Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

“ sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy chủ đề tiêu hóa chương 1 sinh học 11 để nâng cao hứng thú cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.84 KB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG GIẢNG DẠY
CHỦ ĐỀ TIÊU HÓA- CHƯƠNG 1- SINH HỌC 11 ĐỂ
NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Trần Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề đổi mới giáo dục THPT đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học đến cách
thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp
dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp
truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học
hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với phương pháp dạy học hiện


đại.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển biến từ
chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ
chỗ quan tâm học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo mục tiêu đó, phải chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối “chuyền thụ một chiểu”, “nhồi nhét”[6] sang dạy cách học.
Tăng cường việc học tập nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – Học sinh theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần
bổ sung các chủ đề học tập tích hợp, liên môn nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp. phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của
người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (Sử dụng sách giáo khoa,
nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…). Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các
phương pháp chung và phương pháp đặc thù bộ môn để thực hiện. Tuy nhiên dù
sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự
mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của giáo
viên”[7].
Có thể nói, Sinh học là môn học mà HS ngại và khó học nhất trong trường
phổ thông vì đó là môn khoa học thực nghiệm, là môn KHTN nhưng lượng lí
3


thuyết nhiều, khô khan, bài tập ít. Gần như sách giáo khoa (SGK)chỉ đề cập lí
thuyết mà không có các dạng bài tập cụ thể khó gây hứng thú cho HS[4].
Mặt khác trong những năm gần đây, xu thế đề thi môn Sinh trong kỳ thi
THPT quốc gia ngày càng dài và khó. HS khối B mục tiêu hàng đầu là các
trường Y nhưng những trường này điểm chuẩn rất cao, những trường khác cơ
hội tìm kiếm việc làm là rất thấp, do đó số HS chọn thi khối B càng ít, môn Sinh
lại càng không quan trọng với các em học sinh. Mạt khác, đề thi THPT quốc gia
của môn sinh có nội dung kiến thức trọng tâm vào chương trình 12, chỉ có một

phần nhỏ liên quan đến chương trình Sinh học 11, nên đối với cả HS chọn khối
B thi THPT quốc gia chương trình Sinh học 11 cũng được quan tâm một cách
chiếu lệ, đặc biệt “Chương chuyển hóa vật chất và năng lượng”. Vì vậy việc tạo
hứng thú cho HS khi học Sinh học 11 là rất quan trọng, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo
tìm được những phương pháp dạy học phù hợp, kích thích được tư duy tìm tòi,
sáng tạo của HS, từ đó hình thành nên sự đam mê và tình yêu đối với bộ môn
Sinh học, để HS không quay lưng lại với môn Sinh học nói riêng và khối B nói
chung. Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học mà cứ dạy
theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho HS. Qua thực tế giảng
dạy trong những năm qua cho thấy nhiều em HS, đặc biệt là HS học định hướng
xã hội ít có hứng thú, ham thích trong việc học tập, khám phá, tìm hiểu các hiện
tượng sinh học xung quanh, khi tiếp xúc với những vấn đề thực tiễn các em
thường thờ ơ, lúng túng.
Chúng ta cũng biết rằng, ngoài hệ thống tri thức mang tính khoa học được
thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu, tri thức bộ môn còn thể hiện rất nhiều
ở hệ thống kinh nghiệm mà ông cha chúng ta đúc rút trong ca dao, tục ngữ, thơ,
ca…Có nhiều kiến thức Sinh học được thể hiện trong ca dao, tục ngữ, bài văn,
bài thơ nếu khai thác sẽ đem lại hiệu quả rất cao, không chỉ khắc sâu được kiến
thức, mà còn tạo hứng thú cho HS giúp HS tiếp cận các vấn đề thực tế dễ dàng
hơn, để tiết học thêm sinh động.
4


Sinh học 11 đi sâu vào lĩnh vực khó và lí thú của Sinh học đó là sinh học
cơ thể thực vật và động vật[1]. Trong đó có kiến thức về tiêu hóa ở động vật- Là
đối tượng gần gũi với đời sống hằng ngày của HS do đó HS dễ liên hệ thực tế.
Với những lí do đó tôi chọn đề tài: “ Sử dụng kiến thức văn học trong giảng
dạy chủ đề tiêu hóa - Chương 1-Sinh học 11 để nâng cao hứng thú cho học
sinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của học
sinh đối với bộ môn Sinh học, được thực hiện thông qua việc sử dụng tư liệu
văn học liên quan có các kiến thức gần gũi với các em như các bài ca dao, tục
ngữ, truyện, thơ, ca, hò, vè,… từ đó nâng cao chất lượng của học sinh và công
tác giảng dạy của bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp sử dụng lồng ghép kiến thức liên môn (văn học mà chủ yếu
là văn học dân gian) vào giảng dạy sinh học
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

5


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Văn học dân giancó giá trị to lớn về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật.
Do đặc điểm nội dung và hình thức thường ngắn gọn, dễ nhớ nên nó luôn luôn
được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Văn học dân gian thể
hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian gắn
với lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã hội, nhân dân đã
bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống,tư tưởng đạo đức của mình.
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ...ngoài việc ôn lại cho học sinh kiến thức
văn học còn giúp học sinh giải thích những kinh nghiệm, hiện tượng, đặc điểm
mà cha ông ta đã đúc kết qua nhiều thế hệ trên cơ sở khoa học. Hơn thế nữa đó
lại là những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên
dễ tạo được cảm xúc, hứng thú để học tập. Mặt khác các tác phẩm văn học là
“con đẻ” tinh thần của tác giả được
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Chúng ta biết rằng bộ môn sinh học không chỉ liên quan mật thiết với các
bộ môn thuộc khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... mà còn gắn bó với các bộ
môn thuộc khoa học xã hội như Văn, Giáo dục công dân...Vấn đề đặt ra là chúng
ta cần khai thác mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá
trình dạy học ra làm sao để nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy. Qua thực tế
giảng dạy tôi thấy, nếu giáo viên biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn với văn học
dân gian thì hứng thú học tập của học sinh sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biệt đối với
đối tượng là các em học sinh học định hướng khoa học xã hội.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc
biệt là đối với công tác giáo dục trong nhà trường, các phương pháp giáo
dục, phương thức giáo dục của các thầy cô giáo ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp
thu kiến thức và hình thành kĩ năng cho học sinh, người giáo viên phải biết khai
thác những lợi thế, những điểm mạnh của các em dựa trên tâm sinh lí lứa tuổi,
của các em, tạo cho các em lòng đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Vì vậy,
6


nếu một hoạt động nào mà các em cảm thấy hứng thú thì các em hoạt động, học
tập sẽ rất hăng say, nhiệt tình, hiệu quả cao.
Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Là một giáo
viên giảng dạy bộ môn sinh học, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những
yếu tố hết sức quan trọng, nó góp phần vào công tác giáo dục cho học sinh, nâng
cao chất lượng giáo dục, đồng thời tháo gỡ được những nghi ngờ và thờ ơ của
các em trong việc học sinh học, giúp các em thấy được những lợi ích vai trò của
môn sinh học trong cuộc sống và công việc.
Nhiều giáo viên chưa thực sự đầu tư đổi mới kiểm tra đánh giá và áp dụng rộng
rãi CNTT.
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng dạy học
Sinh học 11 như trên là do hiện nay môn này không được HS coi là môn học
chính vì khó học nên rất nhiều em không sử dụng môn này để thi ĐH cũng

không thi tốt nghiệp, (đặc biệt là đối với trường tôi – chất lượng đầu vào không
cao, HS có tư duy tự nhiên yếu nên đa số các em chọn các môn xã hội để thi).
Đối với các em sử dụng môn Sinh để thi thường cũng không chú trọng tới
chương trình Sinh học 11 vì nội dung thi nằm ở chương trình 12 là chủ yếu. Từ
đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của
nhiều em HS.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Mối liên hệ giữa văn học dân gian và dạy học sinh học
Theo tôi thì giữa văn học và sinh học có mối quan hệ mật thiết với nhau,
việc kết hợp giữa văn học và sinh học là một cách làm rất tốt, hiệu quả để gây
hứng thú cho việc học môn Sinh học của học sinh. Hơn nữa, trong dạy
học chúng ta cũng phải biết kết hợp những tri thức, kiến thức liên môn, làm cho
môn học của mình có chiều sâu, các môn học có thể bổ trợ cho nhau về kiến
thức, làm cho bài dạy trở nên sinh động, khai thác triệt để được những nội dung
mà bài học cần đề cập tới. Vấn đề là người giáo viên phải kết hợp nó như thế
nào cho hiệu quả, để làm sáng tỏ được những kiến thức Sinh học mà lại không
7


sa đà vào văn học, không làm mất đi tính đặc thù của môn Sinh học. Sử dụng
văn học dân gian trong dạy học sinh học còn góp phần thể hiện mối liên hệ chặt
chẽ giữ các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn học là môn khoa học xã hội phản ánh cuộc sống còn sinh học là môn
khoa học nghiên cứu về sự sống. Do đó, hai môn học có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Trong quá trình giảng dạy sinh học có sử dụng văn học sẽ làm rõ thêm
kiến thức của cả hai môn và tính thực tiễn của từng môn học đồng thời, chỉ ra
mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn tự nhiên và xã hội.
2.3.2. Sử dụng trong giới thiệu đơn vị kiến thức mới
Ví dụ 1:
Sử dụng câu tục ngữ: “ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”[2].

GV: Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu tục ngữ “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm
ăn cơm đứng”. Theo em thì câu nói này có ý nghĩa như thế nào?
HS: Giải thích theo hiểu biết của mình
GV: Câu tục ngữ trên có ý nghĩa:vì lợn đói bữa phải ăn muộn một chút cũng
không ảnh hưởng gì. Nhưng nuôi tằm thì luôn bận rộn bởi vì tằm đứt bữa hoặc
thiếu ăn thì chất lượng kén rất thấp hoặc chúng có thể chết hàng loạt. Nuôi lợn
nhàn nhã hơn. Sự khác nhau đó chủ yếu do quá trình tiêu hóa. Vậy tiêu hóa là
gì?Đặc điểm của quá trình tiêu hóa, tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau
như thế nào?
2.3.3. Sử dụng trong tìm hiểu kiến thức mới
2.3.3.1. Sử dụng văn học dân gian để hình thành khái niệm tiêu hóa
Ví dụ 2: Sử dụng câu tục ngữ: “ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”[2].
GV: Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu tục ngữ “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”.
Theo em thì câu nói này có ý nghĩa như thế nào?
HS: Giải thích theo hiểu biết của mình
GV: Câu tục ngữ trên có ý nghĩa: về mặt sinh học, khi nhai kĩ thức ăn được
nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzim, sẽ dẫn tới hiệu
quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể và no lâu. Ngoài
8


ra thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ
thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
Nhai kĩ no lâu là hiện tượng thức ăn khi vào miệng lúc ăn, cơ thể chúng ta
sẽ tiết ra một loại enzim có trong nước bọt (amilaza) tiêu hóa thức ăn trước khi
đẩy xuống dạ dày.
Nhai kĩ giúp cho quá trình phân hủy tinh bột -> đường mantozo-> đường
glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non. Quá trình đó được gọi là tiêu hóa. Vậy tiêu hóa
là gì?
2.3.3.2. Sử dụng văn học để tìm hiểu sự khác nhau trong tiêu hóa ở các nhóm

động vật
* Nhóm thú ăn thịt và thú ăn thực vật:
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II.3 quan sát kênh hình phân
biệt tiêu hóa thú ăn thịt và thú ăn động vật? Vì sao ở thú ăn thực vật ruột dài hợn
thú ăn động vật?
Ví dụ 3:
GV giới thiệu cho HS câu chuyện cổ tích: “ Dê đen và dê trắng”.
“Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường
đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.
Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải
mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra …
- Hahaha... Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp
…Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha
thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi: …”[3]
(Trích truyện cổ tích dê đen và dê trắng)
GV : Qua câu chuyện trên hãy nêu sự khác nhau ngồn thức ăn của Dê và Sói ?
9


HS thảo luận trả lời. Thức ăn của dê: cỏ, các loài thực vật, nghèo dinh dưỡng
nên ruột của dê dài.
Thức ăn của sói: Thịt, giàu dinh dưỡng và ruột ngắn.

10


Ví dụ 4:GV: Giới thiệu cho học sinh câu truyện cười dân gian:
TRUYỆN TRẠNG QUỲNH
ĂN TRỘM MÈO CỦA CHÚA
Phủ Chúa có nuôi một con mèo tam thể quý lắm, xích bằng xích vàng và cho

ăn toàn những đồ cao lương mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, liền tìm cách bắt trộm về, cất xích vàng đi buộc
bằng xích sắt, nhốt lại. Đến bữa đợi cho con mèo thật đói, Quỳnh để hai cái đĩa,
một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau. Mèo nhà vua quen ăn
miếng ngon chạy đến chỗ thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh.
Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau. Dạy như vậy được một thời gian, mèo quen
dần, không bao giờ dám gì ngoài rau nữa mới thả ra.
Chúa mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con mèo
tam thể giống như hệt, nghi lắm, bắt Quỳnh mang mèo vào chầu. Chúa xem
mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp bắt về,
nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử
thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho Trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng
thì mèo ăn cơm trộn với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó
ăn bát nào thì biết ngay.
Chúa sai làm thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh
nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú qúy thì cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm
hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ, đem mèo về[8].
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
11


Hãy cho biết mèo thuộc nhóm động vật nào? Lấy các ví dụ minh chứng trong
câu chuyện.
* Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt:

GV thú ăn thịt có nguồn thức ăn là thịt, giàu dinh dưỡng nên ruột ngắn. Các
nhóm động vật khác nhau thì hình thức ăn mồi khác nhau. Có nhóm thì cắn con
mồi thành từng miếng nhỏ, có nhóm chỉ ăn phần thịt của con mồi, có nhóm thì
nuốt chửng con mồi…
Ví dụ 5: GV yêu cầu HS sử dụng câu chuyện : “ Cô bé quàng khăn đỏ”
“…Khăn đỏ tung tăng đi hái hoa.Sau đó, Sói chạy thẳng 1 mạch tới nhà bà ngoại
cô bé. Biết vào nhà dễ dàng nên chó Sói đẩy nhẹ cửa vào nhà rồi vồ lấy bà cụ
nuốt chửng ngay. Ăn thịt xong bà ngoại cô bé, nó lên giường đắp kín chăn giả
vờ bà ngoại đang ốm...”[13]
(Trích truyện cô bé quàng khăn đỏ- Truyện cổ tích nước ngoài)
GV: ví dụ trên anh/ chị hãy cho biết đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt?
* Đặc điểm tiêu hóa thú ăn cỏ, dạ dày 4 ngăn:
GV giảng giải về quá trình biến đổi sinh học ở ĐV ăn thực vật nhờ các vi sinh
vật
- Dùng hình 16.2 SGK → HS : quan sát 16.2 và mô tả dạ dày của bò ?
GV: Vì sao gọi bò,trâu là ĐV nhai lại?Sự biến đổi sinh học là gì ? Diễn ra như
thế nào ở trâu và bò ?
Trâu,bò,cừu,dê,hươu,nai…lúc ăn chúng chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay xuống dạ
cỏ sau đó mới ợ lên nhai lại.
Ví dụ 6: GV trong bài thơ “Lũy tre” của Nguyễn Công Dương có đoạn:
“… Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm…”[9]
Hãy chỉ ra hiện tượng và giải thích hiện tượng trong các câu thơ trên.
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận ở trâu là động vật nhai lại có đặc điểm:
12


- Dạ dày ở ĐV nhai lại chia làm 4 ngăn:dạ cỏ,tổ ong,dạ lá sách,dạ múi khế (dạ
dày chính thức)

-Thức ăn ( cỏ ,rơm….) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là
ngăn lớn nhất.Khi dạ dày đã đầy,thức ăn được ợ lên miệng nhai lại.
- Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ dày cỏ đã tạo điều kiện cho hệ VSV ở đây
phát triển mạnh gây ra sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.
-Thức ăn sau khi được nhai kĩ với lượng lớn VSVsẽ chuyển qua dạ tổ ong → dạ
lá sách → dạ múi khế.Ở đây thức ăn cùng với VSV chịu tác dụng của HCl và
enzim trong dịch vị.Chính VSV là nguồn cung cấp phần lớn prôtein cho nhu cầu
cơ thể vật chủ.
- Như vậy quá trình tiêu hóa ở dạ dày của ĐV nhai lại được bắt đầu bằng quá
trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học,tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học
diễn ra ở dạ múi khế và ruột.
* Đặc điểm tiêu hóa của động vật ngủ đông:
Ví dụ 7: Câu chuyện : “Nhà gấu ở trong rừng”
“ Cả nhà gấu ở trong rừng thẳm. Mùa xuân gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống
mật ong. Mùa thu, gấu đi nhặt hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con béo núng nính,
bước đi lặc lè, lặc lè. Mùa đông, cả nhà gấu tránh rét trong hốc cây. Suốt mùa
đông, gấu không đi kiếm ăn, gấu mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no”[13].
GV: Qua câu chuyện trên em hãy nêu đặc điểm tiêu hóa của động vật ngủ đông.
HS: Nêu theo hiểu biết.
GV: Giải thích, kết luận. Để tránh rét gấu tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ,
mùa đông sử dụng dần.
* Đặc điểm tiêu hóa của các loài chim:
Ví dụ 8: Câu chuyện “Tấm cám”
“…Tấm trở về theo lời dặn của Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó
vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
- Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!
13


Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì được xương

ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt
dặn.
…Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:
- Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc
nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.
Bụt bảo: Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một
đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.
- Nhưng ngộ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.
- Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt (tức chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết.
thì chúng sẽ không ăn của con đâu.Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ
đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng
ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt…”[8]
Ví dụ 9: : Bài hát : “chim chích bông”
“Chim chích bông
Bé tẻo teo
Rất hay trèo
...Em vẫy gọi
Chích bông ơi!
Luống rau xanh
Sâu đang phá
…Bắt sâu cùng
14


Và luôn mồm
Thích thích thích!
Thích thích thích
(Nhạc : Văn Dung

Lời: Theo thơ Nguyễn Viết Bình)
Ví dụ 10: Câu chuyện “ Cáo và cò”
“Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường
giả vờ thân thiện sau đó chơi khăm những con vật khác.
Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò
tới nhà ăn tối. Chị cò vui vẻ nhận lời.
Tối hôm đó, chị cò vui vẻ tới nhà cáo như lời mời. Cáo mời cò vào nhà và bưng
ra hai bát súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông!
…Khi Cò mời Cáo đến nhà mình ăn tối. Đầu tiên, Cò bưng ra một lọ thức ăn cao
cổ. Cáo nhìn thấy nghĩ thầm: Ồ, hóa ra Cò định chơi khăm lại mình. Nhưng sau
đó Cò quay vào bếp và bưng ra một đĩa súp là phần của Cáo. Khi hai con vật đã
ăn xong bữa tối ngon lành, Cáo rất ngạc nhiên, nó hỏi Cò:
- Tại sao bạn không đối xử lại với tôi như tôi đã làm với bạn.
Lúc này, Cò mới trả lời: - Ăn miếng trả miếng là việc chỉ có kẻ thù mới làm với
nhau, còn chúng ta là bạn.
Lúc này, Cáo không những cảm thấy vô cùng xấu hổ vì hành vi tồi tệ của mình,
nó còn nhận được bài học lớn về tình bạn và sự bao dung nữa”[8].
( Theo truyện cổ tích)
Ví dụ 11 : Bài thơ” Chờ mẹ”
15


16


CHỜ MẸ
Ráng vàng đổi hướng về tây
Mặt trời đã khuất bóng cây mất rồi
Chị ơi em đói rã rời
Sao không thấy mẹ kiếm mồi về mau

Mọi hôm mẹ chẳng đi lâu
Ngày năm bảy lượt bắt sâu đem về
Hôm nay chờ đợi lâu ghê
Mẹ đi từ sớm chưa về là sao
Em ơi hãy cố lên nào
Thức ăn khan hiếm tìm lâu đó mà
Con thường hay bỏ mẹ cha
Mẹ cha nào bỏ chúng ta bao giờ
Chị ơi sương đã lờ mờ
Hình như trăng cũng đợi chờ ngọn cây
Áo em ướt đẫm rồi này
Chắc mẹ không thể về đây nữa rồi
Đêm nay đói lắm mẹ ơi
Chân tay rời rã không ngồi được lâu
Em sẽ ngủ giấc thật sâu
Chắc là không thức nữa đâu chị à
Hai chị rán đợi mẹ nha
Ngậm chân em đỡ sống qua đêm này
Chắc mẹ sẽ về sớm mai
Nhắn lời em với con đây thương nhiều
Nhưng do áo mỏng sương chiều
Con không thể đợi mẹ yêu trở về
17


Lòng mẹ chắc cũng tái tê
Thương đàn con nhỏ đường về còn đâu.
( MTH Phạm Thị Hạnh 18/2/19)[13]
GV qua các ví dụ trên yêu cầu HS cho biết đặc điểm tiêu hóa của các loài chim
và cấu tạo tiêu hóa của chúng như thế nào để phù hợp với chức năng?

HS thảo luận trả lời.
GV kết luận.
Gà và các loại chim ăn hạt : lớp cơ dày, khỏe và chắc của mề co bóp,chà sát
thức ăn đã làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều.Trong diều không có dịch tiêu hóa
mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn,giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng ở
phần sau của ống tiêu hóa.
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề)
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa
+ Lớp cơ của dạ dày cơ khỏe và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hóa
* Đặc điểm tiêu hóa của động vật ăn thực vật dạ dày đơn:
như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ,chuột) chúng nhai kĩ hơn ĐV nhai lại
Quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở ruột tịt (mang tràng).Ruột tịt chứa một
lượng VSV rất lớn.
Ví dụ 12: Giải thích câu tục ngữ: “ Thẳng như ruột ngựa”
(Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1928), Thành ngữ tiếng Việt của
Nguyễn Lực - Lương Văn Đang (1978) có Thẳng như ruột ngựa)
+Thẳng ruột ngựa nghĩa là thẳng thắn, nói thẳng.
+Thế nhưng, ai cũng biết rằng ruột người, ruột chó, ruột gà, ruột bò hay ruột
ngựa, ruột nào cũng… không thẳng. Bộ ruột, bộ đồ lòng nào cũng được sắp xếp
lòng vòng, uốn éo trong bụng con vật, con người.
2.3.4. Sử dụng trong củng cố kiến thức
Ví dụ 13: Giải thích câu tục ngữ : “ Lôi thôi như cá trôi lòi ruột”
Vì cá trôi là loài động vật ăn thực vật,để có thể tiêu hóa được xenlulozo vốn là
chất rất khó tiêu hoá, ruột cá trôi, cá trắm phải rất dài và chia ra nhiều dạ dày.

18


2.3.5. Sử dụng trong mở rộng tìm tòi
GV: Ông cha ta có dạy con người ta xấu cũng ở “nết ăn”, đẹp cũng ở “nết ăn”.

Em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ, bài văn, bài thơ liên quan giáo dục con
người trong cuộc sống hằng ngày, thói hư tật xấu…
HS: Thảo luận, tìm tòi
Ví dụ 14:
1. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
2. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
3. Ăn như tằm ăn rỗi.
4. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
5. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.
6. Ăn có mời, làm có khiến.
7. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
8. Ăn cơm nhà nọ, kháo cà nhà kia.
9. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì gáy o o.
10. Ăn cháo, đá bát.
11. Ăn để sống, không sống để ăn.
12. Ăn không, nói có.
13. Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
14. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
15. Ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối.
16. Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
17. Cá lớn nuốt cá bé
18. Hổ dữ không ăn thịt con.
19. Chuột sa chĩnh gạo.
20. Đói cho sạch, rách cho thơm.
GV: HS hãy phân chia thành 2 nhóm: Nhóm giáo dục và nhóm chỉ thói hư, tật xấu.
HS thảo luận trả lời.
GV. Kết luận, nhận xét.
19



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
2.4.1 . Kết quả định lượng
- Lớp đối chứng (ĐC)

: 11C2, 11C4

- Lớp thực nghiệm (TN): 1C1, 11C3
Bảng 1. Bảng tần suất
Lớp
Lớp
ĐC
Lớp
TN

11C2
11C4
11C1
11C3

Số
HS
36
38
37
40

1
0

0
0
0

2
0
1
0
0

3
1
2
0
0

Số học sinh đạt điểm xi
4
5
6
7
4
8
10
7
3
10
11
5
2

6
8
6
1
7
8
6

8
5
6
9
7

9
1
0
5
6

10
0
0
1
2

9

10


1
11

0
4

Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suất
Lớp
Lớp ĐC
Lớp TN

Số
HS
74
77

1

2

3

Số học sinh đạt điểm xi
4
5
6
7
8

0

0

1
0

3
0

7
3

18
13

21
16

12
12

11
16

Bảng 3. Bảng phân phối tần suất
xi
1
Lớp ĐC (%) 0
Lớp TN (%)

0


2
1.3

3
4.0

4
9.4

5
24.3

6
28.3

7
16.2

8
14.8

9
1.35

10
0

5
0


5
0

6
3.9

2
16.0

8
20.7

2
15.5

6
20.7

14.2

8.19

0

8

8

8


8

9

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm
khá giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới
trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy HS 2 lớp
thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn.

20


2.4.2. Kết quả định tính
Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối
chứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:
- Ở 2 lớp đối chứng:
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính độc
lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK hoặc vở
ghi của giáo viên.
+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng khái quát
hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
+Số lượng HS hứng thú chưa nhiều, HS còn đối phó, thờ ơ khi học.
Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lôgic, chặt chẽ.
- Ở 2 lớp thực nghiệm:
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ
+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ. Số lượng câu TNKQ các em làm đúng nhiều. Thời
gian làm bài của các em nhanh hơn. Mức độ nhận thức cao hơn. Các em hứng
thú học tập và tích cực tìm tòi các nội dung, nhiệm vụ được giao.


21


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Những kinh nghiệm, những quan điểm mà cha ông ta đã đúc kết qua ca dao,
tục ngữ, thành ngữ, truyện kể đã kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, tạo cho học
sinh động lực để giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc sử dụng văn học còn giúp cho
học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, có được kĩ năng liên hệ với thực tế cuộc
sống xung quanh mình. Giúp HS thích khám phá, tìm kiếm thông tin, giải thích
hiện tượng. Sử dụng văn học trong dạy học sinh học cũng góp phần làm sáng tỏ
một số cơ chế ở bộ môn sinh học khó diễn đạt bằng lời.
- Việc sử dụng văn học vào bộ môn sinh học còn là biện pháp giúp học sinh ôn
lại kiến thức văn học, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy một di sản văn
hóa mà ông cha ta để lại.
3.2. Kiến nghị
- Cùng một nội dung văn học mỗi giáo viên có thể có cách vận dụng sáng tạo
sao cho phù hợp với nội dung bài học.
- Giáo viên tiếp tục sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong các
bài học khác của bộ môn sinh học 11 và bộ môn sinh học lớp 10, 12 và các môn
khác theo hình thức dạy học liên môn.
Đề tài này đã được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung. Tuy nhiên, thời gian
tiến hành làm đề tài không nhiều, còn hạn chế về trình độ chuyên môn và số
lượng tài liệu tham khảo nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy, cô và các bạn
đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc
giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày tháng 05 năm 2019.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trần Thị Thủy

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sinh học 11 nâng cao – NXB Giáo dục.
[2]. Tục ngữ, ca dao, dân caViệt Nam (Vũ Ngọc Phan) – NXB Thời đại.
[3] Hướng dẫn dạy học sinh học ở trường phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục.
[4] Lí luận dạy học sinh học - Nhà xuất bản giáo dục.
[5] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và chuẩn kí năng sinh học 11 - Nhà
xuất bản giáo dục.
[6] Tài liệu BDTX Module 18 “Phương pháp dạy học tích cực” – Bộ Giáo dục
và Đào tạo
[7] Tài liệu tập huấn: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực của HS dạy học theo chủ đề – Bộ Giáo dục và Đào tạo
[8]. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) – NXB Trẻ.
[9]. 101 truyện ngụ ngôn thế giới chọn lọc – NXB Văn hóa thông tin.
[10]. Truyện cười dân gian Việt Nam – NXB Văn hóa thông tin
[11]. Tục ngữ, ca dao Việt Nam (Vân Anh sưu tầm và biên soạn) - NXB Văn
học.
[12]. Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) – NXB Văn học.
[13] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet về ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
truyện, thơ...
- Nguồn: Tailieu: text.123doc.org
- Nguồn:


23


PHỤ LỤC 1: Giáo án dạy học theo chủ đề:
Chủ đề: HỆ TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu
Học xong chủ đề này cần:
- Giải thích sự phù hợp giữa cấu trúc và chưc năng của mỗi hình thức tiêu hoá ở
-

động vật.
Nêu được ưu, nhược điểm của mỗi hình thức tiêu hoá ở động vật.
Nêu được chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiến hoá ở động vật.
Phân biệt được tiêu hoá ở thú ăn thực vật và thú ăn thịt.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích các hiên tượng.
II. Thời lượng
3 tiết
III. Tiến trình tổ chức học tập
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cách 1: Tổ chức trò chơi: Đóng vai các bộ phận của ống tiêu hoá ở người. Mỗi
người đóng vai một bộ phận. Yêu cầu:

- Sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của ống tiêu hoá ở người.
- Mô tả bằng các hành động khi thức ăn di chuyển đến từng bộ phận của ống tiêu
hoá.
Ở người quá trình tiêu hóa diễn ra như trên thì các động vật khác như trâu, bò,
hổ,báo…thì quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?
Cách 2: Ví dụ 1:
Sử dụng câu tục ngữ: “ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”[2]

GV: Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu tục ngữ “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm
ăn cơm đứng”. Theo em thì câu nói này có ý nghĩa như thế nào?
HS: Giải thích theo hiểu biết của mình
GV: Câu tục ngữ trên có ý nghĩa:vì lợn đói bữa phải ăn muộn một chút cũng
không ảnh hưởng gì. Nhưng nuôi tằm thì luôn bận rộn bởi vì tằm đứt bữa hoặc
thiếu ăn thì chất lượng kén rất thấp hoặc chúng có thể chết hàng loạt. Nuôi lợn
nhàn nhã hơn. Sự khác nhau đó chủ yếu do quá trình tiêu hóa. Vậy tiêu hóa là
PL24


gì? Đặc điểm của quá trình tiêu hóa, tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau
như thế nào?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm tiêu hóa
Ví dụ 2: Sử dụng câu tục ngữ: “ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. [2]
GV: Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu tục ngữ “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”.
Theo em thì câu nói này có ý nghĩa như thế nào?
HS: Giải thích theo hiểu biết của mình Nhai kĩ no lâu là hiện tượng thức ăn khi
vào miệng lúc ăn, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim có trong nước bọt
(amilaza) tiêu hóa thức ăn trước khi đẩy xuống dạ dày.
Nhai kĩ cho quá trình phân hủy tinh bột -> đường mantozo-> đường
glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non. Khi thức ăn được vận chuyển xuống dạ dày thì
dạ dày lại tiết ra enzim nữa, tạo cho ta cảm giác đói, muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày
không tiết enzim này nữa ta có cảm giác no. Quá trình đó được gọi là tiêu hóa.
Vậy tiêu hóa là gì?
Chọn phương án đúng nhất về khái niệm tiêu hóa ở động vật trong các phương
án sau và giải thích điểm sai của các phương án còn lại:
A – Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B – Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng hình thành
phân thải ra ngoài cơ thể.

C – Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra
năng lượng.
D – Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

PL25


×