Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.89 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
TRƯỜNG
THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________

_____________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GVCN HƯỚNG DẪN
HỌC SINH LÀM HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI THPT QUỐC GIA
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GVCN HƯỚNG DẪN
HỌC SINH LÀM HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện:
Người
hiện: Vũ
VũThị
ThịThư
Thư

Chứcvụ:
vụ:
Chức

Nhânviên
viênhành
hànhchính


chính
Nhân

SKKNthuộc
thuộclĩnh
lĩnhvực
vực(môn):
(môn): Khảo
Khảothí
thí
SKKN

THANH HOÁ NĂM 2019

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu

2

1.1. Lý do chọn đề tài

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

3


1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

4

2.1. Cơ sở lý luận

4

2.2. Cơ sở thực tiễn

5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

2.5. Bài học kinh nghiệm


15

3. Kết luận và kiến nghị

16

3.1. Kết luận

16

3.2. Kiến nghị

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.1. Mở đầu
1


1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã yêu
cầu:
- “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông
theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung
thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học”; “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá
trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”;

- “Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp
sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo” và “giao
quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”;
Nhằm đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào thực tiễn giáo dục, từng bước đáp
ứng nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và xã hội, tác động tích cực trở lại
quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông; từ năm 2015, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT,
đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học sử dụng làm căn cứ
để tuyển sinh vào ĐH, CĐ thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai mục đích
riêng rẽ như trước đây.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đã có những điểm mới so với các năm
trước đòi hỏi các nhà trường, cán bộ làm công tác thi cần nghiên cứu, nắm vững
quy trình để triển khai cho học sinh lớp 12.
Trước kỳ thi THPT Quốc gia, học sinh và phụ huynh học sinh có đã có
băn khoăn lo lắng nhất định do chưa nắm vững được các thay đổi so với những
năm trước đây.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1

2


Giúp học sinh nắm vững những đổi mới trong kỳ thi THPT Quốc gia và
hướng dẫn các em làm hồ sơ đăng ký dự thi chính xác là khâu quan trọng trong
tổ chức kỳ thi.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm
hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc Gia” làm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu

- Nhằm góp phần làm tốt công tác thi THPT Quốc gia
- Ghi lại những việc đã làm thành công để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: dùng để thu thập thông tin của từng học sinh
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành
kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 và Thông tư số 03/2019/TTBGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi
tắt là Quy chế thi)
“Điều 2. Mục đích, yêu cầu
1. Thi THPT quốc gia nhằm mục đích: (i) dùng kết quả thi để xét công
nhận tốt nghiệp THPT; (ii) cung cấp thêm thông tin để đánh giá chất lượng giáo
dục phổ thông; (iii) cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.
2. Thi THPT quốc gia đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan,
công bằng.”


“Điều 54. Trách nhiệm của trường phổ thông
...
3. Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi, đơn xin phúc khảo; kiểm tra hồ sơ của
người học đăng ký tại trường;

4. Hoàn thiện dữ liệu đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; in,
đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh;
...
6. Quản lý hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.
7. Tiếp nhận đơn, lập danh sách xin phúc khảo bài thi và chuyển đến sở
GDĐT.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2, 3 và 4
4


8. Trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi
tại trường; lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định./.”
Việc hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia thuộc
trách nhiệm của trường phổ thông từ khâu đầu tiên là tiếp nhận phiếu đăng ký
dự thi đến khâu cuối cùng là trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh. Từ đó,
yêu cầu người cán bộ được phân công phụ trách hướng dẫn học sinh phải nắm
vững các quy định về thi THPT Quốc gia.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Từ năm học 2010-2011, trường THPT Nguyễn Trãi được tổ chức thi tuyển
sinh vào lớp 10 theo quy định. Tuy nhiên, chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa
cao; còn có những học sinh chưa có ý thức vươn lên trong học tập.
Số lượng học sinh lớp 12 của nhà trường trong 2 năm học gần đây:
+ Năm học 2017-2018: Số lớp: 08; Số học sinh: 335 (Trong đó có 01 học
sinh là học sinh khuyết tật thuộc đối tượng miễn thi tốt nghiệp)
+ Năm học 2018-2019: Số lớp: 08; Số học sinh: 351 (Trong đó có 02 học
sinh là học sinh khuyết tật thuộc đối tượng miễn thi tốt nghiệp)
Để hướng dẫn cho học sinh lớp 12 của nhà trường làm hồ sơ đăng ký dự
thi THPT Quốc gia chính xác là việc làm tương đối khó khăn với cán bộ làm

công tác thi cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp 12.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Công tác chuẩn bị.
- Cập nhật và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở
Giáo dục & Đào tạo về thi THPT Quốc gia để nắm được những thông tin thay
đổi của năm 2019 so với năm 2018.
- Tham dự tập huấn máy tính về công tác thi THPT Quốc gia.
- Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm, học sinh lớp 12
bao gồm những nội dung cơ bản thí sinh dự thi cần nắm vững.
5


2.3.2. Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm.
2.3.2.1 Giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu và phổ biến Quy chế thi THPT quốc
gia cho học sinh lớp chủ nhiệm; đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
a. Đối tượng và điều kiện dự thi (Trích Điều 12)
1. Đối tượng dự thi:
a) Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
...
2. Điều kiện dự thi
a) Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký
dự thi và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký
dự thi theo quy định;
b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải đảm bảo
các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình
trở lên, học lực không bị xếp loại kém.
* Nhà trường sẽ thông báo công khai những trường hợp không đủ điều
kiện dự thi theo khoản 2 Điều 12 chậm nhất trước ngày thi 20 ngày.
b. Tổ chức đăng ký dự thi
1. Nơi đăng ký dự thi: Đối với HS đang học lớp 12 đăng ký tại trường;

theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, trong kỳ thi THPT Quốc
gia năm 2019, thí sinh tự do trên địa bàn thành phố Thanh Hoá sẽ nộp hồ sơ tại
trường THPT Hàm Rồng.
- Đối với những thí sinh là học sinh lớp 12 của trường THPT Nguyễn Trãi
từ năm học 2017-2018 trở về trước, văn phòng nhà trường hướng dẫn học sinh
đăng ký tại trường THPT Hàm Rồng.
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2, 3 và 4
6


2. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với học sinh đang học lớp 12.
- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
- Học bạ THPT;
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích
(nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
- 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên
lạc của thí sinh.
c. Trách nhiệm của thí sinh (Theo Điều 14)
d. Miễn thi các môn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT và miễn thi tất cả các
môn của kỳ thi THPT quốc gia (Theo Điều 32 và Điều 33)
đ. Đặc cách tốt nghiệp THPT (Theo Điều 34)
e. Điểm Ưu tiên, Khuyến khích (Trích Điều 36)
1. Điểm ưu tiên
- Diện 1: Học sinh THPT không thuộc đối tượng Ưu tiên nào.
- Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối
tượng sau:
+ Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như

thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh
hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
+ Người dân tộc thiểu số;
+ Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc
màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả
năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2, 3 và 4
7


- Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng
sau:
+ Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng
chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên.
- Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu
tiên cao nhất. Những trường hợp đặc biệt sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét,
quyết định.
2. Điểm khuyến khích
Người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng
điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT với mức điểm như sau:
a) Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12:
- Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng
2,0 điểm;
- Giải KK trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;
- Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.

b) Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành
môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục
quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục
phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
- Giải cá nhân:
+ Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy
chương Vàng: cộng 2,0 điểm;
+ Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương
Bạc: cộng 1,5 điểm;
+ Huy chương Đồng: cộng 1,0 điểm;
_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2, 3 và 4
8


- Giải đồng đội:
+ Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia;
+ Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến
22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải;
+ Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội
được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này;
- Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ
được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
c) Học sinh giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh
kiểm có giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và
dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT, được cộng điểm
khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong chứng nhận như sau:
- Loại giỏi: cộng 2,0 điểm;
- Loại khá: cộng 1,5 điểm;

- Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.
...
đ) Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng
điểm khuyến khích theo quy định tại khoản 2 Điều này cũng chỉ được hưởng
mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.
e) Điểm khuyến khích quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 2
Điều này được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét
công nhận tốt nghiệp cho thí sinh.
f. Điểm xét tốt nghiệp THPT (Điều 37)
1. Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN): gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để
xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung
bình cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau:
_______________________________________

9


Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2, 3 và 4

2. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm
máy vi tính tự động thực hiện.
g. Công nhận tốt nghiệp THPT (Điều 38)
”1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài
thi trở lên, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy
điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có
ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi
trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế này được
công nhận tốt nghiệp THPT.
3. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi của

kỳ thi THPT quốc gia theo quy định tại Điều 33 Quy chế này được công nhận tốt
nghiệp THPT.”
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm viết phiếu đăng ký dự thi.
a. Đối với học sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đăng ký dự thi
để xét tuyển vào ĐH, CĐ thì kê khai tất cả các mục (A, B, C, D)
b. Đối với học sinh đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp thì kê khai 3 mục
(A, B, C).
c. Lưu ý khi viết hồ sơ.
- Mỗi một bộ hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu gồm:
+ Túi hồ sơ
+ Phiếu số 1 (lưu tại nơi nhận ĐKDT)
10


_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2, 3, 4, 5 và 6

+ Phiếu số 2 (giao lại cho thí sinh)
+ Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT
- Khi viết hồ sơ đăng ký dự thi học sinh phải ghi đầy đủ các thông tin theo
hướng dẫn và thông tin trên các phiếu dự thi phải trùng khớp nhau (mục số
phiếu do ban hồ sơ của nhà trường ghi).
2.3.3. Hồ sơ đăng ký dự thi nộp về Sở GD&ĐT.
- Túi hồ sơ đăng ký dự thi, phiếu số 1 (phô tô)
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước (bản phô tô).
- Giấy tờ ưu tiên (nếu có)
- 2 ảnh 4 x6
2.3.4. Sắp xếp hồ sơ và file ảnh.
- Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng thứ tự danh

sách học sinh trong sổ gọi tên ghi điểm (không phân biệt học sinh dự thi để xét
tốt nghiệp và học sinh dự thi để xét tốt nghiệp + đại học, cao đẳng).
- File ảnh của học sinh lớp chủ nhiệm được sắp xếp theo thứ tự hồ sơ
đăng ký dự thi, gửi về địa chỉ email:
2.3.5. Hồ sơ đăng ký dự thi (đối với học sinh lớp 12)
- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức
tự học đối với GDTX (bản sao);
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích
(nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
11


- 02 ảnh cỡ 4x6 cm
- Giấy khai sinh (bản sao);
- Bằng tốt nghiệp THCS (bản sao);
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước (bản phô tô).
2.3.6. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi.
- Giáo viên chủ nhiệm thu hồ sơ của lớp chủ nhiệm, kiểm tra hồ sơ đăng
ký dự thi, sắp xếp theo danh sách trong sổ gọi tên và ghi điểm; nộp về văn
phòng nhà trường.
- Đối với 02 học sinh thuộc diện miễn thi (học sinh Phạm Khắc Tiến lớp
12 C2 và học sinh Lưu Đức Minh lớp 12C7), hướng dẫn học sinh nộp hồ sơ
miễn thi (đơn xin miễn thi, thẻ khuyết tật, học bạ THPT bản công chứng).
2.3.7. Nhập hồ sơ đăng ký dự thi và kiểm dò dữ liệu đăng ký dự thi.
a. Nhập hồ sơ đăng ký dự thi.
- Tiến hành nhập hồ sơ theo thứ tự lần lượt như sau:
+ 12 C1
+ 12 C2

+ 12 C3
+ 12 C4
+ 12 C5
+ 12 C6
+ 12 C7
+ 12 C8
→ Việc nhập liệu theo thứ tự quy định sẽ thuận tiện cho công tác kiểm dò
dữ liệu đăng ký dự thi so với hồ sơ đăng ký dự thi.
12


b. Kiểm dò dữ liệu đăng ký dự thi.
- Theo hướng dẫn cập nhật chương trình thi THPT Quốc gia năm 2019, in
danh sách theo mẫu MD6 cho thí sinh đăng ký dự thi kiểm dò.
- Đối với thí sinh là học sinh lớp 12: chuyển danh sách kiểm dò cho
GVCN hướng dẫn học sinh đối soát giữa hồ sơ và danh sách.
- Thông báo tài khoản đăng nhập (là chứng minh thư hoặc thẻ căn cước
của thí sinh) và mật khẩu cho toàn bộ thí sinh đăng ký dự thi. Thí sinh đăng ký
dự thi đăng nhập vào địa chỉ thi.thptquocgia.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng
ký dự thi của mình, nếu có sai sót báo lại với cán bộ tin học để điều chỉnh.
c. Những sai sót chủ yếu.
* Đối với thí sinh đăng ký dự thi.
- Ghi thiếu thông tin trên phiếu đăng ký dự thi: Chứng minh nhân dân
hoặc thẻ căn cước; mã tỉnh, mã huyện, mã trường; Tên cụm – mã cụm thi; nơi
đăng ký dự thi, khu vực tuyển sinh...
Ví dụ: ghi thiếu thông tin Dân tộc trong hồ sơ
Học sinh Đỗ Thị Tuyết - lớp 12 C2
Học sinh Mai Đình Hoàng - lớp 12 C3
Học sinh Ngô Phương Linh - lớp 12 C5
Học sinh Nguyễn Thị Loan - lớp 12 C6

Học sinh Lê Thị Trâm Oanh - lớp 12 C8
Ví dụ: ghi sai thẻ căn cước trong hồ sơ
Học sinh Nguyễn Thị Thu Phương - lớp 12 C8
- Ghi thông tin trên bì hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 không trùng khớp.
- Ghi thiếu bài thi xét công nhận tốt nghiệp.
- Học sinh thuộc đối tượng được hưởng điểm khuyến khích trong xét tốt
13


nghiệp nhưng không ghi vào hồ sơ
Ví dụ: Học sinh Lê Thị Ngọc Anh – lớp 12 C4; là học sinh đạt giải Ba
môn Quốc phòng.
b. Đối với cán bộ nhập dữ liệu thi THPT Quốc gia.
- Nhập sai thông tin dự thi của thí sinh: Ngày sinh, chứng minh thư, bài
thi đăng ký dự thi...
Ví dụ: Nhập sai chứng minh thư
Học sinh Nguyễn Ngọc Anh - lớp 12C4
Học sinh Hoàng Thị Trà - lớp 12 C6
Ví dụ: Nhập sai ngày tháng năm sinh
Học sinh Ngô Quốc Tuấn - lớp 12 C6
Học sinh Lưu Đức Minh - lớp 12 C7
Ví dụ: Nhập sai họ tên
Học sinh Nguyễn Thuỳ Tiên - lớp 12 C8
Ví dụ: Nhập sai bài thi tổ hợp
Học sinh Nguyễn Thành Minh - lớp 12 C2
c. Biện pháp khắc phục.
- Đối với việc ghi thiếu thông tin trên phiếu đăng ký dự thi: bổ sung các
thông tin còn thiếu.
- Đối với trường hợp xác định sai điểm khuyến khích điều chỉnh hồ sơ và
dữ liệu theo đúng quy định

- Đối với trường hợp nhập sai thông tin: sửa dữ liệu theo đúng thông tin
trên phiếu đăng ký dự thi.
+ Nếu dữ liệu dự thi chưa được duyệt trên hệ thống thi THPT Quốc gia,
cán bộ phụ trách công tác thi sửa dữ liệu cho học sinh.
14


+ Nếu dữ liệu thi đã được duyệt trên hệ thống thi THPT Quốc gia, nhà
trường làm văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (qua phòng Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục) để đề nghị điều chỉnh thông tin dự thi.
2.3.8. Đánh số phiếu lên hồ sơ đăng ký dự thi, sắp xếp hồ sơ nộp Sở GD&ĐT.
a. Đánh số phiếu lên hồ sơ đăng ký dự thi.
- Sau khi hoàn thiện kiểm dò dữ liệu đăng ký dự thi, in sanh sách dự thi
theo mẫu số MD6, lấy thông tin trong mục số hồ sơ của mẫu MD6 để đánh số
phiếu lên hồ sơ đăng ký dự thi (cả hồ sơ, phiếu số 1, số 2 và công nhận tốt
nghiệp) lần lượt từ số 3001 – đến số cuối cùng.
Ví dụ:
Số hồ sơ 3001 → số phiếu 3001
b. Sắp sếp hồ sơ nộp Sở GD&ĐT.
- Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự số phiếu từ nhỏ đến lớn.
2.4. Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm
Mục đích của đề tài là giúp học sinh nắm vững những đổi mới trong kỳ thi
THPT Quốc gia, hướng dẫn các em làm hồ sơ đăng ký dự thi chính xác là khâu
quan trọng trong tổ chức kỳ thi. Đồng thời là tư liệu nghiên cứu cho bản thân để
những năm tiếp theo thực hiện tốt hơn.
* Thống kê số lượng đăng ký dự thi THPT Quốc gia.
Năm

Số đăng ký


Số dự thi chỉ

Số dự thi để xét

Số hồ sơ bị sai

dự thi

xét TN

TN và ĐH, CĐ

2018

335

23

312

50

2019

351

20

331


26

2.5. Bài học kinh nghiệm.
- Nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, Bộ
GD&ĐT.
- Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách Tin học để hướng
dẫn cho học sinh đăng ký dự thi đạt hiệu quả cao.
15


_______________________________________

Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 6

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Áp dụng “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi
THPT Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Trãi”, tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ
rệt trong công tác làm hồ sơ đăng ký dự thi:
- Học sinh nắm vững quy chế thi THPT Quốc gia, đặc biệt là các điều 12,
14, từ điều 32 – 38; những điều liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi
của thí sinh dự thi.
- Xác định rõ nguyện vọng đăng ký dự thi (dùng để xét tốt nghiệp, dùng
để xét tốt nghiệp và ĐH, CĐ), viết hồ sơ đăng ký dự thi tương đối chính xác.
- Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung những sai sốt trong hồ sơ và dữ liệu đăng
ký dự thi kịp thời.
3.2. Kiến nghị
Để công tác hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia
đạt hiệu quả cao cần:
- Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, tăng cường cơ sở

vật chất (máy tính, mạng internet tốc độ cao...)
- Đặc biệt là sự phối hợp tận tình của giáo viên chủ nhiệm trong việc
hướng dẫn học sinh lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự thi, viết phiếu đăng ký dự
thi, kiểm dò dữ liệu đăng ký dự thi... nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong quá
trình làm hồ sơ.
Đề tài này đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót;
tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà
quản lý, cán bộ phụ trách công tác thi nhằm triển khai việc đăng ký dự thi cho
học sinh đạt hiệu quả cao ở các trường THPT nói chung và trường THPT
Nguyễn Trãi nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác
16


Vũ Thị Thư

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW)
2. Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018
4. Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Công văn số 1209//BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 27 tháng 3 năm 2019

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT
quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019
6. Công văn số 704/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 01 tháng 4 năm 2019 của
Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia năm 2019

17



×