Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.3 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Ai đó đã ví quá trình dạy học của người Thầy giống như công việc của một
người thợ xây dựng nên một ngôi nhà, cần lắm sự cần mẫn, nhiệt tâm và khao
khát về một công trình hoàn thiện. Công trình mà mỗi người kĩ sư tâm hồn dày
công xây đắp đó chính là trí tuệ, là nhân cách, là năng lực của mỗi học sinh. Trong
bối cảnh yêu cầu của xã hội ngày càng cao về năng lực của nguồn lao động, trước
đơn đặt hàng ngày càng mới của xã hội, buộc mỗi người Thầy phải luôn trăn trở,
luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển tối đa
năng lực học sinh.
Trong mỗi giai đoạn đổi mới của Giáo dục, môn Ngữ văn luôn là một môn
học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò
và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng: môn Văn là
một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những
tâm hồn đang lớn. Vì thế, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà
trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng.
Gần đây, trong cách ra đề Ngữ văn để tạo nhiều hứng thú cho học sinh, kích
thích được sự say mê, sáng tạo của các em ở câu nghị luận văn học 5 điểm, đề
thường ra kiểu bài so sánh văn học. Dạng đề này khi mới xuất hiện trong đề thi
Đại học năm học 2008-2009 đã được báo chí và dư luận đánh giá cao là bởi học
sinh không chỉ đơn thuần tái hiện lại kiến thức đã học, mà học sinh phải tư duy
sáng tạo dựa trên suy nghĩ cá nhân mới có thể làm tốt được bài. Dạng đề này rất
phù hợp với học sinh khá, giỏi và cần thiết khi muốn phân hóa đối tượng người
học. Đặc biệt kiểu bài so sánh, liên hệ văn học 12 và 11 là một kiểu bài khá mới
mẻ vừa được đưa vào đề minh họa thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục và Đào
tạo trong năm học 2017 - 2018. Các em phải huy động cả kiến thức 11 và 12 trong
việc làm một bài văn nghị luận văn học. Để hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận
văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 thì sách giáo khoa chương
trình Ngữ văn bậc THPT chưa có phần lí thuyết hướng dẫn riêng, cũng không có


nhiều tài liệu để tham khảo. Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành
một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, do đó đã ảnh hưởng ít
nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập
cho học sinh từ phía giáo viên.
Qua khảo sát hoạt động làm bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ
kiến thức văn 12 và 11 của học sinh lớp 12 trường THPT Hàm Rồng - Thành phố
Thanh Hóa, tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế cần khắc phục, bản thân các em học
sinh cũng còn nhiều lúng túng khi làm kiểu bài này. Việc rèn luyện kĩ năng làm
bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 cho học sinh
lớp 12 là điều rất cần thiết đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy để các em
làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm
huyết với nghề dạy văn, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, với
1


những gì bản thân đã làm trong năm học vừa qua, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề:
“Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh
liên hệ kiến thức văn 12 và 11 đạt hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em cách làm bài, chúng tôi
muốn nâng cao chất lượng làm bài dạng so sánh liên hệ Văn 12 và 11 trong các kì
thi của học sinh lớp 12 nói chung, học sinh trường THPT Hàm Rồng - Thành phố
Thanh Hóa nói riêng, nhất là các em học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT
Quốc gia năm học 2017- 2018 để các em tự tin hơn khi làm bài. Theo chúng tôi
thiên chức của người giáo viên dạy văn không chỉ giúp các em “khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” mà còn dạy cho các em
phương pháp, kĩ năng làm bài vì thế mục đích chính của đề tài này là:
- Giúp học sinh nắm được phương pháp, cách thức làm dạng đề này đạt kết
quả cao.

- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy
các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi hướng tới kiểu bài Nghị luận văn
học có nội dung so sánh kiến thức văn học lớp 12 và lớp 11. Đối tượng thực
nghiệm là học sinh lớp 12 ở trường THPT Hàm Rồng - TP Thanh Hóa, mục đích
bước đầu trang bị cho các em lí luận về kiểu bài, giúp các em làm tốt kiểu bài so
sánh liên hệ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp rút kinh nghiệm: Là phương pháp đúc rút từ kinh nghiệm
của bản thân trong việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh để tìm ra biện pháp,
cách thức tối ưu.
- Phương pháp điều tra:Tìm hiểu thực tế trong việc chấm chữa bài làm văn
của học sinh của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Tham khảo tài liệu, sách báo và các phương tiện thông tin mạng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong
nhà trường. Đây là một môn học cơ bản. Vì thế môn Ngữ văn cũng là môn thi bắt
buộc trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia.
Trong kết cấu đề thi môn Ngữ văn ở kì thi THPTQG năm 2017, bên cạnh
phần đề Đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí quan trọng với tỉ lệ 3/10 điểm, phần đề
nghị luận xã hội 2/10 điểm, phần đề nghị luận văn học chiếm tới 5/10 điểm. Theo
2


định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo, đề thi trong kì thi THPT Quốc gia năm

2018 sẽ có định dạng tương tự đề thi THPTQG năm 2017. Vì vậy phần nghị luận
văn học là phần rất quan trọng trong kì thi THPT Quốc gia này. Đề nghị luận văn
học với xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá việc ghi nhớ kiến thức từ lớp 11 đến
lớp 12 buộc học sinh phải học hành bài bản, toàn diện, nhất là phải biết cách nhận
xét đánh giá sắc sảo khi so sánh liên hệ giữa các tác phẩm thuộc hai khối lớp 12
và 11. Vì thế mà giáo viên cần hướng dẫn cẩn thận cho học sinh, nhất là các em
học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến
thức 12 và 11 để các em làm bài đạt kết quả cao nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Từ lâu học sinh lớp 12 nói chung và học sinh lớp 12 trường THPT Hàm
Rồng - TP Thanh Hóa nói riêng đã quen với những bài thi chủ yếu là các dạng câu
hỏi nghị luận văn học như: Cảm nhận một đoạn thơ, bài thơ, cảm nhận về một tác
phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi, bàn luận về một ý kiến bàn về văn học trong
các chương trình Ngữ văn lớp 12... Khi Bộ giáo dục và đào tạo quyết định đổi
mới cách ra đề đưa vào đề thi kiến thức của cả khối 11 và 12 đòi hỏi một dạng đề
bài mới là có sự liên hệ so sánh kiến thức của hai khối khiến các em còn nhiều bỡ
ngỡ, lúng túng khi làm bài.
Mặt khác kiến thức trong phần nghị luận văn học tương đối rộng, đặc biệt
là những tác phẩm học từ lớp 11 các em không thể nhớ hết mà phải ôn lại. Nếu
giáo viên không hướng dẫn, giúp các em hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản
của cả hai khối ở mức không quá sơ sài thì các em sẽ khó có thể huy động cùng
một lúc tất cả các kiến thức cần thiết để làm kiểu bài này. Qua kì thi thử THPT
Quốc gia mà trường tổ chức tháng 12 năm 2017, phần nghị luận văn học dạng đề
liên hệ kiến thức 12 và 11 học sinh rất ít em đạt điểm tối đa, thậm chí nhiều em
điểm rất thấp vì kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế.
Từ thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Dưới đây là kết quả khảo
sát đối với các đơn vị lớp: 12C1, 12C2, 12C9, 12C12, trường THPT Hàm Rồng
(người viết SKKN trực tiếp giảng dạy) làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so
sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 vào tháng 12 năm 2017.
Lớp


Chưa áp dụng các biện pháp (theo số liệu khảo
sát đầu tháng 12 năm 2017)
Giỏi
SL

Khá

%

SL

%

Tb
SL

%

Yếu
SL %

12C1 (41HS)

1

2,4

13


31,7

23

56,0

4

9,9

12C2 (46HS)

0

0

14

30,4

20

43,4

12

26,2

12C9 (46HS)


4

8,6

15

32,6

24

52,1

3

6,7

12C12 (42HS)

2

4,7

7

16,6

26

61,9


7

16,8

3


Từ kết quả khảo sát thể hiện qua bảng tổng hợp trên, với mong muốn ngày
càng nâng cao kĩ năng làm bài cho học sinh, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp sau.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Để giúp các em nắm vững được cách làm bài nghị luận văn học dạng đề so
sánh liên hệ kiến thức 12 và 11, người giáo viên cần hiểu về kiểu bài so sánh liên
hệ kiến thức 12 và 11 ra sao, cần huy động những kiến thức cơ bản nào để làm
bài, phương pháp làm bài như thế nào và hướng dẫn các em luyện tập kĩ năng
nghị luận văn học dạng đề liên hệ kiến thức 12 và 11 thông qua một số đề bài cụ
thể để các em dần hình thành kĩ năng, phương pháp làm kiểu bài thi này.
2.3.1. Những kiến thức cơ bản mà học sinh cần ghi nhớ để làm tốt kiểu
bài nghị luận văn học có so sánh liên hệ kiến thức Văn 12 và 11
a. Khái niệm về kiểu bài so sánh văn học.
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một
hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét
và sâu sắc hơn. Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so
sánh văn học cần được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau:
- Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu
văn”
- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lập
luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận…
- Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày
khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị

luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn
xuôi…
- Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa
được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm
kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến việc trình bày cách thức làm bài cho kiểu bài này
là hết sức cần thiêt
b. Những bình diện của kiểu bài so sánh văn học
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều
bình diện:
- So sánh các tác phẩm
- So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi)
- So sánh các nhân vật văn học.
- So sánh các tình huống truyện.
- So sánh các cốt truyện.
- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.
- So sánh các chi tiết nghệ thuật.
- So sánh nghệ thuật trần thuật…
4


Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả,
nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không
cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau
của một nền văn học
c. Mục đích của kiểu bài so sánh văn học
- Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ
giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế
thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp
riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn…
- Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải

nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần
thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của
học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông,
các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so
sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng
cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng
trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
- Kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử rất hiệu quả để
tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với
nghệ thuật ngôn từ.
d. Cách làm bài dạng đề so sánh
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3
phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có
những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ
hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài
này như sau:
Mở bài:
– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài:
-Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
-Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là thao tác lập luận phân tích).
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh
xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp
của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao

tác lập luận phân tích).
III. Kết bài
5


Đánh giá chung
2.3.2. Các phương pháp cần nhớ khi làm bài nghị luận văn học so sánh
liên hệ kiến thức Văn 12 và 11
Dạng đề này là một dạng khác của so sánh. Thực chất dạng này cũng là so
sánh nhưng chỉ ở mức “vừa”, nghĩa là chỉ cần chỉ ra vài nét tương đồng, khác biệt
là được. Cấu trúc sau đây là cấu trúc đơn giản, mọi học sinh đều có thể áp dụng
trong việc làm bài một cách an toàn:
I.Mở bài: Nêu vấn đề
II. Thân bài
1. Khái quát:
Tác giả tác phẩm A và B (hoặc chỉ khái quát tác giả, tác phẩm chính A, còn B
thì có thể đến phần liên hệ thì đưa vào)
2. Nội dung
2.1. Làm rõ đối tượng A (chính – nên sẽ dành 60% kiến thức)
 Nội dung
 Nghệ thuật
2.2. Liên hệ (40%)
 Điểm tương đồng (chủ yếu viết về nội dung; nếu có tương đồng nghệ
thuật thì viết vào không thì chỉ viết nội dung)
 Điểm riêng (chủ yếu viết về tác phẩm B)
3. Đánh giá chung.
III. Kết bài
2.3.3. Luyện tập một số đề nghị luận văn học kiểu đề so sánh liên hệ
kiến thức 12 và 11
Sau đây người viết vận dụng một số đề cụ thể để hướng dẫn học sinh

phương pháp, kĩ năng làm kiểu bài so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11.
Đề số 1:
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo
trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét
về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn.
Đáp án đề nghị:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên
khi tỉnh rượu.
=> Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.
II. Thân bài:
6


1. Hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:
- Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần:
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu
tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc
vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn
buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con
rùa nuôi trong xó cửa”.
- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân:
+ Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người
khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi
trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.

+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với
niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.
+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng
ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị
đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động
như một người tự do, Mị vùng bước đi…
- Khái quát nghệ thuật:
+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây
dựng thành công nhân vật Mị.
+ Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm
tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới
ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
2. Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:
- Sau khi gặp thị Nở và được thị chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh
rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm
trạng:
+ Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:
. Tỉnh rượu: lần đầu tiên - từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời
gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng
một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này
ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra.
. Tỉnh ngộ: nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và
cả tương lai.
+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm
người lương thiện
7


=> Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con

người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác.
3. Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai
nhà văn:
- Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình
tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường
quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người.
+ Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý,
nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.
+ Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn
khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện.
=> Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì
các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân
trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân.
III. Kết bài:
Đánh giá chung về vấn đề nghị luận:
- Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức
vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng
của nhân phẩm và tự do.
- Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn người lao
động, dù bị vùi dập đến tận cùng vẫn không thể mất đi vẻ đẹp đó.
=> Mị và Chí Phèo đã vượt qua mọi sự đè nén của cường quyền và thần quyền để
khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn.
Đề số 2:
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ
nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên
hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam
Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm
tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.
Đáp án đề nghị:
I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật
Tràng.
II. Thân Bài
*Cảm nhận khát vọng hạnh phúc của Tràng
- Tràng là người lao động đói khổ, nghèo hèn, trong tình cảnh đói khát, trên
bờ vực cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn kiên cường nỗ lực vươn lên với
niềm hi vọng sống mãnh liệt.
- Khát khao hạnh phúc của Tràng:
8


+ Dù nghèo khổ, bị coi thường, ế muộn nhưng trong Tràng vẫn âm thầm khao
khát về tổ ấm gia đình. Lời nói bông đùa nhưng bộc lộ một mong muốn thực.
+ Tuy có vợ một cách dễ dàng nhưng Tràng không rẻ rúng, coi thường mà rất trân
trọng hạnh phúc của mình (mời vợ bữa ăn no trong cảnh đang sắp chết vì đói,
mua dầu thắp sáng giữa cảnh đời tăm tối…)
+ Niềm hạnh phúc rạng ngời không thể giấu (sáng lên trong ánh mắt, trong dáng
điệu phởn phơ, trong nụ cười tủm tỉm, toe toét, hềnh hệch, trong vẻ tự đắc kiêu
hãnh, trong cảm giác mới lạ mơn man khắp da thịt…) khiến Tràng như quên đi
thực tại cay đắng trước mắt.
+ Niềm hạnh phúc dâng trào thành cảm giác lửng lơ, êm ái như trong giấc mơ,
thành sự phấn chấn đột ngột, thành niềm sung sướng và ý thức về trách nhiệm,
bổn phận xây đắp hạnh phúc gia đình.
- Khát khao hạnh phúc của nhân vật được thể hiện qua nghệ thuật tạo tình
huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, ngôn ngữ trần
thuật giản dị, tự nhiên, giàu biểu cảm.
*Liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo để
nhận xét điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai
nhà văn.
- Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo.

- Liên hệ khao khát được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo.
- Điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn:
* Điểm tương đồng: Cả hai nhà văn phát hiện, trân trọng và đặt niềm tin mãnh liệt
vào những phẩm chất tốt đẹp, khát khao nhân bản của con người trong hoàn cảnh
khắc nghiệt. Đó là biểu hiện cho tư tưởng nhân đạo của hai cây bút lớn.
+ Với Nam Cao: ngay cả khi bị hoàn cảnh đẩy vào sự tha hoá, con người vẫn
không thôi khao khát được sống lương thiện.
+ Với Kim Lân: ngay cả khi bị cái đói đẩy đến bờ vực của cái chết, con người vẫn
khát khao sống, khát khao hạnh phúc.
* Điểm khác biệt:
+ Chỉ rõ sự khác biệt: Trong Chí Phèo, Nam Cao trân trọng và khẳng định tính
người của con người nhưng không tìm được con đường giải thoát cho bi kịch
cuộc đời họ. Trong Vợ nhặt, Kim Lân tìm thấy niềm hi vọng trong khát vọng
sống, mở ra con đường giải thoát cho nhân vật.
+ Lí giải điểm khác biệt:
(+) Do yếu tố hoàn cảnh thời đại: Nam Cao sáng tác Chí Phèo năm 1940,
trước khi Cách mạng tháng 8 thành công. Sự bế tắc của nhà văn cũng là sự bế tắc
của con người và xã hội Việt Nam trước 1945. Kim Lân hoàn thiện Vợ nhặt sau
1954, khi dân tộc ta đã đi qua hai mốc lớn của lịch sử là Cách mạng tháng 8 và
cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng Cách mạng giúp nhà văn thấy được
hướng vận động của lịch sử và hướng giải thoát cho con người.
(+) Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác: Là cây bút của
khuynh hướng văn học hiện thực, Nam Cao có cái nhìn chân thực, khách quan về
9


hiện thực cuộc sống. Khi hoàn thành Vợ nhặt, Kim Lân đã là một nhà văn Cách
mạng. Thế giới quan ấy đã tác động đến cách nhìn hiện thực của nhà văn, luôn
nhìn cuộc sống và con người trong sự vận động và phát triển hướng tới sự sống và
ánh sáng.

III. Kết bài:
Kết luận về khát vọng của 2 nhân vật trong 2 tác phẩm. Cảm nghĩ của bản thân
về vấn đề đã nghị luận.
Khái quát đánh giá ý nghĩa vấn đề
Đề số 3:
XÁC HÀNG THỊT: (lắc đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương
Ba khổn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác.
HỒN TRƯƠNG BA: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết
nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù…
XÁC HÀNG THỊT: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói
của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có
sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
HỒN TRƯƠNG BA: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa
gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc !
XÁC HÀNG THỊT: Có thật thế không?
HỒN TRƯƠNG BA: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ
con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
XÁC HÀNG THỊT: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: khi ông ở
bên nhà tôi… khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ
nghẹn lại...Đêm hôm đó, suýt nữa thì…
HỒN TRƯƠNG BA: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của
mày…
XÁC HÀNG THỊT: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình
nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của !...Này, nhưng
ta nên thành thật với nhau một chút: chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà
hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn
ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào
chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!
HỒN TRƯƠNG BA: Ta… ta… đã bảo mày im đi!
XÁC HÀNG THỊT: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu

tớ được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!
HỒN TRƯƠNG BA: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng : nguyên vẹn,
trong sạch, thẳng thắn…
XÁC HÀNG THỊT: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo
những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
HỒN TRƯƠNG BA: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!
10


( Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt-Lưu Quang Vũ)
Cảm nhận bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ
đó, liên hệ với bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo (truyện Chí Phèo, Nam
Cao), bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà các tác giả đã gửi gắm qua
tác phẩm.
Đáp án đề nghị:
I.Mở bài:
- Giới thiệu Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
- Nêu vấn đề cần nghị luận ( bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba; bi kịch bị
tha hoá của nhân vật Chí Phèo ( truyện Chí Phèo, Nam Cao), quan niệm nghệ
thuật về con người mà các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.)
II.Thân bài:
1. Khái quát về vở kịch, vị trí đoạn trích:
- Hồn Tương Ba, da hàng thịt ( 1981) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của
Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại
chứa đựng những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và giá trị triết lí nhân sinh
sâu sắc.
- Tóm tắt sơ lược vở kịch
- Đoạn trích thuộc phần đầu cảnh VII, diễn tả cuộc đối thoại giữa Hồn và xác.
2. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về bị kịch tha hoá của nhân vật Trương
Ba:

- Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn
Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy
khẩn thiết:"- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái
chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi!” . Hồn Trương Ba đang sống với tâm
trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập
cùng với ước nguyện khắc khoải. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái
thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương
Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng
rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối
lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận :
cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở
nóng rực", "cổ nghẹn lại" và "suýt nữa thì…". Đó là cảm giác "xao xuyến"
trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là "phàm". Đó là cái lần ông tát thằng
con ông "tóe máu mồm máu mũi,… Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự
thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt
còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống
riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…". Trong cuộc đối thoại này, xác
thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai
11


cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại
ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung
đột giã cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn
và thể xác. Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con
người.
+ Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời

thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa
hành động bên ngoài và hành động bên trong.
+ Lời thoại 13 lời hồn, 13 lời xác, ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí
dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật.
3. Liên hệ với bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo ( truyện Chí Phèo,
Nam Cao), bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà các tác giả đã
gửi gắm qua tác phẩm.
- Giải thích: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách
cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm
mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Thông qua quan niệm nghệ thuật về
con người của nhà văn, ta có thể hình dung đầy đủ tư tưởng nghệ thuật cũng như
dấu ấn sáng tạo của nhà văn ấy.
- Phân tích, chứng minh quan niệm nghệ thuật về con người qua bi kịch bị tha
hoá của nhân vật Chí Phèo và bi kịch tha hoá của Trương Ba:
+ Quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao qua bi kịch bị tha hoá của
nhân vật Chí Phèo:
++Vì cơn ghen vô cớ, bá Kiến đầy Chí vào tù, trở về làng sau 7, 8 năm ở nhà tù
thực dân, Chí biến đổi hoàn toàn từ nhân tình đến nhân tính. Ngoại hình dữ dằn:
cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… một ông tướng cầm chùy. Tính cách
hung hăng, liều lĩnh: say khướt, cứ sau là hắn chửi bới, đến nhà Bá Kiến đánh
nhau với lí Cường, rạch mặt ăn vạ, la làng. Chí mang dáng hình, tính cách của
một thằng lưu manh.
++ Sau khi ra tù, Chí Phèo ý thức được kẻ thù của mình và tìm đến nhà Bá
Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến dụ dỗ. Chí Phèo bị Bá Kiến lừa gạt trở thành
tay sai cho Bá Kiến để đi đòi nợ Đội Tảo. Hắn triền miên trong cơn say và gây tội
ác cho dân làng Vũ Đại. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ trong mắt người dân làng
Vũ Đại.
++Qua bi kịch bị tha hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định một sự thật
đau đớn ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng: hiện tượng người nông dân lương
thiện bị tha hóa, bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi

cả hình hài lẫn tính người. Ông gióng lên tiếng chuông cảnh báo hiện tượng một
bộ phận người nông dân từ lương thiện trở thành lưu manh, từ lưu manh trở thành
quỷ dữ, đồng thời kêu gọi để thức tỉnh con người: đừng bao giờ làm tay sai cho kẻ
thù.
12


+ Quan niệm nghệ thuật về con người của Lưu Quang Vũ qua bi kịch tha hoá của
nhân vật Trương Ba:
++ Vì sực tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu và sửa sai không đúng của Đế
Thích mà Trương Ba phải sống trong cảnh Hồn này, Xác nọ. Để rồi từ đó, Hồn
Trương Ba đã bị xác hàng thịt điều khiển, lấn át, dụ dỗ, mỉa mai, cười cợt…
++ Qua cuộc đối thoại, thực chất là độc thoại nội tâm, nhà biên kịch khẳng
định: trong một con người, thể xác và linh hồn cùng tồn tại. Thể xác và linh hồn
có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống. Thể xác có tính
độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn,
vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi
linh hồn “bay đi” thì thể xác cũng trở về cát bụi.
++Qua bi kịch tha hóa của Trương Ba, tác giả có lời cảnh báo: khi con người
phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị
cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế phải đấu tranh để loại bỏ sự dung
tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
- Bình luận quan niệm nghệ thuật về con người của 2 nhà văn
+ Con người sẽ đau khổ nếu rơi vào bi kịch bị tha hoá hoặc tha hoá. Tất cả đều do
những kẻ thống trị, có quyền, có chức gây ra;
+ Tuy sống và sáng tác ở 2 thời kì lịch sử khác nhau, lựa chọn thể loại khác
nhau… nhưng cả hai nhà văn đều có cái nhìn hiện thực về con người và triết lí
nhân sinh sâu gắc: hãy cứu con người và đấu tranh triệt để nhằm chống lại cái ác,
cái xấu trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào.
III.Kết bài:

Kết luận về bi kịch của 2 nhân vật trong 2 tác phẩm. Cảm nghĩ của bản
thân về vấn đề đã nghị luận.
Đề số 4:
Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng sông Hương từ thượng nguồn đến trước khi
ra biển trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Liên hệ vẻ đẹp dòng sông trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận để nhận xét về
cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) của mỗi tác giả.
Đáp án đề nghị:
I.Mở bài:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà trí thức yêu nước. Ông là một nhà văn
chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp giữa chất trí tuệ
và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn
kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm
và tài hoa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bút kí xuất sắc.
- Qua tác phẩm, nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng sông
Hương từ thượng nguồn đến trước khi ra biển. Cùng viết về đề tài dòng sông, ta
phát hiện được cách mà Huy Cận trong bài thơ Tràng giang cũng như Hoàng Phủ
Ngọc Tường tận dụng để khai thác được giá trị của hình tượng thiên nhiên.
13


II.Thân bài:
1. Khái quát về tuỳ bút :
- Viết tại Huế 4-1-1981
- Thể loại: bút kí - thể loại mà nhân vật trung tâm là “cái tôi” tác giả
- Làm nên thành công của bài bút kí trước hết là ông đã gắn liền với mảnh đất
quê hương mình tại Huế. Chính điều này đã giúp ông hiểu biết sâu sắc và gắn bó
sâu nặng với xứ Huế và sông Hương.
2. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về hình tượng từ thượng nguồn đến trước
khi ra biển:

a. Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn:
Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, được thể hiện
qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng: “rầm rộ giữa bóng cây đại
ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực
bí ẩn”.
+ là “bản trường ca của rừng già” -> Nhấn mạnh sức sống mãnh liệt, vừa hùng
tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên;
+ là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” -> nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại
nhưng tình tứ của dòng sông. Tác giả nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như
một con người có cá tính và tâm hồn;
+ là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” -> sông Hương như một
đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá.
b. Đến ngoại vi thành phố Huế:
- Sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người
tình mong đợi” đến đánh thức.
- Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: vóc dáng mới,
sức sống mới đầy khát khao và lãng mạn.
+ Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi
+ Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tác giả đã diễn tả
một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương
+ Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng.
-> Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý
thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình
yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua
chúa thuở trước.
c. Vẻ đẹp sông Hương trong lòng “người tình” Huế:
- Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được
chính mình nên vui tươi hẳn lên
+ Khi chạm mặt người tình tại cồn Dã Viên, “sông Hương uốn một cánh cung rất

nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy “như một tiếng vâng không nói ra của tình
yêu”. Giây phút ban đầu e lệ mà nhẹ nhàng đến thế!
+ Khi trong lòng Huế, dòng sông Hương như muốn chậm khẽ, giống điệu slow
nhẹ nhàng, khẽ khàng từng nhịp, “đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
d. Trước khi từ biệt Huế:
14


- Sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy” với thành phố Huế thân
yêu. Vì vậy khi rời khỏi kinh thành sông Hương chếch về hướng Bắc ôm lấy chân
đảo Cồn Hến đang xa dần thành phố...”. Nhưng thật bất ngờ “rồi như sực nhớ lại
một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây
để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Nhà văn gọi đó là
“nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”, cái gặp lần cuối ấy nói
lên bao lưu luyến của con sông dành cho người tình xứ Huế này
+ Nhà văn đã ví sông Hương như nàng Kiều “nàng Kiều trong đêm tình tự” lưu
luyến trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi về biển cả.
e. Về nghệ thuật: Có những liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa rất phong
phú, độc đáo. Câu văn gợi hình, gợi cảm, lối hành văn hương nội, mê đắm, tài
hoa. Vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực…
3. Liên hệ vẻ đẹp dòng sông trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận để nhận
xét về cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) của mỗi tác giả.
- Vẻ đẹp dòng sông trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận
+ Huy Cận là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là gương mặt tiêu biểu
của phong trào Thơ Mới 1932 - 1945. Huy Cận là một trí thức Tây học song lại
chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho học. Thơ ông vừa phảng phất màu sắc Đường thi
cổ điển, vừa mang hình ảnh con người cá nhân ảo não, cô đơn của văn học lãng
mạn.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên, nỗi sầu nhân thế của hồn thơ Huy Cận, được thể hiện khá
rõ nét qua bài thơ “Tràng giang”.

+ Hình tượng Tràng giang khước từ mọi địa danh, địa chỉ cụ thể để trở thành một
tạo vật thiên nhiên mang tính phổ quát. Lòng yêu của thi sĩ trong đó là lòng yêu
dành cho tạo vật thiên nhiên. Cảm hứng chung của bài thơ là cảm hứng không
gian: không gian được mở ra từ sâu thẳm vũ trụ vào tận sâu thẳm tâm linh con
người. Bởi vậy,Tràng giang hiện ra như một bức tranh tạo vật trường cửu lớn lao,
vừa hoang sơ vừa cổ kính, thôi thúc lòng quê trỗi dậy tìm chốn nương tựa quê
hương, chỗ tựa bền vững muôn thuở của con người, kín đáo bộc lộ tình cảm tha
thiết gắn bó với quê hương, bộc lộ niềm khát khao tình đời tình người hơi ấm của
con người.
-Nhận xét về cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) của mỗi tác
giả
+ Nét chung về cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) của hai tác
giả:
++Cả 2 tác phẩm đều chọn hình tượng thiên nhiên (dòng sông) làm nguồn cảm
hứng sáng tác;
++Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Đó cũng là biểu hiện
của tinh thần yêu nước thầm kín của các nhà thơ.
++ Cả 2 tác phẩm đều cho thấy nét bút tài hoa, lãng mạn của 2 thi sĩ.
+ Tuy nhiên có sự khác biệt :
++ Cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) trong bài Tràng giang: đó
là không gian mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” vừa mang đậm
màu sắc cổ điển nhưng vẫn gần gũi, thân thuộc với mọi tấm lòng Việt Nam. Sự
15


đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm
giác lạc lõng; con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ. Tác giả sử dụng thể thơ bảy chữ.
Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn. Dường như nỗi buồn đã thấm sâu vào
cảnh vật.
++ Cách khai thác hình tượng thiên nhiên (dòng sông) trong bài bút kí của Hoàng

Phủ Ngọc Tường: đó là không gian được nhìn ở góc độ địa lí. Một tâm hồn nghệ
sĩ tinh tế, một vốn văn hóa phong phú về Huế và trước hết, với một tình cảm vô
cùng thiết tha đối với Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường như đã huy động triệt
để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện,
diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế thể hiện tập trung của dòng sông Hương như
một biểu tượng của xứ Huế. Tác giả sử dụng thể bút kí, thể hiện phong cách mê
đắm và tài hoa
+ Nguyên nhân sự khác biệt :
++ Mỗi tác giả đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện hình ảnh thiên nhiên.
++ Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong
cảm xúc và hình ảnh thiên nhiên của mỗi tác giả.
III.Kết bài:
- Khái quát về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp thiên nhiên của 2 tác phẩm.
- Cảm nghĩ của bản thân về hình tượng dòng sông.
Đề số 5:
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Từ đó liên hệ tới đoạn thơ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng – Xuân Diệu)
để làm rõ cái tôi sôi nổi, đầy khao khát của cả hai tác giả trong hai bài thơ.
Đáp án đề nghị:
I. Mở bài

1. Tác giả, tác phẩm.
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các
nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng
của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành
16


đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ
tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Qua hình
tượng sóng Xuân Quỳnh thể hiện đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu.
II. Thân bài
1 . Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.
- Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm
con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong
tình yêu là “Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không
phải nắm giữ thật chặt” (Christopher Hoare).
- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát
vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được “một tư tưởng nhân
văn”: yêu và sự hiến dâng, chữ “hiến dâng” không được hiểu theo nghĩa thông
tục. Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta càng
hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con
người trong thời đại ấy.
* Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu; âm hưởng của những con sóng
biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh...
2. Liên hệ với đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi
sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng.
– Khát vọng của Xuân Diệu là khát vọng tắt nắng và buộc gió. “tắt nắng ” để màu
hoa không tàn, “buộc gió” để hương đừng bay đi.

– Nắng và gió, hương và hoa ở đây chính là mùa xuân của đất trời với bạt ngàn
hoa thơm cỏ lạ. Đó là “hoa đồng nội xanh rì”, là “cành tơ phơ phất” là “khúc tình
si” của yến anh, là “mây đưa gió lượn” … mùa xuân ấy thật thanh tân diễm lệ đầy
quyến rũ như bờ môi thiếu nữ “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
– “Hương” với “màu” ở đây là những ẩn dụ để nói đến tuổi trẻ của đời người.
Xuân Diệu là người luôn lo sợ về thời gian, về tuổi tác vì theo nhà thơ: “Xuân
đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân
hết nghĩa là tôi cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài
thời trẻ của nhân gian/ Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chẳng
hai lần thắm lại”.
– Cho nên Xuân Diệu khát vọng chiếm lấy quyền năng của tạo hóa để vũ trụ
ngừng quay, thời gian ngừng trôi, để thi nhân tận hưởng những phút giây đẹp nhất
của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.
17


* Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, sử dụng động từ mạnh “tắt,
buộc”…
3. Nhận xét
– Giống nhau: đều sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, đều thể hiện được
khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời.
– Khác nhau: khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát
dâng hiến đến tận cùng. Còn trong Vội vàng thì thể hiện một quan niệm sống:
sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống vì
thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không bao giờ trở lại.
III. Kết bài:
– Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ.
– Đánh giá, mở rộng vấn đề.
2.3.4. Kết quả thực nghiệm việc triển khai “Hướng dẫn học sinh lớp 12
cách làm kiểu bài đọc - hiểu đạt hiệu quả"

Tôi đã vận dụng biện pháp "Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài
nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức 12 và 11 đạt hiệu quả" trong
năm học 2017-2018 đối với lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp 12C1, 12C2, 12C9
và 12C12 trường THPT Hàm Rồng - TP Thanh Hóa và kết quả học sinh đã có
những tiến bộ vượt bậc khi làm kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ
kiến thức văn 12 và 11.
* Kết quả khảo sát cuối tháng 3/2018:
Lớp

SS

Giỏi

Khá

Trung bình

12C1

41

12 ( 29,2%)

18 (43,9%)

11 (26,9%)

12C2

46


13 (28,2%)

17 (36,9%)

16 (34,9%)

12C9

46

19 ( 41,3%)

25 (54,3 %)

2 (4,4 %)

12C12

42

17 ( 40,4%)

22 ( 52,3%)

3 (7,3 %)

* Kết quả khảo sát cuối tháng 4/2018:
SS


Giỏi

Khá

Trung bình

41

19 ( 46,3%)

16 (39,0 %)

6 ( 14,7%)

46

17 ( 36,9%)

26 ( 56,5%)

3 (6,6 %)

46

26 ( 56,5%)

16 ( 34,7%)

4 (8,8 %)


42

23 (54,7 %)

17 (40,4 %)

2 (4,9 %)
18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng cần đạt được những yêu
cầu chung lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước đã quy
định. Bất cứ giáo viên nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành
mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, góp phần giáo
dục, giảng dạy cho thế hệ trẻ theo mục tiêu tiến bộ, không ngừng nâng cao sự hiểu
biết kiến thức của bộ môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến
bài giảng, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện, đổi mới phương
pháp dạy và nghiệp vụ sự phạm để đảm bảo cho vai trò người thầy được nâng
cao.
Đối với mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THPT,
không nên xem nhẹ bất cứ phần nào trong đề thi của học sinh lớp 12. Song cần
đặc biệt chú trọng hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học
dạng đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 đạt kết quả cao vì đây là câu 5
điểm trong đề thi THPT Quốc gia góp phần không nhỏ vào kết quả bài thi môn
Ngữ văn của các em. Vì thế giáo viên cần chú ý ôn tập hệ thống những kiến thức
cơ bản, giúp học sinh nắm vững cách làm bài để các em làm bài thi đạt hiệu quả
cao nhất.
Việc "Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách làm kiểu bài nghị luận văn học dạng

đề so sánh liên hệ kiến thức văn 12 và 11 đạt hiệu quả" sẽ phát huy được tính tích
cực, chủ động của học sinh, nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho các em.
Như vậy với việc trang bị cho các em hệ thống kiến thức cơ bản cùng với
việc luyện tập các kiểu bài nghị luận văn học dạng đề so sánh liên hệ kiến thức
văn 12 và 11 chúng tôi tin rằng các em học sinh lớp 12 sẽ tự tin dành điểm cao khi
làm kiểu bài thi này.
Kinh nghiệm nhỏ trên là kết quả của những tích lũy kinh nghiệm của bản
thân, sự cổ vũ, góp ý của đồng nghiệp. Bước đầu tài liệu là công cụ phục vụ quá
trình giảng dạy, học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và đơn vị giao phó; là tài liệu
tham khảo cho một số đồng nghiệp cùng chung sự trăn trở trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa.
Với thời gian hạn hẹp, chúng tôi mới bước đầu dừng lại ở việc giới thiệu
một số vấn đề cơ bản trên cơ sở các bài giảng thường gặp trong quá trình giảng
dạy. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các
bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện. Nếu có dịp trở lại chúng tôi sẽ
phát triển đề tài sâu rộng hơn, như một cẩm nang tham khảo về kiểu bài nghị
luận văn học trong nhà trường.

19


Thanh Hóa, ngày 26 tháng 04 năm 2018.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT


Nguyễn Thị Hạnh

20


21



×