Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thanh hóa với công cuộc bảo vệ hậu phương trong kháng chiến chống pháp 1946 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.81 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Lòng yêu quê hương đất nước là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu
nước chân chính. Ngay từ thuở bé, mỗi chúng ta ai lớn lên thì những câu hát
ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ... đã sớm in sâu vào tâm trí, đã
làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết và tri thức ban đầu về quê hương.
Vì vậy các tiết học về lịch sử địa phương ở trường phổ thông có ý nghĩa quan
trọng đối với việc cung cấp bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên xã
hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.
Chúng ta biết rằng bất cứ một sự kiện hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều
mang tính chất địa phương vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của địa
phương đó. Có những sự kiện hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một
phạm vi nhỏ hẹp nhưng có những sự kiện hiện tượng mà tác động của nó vượt
ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia. Ngay từ thời cổ địa,
Xixirôn-một nhà chính trị gia nổi tiếng của La mã đã nói:”Lịch sử là cô giáo
của cuộc sống”.Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự
hiểu biết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương xứ sở, nơi chôn rau
cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương và lịch sử dân
tộc. Chính Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng:
”Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích sử nhà Việt Nam”
Như vậy dạy lịch sử địa phương là một trong nhiều phương tiện để góp
phần làm giàu sự hiểu biết của học sinh về quê hương, bồi dưỡng tình cảm ý
thức trách nhiệm của học sinh với quê hương mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa phương với tư cách là một ngành
khoa học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, tuy nhiên việc
1



dạy lịch sử địa phương chưa được tiến hành đều khắp trong phạm vi cả nước,
chất lượng dạy và học chưa đạt như mong muốn.
Với quê hương Thanh Hoá, trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống
Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc (1946-1954), Thanh Hoá là một trong những
hậu phương lớn. Từ nơi đây, tiềm lực về sức người và sức của đã được chi
viện tối đa cho tiền tuyến. Hậu phương Thanh Hoá đã từng bước giải quyết
mối quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến, thúc đấy nhiệm vụ tác chiến bảo
vệ hậu phương, xây dựng lực lượng và phục vụ tiền tuyến. Để làm tốt nghĩa
vụ hậu phương, quân dân Thanh Hoá vừa lo xây dựng, vừa phải tiến hành
công cuộc bảo vệ hậu phương. Các lực lượng vũ trang ở đây đã đánh hàng
trăm trận lớn nhỏ với nhiều loại hình tác chiến đa dạng phong phú ở mọi địa
hình khác nhau để bảo vệ được hậu phương Thanh Hoá. Lâu nay Thanh Hoá
chỉ biết đến là một hậu phương chi viện mà chưa thấy được công cuộc bảo vệ
hậu phương hết sức anh dũng trong kháng chiến chống Pháp. Chính vì lẽ đó
trong giảng dạy phần lịch sử địa phương ở lớp 12 THPT, tôi mạnh dạn đưa ra
ý kiến cũng là một đóng góp nhỏ về việc giảng dạy phần lịch sử địa phương
“Thanh Hóa với công cuộc bảo vệ hậu phương trong kháng chiến chống
Pháp 1946 - 1954” để góp phần trong việc động viên các thế hệ trẻ Thanh
Hoá phát huy truyền thông quê hương, ghi nhớ công lao và sự hinh sinh của
các thế hệ người đi trước để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, trong giảng dạy phần lịch sử địa phương ở lớp 12
THPT tuỳ ở từng trường cụ thể mà nội dung này giảg dạy sẽ thống nhất ở
một vấn đề cụ thể gì. Riêng nội dung “Thanh Hóa với công cuộc bảo vệ hậu
phương trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954” là một vấn đề mới, nội
dung này mới chỉ được đề cập rải rác, chưa ở góc độ chuyên sâu-chỉ chung
chung ở các công trình công bố sau:
+ “Thanh Hoá - Lịch sử kháng chiến chống Pháp xâm lược 1946 - 1954”
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá biên soạn xuất bản 1990.
2



+ “Lịch sử Thanh Hoá” do 2 tác giả Nguyễn Tri Phương - Trần Văn Lưu
chủ biên - NXB Thanh Hoá 1986.
+ “Lịch sử Thanh hoá” do Hoàng Thanh Hải và Vũ Quí Thu chủ biên
-NXB Thanh hoá 1996
+ “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá“ tập 1- do Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ
chức biên soạn xuất bản 1999 - 2000.
+ “Những trận đánh của lực lượng vũ trang Thanh Hoá 1945 - 1975”.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh - Nhà xuất bản QĐND 2005.
+ Ngoài ra còn có lịch sử lịch sử Đảng bộ các huyện, các bài viết về địa
phương Thanh Hoá trên báo chí Thanh Hoá, tạp chí nghiên cứu lịch sử...
Song mức độ đề cập về giảng dạy “Công cuộc bảo vệ hậu phương Thanh
Hoá trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954” còn khác nhau, vẫn chỉ nhìn
nhận vai trò hậu phương của Thanh Hoá mà chưa thấy được công cuộc bảo vệ
hậu phương của địa phương đó. Đây là một vấn đề mới để giảng dạy cho học
sinh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng và củng cố quốc phòng
an ninh ở Thanh Hoá hôm nay.
III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỮU
- Chương trình lịch sử lớp 12, cụ thể là phần lịch sử địa phương - Tiết
dạy 43 thuộc học kì II.
- Tiến hành nghiên cứu kĩ công trình SGK, sưu tầm tập hợp tất cả những
phần tư liệu lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung tiết dạy.
- Thiết lập tiết giảng cụ thể về thời gian của cuộc kháng chiến chống
Pháp 1946 - 1954 àm chú trọng là ở nội dung của công cuộc bảo vệ hậu
phương Thanh Hoá.
IV. NGUỒN TƯ LIỆU
- Chủ yếu là tài liệu lưu trữ.
V. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN
- Thông qua tiết dạy cụ thể đã khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về công

cuộc bảo vệ hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp 19463


1954, từ đó học sinh thấy được vai trò to lớn cuả Thanh Hoá - hậu phương lớn
của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Rút ra bước đầu những bài học kinh nghiệm về công cuộc bảo vệ hậu
phương góp phần giáo dục thêm truyền thống yêu nước, niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, lòng tự hào của nhân dân Thanh Hoá, ý chí tự cường cho thế
hệ trẻ.
VI. BỐ CỤ SÁNG KIẾN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục - nội dung
chính của sáng kiến kinh nghiệm thể hiện 3 phần.
1. Những yêu cầu cụ thể trong giảng dạy lịch sử địa phương
2. Khái quát về công cuộc bảo vệ hậu phương Thanh Hoá 1946-1954.
3. Gợi ý giảng dạy- đề xuất 1 tiết dạy cụ thể và kết quả thực hiện.

4


B. NỘI DUNG
I. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG
Cần thấy rằng trong giảng dạy lích sử địa phương là một trong nhiều
phương tiện để góp phần làm giàu sự hiểu biết của học sinh về quê
hương.Trên cơ sở đó giáo giục cho thế hệ trẻ lòng tự hào và yêu quý quê
hương, đất nước, lòng yêu quê hương chính là cội nguồn lòng yêu tổ
quốc.Trong bối cảnh lịch sử hiện nay cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi
mới đất nước để phát triển theo định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa phải
vượt qua muôn trùng khó khăn thử thách.
Thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương nâng cao sự hiểu biết của

học sinh về kiến thức lịch sử địa phương phong phú và quý giá. Chính những
kiến thức đó có ngay xung quang các em,các em bắt gặp tiếp xúc thường
xuyên nhưng học sinh chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải để hiểu
tường tận về ý nghĩa nội dung từng sự kiện lịch sử.
Khi biên soạn một bài giảng lịch sử địa phương vừa phải chú ý trình
bày đầy đủ các giai đoạn phát triển của lịch sử điạ phương đó trên tất cả các
mặt kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội...Vừa phải làm rõ được mối liên hệ giữa
địa phương với lịch sử cả nước. Từ đó học sinh mới thấy được những quy luật
chung của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và những nét đặc trưng của lịch
sử địa phương mình. Thấy được lịch sử quê hương đã gắn bó và đóng góp tích
cực vào lịch sử dân tộc, tăng thêm tự hào về truyền thống quê hương. Trên cơ
sở đó tạo điều kiện cho các em vận dụng những tri thức học được vào thực
tiễn cuộc sống cũng như đóng góp vào việc tham gia sưu tầm tài liệu biên
soạn lịch sử địa phương và xây dựng phòng truyền thống.
Bố cục nội dung một bài giảng lịch sử địa phương có thể bao gồm các
phần, mục, ý chính sau đây:
1. Bối cảnh lịch sử diễn ra các sự kiên kịch sử ở địa phương.
5


2. Diễn biến cụ thể của các sự kiện lịch sử địa phương.
Việc soạn bài lịch sử địa phương không chỉ là kết quả nghiên cứu lao
động khoa học của giáo viên mà còn là công sức của giáo viên,học sinh trong
tổ chuyên môn, trong trường. Bài giảng lịch sử điạh phương là một tiết học
chính khoá với đầy đủ các yêu cầu của nó thông qua giảng dạy lịch sử địa
phương giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu quê hương xứ sở của mình.
II. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG THANH
HOÁ 1946 - 1954
1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội.
1.1. Vị trí điạ lí:

Tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung, Thanh Hoá là một trong những
tỉnh lớn có quá trình hình thành lâu đời trong giải đất Việt Nam. Thanh Hoá
nằm ở vĩ độ 19,23 - 20,30 vĩ độ Bắc và 104,25 - 106,30 kinh độ Đông, có
diện tích tự nhiên 11.168 km2 và 18.760 km2 vùng thềm lục địa. Phía Bắc
Thanh Hoá giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, với đường gianh giới
dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An với đường ranh giới
160 km. Phía Tây Thanh Hoá nối liền với tỉnh Hủa Phăn - Nước cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào với đường biên giới từ Bát Mọt đến Nậm Xín dài 192 km.
Phía Đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài 102
km và một thềm lục địa rộng 18.000 km vuông. Phần đất liền của Thanh Hoá
chạy dài theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Điểm cực Bắc của xã
Trung Sơn, phía Đông Bắc của huyện Quan Hoá (giáp tỉnh Hoà Bình). Điểm
cực nam ở xã Hải Hà gần bờ biển của huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An).
Điểm cực Tây là núi Pha Long, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (giáp
Lào). Điểm cực Đông ở xã Nga Điền, Nga Sơn (giáp Ninh Bình).
1.2. Điều kiện tự nhiên:
Thanh Hoá có mạng lưới giao thông phát triển khá hoàn chỉnh. Việc giao
lưu của Thanh Hoá với các tỉnh trong nước và nước ngoài rất dễ dàng.
Thanh Hoá có hệ thống sông ngòi dày đặc với 5 hệ thống sông chính là
6


sông Hoạt, sông Chu, sông Mã, sông Yên, sông Trang.
Thanh Hoá được xem là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam có đầy đủ các
dạng địa hình:vùng núi cao, vùng đồng bằng, bãi bồi, cồn cát, ruộng, vùng
ven biển, các đảo ven biển và ngoài khơi.
1.3. Điều kiện xã hội:
Thanh Hoá là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống: dân tộc Kinh, Mường,
Thái, H’Mông, Khơ Mú, Tày, Dao... Trong đó người Kinh chiếm đa số dân cư
(Hơn 85% dân số), số dân Thanh Hoá chiếm 4,66% số dân cả nước.

Nhân dân Thanh Hoá có tinh thần yêu nước nồng nàn, có truyền thống
chống giặc ngoại xâm oanh liệt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc,
Thanh Hoá là căn cứ, hậu phương, là nơi dấy binh của các cuộc khởi nghĩa
chống giặc ngoại xâm. Chính trên mảnh đất này đã sản sinh ra những người
con ưu tú - những anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê lợi.... trong
dòng cháy của lịch sử đến ngày 29/7/1930, Đảng bộ Thanh Hoá được thành
lập đã lãnh đạo phong trao cách mạng ở Thanh Hoá, giương cao ngọn cờ đấu
tranh cách mạng giành độc lập tự do.
2.Sự ra đời của hậu phương Thanh Hoá:
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, đến tháng 9/1940
quân Nhật kéo vào Đông Dương,từ đây nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ
hai tròng” áp bức bóc lột của đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Dưới sự lãnh đạo
của tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá nhân dân Thanh Hoá đã anh dũng nổi dậy khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền được mở đầu là huyện Hoằng Hoá. Từ ngày
19-21/8/1945 tất cả các huyện đồng bằng, thị xã và 2 huyện miền núi đã giành
được chính quyền về tay nhân dân.
Trong những tháng ngày đầu tiên mới giành được chính quyền ta gặp
muôn vàn những khó khăn của thù trong giặc ngoài cùng câu kết chống phá
thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân lâm thời
tỉnh hết sức bình tĩnh, cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phá tan âm mưu của
địch, bảo vệ được thành quả cách mạng.
7


Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Nam bộ với âm mưu
mở rộng xâm lược nước ta một lần nữa, nguy cơ cuộc chiến tranh lan rộng
đang đến gần. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã kịp thời với tình hình mới,
tích cực chuẩn bị lực lượng vũ trang sẵn sàng đối phó với âm mưu của Pháp.
Đêm 19/12/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”. Tỉnh Thanh Hoá lúc này đang là vùng tự do không có quân giặc

đóng giữ nhưng trên thực tế, hiệp định không được thực hiện nghiêm chỉnh do
chính sách phản bội của thực dân Pháp. Tại thị xã Thanh Hoá quân Tưởng đổ
bộ một trung đoàn vào chiếm đóng các vị trí quan trọng trong nội thành và dải
quân bố trí các ngã đường ra vào tỉnh lị. Đứng trước nguy cơ xâm lược cuả
thực dân Pháp, Đảng bộ và quân dân Thanh Hoá phải đề cao cảnh giác, nhanh
chóng xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện triệt để phá hoại, kiên quyết
chiến đấu bảo vệ vững chắc quê hương, nhất là các vùng trọng điểm xung yếu
là thượng du và các vùng ven biển. Đồng thời từng bước xây dựng Thanh Hoá
trở thành hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến. Công cuộc bảo vệ hậu
phương Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành một bản
anh hùng ca của quê hương con người Thanh Hoá, góp phần to lớn vào thằng
lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung của dân tộc.
3. Công cuộc bảo vệ hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến
chống Pháp 1946-1954:
3.1. Xây dựng hậu phương Thanh Hoá:
Vùng tự do Thanh Hoá được xác định là một vùng chiến lược quan
trọng.cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh trở thành hậu phương quan trong của cuộc
kháng chiến chống Pháp.Việc xây dựng hậu phương ổn định vững mạnh về
mọi mặt trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ quân dân Thanh
Hoá. Vì vậy ngay từ đầu cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ
Thanh Hoá, quân dân Thanh Hoá đã đẩy mạnh xây dựng phát triển nền kinh
tế toàn diện, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, các lĩnh vực
văn hoá giáo dục y tế đạt được nhiều kết quả. Đảng bộ đã nhanh chóng xây
8


dựng lực lượng vũ trang với 3 thứ quân, bên cạnh đó các đơn vị công an nhân
dân, các đội trinh sát, lực lượng an ninh bí mật cũng được thành lập bảo vệ
đắc lực chính quyền cách mạng.
Thanh Hoá đã trở thành một hậu phương vững chắc của cuộc kháng

chiến chống Pháp của cả nước nói chung.
3.2. Bảo vệ hậu phương Thanh Hoá:
Nắm vững chủ trương của Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tỉnh uỷ Thanh Hoá tăng cường công tác chỉ đạo quân sự, đây được coi là
nhiệm vụ trọng tâm bằng việc xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân tạo điều
kiện thuân lợi huy động toàn bộ sức mạnh của nhân dân trong tỉnh than gia
đập tan mọi cuộc tiến công của thực dân Pháp. Với 2 mặt trận chính là miền
Tây và miền biển.Từ năm 1948, Pháp đã đánh Thanh Hoá một cách toàn diện
và mạnh mẽ hơn, chúng dùng cả thuỷ, lục, không quân. Đặc biệt chú ý là
chúng càn quét để vơ vét của cải,phá hoại hậu phương của ta. Xác định miền
Tây Thanh Hoá có vị trí đặc biệt quan trọng trong kháng chiến chống thực
dân Pháp, đồng thời những chiến thắng ở miền Tây có tác dụng ngăn cản mọi
bước tiến của quân tù để phá hoại hậu phương Thanh Hoá, tích cực chi viện
cho tiền tuyến.Vì vậy khẩu hiệu “Thượng du thắng là Thanh Hoá thắng” là
nhằm để tập trung sự chỉ đạo xây dựng, bảo vệ miền Tây - địa bàn chiến lược
quan trọng của Thanh Hoá và cách mạng Lào. Trận đánh lớn nhất của quân
dân Thanh Hoá ở mặt trận miền Tây năm 1948 là trận tập kích đồn Poọng
Nưa của tiểu đoàn bộ binh 337 Hồi Xuân thuộc trung đoàn 77. Trận đánh này
làm lung lay ý chí chiến đấu của địch, làm ngăn cản bước tiến của quân thù
bảo vệ hậu phương Thanh Hoá. Đến ngày 30/3/1950,quâ dân ta san phẳng
đồn Mường Xía, miền Tây Thanh Hoá được giải phóng hoàn toàn, lực lượng
vũ trang Thanh Hoá với hàng trăm trận lớn nhỏ ở cả 2 mặt trận miền Tây và
miền biển đã làm tiêu hao nhiều sinh lực địch trấn áp các cuộc bạo loạn phản
cách mạng và hoạt động gián điệp, đập tan cơ sở chính trị nội phản của chiến
tranh xâm lược đế quốc bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hoá.
9


Từ năm 1950, trước sự thay đổi của tình hình mới của cuộc kháng chiến
chống Pháp nói chung, vùng tự do Thanh Hoá cùng Nghệ An, Hà tĩnh là địa

bàn chiến lược quan trọng, trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt và toàn diện
của kẻ địch.
Thanh Hoá được chia thành 5 khu vực tác chiến và thành lập ở mỗi khu vực
một ban tác chiến để kịp thời tổ chức lực lượng và chỉ huy đánh địch bảo vệ địa
bàn.
Được sự lãnh đạo kịp thời của tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá, được thắng lợi
của quân dân miền Tây cổ vũ, quân dân Thanh Hoá càng quyết tâm mạnh mẽ
trong việc bảo vệ hậu phương trước những âm mưu mới của địch, các trận
chống càn, các trận tiểu phỉ trừ gian cảu lực lượng vũ trang ta diễn ra với địch
hết sức ác liệt nhằm bảo vệ hậu phương, điển hình là trận chống càn của quân
dân Nga Sơn (26-28/3/1953).
Cuốí tháng 8 năm 1954 quân dân ta tổ chức đánh vào sào huyệt cuối
cùng của phỉ tai Mường Pao và Sầm Tớ thắng lợi, bắt sống 1083 tên, thu toàn
bộ vũ khí, quân trang quân dụng.
Trong suốt 9 năm của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, công
cuộc bảo vệ hậu phương của Thanh Hoá đã vượt lên muôn vàn khó khăn gian
khổ đánh địch từ nhiều hướng với 1456 trận lớn nhỏ. Loại khỏi vòng chiến
đấu 5717 tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược,quân trang quân dụng, trải qua
hơn 3000 ngày đêm chiến đấu, quân dân Thanh Hoá cùng quân dân cả nước
giành nhiều thắng lợi bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hoá.
Với khả năng nhân lực 1,6 triêụ người, 148 ngàn ha đất canh tác và các
thế mạnh kinh tế của biển, của rừng đã cung cấp 57% tổng số nhu cầu cho
chiến dịch Quang Trung, 70% cho chiến dịch Điện Biên Phủ, suốt cuộc kháng
chiến, 56.792 thanh niên đi bộ đội phục vụ 34.177.233 ngày công làm cầu
đường và tiếp tế vận tải, trung bình cứ mỗi nhân khẩu có 33 ngày phục vụ tiền
tuyến. Đồng bào Thanh Hoá đảm bảo nuôi dưỡng thường xuyên 2-3 sư đoàn
chủ lực của bộ, của liên khi IV về nghỉ ngơi, huấn luyện trước và sau mỗi
10



chiến dịch, bảo đảm nơi ăn ở, sản xuất và sinh sống cho hàng chục vạn đồng
bào tản cư, thương binh từ các chiến trường chuyển về. Điển hình trong chiến
dịch Điện Biên Phủ, toàn tỉnh đã huy động 3.530 xe đạp thồ, bằng 1/3 cả
chiến dịch, 1.126 thuyền các loại, bằng 1/10 cả chiến dịch,31 xe ô tô,180 xe
bò,42 ngựa và voi thồ hàng. Toàn tỉnh đã vận chuyển 10 ngàn tấn tạo và súng
đạn để bộ đội ăn no đánh thắng. Thanh Hoá đã cung cấp cho chiến dịch 4.361
tấn gạo, 355 tấn thực phẩm,2000 con lợn,325 con trâu bò.... Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc Thanh Hoá đã hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến và góp
phần vào chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ.
III. GỢI Ý GIẢNG DẠY ĐỀ XUẤT MỘT GIÁO ÁN CỤ THỂ
Tiết 43 - Lịch sử địa phương.
Tên bài dạy “Thanh Hóa với công cuộc bảo vệ hậu phương trong
kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954”
1. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh cần:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được từ xưa Thanh Hoá đã từng là hậu phương căn cứ địa trong
nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc, trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, Thanh Hoá là hậu phương,căn cứ địa
của chiến trường chính Bắc Bộ, Tây Bắc, Việt Bắc và một phần nước Lào anh
em. Thanh Hoá đã phải đối diện với nhiều âm mưu chống phá của thực dân
Pháp và các thế lực phản động.
- Thấy được vị trí của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp
cũng như diễn biến một số trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Thanh
Hoá trong công cuộc bảo vệ hậu phương 1946 - 1954.
- Thấy được những đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến của hậu
phương Thanh hoá trong thời kì này.
1.2. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích đánh giá tổng hợp, so sánh... sự kiện lịch sử.
11



- Rèm luyện kĩ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, quan sát tranh ảnh bản
đồ để nhận thức đánh giá sự kiện lịch sử.
1.3. Thái độ tư tưởng:
- Nhận thức rõ âm mưu, hành động phá hoại hậu phương Thanh Hoá của thực
dân Pháp. Từ đó giáo dục học sinh lòng căm thù thực dân Pháp.
- Củng cố lòng tin của thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Giáo dục lòng yêu quê hương tự hào về truyền thống quê hương.
2. MỘT SỐ KHAI NIỆM THUẬT NGỮ LỊCH SỬ CƠ BẢN
- “Hậu phương kháng chiến”: là vùng giải phóng của một nước có nhiệm
vụ kết hợp chặt chẽ với chiến trường , làm cơ sở cung cấp sức mạnh về vật
chất, quân sự và cổ vũ tinh thần cho lực lượng chiến đấu ngoài mặt trận, ở
nước ta, hậu phương kháng chiến hình thành từ trong kháng chiến chống Pháp
(1946-1954), sau đó được tiếp tục hình thành trong kháng chiến chống Mĩ.
Thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Pháp một phần là nhờ có hậu
phương vững chắc.
3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Lược đồ, tranh ảnh về những chiến dịch bảo vệ hậu phương Thanh Hoá
trong giai đoạn 1946 - 1954.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu.
4. GỢI Ý TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Ổn định lớp học.
b. Kiểm tra bài cũ.
c. Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiên thức mới.
- Giáo viên nêu vấn đề: Với vị trí chiến lược của mình, từ khi có Đảng,
chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhân dân Thanh Hoá cùng nhân dân cả nước
vùng lên làm cách mạng tháng 8 thành công, giành chính quyền về tay nhân
dân, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Thanh Hoá trở thành “Hậu
phương trực tiếp của tiền tuyến lớn”. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh đảng bộ

Thanh Hoá. Nhân dân Thanh Hoá đã giáng trả anh dũng mọi âm mưu quỷ
12


quyệt của kẻ thù, bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hoá. Vậy công cuộc
bảo vệ hậu phương Thanh Hoá đã diễn ra như thế nào?. Nhân dân Thanh Hoá
có những đóng góp gì cho cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung của dân
tộc?. Bài giảng hôm nay sẽ trả lời được câu hỏi đó.
d. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới:
Một số gợi ý cho bài giảng:
* Mục 1:Vị trí Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
- Là vùng đất tự do và hậu phương lớn của cuộc kháng chiến.
- Là cầu nối giữa chiến trường Bắc Bộ và Bình - Trị - Thiên.
- Là cửa ngõ tiếp giáp Tây Bắc, Việt Bắc và Thượng Lào, cung cấp kịp
thời sức người, sức của cho chiến trường, bảo vệ hậu phương vững chắc.
* Mục 2:Công cuộc bảo vệ hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến
chống Pháp 1946 - 1954.
- Thực dân Pháp:
+ Tấn công ta ở 2 địa bàn chủ yếu:Miền biển và miền núi.
+ Năm 1948 tấn công toàn diện và ác liệt.
+ Năm 1950 - 1953 đánh phá trong mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân
sự...
- Nhân dân Thanh Hoá: Kiên quyết giáng trả anh dũng với những trận
đánh tiêu biểu.
+ Trận tập kích đồn Poọng Nưa của tiểu đoàn bộ binh 337 (Hồi XuânThanh Hoá) đêm 8/6 năm 1948 ta đã tiêu diệt 12 tên địch (trong đó có 2 lính
Pháp, 10 Nguỵ Lào), bắn bị thương 20 tên Nguỵ Lào. Phá huỷ một khấu súng
máy, đốt cháy 2 nhà, trong đó có một nhà có súng đạn. Trận đánh này làm
lung lay ý chí chiến đấu của địch, làm ngăn cản bước tiến của quân thù, bảo
vệ hậu phương Thanh Hoá.
+ Trận tập kích đồn Cổ Lũng (Bá Thước) của tiểu đoàn bộ binh 355

trung đoàn 77, vào đêm 24 rạng sáng 25 tháng 7 năm 1949 đã tiêu diệt được 2
tên chỉ huy Pháp, phá hỏng một khẩu súng cối 60mm và 2 trung liên. Đây là
13


trận đánh có tính chất quyết định mở đầu cho đợt tiến công vào các đồn còn
lại của tuyến miền Tây Thanh Hoá.
+ Trận đánh biệt kích của dân quân du kích xã Hoàng Yến và đại đội 135
bộ đội địa phương huyện Hoàng Hoá, ngày 7/6/1952, ta đã tiêu diệt 22 tên
địch, làm bị thương 6 tên.
+ Trân chống càn Liên Sơn của đại đội 10, bộ đội địa phương huyện Nga
Sơn ngày 11/3/1953 ta đã tiêu diệt 48 tên địch, đánh bại được ý đồ càn quét
của địch, góp phần bảo vệ vững chắc vùng tự do của tỉnh Thanh Hoá.
+ Trận chống càn khu vực Bỉm Sơn của đại đội 57 bộ đội địa phương
tỉnh Thanh Hoá từ ngày 25-27/10/1953 ta đã tiêu diệt 41 tên, bị thương 70
tên, 6 xe tăng bị phá huỷ. Đây là trận chiến đấu phá tan âm mưu của Pháp
“tìm và diệt sư đoàn 320” và “loại sư đoàn 304” ra khỏi khu vực tự do của ta
ở Thanh Hoá và Tây Nam tỉnh Ninh Bình phá vỡ âm mưu quấy phá hậu
phương Thanh Hoá của thực dân Pháp.
--> Trong suốt 9 năm của cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Thanh
Hoá đã đánh 1456 trận, tiêu diệt và làm bị thương 3391 tên địch, bắt sống
3326 tên địch thu 1416 khẩu súng,bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hoá.
* Mục 3: Đóng góp của Thanh Hoá cho cuộc kháng chiến chống Pháp:
- Trong những năm 1948 - 1950 quyên góp và thu mua lúa khao quân,
ủng hộ bộ đội địa phương được 26.612 tấn.
- Từ 1951 - 1954 thu góp được 26.728 tấn thóc.
- Thanh niên nhập ngũ 56.792 người.
- Dân công phục vụ kháng chiến 34.177.233 ngày công.
- Xe đạp thồ 11.000 chiếc.
- Thuyền các loại 1.300 chiếc

- Công phiếu kháng chiến 42.662.120 đồng.
--> Nhân dân Thanh Hoá vừa chiến đấu bảo vệ quê hương vừa sản xuất
phục vụ tiền tuyến.
5. CỦNG CỐ DẶN DÒ
14


a.Củng cố:
- Giáo viên hướng dẫn các em ghi nhớ các mốc thời gian quan trọng, tên
các trận đánh của lực lượng vũ trang Thanh Hoá trong công cuộc bảo vệ quê
hương.
- Kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh.
b.Bài tập về nhà:
- Xem lại kiến thức đã học.
- Lập bảng kết quả về những trận đánh của lực lượng vũ trang Thanh
Hoá trong giai đoạn 1946-1954.
Bảng thống kê kết quả học tập của học sinh lớp 12
tại trường THPT Tĩnh Gia 2 năm 2018-2019.
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình

Lớp 12C1

Lớp 12C2

Lớp 12C4

Lớp 12C6


Sĩ số 42
9,5%
90,5%
0%

Sĩ số 42
7,1%
90,5%
2,4%

Sĩ số 43
4,7%
81,3%
14%

Sĩ số 45
84,4%
15,6%
0%

15


C. KẾT LUẬN
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hoá là
hậu phượng đồng thời là tiền tuyến. Cuộc dấu tranh bảo vệ hậu phương diễn
ra trên 2 mặt trận: Thượng du và ven biển. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ
Thanh Hoá, quân dân Thanh Hoá đã tổ chức nhiều trận đánh lớn nhỏ tiêu hao
nhiều sinh lực địch, bảo vệ vững chắc hậu phương. Thắng lợi của công cuộc

bảo vệ hậu phương Thanh Hoá thời kì này đã để lại nhiều bài học quý báu cho
giai đoạn phát triển sau của cách mạng Thanh Hoá đồng thời trở thành một
bản anh hùng ca của quê hương con người Thanh Hoá góp phần vào thắng lợi
chung của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung của dân tộc.
Đây là một vấn đề mới và thú vị trong giảng dạy lịch sử địa phương ở
trường THPT đặc biệt cho lớp 12. Trong việc chọn đề tài chúng tôi đã cố gắng
đem hết những tâm huyết của mình cũng như vốn hiểu biết để hoàn thành đề
tài. Chúng tôi nghĩ đây là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực và đã thu được kết
quả khả quan. Vì vậy đề tài: “Thanh Hóa với công cuộc bảo vệ hậu phương
trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954” đã góp phần trong việc động
viên các thế hệ trẻ Thanh Hoá phát huy truyền thông quê hương, ghi nhớ công
lao và sự hinh sinh của các thế hệ người đi trước để xây dựng quê hương ngày
càng phát triển.
Xin chân thành cám ơn !
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Người viết

Hồ Sỹ Phong

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ban Tuyên giáo lịch sử Thanh Hoá (1991), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá”, Tập 1 (1930-1954), NXB Thanh Hoá.
2. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá (2005), “Những trận đánh của
LLVT Thanh Hoá(1945-1975)”, NXB Quân đội nhân dân.
3. Bộ quốc phòng-viện lịch sử quân sự VN (2009), “Lịch sử cuộc kháng
chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954”, Tập 3, NXB Quân đội nhân dân.
4. Sở văn hoá thông tin Thanh Hoá (1996), “Thanh Hoá-quê hương, đất

nước, con người”, NXB Sở văn hoá thông tin.
5. Sở GD&ĐT Thanh Hoá (1996), “Lịch sử Thanh Hoá” (Dùng trong
các trường PTTH, CĐSP, TCSP), NXB Thanh Hoá.
6. SGK+SGV Lớp 12 THPT năm học 2010 - 2011.

17


MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
III. Đối tượng ,mục tiêu ,phạm vi nghiên cứu
IV. Nguồn tư liệu
V. Đóng góp của sáng kiến
VI. Bố cục của sáng kiến
B. NỘI DUNG
I. Những yêu cầu cụ thể trong giảng dạy lịch sử địa phương
II. Khái quát về công cuộc bảo vệ hậu phương Thanh hoá 19461954
III. Gợi ý giảng dạy -đề xuất một gáo án cụ thể -kết quả thực hiện
C. KẾT LUẬN

Trang
1
1
2
3
3
3

4
5
5
6
11
16

18



×