Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

KĨ NĂNG làm bài NGHỊ LUẬN văn học DẠNG SO SÁNH TRONG kì THI THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.79 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
I. Mở đầu

TRANG

1.1. Lí do chọn đề tài

1

12. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của SKKN
II. NỘI DUNG

2

2.1. Cở sở lí luận

3


2.2. Cơ sở thực tiễn

4

2.2.1. Qua giảng dạy của giáo viên

4

2.2.2. Qua làm bài của học sinh

5

2.2.3. Thực tiễn đề thi và đáp án của Bộ giáo dục

5

2.3. Các giải pháp thực hiện

6

2.3.1. Kĩ năng so sánh

6

2.3.2. Rèn kĩ năng so sánh

8

2.3.3. Kĩ năng lập luận trong văn nghị luận


11

2.3.4. Các dạng so sánh

14

2.3.5. Kĩ năng làm bài

16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

27

2.4.1. Phạm vi ứng dụng

27

2.4.2. Đối tượng ứng dụng

27

2.4.3. Kết quả thực nghiệm

27

III. KẾT LUẬN

28


3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
- Tài liệu tham khảo

28
29
30

KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DẠNG SO SÁNH
1


TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh
một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách
toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Với phân môn làm văn trong
nhà trường phổ thông, so sánh là một trong những thao tác chính của văn
nghị luận bên cạnh các thao tác phân tích, bình luận, bác bỏ… Yêu cầu của
thao tác này là chỉ ra nét giống nhau và khác nhau của các đối tượng so
sánh. Vì thế, nó gắn với hai kiểu so sánh: so sánh tương đồng và so sánh
tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng,
có sự tinh nhạy và linh hoạt để nhận biết các sự vật có điểm tương đồng và
khác biệt.
Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn học nói chung, môn
Ngữ văn nói riêng đã được chỉ rõ những đợt tập huấn chuyên đề năm học
2017 -2018. Trong những năm gần đây, qua các kì thi quan trọng (thi Học
sinh giỏi Tỉnh, thi Đại học – Cao đẳng ) câu 5 điểm thường là dạng đề nghị

luận văn học kiểu so sánh. Đặc biệt là đề thi minh họa của bộ giáo dục và
đào tạo năm 2018 đã đưa ra dạng đề liên hệ so sánh. Đây là dạng đề khó,
yêu cầu học sinh không chỉ vững về kiến thức mà còn phải vững cả về kĩ
năng, vừa phải có khả năng cảm thụ sâu ở mức độ chi tiết, vừa phải có khả
năng khái quát tổng hợp ở mức độ cao. Có khi so sánh nhân vật, chi tiết,
đoạn thơ… ở tác phẩm này với tác phẩm kia, có khi so sánh hai nhân vật
ngay trong một tác phẩm.
So sánh là một cách thức, một phương pháp trình bày khi làm bài
văn nghị luận hay nói cách khác là một kiểu bài nghị luận thì trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ Văn THPT hầu như không có bài học nào ở phân
môn Làm văn cung cấp cho học sinh kĩ năng này, chưa có một bài lí thuyết
2


cụ thể nào mang tính định hướng, gợi dẫn. Vì thế, giáo viên cần giúp học
sinh nắm được đặc trưng, mục đích, yêu cầu và cách thức làm bài dạng đề
so sánh là vô cùng cần thiết, nhất là với học sinh 12 sắp thi THPT và xét
tuyển đại học – cao đẳng năm 2018.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Kĩ năng làm bài
nghị luận văn học dạng so sánh trong kì thi THPT Quốc gia”. Đây là một
đề tài có tính thực tế đối với môn văn trong kì thi THPT Quốc gia 2018, đề
cập đến một cách căn bản đầy đủ (cả về lý thuyết và thực hành). Đề tài góp
phần giải quyết những yếu kém về kĩ năng làm văn cho học sinh đồng thời
tạo nên hứng thú tích cực trong lĩnh hội kiến thức văn học, tránh được sự
đơn điệu, nhàm chán - một vấn đề nan giải trong việc dạy - học môn Văn
hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là nhằm tìm ra những giải pháp, cách thức phù hợp để giúp
học sinh nắm vững kỹ năng làm bài dạng so sánh văn học đạt kết quả cao
trong kì thi THPT Quốc gia.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm hướng tới là dạng đề thi so sánh văn
học và đối tượng học sinh thi THPT trong cuộc thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số Phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp phân tích đánh giá, khảo sát, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh…
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đưa ra mô hình hướng dẫn học sinh nắm vững kĩ năng vừa có khả
năng thực hành một dạng đề đòi hỏi mức độ cao như dạng so sánh. Bên
cạnh đó đề tài còn đưa ra một số đề, để học sinh tự rèn luyện, tự học nhằm
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong làm bài của học sinh. Mặt
khác qua khảo sát bài làm của học sinh, bài dạy của giáo viên, và tài liệu
tham khảo, hiện chưa có tài liệu hay bài giảng nào đề cập một cách đầy đủ,
3


khoa học về dạng bài so sánh văn học. Vì thế đề tài này đề cập một cách hệ
thống, cụ thể kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng so sánh.
Đề tài được trình bày trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa
cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. Đề tài trình bày một cách
rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN. Đề tài dựa trên các
phương pháp nghiên cứu thống kê, khảo nghiệm, phân tích, so sánh một
cách khoa học. Đề tài đưa ra các dẫn chứng, các tư liệu, số liệu và kết quả
chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là mối
quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục vì đây là yếu tố quan trọng có tính
chất quyết định đến chất lượng của việc dạy và học. Xa hơn, nó còn quyết

định đến chất lượng con người- sản phẩm của giáo dục, trong hiện tại và
tương lai. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy
học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác, chủ động,
sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng
vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong
thực tiễn cuộc sống; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập cho học
sinh. Yêu cầu của đổi mới dạy học dẫn đến yêu cầu của đổi mới cách ra đề
kiểm tra, đánh giá học sinh. Điều này phù hợp với yêu cầu về “đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục”. Đối với môn Ngữ văn, trong đó có phân môn
Tập làm văn học sinh sẽ được rèn luyện các thao tác lập luận như: so sánh,
phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận… Để rồi từ đó vận dụng, thực
hành làm bài văn nghị luận với các dạng đề nêu trên. Tuy nhiên, với kiểu
đề bài dạng so sánh đối với học sinh là một yêu cầu cao.
So sánh vốn dĩ là một thao tác của tư duy. Trong quá trình nhận thức
thế giới khách quan, kĩ năng so sánh bao giờ cũng giúp con người phát hiện
4


những cái mới, cái khác biệt. Đối với việc tiếp cận một vấn đề về văn
chương nghệ thuật, so sánh thường hướng tới hai mục đích chính:
- Thứ nhất: Chỉ ra những nét riêng, độc đáo, sáng tạo; phát hiện
những vẻ đẹp văn chương không lặp lại, những đóng góp cụ thể của nhà
văn…Làm được như thế việc tiếp cận vấn đề mới đầy đủ và chu đáo.
- Thứ hai: Phát hiện những quy luật chung giữa các tác phẩm, các tác
giả hoặc các giai đoạn, trào lưu, trường phái văn học…Việc rút ra những
quy luật chung giúp cho việc tiếp cận trở nên sâu sắc hơn, vững chắc hơn,
từ đó đặt nền móng cho những phát hiện mới mẻ khác…
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Qua giảng dạy của giáo viên

Ở bộ môn Ngữ văn, làm văn, đọc hiểu văn bản là phần quan trọng,
trọng tâm vì thế giáo viên, học sinh chú trọng đầu tư vào phần này là tất
yếu. Tuy nhiên đánh giá học sinh lại thể hiện qua bài làm văn. Để làm văn
học sinh được học các bài lý thuyết về các thao tác lập luận. Cụ thể trong
chương trình Ngữ văn, học sinh được giáo viên dạy các bài: Thao tác lập
luận phân tích, thao tác lập luận bác bỏ, thao tác bình luận, thao tác so
sánh… và vận dụng kết hợ các thao tác lập luận. Mặc dù được học lý
thuyết và bài luyện tập thực hành song dường như người dạy và người học
chưa quan tâm đúng mức nên thực tế khi học sinh làm bài thường đạt hiệu
quả chưa cao. Đặc biệt là dạng bài nghị luận văn học so sánh.
Mặt khác, bài Thao tác lập luận so sánh (tiết 32) và bài Luyện tập
vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (tiết 44) được
học ở kỳ I lớp 11 (mỗi bài một 01 tiết). Vì thế khi lên lớp 12, ít nhiều học
sinh đã quên, cần phải được giáo viên củng cố lại thông qua làm bài văn
nghị luận dạng so sánh hoặc trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia. Trong
chương trình Ngữ văn 11 ở tiết 43 có bài Luyện tập thao tác lập luận so
sánh. Tuy nhiên vẫn còn quá ít thời gian để học sinh khắc sâu kỹ năng, kiến
thức phương pháp về dạng đề nghị luận văn học so sánh.
2.2.2 Qua kĩ năng làm bài của học sinh
5


Qua theo dõi quá trình làm bài của học sinh chúng tôi nhận thấy các
em thường lúng túng trong phần mở bài, thân bài và kết bài. Không nắm
vững được bố cục của một bài viết so sánh văn học
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, trong quá trình ôn thi THPT
Quốc gia ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức sâu rộng về từng tác
giả, tác phẩm, chúng tôi còn luôn cố gắng giúp các em hình thành và vận
dụng thành thạo kĩ năng làm văn so sánh. Bằng việc thường xuyên ra đề
dạng so sánh, chấm bài, sửa lỗi, cung cấp đáp án chi tiết để giúp các em

vừa tự rút kinh nghiệm, vừa có thêm tài liệu tham khảo…
2.2.3. Thực tiễn đề thi và đáp án của bộ giáo dục
Từ thực tế các đề thi THPT Quốc gia, đề thi đại học trong những
năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy có những dạng và cấp độ so sánh như
sau:
- Đề minh họa 2018 của bộ giáo dục: Cảm nhận của anh/chị về hình
tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn
Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ
với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn
Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét
quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người.
- Đề khối D năm 2010. So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: So
sánh chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết
bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo.
- Đề khối C năm 2010. So sánh hai đoạn văn (khắc họa vẻ đẹp hai
dòng sông) trong hai bài kí: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai
đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Đề khối C năm 2009. So sánh hai nhân vật (vẻ đẹp khuất lấp) của:
người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Đề khối C năm 2008. So sánh hai đoạn thơ (diễn tả nỗi nhớ) trong
hai bài: Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
6


Như vậy đề thi đại học trong những năm gần đây đã chú ý đến dạng
đề so sánh. Đây là dạng đề khó, còn mới trong chương trình ngữ văn chưa
có bài học học lí thuyết nào đề cập đến vấn đề này. Chính vì thế học sinh
khi gặp dạng này còn lúng túng, kể cả đáp án trong đề thi cũng còn những ý
kiến cần trao đổi thêm.

Đề thi dạng so sánh này không chỉ đánh giá được học sinh một cách
chính xác, lựa chọn được những học sinh đậu một cách xứng đáng mà còn
mà còn hướng tới yêu cầu dạy học đổi mới tích cực. Học sinh phải nắm
vững, hiểu sâu văn bản và có kiến thức so sánh tích hợp ngang dọc, liên hệ
trước sau.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Kĩ năng so sánh
Kĩ năng là gì? Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết
thành công một nhiệm vụ lí luận hay thực hành nào đó đã được xác định.
Kĩ năng so sánh là gì? Là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu
biết về so sánh để tạo lập văn bản nghị luận theo một yêu cầu nào đó.
Khác với so sánh tu từ, trong trong văn nghị luận, thao tác lập luận so
sánh được người tạo lập thực hiện trên cơ sở tương đồng hoặc khác biệt giữa
các đối tượng và từ đó rút ra ý kiến, nhận định về đối tượng nghị luận.
Thao tác lập luận so sánh, nó được xem như một thao tác nhằm đối
chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật. So sánh
để chỉ ra những nét tương đồng hoặc khác biệt, so sánh để giúp người viết
văn nghị luận triển khai và phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nhằm
làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. So sánh là một thao tác lập luận thì khi so
sánh phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí. Nếu khác tiêu chí thì sự so sánh
trở nên khập khiễng thiếu sức thuyết phục, từ đó dẫn đến những nhận xét
đánh giá sai lệch.
Kĩ năng so sánh đã được trang bị cho học sinh qua bài: Thao tác lập
luận so sánh. Khi dạy bài này giáo viên hướng đến mục tiêu cần đạt là giúp
học sinh hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh. Biết vận dụng thao
7


tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Học sinh cần
nhận thức được so sánh trong bài văn nghị luận là hết sức cần thiết. Nhưng

mục đích của so sánh là để làm nổi bật vấn vấn đề nào đó, không so sánh
một cách chung chung, dẫn đến việc khẳng định hoặc phủ định thiếu sức
thuyết phục. So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện.
Trước khi tiến hành so sánh phải xác định được đối tượng so sánh và đối
tượng được so sánh, mục đích so sánh… Muốn trang bị cho học sinh kĩ
năng so sánh trong văn nghị luận chúng ta không chỉ dừng lại ở lí thuyết
mà phải cho học sinh thực hành. Thực hành từ việc luyện viết câu văn so
sánh, đoạn văn so sánh, phân tích thấy được hiệu quả, giá trị của thao tác
luận so sánh. Tính lập luận của so sánh có thể được thực hiện bằng một câu,
nhưng cũng có thể được người viết trình bày trong một đoạn văn hoặc cả bài
văn. Việc sử dụng thao tác lập luận này trong một câu, một đoạn hay thậm chí
cả bài đều gắn với mục đích và dụng ý của người viết. Khi sử dụng thao tác
lập luận so sánh, người viết không chú trọng tới độ dài ngắn của lập luận mà
đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng các yếu tố so sánh và làm như thế nào đó
để hướng người đọc tới nhận thức, chân lý hay kết luận cuối cùng cần nêu ra.
Chẳng hạn, khi nêu ra những nhận xét về cách viết văn của một số nhà
văn hiện thực, Nguyễn Tuân có viết: “Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó,
Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi
thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó,
không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng
khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư
tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi
loạn. Cái cách viết như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động
quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!”
(Ngữ văn 11, tập I, Nxb GD).
Bằng thao tác lập luận so sánh, Nguyễn Tuân đã chỉ ra ý nghĩa ẩn sau
những mảnh đời đi vào mỗi trang viết của Ngô Tất Tố. Trong xã hội cũ, dưới
sự kiểm soát gắt gay của thực dân và phong kiến, Ngô Tất Tố đã tìm ra cho
8



mình một hướng đi riêng, và ta chỉ có thể nhận thấy điều đó khi đặt nó trong
mối tương quan với những người khác. Nhờ đặt vấn đề xã hội trong cách nói
của những người khác, Nguyễn Tuân đã chỉ ra sự khác biệt của Ngô Tất Tố:
“người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều
canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn”. Điều
đó đã tạo ra dấu ấn riêng trong cách viết của Ngô Tất Tố.
Từ quá trình trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng so sánh, giáo
viên đi đến giúp học sinh nhận biết các dạng đề bài so sánh. Xác định đúng
yêu cầu đề ra là một bước quan trọng trong quá trình làm văn. Bởi đề ra
không dễ nhận diện như lối ra truyền thống: Anh chị hãy phân tích nhân vật
nào đó. Đối tượng của nghị luận văn học dạng so sánh rất phong phú. Tuy
nhiên về cơ bản có hai dạng đề:
- Dạng đề bài yêu cầu rõ hình thức nghị luận so sánh (Đề nổi)
- Dạng đề bài không yêu cầu rõ hình thức nghị luận so sánh (Đề
chìm)
2.3.2 Rèn kĩ năng so sánh
Bước một: Xác định đối tượng, phân chia đối tượng thành nhiều bình
diện để đối sánh. Đối tượng của nghị luận văn học rất đa dạng phong phú.
Có thể là so sánh hai tác phẩm, hai đoạn trích, hai đề tài, hai nhân vật, hai
chi tiết… Tuy nhiên, với dạng đề nổi thì dễ nhận diện, dễ xác định, đề chìm
khó hơn. Bước này khá quan trọng, khi xác định, phân chia được đối tượng
đúng sẽ tránh được sự nhầm lẫn lạc đề hay thiếu ý… Bước này nhằm phát
huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể, hai bình diện bao
trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, tùy từng đối
tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác
nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề
tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật…
Ví dụ: So sánh để thấy được sự khác biệt trong tình cảm, nhận thức
của Chế Lan Viên và Nguyễn Khoa Điềm về cùng một đối tượng là nhân

dân. Cả hai đoạn đoạn thơ đều lấy nhân dân làm đối tượng để miêu tả nhận
9


thức, nhưng sự gặp gỡ nhân dân trong đoạn thơ Chế Lan Viên là sự thức
tỉnh, thay đổi của lối sống và cả quan niệm sáng tác. Gặp lại nhân dân là
được trở về với cội nguồn tuổi thơ của sự sáng tạo nghệ thuật (nai về suối
cũ); gặp lại nhân dân như một cơ hội tự nhiên thuận lợi để phát triển tài
năng (cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa); gặp lại nhân dân như một
nguồn nuôi dưỡng, động viên kịp thời không thể thiếu (đứa trẻ thơ đói lòng
gặp sữa/ Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa).
Đối tượng Nhân Dân được đề cập trong đoạn thơ Nguyễn Khoa
Điềm là để khẳng định, ca ngợi vai trò sáng tạo và làm nên lịch sử của
những con người lao động bình thường. Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng
chính họ là những người đã làm nên sự kì vĩ nhất không gì có thể so sánh:
Đất Nước. Họ đã tạo dựng được một nền văn minh lúa nước từ hàng nghìn
năm trước (giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng). Họ đã làm ra và giữ gìn
ngọn lửa đoàn kết, ngọn lửa nuôi sống con người theo cả nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng (chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi). Họ sáng tạo
và truyền lại ngôn ngữ của chính mình, của bản sắc văn hóa Việt, mà cả
ngàn năm dân tộc bị nô lệ, kẻ thù phương bắc không thể đồng hóa (truyền
giọng điệu mình cho con tập nói). Họ di dân về phương nam để kiếm sống,
lập nghiệp; để mở mang bờ cõi nhưng vẫn gánh theo tên xã tên làng cho
con cháu đời sau không quên nguồn cội. Họ luôn đánh thắng giặc ngoại
xâm cho quê hương bờ cõi trường tồn... Vì tất cả những lí do đó mà nhà thơ
đã vinh danh họ: Đất Nước Nhân Dân.
Bước hai: Nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính
xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. Ở bước
này, để có được những phân tích, cảm nhận sâu sắc từ việc so sánh, người

viết phải có nền hiểu biết rộng về văn chương, về đời sống xã hội. Nhưng
quan trọng hơn là khả năng của tầm liên tưởng và nhạy bén phát hiện.
Muốn đối chiếu chỉ ra điểm giống và khác nhau khi so sánh người
viết phải có những liên tưởng. Liên tưởng, so sánh thường đi liền nhận xét
10


đánh giá thì so sánh mới sâu sắc. Ví dụ, sau khi so sánh hai chi tiết đồng
tiền trong đoạn Bá Kiến ném bẹt 5 hào và bảo Chí Phèo cầm lấy mà cút đi
cho rảnh và cảnh hạ huyệt ông Phán mọc sừng dúi vào tay Xuân tóc đỏ một
tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư. Chúng ta thấy được cảm quan nhạy bén của
những người “thư kí trung thành của thời đại”, Vũ Trọng Phụng và Nam
Cao đã nhận ra yếu tố chi phối mối quan hệ giữa người với người, thước đo
mọi giá trị trong xã hội lúc bấy giờ chính là đồng tiền. Nếu xã hội truyền
thống coi trọng tình nghĩa hơn tiền tài, thì xã hội tư sản lại coi trọng vật
chất. Chỉ bằng những chi tiết nhỏ nhưng các nhà văn đã phản ánh được sự
thay đổi từ cốt lõi bản chất của các giai đoạn thời kì lịch sử, hình thái xã
hội. Hoặc để rút ra nhận xét: Chí Phèo là hiện thân đầy đủ những gì gọi là
khốn khổ tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa, chúng ta
phải so sánh Chí Phèo với chị Dậu: Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,..
nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh
hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Bước ba: Đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và
khác nhau đó. Để lí giải nguyên nhân giống và khác nhau của quá trình so
sánh phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của nó. Bởi có những so sánh
tương đồng, có những so sánh tương phản, có những so sánh kết hợp tương
đồng và tương phản.
Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng
cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy
tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục. Chẳng hạn, trở lại với Vợ nhặt của

Kim Lân và Một đám cưới của Nam Cao. Sự khác biệt xuất phát từ hai
phương pháp sáng tác và hai phong cách nghệ thuật khác nhau, bối cảnh xã
hội khi tác giả viết tác phẩm. Tác phẩm của Nam Cao với văn học hiện
thực phê phán thường miêu tả hiện trạng đời sống đang đi xuống, bế tắc.
Phong cách đặc trưng của Nam Cao là sự lạnh lùng mà đau xót, bối cảnh xã
hội Nam Cao viết tác phẩm và bối cảnh xã hội cũ. Với Kim Lân, văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa thường mô tả trạng thái đời sống đi lên, hướng
11


về ngày mai tươi sáng. Bối cảnh xã hội có sự thay đổi, tươi sáng. Hơn nữa,
văn phong của cây bút một lòng đi về với đất, với thuần hậu nguyên thủy
của cuộc sống nông thôn này gắn bó với giọng đôn hậu, hóm hỉnh và đầy
lạc quan.
2.3.3. Kĩ năng lập luận trong văn nghị luận
Mục đích chính của việc dạy học Làm văn ở trường phổ thông là
hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập các kiểu văn bản, để
từ đó các em có năng lực thực hiện những yêu cầu cụ thể của cuộc sống.
Quá trình dạy học các thao tác lập luận là nhằm rèn cho học sinh có những
kỹ năng thiết yếu để các em có thể tạo ra những sản phẩm đúng về mặt
khoa học, có giá trị thực tiễn. Hiểu một cách đơn giản dạy học Làm văn là
hình thành và rèn luyện những kỹ năng cơ bản, cần thiết để các em tự chủ,
độc lập, sáng tạo khi các em sản sinh lời nói. Cũng vì thế, nội dung tri thức
của làm văn đều hướng tới việc trang bị cho các em những kỹ năng cần
thiết phục vụ cho việc tạo lập văn bản. Muốn tạo lập văn bản thì phải hình
thành các thao tác lập luận.. Vì thế, trang bị hệ thống kiến thức về thao tác
lập luận là hình thành cho học sinh kỹ năng thiết yếu về cách tổ chức lập
luận, từ đó giúp các em biết vận dụng kỹ năng ấy vào thực tế tạo lập văn
bản của bản thân. Ở chương trình Ngữ văn 11 các em được trang bị rèn
luyện các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, bình luận, bác bỏ, so

sánh... Tuy nhiên hiệu quả đạt được là chưa cao, giáo viên chưa khái quát
thành các bước cụ thể cho từng loại thao tác lập luận. Rèn luyện các thao
tác lập luận là một quá trình. Quá trình này được tiến hành theo các công
việc cụ thể:
Thứ nhất, giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định mục đích nghị
luận (xác định luận điểm cần nghị luận.)
Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện thao tác
lập luận.
Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập.

12


Cuối cùng, giáo viên tạo điều kiện để các em củng cố nhận thức, và
biến những kỹ năng ấy thành cái riêng, thành năng lực lập luận của chính bản
thân học sinh.
Khi hình thành kỹ năng, cần khái quát thành các bước cụ thể cho từng
thao tác lập luận như sau:
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích
Từ đặc điểm của thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luân, khi sử
dụng thao tác này, ta có thể tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định và nêu rõ luận điểm. Đây là bước định hướng cho
việc chia nhỏ nội dung cần nghị luận.
Bước 2: Dùng phân tích chia nhỏ luận điểm thành các khía cạnh (dựa
vào quan hệ ý nghĩa của luận điểm). Để thực hiện được bước này, người tạo
lập phải tiến hành các công việc cụ thể sau:
+ Xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân tích. Đây
là công việc có tính định hướng, giúp cho người viết có cơ sở tìm các luận cứ,
luận chứng chính xác, phù hợp. Việc xác định các khía cạnh, bộ phận được
thực hiện dựa trên căn cứ là mối quan hệ (quan hệ nhân quả, quan hệ giữa các

yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ giữa các đối tượng liên quan, quan hệ giữa
người phân tích và đối tượng phân tích). Khi xác lập khía cạnh, người viết cần
căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn mối quan hệ cho phù hợp.
+ Sắp xếp các khía cạnh, bộ phận theo trình tự hợp lý. Đây là việc làm
nhằm tạo ra tính hệ thống, tầng bậc cho nội dung được phân tích.
+ Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận theo trình tự đã sắp xếp. Khi
thực hiện công đoạn này, người viết cần chú ý tới cách tạo sự liên kết giữa các
khía cạnh đã được xác định. Người viết phải huy động các yếu tố ngôn ngữ để
trình bày nội dung cụ thể, chính xác.
Bước 3: Tổng hợp. Việc tổng hợp nội dung phải đảm bảo đầy đủ các
khía cạnh; phải đánh giá đúng mối quan hệ và chỉ rõ bản chất của các khía
cạnh đã được phân chia để từ đó người tiếp nhận có cái nhìn khái quát về nội
dung nghị luận.
13


* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh
Không giống với thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh
là cách người nghị luận đem so sánh đối chiếu nội dung cần nghị luận với
những sự việc, hiện tượng tương đồng hoặc dị biệt để từ đó dẫn dắt người tiếp
nhận đi đến với những chân lý mới. Theo đó, khi sử dụng thao tác lập luận
này, người nghị luận tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần nghị luận.
- Bước 2: Lựa chọn các đối tượng có những điểm tương đồng hoàn
toàn hay tương đồng có dị biệt để so sánh. Việc chọn đối tượng phải dựa trên
những tiêu chí nhất định (quan hệ, đặc điểm, ý nghĩa, giá trị tương đồng hay
đối lập với nhau).
- Bước 3: Phân tích, đánh giá các đối tượng trong sự so sánh với bản
chất nội dung nghị luận.
- Bước 4: Nêu ra những nhận định, những kết luận dựa trên sự so sánh

trước đó.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
Bác bỏ là một thao tác lập luận đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó được
thể hiện ở việc khi nghị luận, người nói, người viết gặp những quan điểm, ý
kiến chưa chính xác, phải tìm cách chỉ ra chỗ sai rôi nêu ra chân lý đúng đắn
theo nhận thức của bản thân. Bởi vậy, khi sử dụng thao tác lập luận này, người
viết thực hiện theo:
+ Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần nghị luận.
+ Bước 2: Chỉ ra những phương diện, khía cạnh sai, chưa đúng.
+ Bước 3: Thực hiện bác bỏ bằng các cách: Phân tích chỉ ra chỗ sai
lệch. Nêu tác hại của sai lệch đó. Đưa ra ý kiến của bản thân.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bình luận
Thao tác lập luận bình luận là cách tổ chức lập luận tổng hợp, có thể
thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Bản chất của thao tác lập luận này là người nghị
luận nêu ra những nhận xét, đánh giá và qua đó bày tỏ thái độ của bản thân

14


đối với nội dung nghị bàn. Bởi thế, khi sử dụng thao tác lập luận này, ta phải
đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần bàn luận.
Bước 2: Làm sáng tỏ ý nghĩa nội dung cần bình luận thông qua phân
tích, chứng minh hoặc giải thích.
Bước 3: Dùng lý lẽ và dẫn chứng để chỉ ra tính đúng sai, tính chân lý
của nội dung để tạo ra cơ sở cho việc nhận xét, bình giá.
Bước 4: Dùng lý lẽ và ngôn ngữ để bàn luận, bình và đánh giá nội
dung.
Muốn làm bài văn nghị luận học sinh phải có các kĩ năng lập luận,
các thao tác lập luận. Các thao tác lập luận, tôi đã khái quát thành các bước

giúp học sinh dễ nhớ để vận dụng. Để tạo lập một văn bản nghị luận, người
viết không chỉ sử dụng một thao tác, mà cần kết hợp các thao tác lập luận,
tuy nhiên tùy vào yêu cầu cụ thể chúng ta sử dụng thao tác nào là chủ yếu.
Với dạng đề nghị luận văn học so sánh tất nhiên thao tác lập luận so sánh
phải là chủ đạo. Trên đây là một số thao tác thường gặp trong văn nghị
luận.
2.3.4. Các dạng so sánh
Như đã nói ở trên, đối tượng của văn nghị luận dạng so sánh khá
phong phú, đa dạng. Nghĩa là mỗi dạng như thế hướng tới một yêu cầu,
mục đích nhất định. Vì thế khi làm bài học sinh cần xác định được đề ra
yêu cầu nghị luận - so sánh vấn đề gì. Có thể liệt kê ra các dạng so sánh mà
chúng ta thường gặp:
- So sánh hai tác phẩm
- So sánh hai đoạn trích
- So sánh hai đề tài
- So sánh hai nhân vật hoặc hai hình tượng
- So sánh hai tình huống
- So sánh hai chi tiết
- So sánh hai bút pháp…
15


Chúng ta có thể khái quát về một số dạng và mục đích của nó như
sau:
Thứ nhất: So sánh trong phạm vi về tác giả. Có thể so sánh tác giả
này với tác giả khác cùng thời để làm nổi bật phong cách nhà văn. Ví dụ:
Xuân Diệu với Chế Lan Viên, Nam Cao với Vũ Trọng Phụng…
Thứ hai: So sánh giữa các giai đoạn sáng tác để thấy được sự vận
động, thay đổi về đề tài, chủ đề tư tưởng trong sự nghiệp sáng tác của một
nhà văn, nhà thơ. Ví dụ: Đánh giá về hai giai đoạn sáng tác của các tác giả

Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tô Hoài trước và sau Cách mạng
tháng Tám.
Thứ ba: So sánh trong phạm vi tác phẩm
- So sánh các tác phẩm có điểm chung về đề tài nhưng khác biệt về
thời gian và không gian sáng tác để thấy được sự gặp gỡ kì lạ về tình cảm,
tư tưởng của con người trong văn chương. Ví dụ: Hình tượng người nông
dân trong hai tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và Chí Phèo của Nam Cao.
- So sánh sự tương đồng và khác biệt của các tác phẩm được sáng
tác cùng thời, cùng đề tài để thấy được sự đa dạng, sáng tạo của các
phương thức thể hiện và chiều sâu của nhận thức, tình cảm con người. Ví
dụ: Hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và
đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Hoặc Hình ảnh người bà
trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.
Tóm lại, dạng bài nghị luận văn học so sánh yêu cầu người viết thực
hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống,
cốt truyện, chi tiết nghệ thuật… Quá trình so sánh có thể là giữa hai tác
phẩm của cùng một tác giả, cũng có thể là giữa những tác phẩm của các tác
giả khác nhau. Các tác phẩm này có thể cùng hoặc không cùng một thời
đại, cùng hoặc không cùng trào lưu, trường phái văn học. Mục tiêu của
dạng bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa
hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm
cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng
16


tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Dạng đề so sánh
còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nguyên nhân của sự giống
nhau, khác nhau giữa các đối tượng nghị luận.
2.3.5. Kĩ năng làm bài
2.3.5.1. Cách làm bài nghị luận văn học dạng so sánh

Trước hết cần phải hiểu kiểu bài so sánh cũng là một dạng nghị luận
văn học nói chung. Đã là văn nghị luận, thì phải dùng ý kiến, lí lẽ của mình
để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục
được, bên cạnh ý kiến đúng, thái độ đúng thì còn phải biết cách lập luận.
Cách lập luận được thể hiện trong bố cục bài làm, cách trình bày các luận
điểm, luận cứ… Cách làm bài nghị luận văn học dạng so sánh cũng cần
thực hiện theo các bước sau:
Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề. Bước này cần trả lời ba câu hỏi:
Một là: Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Có thể viết lại rõ ràng ra
giấy. Nếu đề nổi các em dễ dàng gạch chân dưới các luận đề, còn đề chìm
cần tái hiện lại kiến thức đã học để xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Hai là: Đề yêu cầu nghị luận so sánh theo dạng nào, so sánh hai đoạn
thơ, hai chi tiết, hay hai nhân vật…? Tất nhiên thao tác lập luận chính là so
sánh.
Ba là: Để giải quyết vấn đề cần sử dụng dẫn chứng nào, ở đâu?
Bước thứ hai: Tìm ý và lập dàn ý.
Về tìm ý, học sinh cần trả lời một số câu hỏi như: Hai đối tượng
được đưa ra so sánh ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội
dung nào? Qua mỗi nội dung tác giả gửi gắm thể hiện thái độ tình cảm gì?
Để chuyển tải nội dung tư tưởng ấy tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật
nào?
Về lập dàn ý, vì là một bài nghị luận nên bố cục của bài văn so sánh
văn học cũng có 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Tuy nhiên chức năng
cụ thể của từng phần, tùy vào yêu cầu đề, có thể có những điểm khác biệt
so với các kiểu bài nghị luận thông thường. Trên cơ sở thực tế bài làm của
17


học sinh, theo kinh nghiệm của chúng tôi, dàn ý khái quát của dạng bài này
có thể triển khai theo một trong hai cách sau:

Người viết có thể lựa chọn cách làm phù hợp tùy vào yêu cầu của đề ra, tùy vào
từng dạng so sánh cụ thể. Song tôi có thể khái quát thành mô hình chung để các em học
sinh dễ nhớ, tránh hiện tượng thừa, thiếu bỏ sót ý hay lặp ý…

Bố cục
Mở bài

Nội dung
Điểm
Giới thiệu vấn đề nghị luận (thường tìm điểm 0.5 đ

Thân bài

chung nhất)
1. Nêu tác giả, tác phẩm xuất xứ của hai đối tượng 0.5 đ
so sánh
2. Làm rõ đối từng đối tượng
a. Cảm nhận về đối tượng thứ nhất

1.0 đ

+ Nội dung
+ Nghệ thuật
b. Cảm nhận về đối tượng thứ hai

1.0 đ

+ Nội dung
+ Nghệ Thuật
3. So sánh sự tương đồng và khác biệt

+ Tương đồng
+ Khác nhau
1.5 đ
Kết bài
Nhận xét đánh giá chung về hai đối tượng
0.5 đ
Trên đây là mô hình khái quát, học sinh vận dụng mô hình khái quát
này cho dạng đề so sánh nói chung.
2.3.5.2. Một số dàn bài dạng so sánh trong nghị luận văn học
Với tính chất khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình
bày dàn bài một số dạng nghị luận văn học so sánh thường gặp. Giúp học
sinh phân biệt được so sánh nhân vật trong văn xuôi khác so sánh nhân vật
trong thơ trữ tình, so sánh chi tiết, nhân vật khác với so sánh đoạn thơ, bài
thơ…
* Dàn bài dạng so sánh hai đoạn thơ, bài thơ
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ (đoạn thơ) thứ nhất.
18


- Giới thiệu tác giả, bài thơ (đoạn thơ) thứ hai. (Nếu đoạn thơ ngắn
có thể trích dẫn hai đoạn thơ)
Thân bài:
- Phân tích bài thơ, đoạn thơ thứ nhất theo định hướng những điểm
tương đồng với bài thơ, đoạn thơ thứ hai. Thực chất là phân tích tâm trạng
nhân vật trữ tình, bộc lộ qua ngôn từ, hình ảnh nhịp điệu…
- Phân tích bài thơ, đoạn thơ thứ hai theo định hướng những điểm
tương đồng với bài thơ, đoạn thơ thứ nhất.
- So sánh:
+ Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ. Tìm ra

nguyên nhân của sự tương đồng và ý nghĩa của nó.
+ Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ. Từ đó
khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
Kết bài:
- Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
- Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.
Với dạng này, cần lưu ý học sinh ở phần thân bài phải đảm bảo hai
bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau. Nhưng để phân tích
theo định hướng so sánh, học sinh phải tiến hành so sánh tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt trước, rồi lấy kết quả đó định hướng cho việc
phân tích từng tác phẩm. Không được làm tắt hai bước này vì sẽ dễ lẫn lộn,
thiếu ý và mất điểm từng phần. So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối
không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay
tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính
phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng
của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác…Các bình diện để so sánh hai bài
thơ, đoạn thơ gồm: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, đề tài
và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ, bút pháp nghệ thuật, giá
trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác
của mỗi nhà thơ.
19


* Dàn bài dạng so sánh hai chi tiết, hai nhân vật trong văn xuôi
Khác với thơ, khi làm bài cần chú ý phân tích ngôn từ hình ảnh, nhịp
điệu, các biện pháp nghệ thuật,…còn với nhân vật trong văn xuôi cần chú ý
ngoại hình, tính cách, suy nghĩ nội tâm… Vì thế, dàn bài là mô hình khái
quát, về cơ bản là giống nhau tuy nhiên mỗi đề ra lại hướng tới những yêu
cầu riêng. Nếu so sánh chi tiết, nhân vật thì cần chỉ ra vị trí, vai trò, ý nghĩa
của nó trong tác phẩm. Dưới đây là dàn bài dạng so sánh hai chi tiết, hai

nhân vật trong văn xuôi.
Mở bài
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài
- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hoàn cảnh, vị trí xuất hiện, vai trò, ý
ngĩa.. (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích)
- Làm rõ đối tượng thứ hai: Tương tự đối tượng thứ nhất (bước này
vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân
tích)
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai
bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp
nhiều thao tác l ập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và
thao tác lập luận so sánh)
- Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình
diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà
văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

20


Với dạng đề này giáo viên cần lưu ý học sinh: Qua phân tích, so sánh
phải thấy được quan điểm tư tưởng nhà văn gửi gắm trong mỗi chi tiết,
nhân vật, thấy được dụng công của nhà văn trong việc lựa chọn xây dựng
chi tiết. Mỗi chi tiết hay nhân vật đều là sự sáng tạo độc đáo làm nên nét

riêng, phong cách riêng. Chi tiết nhỏ nhưng làm nên ý nghĩa lớn. Hay nói
cách khác ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ
trong bài thơ tứ tuyệt. Có những chi tiết góp phần tạo nên giá trị của tác
phẩm, và để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc.
2.3.5.3. Một số đề luyện tập, thực hành
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“ Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2 Nxb GD)
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2 Nxb GD)
Dàn ý:
A. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và Xuân Diệu với hai tác phẩm là tuyên
ngôn về lý tưởng lẽ sống, một của chiến sĩ cộng sản ( Tố Hữu), một của thi
nhân say đắm với đời (Xuân Diệu). Điều ấy được thể hiện ở hai khổ thơ
sau: (trích hai đoạn thơ)
B. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai bài thơ, hai đoạn thơ.

21


- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, luôn đắm
say với cuộc đời, khao khát tận hưởng cuộc sống. Bài thơ “Vội vàng”

(1938) tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, với
cái tôi khao khát, cuồng nhiệt, khổ thơ mở đầu nói lên khao khát ấy. “Tôi
muốn…
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, một chiến sĩ cộng sản sắn sàng hiến
dâng cuộc đời vì lý tưởng cộng sản. “Từ ấy” (1938) gửi gắm lẽ sống đẹp,
say mê lý tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo náo nức của một cái tôi
đầy ý thức, trách nhiệm, là khao khát được cống hiến sẻ chia, bày tỏ đồng
cam cộng khổ với những người nghèo khó. “Tôi bộc…
2. Phân tích hai khổ thơ để thấy cảm xúc trữ tình, cái tôi của hai
nhà thơ.
a. Khổ thơ trong bài Vội vàng
- Điệp ngữ “tôi muốn” khẳng định ước muốn cháy bỏng đầy uy
quyền của Xuân Diệu.
- Ước muốn kì lạ táo bạo “tắt nắng” “buộc gió” thực chất là để níu
giữ hương sắc cuộc đời, để thời gian không trôi qua, cái đẹp không tàn
phai…
- Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ ngắn, nhanh diễn đạt sự gấp gáp vội
vàng, niềm cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Như vậy ước muốn táo bạo của
Xuân Diệu hé mở tấm lòng yêu say đắm thiên nhiên, cuộc đời, một cái tôi
khao khát giao cảm, tận hưởng, một tâm hồn nhạy cảm trước sự trôi chảy
của thời gian.
b. Khổ thơ trong bài Từ ấy
- Khổ thơ là sự nhận thức, chuyển biến trong tư tưởng và tình cảm
của người thanh niên, lần đầu bắt gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng.
- Điệp từ “tôi buộc” khẳng định sự gắn bó và sẵn sàng hiến dâng
cuộc đời mình vì lý tưởng cách mạng
- Điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của sự gắn bó và mục đích đấu
tranh vì nhân dân vì những người lao khổ…
22



Đoạn thơ là một khát vọng sống, cống hiến, một tuyên ngôn sống
của người chiến sĩ cộng sản tràn đầy nhiệt huyết.
3. Một số nét tương đồng và khác biệt
a. Nét tương đồng
- Hai bài thơ ra đời cùng thời điểm, cùng bày tỏ khát vọng mãnh liệt
của hai nhà thơ, bày tỏ cái tôi đắm say…
- Giọng điệu lãng mạn, tràn đầy cảm xúc, nhiệt huyết
b. Nét khác biệt
- Cái tôi của Xuân Diệu là cái cá nhân cá thể, cái tôi khao khát giao
cảm với đời, cái tôi tận hưởng những gì đẹp nhất ở trần gian. Cái tôi của Tố
Hữu là cái tôi hướng tới cái ta chung (tình trang trải trăm nơi/ buộc hồn tôi
với bao hồn khổ)
- Cái tôi của Xuân Diệu là cái tôi vội vàng cuống quýt, gấp gáp trước
sự trôi chảy của thời gian. Cái tôi của Tố Hữu là cái tôi khao khát được
hiến dâng cuộc đời vì những kiếp người “cần lao”…
C. Kết bài: Khẳng định giá trị của hai khổ thơ, vẻ đẹp tâm hồn và
khát vọng của hai tác giả.
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn11, tập 2, Nxb GD)
“..Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về…”
(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, Nxb GD)
Dàn ý

A. Mở bài
23


- Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nổi bật của phong trào
Thơ Mới. Tuy cuộc đời có nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là nhà thơ
có sức sáng tạo rất mạnh mẽ. “Đây thôn Vĩ dạ” là một bài thơ xuất sắc của
ông.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. “Việt Bắc” là bài thơ
tiêu biểu của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu
và những kỉ niệm kháng chiến
B. Thân bài
1. Cảm nhận về hai đoạn thơ
a. Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Về nội dung:
+ Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ của xứ Huế buổi bình
minh tươi mới, xanh non, tràn đầy sức sống. Và giữa thiên thiên tươi mát
ấy thấp thoáng dáng hình người con gái Huế phúc hậu. Thiên nhiên, con
người hài hòa trong một vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo.
+ Đoạn thơ còn thể hiện tâm trạng của thi nhân: niềm vui, niềm hi
vọng, khao khát, ước mong về tình yêu, hạnh phúc.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ “ai”, thủ pháp so sánh
(xanh như ngọc)
+ Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ chọn lọc tinh tế (về chơi, nắng mới
lên, mướt quá, mặt chữ điền…), âm hưởng đoạn thơ nhẹ nhàng, thanh khiết
b. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc
- Về nội dung:
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng, nghĩa tình của người cán bộ
cách mạng đối với quê hương Việt Bắc. Nhớ Việt Bắc “ như nhớ người

yêu” - một nỗi nhớ da diết nhất, thường trực nhất.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ là hình ảnh thiên nhiên và con người Việt
Bắc với cảnh vật bình dị, đơn sơ, đầm ấm: Trăng đầu núi, nắng chiều lưng
nương, bản khói cùng sương… là những hình ảnh rất đặc trưng cho khung
24


cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng. Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con
người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó. Con người và thiên nhiên hài
hòa gắn bó trong nỗi nhớ người cách mạng về xuôi.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát, nhịp điệu thơ linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng
ngọt ngào, tha thiết
+ Hình ảnh thơ giản dị, cách ví von đậm chất dân gian, phép đối,
phép điệp hài hòa, cân xứng
3. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ
a. Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện tình yêu gắn bó tha
thiết với một miền đất qua hồi tưởng, hoài niệm về cảnh và người.
b. Khác biệt:
- Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ là nỗi nhớ về thiên nhiên, con
người xứ Huế mang tâm tình khao khát của Hàn Mặc Tử hướng về tình
yêu và cuộc sống. Đoạn thơ sử dụng thể thơ 7 chữ nhưng rất hiện đại.
- Đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu là nỗi nhớ về thiên nhiên
với không gian núi rừng Việt Bắc, nỗi nhớ về tình cảm cách mạng gắn bó
keo sơn. Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui
vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí
Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết
tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ
chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12)

Dàn ý
A. Mở bài
- Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân
đạo. Chí Phèo (1941) là kết tinh cho phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” là một trong những chi tiết
đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
25


×