Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn học dân gian ở trường THPT hà văn mao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 27 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TT
1
2
3
4
5

Từ chưa viết tắt
Sáng kiến kinh nghiệm
Văn học dân gian
Trung học phổ thông
Giáo viên
Học sinh

Từ được kí hiệu
SKKN
VHDG
THPT
GV
HS

MỤC LỤC
Trang 1


NỘI DUNG
Trang
I.
PHẦN
MỞ


1
ĐẦU.................................................................................
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................
1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................
2
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................
2
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................
2
1. Cơ sở lí luận.................................................................................
2
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....
3
3. Giải pháp thực hiện........................................................................
5
3.1. Tạo hứng thú qua khâu chuẩn bị bài học..................................
5
3.2. Tạo hứng thú thông qua việc tạo tâm thế học tập........................
5
3.3. Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp......................................
6
3.3.1 Tạo hứng thú bằng cách đọc phân vai.......................................
6
3.3.2 Tạo hứng thú bằng cách nêu vấn đề.........................................
6
3.4. Tạo hứng thú bằng cách vẽ tranh bằng trí tưởng tượng................ .
8

3.5 Tạo hứng thú bằng hình thức sân khấu hóa dân gian...................
8
3.6. Tạo hứng thú bằng việc sử dụng phương tiện dạy học và công
10
nghệ thông tin...................................................................................
3.7. Gây hứng thú bằng việc lồng ghép các trò chơi trong dạy học
10
Ngữ văn.............................................................................................
3.7.1. Trò chơi điền bảng (kết hợp với thảo luận nhóm).....................
10
3.7.2. Trò chơi "Đuổi hình bắt chữ" ..................................................
11
3.7.3. Trò chơi ô chữ (nhóm hoặc cá nhân)........................................
14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
15
trường THPT Hà Văn Mao..............................................................
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................
15
1. Kết luận........................................................................................
15
2. Kiến nghị.......................................................................................
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................
17
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NNHẬN..........................
18

Trang 2



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Trung học phổ thông (THPT), môn Ngữ văn là một
môn học có vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn
luyện tư duy mà còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em
đúng như nhà văn M.Gorki từng nói: "Văn học là nhân học".
Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPT đang
được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những phương
thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng được các
thầy cô giáo quan tâm. Trong điều 28,Mục 2 của Luật giáo dục số38/2005/QH11
cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh". Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có
giáo viên dạy văn.
Trong chương trình văn học ở trường THPT, phần văn học dân gian
(VHDG) giữ một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Nó có ưu
thế và sức mạnh riêng trong việc bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ của đất nước,
nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế. Cuộc sống xô bồ nhiều khi làm con
người lãng quên đi những giá trị tốt đẹp của lịch sử thì việc giữ gìn bản sắc của
dân tộc, của các quốc gia lại càng quan trọng hơn. Thông qua phân môn này, ta
dễ dàng bồi đắp cho các em một tình yêu văn học, tình yêu quê hương và đặc
biệt là lòng tự hào về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Giúp các em có ý thức tự tu
dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân
ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căn ghét cái xấu, cái ác. Đó sẽ
là hành trang tinh thần luôn theo sát các em trên những nẻo đường xây dựng đất
nước. Thế nhưng,việc dạy và học VHDG hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều bất

cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó chính là do độ lùi của thời
gian, do phương pháp dạy học chưa thực sự hiệu quả dẫn đến sự mất hứng thú
học tập ở học sinh. Trong khi đó, các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng
hứng thú đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của con
người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động, một
khi được làm việc phù hợp với hứng thú thì dù phải khó khăn con người cũng
vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, để việc giảng dạy
VHDG trong nhà trường được hiệu quả hơn thì việc nâng cao hứng thú học tập
cho học sinh là một trong những việc làm rất quan trọng. Chỉ khi thực sự có
hứng thú các em mới cảm nhận hết được vẻ đẹp và giá trị của nền văn học dân
truyền thống, từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ và phát huy những tinh hoa
văn hóa mà ông cha ta để lại, làm cho nó có sức sống bền vững mãi với thời
gian. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực tế
của bản thân tại địa phương, với mong muốn trong từng bài dạy, trong từng giờ
học văn, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần
Trang 3


nâng cao hiệu quả dạy và học tôi chọn đề tài: '' Một số giải pháp tạo hứng thú
cho học sinh trong giờ học Văn học dân gian tại trường THPTHà Văn Mao".
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm được những hướng tiếp cận,
phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú học tập của học sinh khi
học môn Ngữ văn nói chung và Văn học dân gian nói riêng.
Hơn nữa, qua đề tài này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong việc khơi
gợi, nuôi dưỡng niềm say mê hứng thú của học sinh với bộ phận văn học đã khá
xa với lứa tuổi của các em.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng đối với học sinh khối 10 cụ thể là các lớp
được phân công giảng dạy tại trường THPT Hà Văn Mao. Tiến tới tổ chức một

buổi hoạt động ngoại khóa VHDG trong năm học 2019 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp đối chứng.
- Trao đổi với đồng nghiệp thông qua nhóm chuyên môn đồng thời rút kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận.
Các góc độ tác động của sự hứng thú
1.1. Tác động của hứng thú trong cuộc sống.
- Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực, duy
trì trạng thái tỉnh táo ở con người.
- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con người
chịu khó tìm tòi và sáng tạo.
- Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách
con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt
động khác.
- Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn.
1.2. Tác động của hứng thú trong dạy học.
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những “kỹ sư tâm
hồn”, sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt – con người
(nhân cách). Nó không hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào. Điều đó đặt ra
những yêu cầu khắt khe đối với giáo viên. Theo William A.Ward thì:
“ Người thầy trung bình chỉ biết nói,
Người thầy giỏi biết giải thích,
Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh,
người học là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Luận ngữ có câu: “Biết mà học
không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Vì thế nếu

khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập
tích cực, giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt
Trang 4


kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ
động và tự giác, không bị ép buộc,…
Khi hứng thú học tập, người học sẽ:
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích
phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa hiểu rõ ràng.
- Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập
trung chú ý vào vấn đề đang học.
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khó
khăn…
- Hứng thú còn giúp học sinh tích cực học tập qua những cấp độ từ thấp đến
cao:
+ Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn…
+ Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết
khác nhau về một vấn đề…
+ Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
Tóm lại, khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí
thi đua học tập sôi nổi, tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu… đây chính
là một trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng. Và tôi tin rằng quá trình
dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao.
“Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất
của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài
năng.”(Viện KHGD – “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.)
1.3. Tác động của hứng thú trong dạy học môn Ngữ văn.
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú cho

học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà trường
nói chung và của từng giáo viên. Văn học làm say mê người học nếu người dạy
tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. Người học văn cảm thụ được cái
hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần điệu.... khi có được sự hứng thú tìm hiểu
và đưa đến cảm xúc. Cái khó của người dạy là làm thế nào truyền được cảm xúc
của tác giả đến với người học.Vì vậy người giáo viên dạy văn không chỉ là
người nghiên cứu khoa học mà còn phải là người nghệ sĩ, đạo diễn phải truyền
cho học sinh mình ngọn lửa nhiệt huyết nghề nghiệp để hướng các em đến sự
đồng cảm với thế giới văn học biết yêu, ghét, buồn, vui… hiểu rõ cái hay, cái
đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm
xúc của tác giả. Từ đó mở mang tri thức, hình thành nhân cách của học sinh,
giúp cho các em sự hiểu biết phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã
hội và đất nước. Bồi dưỡng cho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, phong
phú, rộng mở. Từ đó khơi dậy niềm tự hào về đất nước, dân tộc mình và tình yêu
cuộc sống.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng của việc giảng dạy văn học dân gian.
Ở trường THPT, VHDG được dạy ở lớp 10, tập trung vào đầu học kỳ I.
Phân bố chương trình ở sách Ngữ văn 10 cơ bản như sau: Khái quát VHDG Việt
Trang 5


Nam (1 tiết); Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn - 2 tiết); Truyền
thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy (2 tiết); Truyện cổ tích Tấm
Cám (2 tiết); Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (gồm 6 bài nhỏ, 2 tiết); Ca
dao hài hước (gồm 4 bài nhỏ, 1 tiết); Nhưng nó phải bằng hai mày (1 tiết); Tam
đại con gà (1 tiết); Tiễn dặn người yêu (trích Truyện thơ của dân tộc Thái - 1
tiết); Ôn tập VHDG Việt Nam (2 tiết). Tuy số lượng bài học nhiều như vậy
nhưng VHDG được dạy gói gọn chỉ trong hơn mười tiết với nhiều mục đích yêu
cầu cần đạt được:

- Về tri thức: giúp HS thấy được đầy đủ diện mạo VHDG, những giá trị cơ bản
của VHDG (mang đậm nội dung yêu nước và nhân đạo/ là kho tàng lưu giữ đời
sống tâm hồn dân tộc hết sức phong phú/ là kho tri thức thuộc đủ mọi lĩnh vực
đời sống/ nghệ thuật đa dạng mang đậm nét dân gian...)
- Về thái độ: biết trân trọng di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, tình yêu đối
với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện...
- Về kĩ năng: biết cách phân tích một văn bản tác phẩm VHDG dựa theo đặc
trưng thể loại...
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, trong thực tế nhiều giáo viên (GV) và học sinh
(HS) đã phải liên tục chạy đua với thời gian ở từng giờ học vì phân phối số tiết
thì hạn chế mà nội dung bài dạy lại quá nhiều. Những hướng dẫn cụ thể trong
sách giáo viên rất “nặng” về cung cấp kiến thức cụ thể. Người dạy thường trong
tâm thế truyền thụ kiến thức phải bám sát sách giáo viên (để còn đáp ứng tốt cho
kiểm tra, thi cử,...) nên tiết học trở nên quá tải, không còn chỗ trống cho cảm
xúc, sáng tạo...
2.2. Thực trạng việc học tập văn học dân gian của học sinh
Nhìn chung thực trạng hiện nay là học sinh ngày càng xa rời với môn văn,
đặc biệt là với văn học dân gian và văn học trung đại. Phải chăng do hai bộ phận
này không nằm trong chương trình thi đại học hay do xu hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa trên toàn cầu đã và đang in rất đậm dấu ấn của nó trong tâm lý
và tính cách của học sinh.Tầm vóc văn hóa cũng như năng lực tư duy của học
sinh càng ngày càng hiện đại, và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền công nghiệp.
Lối tư duy cũ của nền văn minh cây lúa nước, văn minh lũy tre làng phải
nhường bước cho lối tư duy điện tử, điện toán... Đó là thực trạng đau lòng.
Thế hệ học sinh có khoảng cách khá xa về nhiều mặt với thế giới của
VHDG. Các em chưa hiểu được đặc trưng, vai trò của VHDG vì thế các em học
VHDG với tâm thế của việc học văn học viết. Dẫn đến việc các em có nhiều suy
diễn không hợp lý về tác phẩm văn học dân gian. Nhiều em có thái độ xem nhẹ
bộ phậnVHDG, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Mặt khác do chưa có nhận
thức đúng đắn về vị trí và vai trò của VHDG ở cả hai phía người dạy và người

học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy đặc thù của văn học
dân gian dẫn đến việc học tập VHDG chưa được như mong muốn.
Đối với học sinh trường THPT Hà Văn Mao - Bá Thước nói riêng, đây là
khu vực miền núi nên thực tế là lực học của các em còn yếu, đầu vào của học
sinh kết quả chưa cao nên chưa có nhiều học sinh có thành tích, có ý thức và
ham mê học tập. Cho nên vừa để các em thích học Văn, vừa để các em thi cử đạt
Trang 6


kết quả cao quả là điều rất khó khăn đối với tập thể giáo viên trường THPT Hà
Văn Mao nói chung và tổ Văn chúng tôi nói riêng. Bản thân là giáo viên dạy
Văn, tôi luôn băn khoăn, trăn trở là làm sao học sinh của mình luôn yêu thích
môn Ngữ văn, làm sao để chất lượng học tập môn Ngữ văn của trường mình
được cải thiện hơn và điều quan trọng là làm sao các em biết tự bộc lộ mình, nói
lên được những suy nghĩ trước tập thể và trong những trang viết của mình. Và
làm sao trong mỗi tiết giảng luôn để lại cho học sinh những ấn tượng khó quên.
Xuất phát từ thực trạng học tập môn Ngữ văn hiện nay, từ thực tế giảng dạy của
bản thân và đồng nghiệp trường THPT Hà Văn Mao tôi mong rằng đề tài này
phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn nói chung và bộ
phậnVHDG nói riêng.
3. Giải pháp thực hiện.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp nhằm tạo hứng thú
cho học sinh trong các tiết học văn học dân gian như sau:
3.1. Tạo hứng thú qua khâu chuẩn bị bài học
Để đem lại hiệu quả cho bài học thì khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng
giúp cho cả thầy và trò chủ động nắm bắt nội dung bài học qua đó sẽ tạo sự
hứng thú cho các em hơn.
- Về phía giáo viên:
+ Cần tham khảo sách báo, tài liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học

+ Tổ chức hoạt động nhóm
Ngoài chuẩn bị kiến thức thì cần lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng bài
học cụ thể.
- Về phía học sinh:
Ngoài việc chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên, các em còn
phải tích cực sưu tầm những tác phẩm cùng thể loại vừa bổ sung nguồn tư liệu
cho việc học vừa giúp các em có cái nhìn toàn diện về thể loại mà mình đang
tìm hiểu.
Ví dụ: Khi học đến thể loại truyện cổ tích "Tấm Cám" tôi yêu cầu các em về nhà
sưu tầm thêm một số truyện cổ tích mà các em đã được học hoặc được nghe kể
đặc biệt là thể loại truyện cổ tích thần kì. Khi học đến ca dao các em có thể về
sưu tầm thêm các bài ca dao hài hước hoặc các bài ca dao than thân bắt đầu bằng
mô típ: "Thân em..." hoặc các bài ca dao diễn tả nỗi nhớ với mô típ "Chiều
chiều...". Tương tự như vậy với các thể loại khác như truyền thuyết, truyện
cười...
Đối với những em có niềm say mê với môn văn tôi yêu cầu các em có thể sưu
tầm những bài thơ viết về truyện "Tấm Cám" hoặc truyện "An Dương Vương và
Mị Châu - Trọng Thủy", sau đó có thể giới thiệu với các em một số bài thơ hay
như: "Lời của Tấm" (Ánh Tuyết), "Nghĩ về Tấm Cám" (Nguyễn Ngọc Hưng),
"Tâm sự" (Tố Hữu)," Mị Châu" (Anh Ngọc), "Mị Châu" (Vương Trọng)... đặc
biệt là bài "Truyện cổ nước mình" (Lâm Thị Mĩ Dạ) để qua đó thấy được sức
sống lâu bền của những tác phẩm Văn học dân gian.
3.2. Tạo hứng thú thông qua việc tạo tâm thế học tập
Trang 7


Học tập căng thẳng thường làm chúng ta mệt mỏi về tinh thần. Chỉ có sự
tận tình, tổ chức giờ học một cách khoa học, sinh động mới kích thích sự hứng
thú học tập trong học sinh. Tạo ra bầu không khí học thoải mái, tích cực, có tính
thi đua giữa các học sinh là rất cần thiết.

Như vậy, không khí lớp học có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao
chất lượng dạy học, cảm xúc tích cực sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động nhận
thức trong học sinh. Có nhà giáo dục đã từng nói “Một ông thầy mà không dạy
được cho học trò ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.”
Cho nên, giáo viên phải biết cách tạo không khí thoải mái khi vào lớp học. Giáo
viên có thể tạo không khí lớp học bằng dẫn các chuyện vui, các câu thơ, câu văn
hay, bằng cách đặt vấn đề bất ngờ, gợi được sự chú ý, bằng các tranh ảnh, sơ
đồ… để gợi hứng thú, kích thích trí tò mò muốn khám phá bài học cho học sinh.
Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các học sinh
tích cực làm việc hơn, tư duy sẽ được thúc đẩy. Học sinh sẽ chủ động đi sâu tìm
hiểu bản chất, ý nghĩa của vự việc, hiện tượng; kết quả là học sinh nhanh hiểu
bài và nhớ bài lâu hơn.
3.3. Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp
Sử dụng linh hoạt trong các giờ dạy văn là một việc làm cần thiết làm cho tiết
học thành công. Khi giảng dạy bộ môn ngữ văn, ta có thể tìm một phương pháp
chủ đạo nào đó hoặc vận dụng nhiều phương pháp phối hợp lẫn nhau mà ta
thường vận dụng, tùy thuộc vào nội dung của bài giảng đó như phương pháp
đàm thoại, giảng bình, phát vấn nêu vấn đề, thảo luận nhóm.....Bản thân tôi
trong quá trình giảng dạy VHDG để tạo được sự hứng thú cho HS tôi đã sử dụng
các phương pháp sau:
3.3.1 Tạo hứng thú bằng cách đọc phân vai.
Đọc phân vai là biện pháp gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học
những tác phẩm văn chương tự sự có đối thoại. Nếu được tổ chức tốt thì biện
pháp này rất dễ tạo được không khí và sự tập trung cho cả lớp. Sử dụng biện
pháp này giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị kỹ ở nhà để khỏi mất thời
gian ở lớp. Giáo viên phải là người giúp học sinh sử dụng chất giọng và sự thay
đổi ngữ điệu cho phù hợp với lời văn, lời của nhân vật. Phương pháp này được
áp dụng đối với các thể loại như sử thi, truyện cười, ca dao hài hước (bài số 1).
Ví dụ1 : Khi học ca dao hài hước (bài số 1) gọi 2 em học sinh (1nam -1 nữ) đọc
theo kiểu đối đáp với giọng điệu vui tươi, dí dỏm.

Ví dụ 2:Với đoạn trích " Chiến thắng MtaoMxây" (sử thi " Đăm Săn") cần đọc
sáng tạo qua các vai:
Giọng Đăm Săn: mạnh mẽ, quyết liệt
Giọng MtaoMxây khôn khéo, mềm mỏng
Giọng dân làng, tôi tớ: tha thiết
3.3.2 Tạo hứng thú bằng cách nêu vấn đề
M. Gorki từng nhận xét : ''Tác phẩm văn học nào cũng có vấn đề", đồng
quan điểm đó nhà thơ Tố Hữu đã nhận định" Vấn đề của nghệ thuật chính là
chủ đề, nói nôm na cho dễ hiểu chính là câu hỏi, câu hỏi của cuộc đời". Áp dụng
trong giảng dạy Văn học dân gian tôi thấy phương pháp này mang lại hiệu quả
Trang 8


khá tốt. Hầu hết các em đều rất hứng thú học tập, không khí lớp học sôi nổi hẳn
lên. Với phương pháp này tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Các
em trong tổ sẽ thảo luận sau đó nhóm trưởng sẽ tổng hợp ý kiến tổ viên và cử
đại diện trình bày. Giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá và đưa ra định hướng chung
cho việc trả lời câu hỏi.
Ví dụ1: Khi dạy phần kết thúc tác phẩm“Tấm Cám" giáo viên nêu câu hỏi: Em
có đồng ý với cách trả thù của Tấm đối với Cám trong truyện không?
Lúc đó các em sẽ sôi nổi cùng bàn luận và đưa ra ý kiến: Có em cho rằng cô
Tấm thực ra không hiền lành như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ (Quả thị thơm cô
Tấm rất hiền) mà trái lại rất ghê gớm thậm chí có phần độc ác không kém gì
hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám. Có em hoàn toàn đồng ý với cách trả
thù của Tấm và cho rằng Tấm trừng phạt Cám như vậy là hành động tất yếu xuất
phát từ sự biến đổi trong hình tượng sau quá trình liên tiếp bị chà đạp tàn khốc.
Hành động của Tấm thể hiện những quan niệm và mơ ước của nhân dân lao
động. Cái ác phải bị tiêu diệt và phải biến mất vĩnh viễn trong cuộc sống của con
người, không thể có hạnh phúc khi cái ác đang còn tồn tại và hạnh phúc cũng chỉ
bền vững khi cái thiện biết đấu tranh đến tận cùng để tiêu diệt triệt để cái ác.

Sau khi các em tranh luận, chọn câu trả lời xong thì giáo viên mới nhận xét và
định hướng cách giải quyết: Tấm là nhân vật văn học đại diện cho cái thiện mà
nhân dân lao động sáng tạo ra để thể hiện quan niệm thái độ của mình về cuộc
sống. Cái tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi gắm đến người đọc người nghe
là : "Thiện luôn thắng Ác", "Ở hiền gặp lành" và "Gieo gió gặt bão". Với quan
niệm như thế thì hành động trừng trị của Tấm như thế là phù hợp. Mặt khác cần
làm rõ quan niệm về hiền lành: Hiền không đồng nghĩa với nhút nhát, sợ hãi,
nhường nhịn hay khuất phục trước cái xấu cái ác "Hiền với bụt không hiền với
ma". Như vậy thông qua hình thức câu hỏi nêu vấn đề các em có cơ hội được
bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân, được đặt mình vào vị trí của Tấm, của tác giả
dân gian mà lí giải hành động của Tấm, từ đó hiểu được nội dung tư tưởng mà
tác giả dân gian muốn gửi gắm qua nhân vật. Đồng thời qua đó cũng giúp học
sinh hiểu được những triết lí sống và rút ra cho mình bài học về cách ứng xử của
bản thân trong cuộc sống với những người xung quanh.
Ví dụ 2: Khi dạy bài "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" GV
đọc hai câu thơ của nhà thơ Vương Trọng ( bài Mị Châu): "Xin đừng trách Mị
Châu thêm nữa - Yêu chân thành, thật có tội gì đâu"? và nêu câu hỏi: Các em
có đồng tình với điều tác giả bài thơ nhắn nhủ không?
Thảo
luận
nhóm
trong
tiết học
truyện
Tấm
Cám
Trang 9


3.4. Tạo hứng thú bằng cách vẽ tranh bằng trí tưởng tượng .

Nhằm mục đích tìm được những nhân tố có tiềm năng hội họa và phát huy sở
trường của các em, tạo niềm đam mê hội họa và khắc sâu được nội dung văn bản
trong tâm trí các em, đối với một số bài học tôi yêu cầu các em về nhà đọc văn
bản và vẽ lại bằng trí tưởng tượng một chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Cụ thể: Bài Tấm Cám với yêu cầu hãy chọn một chi tiết đặc sắc mà em thích
nhất và vẽ lại bằng trí tưởng tượng.
Dưới đây là một số tranh minh họa cho sản phẩm mà các em lớp 10A1đã thực
hiện:

Âm mưu cô Cám - Nhóm vẽ 1

Cô Tấm đi hội - Nhóm vẽ 4

Thị ơi thị rụng bị bà - Nhóm vẽ 3
Đón Tấm về cung - Nhóm vẽ 2
3.5 Tạo hứng thú bằng hình thức sân khấu hóa dân gian.
Để tăng cảm hứng học tập môn ngữ văn cho các em học sinh và khuyến
khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng
tạo cùng nhà văn GV có thể cho các em HS học theo cách sân khấu hóa tác
phẩm văn học. Nghĩa là học Văn bằng diễn kịch, HS sẽ chuyển thể tác phẩm văn
học thành vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề trọng tâm. Từ đó rút ra những
bài học cần thiết của tác phẩm. GV có thể chọn tác phẩm phù hợp để áp dụng
cách này. Mỗi lớp sẽ được chia nhóm thành các êkip. Trong êkip có các ban
Trang 10


khác nhau như viết kịch bản, phụ trách diễn xuất, media, hậu cần, nhóm tổ chức
hội thảo... học sinh dàn dựng từ chính tác phẩm văn học các em đang học trong
trường để chuyển thành vở diễn. Các em tự xây dựng kịch bản, giáo viên chỉ
kiểm duyệt. Việc chuẩn bị phục trang, dựng cảnh, phân vai diễn xuất, rồi chọn

nhạc, làm tiếng động... để tạo nên một vở diễn ngắn ấn tượng đều là sáng tạo của
học sinh.
* Cách thức triển khai cụ thể như sau:
- Hình thức: đóng kịch dựa theo văn bản văn học.
- Nội dung: các văn bản: Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), Tấm
Cám, Tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày...
- Thời gian: Chúng tôi linh hoạt áp dụng khung thời gian để cho học sinh lên
đóng kịch. Có thể là đầu tiết học, tiết đọc thêm, hướng dẫn tự học, hoặc dành
một tiết cho các nhóm thi diễn kịch.
- Kết quả: Minh họa bằng hình ảnh thu thập như sau:

Kịch Nhưng nó phải bằng hai mày (sân khấu tại lớp 10A1).
Hình ảnh minh họa ở trên cho thấy, niềm hứng thú, say mê với học phần
VHDG luôn hiện hữu trong mỗi tiết dạy, trong mỗi bài học của các em. Nếu như
việc áp đặt các em phải học thuộc lòng một đoạn trích, kể tóm tắt tác phẩm là
việc có vẻ khó khăn thì với hình thức này, các em không chỉ thuộc mà còn rât
“nhập tâm’’. Diễn kịch không chỉ buộc “diễn viên’’ thuộc kịch bản (văn bản) mà
còn diễn được các động tác, cử chỉ phù hợp với tâm trạng và hành động của
nhân vật. Như vậy, việc sân khấu hóa tác phẩm văn học là một sáng tạo trong
phương pháp dạy học văn mà tôi nghĩ không chỉ tạo được hứng thú trong học
tập mà còn đem đến hiệu quả trong việc tự học của học sinh.
Học văn bằng diễn kịch, bằng múa, bằng âm nhạc… giúp học sinh có thêm
nhiều cơ hội tiếp cận và cảm thụ văn bản theo nhiều cách khác nhau. Cách học
này khơi dậy lòng yêu thích môn Văn, phát huy khả năng tổ chức, biên kịch,
diễn xuất của học sinh.
Theo tôi, đổi mới đối với môn Văn trước hết phải thoát khỏi cách học một chiều
thầy cứ đọc và trò cứ chép, những bài làm văn của các em lại được đi sao chép,
cóp nhặt. Chỉ khi các em được trải nghiệm, được hóa thân vào tác phẩm, nhân
vật thì mới có thể khắc sâu vào tâm hồn, suy nghĩ của các em, mới có thể yêu
Trang 11



thích môn Văn, 10 giờ dạy học một chiều không bằng 2 giờ các em tự tìm tòi,
thể hiện. Chắc chắn những bài học này, những bài văn này sẽ theo các em suốt
cuộc đời.
3.6. Tạo hứng thú bằng việc sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ
thông tin
Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin. Đây là một
phương tiện giúp chúng ta thuận lợi hơn trong mọi công việc. Nhất là ngày nay
ở lứa tuổi học sinh từ khi còn ở bậc Tiểu học các em đã tò mò khám phá những
điều thú vị từ công nghệ thông tin, vậy thì đến bậc THPT các em còn hiểu biết
nhiều hơn. Nếu bản thân giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học thì chắc hẳn môn Ngữ văn sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm hồn các em hơn,
làm các em thấy môn học này gần gũi, thú vị dễ khám phá và nắm bắt tri thức
hơn; không còn bắt các em chỉ nhìn vào phấn trắng, bảng đen đơn thuần nữa.
Những đoạn phim, những tranh ảnh, những lời ca tiếng hát...không những nói hộ
giáo viên nhiều điều mà còn làm cho các em say mê, hứng thú hơn môn học này.
Ví dụ: Khi dạy bài "Tấm Cám" hoặc đoạn trích " chiến thắng MtaoMxây" (Trích
Sử thi Đăm Săn") chúng ta có thể cho các em xem tranh ảnh, trích một số đoạn
phim về nội dung câu chuyện học sinh có thể căn cứ vào những hình ảnh đó để
tóm tắt và ghi nhớ tác phẩm.
Khi dạy “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể cho các em nghe một
bài hát, một làn điệu dân ca nào đó.
Đặc biệt hơn CNTT còn được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực trong các hoạt
động tổ chức trò chơi, hoạt động thảo luận nhóm và trình chiếu kết quả thảo luận
và đáp án phiếu học tập cho các em trong hoạt động dạy học tích cực.
3.7. Tạo hứng thú bằng việc lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn
Chúng ta thường nghe nói “Học mà chơi, chơi mà học”. Lồng ghép trò
chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ
có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi

không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học
sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất của
mình, phát huy tư duy sáng tạo..
Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến
thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ
văn. Giáo viên có thể tự sáng tác ra những trò chơi phù hợp với tiết học theo
nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Ô chữ,
Hùng biện, Tiếp sức, Điền bảng…
3.7.1. Trò chơi điền bảng (kết hợp với thảo luận nhóm):
* Đặc điểm:
Trò chơi này dùng trong giờ khái quát và ôn tậpVHDG, thay vì cho học
sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể chia lớp thành các nhóm
khác nhau và cho đại diện các nhóm lên bốc thăm để tìm công việc cho nhóm
mình. Sau đó, các nhóm sẽ thay phiên nhau giải quyết công việc của nhóm
mình.
* Ví dụ: Khi học bài ôn tập “ Văn học dân gian Việt Nam” sách Ngữ văn 10,
Trang 12


tập 1, giáo viên yêu cầu học sinh điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thân em như...
và Chiều chiều... thành những bài ca dao trọn vẹn.
Lớp chia thành hai dãy và chuẩn bị nội dung đã bốc thăm
- Dãy 1: Chủ đề “ Thân em như...”
- Dãy 2: Chủ đề “ Chiều chiều...”
Mỗi nhóm lần lượt cử đại diện lên trình bày. Các em luân phiên đọc diễn cảm
các bài ca dao và bình giá trị nghệ thuật cũng như nội dung các bài ca dao vừa
đọc. Học sinh nào trong thời gian ngắn nhất mà vừa đọc diễn cảm bài ca dao,
vừa bình tốt giá trị nội dung và nghệ thuật thì giáo viên ghi nhận và cho điểm.
* Ví dụ 2: Khi dạy bài " Tấm Cám" giáo viên phát phiếu học tập cho HS điền
vào những chi tiết của tác phẩm và phân tích ý nghĩa.

Phiếu học tập số 1
Số lần Bụt
hiện ra
Lần 1

Tình huống

Kết quả

Cám lừa trút hết
tép

Cho cá bống

Ý nghĩa

.........
Phiếu học tập số 2
Số lần hóa thân của
Tấm

Vật hóa thân

Ý nghĩa

1
2
3
.....
3.7.2. Trò chơi "Đuổi hình bắt chữ" .

Đuổi hình bắt chữ là một trong những trò chơi nhằm khơi gợi, kích thích trí
liên tưởng phong phú của học sinh. Đây cũng là một trong những trò chơi tạo
nên sự sôi nổi hứng thú của học sinh trong những tiết học. Nó có thể sử dụng
linh hoạt trong các tiết dạy hay trong các tiết ôn tập, thực hành. Để thực hiện
được trò chơi này GV cần sưu tầm được các hình ảnh có liên quan đến nội dung
bài học và sử dụng CNTT hỗ trợ.
Cụ thể: bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Trang 13


Thời gian: 5 phút đầu giờ hoạt động khởi động.
Luật chơi:
Có 9 miếng ghép ứng với 9 số, mỗi miếng ghép ứng với một từ khóa, thời
gian suy nghĩ và trả lời là 10 giây. Sẽ có phần thưởng cho người chơi trả lời
đúng trong thời gian sớm nhất.

Hình 1

Hình 3

Hình 2

Hình 4

Trang 14


Hình 5

Hình 6


Hình 7

Hình 8

Trang 15


Hình 9
Đáp án:
Hình 1: Cổ Loa; Hình 2: Vô tư ; Hình 3: mắc lừa; Hình 4: Gián điệp; Hình 5:
Nhà vua; Hình6: Bi kịch; Hình7: Đồng cảm; Hình 8: Mất nước; Hình9: Tỉnh táo
Từ trò chơi đuổi hình bắt chữ trên giáo viên sẽ giới thiệu vào bài mới.
3.7.3. Trò chơi ô chữ (nhóm hoặc cá nhân)
* Đặc điểm:
Đây là cách thức mô phỏng theo các sân chơi phổ biến hiện nay như: Đường
lên đỉnh Ôlympia, Chiếc nón kỳ diệu… Trò chơi này khá quen thuộc và đã được
áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhiệt tình của các em học sinh.
Có thể sử dụng linh hoạt trong phần củng cố ở các tiết dạy hay trong các tiết ôn
tập, thực hành mang lại hiệu quả rất cao.
* Chuẩn bị:
– Giáo viên soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với
kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô hàng ngang,
học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc. Đây là ô chính mà nội dung
của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ.
– Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị sẵn ở bảng phụ hoặc giáo viên có thể áp
dụng công nghệ thông tin để trò chơi này hấp dẫn và mới lạ hơn.
Ví dụ: Khi dạy xong đoạn trích " Chiến thắng MtaoMxây", giáo viên có thể áp
dụng trò chơi ô chữ để củng cố nhằm khắc sâu kiến thức đã học.


T

U

T

C

H

A

Y

M

O
A

C

H

I

E

N

T


R

M

U

A

K

H

I

E

C

H

U

E

T

U

S


O

N

G

T

N

G

S

A

R

U

O

N
N

H

N
N


U

E

O

I

U
R

T

Câu hỏi:
Hàng ngang
Câu 1: Đăm Săn đã dùng vũ khí gì để tiêu diệt kẻ thù?
Câu 2: Đăm Săn là sử thi viết về đề tài gì?
Câu 3: Ở hiệp thứ nhất Đăm Săn và MtaoMxây tranh tài bằng cách nào?
Câu 4: Tục lệ nối dây của dân tộc Ê đê có tên gọi là gì?
Câu 5: Điền vào chỗ trống: Sử thi là tác phẩm ......dân gian có quy mô lớn, sử
dụng ngôn ngữ có vần, nhịp,xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng,
hào hùng kể về nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân
thời cổ đại.
Câu 6: Đăm Săn đã được ai bày cách để tiêu diệt kẻ thù?
Trang 16


Câu 7: Tên gọi khác của Mtao Mxây là gì?
Câu 8: Hàng dọc (Từ khóa): "Đăm Săn" thuộc thể loại sử thi nào?

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao.
Trong học kì I năm học 2018 – 2019, tôi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
này vào thực tế giảng dạy. Qua điều tra thăm dò lớp 10A1 mà tôi phụ trách
giảng dạy, kết quả như sau:
Hứng thú
Kết quả điểm thi từ
Số HS
với giải
Hứng thú
TB trở lên
Năm học
khảo sát pháp của đề
bộ môn
Đầu năm
HK I
tài
2018 - 2019
39
32
28
25
35
Với kết quả khảo sát như trên, qua việc đối chiếu, so sánh kết quả, tôi nhận
thấy rằng việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập vào giảng dạy Ngữ
văn: tỉ lệ học sinh thích học văn tăng lên hơn 77%.
Đặc biệt để thấy rõ hiệu quả học tập từ việc áp dụng các biện pháp gây hứng
thú tôi tiến hành kiểm nghiệm với năm học trước thu được kết quả như sau:
Năm học


Lớp

Sĩ số

Yêu thích môn học

Chưa yêu thích

SL

(%)

SL

(%)

2017 - 2018

10A8

42

27

64,3

15

35,7


2018 - 2019

10A1

39

35

89,7

4

10,3

Kết quả trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập
hướng vào việc tạo tinh thần hưng phấn, thoải mái, xây dựng không khí lớp học
sôi nổi, học sinh có thiện cảm môn Ngữ văn bước đầu đạt hiệu quả. Nó đã góp
phần nâng cao hơn chất lượng của các giờ học môn Ngữ văn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là yêu cầu cấp thiết của giáo dục
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng. Đó cũng là cơ sở, là tiền đề, yêu
cầu, động lực tạo nên một sự đổi thay toàn diện, cả về chiều sâu và chiều rộng;
đổi mới từ nội dung đến phương pháp giảng dạy… Vấn đề nghiên cứu của đề tài
này này chính là hệ quả tất yếu của quá trình ấy.
Khi thực hiện đề tài:'' Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong
giờ học văn học dân gian tại trường THPTHà Văn Mao" tuy gặp nhiều khó
khăn về thời gian, kinh nghiệm tổ chức thực hiện nghiên cứu… nhưng so với
mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, về cơ bản đề tài cũng đã giải quyết được
một số nhiệm vụ sau:

– Bước đầu xác định được các hướng tiếp cận bài học : Nội dung – kết quả.
– Góp phần xây dựng hệ thống lí luận về hứng thú học tập.
Trang 17


– Xây dựng tìm hiểu và vận dụng được một số biện pháp gây hứng thú học
tập môn Ngữ văn cho người học.
SKKN này phù hợp với việc giảng dạy môn ngữ văn ở trương THPT Hà
Văn Mao nói riêng và các trường THPT miền núi, vùng sâu, vùng xa nói chung
khá hiệu quả trong dạy học khi trình độ HS với sự hiểu biết, khả năng tự học còn
rất yếu, vì thế việc trước mắt là phải làm cho học sinh thấy hứng thú, dễ tiếp thu,
có thể tham gia vào các hoạt động học thì các em sẽ tự tin hơn trong học tập.
Hơn nữa một số giải pháp được đề cập trong sáng kiến như tạo hứng thú bằng
các trò chơi, hay khả năng sân khấu hóa tác phẩm không chỉ được áp dụng trong
tiết học mà có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ, thậm chí
có thể phát triển thành buổi sinh hoạt ngoại khóa VHDG. Có như vậy thì những
buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức,
kích thích tư duy của học sinh, góp phần tạo tình yêu đối với môn học, với thầy
cô, trường lớp, bạn bè.
Tôi mong rằng, những kinh nghiệm này góp phần giúp người học có được
sự hứng thú trong việc học tập môn Ngữ văn. Qua đó góp phần nâng cao chất
lượng học tập bộ môn và hơn nữa là góp phần “đánh thức” tình yêu của người
học đối với môn Ngữ văn nói chung và Văn học dân gian nói riêng.
2. Kiến nghị
Mong rằng, trong thời gian tới những nhà quản lý giáo dục cần quan tâm
và chỉ đạo sâu sát hơn nữa mang tính vĩ mô đối với bộ môn học này. Đồng thời
có những giải pháp phù hợp và định hướng cụ thể, kịp thời hơn nữa để giúp
cho những giáo viên giảng dạy bộ môn này thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc đưa ra một số giải pháp tạo sự
hứng thú cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn phần Văn học dân gian. Với

đề tài này, tuy không có nhiều điểm mới nhưng tôi nghĩ nó rất phù hợp với thực
tế và phục vụ thiết thực đối với việc dạy học của tôi. Tuy nhiên, đề tài này không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Mong các đồng nghiệp và Hội đồng khoa
học nhà trường góp ý để đề tài hoàn thiện nhằm nâng cao phần nào chất lượng
dạy - học môn Ngữ văn.
Tôi xin chân thànhcảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa , ngày 20 tháng 05 năm 2019.
CỦA THỦ TRƯỞNG, ĐƠN VỊ. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến
Lê Thị Hoài
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa môn Ngữ Văn ban cơ bản lớp 10 - Tập 1 - NXB GD 2006.
2. Văn học dân gian VN - NXB GD 1997.
3. Phương pháp dạy học Văn - Phan Trọng Luận - NXB - ĐHQG 1998.
Trang 18


4. Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT - Trương Dĩnh
1999.
5. Phương pháp luận nghiên cứu văn học - Nguyễn Văn Dân, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội 2004
6. Nâng cao và phát triển Ngữ Văn 10 - Phạm Thị Ngọc Trâm, Nxb Giáo dục
2011
7. Giáo trình văn học dân gian Việt Nam - Nguyễn Bích Hà - NXB Đại học sư
phạm 2012.

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoài
Trang 19


Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THPT Hà Văn Mao - Bá Thước.

T
T

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
Năm học
Kết quả đánh
xếp loại
giá xếp loại đánh giá xếp
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
(A, B hoặc C)
loại
Tỉnh....)

1

Một số kinh nghiệm
giúp học sinh viết phần
mở bài cho bài văn

nghị luận văn học

Ngành GD
cấp tỉnh, tỉnh
Thanh Hóa

C

2015 - 2016

-------------------------------

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:MỘT SỐ KỊCH BẢN CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
DÂN GIAN NGỮ VĂN 10
Tác giả: học sinh 10A1 dàn dựng
Kịch bản: Tam đại con gà
Nhân vật:
Trang 20


Anh học trò
Chủ nhà
Tiếng đế của tập thể lớp (học trò)
Anh học trò:Ơ này bà con ơi!
Tiếng đế:Sao!
Anh học trò:Bà con biết tôi là ai không?
Tiếng đế: Không xưng danh thì ai biết là ai?
Anh học trò:Tôi - anh học trò văn hay chữ tốt.
Tiếng đế:Úi giời,*** mà lại hay nói chữ thì có .

Anh học trò:Không tin bà con cứ thử thách tôi mà coi.
Tiếng đế:Thách dạy "Tam tự kinh "đấy!
Anh học trò:Úi giời tưởng gì "Tam tự kinh" dạy cho trẻ vỡ lòng làm sao mà
không dạy được.Tôi còn daỵ được "Tứ thư",nữa ấy chứ!
Tiếng đế: Huênh hoang quá nhỉ.Thế dạy đi xem nào!
Thầy (anh học trò):Ừ thì dạy nhé!(cầm sách đọc) chữ "tước"là chim sẻ.
Học trò(đọc):chữ tước là chim sẻ.
Thầy(đến chữ kê là gà thầy bối rối không biết nghĩa là gì,miệng lẩm bẩm:Chữ
này là...chữ này là chữ gì nhỉ?)
Trò(hỏi dồn):Là gì hả thầy...là gì hả thầy?
Thầy(Cuống nói liều)"Dủ dỉ là con dù dì"(Thầy sợ sai cho học trò đọc khẽ rồi
khấn thổ công xin ba đài âm dương ...Sau đó bảo học trò đọc to lên "Dủ dỉ là
con dù dì "...
Chủ nhà - bố học trò( từ ngoài chạy vào vẻ mặt ngạc nhiên): chết chửa!chữ kê
là gà sao thầy lại dạy là "dủ dỉ là con dù dì"?
Thầy: Bác ơi!tôi biết chữ ấy là "kê" nghĩa là gà,nhưng tôi muốn dạy "chuyên
sâu","mở rộng" cho các cháu biết "tam đại con gà"kia.
Chủ nhà:Tam đại con gà nghĩa là sao ?
Thầy:Thế này nhé"dủ dỉ là con dù dì" dù dì là chị con công,con công là ông con
gà "!
Chủ nhà :ớ (đuỗn mặt)
Hạ màn...
Kịch bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (trích đoạn)
Từ lúc được thần Kim Quy trợ giúp, tạo được nỏ thần, Quân dân nước Âu Lạc
liên tiếp đánh thắng Triệu Đà, khiến Triệu Đà phải ra hạ sách giảng hòa rồi cầu
thân. Vì có nỏ thần trong tay, An Dương Vương cứ nghĩ rằng Triệu Đà không có
cách nào để tấn công nên chấp nhận lời cầu thân – đem gả Mị Châu cho Trọng
Thủy. Nhưng An Dương Vương không ngờ mình lại rơi vào cái bẩy của Triệu
Đà.
Sau ngày thành thân, ngày ngày Trọng Thủy cùng Mị Châu du sơn ngoạn

thủy, vun bồi tình cảm của đôi tân nhân mà quên mất trọng trách Triệu Đà giao
cho. Về phía quân giặc, chờ mãi chẳng nhận được tin tức từ Trọng Thủy, Triệu
Đà bèn ra lệnh cận vệ đi hối thúc, lấy cớ mang lễ vật tặng cho nhà vua Âu Lạc.
Trong thư phòng của Trọng Thủy:
Trang 21


Tên cận vệ (hành lễ rồi nhỏ giọng bẩm lại những lời của Triệu Đà, nhưng trong
lời nói vẫn là sự tôn kính của 1 kẻ dưới)
-“Bẩm điện hạ! Vương sai thần đến nhắc ngài về nhiệm vụ đã giao trước khi
ngài thành thân. Ngài đã thực hiện chưa ?”
Trọng Thủy (vẻ mặt như sực nhớ ra điều gì, giọng ngập ngừng)
-“ Chuyện đó… ta vẫn nhớ….Chỉ là…thời cơ vẫn chưa đến. Người cứ về báo
lại với phụ thân ta… khi nào thời cơ đến…ta nhất định sẽ thực hiện theo ý
người.
Tên cận vệ ( giọng cung kính)
-“ Thần đã rõ. Thần xin phép Điện hạ lui xuống để về bẩm báo với Vương.”Trọng Thủy “ Được. Người có thể lui.”
(Trọng Thủy khoác tay cho tên cận vệ lui, rồi bản thân cũng rời khỏi thư phòng.
Vì sự hối thúc phía Triệu Đà và bản thân cũng đã lấy được lòng tin của Mị
Châu, nên Trọng Thủy quyết định thực hiện nhiệm vụ của mình).
* Tại nơi tản bộ cùng Mị Châu:
Trọng Thủy (giọng nỉ non)
-“Ở Cổ Loa đã lâu,.ta được biết bổn quốc có báo vật nỏ thần rất lợi hại có thể
từ 1 hóa 100, từ 100 hóa 1000 ta từ lâu đã mong muốn được 1 lần chiêm
ngưỡng bảo vật này, không biết Công Chúa có thể giúp ta thực hiện mong ước
của mình
Mị Châu ( giọng e dè ) nói.:
-“ Chuyện này không khó…chỉ là Phụ Vương đã ban lệnh không cho người
ngoài đến gần chổ để nỏ thần.”
Trọng Thủy (giả vờ buồn bã)

-“ Vậy như nàng nói thì ta đây cũng là người ngoài sao?”
Mị Châu :
-“ Kìa chàng, ý thiếp đây không phải vậy. Phụ Vương là cấm người ngoài còn
chàng là con rễ người tất nhiên có thể vào đó.”
(Công Chúa đưa Trọng Thủy đến nơi để nỏ thần.Trọng Thủy tỏ ra thích thú và
không quên ghi nhớ lại hình dáng của Nỏ Thần. Chàng Trọng nhanh chóng cho
người làm 1 chiếc nỏ giả rồi đánh tráo nỏ thật. Khi kế hoạch thành công Trọng
Thủy liền tìm cớ cáo biệt với Mị Châu).
* Tại khuê phòng:
Trọng Thủy: ( Nắm tay Mị Châu):
-“ Tình vợ chồng không thể lãng quên ,nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ. Ta đến
đây cũng đã lâu vẫn chưa trở về thăm cha, nay lại nhận được tin cha lâm trọng
bệnh, phận làm con ta không thể làm ngơ. Ta hôm nay cáo biệt cùng nàng để về
thăm cha”
Mị Châu :
-“ Thiếp đây phận dâu con, khi cha lâm bệnh thiếp cũng phải có bổn phận chăm
lo cho cha. Chàng đi, thiếp cũng xin theo chàng”
Trọng Thủy:
-“Tấm lòng của nàng ta xin nhận thay cha. Nhưng đường xa, mệt nhọc, nàng
hãy cứ yên tâm ở lại, khi nào cha khỏi bệnh, ta ắt sẽ quay về với nàng”.
Trang 22


Mị Châu :
“ Ý chàng đã quyết, thiếp đây xin nghe theo”.
Trọng Thủy:
“Nàng hiểu là được rồi! Ta đây còn một khúc mắc, nàng có thể giải đáp cho
ta?”
Mị Châu :
"Không biết điều gì làm chàng lo lắng, xin chàng cứ nói, thiếp đây xin nghe”.

Trọng Thủy:
“Nàng cũng biết giữa cha ta và cha nàng trước đây đã từng xảy ra chiến sự.
Nếu không may hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì
làm dấu?”
Mị Châu :
-“Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo
gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng mà rắc ở
ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau.”
Và rồi Trọng Thủy và Mị Châu chia tay trong sự lưu luyến. Đi được một đoạn
đường ngắn, Trọng Thủy ngoáy người lại, nói lớn:
-“Nàng hãy đợi ta trở về…..”.
(Với việc có được nỏ thần trong tay, Triệu Đà đã cho quân sang xâm lược nước
Âu Lạc. Trong khi đó, An Dương Vương vẫn ngồi điềm nhiên đánh cờ).
Cận thần (đánh cờ với nhà vua):
- “Bẩm bệ hạ quân Triệu Đà đã đến sát thành, chúng ta không cần chuận bị gì
sao?”
An Dương Vương (cười mà nói rằng):
“Không cần lo lắng gì cả chúng ta đã có nỏ thần. Lại nói, Quân Triệu Đà
không sợ nỏ thần sao?”.
Một binh sĩ (hối hả chạy vào, tỏ vẻ rất lo lắng):
- “Bệ hạ…không xong rồi…Quân Triệu Đà đã đánh tan thành Cổ Loa, chúng
đang tiến vào Hoàng Cung, e là binh sĩ của chúng ta không chịu được bao lâu”.
An Dương Vương (giọng điệu bất ngờ, lo lắng và chút hoài nghi)
-“Sao lại ra cớ sự này, ta có nỏ thần mà….. Chẳng lẽ nỏ thần….nỏ thần…. đã
bị đánh tráo. ” – giọng điệu bất ngờ, lo lắng và chút hoài nghi.
-“Nỏ thần…nỏ thần…ngươi hãy mang nỏ thần đến đây…”
Tên binh sĩ - “Dạ!”
An Dương Vương (sửng sốt, bất ngờ và rối bời).
- “Đây là nỏ thần giả….là giả
- “Ngươi hãy truyền lệnh của Trẫm: “Rút quân”.

Vua cùng Mị Châu ngồi trên lưng ngựa cùng chạy về phương Nam. Khi Vua
chạy bờ biển ,đường cùng,không có thuyền qua,bèn kêu rằng:
-‘Trời hại ta , sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu’.
Thần Kim Quy hiện lên nói rằng:
-“Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”
An Dương Vương :
-“Con là kẻ đã tiếp tay cho giặc ư?”
Trang 23


Mị Châu (quỳ xuống và khấn rằng):
-“Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến
thành cát bụi . Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến
thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Cha! Mong cha hãy tha thứ cho lỗi
lầm của con…Con nguyện dùng cái chết để rửa sạch tội của mình” giọng nói
nghẹn ngào, hối lỗi.
* An Dương Vương bèn tuốt kiếm giết chết Mị Châu trong sự tiếc thương và
nỗi niềm xúc động của một người cha.

Phụ lục 2: MỘT SỐ TRANH VẼ VỀ CUỘC CHIẾN GIỮA HAI TÙ
TRƯỞNG TRONG ĐOẠN TRÍCH " CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY"
(ĐĂM SĂN)
Tác giả: học sinh 10A1

Trang 24


Trang 25



×