Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giảng dạy bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (ngữ văn 12 tập 1 chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.78 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢNG DẠY BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI
SỐNG (NGỮ VĂN 12 – TẬP 1, CHƯƠNG TRÌNH CĨ BẢN)
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ NÂNG CAO Ý THỨC
PHÒNG TRÁNH CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT QUAN HÓA

Người thực hiện: Phạm Thị Dịu
Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HĨA NĂM 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề
2.3. Các giải pháp thực hiện


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
3
18
19
19
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo hướng tích hợp liên mơn
đã trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đào
tạo đã có những hành động thiết thực bổ ích như tổ chức tập huấn giáo viên,
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cuộc thi dạy học
theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên hàng năm để cho đội ngũ nhà giáo nói
riêng và xã hội nói chung hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Bởi vậy đến nay có thể nói,
vấn đề dạy học tích hợp khơng còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ các thầy cô

giáo. Tuy nhiên từ hiểu đến vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng
dạy là cả một vấn đề, nhất là đối với những giáo viên dạy mơn Ngữ văn.
Trong chương trình bậc THPT cấu tạo của mơn Ngữ văn gồm có 3 phân
mơn: Văn học- Tiếng Việt và Làm văn. Mỗi phân môn có những đặc trưng riêng
biệt về nội dung nên giáo viên bộ mơn sẽ có những phương pháp dạy học tối ưu
nhất cho từng phân môn và cho từng bài dạy, tiết dạy để nâng cao hứng thú học
tập và sự chủ động, tích cực của học sinh. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy,
bản thân tơi nhận thấy trong ba phân mơn Ngữ văn thì khi giảng dạy phần Làm
văn là khó hơn cả bởi vì với các tiết Làm văn thường kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu được
để vận dụng viết đoạn văn, bài văn. Do đó trong các tiết Làm văn các em thường
không hứng thú học so với các tiết đọc văn và Tiếng Việt. Vậy làm thế nào để
học sinh yêu thích và hứng thú với những tiết Làm văn? Đó là một điều mà tơi
ln trăn trở, suy nghĩ và khơng ngừng tìm tịi đổi mới phương pháp giảng dạy
để nâng cao hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “Giảng dạy bài Nghị luận về một
hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1 Chương trình cơ bản) theo quan
điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý
thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa”
để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc khắc phục những khó khăn khi
dạy học các tiết Làm văn trong nhà trường; qua đó đề xuất một hướng mới trong
giảng dạy để việc giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ngày càng hiệu quả, gắn liền
với đời sống hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ
văn 12- tập 1, Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn
xã hội cho học sinh trường THPT Quan Hóa” chúng tơi nhằm hướng đến các
mục đích sau:
- Đối với giáo viên:

+ Giúp cho giáo viên khi giảng dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời
sống (Ngữ văn 12- tập 1, Chương trình cơ bản) sẽ có một thêm một cách dạy
mới. Đồng thời làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn dễ đi vào tâm trí và tình cảm
của học sinh.
+ Qua bài dạy, giáo viên nắm bắt được năng lực tiếp nhận và khám phá,
lĩnh hội kiến thức của học sinh; hiểu biết của các em về các vấn đề bức thiết của

1


đời sống xã hội (căn bệnh AIDS, tình trạng nghiện ma túy, bạo lực học đường, ô
nhiễm môi trường…). Từ đó, giáo viên có những điều chỉnh cần thiết trong việc
lựa chọn nội dung tích hợp, phương pháp giảng dạy để đạt được hiệu quả cao
nhất.
+ Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu
quả sử dụng thiết bị dạy học.
- Đối với học sinh:
+ Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành vận dụng giải quyết vấn đề
nội dung mang tính tích hợp; tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ, vận
dụng, phối hợp những kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực vào giải quyết
những vấn đề thực tế của đời sống; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả
năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Từ đó giúp các em có lịng say mê,
kích thích sự tìm tịi, hứng thú trong học tập và u thích bộ mơn Ngữ văn hơn.
Thông qua bài học giúp các em nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội,
chọn cho mình lối sống lành mạnh, có ý thức học tập tư dưỡng rèn luyện đạo
đức.
+ Rèn cho học sinh khả năng kết hợp việc học tập với việc vận dụng, thực
hành những điều đã học vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vận dụng quan điểm tích hợp và giảng
dạy bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống để phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Học sinh lớp 12 được phân công giảng dạy ở trường THPT Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Về lý thuyết
- Tìm hiểu về quan điểm dạy học tích hợp và dạy học tích hợp trong mơn
Ngữ văn
- Tìm hiểu, nghiên cứu kiểu bài Nghị luận xã hội về hiện tượng, đời sống.
- Các tài liệu nghiên cứu, các thiết kế giáo án về bài: Nghị luận xã hội về
hiện tượng, đời sống của đồng nghiệp, qua mạng internet
1.4.2. Về thực tiễn
- Dự giờ các tiết dạy: Nghị luận xã hội về hiện tượng, đời sống của đồng
nghiệp để có thêm kinh nghiệm, tư liệu khi giảng dạy.
- Thực nghiệm triển khai đề tài trong giờ bài: Nghị luận xã hội về hiện
tượng, đời sống theo quan điểm tích hợp với học sinh lớp 12a2 trường THPT
Quan Hóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm
2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy
động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng
mới, từ đó phát triển năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức
để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. [1]

2


Trên tinh thần đó thì dạy học tích hợp địi hỏi việc học tập ở nhà trường

phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh
có thể phải đối mặt và chính vì thế trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy,
dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi
học sinh, giúp các em thành cơng trong vai trị người chủ gia đình, người cơng
dân, người lao động trong tương lai. [1]
Tùy thuộc phạm vi tri thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong các
tình huống khác nhau mà có các dạng dạy học tích hợp sau:
- Tích hợp nội dung trong một mơn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính
đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong mơn học, vừa đặt ra những tình
huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một môn
học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ
quyền quốc gia về biển đảo, biên giới; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; bảo vệ mơi trường; an tồn gia thơng…) nội dung tích hợp tùy theo
đặc trưng của từng mơn.
- Tích hợp liên mơn là tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội
dung gần nhau của các mơn học.
- Tích hợp xun mơn là tích hợp bằng cách thiết kế các mơn học tích hợp
nhiều lĩnh vực khoa học.
Trên cơ sở các kiểu tích hợp trên, giáo viên trong quá trình giảng dạy phải
biết tìm tịi, phân tích nội dung bài học, mơn học để thiết kế các hoạt động sao
cho khi thực hiện học sinh biết vận dụng kiến thức, kỹ năng ở các phạm vi khác
nhau để giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh của q trình dạy học. Qua đó
phát triển năng lực và rèn kĩ năng tự học, tìm tòi, khám phá ở học sinh. [1]
2.2. Thực trạng vấn đề
Trường THPT Quan Hóa là một trường miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh của trường đa phần (hơn 80%) là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Mường, Thái, H’Mơng, điều kiện kinh tế địa phương, gia đình cịn nhiều khó
khăn, nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo. Sau khi tốt nghiệp THCS vào học
THPT do từ nhà đến trường đường xá đi lại xa xơi, khó khăn nên các em đều

phải lựa chọn giải pháp ở trọ nhà dân. Xa gia đình, phải ở lại trọ nhà dân, điều
kiện sinh hoạt thiếu thốn, thiếu tình cảm gia đình, khơng có người nhắc nhở kèm
cặp, quản lý lại đang ở lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định, suy nghĩ chưa
chín chắn nên nhiều em có biểu hiện ham chơi, lơ là học tập, thiếu ý chí nghị lực
nên rất dễ bị rủ rê lơi kéo vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy trong những năm học
qua, ngoài việc chú trọng truyền đạt kiến thức đến các em học sinh đội ngũ giáo
viên nhà trường còn rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em bằng
nhiều hình thức khác nhau trong đó có lồng ghép trong các tiết dạy, bài dạy.
Kiểu bài văn nghị luận xã hội là kiểu bài thường bàn đến các vấn đề như:
một vấn đề chính trị; một tư tưởng đạo lí; một hiện tượng đời sống. Với học sinh
phổ thông, đề tài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường lấy một hiện
tượng gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh như:
tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu
cực trong thi cử, nạn bạo hành, những tấm gương người tốt việc tốt…để bàn

3


bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về
tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đây là kiểu bài văn khơng chỉ có ý
nghĩa xã hội mà cịn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn,
tích cực và tránh xa các tệ nạn xã hội đối với học sinh, thanh niên. [2]
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
Trên cơ sở tìm tịi, thể nghiệm, tơi đã vận dụng kiến thức tích hợp liên
mơn vào dạy bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12- tập 1
Chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và nâng cao ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh
trường THPT Quan Hóa. Cụ thể như sau:
Tên bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong văn bản.
- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị
luận về một hiện tượng đời sống.
3. Giáo dục kĩ năng sống cơ bản
- Ra quyết định: Xác định được các hiện tượng nghiện ma túy, nhiễm
HIV/AIDS, nạn bạo hành trong gia đình và tìm cách tiếp cận, phân tích, bày tỏ
chính kiến của cá nhân một cách đúng đắn, phù hợp.
- Tự nhận thức về hiện tượng đời sống từ những mặt tốt, xấu, đúng, sai,
tích cực, tiêu cực; có ý thức và thái độ đúng khi tiếp thu những hiện tượng đúng
đắn và phê phán những hiện tượng xấu, sai lầm.
B. Phương pháp dạy học
1. Thảo luận nhóm: Tìm hiểu, phân tích đề, lập dàn ý đề văn nghị luận về
một hiện tượng đời sống: nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, nạn bạo hành trong
gia đình
2. Động não: Suy nghĩ và nêu những việc cá nhân cần làm về những hiện
tượng đời sống trên.
3. Thực hành: Nhận ra và phân tích cách tiếp cận các hiện tượng đời sống
hàng ngày, triển khai các đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
C. Phương tiện dạy học
1. Các tư liệu (bài viết, tranh ảnh,….) về hiện tượng xã hội như: nạn bạo
hành trong gia đình, tệ nạn ma túy, HIV/AIDS.
2. Các tranh ảnh, video… về các hiện tượng xã hội như: nghiện ma túy,
nhiễm HIV/AIDS, nạn bạo hành…
3. Máy chiếu, giấy A0, bút lông,…
D. Thiết kế bài dạy:
Hoạt động 1

Kiểm tra bài cũ
(hình thức: vấn đáp)
Hoạt động 2

4


HƯỚNG DẦN TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Hiện tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS hiện nay
1. Hiện tượng nghiện ma túy
Thao tác 1:
+ Giáo viên nêu hiện tượng thơng qua tư liệu, tranh ảnh về tình trạng nghiện
ma túy, HIV/AIDS trong xã hội hiện nay. Học sinh nhận diện được các hiện
tượng đó.
+ Giáo viên hỏi: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tình hình
nghiện ma túy, nhiễm HIV/AISD hiện nay ở nước ta?
+ Học sinh suy nghĩ, trả lời.
+ Giáo viên nhận xét, khái quát.
+ Định hướng:
HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, luôn là mối hiểm họa đối với con người. Tệ
nạn này có những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự, sự phát triển kinh tế xã hội… Nó cịn ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, sức khỏe và sự
tồn vong của giống nòi.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay cả nước có 180.000 đối tượng nghiện
ma túy, tăng 8.260 người so với năm 2012; có 206.000 người nhiễm HIV, trong
đó có 59.000 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 6.000 người tử vong. Tình
hình hoạt động mại dâm cũng có những diễn biến phức tạp. Tồn quốc hiện có
khoảng 31.000 gái mại dâm tập trung ở các thành phố lớn, các thị xã, thị trấn,
trung tâm du lịch. Quan Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cũng là
“điểm nóng” vế các tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS.
Thao tác 2:

+ Giáo viên hỏi: Em hiểu như thế nào về ma túy?. Các loại ma túy thường
gặp hiện nay?
+ Học sinh vận dụng hiểu biết của bản thân về ma túy trả lời.
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về ma túy,
HIV/AIDS.
+ Định hướng:
* Khái niệm ma túy: Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về ma tuý.
Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể (bằng cách tiêm, chích, hút, hít, nhai,
nuốt...) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Ma túy
dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất. Đó là: thuốc phiện
(là nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện), morphine (là chất được trích ra từ thuốc
phiện), heroin (cịn gọi là bạch phiến, là chất được chế biến tổng hợp từ
morphine), cocain (là chất được trích từ lá coca, ở nước ta người nghiện ít dùng
nhất), là một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng
trong điều trị y tế nhưng nếu người nghiện lạm dụng thì cũng được xem là ma
túy, đó là pethidine (tên biệt dược: Dolosal, Dolargan) v.v..
* Một số loại ma túy thường gặp hiện nay
a. Thuốc phiện (anh túc)
Cây thuốc phiện (cây anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ
1-1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vơi. Nó có từ 8 - 12 nhánh

5


phụ, mỗi nhánh có 1 bơng hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả
gọi là thuốc phiện sống.

Nơi trồng cây anh túc


Cây anh túc

Quả chuẩn bị khai thác
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khối
lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì
càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần
người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác khơng cịn. Hơn thế,
ở người sử dụng ma t hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm
dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra
abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm
hơn là khi khơng có thuốc, người sử dụng ma t phải nạo xái trong ống thuốc
ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
b. Mooc phin (morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản
xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... . Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp
tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị
ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm gây ho) và một số trung
tâm bị kích thích gây nơn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và mơi thâm tím; bị rối loạn
tâm lý, nói khơng thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp

6


vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã
mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thần kinh bị kích thích. Sau
khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Mor phin được thải ra từ
cơ thể theo nước tiểu.
c. Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông

gọi là "Heroin 4" (cịn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột
màu nâu hồng gọi là "Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi
khổ đau, sầu não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin
người sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần
kinh, hơn mê và có thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay
đổi về tính cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ
gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.
d. Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y hoc,
Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường
có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có
nhiều hành vi vơ nghĩa khác. Cần sa cịn làm cho con người ta có những ảo giác
khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự
mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu
sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...

Cây cần sa (ảnh minh họa)
e. Ma tuý tổng hợp (ATS)
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học tồn
phần từ các hố chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn
chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các
chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ
thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy
chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện
nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.

7



Thao tác 3:
+ Giáo viên kiểm tra hiểu biết của học sinh về dấu hiệu của người nghiện
ma túy.
+ Các nhóm thảo luận, trả lời.
+ Giáo viên nhận xét, khái quát.
Các dấu hiệu đặc trưng của nghiện ma túy:
Loại ma túy
Khi đói thuốc (cơn ghiền)
Khi no thuốc (cơn "phê")
- Thích êm dịu, trầm tư.
- Nóng nảy, bồn chồn, hay bẻ tay,
- Thích quan hệ tình dục tập
nói lý lẽ hay làm bất cứ chuyện gì
thể.
để có thuốc.
Heroin
- Mắt long lanh, mặt hớn
- Ngáp vặt, đau quặn bụng, chảy
hồng, vẻ ngây dại, uống
nước mắt sống, vã mồ hôi, tiêu
nhiều nước, đồng tử teo
chảy, đồng tử nở lớn.
nhỏ.
- Thích ở một mình, sợ
- Hoang mang, sợ hãi, nói dối như tiếng ồn, tỏ ra siêng làm
thật để xin tiền.
việt vặt, kể chuyện huyên
Thuốc phiện - Ra khỏi nhà khi đến cữ. Đauthuyên, lộn xộn.
bụng, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, - Ngứa như có kim châm
đồng tử nở lớn

nhẹ trên da, nóng trong cơ
thể…
- Buồn chán, kém tập trung tư - Thích nghe nhạc mạnh,
tưởng, bồn chồn tìm mọi cách ranói năng, ca hát huyên
khỏi nhà, ngang bướng, phản ứngthuyên, cười khóc tự nhiên,
Cần sa
với người trong nhà.
tự hủy hoại thân thể.
- Nhức đầu, vã mồ hôi, mặt nhợt - Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét
nhạt, tim đập mạnh.
đặc biệt ở gáy và miệng.
Thuốc an thần,
- Nóng nảy, bồn chồn, bứt rứt, dễ- Hưng phấn, kích động mất
gây ngủ, ma túy
gây gỗ với mọi người.
tự chủ, dễ sinh sự đánh
tổng hợp, LSD...
- Ngáp vặt, chảy nước mắt, nước nhau, tự hoại thân thể.
Methaphetamin
mũi, vã mồ hồi, tiêu chảy, đồng tử - Mặt đỏ, mắt đỏ, người
e,
MAMD,
nở lớn.
nóng, uống nhiều nước.
Amphetamine ...
Thao tác 4:

8



+ Giáo viên hỏi: Hãy trình bày những tác hại của nghiện ma túy?
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ Định hướng:
Tác hại của nghiện ma túy:
a. Tác hại đối với cơ thể
* Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hơ hấp gây tăng tần số
thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hơ hấp, nhất là khi dùng quá liều.
Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đơi
khi ngưng thở rất đột ngột.
Ngồi ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp,
tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản
tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
* Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim,
ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực,
nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối
loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngồi ra cịn gây nên tình trạng
co mạch làm tăng huyết áp.
* Đối với hệ thần kinh: Ngồi tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu
gây hưng phấn, sảng khối, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như:
co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...
* Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma
túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục
suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc
một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị
chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh
nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vơ sinh.
Ngồi ra, người dùng ma túy cịn phải chịu những tác hại khác như: hoại
tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị..
b. Ma túy gây nên những tác hại cho cá nhân người nghiện, gia đình,
người thân và xã hội

* Đối với bản thân
Ma túy dạng hít gây viêm mạc vùng mũi.
Ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu dễ mắc
các bệnh nhiễm trùng phổi.
Ma túy dạng chích dễ dàng làm lây các bệnh qua đường máu như sốt rét,
viêm gan siêu vi B, AIDS (SIDA).
Ma túy chích tại các ổ chích, tụ điểm chích cịn bị pha thêm một số chất
bẩn dễ gây áp-xe nơi chích phải cưa cụt chân tay, hoặc gây nhiễm trùng máu có
thể đưa đến chết người.
Ma tuý tổng hợp có khả năng gây hoại tử, suy giảm hệ thống miễn dịch
Dùng ma túy quá liều có thể tim ngừng đập, ngưng thở dẫn đến chết người.
Người nghiện lâu ngày cơ thể gầy ốm, da xám xịt, mơi thâm, tóc tai xơ xác.
Người nghiện lâu ngày cịn bị tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung
suy nghĩ, giảm nghị lực, mất ý chí vươn lên khiến bỏ ma túy cũng khó hơn.

9


Người mới nghiện heroin, khi "phê" (ngay sau khi sử dụng ma túy) thường
gia tăng kích thích tình dục dẫn đến hành vi tình dục khơng an tồn, có thể bị lây
nhiễm AIDS. Nhưng đặc biệt nếu sử dụng heroin trong một thời gian dài làm
suy yếu khả năng quan hệ tình dục.
Giới nữ nghiện ma túy có khi phải bán thân để có tiền sử dụng ma túy.
Nghiện ma túy là đánh mất tuổi trẻ, phá hủy tương lai của chính mình.
Ma t làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho
thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
Tiêm chích ma t dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây
nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma
tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam.
Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình và

con cái họ.
Thối hố nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống bng thả, dễ vi phạm pháp
luật. Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng; làm việc, học tập
giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ
bị mất việc làm.
Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục,
ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các
gien độc có điều kiện hoạt hố, dẫn tới suy yếu nịi giống.
b. Tác hại đối với gia đình
Mất mát tài sản, ảnh hưởng về mặt tài chính vì người nghiện phung phí
tiền bạc, của cải để mua ma túy.
Tan vỡ hạnh phúc gia đình nếu chồng hay vợ nghiện ma túy. Con cái bị bỏ bê.
Tai tiếng, xấu hổ với hàng xóm láng giềng và bà con thân tộc vì trong nhà
có người nghiện.
Tốn tiền bạc cơng sức và thời gian chăm sóc khi người mắc những chứng
bệnh do sử dụng các chất gây nghiện.
Tốn thời gian thăm nuôi khi người nghiện phải vào tù vì phạm pháp.
d. Tác hại đối với xã hội
Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo, trộm
cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm
giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho
các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại.
Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS.
Nghiện ngập là đầu mối dẫn đến những tệ nạn xã hội. Để có tiền thoả mãn
cơn nghiện, người nghiện khơng từ một hành vi nào để kiếm tiền. Những hành
vi phạm pháp như: trộm cắp, móc túi, giật đồ.... thậm chí giết người họ cũng
dám làm.
Do tác hại ảo giác của một số loại ma túy người nghiện có thể có hành vi

hung hãn, gây hấn, quậy phá gây mất trật tự an ninh xã hội, có khi nỗi máu "anh
hùng xa lộ" đua xe lạng lách gây tai nạn giao thông...
Thao tác 5:

10


+ Giáo viên hỏi: Để xây dựng nhà trường, gia đình khơng có ma túy, theo em
cần phải làm gì?
+ Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
+ Định hướng:
a. Về phía học sinh
Sống lành mạnh.
Hiểu rõ về ma túy, tác hại của ma túy.
Tích cực học tập, rèn luyện, có mục đích học tập rõ ràng.
Tun truyền về ma túy và tác hại của ma túy.
b. Về phía nhà trường, gia đình
Giải thích cho học sinh, con em hiểu ma túy là gì, tác hại của ma túy ghê
gớm ra sao, khuyên bảo các em không nghe theo lời rủ rê, mời mọc của bạn bè,
của bất cứ người nào để dùng thử ma túy.
Quan tâm, ân cần theo dõi học sinh, con cái, khơng nên khốn trắng việc
giáo dục cho riêng nhà trường.
Thường xuyên nhắc nhở, dặn dị học sinh, con em khi có bạn bè hay bất
cứ người nào mời chào, rủ rê uống, hút, hít bất cứ loại thuốc nào để gây "sảng
khoái", "hưng phấn", "kích thích", "mang lại thích thú", "mang lại khối lạc",
"làm giảm buồn chán"... thì phải dứt khốt từ chối và báo ngay cho cha mẹ, thầy
cô biết.
Dặn học sinh, con em rằng nếu có ai đó hăm dọa, ép buộc sử dụng một
chất lạ nào thì phải báo ngay cho cha mẹ, thầy cơ biết.


Quan tâm chăm sóc, gần gũi để các em thấy cha mẹ, thầy cô là chỗ dựa
vững chắc, là người bảo vệ hữu hiệu đối với các em để các em thổ lộ tâm sự.
Thường xuyên hỏi thăm các em chẳng hạn như : "Con có quen bạn nào hút bồ
đà nơi trường học không ?", "Ở trường con có bạn nào nghiện ma túy khơng?
Con phải cẩn thận đừng để bạn ấy rủ rê nhé !", "Có ai dụ con hút, hít thử
khơng ?"

11


Hướng dẫn các học sinh, con em để chúng có khả năng tự từ chối ma
túy, nói KHƠNG với cái xấu, tự mình có đủ bản lĩnh để từ chối. Các bậc phụ
huynh khơng thể nào có thời gian để kè kè theo sát các em mọi lúc, mọi nơi
được. Nâng cao khả năng tự quyết của các em là biện pháp hữu hiệu chống ma
túy.
Thao tác 6:
+ Giáo viên hỏi: Hiện nay ở nước ta có bao nhiêu văn bản pháp luật liên
quan đến ma túy? Hãy kể tên các văn bản đó?
+ Học sinh suy nghĩ, trả lời
+ Định hướng:
Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước xây dựng và hồn thiện hệ
thống pháp luật, chính sách về công tác cai nghiện và hỗ trợ phục hồi sau cai
nghiện ma túy, thể hiện qua các văn bản chính như sau:
Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở pháp lý
cao nhất của việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy ở Việt Nam. Điều
61 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ
sức khỏe… Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội
nguy hiểm...”
Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và
sửa đổi bổ sung năm 2008 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về cai

nghiện. Điều 25 Luật Phòng chống ma túy nêu rõ: “áp dụng chế độ cai nghiện
đối với người nghiện, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện;
tổ chức các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; khuyến khích cá nhân, gia đình,
cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện cho người nghiện ma túy,
hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng chống tái
nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện
ma túy”. Người nghiện ma túy có thể đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình,
cộng đồng hay tại các cơ sở cai nghiện (Điều 27).
Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi sử dụng ma tuý trái phép
không phải là tội phạm mà là hành vi vi phạm pháp luật về mặt hành chính và
được xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Việc áp dụng biện pháp đưa
vào Cơ sở chữa bệnh, đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là cơ sở cai nghiện) đối với người nghiện ma
túy được tiến hành bằng các thủ tục hành chính được quy định trong Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1995,
sửa đổi bổ sung năm 2002, 2007, 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về công tác cai nghiện
như Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau
cai nghiện ma túy tại nơi cư trú và trung tâm quản lý sau cai; Nghị định số
94/2010/NĐ- CP ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia
đình và cộng đồng; Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP
ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào

12


cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự

nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
2. Hiện tượng nhiễm HIV/AIDS
Thao tác 7:
+ Giáo viên nêu hiện tượng thơng qua tư liệu, tranh ảnh về tình trạng
nhiễm HIV/AISD trong xã hội hiện nay. Học sinh nhận diện hiện tượng.
+ Giáo viên kiểm tra hiểu biết của học sinh về HIV/AIDS.
+ Giáo viên hỏi: HIV là gì? HIV lây truyền như thế nào? Làm thế nào để
phòng lây nhiễm HIV?
+ Định hướng:

* HIV lây truyền qua các con đường chính như:
- Các con đường lây nhiễm:
+ Quan hệ tình dục
+ Đường máu
+ Từ mẹ sang con

13


* Cách phòng tránh:
+ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục
+ Phịng nhiễm lây HIV/AIDS lây qua đường máu
+ Phòng nhiễm lây HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con.
Thao tác 8: Kiểm tra, đánh giá:
+ Giáo viên đưa ra tình huống trong thực tế đời sống về hiện tượng ma
túy, HIV/AIDS. Học sinh vận dụng những kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS và
về pháp luật để giải quyết tình huống.
+ Bài tập tình huống: Chị A là người có HIV, có con được 5 tuổi đến
trường mẫu giáo, xin học cho con khơng được. Vì cơ giáo từ chối và nói cháu có
HIV nên nhà trường khơng cho nhận. Cơ giáo nói: “nếu các cháu chơi với nhau

mà cào cấu, ăn, ngủ bán trú lây lan sang nhau thì không ai chịu trách nhiệm”.
Xin hỏi chị A phải làm gì để con chị được đi học?
+ Giáo viên nêu câu hỏi bài tập tự luận. Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ
năng về văn nghị luận xã hội (về hiện tượng nghiện ma túy, HIV/AIDS) để viết
bài. (học sinh làm bài ở nhà)
Đề bài: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện ma túy ở
nước ta hiện nay.
II. Hiện tượng bạo lực gia đình
Thao tác 1:
- Giáo viên cung cấp ngữ liệu, tranh ảnh để học sinh nhận ra hiện tượng
đời sống đang đề cập đến.
+ Giáo viên cung cấp 2 ngữ liệu. Học sinh nhận diện hiện tượng được đề
cập đến trong văn bản.
Câu chuyện về đôi dép và những chiếc gậy
“- Em chụp về đôi dép và những chiếc gậy. Mỗi khi em làm gì có lỗi là bố
cầm dép, cầm gậy đánh em.
- Bố chỉ đánh em thơi đúng khơng?
- Có lần bố đi uống rượu đòi mẹ đưa tiền để đi chơi, mẹ khơng có bố liền
nhìn thấy tiền trong túi mẹ. Mẹ bảo tiền này để nộp học chứ không phải đi chơi.
Bố lấy dép bố đánh, mẹ khóc rồi mẹ chạy xuống nhà bác. Hai anh em sợ quá, di
chơi không dám về. Mỗi khi bố tỉnh rượu, bố lại bình thường như những người
đàn ơng khác.
Bình thường bố làm những việc như: Giặt, phơi quần áo, quét nhà, bố
thường đánh mọi người như việc mọi người không làm theo ý bố. Có lần em bị
điểm kém, bố kiểm tra rồi chửi, "Mẹ, tao cho mày đi học mà điểm kém như thế
này à.." và đánh.
- Theo em, việc đánh có làm cho người ta tốt lên khơng?
- Em hiểu là khi đánh thì khơng thể làm cho người ta tốt hơn, bố nghĩ việc
đánh sẽ làm cho người ta tốt lên. Em nghĩ chúng ta cần nhỏ nhẹ, khuyên răn.
Mỗi lần em nhìn thấy bố đánh mẹ, em cảm thấy rất buồn và thương mẹ. Em

muốn bố ít uống rượu hơn và làm giúp mẹ nhiều việc hơn bởi bây giờ bố khơng
làm gì nữa. Thậm chí tiền uống rượu bố lấy của anh trai khi anh đi làm về, còn
nếu khơng có tiền bố ra qn uống chịu rồi người ta lại bắt mẹ trả nợ. Nếu
không trả, bố lại chửi mắng mẹ và đánh.”

14


Câu chuyện chiếc khăn quàng đỏ
Đây là một trong những câu chuyện gây ám ảnh, với hình ảnh chiếc khăn
quàng đỏ gắn liền với những ngón địn chưa thể xóa nhịa trong ký ức...
“- Hồi đó em mải chơi, em đã bỏ học và khi về thì bố biết, bố đánh, bố
túm khăn quàng đỏ dúi đầu vào tường gần một chiếc bàn, chiếc bàn đổ và tay
em bị trầy da. Lúc đó em chỉ biết chắp tay van xin "con xin bố, con lạy bố"... rồi
từng giọt nước mắt em chảy ra. Bố đánh xong còn trói em vào một cái cột bằng
chính chiếc khăn qng đỏ. Lúc đó với em như trái đất đang sụp xuống đầu em,
em định dùng khăn quảng đỏ thắt cổ tự tử...
Qua những bức ảnh này em muốn gửi đến những ông bố rằng nếu con có
làm sai cái gì thì cũng khơng nên đánh đập, đuổi ra khỏi nhà hay có những biển
pháp mạnh. Chúng em chỉ muốn là nếu chúng em sai thì bố mẹ chỉ ra cho chúng
em biết, chứ không nên đánh đập hoặc mắng nhiếc...”
+ Giáo viên hỏi: Qua 2 câu chuyện và những hình ảnh trên, vấn đề đặt ra
là gì? Em có nhận xét gì về hiện tượng bạo lực trong gia đình hiện nay?
+ Hs suy nghĩ, vận dụng những hiểu biết của bản thân trả lời.
+ Gv nhận xét, khái quát.
+ Định hướng:
- Vấn đề đặt ra là hiện tượng bạo lực gia đình.
- Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội. Bạo lực gia đình xảy ra ở bất kỳ
nhóm tuổi, chủng tộc hay quốc gia nào.
Thao tác 2:

+ Giáo viên hỏi: Thế nào là bạo lực gia đình? Nguyên nhân của tình
trạng bạo lực gia đình hiện nay là gì?
+ Học sinh thảo luận nhóm, trả lời
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, khái quát.
+ Định hướng:
- Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phịng chống bạo lực gia đình quy định:
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong
gia đình.
- Mỗi gia đình có một hồn cảnh khác nhau và ngun nhân đẫn đến việc
bạo hành cũng không giống nhau.
* Nguyên nhân:
Thiếu hiểu biết về pháp luật: Những người đánh vợ, đánh con vì nghĩ vợ
mình, con mình mình đánh, đó là chuyện riêng của gia đình khơng liên quan tới
ai, khơng ai có quyền can thiệp.
Tức giận: Những người có tính nóng nảy thường giải quyết bất đồng bằng
vũ lực. Người chồng nóng nảy khi cãi nhau với vợ anh ta chọn bạo lực để giải
quết vấn đề chứ không phải là lời lẽ. Những người chồng gia trưởng khi cãi
nhau với vợ, phản ứng đầu tiên của anh ta là bác bỏ những gì vợ nói bằng bạo
lực.
Nghiện ngập: Nghiện rựơu hay ma túy rất dễ khiến người ta di đến hành
vi bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ của con người, mỗi lần say xỉn con
người mất đi khả năng tự chủ làm cho con người thô bạo hơn và không cần suy

15


nghĩ. Khi say xỉn người ta sẽ làm khuyếch đại tình hình lên và biến mâu thuẫn
thành bạo lực.
Căng thẳng: Khi mà con người ta căng thẳng thì rất dễ bùng nổ thành bạo

lực, lúc đó họ sẽ khơng kiểm sốt được hành vi của mình dẫn đến bạo lực.
Kinh tế, cờ bạc: Do khó khăn về kinh tế nên các cặp vợ chồng rất dễ
xung đột, cãi cọ, người này đổ lỗi cho người khác làm nảy sinh bạo lực. Đánh
bài thua về nhà bán đồ đạc trong nhà đi để trả nợ, sinh ra vợ chồng cãi cọ, đánh
nhau. Ngồi ra cịn rất nhiều ngun nhân khác dấn đến bạo lực gia đình.
* Hậu quả: Bạo lực gia đình đem đến nhiều hậu quả nặng nề về cả thể
xác và tinh thần đối với con người.
- Thứ nhất, bạo lực gia đình cho dù ở bất kì hình thức nào cũng gây nguy
hại đến sức khỏe và tinh thần đối với người khác. Làm tác động tiêu cực đến lực
lượng lao động của xã hội đặc biệt là lao động nữ, từ đó làm ảnh hưởng đến kinh
tế gia đình cũng như xã hội.
- Thứ hai, bạo lực gia đình làm gia tăng số người bị bệnh tật, từ đó đặt áp
lực lên ngành y tế của đất nước. Làm sa sút việc học hành của con người, ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục.
Thao tác 3:
+ Giáo viên: Theo em để ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình và
xã hội hiện nay, chúng ta cần phải có những giải pháp nào?
+ Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, khái quát.
+ Định hướng:
Những thách thức trong việc phòng chống và hạn chế bạo lực:
Nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn
tồn tại trong xã hội của chúng ta, rất khó để xóa bỏ được vấn nạn này. Nhận thức
về pháp luật của một bộ phận người dân đang còn hạn chế. Một số xã vùng sâu
vùng xa thì chính sách của nhà nước chưa kịp tời đến với nhân dân.
Bạo lực gia đình đem đến nhiều hậu quả nặng nề như vậy, cần phải có các
biện pháp để hạn chế và phòng chống.
* Giải pháp để hạn chế nạn bạo lực gia đình:
Để hạn chế được nạn bạo lực thì cả cộng đồng cần phải chung tay giải
quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần quan tâm , sự vào

cuộc của các cơ quan chức năng, hội phụ nữ. Tuyên truyền sâu rộng Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới tới cộng đồng và từng gia đình
nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của con người đối với bạo lực, nói khơng với
bạo lực gia đình.
Đồng thời hồn thành tốt chương trình tồn dân tích cực xây dựng đời
sống văn hóa. Giáo dục tác nhân bạo lực giúp họ đi đến nhận thức được rằng
nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội chứ khơng phải của riêng ai,
rằng đó là hành vi sai trái.
Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về chống bạo lực gia đình, phổ
biến luật cho người dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và sự hỗ trợ của các cơ
quan chức năng trong việc xây dựng luật và tuyên truyền cho nhân dân về luật

16


phịng chống bạo lực gia đình. Từng cá nhân trong gia đình phải có trách nhiệm
phịng chống và hạn chế bạo lực.
Kiểm tra, đánh giá:
+ Bài tập tình huống: “Anh M và chị H lấy nhau đã được gần 10 năm,
từ hai bàn tay trắng, nhờ chịu khó làm ăn, vợ chồng anh đã có cuộc sống ổn
định hạnh phúc với hai đứa con gái. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh M. bị
mất việc, phải đi làm thuê, thu nhập thấp và khơng ổn định, cuộc sống gia đình
anh trở nên khó khăn. Chị H thường xuyên trách móc và có những lời lẽ khinh
miệt anh M. vì anh khơng kiếm được nhiều tiền, ngồi việc kiểm sốt thu nhập
của anh M., chị H còn không cho anh giao lưu bạn bè. Mỗi lần bạn anh đến nhà
chơi, chị mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia...
Chán cảnh mình khơng có con trai, lại bị vợ coi thường, anh M. thường
xuyên uống rượu rồi về nhà mắng chửi vợ con, nhiều lần anh vứt quần áo của
chị H ra đường và đuổi chị ra khỏi nhà, khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng

trầm trọng.”
Bạn hãy xác định hành vi bạo lực gia đình trong tình huống trên ?
Trả lời :
Theo Luật Phịng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007 của
Quốc Hội nước ta, các hành vi bạo lực gia đình trong tình huống trên bao gồm :
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành
viên gia đình;
g) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q
khả năng của họ; kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
h) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
+ Bài tập tự luận: Những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra với tính
chất ngày càng nghiêm trọng, gia tăng nhanh chóng về đối tượng vi phạm cũng
như nạn nhân ở khắp các vùng, miền trong cả nước.
Trước thực trạng đó, là một thành viên trong gia đình, theo anh (chị) cần
làm gì để phịng ngừa bạo lực gia đình? (nội dung đề xuất tối thiểu 500 từ). (học
sinh viết bài ở nhà).
II. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Dàn ý chung cho kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời
sống:

Bố cục
Nội dung
Thao tác chủ yếu

17


Mở bài-

Dẫn dắt vấn đề
Viết 1 đoạn văn
Nêu vấn đề
Bước 1: Làm rõ hiện tượng và nêu thực
Giải thích
trạng:
Phân tích
+ Giải thích ( nếu cần) và miêu tả
Chứng minh
những biểu hiện của hiện tượng (số liệu, sự
kiện…)
+ Tình trạng
Phân tích
Bước 2: Bàn luận
- Bình luận
+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng, hiện tượng
- khách quan
- chủ quan
+ Tác động, ảnh hưởng của hiện tượng
Thân bài
 tác động đến sức khỏe, kinh tế,

văn hóa, nhân cách, mơi trường sống.v.v..
Bước 3: Nêu giải pháp
+ Giải pháp nào có hiệu quả - cải thiện
tình hình? Làm gì? Ở đâu?
+ Giải pháp cho các đối tượng? phạm - Bình luận
vi… (cá nhân, cộng đồng)
Bước 4: Bình luận - Mở rộng:
+ Tính thời sự? nếp sống? ứng xử ? giá
trị đời sống?...
+ Bài học nhận thức trước hiện tượng.
- Khẳng định lại ý kiến bản thân về hiện tượng  Viết 1 đoạn
Kết bài
đó.
văn
Hoạt động 4
Củng cố - Dặn dò
1. Nắm vững cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng những hiện tượng đời
sống đáng chú ý và thực hành phân tích đề, lập dàn ý, viết bài bày tỏ suy nghĩ
về các hiện tượng đó.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Kết quả ở cấp tỉnh
Trong các năm học từ 2013 – 2014 đến năm học 2017-2018 tôi đã tiến
hành thực nghiệm đề tài ở khối lớp 12 Trường PTTH Quan Hóa. Sau khi thực
nghiệm đề tài tại trường, tơi có gửi bài tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề
tích hợp dành cho giáo viên trung học” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ
chức, kết quả sản phẩm gửi đi đã được Ban tổ chức cuộc thi xếp giải Khuyến
khích và được cấp giấy chứng nhận.
Ngồi ra sau mỗi tiết học, tơi đã kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu bài và
vận dụng kiến thức liên môn của học sinh vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

đời sống. Sau khi chấm bài, tôi cùng với ban tổ chức cuộc thi cấp trường đã
chọn 04 bài của các em để gửi tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn

18


để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” do Sở Giáo
dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức. Kết quả có 4/4 bài thi được Ban tổ chức xếp
giải và cấp giấy chứng nhận. Cụ thể:
+ Nhóm học sinh: Phạm Thị Trang; Hà Thị Nhung đạt giải Khuyến khích
cấp tỉnh với đề tài về Bảo vệ môi trường (năm học 2014- 2015)
+ Học sinh Hà Mai Phương đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh với đề tài về
Ứng phó với biến đổi khí hậu. (năm học 2015 – 2016)
+ Nhóm học sinh: Nguyễn Thị Mai Hương và Phạm Thị Hà đạt giải
Khuyến khích cấp tỉnh về đề tài Hiểu biết về pháp luật trong việc sử dụng mạng
xã hội Facebook. (năm học 2015 – 2016)
+ Nhóm học sinh Nguyễn Thị Mai Hương; Phạm Thị Thu Hà đạt giải Ba
cấp tỉnh về đề tài Hiểu biết về pháp luật. (năm học 2016 – 2017)
2.4.2. Tại trường
Bằng quan sát trong giờ học tơi thấy:
Khơng khí học tập sơi nổi, học sinh có tâm lí thoải mái, hào hứng với bài
học, ham tìm tịi và khám phá điều mới lạ, các em chủ động, tích cực trong các
hoạt động tìm hiểu, khám phá kiến thức.
Sau tiết học các em biết vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào các tình
huống gặp phải trong thực tế đời sống để giải quyết một cách có hiệu quả.
Bằng kiểm tra, đánh giá tôi thu được kết quả sau:
Trước khi dạy – học theo quan điểm tích hợp:
Số bài
Giỏi
Khá

Trung bình
Yếu
KT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
40
3
7,5%
7
17,5%
23
57,5%
7
17,5%
Sau khi dạy – học theo quan điểm tích hơp:
Số bài
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
KT
SL
TL
SL

TL
SL
TL
SL
TL
40
6
15,0%
13
32,5%
20
50,0%
1
2,5%
Bảng kết quả thể nghiệm cho thấy số học sinh sau khi được tìm hiểu văn bản
theo hướng tích hợp biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
đặt ra tốt hơn, biết vận dụng kiến thức tổng hợp để viết bài luận về vấn đề thiết thực
trong đời sống cao hơn là ở những lớp không dạy theo quan điểm này. Tuy nhiên,
để việc dạy học đem lại hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ
lực, tâm huyết với nghề, không ngừng tìm tịi và thể nghiệm những phương pháp
dạy học tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên
cứu của học sinh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để thực hiện được tiết dạy – học theo chủ
đề tích hợp, giáo viên có thể tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội
dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn
hoặc nhiều môn.


19


Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến
hành xây dựng chủ đề. Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các
yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình.
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng (giáo viên thiết kế
hoạt động dạy học tương tự hoạt động dạy học trong các giáo án theo quy định
hiện hành).
Bước 4: Giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy học (tiết dạy học theo chủ
đề tích hợp thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại
lớp hoặc ngồi trời).
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra
đánh giá việc học theo chủ đề tích hợp với những câu hỏi/bài tập phù hợp.
3.2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên
Dạy học theo hướng tích hợp là cách dạy cịn mới mẻ, chương trình sách
giáo khoa hiện nay cũng chưa biên soạn nên mỗi giáo viên trong q trình giảng
dạy phải tích cực tìm tịi, nghiên cứu kĩ tài liệu của bộ mơn mình đồng thời tham
khảo thêm các môn học khác để tăng cường thiết kế các bài dạy, tiết dạy theo
phương pháp tích hợp liên mơn để phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực và
bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.
* Đối với học sinh
Học sinh phải nhận thức rõ mình là chủ thể của việc học. Dưới sự hướng
dẫn của giáo viên các em phải tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Rèn
luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; biết tìm tịi kiến thức và
biết vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết những vấn đề gặp phải trong đời
sống một cách hiệu quả.
* Đối với nhà trường
- Tiếp tục tăng cường thiết bị dạy học phục vụ công tác giảng dạy.

- Tổ nhóm chun mơn thường xun trao đổi để thiết kế các bài học/chủ
đề tích hợp phù hợp và tổ chức thực nghiệm giảng dạy để rút kinh nghiệm.
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục mở các đợt tập huấn về dạy học theo chủ đề tích hợp để giáo
viên trao đổi, học tập, đúc rút kinh nghiệm.
Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng và rút ra từ thực tế
giảng dạy. Trong quá trình thực hiện, do thời gian và khuôn khổ của đề tài nên không
tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè, đồng
nghiệp để xây dựng phương pháp giảng dạy cho bản thân ngày càng hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

20


Phạm Thị Dịu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Thị Dịu, GV THPT Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa – “Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 (chương trình cơ bản) theo
quan điểm tích hợp” – SKKN năm học 2014 – 2015.
[2]. Vận dụng kiến thức liên mơn: Sinh học, Hóa học, GDCD vào giảng dạy bài
Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên của Phạm Thị Dịu, năm học 2013 – 2014)

21



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Dịu
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn, Trường THPT Quan Hóa

TT
1.
2.

Tên đề tài SKKN
Hướng dẫn học sinh khai
thác các yếu tố nghệ thuật
trong văn bản kịch THPT
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
văn bản nhật dụng theo quan
điểm tích hợp (Ngữ văn 12 –
Chương trình cơ bản)

Cấp đánh giá
xếp loại
Sở Giáo dục &
Đào tạo Thanh
Hóa
Sở Giáo dục &
Đào tạo Thanh
Hóa


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2013 2014
2015 2016

22



×