Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết ôn tập môn sinh học 10 thpt bằng các trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.27 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ VÀ TẬP TRUNG CỦA HỌC SINH
TRONG CÁC TIẾT ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 10 THPT
BẰNG CÁC TRÒ CHƠI

Người thực hiện: Trịnh Bá Hưng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2019
1


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục đích dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại
ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy
được trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng
lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề
mới phù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo
viên cần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy học.
Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì
đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay,
với sự bùng nổ của thông tin truyền hình, tâm lí lứa tuổi, các em thường bị tri


phối rất nhiều trong việc học. Nhiều em thấy việc học không hấp dẫn, lí thú,
dẫn đến chán nản, kết quả học tập không cao. Riêng với môn sinh học, được
đánh giá là môn học khó, khô cứng thì sự tập trung còn khó khăn hơn. Đặc biệt
ở các tiết ôn tập cuối chương, hết phần, thường là giáo viên ôn tập củng cố lí
thuyết sau đó hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi lí thuyết và làm bài tập theo mô
tuýp dễ dẫn đến nhàm chán cho học sinh.
Theo Comenxki – ông tổ của nền sư phạm cận đại, “Muốn người học tiếp
thu nhanh chóng và hứng thú, tốt nhất là người dạy phải biết dùng ngôn ngữ
càng vui nhộn, hài hước càng tốt. Quá trình học sinh tự mình khám phá, vận
dụng kiến thức không phải lúc nào cũng thuận lợi và dễ dàng”.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao không lợi dụng khả năng “gây nghiện” trò chơi
để truyền đạt nội dung học? Các trò chơi này có sự lồng nghép kiến thức liên
quan đến môn học sẽ có tác dụng tốt cho học sinh trong việc tích cực học tập.
Đặc biệt trong độ tuổi này các em luôn muốn được thể hiện sự hiểu biết của
mình trước bạn bè.
Để tạo ra những trò chơi mang tính giáo dục và gây được động cơ hứng
thú, người dạy không chỉ cần chú ý đến nội dung khoa học mà quan trọng hơn là
việc ứng dụng CNTT để thiết kế nên các thể thức trò chơi hay, hấp dẫn. Tuy
nhiên, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học sinh học còn nhiều hạn chế. Đặt
biệt là sử dụng CNTT để thiết kế các trò chơi trong dạy học sinh học chưa được
chú trọng do còn gặp nhiều khó khăn, như hạn chế về ý tưởng các trò chơi, kỹ
năng sử dụng các phần mềm để thiết kế trò chơi,…
Với các lí do trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường hứng thú và tập trung
của học sinh trong các tiết ôn tập môn sinh học 10 THPT bằng các trò chơi”
để áp dụng trong năm học 2018- 219 tại trường THPT Yên Định 3. Tôi mong
muốn sẽ đem đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đóng góp vào việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững
bước vào cuộc sống lao động trong tương lai.

2



1.2. Mục đích nghiên cứu
- Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi sinh học, qui
trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho
thiết kế.
- Về thực nghiệm: Tổ chức được các tiết dạy có lồng ghép trò chơi vào bài
giảng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong một số bài thuộc chương trình
sinh học 10 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
- Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học.
- Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế trò chơi trên phầm
mềm powerpoint 2007.
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm:
- Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi sinh học ở các bài ôn tập
thuộc chương trình sinh học 10 – THPT.
- Bước đầu tổ chức thực nghiệm ở các lớp mà tôi đang giảng dạy.

3


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Hứng thú học tập
Theo các nhà tâm lí học hứng thú học tập là sự yêu thích, ham học, có

cảm giác phấn trấn khi tiếp xúc môn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo,
tích cực tự nghiên cứu, tìm tòi, dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy, làm
cho kết quả day học có chất lượng, không gây căng thẳng.
- Biểu hiện của hứng thú học tập là ở sự tập trung cao độ. Biểu hiện ở cả trong
và ngoài giờ học:
+ Trong giờ học: chăm chỉ nghe giảng, xây dựng bài, phát biểu ý kiến.
+ Ngoài giờ học: các em tìm đọc thêm các sách tham khảo, tìm hiểu các kiến
thức sinh học trong đời sống và giải thích theo những kiến thức đã học.
-Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn sinh học
+ Nhóm các yếu tố chủ quan: trình độ nhận thức của học sinh, động cơ và thái
độ học tập, nhu cầu nhận thức ham hiểu biết của học sinh.
+ Nhóm các yếu tố khách quan: sự hấp dẫn của môn học, phương pháp và năng
lực của giáo viên, điều kiện vật chất, tran thiết bị của môn học và bầu không khí
của lớp học.
Như vậy để tăng cường hứng thú học tập cho các em học sinh việc tổ
chức hoạt động dạy học của giáo viên là vô cùng quan trọng.
2.1.2. Vai trò của trò chơi sinh học trong dạy học môn sinh học
Đối với bộ môn sinh học các khái niệm, các quá trình, hiện tượng, bản
chất sinh học nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp
thu, dễ nhàm chán, đặc biệt các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng sợ
bộ môn sinh học.
Để học sinh có thể tiếp nhận kiến thức nhanh và dễ nhớ nhất thì chúng ta
nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học
sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi
sinh học. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức sinh học vào, làm cho học
sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng
vẫn đảm bảo học tốt.
2.1.3. Những yêu cầu của một trò chơi sinh học
Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế trò
chơi với các yêu cầu như sau:

- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt.
- Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang
tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã
hội ở từng thời điểm cụ thể.
- Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh
và thời lượng vừa phải hợp lý.
- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu
biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng
không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.
4


- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan
trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em
học sinh tự giác tham gia.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Nhiều học sinh ít học bài, làm bài tập ở nhà, giành nhiều thời gian cho việc giải
trí: chơi game, xem phim, cùng nhau tụ tập...nguyên nhân cũng là vì học tập
không có hứng thú.
- Nhiều tiết dạy của thầy cô vẫn mang tính đọc chép, truyền thụ một chiều, ít có
sự tương tác của thầy với trò, các em không biểu đạt được ý kiến của mình nên
trở nên thụ động.
- Hiện nay việc tổ chức trong giờ học Sinh học ở các trường THPT chưa được
nhiều giáo viên quan tâm. Nhiều giáo viên quan niệm rằng giờ học Sinh học
không nên tổ chức trò chơi vì gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp
khác. Giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo
án.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ khả năng vận dụng và khả năng xử lí
tình huống của học sinh tôi đã lựa chọn từng trò chơi và lồng ghép phù hợp vào

từng nội dung bài giảng. Tôi thường lồng ghép vào tiết ôn tập cuối chương, cuối
học kì… theo phân phối chương trình để rèn luyện cho học sinh biết tổng hợp
kiến thức đã học, phát hiện ra mối tương quan của toàn chương trình học để
khắc sâu hơn nữa kiến thức sinh học. Thời gian có thể khoảng 15 phút. Tôi phải
phối hợp nhiều trò chơi để tăng sức hấp dẫn và thu hút được nhiều học sinh
tham gia. Ngoài ra cũng có thể lồng ghép vào đầu tiết học với mục đích kiểm tra
bài cũ và cuối tiết học để củng cố bài. Thời gian tối đa cho việc tổ chức trò chơi
dạng này thường là khoảng 5 -10 phút.
2.3.1. Tìm hiểu các bước để thiết kế một trò chơi sinh học
Để thực hiện một trò chơi sinh học, người giáo viên cần phải thực hiện
theo một qui trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã
nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.
- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định
được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức
mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”
- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích
hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải
thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí
sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện
nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu
hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng
câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập
hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay
cấn và hấp dẫn hơn.
5


- Bước 5: Tổ chức trò chơi.

- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
2.3.2. Tìm kiếm một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint
2007
- Tạo liên kết trang:
+ Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.
+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.
+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn <Place in this document>,
sau đó vào <Slide Titles> và chọn trang cần liên kết đến.
+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo
liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại
để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.
- Tạo hiệu ứng đổi màu: Chọn đối tượng cần đổi màu, vào Animations\
Custom Animation\Add effect\Emplasic\Complementary Color 2.
- Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\
Custom Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.
- Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối
tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu
ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của
học sinh.
+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.
+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.
+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect
on click of
. Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp
chuột vào và chọn Ok.
- Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cần
trình diễn.
2.3.3. Tìm hiểu một số trò chơi sinh học
2.3.3. 1.Trắc nghiệm sinh học
- Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách

giáo khoa hoặc các hiện tượng liên quan đến kiến thức bài học, mỗi câu có một
lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước
các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời
gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu
cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu
hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.
- Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời
câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội.
Chú ý: Trò chơi này có thể có một vài học sinh yếu gần như không tham gia.
Để khắc phục tình trạng này giáo viên cần quan sát nhanh để yêu cầu các em
này giải thích sự lựa chọn của đội mình. Có thể lần đầu em học sinh này
6


không trả lời được, nhưng lần chơi sau em đó sẽ chú ý và tham gia nhiều
hơn.
2.3.3.2. Trò chơi lật hình
- Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một hình ảnh cấu tạo của một thành phần
cấu rúc tế bào, các đại phân tử hữu cơ hoặc một thí nghiệm hoặc nội dung mà
chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh
nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui.
Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có
thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi
kết thúc.
- Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy
tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
- Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào
không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời
đúng sẽ chiến thắng.

Chú ý: Các câu hỏi ở các mảnh ghép nên có liên quan đến hình ảnh cần
truyền tải để rèn cho học sinh sự liên hệ, xâu chuỗi các vấn đề. Trò chơi này
được áp dụng giống một trong các lần chơi của trương trình đuổi hình bắt
chữ rất nổi tiếng trên truyền hình Hà Nội.
2.3.3.3. Trò chơi miêu tả sinh học
- Nguyên tắc: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái niệm sinh học)
mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ dùng bất kì
từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa,
…, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trong danh sách) để diễn
đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách. Người miêu tả không được
nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình. Đội nào đoán đúng
nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng . (Trò chơi này
được áp dụng giống như phần thi tiếp sức của trò chơi truyền hình Âm vang
xứ thanh)
- Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp lại để
người chơi bốc thăm ngẫu nhiên.
- Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 – 5 đội.
2.3.3.4. Đố vui ô chữ sinh học
- Nguyên tắc:
+ Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ sinh học có ý nghĩa và hay thì chúng ta
nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ
ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ
khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.
+ Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không
nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng
ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho
chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp,
sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô
chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán
7



đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ
chiến thắng.
- Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và
trình chiếu trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để
củng cố bài.
2.3.3.5. Đố vui ba dữ kiện sinh học:
- Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về chất, tính
chất, hiện tượng sinh học,.. Ví dụ như: Đây là hợp chất hóa học nào cấu trúc nên
tế bào?, các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc các bào quan? Sau đó đưa ra từng dữ
kiện (thông thường là ba dữ kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện
thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ
trung bình (có gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả
lời đúng). Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ
kiện thứ hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách
nhau 10 giây.
- Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình
chiếu trên máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay
hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi theo thứ tự rồi
cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì ban giảm khảo đọc từng dữ kiện
theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm và không mất nhiều thời
gian cho việc thiết kế trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào các buổi sinh
hoạt dưới cờ.
2.3.3.6. Hoa thơm tặng thầy:
- Nguyên tắc: Sử dụng một cây (hay nhánh cây) có nhiều cành, chuẩn bị một số
bông hoa (số loại hoa phụ thuộc vào số đội tham gia trò chơi). Mỗi đội lần lượt
lên hái hoa, ẩn dưới mỗi búp hoa là một câu hỏi, nếu trả lời đúng thì hoa sẽ nở

và dùng để tặng thầy cô. Trả lời sai thì bỏ qua câu hỏi đó và nhường quyền hái
hoa cho đội còn lại.
- Phương tiện tổ chức: Dùng cành cây trong tự nhiên hoặc tự làm theo ý thích
nhưng phải có thẩm mỹ. Hoặc có thể thiết kế trên powerpoint.
- Hình thức chơi: Chia đội. Mỗi đội sẽ chọn một loài hoa mà ban tổ chức đưa ra.
Đội nào trả lời nhiều câu hỏi nhất ứng với nhiều hoa nở trên cành sẽ chiến thắng.
2.3.4. Thực nghiệm
Dưới đây là các trò chơi tôi đã áp dụng tại các lớp tôi được giao dạy trong
năm học 2018 – 2019.
TRÒ CHƠI 1: TRẮC NGHIỆM SINH HỌC
- Thể lệ: Xem phần 2.3.3.1.
- Nội dung cần ôn tập - Tiết PPCT 33: Bài tập - phần Phân bào
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn tập kiến thức chương.
+ Tạo tinh thần đoàn kết trong lớp, tạo môi trường sư phạm trong đó tất
cả học sinh đều được tham gia học tập.
8


- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị phần thưởng cho học sinh là 10 thỏi kẹo anphelibe
- Học sinh chuẩn bị 6 bảng trắng nhỏ, 6 bút dạ.
* Tiến trình thực hiện:
- Giáo viên nêu thể lệ trò chơi và tổ chức trò chơi theo hình thức chia lớp thành
6 nhóm theo 2 dãy bàn, mỗi nhóm được phát một chiếc bảng trắng viết bằng bút
dạ.
- Giáo viên đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận 15 giấy sau khi đọc xong đáp án và
ghi đáp án vào bảng. Mỗi câu trả lời đúng 10 điểm.
- Các câu hỏi được sử dụng như sau:
Câu 1: Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kì trung gian là gì ?

A. Sự hình thành thoi vô sắc
C. Sự tổng hợp prôtêin

B. Sự hoạt hóa các enzim
D. Sự nhân đôi của ADN

Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong
những kì nào ?
A. Kì đầu và kì giữa

B. Kì sau và kì cuối

C.Kì đầu và kì cuối

D.Kì giữa và kì sau

Câu 3: Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất theo cách
nào?
A. Phân rã màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Hình thành vách ngăn từ mặt phẳng xích đạo lan dần ra hai phía
C. Co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
D. Tiêu hủy tế bào chất ở vị trí mặt phẳng xích đạo
Câu 4: Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai
ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua
giảm phân. Xác định số NST đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình
giảm phân?:
A. 192

B. 236


C. 234

D. 238

Câu 5 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành
giao tử. Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là :
A. 24 và 24

B. 24 và 12.

C. 12 và 24.

D. 12 và 12.
9


Câu 6: Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì bộ
NST của loài là:
A. 15

B. 30

C. 45

D. 20

Câu 7: Bệnh nào dưới đây phát sinh do rối loạn cơ chế điều hòa phân bào của
một bộ phận nào đó trong cơ thể ?
A. Ung thư


B. Tiểu đường

C. Viêm gan B

D. Gout

Câu 9: Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây ?
1. Chiết cành; 2. Nuôi cấy mô; 3. Cấy truyền phôi; 4. Nhân bản vô tính
A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4

Câu 10: Ở những loài sinh sản hữu tính, quá trình nào dưới đây tham gia vào
cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng cho loài ?
1. Nguyên phân; 2. Giảm phân; 3. Thụ tinh
A. 2, 3

B. 1, 2

C. 1, 3

D. 1, 2, 3

* Thảo luận chung:
- Sau khi trò chơi kết thúc, Giáo viên mời đại diện nhóm thắng cuộc lên giải
thích một số đáp án vì sao lại chọn. Các nhóm khác có thể nhận xét bổ sung và

đưa ra lời bình.
- Tuyên dương khen thưởng nhóm đạt kết quả cao.

TRÒ CHƠI 2: TRÒ CHƠI LẬT HÌNH
- Thể lệ: Xem phần 2.3.3.2.
- Nội dung ôn tập - Tiết PPCT 17: Ôn tập học kì I - Chương 3: chuyển hóa vật
chất và năng lượng trong tế bào
- Mục đích giáo dục: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức về cấu trúc, chức năng của
ATP, enzim trong tế bào và hô hấp tế bào.
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị : 1 hộp kẹo làm phần thưởng.
* Tiến trình thực hiện:
- Giáo viên nêu thể lệ trò chơi và tổ chức trò chơi theo hình thức chia lớp thành
2 nhóm theo 2 dãy bàn, mỗi nhóm trưởng được phát một chiếc còi.

10


- Giáo viên đọc câu hỏi, nhóm nào thổi còi trước được quyền trả lời, nếu trả lời
đúng một góc bức tranh sẽ được hiện ra trên màn hình. Nếu trả lời sai quyền trả
lời thuộc về nhóm khác. Mỗi câu trả lời đúng 10 điểm.
- Trả lời nội dung bức tranh khi chưa mở hết 40 điểm, khi mở hết 20 điểm.
- Bức tranh và câu hỏi cụ thể như sau:

CÂU 1

CÂU 2

CÂU 3


CÂU 4

CÂU 5

CÂU 6

CÂU 7

CÂU 8

CÂU 9

CÂU 10

NỘI DUNG CÂU HỎI
STT CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

Dữ kiện 1: Sinh công cơ học.
Dữ kiện 2: Là chất xúc tác cơ học
Trong các dữ kiện sau đây, dữ kiện được tạo ra bởi cơ thể sống.
nào nói về Enzim?
Dữ kiện 3: Là quá trình biến đổi 1
phân tử glucozo thành 2 phân tử
axit pyruvic, tạo ra ATP, NADPH.

2


Bazonito; đường ribozo; nhóm
Thành phần cấu trúc của một ribô
phôtphat.
nucleotit trong phân tử ARN là?

3

Thế nào là năng lượng?

4

Hai trạng thái tồn tại của năng
Thế năng và động năng
lượng là?

5

Trong tế bào năng lượng tồn tại
Hóa năng
chủ yếu dưới dạng nào?

6

Quá trình chuyển hóa vật chất bao Đồng hóa và dị hóa

Là đại lượng đặc trưng cho khả
năng sinh công.

11



gồm 2 mặt đó là?
Protein hoặc protein kết hợp với
các chất khác không phải là
protein.

7

Bản chất của enzim là?

8

Vị trí mà tại đó enzim liên kết với
Trung tâm hoạt động
cơ chất?

9

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá
trình chuyển hóa vật chất bằng Điều chỉnh hoạt tính của em zim
cách nào?

10

Quá trình hô hấp tế bào được chia Đường phân, chu trình crep, chuỗi
thành những giai đoạn nào?
chuyền electron hô hấp.

Từ

khó
a

Đây là bức tranh nói về một
phân tử được tế bào sử dụng
Adenozin Tri Photphat (ATP)
trong đời sống hằng ngày như là
một đơn vị tiền tệ?

* Thảo luận chung:
Sau khi học sinh đoán được bức tranh chủ đề “ ATP” . Giáo viên gọi đại
diện nhóm thắng cuộc nhắc lại về cấu trúc, chức năng của ATP và mối liên quan
với các câu hỏi còn lại, nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình.
TRÒ CHƠI 3: TRÒ CHƠI MIÊU TẢ HÓA HỌC
- Thể lệ: Xem phần 2.3.3.3.
- Nội dung cần ôn tập: Tiết PPCT 9: Bài tập
+ Nội dung 2: chương II. Cấu trúc tế bào
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn lại các kiến thức đã học .
+ Giúp học sinh nhìn nhận được mối liên hệ giữa các thành phần cấu trúc tế bào.
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị : 10 cây bút làm phần thưởng.
* Tiến trình thực hiện:
- Giáo viên nêu thể lệ trò chơi và tổ chức trò chơi theo hình thức chia lớp thành
7 nhóm. Mỗi nhóm cử 2 đại diện lên bốc thăm ngẫu nhiên 2 từ cần được miêu
tả.
- Các từ cần được miêu tả cụ thể như sau:
ST
T


Từ yêu cầu miêu tả

Cách miêu tả gợi ý

1

Tế bào

Là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh
12


vật.
2
3
4
5
6

Tế bào nhân sơ

Đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống thuộc
giới khởi sinh.

Tế bào nhân thực

Đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống không
thuộc giới khởi sinh.

Nhân


Thành phần nằm giữa tể bào, chứa vật chất di
truyền.

Lưới nội chất

Hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ
thống các ống và xoang dẹp thông với nhau.

Lưới nội chất hạt

Hệ thống ống và xoang dẹp có gắn các hạt
riboxôm tổng hợp protein.

Lưới nội chất trơn

Hệ thống ống và xoang dẹp có chứa các enzim
giúp tế bào tổng hợp lipit, chuyển hóa đường
và phân hủy các chất độc hại.

Ribôxôm

Là bào quan không có màng bao bọc có chức
năng tổng hợp protein.

Bộ máy gôngi

Là bào quan được ví như là một phân xưởng
lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của
tế bào.


Ti thể

Là bào quan cung cấp nguồn năng lượng chủ
yếu cho tế bào dưới dạng ATP.

Lục lạp

Bào quan có chứa diệp lục và các emzim
quang hợp.

Không bào

Bào quan chỉ có ở thực vật và đặc biệt có
nhiều ở tế bào long hút rễ cây.

Lizôxôm

Bào quan được ví như một phân xưởng tái chế
rác thải của tế bào.

Màng sinh chất

Có cấu tạo theo mô hình khảm động gồm 2
thành phần chính photpholipit và protein.

7

8
9


10
11
12
13
14

* Thảo luận chung:
- Sau khi trò chơi kết thúc, căn cứ những từ cần được miêu tả trên màn hình giáo
viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức trọng tâm.
- Tuyên dương khen thưởng nhóm đạt kết quả cao.

13


TRÒ CHƠI 4: ĐỐ VUI Ô CHỮ HÓA HỌC
- Thể lệ: Xem phần 2.3.3.4.
- Nội dung cần ôn tập: Tiết 34: Ôn tập học kì 2 – Ôn tập kiến thức toàn chương
trình
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn tập kiến thức chương trình học kì 2.
+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình
gặp phải đối mặt.
+ Tạo hứng thú học tập khi để chuẩn bị kiểm tra học kì 2.
+Tạo tinh thần đoàn kết
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị : 10 cây bút làm phần thưởng.
* Tiến trình thực hiện:
- Giáo viên nêu các gợi ý và tổ chức trò chơi theo hình thức cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời từng ô chữ hàng ngang, nếu trả lời đúng ô

chữ đó hiện ra trên màn hình. Mỗi ô hang ngang tương ứng 10 điểm, giải được ô
chìa khóa 20 điểm, nếu giải ô chìa khóa khi chưa mở hết ô hang ngang 40 điểm.
cuối trò chơi tổng hợp điểm trao thưởng.
* Nội dung:
- Ô chữ gồm 13 hàng ngang, trong mỗi hàng ngang học sinh có thể tìm thấy một
chữ cái trong chủ đề ( hang dọc).
- Các hang ngang cụ thể như sau:
P

R

O

T

E

I

N

I

C

E

N

T


I

T

H

E

A

X

I

T

P

I

R

U

V

A

X


I

T

A

M

I

N

E

N

Z

I

M

A

D

P

C


H

O

N

H

A

N

G

N

G

U

Y

A

M

I

L


A

Z

A

R

I

B

O

Z

O

A

C

T

O

Z

O


X

A

N

H

O

N

G

B

A

O

K

L
K

H

14



NỘI DUNG CÂU HỎI
STT

CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị capsome có
1
Prôtêin
bản chất là gì? (7 chữ cái)
Bào quan cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu
2
Ti thể
cho tế bào dưới dạng phân tử ATP? ( 5 chữ cái )
Sản phẩm của quá trình đường phân có 1 loại
3
Axit piruvic
axit, hãy cho biết tên axit đó? ( 11 chữ cái )
4
Đơn phân cấu tạo protein? ( 8 chữ cái )
Axit amin
Tên 1 chất xúc tác sinh học có hiệu quả cao và
5
Enzim
được tổng hợp trong tế bào sống? ( 5 chữ cái )
Adenozin diphotphat là tên gọi đầy đủ của hợp
6
ADP
chất? ( 3 chữ cái )
Prôtêin được cấu tạo từ 4 nguyên tố nào? ( 4 chữ

7
C, H, O, N
cái )
Trên lớp vỏ ngoài của virut có yếu tố nào? ( 11
8
Kháng nguyên
chữ cái )
9
Tên loại enzim có trong nước bọt? ( 7 chữ cái )
Amilaza
Một loại đường đơn cấu tạo nên phân tử ATP?
10
Ribôzơ
( 6 chữ cái )
Đường sữa còn có tên gọi khác là gì? (7 chữ
11
Lac tô zơ
cái )
12
Diệp lục có màu gì? ( 4 chữ cái )
Xanh
Bào quan chỉ có trong tế bào thực vật mà không
13
Không bào
có trong tế bào động vật? ( 8 chữ cái )
Hàng Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào PEPTIDOGLICA
dọc
của vi khuẩn (13 chữ cái)
N
* Thảo luận chung:

Sau khi học sinh đoán được ô chữ trong cụm từ chủ đề “ Peptidiglican”
Cấu tạo nên thành tế bào. .. Giáo viên gọi học sinh thắng cuộc nói về ý nghĩa
của ô chữ có từ chủ đề đó và mối liên quan với các ô chữ còn lại, nhóm khác có
thể nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình.

TRÒ CHƠI 5: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN SINH HỌC
- Thể lệ: Xem phần 2.2.1.5.
- Nội dung ôn tập – Tiết PPCT 09: Bài tập
+ Nội dung 1: Chương 1 : Các thành phần hóa học của tế bào
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp học sinh tái hiện kiến thức về cấu trúc, chức năng của nước và các
phân tử hữu cơ là thành phần chính cấu trúc tế bào.
15


+ Giúp học sinh phát hiện mối tương quan giữa toàn bộ chương trình sinh
học trung học phổ thông.
+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng như
các thí nghiệm sinh học,... thông qua các câu hỏi.
+ Tạo không khí thi đua học tập trong lớp theo đúng tinh thần “ thua thầy
một vạn không bằng kém bạn một li ”
+ Tạo hứng thú để học sinh học tập chương mới tốt hơn.
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị : 1 hộp kẹo làm phần thưởng.
* Tiến trình thực hiện:
- Giáo viên nêu thể lệ trò chơi và tổ chức trò chơi theo hình thức chia cả lớp
thành 4 đội chơi.
- Giáo viên đọc câu hỏi và nêu từng dữ kiện, nhóm nào dơ tay trước được quyền
trả lời. Nếu trả lời sai quyền trả lời thuộc về các nhóm khác dơ tay nhanh hơn.
- Nội dung các câu hỏi như sau:

ST
T

Câu hỏi

Ba dữ kiện

Đáp án

1

Đây là hợp Dữ kiện 1: Chiếm 70% khối lượng cơ thể người. Nước
chất hóa Dữ kiện 2: Là phân tử có tính phân cực.
học nào?
Dữ kiện 3: Để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh
khác trên vũ trụ, các nhà khoa học phải xem ở
đó có nó hay không.

2

Đây là tên
hợp chất
hữu

nào?

Dữ kiện 1: Là một đại phân tử hữu cơ cấu tạo
nên thành tế bào thực vật.
Xenlulô
Dữ kiện 2: Có cấu tạo mạch thẳng.


Dữ kiện 3: là một loại pôlisaccarit

3

Đây là tên
hợp chất
hữu

nào?

Dữ kiện 1: Không được cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân.
Dữ kiện 2: Có đặc tính kị nước
Lipit
Dữ kiện 3: được cấu tạo từ một rượu đa chức
với axit béo.

4

Đây là tên
hợp chất
hữu

nào?

Dữ kiện 1: Là một đại phân tử cấu trúc theo
nguyên tắc đa phân.
Dữ kiện 2: Có 20 loại đơn phân khác nhau.
Protein

Dữ kiện 3: Có 4 bậc cấu trúc không gian khác
nhau.

5

Đây là tên
hợp chất
hữu

nào?

Dữ kiện 1: Là một đại phân tử cấu trúc theo ADN
nguyên tắc đa phân.
Dữ kiện 2: Các đơn phân 2 mạch liên kết hidro
với nhau theo nguyên tắc bổ sung
16


Dữ kiện 3: Có chức năng mang, bảo quản và
truyền đạt thông tin di truyền.
6

Đây là tên
hợp chất
hữu

nào?

Dữ kiện 1: Là một đại phân tử cấu trúc theo
nguyên tắc đa phân.

ARN
Dữ kiện 2: Có cấu trúc một mạch.
Dữ kiện 3: Được tạo ra từ quá trình phiên mã.

7

Đây là giới Dữ kiện 1: Gồm những sinh vật đa bào.
Giới
sinh
vật Dữ kiện 2: Có kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng.
động
nào?
Dữ kiện 3: Có khả năng di chuyển và khả năng
vật
phản ứng nhanh.

8

Đây là giới Dữ kiện 1: Gồm những sinh vật đa bào nhân
sinh
vật thực.
nào?
Dữ kiện 2: Phần lớn sống cố định và có khả Giới
năng phản ứng chậm.
thực vật
Dữ kiện 3: Có khả năng quang hợp.

* Thảo luận chung:
- Sau khi trò chơi kết thúc, căn cứ vào đáp án trên màn hình giáo viên yêu cầu
học sinh nhắc lại kiến thức có trong nội dung câu hỏi.

- Tuyên dương khen thưởng nhóm đạt kết quả cao.
TRÒ CHƠI 6 : HOA THƠM TẶNG THẦY
- Thể lệ: Xem phần 2.3.3.6.
- Nội dung ôn tập: Tiết PPCT 34
+ Phần ôn tập 3: Sinh học vi sinh vật
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp học sinh phát hiện mối tương quan giữa toàn bộ chương trình phần
vi sinh vật.
+ Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tái hiện tốt hoặc vận dụng các kiến
thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tiễn.
+ Kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh trong một tiết học mà vẫn
đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả.
+ Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp, bên cạnh đó
cũng giúp học sinh có được khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề .
+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng như
các kiến thức trọng tâm,... thông qua các câu hỏi.
+ Tạo không khí thi đua học tập trong lớp theo đúng tinh thần “ thua thầy
một vạn không bằng kém bạn một li ”
+ Tạo hứng thú để học sinh học tập chương mới tốt hơn.
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa, cành cây tự nhiên có
gắn 10 búp hoa dành cho 2 đội chơi là 2 bên dãy bàn.
- Giáo viên chuẩn bị : 1 hộp kẹo làm phần thưởng
17


* Tiến trình:
+ GV viết 12 câu hỏi trên vào 12 mảnh giấy nhỏ cắt hình bông hoa và gấp lại gài
lên các cành của cây cảnh được đặt trên bục giảng.
+ GV có thể gọi học sinh xung phong hoặc chỉ định bất kì học sinh nào (mỗi đợt
gọi 2 học sinh, 1 học sinh trả lời và 1 học sinh chuẩn bị).

+ Thưởng kẹo với các học sinh trả lời tốt.
Lưu ý: Gv chú ý tạo cho lớp học không khí sôi nổi để học sinh tích cực tham
gia, tránh tình trạng căng thẳng hoặc gây cho học sinh sự sợ sệt.
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT
1

2

3

4
5

6

7

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

Những kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi sinh Quang dị dưỡng và
vật?
hóa tự dưỡng.
- Trong môi trường có
Trong môi trường có ôxi hoặc không có ôxi ôxi: hô hấp hiếu khí.
vi sinh vật tiến hành hô hấp theo những kiểu - Trong môi trường
nào?
không có ôxi: hô hấp

kị khí hoặc lên men.
Ở vi khuẩn lactic, khi sinh trưởng trong điều
kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g)
của chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi
600 phút (10h)
khuẩn lactic gồm 15 cá thể được nuôi cấy
trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra
960 cá thể ở thế hệ cuối cùng?
Quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy 4 pha đó là: Tiềm
không liên tục sinh trưởng theo đường cong phát; lũy thừa; cân
gồm mấy pha, đó là những pha nào?
bằng; suy vong.
Quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy
2 pha đó là: pha lũy
liên tục sinh trưởng theo đường cong gồm
thừa và pha cân bằng.
mấy pha, đó là những pha nào?
- Không có pha tiềm
phát vì trong nuôi cấy
liên tục thì môi
Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật
trường đã ổn định, đã
trong môi trường nuôi cấy liên tục không có có enzim cảm ứng.
pha tiềm phát và pha suy vong ?
- Không có pha suy
vong vì: luôn được bổ
sung chất dinh dưỡng
và lấy đi các chất độc
hại.
Không, chỉ là chất tạo

Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
bọt rữa trôi vi khuẩn.
18


8

9

10

Đa số VSV làm hỏng
thức ăn là VSV ưa
Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong ấm, nên nhiệt độ thấp
tủ lạnh?
sẽ ức chế kìm hãm sự
sinh
trưởng
của
chúng.
Vì đa số VSV làm
Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm
hỏng thức ăn là VSV
khuẩn?
ưa ẩm.
Hầu hết các vi sinh
vật kí sinh gây bệnh
thích nghi với điều
kiện pH trung tính
Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi mà sữa chua có môi

sinh vật gây bệnh ?
trường axit có tác
dụng ức chế mọi vi
khuẩn không ưa pH
thấp.

11

Không, vì virut kí
Có thể nuôi cấy virut trong môi trường nhân sinh nội bào bắt
tạo được không?
buộc.

12

Do gai glycoprotein
Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào của virut chỉ đặc hiệu
với thụ thể trên bề
một số loại tế bào chủ nhất định.
mặt tế bào chủ.

* Thảo luận chung:
Sau khi học sinh trả lời hết 10 câu hỏi. Giáo viên cho học sinh thảo luận
lại đáp án, sau đó giáo viên gọi học sinh trả lời được nhiều câu hỏi nhất tuyên
dương đồng thời nhắc nhở phê bình những học sinh trả lời sai hoặc chưa tích
cực.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi chưa áp dụng đề tài thì
1. Thái độ
Lớp

Sĩ số
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
10A2

41

Số HS
5

10A4

42

3

Tỉ lệ % Số HS
12,2
10

Tỉ lệ % Số HS
24,4
26

Tỉ lệ %
63,4

7,1


28,6

64,3

12

27

19


2. Kết quả học tập
Lớp


số

Khá
Trung bình Yếu
Kém
Giỏi (8-10) (từ 6,5 đến ( từ 5 đến ( từ 3,5đến
( dưới 3,5)
dưới 8)
dưới 6,5)
dưới 5)
Số
HS

Tỉ lệ Số
%

HS

10A 41 5
12,2 8
2
10A 42 2
4,8
6
4
Sau khi áp dụng đề tài thì
1. Thái độ
Lớp

Sĩ số

10A2
10 A4

Tỉ lệ Số
%
HS

Tỉ lệ Số
%
HS

Tỉ lệ Số
%
HS


Tỉ lệ %

19,5

16

39,1

11

26,8

1

2,4

14,3

15

35,7

15

35,7

4

9,5


Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

Số HS

Tỉ lệ % Số HS

Tỉ lệ % Số HS

Tỉ lệ %

41

32

78

7

17,1

2

4,9

42


30

71,4

9

21,4

3

7,1

2. Kết quả học tập
Lớp


Giỏi (8-10)
số
Số
HS

Khá
Trung bình Yếu
Kém
(từ 6,5 đến ( từ 5 đến ( từ 3,5đến
( dưới 3,5)
dưới 8)
dưới 6,5)
dưới 5)


Tỉ lệ Số
%
HS

Tỉ lệ Số Tỉ
%
HS %

lệ Số Tỉ lệ Số
HS %
HS

Tỉ lệ
%

10A2 41 18

43,9

17

41,5 5

12,2

1

2,4

0


0

10A4 42 14

33,3

15

35,7 11

26,2

2

4,8

0

0

Điều này khẳng định rằng phương pháp đã mang lại hiệu quả trong quá
trình dạy và học. Ngoài mục đích tăng cường khả năng tập trung và tạo hứng thú
cho học sinh, trong quá trình áp dụng tôi còn nhận thấy khả năng hoạt động
nhóm và sự đoàn kết, ganh đua lành mạnh được cải thiện rõ rệt
Vì vậy, trò chơi sinh học cần được nghiên cứu và lồng ghép vào bài giảng
sinh học để góp phần thực hiện tốt hơn mục đích dạy học.

20



3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Khi áp dụng đề tài trên vào việc giảng dạy môn sinh học ở các lớp tôi đã
thu được một số kết quả nhất định cụ thể là:
- Tạo được hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh: số học sinh yêu thích
môn sinh ngày càng tăng.
- Kết quả học tập môn sinh học của học sinh tiến bộ rõ rệt: khá, giỏi ngày càng
tăng còn yếu kém ngày càng giảm dần.
- Tạo được môi trường thi đua học tập rất lành mạnh cho học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình
giảng dạy. Xin được chia sẻ cùng với các giáo viên đang giảng dạy môn Sinh học .
Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự ghóp ý của đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổi
ôn tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ.
Trường phổ thông có thể nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủ
đề hoạt động theo tháng. Ví dụ: Chủ đề tháng 2 là “Tháng Sinh học” và phát
động phong trào thi đua học tốt môn sinh học. Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi
giữa các khối lớp, hoặc chọn mỗi lớp một học sinh, chia thành 2 đội chơi, kết
hợp với trò chơi dành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ
thêm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của học
sinh, góp phần tạo tình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè.
Để tạo nên những buổi sinh hoạt định kì cho môn học, trường phổ thông
nên hình thành Câu lạc bộ sinh học. Với các trò chơi nêu trên, kết hợp với các
buổi báo cáo khoa học, biểu diễn thí nghiệm sinh học, … sẽ tạo nên những buổi
sinh hoạt lí thú, đa dạng, đáng nhớ và ấn tượng, đồng thời bổ sung nhiều kiến
thức sinh học mới kịp thời cho học sinh. Khi đó, chắc chắc các em sẽ “yêu học
môn sinh biết chừng nào” và việc truyền đạt kiến thức không có gì là khó khăn

nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2019
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Bá Hưng

21


22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong Microsoft
PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học.
2. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.
3. Đặng Thành Hưng “Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt

động”, tạp trí phát triển giáo dục (2004).
4. Vũ Đức Lưu – Ngô Văn Hưng. Hướng dẫn học và ôn tập sinh hoc 10
nâng cao. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên). Sách giáo khoa sinh học 10, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
6. Trần Ngọc Oanh (Tổng chủ biên). Hỏi đáp sinh học 10, Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
7.

8. />
23


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Bá Hưng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Yên Định 3.

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm
học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B, loại
Tỉnh...)
hoặc C)

Phương pháp sử dung trắc

nghiệm khách trong dạy học
Sở GD&ĐT C
sinh học hình thành kiến thức
mới .
Sử dụng các tình huống thực
tiễn nhằm tăng hứng thú học
tập của học sinh trong dạy Sở GD&ĐT C
học sinh học phần “Vi sinh
vật”, sinh học 10.

2008

2011

24



×