1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định đến
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế, xã hội. Thế kỉ XXI được xem là thế
kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiện nay đã làm cho khối lượng tri thức
của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng
đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới toàn diện để đào tạo ra những
con người năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Thí nghiệm sinh học giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến thức đã
học. Hệ thống hóa được kiến thức, biến kiến thức đó thành kiến của bản thân.
Tiến hành thí nghiệm sinh học sẽ rèn cho học sinh những đức tính như: chính
xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy, trong đó có
tư duy quy nạp.
Tổ chức học sinh làm thí nghiệm sinh học là một cách để học sinh vận
dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, có niềm tin
sâu sắc vào khoa học. Về mặt phát triển, đây là biện pháp phát triển năng lực
độc lập công tác, tinh thần sáng tạo cho học sinh. Kết quả nghiên cứu tốt của thí
nghiệm làm học sinh tăng thêm lòng say mê, hứng thú đối với việc học tập môn
Sinh học.
Trong sách giáo khoa sinh học 10 các thí nghiệm được sử dụng để học bài
mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức hoặc để kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn, hoặc do học sinh tự tiến hành. Thí
nghiệm có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn,
ngoài ruộng hoặc tại nhà. Thí nghiệm trong sách giáo khoa có thể được bố trí
trong các bài lí thuyết hoặc bài thực hành, được tiến hành với thời gian khác
nhau và nhằm mục đích khác nhau.
Thí nghiệm thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói
chung và dạy học Sinh học nói riêng, nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng các
thí nghiệm Sinh học vẫn còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong
dạy học. Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng
với sự nhận thức chưa đúng đắn của giáo viên đã làm cho việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học sinh học không được diễn ra thường xuyên. Có những thí
nghiệm phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực sử dụng, khai
thác, tổ chức học sinh nhận thức thí nghiệm của giáo viên còn hạn chế đã khiến
cho hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao.
Từ các lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy
học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề sử dụng thí nghiệm
trong dạy học Sinh học.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến cách làm và cách sử dụng thí nghiệm
trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát huy năng lực và phẩm chất học sinh.
- Điều tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các
phương án đã đề xuất.
1
- Giúp cho học sinh (HS) đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học, biến
kiến thức thành kiến của bản thân.
- Học sinh có thể vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ
được kiến thức, có niềm tin sâu sắc vào khoa học.
- Qua bài học phát triển năng lực độc lập công tác (tự quản lí), tinh thần
sáng tạo (năng lực sáng tạo), làm thí nghiệm... và phẩm chất tự lập, tự tin, tự
chủ; trung thực, tự trọng… cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu và cải tiến các thí nghiệm áp dụng trong chương trình sinh
học 10 và các hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
- Học sinh lớp 10A1 và 10A2, năm học 2018 - 2019 của Trường THPT
Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các thí nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới (kiến tạo kiến thức
mới).
- Sử dụng thí nghiệm dùng để kiểm tra - đánh giá kiến thức đã học.
- Cải tiến các thí nghiệm trong bài thực hành để học sinh dễ dàng tiếp cận
và thực hiện thành công.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
tới thí nghiệm thực hành; kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm và những kiến thức
thực tế trong cuộc sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập và làm thí nghiệm cho học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: qua các tiết dạy thực nghiệm, các bài kiểm
tra ở các lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Sinh học với đặc thù là một môn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm
là một trong những phương tiện trực quan quan trọng trong quá trình dạy học,
nó là nguồn cung cấp kiến thức, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là phương
tiện để phát huy khả năng tư duy, tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, không
phải lúc nào cũng có thể sử dụng các thí nghiệm đạt hiệu quả cao trong quá trình
dạy học. Việc khai thác các thí nghiệm đòi hỏi người giáo viên cần phải có kĩ
năng, kĩ xảo, phương pháp phù hợp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng thí
nghiệm trong dạy học Sinh học là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở
xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh.
Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm.
Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối
quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng và trực tiếp
giúp cho các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong các hoạt
động thực hành có sự tham gia của nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh
phải động não suy nghĩ, tìm tòi nên phát triển được tư duy sáng tạo. Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản nhất.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương
2
tiện giúp hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ
thuật.
Qua hoạt động thực hành thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những
kiến thức lí thuyết đã học, làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần
gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ, tìm tòi bản
chất của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết đầy đủ, sâu
sắc về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ khi tiến hành
các thí nghiệm đã giúp cho học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp của người
lao động, hình thành và phát triển ở các em thao tác tư duy kĩ thuật.
Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng,
các quá trình sinh học.
Trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học, giáo viên rất khó có thể
giải thích hết cho học sinh những vấn đề phức tạp mang tính bản chất, cơ chế
của các sự vật hiện tượng. Với tư cách là phương tiện giúp học sinh ôn tập, củng
cố kiến thức, các thí nghiệm thực hành sẽ giúp học sinh hiểu rõ được bản chất
của các vấn đề sinh học. Tự mình tiến hành các thí nghiệm, quan sát diễn biến
và kết quả thí nghiệm giúp cho học sinh có cơ sở thực tiễn để giải thích bản chất
của các hiện tượng đó.
Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn phải chuẩn xác về thao tác để qua đó
học sinh học tập, bắt chước dần dần, khi học sinh tự tiến hành được, các em sẽ
hình thành được kĩ năng thực hành thí nghiệm.
Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh thêm yêu môn học, có được đức
tính cần thiết của người lao động như: Cần cù, kiên trì, ý thức tổ chức kỉ luật
cao…
Có nhiều cách để phân loại thí nghiệm sinh học. Theo mục đích của quá
trình dạy học, có thể phân biệt thành 3 loại thí nghiệm Sinh học:
- Thí nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới: Được giáo viên sử dụng làm
phương tiện dạy học trong quá trình dạy học. Thí nghiệm này thường mô phỏng
một hiện tượng, một sự thay đổi của sự vật diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn. Nhưng nếu giáo viên khai thác thành công sẽ mang lại rất nhiều hứng thú
cho học sinh.
- Thí nghiệm thực hành: Dùng để củng cố kiến thức đã học (thường ở vị
trí cuối cùng của một chương, một phần nội dung nào đó). Thí nghiệm này được
cả giáo viên (GV) và học sinh cùng tiến hành trong 45 phút.
- Thí nghiệm dùng để kiểm tra - đánh giá: Có thể được tiến hành trực
tiếp bởi học sinh hoặc không tiến hành trực tiếp mà mô phỏng lại một hiện
tượng nào đó trong chương trình học sinh đã được học. Hiện nay, trong xu
hướng đổi mới giáo dục toàn diện, dạy học theo hướng phát triển năng lực của
học sinh thì các câu hỏi có nội dung liên quan đến các thí nghiệm thực hành
được chú trọng. Như vậy, trong quá trình dạy học Sinh học, thí nghiệm được sử
dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, thí nghiệm được tiến hành với
nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc điều tra ở một số lớp 10 của trường, tôi thấy rằng học sinh đa số
quan điểm những kiến thức lý thuyết là những kiến thức các em rất khó thuộc,
3
trong khi đó kiến thức sinh học rất gần gũi với thực tiễn đời sống và chỉ khi giáo
viên đưa các em vào những tình huống hiện tượng cụ thể diễn ra trong cuộc
sống hoặc các em được tận mắt chứng kiến, thực hiện các thí nghiệm để các em
có thể tự kiến tạo kiến thức hoặc chứng minh cho những kiến thức đã được học,
khi đó kiến thức bài học sẽ đến với các em một cách nhẹ nhàng nhưng lại khắc
sâu trong tâm trí các em.
Để khắc phục tính bất cập rất lớn trong giáo dục hiện nay: các em học
sinh có thể rất giỏi về hệ thống tri thức khoa học nhưng lại rất yếu khi áp dụng
hay nhận biết những kiến thức đó trong thực tiễn cuộc sống hay nói cách khác
học chưa thực đi đôi với hành. Vì vậy trong quá trình dạy học sinh học 10 tôi
luôn cố gắng tìm tòi những ứng dụng thực tế có thể áp dụng cho nội dung bài
học, từ đó thiết kế thí nghiệm hoặc câu hỏi dạng trình bày thí nghiệm thể học
sinh có thể tự kiến tạo kiến thức mới hoặc khắc sâu kiến thức đã học, còn đối
với những bài thực hành trong chương trình 10 tôi luôn cố gắng tìm cách cải tiến
để để học sinh có thể tiếp cận dễ dàng.
2.3. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Thí nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới
Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm được sử dụng có tính chất
nêu vấn đề giáo viên có thể tổ chức dạy học trên lớp theo trình tự sau: Dựa vào
nội dung bài học, thiết kế các thí nghiệm hoặc các bài tập thí nghiệm để tạo ra
tình huống có vấn đề, nghĩa là tạo ra cho học sinh những mâu thuẫn nhận thức:
Mâu thuẫn giữa những điều đã biết và những điều chưa biết, mâu thuẫn giữa lí
thuyết và thực tiễn… Nhằm tạo ra ở học sinh động lực học tập lành mạnh (cần
chú ý những mâu thuẫn được tạo ra phải đảm bảo tính lí thú và tính vừa sức).
Dạng thí nghiệm này có thể áp dụng tốt vào hoạt động khởi động trong tiến trình
lên lớp.
Tổ chức cho HS quan sát thí nghiệm và tham gia giải quyết vấn đề bằng
cách nêu lên các câu hỏi có tính chất dự đoán những hiện tượng sẽ xảy ra. Tùy
theo đặc điểm, tính chất bài học và đặc điểm của HS, GV có thể kết hợp theo các
cách sau đây:
- GV đặt câu hỏi → GV làm thí nghiệm biểu diễn → HS quan sát thí
nghiệm, trả lời câu hỏi → lĩnh hội tri thức mới.
- GV vừa làm thí nghiệm, vừa đặt ra câu hỏi → HS vừa quan sát, vừa trả
lời câu hỏi của GV → lĩnh hội tri thức mới.
- GV biểu diễn thí nghiệm → GV đặt câu hỏi → HS quan sát, trả lời câu
hỏi → lĩnh hội tri thức mới.
Đối với những sự kiện đơn giản, HS có thể rút ra kết luận qua sự tự lực
quan sát, không cần suy luận, ví dụ như quan sát màu sắc, hình dạng, trạng
thái… của các sự vật… GV hướng dẫn HS quan sát rồi tự mình rút ra kết luận.
Trường hợp này, GV có thể tổ chức dạy học như sau: GV đặt câu hỏi → GV làm
thí nghiệm biểu diễn → HS quan sát → HS tự lực rút ra kết luận.
Đối với những hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải tái hiện những kinh
nghiệm đã có, sự quan sát trực tiếp chưa cho phép HS đi đến kết luận mà phải
dùng kiến thức đã có, suy lí, biện luận mới có thể giải thích được các hiện tượng
4
thì GV cần tiến hành dạy học theo lôgic sau:
- GV hướng dẫn HS quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng nhằm tìm ra dấu
hiệu chính và các giai đoạn xảy ra.
- GV gợi ý giúp HS tái hiện những kinh nghiệm, kiến thức đã có để có thể
giải thích được hiện tượng bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS giải thích cơ chế của hiện tượng thông qua việc trả
lời hệ thống câu hỏi mang tính định hướng để đi đến kết luận. Để phát huy tính
tích cực, chủ động của HS trong quá trình nhận thức GV cần trình bày thí
nghiệm như một quá trình nghiên cứu và tổ chức HS tham gia một cách tích cực
vào quá trình này.
Có thể có hai dạng câu hỏi với mục đích khác nhau:
- Câu hỏi dự đoán hiện tượng xảy ra khi nêu điều kiện giả định trước, sau
đó tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng những dự đoán của HS.
- Câu hỏi yêu cầu HS giải thích hiện tượng đã được quan sát và tự rút ra
kết luận.
Khi sử dụng thí nghiệm, bài tập thí nghiệm có tính chất nêu vấn đề với
mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới GV cần chú ý:
- Các thí nghiệm, bài tập thí nghiệm nêu vấn đề thường đặt vào vị trí trung
tâm của bài học, giúp HS lĩnh hội những vấn đề then chốt nhất.
- Tốc độ thí nghiệm phải đủ chậm để tất cả HS trong lớp học có điều kiện
quan sát và ghi nhớ thông tin.
- Phải tạo được hứng thú học tập và phải đảm bảo tính vừa sức.
- Nên lựa chọn nguyên liệu, dụng cụ, phương án thí nghiệm trực quan
nhất, đơn giản nhất và tiết kiệm nhất.
- Không phải nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng thí nghiệm.
* Một số thí nghiệm, bài tập thí nghiệm trong chương trình Sinh học 10 - cơ
bản được thiết kế để sử dụng trong khâu nghiên cứu vấn đề mới:
● Ví dụ 1: Dạy mục “Nước và vai trò của nước trong tế bào” (Bài 3 - SGK
trang 20)
GV có thể thiết kế một bài tập thí nghiệm như sau: Cho quả chuối chín
vào trong ngăn đá tủ lạnh, sau một thời gian bỏ quả chuối ra ngoài. Hiện tượng
gì xảy ra, giải thích hiện tượng đó?
Thí nghiệm này giúp học sinh thấy được sự khác nhau giữa nước thường
và nước đá, khi ở trạng thái rắn thể tích của nước tăng lên nhưng số phân tử
nước không đổi, thể tích tăng phá vỡ màng tế bào nên khi quả sấu bỏ ra ngoài tủ
lạnh một thời gian, nước trong tế bào chảy ra ngoài làm quả sấu bị nhũn.
● Ví dụ 2: Dạy mục “Cấu trúc của prôtêin” (Bài 5- SGK trang 23)
GV có thể thiết kế một bài tập thí nghiệm như sau:
- Lấy một ít lòng trắng trứng, cho vào nước và đun nóng.
- Đun nóng nước gạch cua.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích hiện tượng đó?
Bài tập thí nghiệm này nhằm giúp HS biết các yếu tố gây biến tính prôtêin
GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng như sau:
Câu hỏi 1: Lòng trắng trứng, gạch cua có bản chất là gì?
Câu hỏi 2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng và nước gạch cua có bị vón cục
5
lại không?
Câu hỏi 3: Nhiệt độ có vai trò gì trong các hiện tượng trên?
● Ví dụ 3: Dạy mục “Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ” (Bài 7- SGK
trang 31)
GV có thể thiết kế và biểu diễn thí nghiệm sau:
- Lấy một củ khoai lang đã gọt vỏ, cắt thành các khối lập phương với các
cạnh có độ dài khác nhau (1cm, 2cm, 3cm).
- Cho các khối khoai lang vừa cắt vào dung dịch Iốt khoảng 2 đến 3 phút
sau thì vớt ra.
- Tiếp tục cắt các khối khoai lang thành 4 phần bằng nhau để quan sát diện
tích khoai lang bị bắt màu.
Câu hỏi 1: So sánh tỉ lệ
S
(diện tích bề mặt/thể tích) giữa các khối khoai lang?
V
(HS tự tính thông qua các công thức toán học)
Câu hỏi 2: So sánh diện tích bị bắt màu giữa các khối khoai lang?
Câu hỏi 3: Tìm mối quan hệ giữa tỉ lệ
S
với sự bắt màu của các khối khoai
V
lang? Hãy liên hệ mặt ngoài của khối khoai lang với bề mặt của một tế bào?
Qua thí nghiệm này học sinh có thể tự kiến tạo được kiến thức bài mới, khi
S
V
càng lớn thì khả năng trao đổi chất với môi trường càng tăng. Từ đó học sinh sẽ
tự giải thích được vì sao khả năng trao đổi chất của tế bào vi khuẩn diễn ra
nhanh.
Câu hỏi 4: Tương tự như vậy, tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn nhiều so
với tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
● Ví dụ 4: Dạy mục “Cấu tạo của tế bào nhân sơ” ( Bài 7 - SGK trang 32,
33)
GV có thể sử dụng thí nghiệm như sau: Có các vi khuẩn hình cầu, hình
que, hình sợi. Người ta loại bỏ thành tế bào của các vi khuẩn này rồi cho vào
dung dịch có nồng độ các chất tương đương với nồng độ các chất tan có trong tế
bào.
Câu hỏi 1: Dự đoán hình dạng của tế bào sau khi ngâm?
Câu hỏi 2: Kết quả đó cho phép rút ra kết luận gì?
Học sinh sẽ nhận thấy vai trò của thành tế bào: Quy định hình dạng tế
bào.
● Ví dụ 5: Dạy mục “Nhân tế bào” (Bài 8 - SGK trang 37)
GV mô tả thí nghiệm về cừu Dolli: Tách tế bào trứng của cừu A sau đó
loại bỏ nhân, tiếp tục tách tế bào tuyến vú của cừu B sau đó tách nhân và chuyển
nhân vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cừu A. Trứng sau khi chuyển nhân
được cấy vào cừu cái C, cừu cái C đẻ ra cừu Doli con?
Câu hỏi 1: Theo em, nhà khoa học sẽ nhận được các con cừu con có đặc điểm
của loài nào?
Câu hỏi 2: Con cừu con sinh ra là con cừu cái hay cừu đực? vì sao?
Câu hỏi 3: Thí nghiệm này cho phép rút ra kết luận gì về nhân tế bào?
6
Thông qua thí nghiệm học sinh có thể thấy vai trò của nhân: Mang thông
tin di truyền.
● Ví dụ 6: Dạy mục “Vận chuyển thụ động” ( Bài 11 - SGK trang 47, 48)
- GV tiến hành biểu diễn thí nghiệm:
+ Mở nắp lọ nước hoa.
+ Nhỏ một vài giọt mực vào cốc nước lọc. Sau đó đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hiện tượng gì đã xảy ra?
Câu hỏi 2: Hiện tượng đó là hiện tượng khuếch tán. Vậy thế nào là hiện tượng
khuếch tán? Do đâu có sự khuếch tán?
Câu hỏi 3: Hiện tượng trên xảy ra đối với màng sinh chất của tế bào thì được
gọi là vận chuyển thụ động. Vậy thế nào là vận chuyển thụ động? Vận chuyển
thụ động diễn ra theo nguyên lí nào?
- Kết thúc phần này, GV có thể ra bài tập về nhà cho HS thiết kế thí
nghiệm:
+ Lấy một miếng da ếch sống, bịt kín miệng một phễu thủy tinh sao cho
mặt trong úp vào miệng phễu.
+ Đặt úp miệng phễu đã bịt kín vào một chậu thủy tinh chứa nước.
+ Rót mực vào ống phễu.
+ Theo dõi màu nước trong chậu.
Từ thí nghiệm trên, hãy giải thích một số hiện tượng sau:
Hiện tượng 1: Tại sao khi ngâm sấu với đường, sau một thời gian cả nước và sấu
đều có vị ngọt, chua?
Hiện tượng 2: Tại sao rau muống chẻ ngâm vào nước sẽ bị cong lại theo một
chiều nhất định?
Qua những thí nghiệm trên học sinh sẽ thấy được chức năng của tế bào
chất, dùng thí nghiệm để kiểm chứng kiến thức đã học.
● Ví dụ 7: Dạy mục “Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn” (Bài 25 - SGK
trang 99, 100)
GV mô tả thí nghiệm: Có 2 quần thể vi khuẩn: Quần thể vi khuẩn 1 sống
trên xác chết của một con thú nhỏ, quần thể vi khuẩn 2 sống trong môi trường dạ
dày, ruột của con người.
Câu hỏi: Theo em, sau một thời gian chúng sẽ sinh trưởng như thế nào?
Học sinh có thể đưa ra nhiều dự đoán và học sinh tranh luận về kết quả thí
nghiệm càng nhiều thì nhu cầu tìm tòi kiến thức mới để tìm ra câu trả lời chính
xác càng cao.
Từ vấn đề đó, GV dẫn dắt HS nghiên cứu mục II (SGK trang 100) để trả
lời những dự đoán nêu trên.
● Ví dụ 8: Dạy khái niệm “nhân tố sinh trưởng” (Bài 27 - SGK trang 105,
106)
GV mô tả thí nghiệm: Có 2 chủng vi khuẩn lactic, chúng đều rất cần 2
loại vitamin là axit folic và axit amin pheninalanin. Chủng 1 có khả năng tự tổng
hợp được axit folic nhưng không tổng hợp được pheninalanin. Chủng 2 tự tổng
hợp được pheninalanin nhưng không tổng hợp được axit folic. Người ta cấy cả 2
chủng vi khuẩn này vào môi trường thiếu cả 2 chất trên.
7
Câu hỏi 1: Cả 2 chủng vi khuẩn trên giống nhau ở đặc điểm gì, khác nhau ở đặc
điểm gì?
Câu hỏi 2: Hai chủng vi khuẩn sẽ sinh trưởng như thế nào?
Từ câu trả lời của HS, GV sẽ thông báo: Hai chất đó người ta gọi chúng là
các nhân tố sinh trưởng của vi khuẩn. Vậy nhân tố sinh trưởng là gì?
Lưu ý: Mỗi loại vi khuẩn có thể nguyên dưỡng với chất này nhưng lại khuyết
dưỡng với chất kia (như 2 chủng vi khuẩn trong ví dụ này)
● Ví dụ 9: Dạy phần “Cấu tạo và đặc điểm của virus” (Bài 29 - SGK trang
104, 105, 106)
GV giới thiệu thí nghiệm của Ivanôpxki (1892):
- Lấy dịch ép của cây thuốc lá bị bệnh (tác nhân gây bệnh chưa xác định
rõ).
- Cho dịch ép này lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi nhiễm vào cây bình
thường thì thấy cây này cũng mắc bệnh.
- Soi dịch lọc dưới kính hiển vi không nhìn thấy sinh vật nào
- Cấy dịch lọc trên môi trường thạch không thấy mọc khuẩn lạc.
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về kích thước của mầm bệnh này?
GV thông báo: Người ta gọi mầm bệnh này là virus, và đó cũng là thí nghiệm
đầu tiên con người đã phát hiện ra virus.
Câu hỏi 2: Tại sao khi cấy dịch lọc có virus trên môi trường thạch có chất dinh
dưỡng nhưng chúng không sống được?
GV dẫn dắt HS nghiên cứu phần cấu tạo và đặc điểm của virus.
2.3.2. Thí nghiệm thực hành
Trong quá trình dạy học Sinh học, thí nghiệm được xem là công cụ,
phương tiện dạy học hỗ trợ đắc lực cho GV, do đó để nâng cao hiệu quả sử
dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học, người GV cần phải có kĩ thuật cũng
như sự thành thục về việc hướng dẫn, tổ chức cho HS tiến hành, khai thác,
nghiên cứu các thí nghiệm. Mặt khác, GV cũng cần thường xuyên tìm tòi, cải
tiến để nâng cao chất lượng của các thí nghiệm, phù hợp với mục tiêu dạy học
và hoàn cảnh cụ thể. Song dù cải biến hay sáng tạo các thí nghiệm như thế nào
thì cũng phải đảm bảo tính khả thi của hoạt động TN trong các hoàn cảnh cụ
thể và phù hợp với mục tiêu dạy học.
Để tiến hành các hoạt động thí nghiệm thực hành đạt hiệu quả cao, người
GV cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Phải xác định rõ mục đích của tiết thực hành về một nội dung cụ thể
nào đó (nghiên cứu một vấn đề mới hay củng cố kiến thức lí thuyết đã học)
- Hướng dẫn trình tự các bước của công tác thực hành.
- Tiến hành tổ chức lớp như: Phân chia nhóm, phân phối dụng cụ, vật
mẫu (nhóm to hay nhỏ là tùy thuộc vào khả năng chuẩn bị vật chất cũng như
dụng cụ, số kính hiển vi, mẫu vật…). Việc tổ chức phải chu đáo, theo kế hoạch
tỉ mỉ để trong suốt quá trình thực hành mọi HS luôn luôn có việc làm. Nếu dụng
cụ, vật liệu thực hành không đủ cho tất cả cùng tiến hành một nội dung thì
phân công luân phiên nhau giữa các nhóm.
- Cần nghiên cứu kĩ nội dung và tiến hành trước công việc thực hành để
đảm bảo thành công khi hướng dẫn cho HS. Cần lường trước những khó
8
khăn, thất bại có thể có lúc HS thực hiện, tìm hiểu nguyên nhân thất bại để
không lúng túng, bị động khi giải đáp cho HS.
- Hiện tại các tiết thực hành qui định trong chương trình được bố trí vào
cuối mỗi chương hay sau mỗi bài lí thuyết tương ứng, chủ yếu nhằm minh
họa, củng cố lí thuyết. Thực hành chưa được sử dụng phổ biến trong khâu
nghiên cứ u tài liệu mới, cho nên GV cần tăng cường bài tập thực hành để
nâng cao giá trị dạy học của nó.
- Phải có kế hoạch dành thời gian nhận xét, đánh giá kết quả thực hành
của HS. Khi nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS cần chú ý nội dung
sau:
+ Kết quả của thí nghiệm và quan sát: Cách tiến hành có ưu, nhược điểm
gì?
+ Ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn của HS trong quá
trình tiến hành thí nghiệm.
Để động viên HS cần nêu một số nhóm, cá nhân làm tốt, những em tìm
tòi, phát hiện ra cái mới, kể cả những thắc mắc, chứng tỏ HS có sự đào sâu,
suy nghĩ . Sau đó nhận xét về kết quả cụ thể đ ã đ ạ t được.
Quy trình cải tiến cách làm thí nghiệm:
Bước 1: Xác định mục tiêu thí nghiệm
Bước 2: Phân tích nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa.
Bước 3: Phát hiện khó khăn, đề xuất phương pháp khắc phục.
Bước 4: Thực hiện thí nghiệm theo phương án đề xuất.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của phương án đề xuất.
* Một số ví dụ về cải tiến thí nghiệm trong các bài thực hành Sinh học 10 Cơ bản:
● Ví dụ 1: “Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh” (Bài 12)
* Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm:
- Việc sử dụng mẫu vật bằng lá thài lài tía có một số nhược điểm:
+ Độ phổ không rộng.
+ Lá mỏng nên khó khăn trong việc thực hiện thao tác bước 2.
+ Sự phân bố màu của tế bào trong lá không đều do đó khó quan sát.
+ Sự phân bố tế bào biểu bì và tế bào khí khổng trên bề mặt lá không đều
dẫn tới khó quan sát hai loại tế bào cùng một lúc.
- Việc pha chế dung dịch đường, muối không được hướng dẫn cụ thể. Có
thể sử dụng nồng độ quá cao hoặc quá thấp dẫn đến khó quan sát hoặc hỏng
mẫu.
- Hiện tượng co nguyên sinh biểu hiện rõ ở các tế bào biểu bì, khó quan
sát ở tế bào khí khổng.
- Hiện tượng phản co nguyên sinh thường chậm, tỉ lệ các tế bào phản co
nguyên sinh thấp.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm thường trong khoảng thời gian từ 20
-25 phút.
* Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm:
Căn cứ vào những phân tích trên, tôi đã đưa ra cách khắc phục để thí
nghiệm được thực hiện dễ dàng như sau:
9
- Bổ sung mẫu vật:
+ Củ hành tía: 1 củ; củ hành tây: 1 củ.
- Sử dụng hóa chất: Xanh mêthylen để nhuộm màu tế bào.
- Nên quan sát các tế bào lá cây ở vùng rìa tiêu bản.
- Không nên để tế bào co nguyên sinh quá lâu (>3 phút) vì khi nhỏ nước
lên tiêu bản, tế bào khó trở lại trạng thái ban đầu (khó xảy ra quá trình phản co
nguyên sinh).
- Trong giờ thực hành, giáo viên nên yêu cầu các nhóm học sinh làm các
tiêu bản khác nhau trên các đối tượng như: Thài lài tía, củ hành tím hay cánh
hoa cúc để học sinh có thể vừa theo dõi được quá trình co và phản co nguyên
sinh ở các tế bào lá cây, vừa theo dõi được quá trình co và phản co nguyên sinh
ở các tế bào khí khổng, thể hiện sự đóng mở khí khổng.
- Nếu dùng nồng độ đường ≥ 20% và nồng độ muối ≥ 8% thì tế bào khí
khổng đóng nhanh, nên khó quan sát được quá trình co và phản co nguyên sinh
của khí khổng.
* Kết quả và nhận xét:
Hình 1: Tế bào củ hành tía
Hình 2: Tế bào củ hành tây
có nhuộm xanhmethylen
- Mẫu vật là củ hành tía: Dễ tách mẫu, quan sát rõ các tế bào biểu bì; tế
bào lớn, có màu hơi tím nên dễ quan sát trong quá trình co nguyên sinh, quá
trình phản co nguyên sinh diễn ra mạnh.
- Mẫu vật là củ hành tây: Dễ tách mẫu; tế bào lớn nên dễ quan sát trong
quá trình co nguyên sinh, quá trình phản co nguyên sinh diễn ra mạnh.
10
Hình 3: Tế bào thân cây thài lài
Hình 4: Tế bào lá cây thài lài
- Mẫu vật lá thài lài: Phân biệt rõ tế bào biểu bì và tế bào khí khổng; dễ
dàng quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
- Nhuộm tế bào bằng xanh mêtylen sẽ quan sát tế bào tốt hơn.
- Nồng độ đường và muối xác định giúp cho kết quả chính xác, dễ quan
sát.
Đồng thời có sự so sánh về tác động khác nhau của cùng một loại dung
dịch nhưng khác nhau về nồng độ và cùng một nồng độ nhưng khác nhau về loại
chất tan trong dung dịch.
● Ví dụ 2: “Thí nghiệm với enzim catalaza”(Bài 15)
* Các khó khăn gặp phải:
- Tính thuyết phục không cao vì khoảng cách nhiệt độ giữa các lát khoai
lớn lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhiệt độ thời tiết khi tiến hành thí
nghiệm.
- Lát khoai tây sống ướp đá có bọt khí trắng nhưng xuất hiện chậm và
ít, nếu lạnh quá có khi không có hiện tượng sủi bọt ngay.
* Đề xuất cách khắc phục khó khăn:
Để khắc phục khó khăn nêu trên, GV sẽ thực hiện thí nghiệm trên các lát
khoai tây ở nhiệt độ xác định. Như vậy thì phần chuẩn bị dụng cụ cần bổ sung:
+ Nhiệt kế: 1 cái.
+ Cốc thủy tinh 250 ml: 6 cái.
+ Nước đun sôi: 1 phích.
+ Nước để ở nhiệt độ phòng: 1lít
* Tiến hành thí nghiệm theo đề xuất:
Củ khoai tây sống được cắt thành lát mỏng khoảng 5mm, chuẩn bị 8 lát
khoai và thực hiện:
+ 1 lát ở nhiệt độ phòng.
+ 1 lát ướp đá.
+ 1 lát ngâm ở nhiệt độ 150C trong vòng 15 phút.
+ 1 lát ngâm ở nhiệt độ 300C trong vòng 15 phút.
+ 1 lát ngâm ở nhiệt độ 450C trong vòng 15 phút. Củ khoai tây chín cắt
thành lát mỏng:
+ 1 lát khoai tây chín, để nguội và để ở nhiệt độ phòng.
11
- Cách chuẩn bị các lát khoai tây trên như sau:
+ Khoai tây rửa sạch, cắt ngang củ khoai tây thành những lát mỏng 5mm.
+ Cho vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 2 lát khoai sao cho 2 lát này không
chồng trực tiếp lên nhau.
+ 3 cốc thủy tinh còn lại: 1 cốc đun nước sôi, 1 cốc nước đá, 1 cốc nước
để ở nhiệt độ phòng.
+ Tiến hành ngâm mẫu ở các nhiệt độ khác nhau.
Ví dụ: Ngâm mẫu ở nhiệt độ 300C
- Lấy một cốc đựng 2 lát khoai tây ra, đổ nước ở nhiệt độ phòng vào sao
cho gần ngập khoai tây. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ hiện tại trong cốc. Nếu nhiệt
độ dưới 300C thì thêm nước sôi vào cho đến 300C. Nếu nhiệt độ nước trên 300C
thì thêm nước đá vào đến 300C thì dừng lại. Nếu nhiệt độ thay đổi thì bổ sung
thêm nước đá hoặc nước đun sôi tùy thuộc vào nhiệt độ của nước trong cốc. Giữ
nguyên nhiệt độ của nước trong cốc trong thời gian 15 phút.
Cách ngâm mẫu ở nhiệt độ khác tiến hành tương tự.
* Kết quả và nhận xét:
- Lát khoai tây chín vẫn không có hiện tượng sủi bọt.
- 4 mẫu khoai tây còn lại đều sủi bọt nhưng tốc độ và độ mạnh của hiện tượng
sủi bọt biến đổi rất lớn qua các mẫu.
Hình 5: Thí nghiệm ảnh hưởng của enzim catalaza với nhiệt độ
- Đây là thí nghiệm khó thực hiện, tuy nhiên, kết quả thí nghiệm rõ, tính
thuyết phục cao, thấy được nhiệt độ tối thích của enzim và khi nhiệt độ tăng thì
tốc độ của phản ứng thay đổi như thế nào. Từ đó rút ra kết luận về sự ảnh hưởng
của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim.
● Ví dụ 3: “Một số thí nghiệm về enzim - Thí nghiệm sử dụng enzim trong
quả dứa tươi để tách chiết ADN” (Bài 15)
* Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm:
- Một số dụng cụ thực sự không cần thiết cho thí nghiệm như: Pipet, ống
đong.
12
- Một số dụng cụ khác cần cho thí nghiệm như que thủy tinh lại không
có trong phần chuẩn bị.
- Khi rót các chất vào ống nghiệm chỉ nhìn để định lượng nên độ chính
xác không cao, dễ dẫn đến rót quá nhiều hoặc quá ít.
- Khối trắng đục thu được có dạng sợi, đây là khối nhiều thành phần
trong đó có cả ADN. Thể tích ống nghiệm quá nhỏ để có thể chứa đựng được
lượng dịch mẫu và cả hóa chất, rất khó quan sát.
- Đối với mẫu gan gà thí nghiệm thường khó cho kết quả hơn
- Thời gian tiến hành thí nghiệm khoảng 40 phút.
* Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm:
Để khắc phục khó khăn khi thực hiện thí nghiệm, tôi đề xuất phương
án thay đổi thí nghiệm như sau:
- Bổ sung thêm bốn loại dụng cụ: Cốc thủy tinh dài, que thủy tinh, bút
xóa để đánh dấu hóa trên cốc, thước kẻ. Bỏ đi hai dụng cụ là pipet và ống đong.
* Tiến hành thí nghiệm theo đề xuất:
- Dùng thước đo cốc từ đáy lên 6 cm, đánh dấu vào đó và đổ dịch nghiền
gan đến vạch đánh dấu.
- Dùng thước đo cốc từ đáy lên 7 cm, đánh dấu tại đó, đổ nước rửa bát,
tiếp tục đánh dấu đến vạch 8cm để đổ nước dứa nghiền.
- Đánh dấu tại vị trí 12cm, rót nhẹ một lớp cồn 90 0 nghiêng theo thành
cốc đến vị trí đã đánh dấu.
Hình 6: Thí nghiệm tách chiết ADN
* Kết quả và nhận xét:
Các phần dịch cho thêm vào đã được định lượng cụ thể trong các ống
nghiệm nên cho kết quả chính xác và thuyết phục hơn. Hình ảnh các phân tử ADN
kết tủa màu trắng nổi trên ống nghiệm rất dễ quan sát.
● Ví dụ 4: “ Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ
hành” (Bài 20)
* Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm:
Nội dung bài thực hành chủ yếu là thực hiện trên tiêu bản có sẵn nên
kết quả phụ thuộc vào mẫu có sẵn.
* Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm:
13
Kì đầu
Kỳ giữa
Kì sau
Kì cuối
Hình 7: Các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành (tiêu bản cố định)
- GV có thể làm sẵn các tiêu bản tạm thời cho học sinh quan sát hoặc xem
băng quay lại quá trình nguyên phân đang xảy ra trong tế bào sống.
- GV chụp ảnh các kì nguyên phân trên tiêu bản cố định rồi phát cho các
nhóm. Yêu cầu các em nhận biết hình ảnh tế bào ở mỗi kì, sau đó đối chiếu với
mẫu tiêu bản quan sát thấy trên kính hiển vi.
- GV có thể chiếu hình ảnh động về các kì của nguyên phân, giảm phân
dưới dạng powponit.
● Ví dụ 5: “Lên men êtylic và lên men lactic”
* Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm:
- Mức độ thành công của thí nghiệm phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt
độ. Thời điểm của bài thực hành theo phân phối chương trình sinh học 10 của
chúng ta là vào mùa đông, trời lạnh nên ảnh hưởng nhiều đến thí nghiệm.
- Tiến hành đầy đủ các công đoạn của việc muối dưa cà hay làm sữa chua
trên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn: thời gian, bảo quản, vệ sinh…
* Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm:
Giao các nhóm về nhà làm thực hành sau đó:
- Ghi nhật ký thực hành.
- Quay video các công đoạn làm thực hành
14
- Nộp sản phẩm tạo ra
* Kết quả và nhận xét:
- Dưa cải muối có màu vàng, cà muối có màu trắng không bị thâm đen, vị
chua dịu, thơm ngon;
- Sữa chua đông đặc, không bị vữa, không bị nhớt, mùi thơm
● Ví dụ 6: “Thực hành quan sát một số vi sinh vật”
* Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm:
- Độ phóng đại của kính hiển vi thường không lớn, thường chỉ sử dụng
được vật kính x10 và vật kính x40, rất khó sử dụng được vật kính x100.
- Đa số các vi sinh vật thường có kích thước nhỏ nên rất khó quan sát
- Một số vi sinh vật có thể gây nguy hiểm đối với học sinh
- Thao tác nhuộm màu của học sinh không đúng sẽ không quan sát được:
Vì mỗi nhóm vi khuẩn gram âm, gram dương phải sử dụng loại thuốc nhuộm
khác nhau.
- HS có thể làm mẫu tiêu bản dày, dùng quá dư thừa thuốc nhuộm nên có
thể che khuất mẫu khó quan sát.
- HS có thể hơ lửa quá nóng làm chết các tế bào vi sinh vật, mẫu khô lại
không thể quan sát được.
- Số kính hiển vi ít mà số HS thì đông, không thể từng em tiến hành thao
tác; thời gian để làm 1 mẫu tiêu bản mất 15 phút
* Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm:
- GV chuẩn bị sẵn các mẫu thí nghiệm trước, lựa chọn các vi sinh vật có
kích thước lớn hơn để dễ quan sát, các mẫu vi sinh vật ít gây nguy hiểm cho HS:
+ Mẫu bánh mì, cơm nguội mốc
+ Váng dưa chua
+ Nước quả nho lên men 2 ngày
- GV để 2 bàn hóa chất hoặc dán nhãn để HS không nhầm loại hóa chất
nhuộm từng loại vi sinh vật.
- GV chia nhóm HS, cử mỗi nhóm làm 1 tiêu bản rồi đổi cho các nhóm
khác, như vậy trong 45 phút HS có thể quan sát thấy được nhiều loại vi sinh vật
khác nhau và có đủ thời gian để vẽ vào vở.
- Sau khi nhuộm hóa chất, cần hơ mẫu xa ngọn lửa đèn cồn, trong khi hơ
vừa nghiêng qua nghiêng lại để dàn đều các vi sinh vật trên lam kính.
* Kết quả và nhận xét: Các mẫu tiêu bản nhìn rõ vi sinh vật, đặc biệt nhìn
rõ nhất là nấm mốc xanh penicilium.
15
Hình 8: Nấm mốc xanh trong bánh mì
Hình 9: Nấm dại trong váng dưa chua
2.3.3. Thí nghiệm dùng để kiểm tra - đánh giá
a. Câu hỏi trong đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì
Tùy vào thời lượng phân phối chương trình mà giáo viên sẽ lựa chọn số
câu hỏi kiểm tra có nội dung thực hành. Mức độ phân hóa của câu hỏi đối với
HS sẽ được thiết kế theo ma trận đề kiểm tra. Câu hỏi có 4 mức độ nhận thức là:
Nhận biết; thông hiểu; vận dụng thấp; vận dụng cao.
Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi với từng mức độ nhận thức:
* Nhận biết
Với câu hỏi này đơn giản chỉ yêu cầu các em HS nhớ lại thứ tự đúng của
các bước trong quy trình một bài thực hành mà các em đã học.
Ví dụ: Quy trình thực hành quan sát vi sinh vật trong khoang miệng gồm các
bước như sau:
1. Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng.
2. Đặt bựa răng vào trong giọt nước, dàn mỏng thành dịch huyền phù.
3. Hong khô hoặc hơ nhẹ trên đèn cồn.
4. Nhỏ một giọt nước lên phiến kính.
5. Rửa nhẹ mẫu bằng nước cất, hong khô rồi quan sát trên kính hiển vi.
6. Nhỏ một giọt thuốc nhuộm fuchsin lên mẫu.
Thứ tự đúng của các bước là:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 4, 6, 1, 2, 3, 5
C. 4, 1, 2, 3, 6, 5
D. 1, 2, 3, 6, 4, 5
Đáp án: C
* Thông hiểu:
Loại câu hỏi này đòi hỏi HS phải hiểu bản chất của các hiện tượng trong
thí nghiệm, thí nghiệm này đòi hỏi những điều kiện nào? Tại sao lại xảy ra các
hiện tượng đó?
Ví dụ: Thí nghiệm lên men êtitic trong hình sau đây:
16
Ống nghiệm nào sẽ xảy ra quá trình lên men êtilic?
A. 1 và 2
B. 3 và 2
C. 2
D. 3
Đáp án: C
(HS cần hiểu được lên men lactic xảy ra trong những điều kiện nào, từ các thông
tin trong hình ảnh cung cấp, HS sẽ phán đoán được ống nghiệm nào xảy ra phản
ứng)
* Vận dụng thấp:
Học sinh phân tích, liên hệ được nội dung của bài thực hành vào thực tiễn.
Ví dụ: Trong quy trình làm sữa chua, việc làm nào sau đây không đúng? Hãy
giải thích tại sao?
A. Đun sôi sữa tươi, sau đó cho 1 hộp sữa chua vinamilk vào, khuấy đều.
B. Ủ sữa ở nhiệt độ 400C
C. Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh
D. Sử dụng sữa chua trong thời hạn dưới 1 tháng.
Đáp án: A
HS biết được đáp án A là sai vì ở nhiệt độ cao mà cho sữa chua vào sẽ làm
chết các vi khuẩn lactic lên men. Các đáp án còn lại đúng, 40 0C là nhiệt độ tối
ưu nhất của quá trình lên men lactic, sữa chua sau khi lên men cần bảo quản
trong tủ lạnh để ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn làm giảm lượng chất
dinh dưỡng và làm hỏng sữa, thời gian bảo quản không quá lâu vì ở nhiệt độ
lạnh vẫn có một số nhóm vi khuẩn hoạt động được tuy nhiên tốc độ phân giải
các chất diễn ra tương đối chậm.
* Vận dụng cao:
Ví dụ: Một HS làm thí nghiệm: Bóc một lớp biểu bì lá thài lài, nhỏ 1 giọt nước
cất lên lam kính, sau đó đặt mẫu lên, dùng lamen ép nhẹ và quan sát dưới kính
hiển vi. Kết quả quan sát thấy tế bào khí khổng ở trạng thái mở (như hình ảnh).
Hãy giải thích tại sao?
17
- Nếu nhỏ lên tiêu bản dung dịch KNO 3 1M thì sau một thời gian sẽ có hiện
tượng gì? Giải thích? Hãy liên hệ các hiện tượng trong thực tiễn tương tự với
hiện tượng trong thí nghiệm trên?
b. Câu hỏi trong đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia và tỉnh Thanh Hóa
Trích: “Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2006”
Câu 1: Những điều sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a. Tế bào trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên.
b. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan.
c. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu hủy trong lysosome.
d. Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần
tiêu tốn năng lượng ATP.
e. Vì sao khi nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) thì có
hiện tượng đóng lại thành mảng và nổi nên trên mặt nước nồi canh.
Trích: “Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2007”
Câu 2: Giả sử 1 tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarozơ
và 0,04M glucozơ được đặt trong 1 bình đựng dung dịch 0,03M saccarozơ;
0,02M glucozơ và 0,01M fructozơ.
a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích?
b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
Trích: “Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2012”
Câu 3: Người ta cho 80 ml nước chiết thịt (thịt bò hay thịt lợn nạc) vô trùng vào
hai bình tam giác cỡ 100 ml (kí hiệu là bình A và B), sau đó cho vào mỗi bình
0,50 gam đất vườn được lấy ở cùng vị trí và thời điểm. Cả hai bình đều được bịt
kín bằng nút cao su, đun sôi (1000C) trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy có
nhiệt độ từ 30-350C. Sau 1 ngày người ta lấy bình thí nghiệm B ra và đun sôi
(1000C) trong 5 phút, sau đó lại đưa vào phòng nuôi cấy. Sau 3 ngày cả hai bình
thí nghiệm được mở ra thì thấy bình thí nghiệm A có mùi thối, còn bình thí
nghiệm B gần như không có mùi thối. Giải thích.
Trích: “Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2013”
Câu 4: Vi khuẩn lactic đồng hình (Streptococcus mutans) rất phổ biến trong
khoang miệng, nhất là ở trẻ em. Chúng là liên cầu khuẩn Gram+, bất động, cóthể
sống hiếu khí và kị khí.
a. Vi khuẩn lactic đồng hình là gì?
18
b. Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng Penicilin mà vắt sữa ngay thì trong
sữa còn tồn dư kháng sinh. Vi khuẩn trên có khả năng lên men sữa này hay
không? Vì sao?
c. Các bà mẹ thường khuyên con nhỏ ăn kẹo xong phải súc miệng, nếu không rất
dễ bị sâu răng, lời khuyên đó dựa trên cơ sở khoa học nào?
d. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh?
Trích: “Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2016”
Câu 5: Có 2 ống nghiệm bị mất nhãn, trong đó có 1 ống nghiệm chứa nấm men
Saccharomyces cerevisiae (S cerevisiae) và ống nghiệm còn lại chứa vi khuẩn
Escherichiacoli (E.coli). Hãy đưa ra 4 phương pháp nhận biết ống nghiệm nào
chứa nấm men S.cerevisae và ống nghiệm nào chứa vi khuẩn E.coli.
Trích: “Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018”
Câu 6: Nêu phương pháp thí nghiệm chứng minh rằng tinh bột được cấu tạo từ
các gốc đường đơn.
Trả lời
Phương pháp thí nghiệm chứng minh rằng tinh bột được cấu tạo từ các
gốc đường đơn:
- Thủy phân tinh bột thành đường đơn (thủy phân tinh bột bằng HCl loãng, sau
đó trung hòa bằng NaOH).
- Thử bằng dung dịch Pheling với đường đơn có kết tủa màu đỏ gạch.
Phương trình phản ứng: CuO + C6H12O6 → Cu2O↓ + ½ O2
đỏ gạch
Cu2O có màu đỏ gạch
Câu 7: Có 2 ống nghiệm: ống 1 chứa dung dịch sinh lý 0,65% NaCl; ống 2 chứa
dung dịch sinh lý 0,90% NaCl. Người ta cho hồng cầu của ếch vào cả 2 ống
nghiệm.
Kích thước của hồng cầu trong 2 ống nghiệm này có thay đổi không? Giải
thích.
Trả lời
Kích thước của hồng cầu trong 2 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1 (chứa dung dịch sinh lí 0,65% NaCl): Môi trường bên trong tế
bào hồng cầu ếch có nồng độ NaCl là 0,65% bằng với nồng độ dung dịch sinh lý
nên dung dịch trong ống nghiệm là đẳng trương so với bên trong hồng cầu. Vì
vậy, nước thẩm thấu ra ngoài và vào trong tế bào hồng cầu bằng nhau nên thể
tích hồng cầu không thay đổi.
- Ống nghiệm 2 (chứa dung dịch sinh lí 0,90% NaCl): Dung dịch trong ống
nghiệm là ưu trương so với trong hồng cầu ếch, nên nước từ hồng cầu thẩm thấu
ra ngoài, làm tế bào hồng cầu nhỏ lại, giảm thể tích.
Câu 8: Một cốc miệng rộng đựng rượu nhẹ (5 - 6% eetylic), đậy cốc bằng vải
màn, để ở nơi ẩm, sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt của môi trường
nuôi cấy và dung dịch có vị chua.
a. Váng trắng đó là gì và vì sao dung dịch lại có vị chua?
b. Lấy một vài giọt dung dịch nuôi cấy vi sinh vật này (có váng trắng) nhỏ lên
lam kính rồi nhỏ bổ sung một giọt H 2O2 vào dung dịch trên sẽ thấy hiện tượng
gì? Giải thích.
19
Trả lời
a. - Váng trắng nổi trên bề mặt là do các vi khuẩn axetic (vi sinh vật hiếu khí bắt
buộc) liên kết với nhau thành từng đám.
- Dung dịch có vị chua là axit axetic do rượu đã bị oxi hoá hình thành:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q
b. Khi nhỏ bổ sung một giọt H2O2 vào một vài giọt dung dịch nuôi cấy thấy có
bọt khí bay lên vì: vi khuẩn axetic trong tế bào của nó có enzim catalaza, do đó
khi nhỏ H2O2 thì nước oxy già sẽ bị phân hủy thành H2O và O2 bay lên.
2H2O2 catalaza
2H2O + O2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình kiểm định đề tài, với cách dạy bằng phương pháp sử dụng
thí nghiệm trong một số khâu của quá trình dạy học, các câu hỏi trong bài kiểm
tra, tôi thấy học sinh thích được tham gia vào các hoạt động học tập của tiết học,
học sinh nắm vững kiến thức một cách chắc chắn và dễ dàng hơn, khi làm bài
kiểm tra đạt kết quả cao.
Năm học 2018 - 2019, tôi đã thử nghiệm đề tài này ở 2 lớp 10 có mức học
lực hoàn toàn như nhau, với hai phương pháp dạy khác nhau. Cụ thể:
- Lớp 10 A1 tôi dạy theo phương pháp của đề tài này.
- Lớp 10 A2 tôi dạy theo phương pháp khác
Kết quả thu được rất khả quan sau khi kiểm tra khảo sát ở hai lớp này. Số
liệu thống kê cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A1 44
16
36,4
20
45,4
8
18,2
0
0
10A2 42
9
21,4
17
40,5
16
38,1
0
0
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trên cơ sở phân tích nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham
khảo, nghiên cứu thực trạng, tôi đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm đồng thời đưa ra quy trình cải tiến cách
làm, cách sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học 10. Trên cơ sở
phân tích và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong
dạy học Sinh học 10, đã tạo ra nền tảng để nâng cao hiệu quả sử dụng thí
nghiệm trong dạy học Sinh học nói riêng và dạy học nói chung.
Nội dung của các thí nghiệm Sinh học 10 đã được tôi thử nghiệm trong
năm học 2018 - 2019. Kết quả đa số học sinh học tập một cách tích cực, hứng
thú. Qua kết quả kiểm tra đánh giá tôi nhận thấy học sinh nắm vững các bước
trong quy trình thực hành, các bài học có nội dung thí nghiệm biểu diễn để dẫn
dắt bài mới luôn được học sinh chú ý và rất hăng hái xây dựng bài. Tôi đã chứng
minh được tính hiệu quả của các phương án đề xuất thông qua phương pháp điều
tra sư phạm, kết quả điều tra sư phạm cho phép áp dụng rộng rãi các phương án
cải tiến mà tôi đưa ra vào dạy học ở các trường THPT.
3.2. Kiến nghị
Cần tăng cường trang b ị thiết bị thí nghiệm đầy đủ theo đặc thù bộ môn.
20
Kiểm tra đánh giá học sinh cần tăng cường hơn nữa những câu hỏi nhằm
kiểm tra được năng lực thực hành của học sinh.
Mỗi giáo viên cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đến việc đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học
sinh.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi không thể tránh khỏi những sai
sót. Do vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các quý
thầy, cô giáo dạy Sinh học cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn
thiện hơn, đạt hiệu quả cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 24 tháng 05 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Vũ Thị Bảo
21