I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy
tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều
hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho học sinh là cần thiết, dạy học theo hướng “Tích
cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người
thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội
kiến thức, muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt
động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu
quả dạy học cao nhất. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao
là kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ dạy Sinh học.
Hiện nay theo tôi được biết, hầu hết các tiết ôn tập sinh học thường diễn
ra một cách tẻ nhạt thậm chí gây nhàm chán, chỉ một số em tập trung học tập,
làm bài tập, số còn lại ngồi chơi hoặc làm việc khác, đó là do các tiết ôn tập
chưa đủ lôi cuốn, không kích thích được sự tìm tòi, khám phá, không tạo được
hứng thú và khó lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công
thức khô khan, các trò chơi trong giờ học Sinh học ở các trường THPT chưa
được nhiều giáo viên quan tâm vì thường gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học
tập của lớp khác, giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây
cháy giáo án.
Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học
trong môn Sinh học, cũng không phải là vấn đề quá khó, có thể tổ chức được
một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức
đã học. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Sinh
học, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy
Sinh học, do vậy việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học chắc chắn sẽ
gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát,
tạo cho học sinh sự chủ động, tự tin khi lĩnh hội tri thức bởi vì học sinh là người
trực tiếp tham gia các hoạt động.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, sự
đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, sự tìm tòi qua các phương tiện thông
tin, tôi đã “Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng học tập môn Sinh học của học sinh hiện nay,
đề xuất giải pháp tổ chức các trò chơi sinh học để cải thiện môi trường học tập
cho học sinh trường THPT Như Thanh nhằm giúp các em phát triển kỹ năng tìm
hiểu, khám phá kiến thức.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn Sinh học của học sinh
trường THPT Như Thanh
Tính tích cực trong học tập môn Sinh học.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chỉ nghiên cứu các trò chơi trong tiết bài tập, ôn tập có ảnh hưởng
đến tính tích cực trong học tập của học sinh trường THPT Như Thanh.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích và rút ra
kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây, qua đó xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài :
4.2. Nghiên cứu thực tế
Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học của giáo viên ở các tiết ôn tập ở
trường THPT Như Thanh bằng cách dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên.
4.3. Thực nghiệm sư phạm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm một số bài có tổ chức trò chơi trong chương trình
sinh học 10, 11, 12
4.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ( phương pháp Ankét):
Tôi tiến hành lấy ý kiến của học sinh về các vấn đề có liên quan đến dạy
học Sinh học có tổ chức các trò chơi thông qua phiếu thăm dò.
4. 5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được. Phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu của đề tài.
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và tác dụng của tính tích cực hóa hoạt động
học tập môn Sinh học.
Vấn đề tích cực hóa được đặt ra từ rất lâu, được giải thích từ nhiều lập
trường khác nhau như : Tích cực hóa quá trình dạy học, tích cực hóa quá trình
nhận thức của học sinh; phát huy tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao tính
tích cực tự giác chủ động của học sinh...
Tác giả Đặng Thành Hưng đã đưa ra khái niệm về tích cực hóa như sau:
Tích cực hoá là làm cho người học sống và làm việc tích cực đến mức tối đa so
với tiềm năng và bản chất của mỗi người, so với những điều kiện và cơ hội thực
tế mà mỗi người có được.
Theo Thái Duy Tuyên, tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động nhằm
làm chuyển biến các vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối
tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học
2
tập. Như vậy, có thể hiểu: Tích cực hoá người học vào quá trình học tập là quá
trình tác động để làm cho người học năng động hơn, linh hoạt hơn trong học tập
nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học, tích cực hoá cá nhân, làm cho
tính tích cực cá nhân được phân hoá và hướng nhiều hơn vào việc giải quyết các
vấn đề, nhiệm vụ học tập nhằm đạt các mục tiêu học tập.
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và tác dụng của các trò chơi sinh học
Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học
được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức
Ph.Phroebel(1782-1852). Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết
hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở
lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức
được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được
những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình.
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò
chơi dạy học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như Phan
Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích
Ngọc ... đã để tâm 11 nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập.
Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không
chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của
người học.
Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học. Song chưa có một công
trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn sinh học. trên
đây là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài : “Vận dụng sáng tạo một số trò chơi
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập
Sinh học có hiệu quả”
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài.
1.2.1. Tích cực hóa học tập
Tính tích cực nhận thức : “ Là trạng thái hoạt động của người học, đặc
trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực vươn cao trong quá trình
nắm kiến thức. Đó chính là tính tích cực của cá nhân được huy động giải quyết
nhiệm vụ nhận thức
Tích cực hóa (TCH) học tập là tác động đến người học và quá trình học
tập thông qua các yếu tố của quá trình dạy học. Hay nói cách khác, TTC học tập
là giúp cho người học tự giác, chủ động, độc lập, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ
học tập của mình
1.2.2. Trò chơi sinh học
Trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân
theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng
tổ chức, hướng dẫn và động viên học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập
và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động văn hóa,
đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình
học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1. Tiến trình khảo sát thực trạng.
Tôi khảo sát bằng phiếu đánh giá của 150 học sinh các lớp 10A10, lớp
11C2 và lớp 12B7 (năm học 2017-2018) trường THPT Như Thanh về tính tích
cực trong học tập môn Sinh học. Trên phiếu điều tra ghi rõ họ tên, giới tính, dân
tộc. Nhằm tìm ra nguyên nhân và nêu giải pháp cải thiện môi trường học tập cho
học sinh trường THPT Như Thanh.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh, thì tính tích cực,
chủ động là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên để đánh giá được tính tích cực học
tập môn Sinh học ở trường THPT Như Thanh hiện nay, tôi đã tiến hành khảo sát
với kết quả thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1: Thực trạng tính tính tích cực học tập môn Sinh học ở Trường THPT
Như Thanh.
Tỷ lệ %
Biểu hiện TTC trong học
Rất
Khá
Ít
Không
tập của học sinh trường
Thường
STT
thường
thường thường thường
THPT Như Thanh
xuyên
xuyên
xuyên xuyên xuyên
Hăng hái tham gia mọi hình 6.8%
7.2%
14.3% 45.5% 26.2%
1
thức hoạt động học tập.
Hoàn thành bài tập khi được 9.4%
13.4% 19.7% 30.5% 27%
2
yêu cầu
Vận dụng được các kiến 0.8%
4.3%
9.4%
10.7% 74.8%
3.
thức đã học vào thực tiễn
4 Sáng tạo trong học tập
1.4%
7.3%
11.4% 32.6% 47.3%
Nhìn vào bảng 1. ta thấy tính tích cực trong học tập môn Sinh học đặc biệt
là trong các tiết ôn tập qua khảo sát còn nhiều hạn chế trong đó : Giáo viên và
Học sinh chưa sử dụng được quỹ thời gian trên lớp một cách có hiệu quả, giờ ôn
tập như một giờ lên lớp khuôn mẫu , nhàm chán, hầu hết các em đều không hoạt
động tích cực.
Vậy, từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Rất cần thiết để tạo môi trường học
tập sôi động vui vẻ cho học sinh giúp các em có cơ hội thể hiện, từ đó các em có
thể hình thành và phát triển kỹ năng , đó cũng chính là mục tiêu cuối cùng của
quá trình dạy học Sinh học.
2.3. Thuận lợi và khó khăn.
Trong quá trình vận dụng" Phương pháp trò chơi học tập" Giáo viên còn mắc
phải một số sai lầm làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của bài học đó là :
Nội dung trò chơi học tập không phù hợp với nội dung bài học, đơn vị kiến
thức cần đạt hay cần củng cố; giáo viên còn lúng túng khi sử dụng phương pháp
trò chơi học tập.
Nội dung trò chơi học tập không phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng
của học sinh.
Nóng vội cầu toàn, muốn mọi việc diễn ra trơn tru ngay, thiếu tin tưởng vào
học sinh.
Đánh giá việc thực hiện trò chơi của các em thiếu khách quan,công bằng.
4
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
3.1. GIẢI PHÁP
Để khắc phục thực trạng trên tôi đã áp dụng giải pháp là:
“Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả”
Học sinh học những bài trong sách giáo khoa cả một năm học sẽ làm cho
các em thấy nhàm chán và áp lực, đặc biệt là rất thụ động trong quá trình thực
hành. giảng dạy trong sách giáo khoa, Giáo viên thường phải logic theo trật tự
của nội dung chương trình, theo phân phối chương trình. Việc dạy và học giữa
Giáo viên và học sinh cứ lặp đi lặp lại suốt cả một năm học; thời gian trên lớp
hạn chế, vì thế Giáo viên chỉ có thể yêu cầu học sinh thực hành như yêu cầu của
sách giáo khoa, điều này không thể giúp học sinh phát triển tính tích cực chủ
động trong học tập.
Vì vậy, để có thể tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập, tôi
đã tạo cho các em môi trường để học tập môn Sinh bằng cách tổ chức các trò
chơi để học sinh vừa có điều kiện phát triển năng lực vừa lại được vui chơi giải
trí giúp các em phát triển toàn diện.
* Để tổ chức một buổi ôn tập bằng các trò chơi thành công, giáo viên cần
nhớ một số lưu ý sau:
Thứ nhất: Chọn một chủ đề cho tiết bài tập hoặc ôn tập
Thứ hai: Xác định mục tiêu của tiết bài tập, ôn tập: trò chơi phải ẩn chứa
mục tiêu của bài và gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Trò chơi phải củng cố
được kĩ năng, kiến thức của bài vừa học, để làm được điều này giáo viên phải
nghiên cứu kĩ bài dạy nắm được mục tiêu của mỗi bài học.
Thứ ba: Cho học sinh cơ hội để lắng nghe nhau. Để đảm bảo học sinh
phải quan tâm đến hoạt động của nhau, hãy cung cấp cho các em một mục tiêu
mà các em cần thực hiện chỉ bằng cách nghe các học sinh khác. Ví dụ nếu đội 1
đang trả lời câu hỏi, thì hãy để đội 2 và đội 3 lắng nghe và nhận xét.
Thứ tư: Hãy tạo cho học sinh một cảm giác hoàn thành công việc. Đến
cuối buổi, giáo viên nên tổng kết lại kiến thức. Hãy nhắc lại các lỗi mà các học
sinh mắc phải hoặc tổng hợp kết quả nếu đó là một cuộc thi.
Thứ năm: : Trò chơi phải được cả lớp cùng tham gia. Có thể không trực
tiếp tham gia chơi nhưng cũng phải tiếp nhận được yêu cầu và có phương án trả
lời để vừa tham gia cổ vũ vừa có thể nhận xét được kết quả của bạn.
Sau khi chơi xong giáo viên phải có nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện về kết
quả, về ý thức tham gia chơi và cũng qua trò chơi ta rèn luyện được đạo đức và
nhân cách cho học sinh.
3.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.2.1 Xây dựng sáng tạo trò chơi học tập
Để việc tổ chức trò chơi nhận thức thật sự lôi cuốn và hiệu quả, giáo viên
có thể xây dựng, thiết kế trò chơi dựa trên những cơ sở sau đây:
Quan sát thực tế
Quy luật nhận thức đã chỉ ra rằng trực quan sinh động là chất liệu thúc đẩy
tư duy trừu tượng, giúp con người kiến tạo tri thức mới. Vì vậy giáo viên cần
5
tích cực quan sát sự vật hiện tượng trong thực tiễn sinh động hàng ngày để có
thể tái cấu trúc hành động thường ngày thành thao tác chơi tương ứng với một
nội dung học tập nào đó.
Cải biên trò chơi sẵn có
Trò chơi học tập có thể được thiết kế lại từ những trò chơi sẵn có trong sinh
hoạt hàng ngày, đặc biệt là từ những gameshow đa dạng trên đài truyền hình.
Giáo viên phải chỉnh sửa cách chơi cho phù hợp với điều kiện của lớp học, điều
đó cũng khiến trò chơi có yếu tố mới lạ, giúp học sinh hứng thú tham gia chơi và
nhận thức bài học từ trò chơi đó.
Sáng tạo theo nội dung học tập
Nếu nội dung học tập rất trừu tượng, mang nặng tính lí thuyết và những trò
chơi có sẵn không phù hợp để tổ chức gợi mở tri thức cho học sinh thì giáo viên
phải sáng chế trò chơi dựa trên nội dung học tập. Đây là cách thức sáng tạo khó
khăn nhất. Nhưng khi trò chơi được hình thành thì bài học trừu tượng trở nên rất
ấn tượng và không khí học tập hết sức sôi nổi, hào hứng đối với học sinh.
Học sinh đồng sáng tạo với giáo viên
Cho phép học sinh được tham gia thiết kế lớp học, trò chơi. Kết quả là,
học sinh sẽ đi theo quá trình học tập mà họ đã tự định ra, cho phép họ thể hiện
sự sáng tạo và nắm bắt một phần định hướng của cả lớp. tạo cho học sinh cảm
giác rằng họ góp phần vào thành quả của lớp, khuyến khích họ tham gia và
thành công trong lớp học.
Cho học sinh cơ hội thứ hai và thứ ba.
Học sinh có thể thử làm bài tập, hoặc thành công hoặc thất bại, và thử lại.
học sinh thành công ngay lập tức có thể lựa chọn để chuyển sang một thử thách
mới, hoặc cố gắng nâng cao điểm số, những học sinh thất bại lần đầu tiên, có cơ
hội học hỏi từ những sai lầm của mình, và thử lại cho đến khi thành công. Điều
này thúc đẩy học sinh làm chủ các kỹ năng và nâng cao thành tích, đồng thời
loại bỏ áp lực hoặc sự kỳ thị đối với thất bại.
Cung cấp phản hồi tức thì : Khi học sinh thực hiện một lựa chọn trong
trò chơi, thường cho biết ngay lập tức là lựa chọn đúng hay sai. học sinh có thể
đưa ra phản hồi cho nhau, giáo viên chỉ hỗ trợ những người cần.
Đưa ra các huy hiệu & phần thưởng cá nhân
Huy hiệu hoặc các phần thưởng khác là một cách tốt để công nhận thành
tích của học sinh và khích lệ học sinh tiếp tục nỗ lực đạt được các mục tiêu học
tập. và là một công cụ tuyệt vời nhằm nâng cao sự tự tin của học sinh. việc ghi
nhận sự cố gắng của học sinh cũng tạo động lực trong học tập.
3.2.2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù
hợp với tiết dạy. Hướng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng
trò chơi để đưa ra luật chơi).
Học sinh: Nắm chắc thể lệ trò chơi do giáo viên đưa ra để tuân thủ thực
hiện một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc. Nếu là trò chơi mang tính chất tập
thể thì đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi
tham gia chơi.
3.2.3. Giới thiệu một số trò chơi
6
Trò chơi : Hái hoa dân chủ
* Đặc điểm: Là trò chơi mà giáo viên dùng một chậu cây trên đó có gắn
các bông hoa, mà mỗi hoa có chứa 1 câu hỏi hoặc bài tập yêu cầu người được
hái hoa thực hiện ( trả lời câu hỏi, bài tập) .
* Chuẩn bị: Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu
trong có các câu hỏi liên quan đến chủ đề ôn tập.
+ Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoặc bài tập có liên quan đến nội
dung của phần ôn tập hoặc bài tập ghi vào các mảnh giấy nhỏ cắt hình bông hoa
kích thước như nhau.
+ Với tiết ôn tập, giáo viên cho học sinh trước câu hỏi để về nhà học sinh
chuẩn bị. Với tiết bài tập yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ các câu hỏi và bài tập
trong sách giáo khoa, sách bài tập hết phần nội dung đã học.
*Cách chơi : Chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội sẽ có 4 lượt lên hái hoa,
các đội sau mỗi lần bắt hoa có thể đổi hoa khác nhưng sẽ bị trừ 1 điểm, Giáo
viên bố trí 3 màu hoa trên cây hoa tương ứng với nhóm câu hỏi có độ khó khác
nhau. Xen kẽ lượt chơi sẽ có phần giải trí do giáo viên bố trí đề tạo không khí
lớp học được sôi nổi.
Lượt 1 : Học sinh được yêu cầu bắt các hoa có các câu hỏi lý thuyết dễ
Lượt 2 : Học sinh được yêu cầu bắt các hoa với các câu hỏi lý thuyết khó
Lượt 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh sẽ bắt các bông hoa màu trong đó có
yêu cầu nhóm thể hiện 1 màn năng khiếu : hát, múa, kể chuyện hài...
Lượt 4: Gồm các câu hỏi vận dụng bài tập
Sau mỗi lượt chơi, Giáo viên sẽ nhận xét tổng kết và cho điểm mỗi đội, đội nào
trả lời sai, yêu cầu các đội khác suy nghĩ, bổ sung, thành viên nào trả lời được
câu hỏi của đội bạn thì ngoài điểm chung của nhóm sẽ được cộng thêm điểm
trong phần cho điểm cá nhân.
VÍ DỤ : Sinh học 11 (Tiết 21 - Bài tập)
Các câu hỏi bài tập trong mỗi Hoa :
Câu 1. Tế bào biểu bì duy nhất của lá có lục lạp là loại tế bào nào? Giải thích tại
sao tế bào này lại có lục lạp trong khi đó các tế bào biểu bì khác của lá thì không
có ?
Câu 2. Giải thích các câu ca dao trên phương diện sinh học:
a/ “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
b/ “ Bèo dâu là giống bèo tiên
Bèo làm ra thóc ra tiền cho ta”
Câu 3. Mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò sức hút của tán lá, sức hút và sức
đẩy của rễ trong quá trình đưa nước từ rễ lên lá?
Câu 4. Nếu dùng phân đạm sẽ giảm tốc độ cố định đạm trong thực vật? Vì sao?
Câu 5. Trình bày về các loại vi khuẩn có khả năng cố định nitơ và đặc điểm hoạt
động của chúng ?
Câu 6. Muốn hoa tươi lâu thì khi cắm hoa phải ngâm gốc cành trong nước rồi
cắt cành dưới nước. Hãy giải thích cách làm trên ?
Câu 7.Vì sao cây sống trong “ biển đạm” mà vẫn có thể “đói về đạm”?
7
Câu 8. Thực vật ở nước và thực vật ở cạn không có lông hút thì hút nước bằng
cách nào ?
Câu 9. Hai loài thực vật trên cạn có số lượng lông hút và bề mặt hấp thu như
nhau nhưng có một loài hút được nước và khoáng nhiều hơn. Vì sao?
Câu 10. Bộ rễ thực vật thích nghi với chức năng hút nước và hút khoáng như thế
nào ?
Câu 11 Câu 20 (Phụ lục)
Trò chơi đố vui ba dữ kiện
* Đặc điểm : Giáo viên đưa ra các dữ kiện yêu cầu học sinh đoán chính xác nội
dung giáo viên muốn đề cập.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện ( khái niệm, nội dung ) liên quan
đến chủ đề của tiết ôn tập, bài tập. thường đó là các dữ kiện liên quan đến các từ
khóa của tiết ôn tập, bài tập.
* Cách chơi: Đầu tiên, giáo viên đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc nội
dung. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ
hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý
gần tới câu trả lời đúng). Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được
30 điểm/câu, dữ kiện thứ hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi
dữ kiện cách nhau 10 giây.
VÍ DỤ : Sinh học 12 (Tiết 48 - Ôn tập)
Đố vui 1: Đây là hiện tượng gì ?
Dữ kiện 1: Có thể phát hiện được nguyên nhân bằng phương pháp làm tiêu bản
tế bào, và phổ biến nhất trong các bệnh đột biến NST.
Dữ kiện 2: Là 1 hội chứng có liên quan đến đột biến số lượng NST 21.
Dữ kiện 3: Người bệnh thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày, dị tật tim
và ống tiêu hóa.
Đáp án dữ kiện : Hội chứng Đao.
Đố vui 2: Đây là công nghệ gì ?
Dữ kiện 1: Enzym giới hạn và thể truyền được sử dụng trong công nghệ này.
Dữ kiện 2: Giống lúa gạo vàng - carôten là thành tựu của công nghệ này.
Dữ kiện 3: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang
một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào cho) sang tế bào của loài
nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền.
Đáp án dữ kiện: Công nghệ gen.
Đố vui 3: Đây là quá trình gì ?
Dữ kiện 1: Nếu diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn
đến hiện tượng hình thành các đơn vị phân loại trên Loài.
Dữ kiện 2: Khi môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì sẽ làm biến đổi
tần số alen theo một hướng xác định.
Dữ kiện 3: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu
gen khác nhau trong quần thể.
Đáp án dữ kiện: Chọn lọc tự nhiên.
Đố vui 4: Đây là con đường hình thành loài nào ?
Dữ kiện 1: Loài mới có đặc điểm giống với thể đột biến dị đa bội.
8
Dữ kiện 2: Là con đường hình thành loài nhanh nhất.
Dữ kiện 3: Loài lúa mì trồng hiện nay được tạo ra bằng con đường này.
Đáp án dữ kiện: Lai xa kèm đa bội hóa.
Đố vui 5: Đây là hiện tượng gì ?
Dữ kiện 1: Là hiện tượng xảy ra giữa chim sâu và sâu đo.
Dữ kiện 2: Đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.
Dữ kiện 3: Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định,
không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ
hoặc đối kháng.
Đáp án dữ kiện: Khống chế sinh học.
Đố vui 6 Đố vui 12 ( Phụ lục)
Trò chơi đuổi hình bắt chữ (đố vui bằng hình ảnh).
* Đặc điểm: Là kiểu trò chơi mà người chơi phải đoán, bình luận về chủ
đề, nội dung liên quan đến hình ảnh được quan sát.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tranh hình câm liên quan đến chủ đề
ôn tập hoặc bài tập hoặc có thể giao cho học sinh mỗi nhóm tự chuẩn bị tranh đố
của nhóm mình (cách này tính tích cực của học sinh sẽ cao hơn).
*Cách chơi: Lớp chia làm 4 đội chơi, mỗi đội chơi chuẩn bị 2 tranh vẽ câm,
chia làm 2 lượt chơi, ở mỗi lượt chơi từng nhóm sẽ bắt thăm xem nhóm nào chơi
trước, các nhóm sẽ đưa tranh của mình cho các nhóm khác quan sát, sau 3 phút, các
nhóm thảo luận và cử đại diện đưa ra nội dung của bức tranh, dựa trên đáp án của
nhóm đố tranh, giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm các nhóm.
VÍ DỤ : Sinh học 12 (Tiết 17 - Ôn tập phần di truyền học)
Cách 1: Giáo viên chuẩn bị các tranh hình về điều hòa hoạt động của gen
trong môi trường có lactozo và không có lactozo, các dạng đột biến gen, đột
biến nhiễm sắc thể làm tranh đố chữ cho các đội chơi, các đội chơi phải đoán
đúng dạng đột biến được mô tả trong tranh và trình bày về dạng đột biến đó.
Cách 2: Giáo viên yêu cầu mỗi đội chơi tự vẽ về một dạng đột biến nào đó,
sau đó dùng tranh vẽ đố các đội chơi còn lại.
Sau mỗi lượt chơi giáo viên cũng sẽ nhận xét và cho điểm các đội chơi và điểm
cá nhân giống như phần chơi hái hoa dân chủ.
Ví dụ: Sinh học 11 (Tiết 21 - Bài tập)
Cách chơi: Lớp chia 4 nhóm, Học sinh các nhóm chuẩn bị các tranh hình
vẽ về các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, yêu cầu đội bạn nêu tên chính xác dạng
tuần hoàn được nhắc đến và mô tả sơ lược về dạng tuần hoàn đó:
Hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép.
Trò chơi “ Đi tìm thủ phạm”
* Đặc điểm : Giáo viên đưa ra các tình huống vui về truy tìm thủ phạm qua
việc phân tích ADN, NST. Học sinh dựa vào kiến thức di truyền đã được học để
có đáp án đúng. Thường là nhưng câu hỏi về nguyên nhân, cơ chế...
* Cách chơi : Giáo viên chuẩn bị 4 hộp giấy được để trên 1 cái bàn kê
giữa lớp học, bố trí các mảnh giấy ghi các thủ phạm của hiện tượng ( đáp án)
được gấp lại cho vào trong các hộp giấy, sau khi phát lệnh tình huống, các nhóm
sẽ lên hộp của nhóm mình để lựa chọn chính xác mảnh giấy có ghi thủ phạm của
9
hiện tượng đó , nhóm nào tìm ra nhanh nhất sẽ có điểm cao nhất theo tứ tự 40
điểm, 30 điểm, 20 điểm, 10 điểm.
VÍ DỤ : Sinh học 12 tiết 16 : Bài tập chương I, II
Tình huống 1 : Một con chuột có vấn đề về phát triển, nhưng vẫn còn
khả năng sinh sản, được kiểm tra bởi 1 nhà di truyền học, phát hiện ra rằng
chuột này có 3 nhiễm sắc thể số 21. Hãy chỉ ra chính xác thủ phạm tạo nên con
chuột có hiện tượng này ?
TP1 : Tinh trùng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có 2 NST số 21.
TP2 : Giao tử tạo ra con chuột này có cả giao tử 1 NST số 21 và giao tử 2 NST số 21.
TP3 : Qủa trứng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có 2 NST số 21.
TP4 : NST số 21 của con chuột này nhân đôi nhưng không phân li.
Tình huống 2 : Một phân tử ADN đang tiến hành nhân đôi, nhưng kết
quả sau khi nhân đôi ngưởi ta quan sát thấy phân tử ADN con bị mất đi 1 cặp nu
so với bản gốc của phân tử ADN mẹ, Hãy chỉ ra chính xác thủ phạm gây ra hiện
tượng này là gì ?
TP 1 : acridin chèn vào mạch khuôn cũ.
TP 2 : acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp.
TP 3 : Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản.
TP 4 : Chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến thêm
1 cặp nucleotit.
Tình huống 3 : Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có
bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Phôi đó phát triển thành thể đột biến
Khi phân tích thể đột biến người ta thấy trong cơ thể xuất hiện 3 dòng tế bào có
bộ NST khác nhau. Hãy chỉ ra chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên ?
TP 1 : Ở lần phân bào thứ 6, một số tế bào cặp Dd không phân ly.
TP 2 : Một số tế bào cặp Dd và Bb không phân ly.
TP 3 : Cặp Aa và Bb không phân ly.
TP 4 : Cặp Aa và cặp NST giới tính XY không phân ly.
Tình huống 4: Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích
thước lớn hơn hàm lượng ADN của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi đó tốc độ
sao chép ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men chỉ khoảng 7 lần. Hãy tìm
chính xác cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ
chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần ?
TP 1 : Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.
TP 2 : Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E.Coli.
TP 3 : Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các
liên kết hidro.
TP 4 : Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
Tình huống 5. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên
kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài
bằng nhau nhưng nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân
tử ADN thứ hai. Hãy chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên
TP 1 : Phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử
ADN thứ hai.
10
TP 2 : Phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G nhỏ hơn phân tử
ADN thứ hai.
TP 3 : Phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/T lớn hơn phân tử
ADN thứ hai.
TP 4 : Phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại G/X lớn hơn phân tử
ADN thứ hai.
Tình huống 6 Tình huống 11 (Phụ lục)
Trò chơi : Ô chữ (hoạt động nhóm hoặc cá nhân):
* Đặc điểm: Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nó
lại được sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi của các em học sinh. Chính vì
thế, nó mang lại hiệu quả cũng rất cao. Điểm mới để lôi cuốn học sinh là mỗi
nhóm phải bắt thăm để chọn ô hàng ngang, học sinh không được quyền tự chọn
ô để trả lời, điều này sẽ làm tăng tính khách quan khi đánh giá
*Chuẩn bị: Bảng ô chữ, câu hỏi, đáp án
Giáo viên soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến
thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô hàng ngang, học
sinh dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc – Đây là ô chính mà nội dung của nó có
tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ được.
Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị từ bảng phụ. Để trò chơi mới lạ hơn, giáo viên
yêu cầu học sinh tự làm hoặc có thể áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra phần
mềm trò chơi.
* Cách chơi : Chia làm 2 phần
Phần 1 : Giải ô chữ : Mỗi tổ cử một đại diện bôc thăm chọn ô hàng ngang,
sau lần đoán ô của 1 đội , nếu đội không đóan được sẽ giành câu trả lời cho đội còn
lại, điểm của ô hàng ngang đó sẽ chuyển cho đội trả lời đúng. Mỗi từ hàng ngang
giải đúng được cộng 10 điểm, giải được từ hàng dọc được cộng 20 điểm, nếu giải
được từ hàng dọc khi chưa mở hết các hàng ngang thì cộng 40 điểm, Nếu nhóm
nào trả lời từ chìa khóa sai thì bị loại khỏi cuộc chơi, nếu từ chìa khóa được mở các
đội chơi tiếp tục giải ô hàng ngang nhưng chỉ được cộng 5 điểm
Phần 2 : Thảo luận ô chữ chủ đề ( ô chữ hàng dọc )
Đây chính là nội dung quan trọng để khắc sâu kiến thức trọng tâm nhất của
bài và giáo dục ý thức, thái độ của học sinh sau bài học
VÍ DỤ : Trò chơi ô chữ về các định luật di truyền ( Tiết
17 : ôn tập)
Trò chơi này được áp dụng trong bài ôn tập chương các định luật di truyền. Sau
khi tham gia trò chơi HS có thêm được nhiều thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh
rất bổ ích để tra cứu thêm tài liệu.
* Nội dung :
Giải ô chữ : Ô chữ gồm 12 hàng ngang, học sinh sẽ phải xâu chuỗi mối liên hệ
các từ trong hàng ngang để tìm ô hàng dọc.
GV chia lớp thành 4 nhóm : các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư kí, mỗi nhóm
có 3 lượt bốc thăm chọn ô hàng ngang
Từ khóa ô hàng dọc : Đây là tên của một quy luật di truyền
11
Các hàng ngang cụ thể như sau :
Hàng ngang 1 (gồm 8 chữ cái):
Đây là phân bào có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của NST
Hàng ngang 2 (gồm 7 chữ cái) :
Sự kết hợp của tinh trùng và trứng được gọi là gì ?
Hàng ngang 3 ( gồm 10 chữ cái) : Trong tiếng anh là thoroughbred
Hàng ngang 4 ( gồm 14 chữ cái) : Là quá trình mà cơ thể mới hình thành có
sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.
Hàng ngang 5 ( gồm 17 chữ cái) : Tiếng anh có nghĩa là tổ hợp gen
Hàng ngang 6 (gồm 6 chữ cái) : Tiếng anh có nghĩa là Tính trạng
Hàng ngang 7 ( gồm 8 chữ cái) :
Đây là đối tượng được Menden sử dụng trong các thí nghiệm ?
Hàng ngang 8 (gồm 11 chữ cái) :
Đây là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa
Hàng ngang 9 ( gồm 7 chữ cái) :
Thuật ngữ được dùng thay thế cho cặp nhân tố di truyền
Hàng ngang 10 (gồm 7 chữ cái) : Được kí hiệu bằng dấu (X)
Hàng ngang 11 ( gồm 14 chữ cái) : Hai alen của cùng một gen trong tế bào của
cơ thể lưỡng bội được gọi là gì ?
Hàng ngang 12 ( gồm 10 chữ cái) : Tiếng anh gọi là kiểu hình
Ô chủ đề : Phân li độc lập
*Thảo luận ô chữ chủ đề : GV gọi đại diện của nhóm thắng cuộc nói về ý
nghĩa của từ khóa chủ đề và mối liên quan với các ô hàng ngang, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình.
Ví dụ : Sinh học 11 (Tiết 21 - Bài tập )
Giải ô chữ về dinh dưỡng khoáng ở Thực vật
*Giải ô chữ : Ô chữ gồm 6 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang HS có thể tìm
thấy một chữ cái trong từ chủ đề ( hàng dọc )
12
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm : các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư kí, mỗi
nhóm có 1 bốc thăm lượt chọn ô hàng ngang
Từ khóa ô hàng dọc : Đây là xu hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ở Việt
nam và Thế giới
Hàng ngang 1 (gồm 4 chữ cái): Tên nguyên tố dinh dưỡng khoáng nếu thiếu có
thể bổ sung bằng tro bếp ?
Hàng ngang 2 (gồm 6 chữ cái): Đây là một công nghệ sản xuất phân bón dựa
vào hoạt động sống của vi sinh vật ?
Hàng ngang 3 (gồm 9 chữ cái): Một biện pháp thủ công quan trọng nhằm tránh
mất đạm cho đất?
Hàng ngang 4 (gồm 12 chữ cái): Nguyên tắc quan trọng khi bón phân ?
Hàng ngang 5 (gồm 10 chữ cái): Trên đất nghèo dinh dưỡng người ta thường
trồng loại cây này để cải tạo đất?
Hàng ngang 6 (gồm 7 chữ cái): Đất trồng sẽ như thế nào nếu bón đạm và kali
nhiều năm liên tục?
Ô chủ đề : Nông nghiệp bền vững
*Thảo luận ô chữ chủ đề : Nông nghiệp bền vững
Trò chơi trả lời nhanh
* Đặc điểm: Trò chơi này được xây dựng trên cơ sở phần thi khởi động trong cuộc
thi âm vang xứ thanh, đường lên đỉnh olympia, có thể tổ chức dưới dạng các gói
câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi đều liên quan đến kiến thức của các bài học trước.
* Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ điểm.
* Cách chơi: Chia nhóm, mỗi đội chọn cho mình một gói câu hỏi
Phần chơi này tôi chia làm 2 lượt
+ Lượt 1 : Các đội cử đại diện người để lên trả lời câu hỏi
+ Lượt 2 : Các đội phải giải thích được lựa chọn của mình về câu trả lời, nếu
giải thích sai, đội bạn giành được quyền giải thích thì điểm phần chơi sẽ được
cộng cho đội bạn
Cuối cùng giáo viên tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời đúng và số điểm cao
nhất là đội chiến thắng.
VÍ DỤ : Sinh học 10 – Tiết 13: Bài tập chương I, II
Gói câu hỏi 1 : Các câu trả lời sau đây đúng hay sai ? Giải
thích ?
Câu 1. Virut là một cơ thể sống và có cấu tạo tế bào.
Câu 2. “Đặc tính tổ chức” là đặc tính cơ bản phân biệt giữa chất vô cơ với cơ
thể sống.
Câu 3. Tế bào không thể tồn tại một cách độc lập.
Câu 4. Quyết thụ tinh nhờ nước.
Câu 5. Các tế bào trong giới Nấm có diệp lục.
Câu 6. Các ngành động vật có nguồn gốc từ trùng roi nguyên thủy thông qua
một dạng tiến hóa trung gian.
Câu 7. Archaea là sinh vật nhân chuẩn vì chúng có histon trong tế bào.
Câu 8. Kiểu dinh dưỡng của Nấm nhầy là dị dưỡng hoại sinh.
Câu 9. Sinh trưởng và phát triển là đặc tính cơ bản nhất trong cấu trúc của hệ
thống sống.
13
Câu 10. Thực vật dự trữ tinh bột.
Gói câu hỏi 2 : Các câu trả lời sau đây đúng hay sai ? Giải
thích ?
Câu 1. Nước đá nổi vì các phân tử nước trong nước đá xếp sít nhau hơn nước thường.
Câu 2. Lipit có đơn phân là axit béo.
Câu 3. Các loại Hidratcacbon chỉ tan trong nước.
Câu 4. Thực vật dự trữ tinh bột.
Câu 5. Mọi lipit đều háo nước.
Câu 6. Đường Ribôzơ tham gia cấu trúc ADN.
Câu 7. Khi các axit amin liên kết với nhau để tạo thành chuỗi polipeptit thì nước
được tạo ra.
Câu 8. Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin là kết quả của sự hấp dẫn và
liên kết giữa các nhóm R.
Câu 9. Hêmôglôbin là một loại prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể.
Câu 10. Đường pentôzơ bao gồm đường glucôzơ và đường fructôzơ.
Gói câu hỏi 3, gói câu hỏi 4 ( Phụ lục)
Trò chơi : Trò chơi điền bảng (ghép thẻ):
*Đặc điểm: Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng việc cho học
sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những thẻ (tờ
phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng thẻ
này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh
thống kê được kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự tham gia
của cả lớp.
*Chuẩn bị: Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục và các tiêu
chí thống kê. Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được chuyển thành các thẻ, các
thẻ này phát cho các nhóm.
* Cách chơi: Học sinh các nhóm sẽ dùng các thẻ được phát gắn vào các ô trong
bảng phụ sao cho phù hợp nội dung kiến thức trong khoảng thời gian nhất định,
các nhóm cùng làm chung 1 bảng phụ hoặc mỗi nhóm 1 bảng phụ khác nhau áp
dụng cho tiết có nhiều kiến thức cần ôn tập.
VÍ DỤ 1 : Sinh học 12 : (Tiết 17 - Ôn tập phần di truyền
học)
1. Học sinh các nhóm được phát 12 thẻ ( phiếu ), giáo viên chuẩn bị cho 4 nhóm
4 bảng giấy bằng khổ A0 treo trên bảng, sau khi giáo viên phát lệnh, các nhóm
sẽ tiến hành dán các thẻ vào ô trống trong bảng sao cho phù hợp, sau khi hoàn
thành giáo viên cho treo bảng của 4 nhóm lên bảng và yêu cầu các nhóm khác
nhận xét bảng của nhóm bạn
Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết kiến thức, cho
điểm các đội chơi.
dạng đột biến
Khái niệm
Hậu quả
Ví dụ
1. mất đoạn
2. lặp đoạn
3. Đảo đoạn
4. chuyển đoạn
14
2. Bảng tóm tắt các quy luật di truyền
Tương tự như phần chơi điền bảng các dạng đột biến, Học sinh các nhóm được
phát 36 thẻ ( phiếu ), gắn các phiếu vào ô trống phù hợp ( Đáp án : phụ lục)
Điều kiện
Tên quy luật
Nội dung
Cơ sở tế bào học
nghiệm đúng
Phân li
Di truyền độc lập
Tác động bổ sung
Tác động cộng gộp
Tác động đa hiệu
Liên kết gen
Hoán vị gen
Di truyền LK với giới tính
Di truyền qua TBC
VÍ DỤ 2 : Sinh học 10 (Tiết 24 - Bài tập)
SO SÁNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Học sinh mỗi nhóm được phát 15 phiếu, được yêu cầu gắn các phiếu vào ô
trống trong bảng sao cho đúng nội dung : ( Đáp án : Phụ lục )
Giảm phân
Nguyên phân
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Kết quả
Đặc điểm
Trò chơi miêu tả Sinh học (nói cho đồng đội hiểu)
*Đặc điểm: Học sinh dùng từ ngữ, cử chỉ để diễn đạt nội dung được yêu cầu
(khái niệm, định luật..) trong 1 khoảng thời gian nhất định, đồng đội dựa trên
các diễn đạt của bạn để đoán chính xác từ khóa được yêu cầu.
*Chuẩn bị: 1 hộp giấy đẹp đựng các mã từ khóa liên quan đến chủ đề cần ôn
tập ( Hộp giấy do học sinh tự chuẩn bị, sao cho đẹp, bắt mắt để tăng sựu sinh
động cho tiết học)
*Cách chơi: Mỗi đội cử 1 đại diện lên bôc thăm mã từ khóa cần miêu tả (mỗi
mã gồm 10 từ), sau đó sẽ dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng
định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, …, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên
quan đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong
danh sách. Người miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với
đồng đội của mình. Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui
định sẽ chiến thắng. Các đội có thể đổi mã từ nếu không muốn trả lời mã từ
được bốc thăm trước đó, nhưng mỗi lần đổi sẽ bị trừ 10 điểm, và không quá 2
lần đổi. ( giáo viên chuẩn bị mã dự phòng cho các đội chơi ).
VÍ DỤ : Sinh học 12 (Tiết 17 - Ôn tập phần di truyền học)
* Giáo viên chia các từ khóa làm 4 mã từ khóa cho 4 đội chơi
15
(Mỗi mã gồm 10 từ khóa, mỗi từ khóa tương ứng 10 điểm )
* Mỗi đội chơi phải bốc thăm để chọn mã từ khóa để trả lời.
Mã 01 (Gồm các từ khóa) : Mã di truyền, Okazaki, Opêron, Đột biến gen,
Đảo đoạn, Đột biến đa bội, Biến dị tổ hợp, Tác động bổ sung, Hoán vị gen, Di
truyền thẳng.
Mã 02 (Gồm các từ khóa) : Bộ ba đối mã, Vùng vận hành, Chuyển đoạn,
Đột biến số lượng NST, Đột biến lệch bội, Song nhị bội, Nhân tố di truyền, Tác
động cộng gộp, Di truyền chéo, Thường biến.
Mã 03 (Gồm các từ khóa) : Exon, Bộ ba mã sao, Gen điều hòa, Mất đoạn,
Đột biến cấu trúc NST, Tự đa bội, Giao tử thuần khiết, Lai thuận nghịch, Tác
động đa hiệu, Di truyền ngoài nhân.
Mã 04 (Gồm các từ khóa) : Gen, Intron, Chất cảm ứng, Dịch khung, Lặp
đoạn, Dị đa bội, Phân li độc lập, Gen không alen, Liên kết gen, Mức phản ứng
3.2.4. Giáo án tiết ôn tập, bài tập áp dụng trò chơi sinh học.
Sinh học 12 (Tiết 17 – Ôn tập phần di truyền học)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nắm được các khái niệm cơ bản trong di truyền học từ mức độ phân tử
tế bào, cơ thể cũng như quần thể.
- Biết cách hệ thống hóa kiến thức thông qua xây dựng các bản đồ khái niệm.
- Thiết lập các mối liên hệ giữa kiến thức của các phần đã học.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng nhận thức: rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh thông qua tham
gia các trò chơi học tập.
- Kĩ năng hành động :
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp trước tổ
+ Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin
+ Kĩ năng nhanh nhạy khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ.
Học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin và sáng tạo trong việc tham
gia các hoạt động vui chơi từ đó yêu thích học tập bộ môn, tích
cực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Các mã từ khóa liên quan đến nội dung cần ôn tập
Bảng phụ và các thẻ phiếu, gồm :
Bảng tóm tắt các quy luật di truyền.
Bảng phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
Bảng phân biệt đột biến gen và đột biến NST.
Bảng phân biệt đột biến thể đa bội và lệch bội.
Học sinh : Ôn tập kiến thức đã học ở nhà chuẩn bị lên lớp.
1 hộp giấy được làm bằng bìa carton, bọc trang trí có đính nơ.
III. Phương pháp : Hỏi đáp, Thảo luận nhóm, diễn giảng.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động 1 : Khởi động : - Tổ chức 1 tiết mục nhỏ văn nghệ giữa các nhóm
- GV phổ biến nội dung tiết ôn tập, các trò chơi học sinh sẽ tham gia.
16
- Chia nhóm : Lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng và
thư kí
Hoạt động 2 : Giáo viên phổ biến luật chơi và các nhóm tiến hành chơi thử
(chơi nháp )
Hoạt động 3 : Ôn tập (Tổ chức các nhóm tiến hành trò chơi)
Trò chơi thứ 1 : Miêu tả sinh học
* Giáo viên chia các từ khóa làm 4 mã từ khóa cho 4 đội chơi
(Mỗi mã gồm 10 từ khóa, mỗi từ khóa tương ứng 10 điểm) mã từ khóa được
đựng trong hộp giấy : yêu cầu các đội chơi lên bốc thăm mã từ khóa và thứ tự
chơi cho đội mình.
* Mỗi đội cử 1 đại diện bốc thăm chọn mã từ khóa.
* Mỗi đội có 5 phút để bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định
nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, …, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan
đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh
sách, không được nói bất kì 1 từ nào có trong từ cần đoán.
Mã 01 (Gồm các từ khóa) : Mã di truyền, Okazaki, Opêron, Đột biến gen,
Đảo đoạn, Đột biến đa bội, Biến dị tổ hợp, Tác động bổ sung, Hoán vị gen, Di
truyền thẳng.
Mã 02 (Gồm các từ khóa) : Bộ ba đối mã, Vùng vận hành, Chuyển đoạn,
Đột biến số lượng NST, Đột biến lệch bội, Song nhị bội, Nhân tố di truyền, Tác
động cộng gộp, Di truyền chéo, Thường biến.
Mã 03 (Gồm các từ khóa) : Exon, Bộ ba mã sao, Gen điều hòa, Mất đoạn,
Đột biến cấu trúc NST, Tự đa bội, Giao tử thuần khiết, Lai thuận nghịch, Tác
động đa hiệu, Di truyền ngoài nhân.
Mã 04 (Gồm các từ khóa) : Gen, Intron, Chất cảm ứng, Dịch khung, Lặp
đoạn, Dị đa bội, Phân li độc lập, Gen không alen, Liên kết gen, Mức phản ứng.
* Sau lượt chơi của mỗi đội, những từ mà đội chơi không miêu tả được hoặc
không đoán dược sẽ giành cho các đội còn lại chơi tiếp, điểm trừ của đội chơi sẽ
được cộng cho đội trả lời chính xác.
* Giáo viên căn cứ vào số từ đoán chính xác của mỗi đội để nhận xét, cho điểm.
Trò chơi thứ 2 : Trò chơi điền bảng (Ghép thẻ)
- Giáo viên phổ biến luật chơi : Các đội chơi được bốc thăm để chọn 1 bảng
phụ kèm các thẻ phiếu, sau khi có hiệu lệnh chơi, các đội chơi sẽ tiến hành ghép
các thẻ vào các ô trống trong bảng phụ sao cho phù hợp với nội dung kiến thức,
đội nào hoàn thành trong thời gian ngắn nhất và chính xác nhất sẽ giành số điểm
cao nhất ( thời gian tối đa cho các đội chơi là 8 phút)
Bảng phụ 1 : Bảng tóm tắt các quy luật di truyền ( Đáp án : Phụ lục)
Cơ sở tế bào
Điều kiện nghiệm
Tên quy luật
Nội dung
học
đúng
Phân li
Di truyền độc lập
Tương tác gen
Liên kết gen
Hoán vị gen
Di truyền LK giới tính
17
Di truyền qua TBC
Bảng phụ 2 : Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền
Biến dị di truyền
Biến dị không di
truyền
Vấn đề phân biệt
(Thường
Đột biến
Biến dị tổ hợp
biến)
Khái niệm
Nguyên nhân và
cơ chế phát sinh
Đặc điểm
Vai trò
.
Bảng phụ 3 : Phân biệt đột biến gen và đột biến NST ( Đáp án : Phụ lục)
Vấn đề phân biệt
Đột biến gen
Đột biến nhiễm sắc thể
Khái niệm
Cơ chế phát sinh
Đặc điểm
Hậu quả
Vai trò
Bảng phụ 4 : Phân biệt đột biến thể đa bội và lệch bội ( Đáp án : Phụ lục)
Vấn đề phân biệt
Thể lệch bội
Thể đa bội
Khái niệm
Phân loại
Cơ chế phát sinh
Hậu quả
* Giáo viên nhận xét phần chơi của các đội, nhận xét, đánh giá sản phẩm cho
cho điểm mỗi đội chơi.
Hoạt động 4 : GV nhận xét chung các trò chơi mà 4 đội đã tham gia, tổng kết và
cho điểm các đội chơi.
V. Củng cố và giao bài tập về nhà.
Giáo viên tổng kết lại phần kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm được
qua các trò chơi mà các nhóm đã tham gia.
Ôn tập kiến thức, các bài tập phần di truyền học để chuẩn bị kiểm tra chất
lượng học kỳ I.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Đối với giáo viên :
Không mất quá nhiều thời gian, công chuẩn bị và không tốn thời gian của
tiết dạy mà vẫn hoàn thành tốt các mục tiêu của bài học một cách nhẹ nhàng.
GV không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn tạo một không khí lớp học thoải
mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Đặc biệt là khuyến khích học sinh
yếu, chậm, nhút nhát có cơ hội tích cực tham gia vào quá trình học tập. Từ đó hiểu
bài, học tập sẽ tốt hơn, tạo được hứng thú trong học tập bộ môn cho học sinh.
* Đối với Học sinh :
Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn.
18
Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến tiết học tiếp theo và yêu thích học tập
bộ môn Sinh học hơn.Tạo thái độ hợp tác trong nhóm, chuẩn bị cho sự phân
công lao động hợp tác công việc trong tương lai.
Qua thời gian giảng dạy, đặc biệt là những tiết có sự vận dụng phương pháp
hoạt động nhóm và và tổ chức trò chơi trong dạy học, tôi nhận thấy kết quả đạt
được rất đáng khích lệ, cụ thể:
* Kết quả thu được qua các bài kiểm tra kỹ năng như sau:
Chưa áp dụng các biện pháp
Sau khi áp dụng các biện pháp
(Theo số liệu khảo sát đầu năm (Theo số liệu cuối năm học 2017học 2017- 2018)
2018 )
Lớp
Giỏi
Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá
TB Yếu Kém
%
A10
%
%
%
%
%
%
%
%
%
13,1 32,6
47,8
6,5
5,3
33,7
34,8
25
1,2
C2
4,3
15,2 28,3
45,6
6,6
15
30
30,5
23,1
1,4
B9
0
10,5 35,2
48,8
5,5
4,2
37,8
32
25
1
* Kết quả đạt sau khi phát phiếu thăm dò ý kiến :
100% học sinh cho rằng các em được tham gia các trò chơi học tập rất
phù hợp với khả năng của các em vì kiến thức trong các trò chơi là các kiến thức
trọng tâm và các em hoàn toàn nhận thức được
97% học sinh cho rằng học tập dưới hình thức trò chơi : Thích hơn, hiểu
hơn, nhớ kiến thức hơn, từ đó tăng hứng thú học tập bộ môn, học sinh bạo dạn
hơn trước tập thể lớp, tự tin với kiến thức của mình.
98% học sinh cho rằng trò chơi đã rèn cho các em phong cách nhanh
nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo, tích cực hơn trong học tập.
95% học sinh cho rằng học tập theo hình thức trò chơi giúp tình bạn được
củng cố, có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể.
Từ những kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức trò chơi trong dạy
học sinh học đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo hứng thú và phatshuy
được tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, phát triển năng lực tư
duy, tinh thần đoàn kết và khả năng làm việc theo nhóm. Quy trình tổ chức trò
chơi trong dạy học sinh học mà tôi nêu trên là hoàn toàn có tính khả thi.
19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
“Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt
động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người
học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu
quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước khi học,
đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò
chơi. Sử dụng trò chơi khám phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm
thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn,
tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện tri
thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học đại học không chỉ
khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ
tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng thú, động cơ
học tập của sinh viên và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên: trong tổ cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn hơn để
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi
trong dạy học môn Sinh học cũng như các biện pháp dạy học khác nhau nhằm
tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Bên cạnh đó, Giáo viên cần đầu tư
nhiều thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị lên lớp, cần nghiên cứu dự
kiến các loại trò chơi các yêu cầu cũng như kịch bản dạy học trên lớp.
Đối với nhà trường : Nhà trường cần tổ chức thường xuyên bồi dưỡng cho
Giáo viên về các phương pháp dạy học, khuyến khích Giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực.
Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học
theo xu hướng hiện nay như các phòng chức năng, máy móc, mua các phần mềm
bản quyền về dạy học tương tác, có chính sách động viên cho cán bộ, Giáo viên
thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 8 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Bùi Thị Thu
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10, 11, 12. NXB giáo dục.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10, 11,12. NXB giáo dục.
3. S.B. Enconhin(Thanh Hà dịch) 1998, Tâm lý học trò chơi, NXB Thành phố
Hồ chí Minh.
4. Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao- Nguyễn Hữu Quỳnh- Vũ Văn Tảo(2001), Từ
điển GDH, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội
5. Đặng Thành Hưng(1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của
giáo sinh trong giờ lên lớp, trung tâm giáo dục, Viện KHGD
6. Nguyễn Văn Khải (1998), Vận dụng những phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức khi dạy một phần ở
ĐHSP, Tạp chí NCGD số 7
7. Lê Bích Ngọc(1998), Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình
thành biểu tượng về thiên nhiên cho trẻ MG lớn, luận văn thạc sỹ
21