Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng một số bài tập tạo hứng thú khi giảng dạy bài thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10 trường THPT quảng xương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.42 KB, 18 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 . Lý do chon đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, thể hiện một xã hội lớn mạnh. Đất nước ngày
một văn minh thể hiện một đất nước tốt đẹp. Một trong những yếu tố tạo nên một
xã hội lớn mạnh một đất nước văn minh là lĩnh vực thể dục thể thao, một lĩnh vực
có thể là yếu tố quan trọng để đánh giá xã hội, đất nước đó có phải là một đất
nước mạnh hay không? Một tỉnh, một huyện, một sở giáo dục, một phòng giáo
dục, một trường học có thể coi là mạnh, nhiều thành tích thì vấn đề quyết định
chính là thành tích thể thao mà cơ quan đó đã đạt được. Vì vậy thành tích thể thao
là một tất yếu để đánh giá một xã hội, một đất nước, một con người.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền văn
hoá xã hội. Nó được coi là phương tiện hữu hiệu giáo dục con người phát triển
toàn diện về thể chất và tinh thần. Kết hợp với các mặt giáo dục khác, giáo dục
thể chất góp phần xây dựng con người , hoàn thiện hơn về các mặt trí, đức, thể,
mĩ, lao
Hoạt động TDTT hay còn gọi là giáo dục thể chất. Cùng với quá trình lao
động sản xuất, hoạt động TDTT đã góp phần cải tiến con người, hoàn thiện con
người và phát triển con người. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội
TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và
phát triển xã hội .
Trong phương pháp luận khoa học của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin đã
nhấn mạnh vị trí quan trọng của thể dục thể thao trong việc phát triển con người
một cách toàn diện. Trên cơ sở lý luận chung ấy nước ta cũng không nằm ngoài
quy luật chung của nhân loại . Trong nghị quyết của các đại hội đảng đã nhấn
mạnh tầm quan trọng về việc xây dựng và phát triển thể thao của nước ta trong
giai đoạn mới.
Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực giáo dục thể chất trong trường học
và trong thể thao thành tích cao . Và mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta
hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và lao động. Với mục tiêu là trang bị kiến thức về thể thao, phát triển thể
chất, nền tảng thể lực cho học sinh.


Bài thể dục là một bộ phận không thể thiếu trong phát triển thể chất cho
học sinh . Bài thể dục không những phát triển về thể chất mà còn giúp học sinh
có sự khéo léo, dẻo dai, linh hoạt và cả thể lực . Đồng thời còn có tác động tốt
tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung bài thể dục để rèn
luyện toàn hệ thống thể chất của cơ thể, tinh thần tập thể, sự thân thiện cho học
sinh trong học tập, lao động, và nhiều họat động khác.
Xuất phát từ thực tế trong năm trước tôi cũng được phân công giảng dạy
môn giáo dục thể chất của trường THPT.
Qua một vài năm giảng dạy tôi thấy học sinh đa số là lười vận động và
không có thiện chí để tập luyện để phát triển toàn diện cơ thể nên tôi rất trăn trở
chính vì thế mà tôi đã có những kinh nghiệm và có những sáng kiến hay cho nội
1


dung bài thể dục để giúp các em có hứng thú với nội dung bài thể dục. Hiện giờ
tôi áp dụng sáng kiến của mình cho toàn bộ học sinh khối 10 cả nam và nữ.
Từ cơ sở thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng
một số bài tập tạo hứng thú khi giảng dạy bài thể dục nhịp điệu cho học
sinh khối 10 trường THPT Quảng Xương 3” Giúp học sinh yêu thích giờ học
giảm sự nhàm chán trong tập luyện
2. Mục đích nghiên cứu
Tạo không khí vui vẻ trong quá trình học tập, rèn luyện, tạo ý thức thói
quen tập luyện, tinh thần tập luyện, tinh thần đồng đội, tạo sân chơi lành mạnh
và thái độ coi trọng sức khoẻ của bản thân. Kích thích hưng phấn tập luyện với
tinh thần “khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động,
tinh thần đồng đội nhằm phát triển toàn diện thể chất cho các em
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10 trung học phổ thông
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp sử dụng lời nói: phân tích- giảng giải – đàm thoại
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp phân nhóm giới tính
- Phương pháp kiểm tra sư phạm

2


PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn bài tập
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm của môn Thể dục nhịp điệu.
Thể dục nhịp điệu hay còn gọi là Aerobic được hiểu từ nguyên bản chữ Hy
Lạp cổ đại là không khí cho sự sống (Aero: không khí, Bic: cho sự sống), về sau
người ta đưa âm nhạc trong các bài tập nên gọi là Thể dục Aerobic.
Loại hình thể dục nhịp điệu này trở nên rất phổ biến tại Mỹ do nữ tài tử
Jane Fonda và Richard Simmons phổ biến các bài tập trên phương tiên truyền
thông đại chúng trong thập niên 1980. Thể dục Aerobic là các hoạt động thể dục
với cường độ trung bình trong khoảng thời gian dài. Thể dục Aerobic có liên
quan đến khả năng huy động và sử dụng oxy trong quá trình trao đổi năng lượng
của mô và cơ quan trong cơ thể, việc huy động này tùy thuộc vào mục đích của
các bài tập.
Thể dục Aerobic thường tập trung vào phần dưới của cơ thể vì vậy nó có
tác dụng đặc biệt giúp săn chắc từ phần bụng trở xuống. Các bài tập thể dục
Aerobic đều phải sử dụng một cái bục nhỏ hoặc bóng. Thể dục Aerobic có rất
nhiều bước nhảy, nếu có năng khiếu, HLV, VĐV có thể sáng tạo thêm nhiều
bước nhảy mới, nhưng phải nhảy trong khuôn khổ, không tùy tiện, tuân thủ
nguyên tắc bất di bất dịch của Aerobic là: các bài tập phải được chia ra từng
nhóm cơ (Ví dụ bài tập chú trọng vào các cơ đùi trước, sau, những động tác xoay
người giúp cơ thể uyển chuyển).

Thể dục nhịp điệu – Aerobic là loại hình thể dục mới nhưng đã được hưởng
ứng sôi nổi và đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở trường
THPT. Giảng dạy thể dục nhịp điệu, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp
khác nhau: Thuyết trình, trực quan, đàm thoại, chia nhóm … trong đó phương
pháp thuyết trình và trực quan đóng vai trò quyết định, giáo viên là người giúp
đỡ, điều khiển và sửa sai cho học sinh khi cần thiết.
Để giảng dạy tốt môn thể dục nhịp điệu người giáo viên phải thực hiện các
động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người
học, khi lên lớp phải gây được sự hưng phấn, hứng thú cho học sinh ham thích
tập luyện và tự rèn luyện sức khỏe. Muốn học sinh hứng thú và ham thích tập
luyện thể dục nhịp điệu thì giáo viên nên đưa âm nhạc vào giảng dạy. Giảng dạy
thể dục nhịp điệu cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề
phòng chấn thương trong luyện tập cho học sinh, phải thường xuyên kiểm tra
sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp tốt với các môn khác để bổ xung, hỗ
trợ cho nhau.
1.1.2 Đặc điểm của âm nhạc trong thể dục nhịp điệu
Thể dục nhịp điệu là môn thể dục vận động các động tác theo nhạc một
cách nhịp nhàng và uyển chuyển. Âm nhạc hoặc nhịp đếm kích thích gây cảm
xúc dẫn dắt động tác. Tác dụng của thể dục nhịp điệu giúp cơ thể phát triển khỏe
mạnh, trí lực tinh thông, làm việc hiệu quả. Khả năng dẻo dai và bền sức cũng
được khơi thông khi tập thể dục nhịp điệu thường xuyên. Thể dục nhịp điệu giúp
3


nâng cao khả năng múa hát và vận động, khả năng nghe nhạc nhịp nhàng, đẩy
lùi được căn bệnh béo phì, lười vận động, tự kỷ.
Tùy theo lứa tuổi và trình độ để chọn loại nhạc phù hợp. Đối với lứa tuổi
học sinh Trung học phổ thông dung nhạc có nhịp 2/4 tiết tấu lúc đầu chậm, sau
đó vừa và cuối cùng nhanh. Có thể chọn nhạc Rap hoặc Dissco của nước ngoài,
tuy nhiên nên chọn nhạc Việt Nam phù hợp và gần gũi, dễ tập hơn. Tuy nhiên

khi ghép nhạc cho học sinh cần chú ý:
- Chỉ nên ghép nhạc khi học sinh đã nhớ và thực hiện được động tác.
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc nhạc.
- Giáo viên nên làm mẫu động tác ghép nhạc trước để học sinh quan sát.
- Lúc đầu giáo viên vừa mở nhạc vừa xen kẽ đếm nhịp để giúp học sinh giữ nhịp.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý
* Hệ thần kinh: Hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và
thống nhất mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Hệ thần kinh
cao cấp hoạt động ổn định và đã được hoàn thiện, chức năng phân tích tổng hợp
của hệ thần kinh đạt tới mức phát triển hoàn chỉnh, tính linh hoạt của hệ thần
kinh cao, hiểu biết được mở rộng, trí tuệ được nâng cao. Hoạt động của hệ thần
kinh thể hiện rõ nét hơn, có khát vọng đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực. Tập
luyện thể dục nhịp điệu kết hợp hài hòa giữa các nhân tố kích thích bên trong và
bên ngoài đó tạo tiền đề cho việc tập luyện có hiệu quả tối đa đối với người tập.
* Đối với hệ tim mạch: Máu chảy qua tim theo các động mạch, đi khắp cơ
thể cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các tế bào của cơ thể, thải các chất
độc hại cũng như vận chuyển các chất khác nhau từ cơ quan này đến cơ quan kia
rồi lại trở về tim tạo thành một hệ thống nhất.
Ở lứa tuổi này ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, cơ quan hô hấp phát
triển hoàn thiện, hô hấp sâu hơn, kích thước tim cũng tăng lên. Mạch chậm hơn,
hệ tim mạch được điều hòa qua cơ chế thần kinh – thể dịch hoàn thiện hơn. Do
vậy có thể đáp ứng những đòi hỏi thể lực trong tập luyện TDTT.
* Hệ vận động: Chiều cao phát triển chậm hơn bề ngang, các xương chủ
yếu đã được cốt hóa, bộ xương đã vững chắc ít bị cong vẹo hơn do đó có thể tập
luyện các kỹ thuật khó, khả năng gắng sức cao. Hệ cơ phát triển mạnh mẽ đặc
biệt là cơ vân, sức mạnh cơ tăng lên đáng kể, ở lứa tuổi này sức mạnh cơ của
nam tăng gấp 2 lần nữ. Các chức năng của lứa tuổi này hoàn thiện rất tốt cho
việc tập luyện TDTT.
Các bài tập thể dục Aerobic có khả năng làm trẻ hoá các khớp xương, các
đĩa sụn, cột sống, đảm bảo cung cấp và nuôi dưỡng chúng tốt hơn, loại bỏ bớt

lượng muối thừa trong chúng.
Trong các giờ tập luyện, các bài tập thể lực làm tăng khả năng cung cấp
máu cho các cơ, tăng số lượng sợi cơ bằng con đường tách dọc sợi cơ. Các sợi
cơ riêng biệt sẽ trở nên to và chắc hơn, làm giảm lượng mỡ thừa giữa các bó cơ.
* Hệ tiêu hoá: Tập luyện thường xuyên bằng các bài tập thể dục Aerobic
có cường độ và thời gian thực hiện tương đối lớn làm tăng nhanh quá trình trao
đổi chất và tiêu hoá giúp cho đường ruột làm việc tốt hơn. Tốt nhất nên bắt đầu
4


tập luyện sau khi ăn khoảng 2 - 3 giờ lúc đó thức ăn bắt đầu được tiêu hoá ngấm
vào máu đưa đến các cơ quan của hệ tiêu hoá. Còn nếu tập luyện ngay sau khi
ăn thì phần lớn máu sẽ đi vào các cơ bắp và lúc đó các cơ quan của hệ tiêu hoá
sẽ ở trong trạng thái không đủ máu, thiếu chất dinh dưỡng.
* Tâm lý: Tâm lý và vận động tích cực có mối liên hệ mật thiết với nhau,
có liên quan tới các đặc điểm về tâm sinh lý của cơ thể. Có nhiều khảo sát khoa
học chứng minh rằng hoạt động thể dục thể thao có tác động lớn đến tâm lý của
con người thực tế đã cho thấy ở những đứa trẻ một tuổi có biểu hiện các hoạt
động vận động ở mức độ thấp thì sẽ có các chỉ số bất lợi ảnh hưởng đến sự phát
triển tâm lý sau này của trẻ. Trong điều kiện không có sự vận động thì não
dường như không nhận được những thông tin phản hồi do số lượng các tín hiệu
thần kinh bị suy giảm. Còn nếu thiếu hụt những kích thích về những xúc cảm
cũng như các mối tương quan xã hội thì nó trở thành nhân tố nguy hiểm sẽ gây
rối loạn tâm lý như: Lo lắng ảo giác, hoang tưởng, ăn không ngon…
Nếu được tập luyện lâu dài thể dục Aerobic có thể ảnh hưởng lớn đến việc
tạo dựng nhân cách, nâng cao sức khoẻ, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật,
tạo dáng đẹp, khoẻ khoắn và tự tin.
Dưới tác động của các bài tập nói chung, con người trở nên năng động
không chỉ trong thể thao mà cả các lĩnh vực hoạt động khác. Con người trở nên
năng động có ý chí hơn, duyên dáng, hấp dẫn và cứng rắn hơn trước những tai

hoạ, vui vẻ và hoà nhã với những người, sinh vật, thiên nhiên xung quanh mình.
1.3. Đặc điểm của quá trình nhận thức trong dạy học động tác
Dạy và học là hai mặt không thể thiếu được của quá trình dạy học. Hoạt
động của người giáo viên nhằm lãnh đạo, tổ chức và điều khiển quá trình nắm tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Để quá trình dạy học đạt kết quả cao thì nó
phải tuân theo một hệ thống logic, vấn đề ở đây là cần lựa chọn sắp xếp phối
hợp theo một trình tự hợp lý thống nhất như thế nào để các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, các hình thức tổ chức nhận thức và hoạt động, các thao tác dạy học đạt hiệu
quả cao cho học tập.
Việc dạy học cần căn cứ vào tình hình thể lực của học sinh để kích thích
các em học tập. Dựa vào các đặc điểm, nhiệm vụ của môn học. Để nâng cao chất
lượng giáo dưỡng thể chất cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Tạo được “một vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho hoạt động tiếp theo
cao hơn.
Dùng các bài tập dẫn dắt hoặc các phương tiện để tác động có chủ đích để
phát triển các năng lực thể chất riêng.
Hoàn thiện và đạt đến một mức độ hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận
động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, thể thao, và
trong các lĩnh vực hoạt động khác.
2. Đặc điểm của giảng dạy thể dục nhịp điệu.
Giảng dạy môn giáo dục thể chất nói chung và thể dục nhịp điệu nói riêng
người Giáo viên phải chuẩn bị thật tốt giáo án trước khi lên lớp, giáo án phải

5


được soạn trước ngày dạy 3 – 5 ngày để giáo viên có thời gian xem kỹ, có điều
chỉnh và bổ sung cho hoàn chỉnh giáo án trước khi tiến hành giảng dạy.
Chuẩn bị tốt dụng cụ sân tập và sử dụng thật có hiệu quả đồ dùng dạy học
như tranh vẽ, phim ảnh minh họa để học sinh hiểu rõ, vận dụng tốt động tác.

Bản thân giáo viên phải thị phạm động tác nhiều lần, ở nhiều góc độ khác nhau
cho học sinh xem. Phân tích giảng giải rõ từng kỹ thuật động tác, từ động tác dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình tập luyện phải chú ý sửa sai
cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy luôn chú ý biến đổi đội hình hợp lý và
phải bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho học sinh. Yêu cầu học sinh tự giác tập
luyện nghiêm túc, tích cực.
Xác định khối lượng vận động hợp lý, chính xác sẽ giúp học sinh nâng cao
kỹ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe.
Rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy giữa các lớp, cái đã làm được và
chưa làm được của nội dung dạy để có điều chỉnh kịp thời, hợp lý hơn.
3. Thực trạng học thể dục nhịp điệu của học sinh hiện nay.
Trường trung học phổ thông Quảng Xương III hiện tại có 30 lớp nên số
lượng học sinh rất đông, vì vậy cá nhân mỗi giáo viên có một kế hoạch giảng
dạy riêng.
Khi tiến hành nghiên cứu để tìm ra các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả cho
học sinh khối 10, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu các giờ học chính khóa về môn
thể dục nhịp điệu của các giáo viên khối 10 khác, chúng tôi nhận thấy rằng: Học
sinh nói chung và nhất là học sinh nam ngại học thể dục nhịp điệu, mức độ tiếp
thu kỹ thuật động tác chậm, không thể vận dụng phát huy trong học tập, nó sẽ
tạo tâm lý không tốt làm cho học sinh có thái độ, tinh thần học tập kém, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến việc không
đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học. Đây là vấn đề cần thiết, có tính
cấp bách cần phải được giải quyết.
4. “Vận dụng một số bài tập tạo hứng thú khi giảng dạy bài thể dục
nhịp điệu cho học sinh khối 10 Trường THPT Quảng Xương 3”.
4.1. Cơ sở để lựa chọn các bài tập
Để lựa chọn các bài tập trong giảng dạy thể dục nhịp điệu cho học sinh
khối 10. chúng tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, các tài
liệu liên quan đến môn học. đồng thời thông qua quan sát thực tiễn giảng dạy tại
trường, các giáo viên đồng nghiệp trường bạn, các huấn luyện viên tại các câu

lạc bộ thể dục aerobic.
Dựa vào các vấn đề đã được đánh giá qua thực tiễn, qua quan sát, qua quá
trình giảng dạy và thực tế giảng dạy các năm trước đây. Kết hợp trao đổi với các
giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm, từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc
lựa chọn các bài tập.
4.2. Lựa chọn các bài tập giảng dạy thể dục nhịp điệu cho học sinh
khối 10 trường trung học phổ thông Quảng Xương III.
Sau khi dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, chúng
tôi đã lựa chọn được các bài tập như sau:
6


Bài tập 1: Nâng đầu gối: Khớp gối và hông gập tối thiếu 90 0, Khi chân
trước gập 900 thì chân sau thẳng, thân thẳng, đùi song song với mặt đất, cẳng
chân vuông góc với mặt đất.

Bài tập 2: Đá chân: Đá thẳng cao, biên độ tối đa 145 0, gót chân cao hơn
vai, chỉ có hoạt động của hông, khớp gối không gập, chân sau thẳng, thân thẳng
tự nhiên, hai chân không gập gối.

7


Bài tập 3: Bật Jack: Một bước bật tách hai chân, hơi khuỵu gối. Khi tiếp đất
hai bàn chân rộng hơn vai, hai đầu gối mở hướng về hai phía, thân thẳng tự nhiên

Bài tập 4: di chuyển trên mũi bàn chân. Đứng trên mũi bàn chân, thả lỏng
cổ chân và thực hiện cách di chuyển trên mũi bàn chân

8



Bài tâp 5: Chuyển động vùng hông. Hai tay đưa ra trước hông hơi đẩy về
sau và thực hiện di chuyển sang trái, sang phải

Bài tập 6: Nằm sấp chống đẩy hai tay:
Nằm chống hai tay xuống đất, hai bàn tay các ngón tay hướng về trước và
sát vào thân người, hai bàn chân sát nhau. Co khuỷu tay, hạ người sát xuống mặt
sàn sao cho thân người và chân xuống cùng lúc, người tạo thành tư thế nằm
thẳng ngang.

9


Bài tập 7: Nằm ngửa gập bụng: Một học sinh ngồi chân co 90 0 ở đầu gối,
hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ ở phần
dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn

.
Việc vận dụng các bài tập đã lựa chọn chỉ đạt kết quả khi có sự phân bổ
hợp lý về lượng vận động theo mục đích tập luyện giảng dạy. Mục đích của việc
nâng cao hứng thú khi học thể dục nhịp điệu là để giúp học sinh đạt hiệu quả cao
khi kiểm tra kết thúc môn học và từ đó giúp học sinh ứng dụng trong cuộc sống
hằng ngày.
5. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn
Được sự giúp đỡ của các giáo viên bộ môn tôi tiến hành điều tra cơ bản
ban đầu về thành tích và khả năng hoàn thiện bài thể dục nhiệp điệu khối 10 do
tôi trực tiếp giảng dạy gồm 8 lớp, mỗi lớp lấy 15 học sinh nam và 15 học sinh
nữ với tổng số học sinh được kiểm tra là 240 em. Qua trao đổi ý kiến thống nhất
trong nhóm giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 10 để xây dựng các chỉ tiêu đánh

giá hiệu quả như sau:
Điểm 9 – 10:
+ Quên 1-2 nhịp (nữ): 2-4 nhịp (nam).
+ Tập đúng nhịp và tương đối đúng các kỹ thuật động tác.
+ Thể hiện tốt diễn cảm của bài (mắt nhìn theo tay, động tác nhịp nhàng)
Điểm 7 - 8:
+ Quên 2-4 nhịp (nữ): 4-6 nhịp (nam).
+ Tập tương đối đúng nhịp và đúng kỹ thuật động tác.
10


+ Thể hiện tương đối tốt diễn cảm của bài.
Điểm 5 – 6:
+ Quên 4-8 nhịp (nữ): 8-12 nhịp (nam).
+ Tập tương đối khớp với nhịp hô và kỹ thuật động tác tương đối đúng.
+ Thể hiện diễn cảm của bài chưa tốt.
Dưới điểm 5:
+ Quên nhiều nhịp
+ Tập chưa khớp với nhịp hô, kỹ thuật động tác không tốt.
+ Chưa có diễn cảm của bài.
Xếp loại Đạt: Từ 5 điểm trở lên.
Xếp loại Chưa Đạt: Dưới 5 điểm
Sau khi đã lựa chọn được các bài tập tôi tiến hành nghiên cứu qua 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm
với cùng 1 giáo án theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo hướng
dẫn đỗi mới phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT.
Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến hành
kiểm tra theo tiêu chuẩn đối với 2 nhóm: Nhóm đối chứng (10A1, 10A2, 10A3,
10A4) và nhóm thực nghiệm (10C, 10D1, 10D2, 10D3)
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1 như sau:

BẢNG 1:

Nhóm

Đối
chứng

Số học sinh
được loại
đạt(Đ)
nam nữ
10
11

Số học sinh
loại chưa
đạt(CĐ)
nam
nữ
5
4

TT

LỚP

Sĩ số

1


10A1

45

2

10A2

45

15

15

9

12

6

3

3

10A3

43

15


15

9

10

6

5

4

10A4

42

15

15

10

11

5

4

175


60

60

38

44

22

16

Tổng

Thực
nghiệm

Số học sinh
được kiểm
tra
nam
nữ
15
15

5

10C

43


15

15

11

10

4

5

6

10D1

45

15

15

10

12

5

3


7

10D2

42

15

15

9

12

6

3

8

10D3

42

15

15

9


10

6

5

172

60

60

39

44

21

16

Tổng

11


Nhìn vào bảng 2 ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng tương đương nhau. Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương
pháp giảng dạy tạo hứng thú tập bài TDNĐ cho cả nam và nữ.
Giai đoạn 2:

Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập đã lựa
chọn tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước
như sau:
Nhóm đối chứng: gồm 4 lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4. các em học theo
phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT và áp dụng theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT trong thời gian
2 tháng.
Nhóm thực nghiệm: gồm 4 lớp 10C, 10D1, 10D2, 10D3. Trên cơ sở vẫn
dựa vào chương trình giáo án học giống nhóm đối chứng và kết hợp các bài tập
đã lựa chọn vào giảng dạy (được trình bày ở bảng 2) và cũng được tiến hành
trong thời gian 2 tháng.

12


BẢNG 2: NỘI DUNG GIẢNG DẠY CHO NHÓM THỰC NGHIỆM
Tiết
Nội dung
Bài tập số 1,2,3,( trang 7,8) (có tập ghép nhạc)
1
Học
Học động tác 1,2,3 (SGV 10)
Trò chơi: Diễu hành tiếp sức với nhạc
Bài tập số 1,2,3có nhạc (vào phần khởi động)
Ôn
Động tác 1,2,3 (SGV 10)
Tập ghép nhạc động tác 1,2,3 (SGV 10)
2
Bài tập số 4,5, (trang 9)
Học

Học động tác 4,5,6 (SGV 10)
Bài tập số 6 (trang 10)
Bài tập số 1,2,3,4,5 có nhạc (vào phần khởi động)
Ôn
Động tác 1,2,3 có nhạc (SGV 10)
3
Tập ghép nhạc động tác 4,5,6 (SGV 10)
Học
Học động tác 7,8,9 (SGV 10)
Bài tập 7 ( trang 10)
Bài tập 1,2,3,4,5, có nhạc (vào phần khởi động)
Ôn
Động tác 1,2,3,4,5,6, có nhạc (SGV 10)
4
Tập ghép nhạc động tác 7,8,9 (SGV 10)
Học
Học động tác 10,11,12 (SGV 10)
Trò chơi chạy bộ tiếp sức với nhạc.
Bài tập 1,2,3,4,5 có nhạc (vào phần khởi động)
Ôn
Động tác 1 đến 9 có nhạc (SGV 10)
5
Tập ghép nhạc động tác 10,11,12 (SGV 10)
Học
Học động tác 13,14,15,16 (SGV 10)
Bài tập 1,2,3,4,5 có nhạc (vào phần khởi động)
Ôn
Động tác 1 đến 12 có nhạc (SGV 10)
6
Tập ghép nhạc động tác 13 đến 16 (SGV 10)

Học
Bài tập 6 và 7 ( trang 10)
Bài tập 1,2,3,4,5 có nhạc (vào phần khởi động)
7
Ôn
Động tác 1 đến 16 có nhạc (SGV 10)
8
Kiểm tra Động tác 1 đến 16 có nhạc (SGV 10)
Qua thời gian nghiên cứu tập luyện giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm kết thúc ta tiến hành kiểm tra các nhóm cho kết quả của bài test như sau
(được trình bầy ở bảng 3)

13


BẢNG 3:
Nhóm
TT

Đối
chứng

1
2
3
4
Tổng
Thực
5
nghiệm

6
7
8
Tổng

LỚP

10A1
10A2
10A3
10A4
10C
10D1
10D2
10D3

Sĩ số

45
45
43
42
175
43
45
42
42
172

Số học sinh

được kiểm tra
nam
15
15
15
15
60
15
15
15
15
60

nữ
15
15
15
15
60
15
15
15
15
60

số học sinh
được loại
đạt(Đ)
nam
nữ

12
13
13
14
13
12
12
14
50
53
15
15
15
15
15
15
15
15
60
60

Số học sinh
loại chưa
đạt(CĐ)
nam nữ
3
2
2
1
2

3
3
1
10
7
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Như vậy sau 2 tháng áp dụng các bài tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh
tập luyện bài thể dục đạt kết quả cao ta thấy được tác dụng và yếu tố của một số
bài tập.
Không những không có một học sinh nào xếp loại chưa đạt mà giờ học còn
rất sôi động học sinh không còn ngại những động tác như chống đẩy và động tác
đẩy hông nữa mà rất hào hứng tập sao cho chuẩn và đẹp đội hình
Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và
các bài tập mới để tạo hứng thú cho học sinh tập luyện bài thể dục nhịp điệu
dành cho học sinh nam - nữ trường THPT Quảng Xương III đã phản ánh được
tính hiệu quả và tích cực.

14



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua việc áp dụng những bài tập trên và với những kết quả đã đạt
được, chúng tôi đi đến những kết luận sau:
Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt ngoài những bài tập có sẵn giáo viên cần
sáng tạo, tìm tòi, học hỏi, lựa chọn thêm những bài tập mới phù hợp với trình độ
lứa tuổi của các em học sinh để làm tăng hứng thú học tập của các em, từ đó làm
tăng hiệu quả giảng dạy của giáo viên và tăng kết quả học tập của học sinh.
Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút sự ham thích của học sinh đối
với môn học người giáo viên nên lồng ghép thêm giảng dạy với âm nhạc trong
mỗi tiết học .
Ngoài ra cần tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lý, bài tập phải vừa
sức, phù hợp với sức khỏe, trình độ thể lực, tâm sinh lý, giới tính của học sinh,
tránh cho các em sự lo ngại, nhàm chán, tạo được tâm lý tốt cho các em đối với
môn học.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy phải đảm bảo an toàn cho học sinh,
giúp các em an tâm, tự tin hơn trong quá trình tập luyện. Có như thế học sinh sẽ
dễ dàng tiếp thu tốt bài học, vận dụng tốt kỷ thuật nâng cao thành tích trong học
tập và thi đấu.
Bằng các phương pháp nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã lựa chọn được
các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài tập thể dục nhịp điệu cho đối
tượng là học sinh khối 10. Thông qua việc sử dụng các bài tập vào các lớp học
cho thấy các bài tập do chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả tốt.
2. Kiến nghị
Để giúp các em học sinh yêu thích thể thao trong nhà trường với mục tiêu
khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tôi muốn đề xuất với ban giám
hiệu trường THPT Quảng Xương III đầu tư 1 bộ loa đài để tiện cho quá trình
giảng dạy và học tập với tinh thần thể thao, tinh thần tập thể. Tạo cho các em có
sự hứng khởi, sự tự tin và sự cố gắng hết mình.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi mong nhận được sự

quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng sự cho bản nghiên cứu của tôi được
hoàn thiện hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hoàn
thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các
mặt trí tuệ, đạo đức và thể chất .
Xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết đề tài

LƯU THỊ THẮM
15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thể dục ĐH thể dục thể thao I.
2. Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy thể dục thể thao. Nhà xuất bản
giáo dục năm 2001.
3. Sách giáo viên thể dục lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục tháng 5 năm 2008
4. Học thuyết huấn luyện
5. Băng, đĩa hình các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế .
6. Các băng đĩa hình giải thể dục nhịp điệu hội khỏe phù đổng
7. Các băng đĩa hình bài qui định thể dục nhịp điệu các quận huyện từ năm
2004- 2008.

16



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………………

17


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1 . Lý do chon đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI....................................................................3
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn bài tập....................................................3
1.1.Cơ sở lý luận....................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm của môn Thể dục nhịp điệu..........................................................3
1.1.2 Đặc điểm của âm nhạc trong thể dục nhịp điệu.............................................3
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý......................................................................................4
1.3. Đặc điểm của quá trình nhận thức trong dạy học động tác..............................5
2. Đặc điểm của giảng dạy thể dục nhịp điệu.........................................................5
3. Thực trạng học thể dục nhịp điệu của học sinh hiện nay....................................6
4. “Vận dụng một số bài tập tạo hứng thú khi giảng dạy bài thể dục nhịp điệu cho
học sinh khối 10 Trường THPT Quảng Xương 3”.................................................6
4.1. Cơ sở để lựa chọn các bài tập..........................................................................6
4.2. Lựa chọn các bài tập giảng dạy thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10 trường
trung học phổ thông Quảng Xương III...................................................................6
5. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.......................................................10
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................15

1. Kết luận............................................................................................................15
2. Kiến nghị.........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................16

18



×