Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn xuôi 12 với một tác phẩm văn xuôi 11 cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.75 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ
MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI 12 VỚI MỘT TÁC PHẨM VĂN
XUÔI 11 CHO HỌC SINH LỚP 12 ÔN THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ Văn

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

THANH HÓA NĂM 2018


1.Mở đầu
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẬU

1

1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................

1



1.2. Mục đích ngiên cứu……………….............................................

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………..................................

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………….

3

1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................

4

2.2. Thực trạng vấn đề.............................................................................

4

2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện.........................................


5

2.3.1. Khái quát các dạng đề liên hệ thường gặp......................................

5

2.3.2. Cách làm dạng đề liên hệ……………………...............................

7

1. 2.3.2.1. Cấu trúc của bài văn dạng đề liên hệ...........................................

7

2. 2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách làm cụ thể.......................................

8

2.3.2.3 Hướng dẫn học sinh luyện tập..................................................... 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………

17

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................

18


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài:
Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn
học. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất
thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế
cho độc giả. Muốn cảm thụ được người đọc phải tri giác, liên tưởng, tưởng tượng
thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và
hứng thú với sắc điệu thẩm mỹ của nó. Khi đến với văn bản văn học bằng cả trí
tụê và tình cảm, cả nhận thức và kinh nghiệm người đọc sẽ mở được cánh cửa
thực sự để đi vào thế giới của nghệ thuật. Cảm thụ văn học là một hoạt động
mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận,
phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi
dậy bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Do vậy, rèn kỹ năng cảm
thụ văn học cho học sinh nhất là học sinh giỏi văn thông qua kiểu bài so sánh hiện
đang có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
Đáp ứng được yêu cầu của xu hướng đề thi hiện nay,gần đây trong các đề thi
trung học phổ thông quốc gia minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo , ở câu nghị
luận văn học 5 điểm xuất hiện dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học lớp 12 với
một tác phẩm văn học lớp 11 . Vì vậy: “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận dạng đề
liên hệ một tác phẩm văn học 12 với một tác phẩm văn học 11” cho học sinh
THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 chính là giúp thầy cơ và các em đáp ứng tốt
yêu cầu của xu hướng ra đề thi hiện nay trong việc ôn luyện và làm bài kiểm tra,
bài thi.
Ngoài ra, dạng đề liên hệ văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này cần
kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một số học sinh có thể khái qt được
cịn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa, lâu nay các em chỉ quen với
những dạng đề phân tích từng tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết cịn kết hợp
nhiều tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết … để có cái nhìn tổng hợp về nền văn
học, từng thời kì, trào lưu văn học thì khơng phải em nào cũng làm được. Vì vậy,
nếu khơng có sự hướng dẫn ơn tập của giáo viên thì học sinh sẽ khơng làm được
dạng đề này hoặc có làm thì cũng khơng bao hàm hết ý, không logic và không

khái quát được.
Thấy rõ xu hướng, tính thiết thực và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong q
trình dạy và đặc biệt là ơn tập tôi luôn chú trọng tới dạng đề liên hệ . Bằng cách
sau mỗi phần học về: thơ, văn xuôi, kí, kịch… trong chương trình Ngữ văn 11 và
Ngữ văn 12 thuộc phần thi Trung học phổ thông quốc gia tơi chỉ cho học sinh có
những dạng đề liên hệ nào, cách làm dạng đề đó và hướng dẫn cụ thể một số đề
tiêu biểu, sau đó yêu cầu học sinh tự làm một số đề và kiểm tra đánh giá bằng bài
kiểm tra cụ thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ SKKN, tôi chỉ xin nêu một số kinh
nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề liên hệ ở một số tác
phẩm văn xuôi trong chương trình ơn thi THPT Quốc gia.
2.2. Mục đích nghiên cứu:

1


2.2.1. Giúp giáo viên dễ dàng phân loại được học sinh
Liên hệ trong văn học là một trong những dạng đề khó nhưng rất hay và phù
hợp với mục đích tuyển chọn và phân loại học sinh, nhất là học sinh giỏi. Nên
“Rèn kỹ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học 12 với 11
cho học sinh THPT” còn giúp cho giáo viên đánh giá đúng năng lực học sinh,
nhất là những học sinh có năng lực cảm thụ tốt, tư duy khái quát cao. Bởi vì để
làm được dạng bài liên hệ trong văn học địi hỏi học sinh khơng những chỉ tái
hiện kiến thức, hiểu được nội dung và nghệ thuật mà còn phải biết phát hiện ra cái
mới của mỗi nhà văn, tức là chỉ ra điểm độc đáo của nhà văn ấy cũng như vai trị
của nhà văn đó trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam
Nếu học sinh trung bình chỉ biết phân tích đơn thuần hết tác phẩm này đến tác
phẩm khác hay hết hình tượng này đế hình tượng khác, nhưng học sinh khá sẽ
biết chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm hay hai hình tượng đó.
Cịn học sinh giỏi sẽ biết lí giải vì sao có sự giống và khác nhau giữa hai tác phẩm
hay hai hình tượng ấy.Từ đó giáo viên có thể chọn được những học sinh xuất sắc

cho đội tuyển học sinh giỏi và lên kế hoạch ôn luyện bồi dưỡng cho tất cả các đối
tượng học sinh
2.2.2. Nâng cao năng lực cảm thụ của học sinh
“Rèn kĩ năng làm văn nghị luận dạng liên hệ một tác phẩm văn 12 với 11 cho
học sinh THPT” cũng là một bước đổi mới trong kiểm tra thi cử, tránh được sự
nhàm chán của lối văn theo mẫu (bởi khơng hề có sẵn) và kiểm tra được một cách
khá tồn diện những kĩ năng và kiến thức cần có của học sinh như: kiến thức
tác phẩm, kiến thức về tác giả, giai đoạn, kiến thức lí luận văn học…kĩ năng phân
tích bình giá, so sánh, lí giải… Với dạng đề này, học sinh có điều kiện bộc lộ sự
tinh tế trong cảm nhận (có thể nhận ra được những nét khác biệt dù rất nhỏ, rất
mơ hồ) sự sắc sảo trong đối chiếu (khả năng tách đối tượng thành những
bình diện nhỏ để so sánh) sự chắc chắn trong kiến thức (trong việc huy động kiến
thức văn học sử, lí luận văn học…để đánh giá, lí giải). Nghĩa là, địi hỏi ở người
học sinh giỏi văn khơng chỉ cần phẩm chất nghệ sĩ (sự tinh tế trong cảm nhận và
thẩm định) mà còn chú trọng phẩm chất khoa học (thể hiện ở sự chính xác, chặt
chẽ, khúc triết và tính hệ thống trong tư duy và trình bày bài viết). Vì thế kiểu bài
này sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ đáng kể cho học sinh. Nó địi hỏi
học sinh vừa phải có năng lực cảm thụ vừa có năng lực khái quát tổng hợp. Cảm
thụ văn học trong thế đối sánh là một biên pháp hữu hiệu để vừa nâng cao năng
lực cảm thụ văn chương, vừa nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn cho học
sinh, giúp các em có khả năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn chương, góp phần
đảm bảo tính nghệ thụât đặc thù của môn ngữ văn trong trường phổ thông.

2


2.2.3. Khơi gợi lịng u thích và say mê tìm tịi, khám phá mơn Ngữ văn của
các em học sinh.
Để làm tốt dạng bài liên hệ trong văn học, học sinh cần phải trang bị
rất nhiều kiến thức. Vì vậy, địi hỏi học sinh phải có một q trình tích luỹ cộng

với lịng u thích và say mê tìm tịi, khám phá mơn Ngữ văn. Chính điều đó đã
thắp lên ngọn lửa của sự đam mê khiến các em ngày càng thích thú và gắn bó với
mơn học Ngữ văn hơn. Có thể nói so sánh là một thao tác lập luận hết sức cần
thiết trong văn nghị luận: một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, mặt khác
nó chứng tỏ người viết có kiến thức rộng rãi, phong phú, có được khả năng tư duy
và cảm thụ văn học tốt. Điều này rất cần thiết đối với một học sinh giỏi văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp khối C và D mà tôi đã được phân công giảng dạy từ năm học
2015-2016 đến 2017- 2018
-Lớp 12B2
-Lớp 12B4
- Lớp 12B7
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Do dung lượng SKKN có hạn nên đề tài chỉ xin đề cập đến dạng đề liên hệ trong
phần văn xuôi thuộc phần ôn thi THPT Quốc Gia. Phần văn xuôi có các tác phẩm
trong chương trình Ngữ văn 11 và 12.
* Chương trình Ngữ văn 11:
Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Chí Phèo (Nam Cao)
* Chương trình Ngữ văn 12
Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi)
Vợ nhặt (Kim Lân)
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Chiếc thuyền ngồi xa (Nguyễn Minh Châu)
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích đối chiếu với thực trạng đua ra những
giải pháp có tính khoa học để giáo viên vận dụng

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạng đề liên hệ là một dạng khác của so sánh. Thực chất dạng này cũng là
so sánh nhưng chỉ ở mức “vừa”, nghĩa là chỉ cần chỉ ra vài nét tương đồng, khác
biệt là được (Tuy nhiên với học sinh khá giỏi thì có thể làm lồng vào nhau như so
sánh đã nói ở trên)
Dạng đề liên hệ văn học rất phong phú có thể liên hệ trên nhiều bình diện
khác nhau: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tơi trữ tình, chi tiết nghệ
thuật, nghệ thuật trần thuật…Q trình liên hệ có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm ở
3


cùng một tác giả nhưng cũng có thể diễn ra ở nhiều tác phẩm của các tác giả cùng
hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái
khác nhau của một nền văn học.
Mục đích cuối cùng của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ giống
và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả từ đó thấy được những mặt kế thừa,
những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm, thấy được vẻ đẹp riêng của
từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Dạng đề này cịn
góp phần hình thành kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh, lí giải nguyên nhân của
sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học- một năng lực rất cần thiết góp phần
tránh đi khuynh hướng bình tán, khn sáo trong các bài văn của học sinh hiện
nay.
Tuy nhiên, đây là dạng đề khó, giáo viên chỉ có thể đưa ra các tiêu chí liên
hệ so sánh có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải giống và khác nhau cũng cần
thiết phải tính tốn hợp lí với năng lực của học sinh THPT.
Phần văn xi thuộc chương trình thi THPT Quốc gia gồm nhiều tác phẩm
trong cả chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12, kiến thức của từng tác phẩm lại
nhiều, học sinh nhớ được kiến thức của từng tác phẩm đã là khó nên kiến thức
liên hệ ở nhiều tác phẩm lại càng khó hơn. Đặc biệt trong các đề minh họa của Bộ

gần đây luôn xuất hiện dạng đề liên hệ một tác phẩm lớp 12 và một tác phẩm 11
dựa trên những nét tương đồng hoặc khác biệt về nội dung, tư tưởng, cảm hứng…
Ví dụ như: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đị trong cảnh vượt
thác (Người lái đị Sơng Đà - Nguyễn Tn, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
duc Viêt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho
chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục,
2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người Việt Nam.
Ngoài ra, ở dạng đề liên hệ giáo viên phải hướng dẫn học sinh thấy được được
nét riêng, độc đáo trong từng tác phẩm về nội dung, nghệ thuật, nhân vật, chi
tiết…để thấy được giá trị của từng tác phẩm đóng góp vào nền văn học và phong
cách nhà văn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT
Quốc gia : Tuyển tập các dạng đề văn nghị luận văn học, Chiến thuật ôn thi
THPT Quốc gia – Trịnh Quỳnh, Bộ đề tinh túy ôn thi THPT Quốc gia…các em ở
những lớp tơi dạy có nhiều em có những quyển sách như vậy để tham khảo thêm
nhưng trong các tài liệu đó chỉ đưa ra các đề và giải, thậm chí làm sẵn các đề đó
mà khơng đưa ra cách làm và hướng dẫn học sinh ơn tập. Vì vậy, nếu giáo viên
chỉ trang bị kiến thức mà không hướng dẫn các em ôn tập để các em tự ôn tập dựa
vào tài liệu thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động trong học tập cũng như trong thi cử.
Hơn nữa, trong chương trình SGK Ngữ văn 12 có các bài học riêng về các
kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ; Nghị luận về
một đoạn trích, một tác phẩm văn xi. Cịn dạng đề liên thì chưa được cụ thể
bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục
đích, yêu cầu đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.

4


Về phía giáo viên và học sinh – những nhân tố quyết định thì hầu như chỉ

chú trọng đến học bài mới, học nội dung chính chứ chưa chú trọng đến ôn tập.
Hoặc ôn tập một cách đại khái, sơ sài hay chỉ dừng lại ở khái quát nội dung chính,
ở những vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm. Ví dụ: ơn tập đến “Vợ nhặt” của Kim
Lân giáo viên chỉ hướng học sinh nhớ lại hoàn cảnh ra đời, nội dung chính, nghệ
thuật, phân tích các nhân vật mà khơng hướng dẫn cho học sinh có thể liên hệ
thấy được giữa tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao
đều nói về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, giữa nhân
vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu) đều ẩn chưa những vẻ đẹp khuất lấp hay người vợ nhặt và Mị (Vợ
chồng A Phủ - Tơ Hồi) đều tốt lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc hoặc ở
nhân vật bà cụ Tứ giáo viên có thể khái quát lên những phẩm chất của người phụ
nữ Việt Nam: nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Nếu giáo viên ôn tập có nói
những vấn đề đó và đưa ra những đề văn có sự liên hệ các tác phẩm, nhân vật như
vậy thì học sinh sẽ được cung cấp những kiến thức sâu hơn, rộng hơn. Và các em
sẽ hứng khởi hơn khi ôn tập văn học, tránh được tình trạng chủ quan, đơn giản,
xem nhẹ khi nghĩ đến ôn tập văn trong quan niệm của học sinh lâu nay.
Mặt khác nhiều giáo viên khi ôn tập chỉ đưa ra các đề trong mỗi tác phẩm
và yêu cầu học sinh làm (hoặc lập dàn ý) các đề đó. Tức là giáo viên chỉ chú trọng
các đề và làm đề. Giáo viên không khái quát thành các dạng đề và khái quát thành
các cách làm. Như vậy, sẽ không phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học
sinh. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh lúng túng khi gặp các đề khác và sẽ
không biết phải làm như thế nào.
Ngoài ra, dạng đề liên hệ là một dạng đề khó và mới nên nhiều giáo viên
chủ quan, ít chú trọng đến dạng đề này. Do vậy, trong quá trình ơn tập khơng đề
cập tới hoặc có đề cập thì chỉ mang tính chất giới thiệu một cách qua loa. Vì vậy,
nhiều học sinh rất ngại khi phải tiếp xúc với dạng đề này. Các em mơ hồ với kiểu
bài, cách làm và làm bài thì rối rắm, sơ sài.
Bản thân tôi là giáo viên trường THPT Hậu Lộc 3, trường chủ yếu là các
em theo ban KHTN, chỉ có vài lớp theo ban KHXH. Hầu hết các em chỉ dừng lại
ở học lực yếu, trung bình, có rất ít học sinh khá mà học sinh khá lại học ở những

lớp khối A, B.Vì vậy, dạng đề liên hệ đối với học sinh của tôi là một dạng đề khó.
Cho nên, trong q trình dạy và ơn tập nếu giáo viên không hướng dẫn mà để học
sinh tự phát hiện thì các em khơng thể liên hệ, so sánh các tác phẩm, nhân vật, chi
tiết với nhau. Do đó, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì khâu ơn tập, tôi rất chú
trọng tới dạng đề liên hệ, hướng dẫn cho các em cách làm để các em biết cách tự
làm khi gặp các đề tương tự. Điều đó giúp các em chủ động, tự tin khi đứng trước
dạng đề này.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Khái quát các dạng đề liên hệ thường gặp:
Các đề liên hệ trong phần văn xuôi rất phong phú và đa dạng từ nội dung,
nghệ thuật cho đến hình ảnh, chi tiết, nhân vật…Nhưng trong quá trình dạy học ,
đặc biệt là theo dõi các đề thi minh họa THPT Quốc gia năm nay, tơi chỉ khái qt
những đề chính có tính chất chung, tổng hợp để học sinh nắm được kiến thức cơ
5


bản tránh bị lúng túng khi đứng trước quá nhiều đề vụn vặt. Tôi khái quát lại các
dạng liên hệ trong phần văn xuôi lớp 12 với phần văn xuôi lớp 11 có những dạng
đề cụ thể như sau:
Liên hệ hai chi tiết trong hai tác phẩm.
Ví dụ 1: Anh/ chị hãy phân tích chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xn ở
Hồng Ngài (trích Vợ chồng A phủ – Tơ Hồi), từ đó liên hệ với chi tiết bát cháo
hành của Thị Nở mang cho Chí Phèo ( trích Chí Phèo – Nam Cao) để làm rõ vai
trị của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
Ví dụ 2: Cảm nhận về chi tiết nồi chè khoán trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim
Lân . Từ dó liên hệ tới bát cháo hành trong tác phẩm “ Chí phèo” để từ nhận xét
về sự gặp gỡ trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
Ví dụ 3:
- Liên hệ hai nhân vật trong hai tác phẩm.
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân

ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” - Tơ Hồi). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo
trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét
về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn?
Ví dụ 2 : Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà
trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ
với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy được sự
thống nhất và khác biệt về hình ảnh người phụ nữ Viêt Nam qua văn học?
- Liên hệ hai đoạn văn trong hai tác phẩm.
VD1: …Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong
người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến
hơm nay hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như khơng phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè
sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy
cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ,
khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn
gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc
nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khơ cong ở dưới gốc ổi đã
kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngồi vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét
lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn
giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn
thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình.
Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng.
Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu
sửa lại căn nhà...”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

6



Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật Tràng qua đoạn văn bản trên. Từ
đó liên hệ tới tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị nở
để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
Ví dụ 2: “ Ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên
những cây gạo cao chót vót ngồi bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng
đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
Trống gì đấy, u nhỉ?
– Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời
đất này khơng chắc đã sống qua được đâu các con ạ… – bà lão ngoảnh vội ra
ngồi. Bà lão khơng dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:
Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta khơng chịu đóng thuế nữa đâu.
Người ta cịn phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám
ngậm trong miệng hắn đã bã ra, chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá
kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
Việt Minh phải không?
Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện lên cảnh những người nghèo
đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hơm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc
đấy. Tràng khơng hiểu gì sợ q, kéo vội xe thóc của Liên đồn tắt cánh đồng đi
lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn

vơ, khó hiểu.
Ngồi đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã bng đũa
đúng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….”
(Trích Vợ nhặt– Kim Lân)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Theo anh/chị, chi tiết “Trong óc Tràng
vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….” trong đoạn văn bản này
có gì khác biệt với chi tiết hình ảnh “cái lị gạch cũ bỏ khơng, xa nhà cửa, và
vắng người lại qua” thoáng hiện ra trong tâm trí nhân vật Thị Nở ở đoạn kết
truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao?
2.3.2. Cách làm dạng đề liên hệ:
2.3.2.1. Cấu trúc của một bài văn nghị luận dạng đề liên hệ
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm ( chỉ giới thiệu tác giả tác
phẩm yêu cầu chính – tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề bài)
7


Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( được nêu ra ở trong đề bài)
THÂN BÀI
Yêu cầu cơ bản : (Vế phân tích/Cảm nhận/Bình luận… vấn đề cần
nghị luận ở tác phẩm trong Chương trình Ngữ văn 12 . Phần này là trọng tâm
nên chiếm 80% kiến thức). Học sinh sẽ phân tích/ cảm nhận/ bình luận vấn đề này
trên cả hai phương diện:
+ Phương diện nội dung
+ Phương diện nghệ thuật.
Yêu cầu nâng cao: (Vế “ Từ đó” trong đề. Tức là vế liên hệ, mở
rộng với vấn đề trong các tác phẩm Chương trình Ngữ văn 11). Phần này là phần
nâng cao nên sẽ chiếm khoảng 20% kiến thức. Học sinh chỉ cần:
+ Khái quát vấn đề liên hệ

+ Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt
+ Lí giải tại sao lại có những nét khác biệt đó.
KẾT BÀI
Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận.
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách làm cụ thể ở các dạng đề:
Sau khi đưa ra các dạng đề thường gặp, đồng thời cung cấp cấu trúc của một
bài văn nghị luận văn học dạng đề liên hệ cho học sinh. Tôi chuyển sang bước
hướng dẫn học sinh cách làm dạng đề đó, tơi hướng dẫn học sinh một số đề tiêu
biểu. Đương nhiên là không phải giáo viên làm cho học sinh mà giáo viên chỉ đưa
ra đề, gợi ý cho học sinh và để cho học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo của
mình bằng cách phát biểu xây dựng dàn ý, sau đó giáo viên khái qt thành các ý
chính.
- Ở dạng đề liên hệ chi tiết tôi hướng dẫn cụ thể như sau:
Đề bài : Anh/ chị hãy phân tích chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xn ở
Hồng Ngài (trích Vợ chồng A phủ – Tơ Hồi), từ đó liên hệ với chi tiết bát cháo
hành của Thị Nở mang cho Chí Phèo ( trích Chí Phèo – Nam Cao) để làm rõ vai
trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
.Hướng dẫn lập dàn ý :
Mở bài:
- Giới thiệu khái qt tác giả Tơ Hồi, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xn ở
Hồng Ngài. Từ đó khẳng định vai trị của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn
Thân bài :
- Yêu cầu cơ bản: Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
+ Chi tiết nghệ thuật là gì ? chính là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa
lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển thuật ngữ văn học) trong tác phẩm văn học.
Chi tiết nghệ thuật được biểu hiện phong phú, có thể là một nét chân dung nhân
vật, một hành vi lời nói, một biểu hiện cử chỉ, phản ứng nội tâm, một nét phong
cảnh, môi trường, một biểu hiện sinh hoạt, một khâu quan hệ nào đó trong đời
sống của nhân vật…


8


→Trong tác phẩm văn học, chi tiết đóng vai trị quan trọng góp phần làm nên nét
độc đáo trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm
+ Phân tích :
– Về nội dung:
+ Khái qt hồn cảnh xuất hiện: Hình tượng tiếng sáo nằm ở phần giữa tác
phẩm, đó là những thanh âm của tiếng sáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình
mùa xuân. Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt,
chai lì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui rộn rã của mùa xuân Hồng
Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị.
+ Tiếng sáo được miêu tả : từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi
tiếng sáo lấp ló ngồi đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo
lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi
theo những cuộc chơi
+ Ý nghĩa của chi tiết này:
Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của
miền núi cao Tây Bắc.
∟Tiếng sáo vang lên với những cung bậc khác nhau, khi xa khi gần, khi trầm
bổng khoan thai, khi rập rờn, khi lấp ló…
∟Âm thanh tiếng sáo vang lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sống hồn nhiên,
u đời, phóng khống của những con người nơi đây
→ Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với
nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang
vu trở nên gần gũi, thơ mộng.
Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn
tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân.
∟Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài

hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở
về.
∟Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống, Mị ý thức hiện tại mình vẫn cịn trẻ,
Mị ý thức về quyền hạnh phúc.
∟Tiếng sáo khiến Mị quên đi thực tại khổ đau: khi Mị định ăn lá ngón để chết
ngay chứ khơng muốn nghĩ về ngày trước nữa thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường
lại đưa Mị trở về với niềm khát sống, khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn
bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi.
→Tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống,
khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị. Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xn
đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn và thành công của ngịi bút Tơ
Hồi. Đó là tấm lịng nâng niu trân trọng của nhà văn đối với nét đẹp văn hóa của
và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc. Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ
tình có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc.
- Về nghệ thuật :
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm nhân vật thật sâu sắc nhằm
thể hiện một sức sống nội tâm mãnh liệt.
+ Biệt tài trong việc miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội.
9


+ Lời văn sinh động và có chọn lọc, sáng tạo trong việc tả người và tả cảnh.
Ngôn ngữ đối thoại gần gũi hồn nhiên, giàu hình ảnh, thể hiện cách nói của người
miền núi.
+ Giọng văn trần thuật rất phù hợp với nội dung truyện. Nhịp kể trầm lắng
thể hiện sự cảm thơng, u mến nhân vật chính diện, vừa trực tiếp bộc lộ đời sống
nội tâm nhân vật, vừa tạo sự đồng cảm ở người đọc.
* Liên hệ chi tiết bát cháo hành khi Thị Nở mang cho Chí Phèo
– Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện. Khi Chí Phèo uống rượu nhà
Tự Lãng đã khơng về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sơng.. Khung cảnh hữu

tình cùng với hơi men của rượu đã đưa đến mối tình Chí Phèo – Thị Nở. Sau đêm
đó, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, Thị chạy đi
tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.
+ Bát cháo hành – biểu tượng của tình người rất thật, rất hồn nhiên, vô tư, không
vụ lợi mà Thị Nở dành cho Chí.
+ Bát cháo hành – vị thuốc giải cảm cho Chí. Ăn bát cháo hành hơi nóng nghi
ngút đã làm cho Chí “vã mồ hơi ra như tắm”. Bát cháo tưởng vặt vãnh đã trở
thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.
+ Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Khơng chỉ giải cảm, bát
cháo hành – tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt
“con quỷ dữ Chí Phèo”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện,
thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn
lương
+ Bát cháo hành cũng chính là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên tới đỉnh điểm, dẫn
tới một kết thúc thảm thương đầy đau đớn.
→Bát cháo hành – một chi tiết nghệ thuật mang đầy dụng cơng của Nam Cao. Nó
góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: dẫu có bị bầm dập về nhân
hình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc biệt là những người nơng dân
cũng khơng mất đi, nó chỉ cần đợi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ. Qua chi tiết
nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu: đó là những định kiến
làng xã nơng thôn đã tước đi quyền được sống của con người… Qua đó nhà văn
cũng gióng lên một hồi chng khẩn thiết địi thay máu cho xã hội để ít nhất con
người được sống lương thiện.
* Đánh giá chung:
Như vậy, việc lựa chọn chi tiết “đắt giá” đưa vào truyện ngắn không chỉ thể hiện
tài quan sát, tài vận dụng đồng thời còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
con người, về cuộc sống. Chính vì thế có ý kiến cho rằng Chi tiết nhỏ làm nên
nhà văn lớn.
KB: Khẳng định lại vai trò của chi tiết nghệ thuật làm nên sức lâu bền của tác
phẩm và sự thành công của nhà văn.

- Ở dạng đề liên hệ nhân vật tôi hướng dẫn cụ thể như sau:
Đề bài : Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà
trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ

10


với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy được sự
thống nhất và khác biệt về hình ảnh người phụ nữ Viêt Nam qua văn học?
Hướng dẫn:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa”
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà trong
tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu..
Thân bài:
Yêu cầu cơ bản :Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bàn hàng chài:
* Vẻ đẹp khuất lấp là gì?
* Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà:
- Khái quát về lai lịch, ngoại hình và cảnh ngộ của nhân vật:
-Tên gọi: mụ, người đàn bà
- Ngoại hình: xấu xí, ngồi 40 tuổi, mặt rỗ, cao lớn thơ kệch, khuôn mặt mệt mỏi
à Một con người lam lũ nhọc nhằn, đối diện với bao hiểm nguy của cuộc sống
- Cảnh ngộ:
+ Bất hạnh về thể xác (đơng con, đói nghèo, thường xuyên bị chồng đánh)
+ Về tinh thần: xấu hổ, nhục nhã vì con phát hiện mình bị chồng đánh.
à Cuộc đời người đàn bà đối diện với hai cơn bão táp: bão táp lạnh lùng của biển
khơi và bão táp tàn nhẫn của người chồng.
* Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Sự chịu đựng: Bị chồng đánh thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ năm ngày

một trận nặng”, nhưng người đàn bà ấy không một lời kêu than, không chống trả
cũng không bỏ trốn. Bởi người đàn bà ấy hiểu nỗi cơ cực của cơng việc mưu sinh
khi khơng có người đàn ơng
- Bao dung, vị tha, thấu hiểu lẽ đời
+ Bị chồng đánh đập nhưng trước tòa án người đàn bà ấy còn bào chữa cho
chồng, hiểu và thông cảm với chồng bởi người vốn hiền lành nhưng vì gánh nặng
cuộc sống trở thành vũ phu
+ Theo người đàn bà, Phùng và Đẩu tốt nhưng chưa thực sự hiểu hết cuộc sống
con người.
-Tình yêu thương con:
+Chấp nhận tất cả vì tình yêu thương các con, hi sinh tất cả vì con
+ Niềm vui lớn nhất của người đàn bà khốn khổ ấy là “được nhìn đàn con được ăn
no”
+ Gửi thằng Phác lên ở với ơng ngoại cũng vì muốn bảo về tâm hồn của con,
mong con lớn lên trong một môi trường tốt đẹp hơn.
-Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống độc đáo để nhân vật xuất hiênj
+Ngôn ngữ kể linh động, lúc là Phùng kể nhưng lúc lại là người đàn bà kể
+Thành công trong xây dựng nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình và nội tâm
* Liên hệ với Thị Nở trong “Chí Phèo” Nam Cao
- Khái quát sơ qua về nhân vật Thị nở:
11


+ Ngoại hình, diện mạo: Xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn, khn mặt của Thị xấu đến
mức khơng có thể ngôn ngữ nào tả được: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai
của hóa cơng: nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp
vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại cịn được hao hao
như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam
sành…”.

+ Tính cách: Nam Cao đã miêu tả tính cách của Thị bằng những chi tiết sau: “Đã
thế thị còn dở hơi… và Thị lại nghèo… và Thị lại là dịng giống của một nhà có
mả hủi…”
+ Tuy nhiên đằng sau vẻ bề ngồi xấu xí, dở hơi ấy Thị Nở lại là một người phụ
nữ có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương với đồng loại. Chứng minh qua
cuộc gặp gỡ với Chí Phèo, đặc biệt là qua chi tiết bát cháo hành
* Giống nhau: Đều là những con người có vẻ ngồi xấu xí, có một số phận bất
hạnh nhưng lại luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
* Khác nhau:
+ Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy
nghĩ của một người phụ nữ chứa đựng tình u thương đối với đồng loại của mình
trước sự khó khăn cơ độc. Cịn người đàn bà hàng chài lại được miêu tả chủ yếu
qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết lòng yêu thương con
+ Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội
thực dân nửa phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cơ độc ngay giữa
đồng loại của mình thì người đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực
gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu.
+ Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định
kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình
thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang chống lại tất cả để bảo tồn hạnh
phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời
+ Nếu Thị Nở chỉ có tình u thương thì người đàn bà hàng
chài cịn có sự từng chải, thấu hiểu lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án

Lý giải sự khác nhau
+Phong cách nghệ thuật: Nam Cao là bậc thầy của phong cách hiện thực phê phán
thì Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn của những chiết lý, suy tưởng về cuộc sống
con người.
+ Sự ảnh hưởng của Đảng cộng sản tới văn học: Trong Chí Phèo của Nam Cao
cuộc sống người dân vơ cùng khổ cực bởi chưa có ánh sáng của Đảng cịn trong

“Chiếc thuyền ngồi xa” đã có sự lãnh đạo của Đảng nhưng tuy nhiên lúc này
Đảng, cách mạng còn non trẻ nên chưa hiểu hết cuộc sống của người dân
- Ở dạng đề liên hệ đoạn văn tôi hướng dẫn cụ thể như sau:
Đề bài : …Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong
người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. ………
Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu
sửa lại căn nhà...”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)
12


Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật Tràng qua đoạn văn bản trên. Từ
đó liên hệ tới tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị nở
để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
Hướng dẫn:
Mở bài:
– Giới thiệu Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
* Yêu cầu cơ bản: Tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng đầu tiên
có vợ
+ Khái qt về tác phẩm, đoạn trích.
+ Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:
* Về nội dung:
- Sung sướng, hạnh phúc, hãnh diện.
- Có sự thay đổi trong suy nghĩ:
+ Yêu thương, gắn bó với gia đình.
+ Thấy có trách nhiệm phải lo lắng cho vợ con.
- Niềm tin vào tương lai tươi sáng.
* Về nghệ thuật:

- Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn
và có sự gia cơng sáng tạo của nhà văn.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc
sắc.
* Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi
sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn
về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
- Khái quát diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: Lần đầu tiên hắn
tỉnh rượu, tỉnh ngộ để nhận thức về cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại, tương
lai; khao khát được trở lại làm người lương thiện…
- Bình luận về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn:
+ Qua diễn biến tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện niềm thương cảm
trước bi kịch con người, tin tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm của người nông dân
trước cách mạng;
+Trong đoạn trích Vợ nhặt, cùng tả tâm trạng nhân vật vào buổi sáng, Kim Lân đã
phát hiện ta sự thay đổi và trưởng thành trong nhận thức, tình cảm và hành động
của nhân vật Tràng từ lúc “nhặt”được vợ. Qua đó, tác giả có cái nhìn trân trọng,
ca ngợi người nơng dân dù trong hoàn cảnh hết sức bi đát vẫn có ý thức xây dựng
hạnh phúc gia đình.
- So sánh::
+Giống nhau: Cả hai nhà văn dù ở 2 thời kì cách mạng khác nhau nhưng đều gặp
ở tư tưởng nhân đạo: khám phá sức sống, khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân
trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con người.
+Khác nhau: Tuy nhiên số phận mỗi nhân vật lại hoàn toàn khác nhau. Nhân vật
13


Chí Phèo tuy thức tỉnh để khao khát hồn lương như cuối cùng rơi vào bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người. Nhân vật Tràng cuối cùng đã được đổi đời, tìm thấy

hạnh phúc đích thực của cuộc đời…
- Đánh giá: Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc; góp phần nâng cao giá trị
nội dung của văn xi hiện đại Việt Nam, hướng người đọc có tình cảm yêu
thương, tin tưởng vào sức mạnh của con người trên con đường đi tìm hạnh
phúc…
Kết bài:
Kết luận về nội dung, nghệ thuật thể hiện nhân vật Tràng qua đoạn trích. Cảm
nghĩa của bản thân về tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn.
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Giáo viên nếu chỉ khái quát, hướng dẫn mà không yêu cầu học sinh luyện
tập thì các em sẽ khơng bao giờ khắc sâu được kiến thức nên sau mỗi phần học
không chỉ là ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi, tôi đều yêu cầu học sinh luyện
tập. Trong giảng dạy cũng như luyện tập, tôi luôn chú ý đến đổi mới phương
pháp, cách thức để tạo ra sự hứng khởi cho học sinh. Chẳng hạn như sau khi học
xong phần : thơ, kí, kịch, văn xi...tơi hướng dẫn học sinh luyện tập bằng những
cách khác nhau. Có phần tôi vận dụng phương pháp khăn phủ bàn để ôn luyện,
mỗi nhóm một tờ Ao, các thành viên lập dàn ý vào các ô bên cạnh và sau khi
thống nhất thì ghi dàn ý ra ơ lớn ở giữa tờ giấy. Hoặc vận dụng phương pháp sơ
đồ tư duy, mỗi nhóm lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy...sau đó giáo viên nhận xét, bổ
sung. Có phần tơi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, mỗi nhóm một đề, thảo
luận, đại diện trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung. Với những cách
làm như vậy học sinh sẽ không thấy nhàm chán trong các phần ôn tập mà lại phát
huy được sự sáng tạo của học sinh. Với việc luyện tập dạng đề so sánh phần văn
xuôi tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Tơi chia lớp thành 2 nhóm, mỗi
nhóm một đề tiêu biểu, học sinh thảo luận, lập dàn ý, sau đó đại diện trình bày. Cụ
thể như sau :
Đề 1 : (Nhóm 1) : Lập dàn ý cho đề sau
Cảm nhận của anh (chị) về Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh chiếc
thuyền khi ở ngoài xa và khi tiến đến gần bờ trước sự phát hiện của nghệ sĩ
Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).Từ đó liên hệ đến hình ảnh

chuyến tàu đêm qua phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để
nhận xét tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.
Đề 2 : (Nhóm 2) : Lập dàn ý cho đề sau
Cảm nhận của anh/ chị về niềm khao khát muốn đi chơi của nhân vật Mị
trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi). Từ đó, liên hệ với niềm
mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của chị em Liên, An (Hai đứa trẻ Thạch Lam) và nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa.
Sau khi đại diện của nhóm trình bày, tơi u cầu các nhóm khác nhận xét,
bổ sung. Cuối cùng, tôi nhận xét những ưu điểm, hạn chế và chốt lại những điểm
cơ bản của đề mà học sinh cần phải làm sáng tỏ.
14


Đề 1:
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa. Hình
ảnh chiếc thuyền là một ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn.
– Khẳng định tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
Thân bài:
* Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận hình ảnh chiếc thuyền trước phát hiện của
nghệ sĩ Phùng(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
+ Chiếc thuyền khi ở ngoài xa
– Một chiếc thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh là “cảnh đắt trời cho”, một
bức họa diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người mà đời nghệ sĩ không phải
lúc nào cũng bắt gặp. Cái cảnh tượng ấy giống như “một bức tranh mực tàu của
một danh họa thời cổ”. Mũi thuyền in một nét mờ hồ, lòe nhòe vào bầu sương
trắng sữa pha màu hồng của nắng mai. Bóng người trên thuyền ngồi im. Góc nhìn
của người nghệ sĩ qua mắt lưới và hai gọng vó như hai cánh dơi. Tồn bộ khung
cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản
mà tồn bích”.
– Trước vẻ đẹp tuyệt đích của tạo hóa, nghệ sĩ Phùng cảm thấy bối rối, rung động

thực sự và tâm hồn như được gột rửa, thanh lọc. Cái đẹp ấy là đạo đức, là cái
Chân, cái Thiện mà con người muốn hướng tới.
+ Chiếc thuyền khi tiến vào gần bờ trước chỗ Phùng đứng
– Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt
mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập
người vợ một cách thô bạo; đứa con vì thương mẹ mà đánh lại cha đề rồi nhận lấy
hai cái tát của bố ngã dúi xuống cát.
– Chứng kiến cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng ngạc nhiên đến sững sờ, kinh ngạc
đến mức “cứ đứng há mồm ra mà nhìn” bởi anh khơng thể ngờ rằng đằng sau cái
đẹp diệu kì của tạo hóa lại chứa đựng cái xấu, cái ác đến không thể tin được.
– Chiếc thuyền ấy còn là nơi sinh sống chật chội của cả gia đình hàng chài, chứa
đựng đầy đủ bi kịch cuộc sống của người đàn bà. Những lúc biển động, thuyền
không ra biển được cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối nhưng cũng có
những giây phút hiếm hoi gia đình ấy hịa thuận vui vẻ.
+ Ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh chiếc thuyền
– Đây là hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, chứa đựng ẩn dụ nghệ thuật sâu sắc của
nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhà văn muốn người đọc nhận thấy cuộc đời này
không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống ln tồn
tại những mặt đối lập: đẹp – xấu, thiện – ác,…
– Góc độ quan sát sự vật sẽ cho ta những phán đốn, nhìn nhận khác nhau. Vì vậy,
đứng đánh giá sự vật qua cái nhìn bên ngoài, từ khoảng cách xa mà cần khá phá
bản chất thực sau vẻ đẹp đẽ của hiện tượng.
* Yêu cầu nâng cao: Liên hệ đến hình ảnh chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ
– Thạch Lam
- Khái quát lại hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
- Giống nhau
15


+ Cả hai hình ảnh chiếc thuyền và chuyến tàu đêm đều là hình ảnh biểu tượng

chứa đựng nhiều dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
+ Là chi tiết nghệ thuật quan trọng trong cốt truyện.
- Khác nhau
– Hình ảnh chiếc thuyền trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
xuất hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện những quan điểm, triết lí của nhà
văn về cuộc đời, về nghệ thuật. Cần có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc đời, về
con người. Nhà văn đặt ra vấn đề số phận và hạnh phúc của người dân lao động
để bạn đọc cùng suy nghĩ. Hơn nữa, giữa nghệ thuật và cuộc đời ln có một
khoảng cách xa, vậy nhà văn cấn làm sao để hướng đến một giá trị nghệ thuật
chân chính, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc đời và vì con người.
– Hình ảnh Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
xuất hiện ở đoạn cuối truyện chứa đựng nhiều ý nghĩa:
+ Là sự chờ đợi của tất cả người dân nơi phố huyện nhằm mục đích mưu sinh, bán
thêm được ít hàng nào đấy cho hành khách trên tàu.
+ Với hai đứa trẻ, chuyến tàu là sự mong đợi cuối cùng của một ngày. Bởi đồn
tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ. Nó chạy về từ Hà Nội, từ miền kí ức tuổi
thơ thể hiện ước mơ và khát vọng của chị em Liên. Đó là ước mơ được quay trở
về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua.
+ Đặt trong mối quan hệ với hiện tại, đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cuộc
sống tràn đầy bóng tối, tẻ nhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo.Thế giới rực rỡ ánh
sáng, ngập tràn âm thanh, chứa đựng bao điều mới mẻ, thú vị. Và thế giới ấy còn
giúp những người dân nơi phố huyện nhận ra cịn có một cuộc sống đáng sống
hơn nơi phố huyện nghèo – cái ao đời phẳng lặng kia. Chi tiết đồn tàu xuất hiện
cịn khơi dậy khát vọng và ước mơ của chị em Liên: khát vọng vượt thoát, khát
vọng đổi thay
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn
– Nguyễn Minh Châu thể hiện những băn khoăn trăn trở về vấn đề bạo lực gia
đình cùng niềm xót thương trước tình cảnh nghèo khổ, bi kịch của người lao động
hàng chài.
– Thạch Lam khơng chỉ xót thương cho những đưa trẻ thơ phải sống cuộc đời tẻ

nhạt nơi phố huyện mà còn trân trọng khát vọng đổi thay cuộc sống của chúng.
Trân trọng khát vọng vượt thoát khỏi cái “ao đời bằng phẳng” của người dân nơi
phố huyện
Kết bài
– Tóm lược lại vấn đề. Hình ảnh chiếc thuyền và chuyến tàu đêm đều là những
khám phá nghệ thuật của hai nhà văn.
– Hai tác phẩm chứa đựng những ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đặc sắc sẽ có
sức sống lâu bền trong lòng người đọc
Đề 2:
Mở bài :
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
16


Thân bài
* Yêu cầu cơ bản : Cảm nhận về niềm khao khát muốn đi chơi của nhân
vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Giới thiệu sơ lược về đặc điểm con người và số phận đau khổ của Mị trong
nhà Pá Tra.
- Vài nét về bối cảnh nhân văn của thiên nhiên và cuộc sống, sinh hoạt ở Hồng
Ngài trong mùa xuân.
- Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị: nhẩm thầm bài hát - uống
rượu và say - sống dậy những ngày quá khứ tươi đẹp và thức tỉnh tình cảnh thê
thảm ở thực tại - muốn chết và muốn đi chơi.
- Niềm khao khát được đi chơi là biểu hiện cho sức sống, khao khát tự do, ý
thức làm người bấy lâu bị tê liệt nay đã hồi sinh ở Mị.
* Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua
phố huyện của chị em Liên, An
- Hai chị em Liên An từng có những ngày tuổi thơ tươi đẹp ở Hà Nội, nay vì

gia cảnh sa sút mà phải sống buồn lặng, tăm tối ở phố huyện nghèo. Mỗi ngày,
hai chị em chỉ có một niềm vui duy nhất: ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ Hà
Nội qua phố huyện.
- Điểm giống nhau: Các nhân vật đều khao khát thốt khỏi thực tại buồn chán,
tăm tối trói buộc sự sống; đều khao khát được đổi thay, được sống có ý nghĩa
hơn.
- Điểm khác nhau:
+ Chị em Liên, An là những đứa trẻ, niềm mong ước đổi thay còn nhỏ bé, mơ
hồ, mong manh.
+ Niềm khao khát được đi chơi ở Mị chuyển hóa thành những hành động cụ
thể; dù không thành nhưng là bước đột phá trong sự vận động tâm lí nhân vật,
tạo chuyển biến cho hành động trốn khỏi nhà Pá Tra ở đêm mùa đông năm sau.
* Nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa.
- Với Thạch Lam: Viết về đề tài thị dân nghèo, quan tâm đến mảnh đời nhỏ bé,
thương xót cho những kiếp người vơ danh nhất là những em bé nên ao ước
cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nhưng nhà văn lãng mạn - dù có cái nhìn
gắn với thực tại đời sống - chưa tìm được lối thốt cho nhân vật.
- Với Tơ Hồi: Viết về đề tài cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ
nhưng có cách nhìn, cách lí giải mới gắn với đổi thay trong tư tưởng của nhà
văn, vì thế, cuộc sống có ý nghĩa là cuộc sống được tự do, được sống trong
niềm vui sống của tuổi trẻ.
Kết bài:
- Về nhân vật Mị
- Về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm.
2.3.2.4. Kiểm tra kết quả của q trình ơn tập.
Sau mỗi phần dạy đi liền với nó là ơn tập và tiến hành kiểm tra. Ngồi
những phần luyện tập trên lớp, tôi ra đề cho học sinh bài tập về nhà. Và đặc biệt,
tơi cịn kiểm tra kết quả ôn tập của học sinh bằng những bài kiểm tra cụ thể.
17



Chẳng hạn như trong chương trình Ngữ văn 12, sau khi dạy xong phần văn xuôi
kháng chiến chống Pháp tôi cho học sinh làm bài kiểm tra định kì số 5 liên hệ với
một tác phẩm văn xuôi 11. Bài kiểm tra học kì II tơi cho học sinh liên hệ một tác
phẩm văn xi thời kì đổi mới với một tác phẩm văn xuôi 11 trước cách mạng
tháng 8- 1945
Trong q trình kiểm tra tơi u cầu học sinh làm bài nghiêm túc. Vì các
em đã được ơn tập những dạng đề này nên các em đều tự giác, làm bài hết mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia dạng đề liên hệ phần văn
xuôi là việc làm phù hợp với thực tiễn, phù hợp với xu hướng ra đề hiện nay. Việc
làm này không chỉ cung cấp kiến thức mà cịn chỉ ra các dạng đề, nhóm các đề,
hướng dẫn học sinh cách làm bài và tự ôn tập giúp các em hiểu sâu tác phẩm, có
sự liên hệ các tác phẩm. Do đó, học sinh của tơi khi được hỏi khơng cịn xa lạ với
dạng đề này. Các em khơng cịn tâm lí sợ hãi khi đứng trước những dạng đề khó.
Các em đã được trang bị kiến thức cơ bản nên có thể sẵn sàng, chủ động khi đứng
trước các đề văn, linh hoạt, sáng tạo khi làm bài.
Vì vậy, trong năm học này khi tổ chức cho học sinh lớp 12 ôn tập dạng liên
hệ tơi thấy có hiệu quả rõ rệt.Và điều này được thể hiện trong kết quả học tập của
các em.
Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả
như sau :
Đối tượng là học sinh lớp 12B2 khóa học 2017-2018
- Trước khi được hướng dẫn ôn tập dạng đề liên hệ phần văn xi
Tổng
Tốt
số HS
SL
40
0


Mức độ nắm kiến thức
Khá
Trung bình
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
0%
5
12.5% 28
70%

Không nắm được
SL
Tỉ lệ
7
17.5%

- Kết quả bài viết số 5 sau khi đã được hướng dẫn ôn tập
Tổng
Tốt
số HS
SL
40
18

Mức độ nắm kiến thức
Khá
Trung bình

Khơng nắm được
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
45%
17
42.5% 5
12,5% 0
0%

- Đặc biệt là kết quả bài kiểm tra khảo sát đề của Sở :
Tổng
Tốt
số HS
SL
40
20

Mức độ nắm kiến thức
Khá
Trung bình
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
50%
16
40 % 2

10 %

Không nắm được
SL
Tỉ lệ
0
0%
18


Đó là những kết quả mà tơi đã đạt được khi sử dụng phương pháp ôn tập
cho học sinh theo dạng đề. Ngồi ra, học sinh của tơi khơng cịn xa văn, ngại học
văn. Các em khơng cịn tâm lí xem thường trong những giờ ơn tập văn. Điều đó
thể hiện trong những giờ dạy văn và ôn tập các em soạn bài rất kĩ, học tập sôi nổi,
hăng hái phát biểu bài, chủ động tìm tịi, sáng tạo những cách làm mới. Tâm lí các
em trong những giờ văn rất thoải mái. Và một niềm an ủi rất lớn của tôi là học
sinh khi tôi đang giảng dạy cũng như một số em đã ra trường luôn giành cho tơi
những món q q đó là những truyện ngắn, những bài thơ tự tác (những đứa
con đầu lòng vụng về nhưng nhiều ý nghĩa) của các em. Những giờ ra chơi các
em cịn tranh thủ nhờ tơi hướng dẫn một số đề văn mà các em chưa hiểu, chỉnh
sửa những bài văn của các em, thậm chí là xin thêm đề để về nhà làm.
Tuy nhiên, sự chuyển biến của học sinh cần có q trình lâu dài và khơng
chỉ một cách ơn tập mà cịn nhiều cách ơn tập. Không chỉ ôn tập mà phải dạy bài
mới kết hợp với kiểm tra đánh giá. Nhưng qua những kết quả mà các em đạt được
là niềm động viên, an ủi và khích lệ rất lớn đối với tơi để tơi tiếp tục cố gắng tìm
tịi thiết kế những bài dạy hay hơn, những cách ôn tập mới, thiết thực hơn. Hi
vọng trong kì thi THPT Quốc gia lần này các em sẽ dành cho tôi nhiều thành quả
ngọt ngào hơn nữa.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bằng những việc làm cụ thể không chỉ trong những tiết dạy văn mà cả
trong những giờ ôn tập, tôi đã giúp cho học sinh trong những lớp mình dạy thấy
được vai trị của văn học, thấy được việc học văn, làm đề văn không khó mà cơ
bản là phải biết cách học, biết cách ôn tập để áp dụng linh hoạt, sáng tạo vào
những đề văn cụ thể.
Qua đây, tôi cũng xin đề xuất với nhà trường nên tổ chức những buổi tọa
đàm hoặc báo cáo chuyên đề về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy bộ
mơn. Từ đó giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp
phần nâng cao trình độ chun mơn. Ngồi ra, nhà trường cũng nên tổ chức
những đêm thơ, là cơ hội để giáo viên và học sinh thể hiện niềm đam mê văn học
cũng như cơ hội để bồi dưỡng kiến thức văn học và thắp sáng lên tình yêu văn
học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong q trình giảng dạy.
Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp xung
quanh vấn đề mà chúng tơi đã đề cập. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy và làm cho công việc dạy và học văn thêm nhiều ý nghĩa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25/05/2018
Tơi cam đoan đây là SKKN của mình
19


viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Duyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, dự án Việt-Bỉ (2010), Một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
2. Chí Bằng ( chủ biên), NXB Dân Trí, 2018, Cách làm bài văn dạng đề liên hệ
3. Phan Duy Hiếu, NXB Dân trí, năm 2018, Tuyển tập dạng đề so sánh liên hệ
thơ và bài làm mẫu
4. Trịnh Quỳnh,NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2017, Chiến thuật ôn thi THPT
Quốc gia chuyên đề nghị luận xã hội.
5. Nguyễn Hữu Quang, Phan Thị Huỳnh Yến (2010), Những bộ đề văn, NXB
đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

20


DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT , CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Duyên
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên Trường THPT hậu lộc 3
TT Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá

Năm học

1
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNGCấp sở
CÁC THAO TÁC LẠP LUẬN PHÂN

TÍCH, SO SÁNH VÀ BÌNH LUẬN VÀO
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
THPT”

Loại B

2014- 2015

21



×