo viên và học sinh những thiết bị thiết yếu phục vụ cho dạy và học Lịch sử:
Tranh ảnh về nhân vật lịch sử; tranh ảnh về sự kiện, hiện tượng lịch sử;
lược đồ diễn biến các chiến thắng quân sự; thậm chí những đoạn phim tư liệu
phục vụ cho dạy học lịch sử… Một số trường đã trang bị, đã có tranh ảnh nhưng
số lượng còn ít, chưa phong phú khiến cho giáo viên khi muốn sử dụng không

có được tài liệu thiết yếu cần thiết.
Thứ tư, đối với học sinh và phụ huynh. Học sinh muốn có kết quả tốt đối
với môn học Lịch sử, không cảm thấy gò bó, ép buộc khi học, trước hết cần phải
có quan niệm đúng về môn học, không coi môn học là “môn học thuộc lòng”
dẫn tới tâm lý xem nhẹ môn học, chỉ thích học theo lối truyền thống “thầy đọc
trò ghi”, chỉ cắm cúi ghi bài mà không chịu tư duy, không muốn nghe giáo viên
“gợi mở” vấn đề. Khi học sinh quan niệm như vậy, sẽ chỉ thích kiểm tra những
câu hỏi theo kiểu học thuộc bài, không đánh giá được tư duy của học sinh, cũng
không đạt được mục tiêu giáo dục.
Cuối cùng, để có thể thay đổi thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay, bản
thân người làm công tác giáo dục, công tác giảng dạy môn Lịch sử phải có sự
thay đổi. Bản thân giáo viên phải là người có trình độ chuyên môn, phải được
đào tạo theo chuẩn mực của một cơ sở đào tạo sư phạm. Khi giảng dạy phải thực
sự tâm huyết với môn học, luôn có lý thức trau dồi kiến thức, trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp đồng thời luôn phải đổi mới phương pháp dạy.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lịch sử 10”, Nxb Giáo dục, H, 2009.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lịch sử 10 sách giáo viên”, Nxb Giáo dục, H, 2009.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lịch sử 11”, Nxb Giáo dục, H, 2009.
4. Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thu Hằng, Chu Anh Tuấn, Quang Uý, Quang Minh,
“Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Từ điển Bách Khoa, H, 2005.
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên), “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông”, Nxb Đại
học Quốc gia, H, 2000.

6. Một số tạp chí:
Tạo chí Giáo dục Thủ đô
Tạp chí Giáo dục thời đại
7. webside:
Bộ giáo dục và đào tạo: />e-cadao.com
tailieu.vn
hanoi.edu.vn
vi.wikipedia.org
vn.answers.yahoo.com

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Ngô Quốc Bình

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Mẫu 1 (2)
DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:.Ngô Quốc Bình ………...........................................................
Chức vụ và đơn vị công tác:.Trường THPT Thạch Thành 2…...........................

TT

1.
11
2.
2
3.
3
4.
4

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại
đánh giá
(Ngành GD
Tên đề tài SKKN
xếp loại
cấp
(A, B,
huyện/tỉnh;
hoặc C)
Tỉnh...)

Sử dụng tư liệu lịch sử Ấn Độ
Sở GD &
C
trong dạy học lịch sử lớp 10.
ĐT Thanh
Hóa
Dạy học lịch sử địa phương lớp 12 Sở GD &
C
tại di tích lịch sử chiến khu Ngọc ĐT Thanh
Trạo.
Hóa
Sử dụng tư liệu diễn ca lịch sử
Sở GD &
C
“ Việt Nam dân tộc anh hùng ” ĐT Thanh
nhằm tăng hứng thú và hiệu quả Hóa
học tập cho học sinh lớp 10 THPT.
Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương Sở GD &
C
“ Vai trò của nhân dân huyện ĐT Thanh
Thạch Thành trong cuộc kháng Hóa
chiến chống Pháp 1946 1954”
trong dạy học nhằm nâng cao
hứng thú và hiệu quả học tập của
học sinh.

Năm
học
đánh giá
xếp loại

2007 2008
2010 2011
2013 2014
2016 2017

...

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành 2
21



×