Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.86 KB, 16 trang )

Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung, chất lượng môn Lịch sử nói riêng là
nhiệm vụ cần kíp của chúng ta…có nhiều biện pháp nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng
giáo dục, trong mỗi yếu tố và biện pháp phải cần phát huy tính tích cực của học sinh trong
việc nhận thức tình huống có vấn đề và tự mình tìm câu giải đáp cho vấn đề đặt ra. Bên
cạnh đó phải chống việc học nhồi nhét theo quan niệm sai lầm “Học sử chỉ cần nhớ chứ
không cần suy nghĩ ”. Chính quan niệm và cách học này làm tê liệt sự thông minh sáng tạo
và hứng thú học tập của học sinh.
Để đạt được kết quả tốt trong dạy và học trong trường phổ thông nói chung, môn Lịch
Sử nói riêng ta phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học.
Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu
tiên đến khâu kết thúc giờ học. Từ cách ổn định lớp kiểm tra bài củ đến học bài mới, củng
cố dặn dò, những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác chủ động,
tích cực sáng tạo và ngày càng yêu thích say mê môn học.
Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú say mê trong giờ học lịch sử?.
Bản thân lịch sử loài người và bộ môn Lịch Sử là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự
say mê học tập của học sinh. Nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú
cho học sinh, bởi vì giáo dục lịch sử phải là công việc sáng tạo. Không phải cứ biết sử là
dạy được sử, cũng như không phải chỉ nghe nhạc là đã có thể trở thành nhạc sĩ.
Chúng ta phải có nội dung dạy học chính xác, khoa học, phải có phương pháp dạy học
đúng để giúp học sinh biết học sử, biết tư duy có phê phán, phân tích những sự kiện của
quá khứ và hiện tại, phải hướng dẫn các em biết khái quát và tranh luận các vấn đề lịch sử.
Một trong những phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho
học sinh trong giờ học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng, đó là phương pháp sử dụng câu
hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 1
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
sinh trong dạy học lịch sử. Quá trình hoạt động chung thống nhất giữa thầy và trò nhịp


nhàng , sẽ làm học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng và bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức và nhân cách đạo đức cho các em.
Vậy để góp phần nào vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung , dạy học Lịch
Sử nói riêng. Bản thân tôi mặc dù là giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy
cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy
tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch Sử ”.
Với việc nghiên cứu đề tài này tôi mong rằng sẽ giúp được phần nào cho giáo viên tiến
hành dạy môn Lịch Sử có hiệu quả cao, học sinh tích cực chủ động việc tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức một cách sinh động.
Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Phương pháp sử dụng câu
hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch Sử”.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Học sinh khối lớp 11 và học sinh khối lớp 12 trường THPT NGHUYỄN HUỆ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hổ trợ.
- Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề.
- Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
- Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ
sung.
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 2
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Bản thân lịch sử xã hội loài người và bộ môn Lịch Sử có nhiều ưu thế trong việc giáo

dục thế hệ trẻ và gây cho họ một sự hứng thú thật sự. Bởi vì qua môn học này tầm nhìn của
họ đối với cuộc sống quá khứ - hiện tại - tương lai được mở rộng hơn, họ tìm thấy trong dĩ
vãng nhiều câu trả lời xác đáng cho hôm nay và ngày mai.
Chính vì vậy mà .G.Tsecnưsepxki nhà tư tưởng dân chủ Nga thế kỷ XIX đã nói rằng:
“Có thể không biết không say mê học tập môn Toán có thể không biết hàng nghìn môn
khoa học khác nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có
thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”
Như vậy giáo dục lịch sử nói chung dạy Lịch Sử ở trường nói riêng ta phải làm thế nào
để phát triển tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh, vậy trước hết gợi cho học sinh phải
phát hiện vấn đề cần tìm hiểu, hay nói một cách khác “Đặt học sinh vào tình huống có vấn
đề”. Không thấy vấn đề không giải quyết vấn đề, vì việc học tập là một hình thức của việc
nhận thức khoa học, là một chuỗi các vấn đề được đặt ra và được nhận thức ở mức độ cao
hơn.
Có nhiều hình thức để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề như so sánh, phân
tích, đặt câu hỏi sử dụng các loại tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, công nghệ thông
tin…
Một điểm quan trọng mà từ kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên ở trường, dạy như một
công thức giáo điều rập khuôn, nếu sử dụng câu hỏi thì câu hỏi đặt ra quá đơn giản, chỉ đòi
hỏi học sinh trả lời có hoặc không. Điều này không giúp ích gì trong việc tạo hứng thú cho
hocl sinh.
Trái lại câu hỏi quá khó không vừa sức thì dễ làm các em nản chí,chính vì vậy câu hỏi
phải vừa đóng vừa mở. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy học
Lịch Sử nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ phát huy được tính tích cực và gây
hứng thú đối với học sinh.
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 3
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ở trường THPT Nguyễn Huệ đa số học sinh còn lười học, chưa say mê môn học Lịch
Sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó nhưng sự say mê và hứng thú thật sự chưa có. Vì

vậy nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Đa số các em chưa
độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà phải lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, hay chỉ
nêu một mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì. Bởi vậy bản
thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng
của giáo viên.
Mặt khác giáo viên ở trường (một số đồng chí) chưa tuân thủ tính logic của bộ môn,
chưa cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, chưa gây được hứng thú học tập cho học
sinh. Từ đó dẫn đến học sinh nhàm chán, học một cách thụ động, dẫn đến chất lượng một
số lớp còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu, kém còn nhiều.
Để khắc phục trình trạng trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường, bản
thân tôi đã cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực và mang lại sự hứng thú cho
các em cụ thể là: “Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú
cho học sinh trong giờ học Lịch Sử”.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

1.Vấn đề đặt ra:
Việc sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học nói chung, dạy Lịch Sử nói riêng có lẽ
không một giáo viên nào không sử dụng, nhưng sử dụng câu hỏi phải đúng lúc, đúng kiểu
bài lên lớp đồng thời phải hợp mức kiến thức của đối tượng học sinh.
Hơn nữa phải đưa ra câu hỏi làm sao phải phát huy được tư duy của các em, các em
phải xoáy vào trọng tâm của bài. Vậy để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
Lịch Sử trong trường phổ thông, tôi xin được nêu vài phương pháp sử dụng câu hỏi trong
quá trình dạy và học của thầy và trò đạt kết qủa cao, bên cạnh đó sự hứng thú của học sinh
không ngừng tăng.
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 4
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
2.Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:
a. Đối với giáo viên:
- Ngoài vấn đề chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp, giáo viên cần phải xác định kiểu bài,

nắm rõ trọng tâm của bài, trọng tâm chương học.
- Khi đặt câu hỏi cần chú ý những vấn đề sau:
+ Tạo sự chú ý cho học sinh khi vào bài mới, để các em xoay vào trọng tâm bài
ngay từ đầu.
Ví dụ: Khi dạy Bài 1: Nhật Bản (chương I, Sách giáo khoa lịch sử 11, trang 4).
Tôi đặt câu hỏi:
Vì sao trong cùng một hoàn cảnh Châu Á (Giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), Nhật thoát
khỏi số phận là nước thuộc địa trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa hùng mạnh?
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử lớp 12. Bài 13 “Phong trào dân chủ ở việt nam từ 1925-1930”
(Sách giáo khoa lịch sử 12, trang 76).
Sau khi kiểm tra bài củ (Nội dung bài 12), tôi hướng dẫn học sinh đi đến nhận định
rằng: ”Cách mạng Việt Nam đang đứng trước một cuộc khủng hoảng về đường lối cách
mạng”. Thực chất là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo cách mang của một giai cấp tiên tiến
nhất trong xã hội.
Tôi đặt câu hỏi:
Muốn giải quyết sự khủng hoảng này trước hết cần phải có điều kiện gì?
Tôi để học sinh suy nghĩ và phát biểu, các em có nhiều ý kiến khác nhau( Ví dụ; cần có
sự chuyển biến căn bản trong xã hội Việt Nam hoặc cần có sự ra đời và trưởng thành
của một giai cấp, cần có nhân vật lịch sử nhận thức được sứ mệnh của thời đại.)
Tôi đánh giá ý kiến trên và giới thiệu bài mới :”Ta hãy xem lịch sử giải quyết những
vấn đề trên như thế nào?” tôi vào bài mới.
+ Câu hỏi xác định mối liên hệ xâu chuỗi giữa các câu hỏi với các sự kiện, hiện
tượng sau khi học kết thúc một chương.
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 5
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
Một trong những biện pháp sư phạm là xác lập mối liên hệ giữa câu hỏi với sự kiện,
hiện tượng lịch sử trong một chương đã học. Nhưng bên cạnh đó câu hỏi phải mang tính
chất thảo luận, theo trò chơi ô chữ.
Ví dụ: Sau khi học xong (Chương I. Phần lịch sử Việt nam “Việt Nam từ 1858 đến cuối

thế kỷ XIX” Sách giáo khoa lịch sử 11, trang 106).
Tôi tổ chức cho các em Trò chơi ô chữ giúp các em xâu chuỗi các sự kiện hiện tượng
lịch sử với nhau, từ đó các em khắc sâu hơn kiến thức, tăng thêm hứng thú học tập thông
qua câu hỏi gợi ý:
Câu 1. Từ Vũng Tàu để đến Sài gòn và Gia Định Pháp đi trên con sông nào?
Câu 2. Ri-Vi-E bị giết ở đâu?
Câu 3. Tên hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp năm 1884?
Câu 4. Thành miền tây mà Phan Thanh Giản dâng cho Pháp?
Câu 5. Tên thật của vua Hàm Nghi?
Câu 6. Tên dãy núi vua Hàm Nghi vượt để sang Hà Tĩnh?
Câu 7. Người đứng đầu phe chủ chiến là ai?
Câu 8. Nơi vua Hàm Nghi đi đày?
Đáp án của các ô chữ:

C
Ầ N G I Ờ
C
Ầ
U G I Ấ Y
P A T Ơ
N
Ố T

V
Ĩ N H L O N G


Ư
N G L Ị C H
T

R Ư Ờ N G S
Ơ
N

T Ô
N
T H Ấ T T H U Y Ế T
A N
G
I Ê R I
Từ hàng dọc: CẦN VƯƠNG
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 6
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
Những ô trống tôi làm sẵn ở nhà bằng giấy Roki hoăc sử dụng máy chiếu, sắp xếp có
thứ tự, để các em dễ tranh luận và tìm ra chìa khóa của ô chữ là CẦN VƯƠNG.
Cách lập bảng như vậy hợp với cách sử dụng câu hỏi sẽ có hiệu quả, không chỉ nắm
kiến thức mà còn có tác dụng giáo dục , rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, phát triển tư duy cho học
sinh và tạo sự hứng thú cho các em trong quá trình ôn lại nội dung một chương, khi qua
chương mới.
+ Câu hỏi có tính chất phân tích, nhận định, đánh giá:
Có thể loại câu hỏi này bắt đầu một mục hoặc đang trình bày một vấn đề, hay nội dung
dẫn dắt, kết luận:
Ví dụ: Khi giảng phần 2 của Mục I trong bài 17: “Chiến tranh thế giới lần hai ( 1939-
1945)” Sách giáo khoa lịch sử 11, trang 106. Trong mục 2 có sự kiện: “Liên Xô và Đức ký
hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau (23-8-1939)”
Tôi đặt câu hỏi:
Tại sao Liên Xô kí hiệp ước không xâm phạm với Đức?
Tại sao Phát Xít chấp nhận điều này?
Ví dụ: Khi dạy bài 15 “Phong trào dân chủ 1936-1939” (Sách giáo khoa lịch sử 12,

trang 98).
Khi nói đến chủ trương của Đại Hội Quốc Tế lần thứ VII(1935)….Trong tình hình
chuyển biến như trên (Về yêu cầu cách mạng Thế Giới và phong trào cách mạng nước
Pháp).
Tôi hỏi:
Đảng ta có thể vẫn giữ chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến được
không?
Nếu tiếp tục chủ trương đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
Hai câu hỏi trên sẽ giúp học sinh hiểu được nhận định của Đảng lúc bấy giờ.
+ Câu hỏi đặt ngược vấn đề:
Trên cơ sở những sự kiện học sinh đã biết, tôi đặt ngược lại vấn đề để các em tìm lời
giải.

Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 7
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
Ví dụ: Dạy Bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng 8-1945”
SGK Lịch sử 12 trang 102 (Tiết 2).
Trong quá trình giảng dạy đến phần kết bài. Tôi nhấn mạnh “Cánh mạng tháng tám
thắng lợi tương đối nhanh chóng ít đổ máu”
Tôi hỏi: Có phải là sự ăn may không?
* Vận dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh vào một
mục cụ thể của bài.
+ Thiết kế câu hỏi gợi mở để giải quyết câu hỏi nhận thức:
Khi dạy đến tiểu mục 3. “Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra
khỏi nước ta” của Mục III trong bài 17: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-
9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” (Sách giáo khoa lịch sử 12, trang 121).Tiết 2.
Tôi tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự bắt tay hòa hoãn giữa Tưởng và Pháp qua Hiệp
Ước Hoa- Pháp (28-2-1946)….
Trước tình hình đó Đảng ta có chủ trương sách lược gì để đối phó?

Tôi đưa ra câu hỏi nhận thức:
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 8
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
C©u hái nhËn thøc Dù kiÕn tr¶ lêi C©u hái gîi më



 !"#$
%&'()*)+,-()
!"./
#
0123)2)+,-(4
#56&7'

8+02
$.9$')
1)#!"
./#
$0
23)2)+,-($:0
Đ
8+02
$.9;
2.$<
8$.9
;;
Trang 9
Hai lµ=

!"5>6
!"$7?/@
&5'
AB76C5
D9
&$C7E
&>@58
5:F!"
76)
$<
8$9
G2$H
I6JB
KLJ
C5'I$"
7@7A
B%MI
6!"$N7 
05@OP
Q
F)
Mét lµ=
"!"0
"$N7 
05@OP)R
S6B5'I
$"
!"T/)
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
b.Đối với học sinh:

Thông qua cách sử dụng những câu hỏi trên, bắt buộc các em phải có sự chuẩn bị bài
mới và học bài cũ trước khi đến lớp. Phương pháp đặt câu hỏi trong đề tài sẽ thu hút sự chú
ý của các em trong giờ học Lịch Sử và luôn phát triển tư duy, đặc biệt gây nên sự hứng thú.
Kiến thức trong bài học sinh lĩnh hội nhẹ nhàng.
*Kết Luận:
Qua việc thực hiện “ Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây
hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch Sử” trong giảng dạy tôi đã mang lại kết quả cao
cho học sinh, những giờ học sử trở nên hứng thú. Học sinh đã phát huy tính tích cực, tư
duy, từ đó các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Qua những giờ học như vậy tôi đã kết hợp, hợp lí hoạt động độc lập của học sinh với
việc lĩnh hội kiến thức có sẵn, giúp học sinh hiểu và đi đôi với khả năng khắc sâu sự kiên.
Hơn nữa nhờ được khuyến khích tự lực trong quá trình học tập mà các em bước đầu có
sự độc lập suy nghĩ trước những vấn đề có tính thời sự. Chính những hoạt động tự lực đó
của học sinh vừa là phương tiện vừa là kết quả của quá trình giáo dục của chúng ta.
Với việc áp dụng đề tài “Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây
hứng thú cho học sinh trong học lịch sử” Đối với khối lớp 11 và 12 trải qua một năm học
lớp 10 và học kì I lớp 11(Khối11). Cả năm lớp 11 và kì I lớp 12 (Khối12).
Kết quả bộ môn lịch sử hiện nay như sau:
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 10
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
KHỐI 12
LỚP
(2012-2013)
Cả năm (2011-2012) Học kì I( 2012-2013)
Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB
12A1 83,3% 16,7% 96% 4%
12A3 83,3% 16,7% 89% 11%
12A11 81,2% 18,8% 93,8% 6,2%
KHỐI 11

LỚP Cả năm (2011-2012) Học kì I( 2012-2013)
Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB
11A1 83,7% 16,3% 93,9% 6,1%
11A2 87,5% 12,5% 97,9% 2,1%
11A3 76,9% 23,1% 100% 0%
11A4 86,4% 13,6% 97,7% 2,3%
11A5 85,1% 14,9% 95,7% 4,3%
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 11
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
C. KẾT LUẬN
I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thông qua kết quả bộ môn Lịch Sử của trường, tôi thấy đây là phương pháp tốt có thể
vận dụng rộng rãi cho nhiều môn học khác. Chính nó đã tạo điều kiện cho chúng ta thực
hiện tốt nguyên lí giáo dục của Đảng và đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công cuộc cải
cách giáo dục là: Rèn luyện và phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh.
Điều cần thiết của người giáo viên là phải biết vận dụng linh hoạt cho từng nội dung bài
giảng, cho từng đối tượng và điều kiện lên lớp.
Vấn đề luôn đặt ra cho người giáo viên chúng ta trước giờ lên lớp phải hướng dẫn học
sinh học tập như thế nào đây, để thể hiện được bản chất của quá trình dạy và học, là quá
trình nhận thức tích cực về phía học trò dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Vậy giáo viên dạy tốt dạy hay, dạy để các em học sinh hứng thú, đam mê học tập nói
chung và học môn Lịch Sử nói riêng, người giáo viên phải nắm bắt thật nhiều phương
pháp, kết hợp đồ dùng trực quan, áp dụng công nghệ thông tin…Trong đó việc sử dụng câu
hỏi là một yếu tố quan trọng để phát huy tính tích cực, sôi động hứng thú trong giờ học. Để
làm được điều này đội ngủ giáo viên chúng ta phải có nhiều cố gắng, công phu ở mọi khâu,
từ chuẩn bị bài giảng đến đồ dùng trực quan Đến khâu lên lớp cho đến khâu cũng cố và
dặn dò.
Hơn nữa giáo viên phải luôn học tập, đọc sách càng nhiều càng tốt, mà qua đó có thể
khai thác sử dụng trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

Công khó nhọc của chúng ta ắt sẽ được đền bù xứng đáng bằng những giờ dạy tốt, học
tốt.
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 12
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
II. HƯỚNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI:
Với đề tài này, tôi đã và đang áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường THPT Nguyễn
Huệ, và sẽ áp dụng vào các khối còn lại kể cả các môn học khác.
III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI:

Qua kết quả giảng dạy đạt được, tôi sẽ không ngừng nghiên cứu, áp dụng đề tài này vào
quá trình giảng dạy, để góp một phần vào việc dạy và học cho giáo viên và học sinh của
trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng và các trường THPT nói chung.
Trên đây là những vấn đề tôi đã đúc kết thành kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
môn Lịch Sử. Vậy hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tôi rất
mong sự góp ý, và điều chỉnh của quý thầy cô, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Giáo viên thực hiện
Trần Thị Thu Thủy
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 13
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Gây hứng thú học tập lịch sử- năm 1983.
(Nhà xuất bản giáo dục)
2.Phương pháp dạy học lịch sử- Năm 2001.
(Nhà xuất bản giáo dục)
3.Sách giáo khoa lịch sử 11 –Năm 2012
(Nhà xuất bản giáo dục)
4.Sách giáo khoa lịch sử 12 –Năm 2012

(Nhà xuất bản giáo dục)
5.Sách giáo viên lịch sử 11 cơ bản-Năm 2008
(Nhà xuất bản giáo dục)
6.Sách giáo viên lịch sử 12 cơ bản-Năm 2008
(Nhà xuất bản giáo dục)
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 14
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử
E. MỤC LỤC
A-MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………… Trang 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………… Trang 2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………… Trang 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………… Trang 2
B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………… Trang 3

II.CƠ SỞ THỰC TIỄN……………………………………………. Trang 4
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ……………………………………… Trang 4

C. KẾT LUẬN
I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………….…… ………. Trang 12
II. HƯỚNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI……………………………. Trang 13
III.HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI………………… Trang 13
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………. Trang 14
E. MỤC LỤC………………………………………. Trang 15
F. NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC…………. Trang 16
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ
Trang 15
Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử

F. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA :
Hội đồng khoa học trường:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Hội đồng khoa học nghành:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………
Trần Thị Thu Thủy – THPT Nguyễn Huệ

Trang 16

×