Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Kinh nghiệm dạy tác phẩm “ chí phèo” của nam cao ( ngữ văn 11 – chương trình cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO
(NGỮ VĂN LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MAI
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy
và học


2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
3
17
17
18
18
18
19


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
THPT:
GV:
HS:

Được hiểu là

Trung học phổ thông
Giáo viên
Học sinh


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 29 TW 8 khóa
XI, giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển từ nền giáo dục
nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả
về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh[1].Tiếp
tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng
phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả
năng tư duy độc lập[2]. Chủ trương đổi mới đúng đắn đó đang là vấn đề thời sự
được cả nhà trường và toàn xã hội quan tâm.
Mong muốn làm thế nào để có được những tiết học hiệu quả, học sinh có
niềm đam mê, yêu thích với môn học Ngữ văn. Đây là một khó khăn và thách
thức đòi hỏi tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học
phù hợp với sự đổi mới hiện nay.
Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy trên lớp, qua các tiết học dự giờ. Tôi
nhận thấy giáo viên còn khó khăn trong việc tìm ra phương pháp dạy phù hợp.
Hầu hết các tiết dạy giáo viên còn duy trì lối dạy truyền thống theo hình thức
đọc chép. Trong khi giảng dạy giáo viên vẫn truyền thụ tri thức cho học sinh
theo quan hệ một chiều mang tính áp đặt những kiến thức và sự cảm thụ văn
chương của mình cho học sinh chép vào vở. Trong tiết kiểm tra học sinh bê
nguyên lời thầy giảng vào bài làm. Học sinh đã hình thành thói quen tư duy lười
suy nghĩ, dần dẫn đến thụ động, phụ thuộc, từ dó ngày càng chán ngán với môn
học này.
Để khắc phục tình trạng học sinh thường có tâm lí chán học môn Ngữ

văn và nâng cao chất lượng trong việc dạy học thì giáo viên phải luôn có sự đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Hình
thành cho học sinh các năng lực giải quyết vấn đề nhất là các vấn đề trong thực
tiễn đời sống, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ,
để học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách chủ động. Có như vậy
thì chúng ta mới khơi được lòng đam mê, sự yêu thích của các em với môn văn.
Học sinh mới thực sự chiếm lĩnh tri thức, vận dụng tri thức của môn học vào
giải quyết được các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy tác phẩm “ Chí
Phèo” của Nam Cao ( Ngữ văn 11 – chương trình cơ bản) theo định hướng phát
triển năng lực làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài định hướng và hình thành cho học sinh một số các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Nhận biết được tình huống và tìm giải pháp
để giải quyết những vấn đề đặc biệt là những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
- Năng lực hợp tác: Năng lực cùng nhau làm việc theo nhóm.
- Năng lực tự quản bản thân: Giúp mỗi người chủ động và có trách nhiệm
với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng người
khác và tôn trọng chính bản thân mình.
1


- Năng lực thưởng thức văn học: Biết rung động trước cái đẹp và cái
thiện, hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm dạy tác phẩm “ Chí Phèo” của
Nam Cao ( Ngữ văn 11 – chương trình cơ bản) theo định hướng phát triển năng
lực tại lớp 11C10 ( lớp dạy thực nghiệm) và 11C9 ( lớp đối chứng) của trường
THPT Triệu Sơn 1 năm học 2018 – 2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc sách giáo khoa
Ngữ văn 11 tập 1, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo
phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát giờ dạy của giáo viên để
thấy được tính hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển
năng lực của học sinh.
Phương pháp thống kê, phân loại ( thống kê phân loại kết quả khảo sát
thực trạng và kết quả dạy học qua thực nghiệm và lớp đôi chứng).
Phương pháp phân tích, tổng hợp( phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát
thực trạng và kết quả dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận.
Các Nghị quyết, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và chính phủ về
dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh:
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29/2013/NQ-TW
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh me
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.[1]
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học”.[3]
Nghị quyết 88 Quốc hội XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác và khả
năng tư duy đọc lập”; “ Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo
dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”.[2]
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực: “ Giáo viên chủ yếu là
người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, chú trọng sự
2


phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp”[4]. “Tăng cường phối
hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều
hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”[4].
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
+ Từ thực tế giảng dạy tại trường THPT, tôi nhận thấy sự sáng tạo trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực,tự học của học sinh ở
môn Ngữ văn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn
luyện kỹ năng chưa được quan tâm, dạy học chưa thật sự phát huy được năng
lực của học sinh.
+ Hiện nay, đa số học sinh thường có tâm lí ngại học, không chú trọng
môn Ngữ văn, cho rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp.
+ Tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là một tác phẩm khó tiếp nhận với
học sinh. Vì tác phẩm có dung lượng dài, bên cạnh đó lại có một số đoạn bị lược
bỏ bớt đi, nên khi đọc tiếp xúc với tác phẩm học sinh còn lơ mơ hiểu không hết
ý nghĩa của văn bản. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cũng chưa
được xây dựng một cách có hệ thống, rất ít các câu hỏi được xây dựng để hình
thành các năng lực cho học sinh.
Vì vậy việc dạy học tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao theo định hướng
phát triển năng lực là cần thiết nhằm khơi dậy ở các em niềm đam mê trong học
tập. Đồng thời giúp các em có thêm những tri thức vận dụng để giải quyết những
vấn đề trong thực tế đời sống.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

* Giải pháp 1: Định hướng trọng tâm của bài học : Đọc hiểu tác phẩm “ Chí
Phèo” của Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực.
* Giải pháp 2: Định hướng nội dung bài học
1. Nội dung 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, đề tài, chủ đề của tác
phẩm.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu chi tiết nội dung của tác phẩm.
2.a. Hình ảnh làng Vũ Đại
2.b. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
- Trước khi vào tù - Người nông dân lương thiện.
- Sau khi ra tù – Con quỷ dữ của làng Vũ đại.
- Chí phèo – con người có khát vọng làm người.
- Chí phèo – Bi kịch bị từ chối quyền làm người.
2.c. Nhân vật Bá Kiến.
3. Nội dung 3.Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
4. Nội dung 4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá, vận dụng, mở rộng.
* Giải pháp 3: Định hướng mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật, những đề tài chủ
yếu, phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Cảm nhận được hình tượng nhân vật Chí Phèo ( sự thay đổi nhân hình
nhân tính, tâm trạng khi gặp Thị Nở).
- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ cảo tác phẩm.
3


- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam
Cao như: Điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ
nghệ thuật…
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu:

+ Có kỹ năng nhận thức về nhân vật, phát hiện các chi tiết, sự việc tiêu
biểu, nhận diện được các phương thức biểu đạt chính, kiểu văn bản.
- Kỹ năng tạo lập văn bản:
+ Tóm tắt được một văn bản văn xuôi theo tuyến nhân vật chính hoặc theo
cốt truyện.
+ Biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi.
+ Tạo lập được văn bản nghị luận về một vấn đề văn học hoặc xã hội đặt
ra trong văn bản.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự đấu tranh và tinh thần nhân đạo
- Có được tình yêu với con người, cảnh vật, củng cố niềm tin vào chiến
thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống. Hướng đến chính nghĩa, có lối
sống đẹp, lí tưởng cao đẹp.
4. Năng lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc
sống.
- Năng lực hợp tác, năng lực tự chủ.
- Năng lực thẩm mĩ.
* Giải pháp 4: Xây dựng khung năng lực theo các mức độ vận dụng trong
bài học.
Nội
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
dung
Tìm
- Nêu hoàn - Giải thích tác - Vận dụng hiểu biết về tác phẩm
hiểu
cảnh
sáng động của hoàn để lí giải nhan đề của tác phẩm.

chung
tác,
cảnh sáng tác - So sánh giữa các tình tiết, sự
- Tóm tắt đến việc xây kiện,tình huống trong tác phẩm
được
cốt dựng
cốt hoặc giữa các tác phẩm cùng thể
truyện, chỉ ra truyện, kết thúc loại để chỉ ra điểm giống và khác
được đề tài, truyện, và thể nhau.
nhan đề, chủ hiện cái nhìn về
đề của tác người nông dân
phẩm.
trước
cách
mạng
tháng
Tám 1945
Tiềm
Xác định các
hiểu chi hình tượng :
tiết văn Làng Vũ Đại,
bản
nhân vật Chí
Phèo, nhân
4


vật Bá Kiến
Hình
- Chỉ ra chi

ảnh làng tiết, hình ảnh
Vũ Đại
đặc sắc về
làng Vũ Đại.
Hình
tượng
nhân vật
Chí
Phèo

Chỉ
ra
những
sự
việc
chính
xảy ra với
nhân vật Chí
Phèo.

Hình
tượng
Bá Kiến

Chỉ
ra
những chi tiết
tiêu biểu về
nhân vật Bá
Kiến

Tổng kết - Xác định
những giá trị
cơ bản về tác
phẩm
Luyện
tập,
kiểm
tra,
đánh giá

Vận
dụng,
mở rộng

- Chỉ ra ngôn
ngữ
kể
chuyện đặc
sắc của tác
phẩm.

- Phân tích tác
dụng của các
chi tiết, hình
ảnh về làng Vũ
Đại đối với tác
phẩm.
- Phân tích quá
trình tha hóa,
quá trình hồi

sinh và bi kịch
bị cự tuyệt
quyền
làm
người của Chí
Phèo.
- Phân tích tính
cách của Bá
Kiến

Khái quát, nhận xét về hình ảnh
làng Vũ Đại.

- Chỉ ra những
nết chính về giá
trị nội dung và
giá trị nghệ
thuật của tác
phẩm.
- Hiểu được
nghệ thuật khắc
họa tính cách
và nghệ thuật
miêu tả, phân
tích tâm lí nhân
vật của Nam
cao.
- Lí giải ý
nghĩa nhan đề
của truyện.


- Khái quát, nhận xét về giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.

- Phân tích tư tưởng nhân đạo
sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao
trong tác Phẩm.
- Từ nhân vật Chí Phèo rút ra
những bài học cho bản thân
trong cuộc sống.
- Ấn tượng sâu đậm nhất về nhân
vật Bá Kiến.

- Cảm nhận về hình tượng nhân
vật Chí Phèo.

- Cảm nhận được thái độ của tác
giả giành cho người nông dân
trong tác phẩm. Làm rõ thông
điệp của nhà văn về giá trị của
cuộc sống, những bài học đạo lý
từ tác phẩm: tình yêu thương,
niềm tin, khát vọng sống
* Giải pháp 5: Xây dựng quy trình dạy học tác phẩm.
Bước 1: Hoạt động khởi động
5


a. Mục đích của bước này là giúp HS: Huy động vốn kiến thức và kĩ

năng để chuẩn bị tiếp nhận vốn kiến thức và kĩ năng mới, đồng thời tạo hứng thú
cho HS và giúp GV nắm bắt được những hiểu biết của HS những vấn đề về cuộc
sống có liên quan đến bài học[4]
b. Nội dung và hình thức khởi động:
- Câu hỏi, bài tập: HS có thể quan sát tranh ảnh đã sưu tầm hoặc HS có thể xem
một đoạn phim “ Làng Vũ đại ngày ấy”, thảo luận cuộc sống của nhân vật Chí
Phèo hơặc HS trả lời những câu hỏi của GV đã thiết kế như: Đoạn clip em vừa
xem có những nhân vật nào? Những nhân vật đó gợi em nhớ tới tác phẩm nào,
của ai? Tác phẩm đó viết về đề tài gì? Những câu hỏi mang tính chất nhẹ nhàng,
đơn giản để HS khám phá.
Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Mục đích của bước này: giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua
hệ thống các hoạt động, bài tập, nhiệm vụ.[4]
b. Nội dung và hình thức các hoạt động, bài tập, nhiệm vụ được tiến hành
theo trình tự sau:
- Đọc hiểu văn bản: Bước này yêu cầu HS đọc văn bản và tìm hiểu những
thông tin tác phẩm trước ở nhà. Đến lớp GV cho HS trình bày dưới những câu
hỏi nêu vấn đề để HS nắm được những kiến thức trọng tâm về:
+ Kiến thức về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, đề tài, chủ đề…)
+ Tìm hiểu về bố cục của tác phẩm (tóm tắt tác phẩm, chia đoạn, tìm ý
chính)
+ Tìm hiểu nhan đề của tác phẩm.
+ Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa văn bản qua tình huống truyện, nhân vật,
hình tượng, chi tiết nghệ thuật.
+ Tìm hiểu phong cách tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Các hoạt động của HS trong bước này gồm: hoạt động cá nhân, hoạt
động nhóm, một số trường hợp có thể có hoạt động chung cả lớp….
- Phương pháp thiết kế bao gồm:
+ Thiết kế các câu hỏi thảo luận, các tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ
giải quyết.

+ Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo HS.
Bước 3: Hoạt động thực hành
a) Mục đích của hoạt động này giúp HS củng cố và rèn luyện các kỹ năng
đã có, hình thành những kiến thức mới và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể
thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ.[4]
- Với tác phẩm “ Chí Phèo” mục đích hoạt động thực hành chính là nhằm
luyện tập kĩ năng đọc hiểu, phân tích, cảm thụ, giải quyết vấn đề của tác phẩm.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
- Nội dung thực hành bao gồm các bài tập/ nhiệm vụ hướng tới các kĩ
năng sau đây:
+ Đọc hiểu tác phẩm, những thông tin liên quan để hiểu nội dung của văn
bản.
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật cuả tác phẩm.
6


+ Cảm thụ, thưởng thức, đánh giá được vẻ đẹp, ý nghĩa của tác phẩm văn
chương.
+ Trình bày được suy nghĩ của mình về một vấn đề trong tác phẩm dưới
ngôn ngữ nói và viết (một đoạn, bài)
Hoạt động thực hành luyện tập: học sinh có thể được làm các bài tập tại
lớp hoặc giao về nhà để phù hợp điều kiện, khả năng hoặc sở thích của HS dưới
những câu hỏi, kế hoạch của giáo viên.
Bước 4: Hoạt động ứng dụng
a) Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế học tập và trong
cuộc sống của các em.[4]
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
+ Vận dụng những kiến thức kỹ năng đọc hiểu để tiếp cận và đọc hiểu
những văn bản truyện ngắn khác trong và ngoài chương trình.

+ Biết cách phân tích những khía cạnh của một tác phẩm thuộc thể loại
truyện ngắn như hình tượng nhân vật, chi tiết nghệ thuật quan trọng, tình huống
truyện, nghệ thuật kể chuyện…
+ Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học và thực hành có thể liên hệ
để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống như:
biết rung động và cảm nhận cái đẹp mới trong cuộc sống: Thấu hiểu, vị
tha, bao dung, biết đồng cảm trước những số phận bị tha hóa của những người
nông dân đồng thời lên án phê phán các thế lực thực dân phong kiến.
Bước 5: Hoạt động bổ sung
a) Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng Kiến thức, kĩ
năng. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là
không ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập,
rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể[4].
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
- Đọc thêm toàn văn bản “Chí Phèo” các đoạn trích, văn bản giới thiệu tác
gia, tác phẩm Nam Cao.
- Đọc thêm các tác phẩm cùng đề tài viết về người nông dân của tác giả
Nam Cao và các tác giả khác cùng thời.
- Tìm đọc sách báo, mạng in-tơ-nét… một số nội dung theo yêu cầu. Các
nhiệm vụ của họat động bổ sung được thiết kế cho HS tự làm việc ở nhà. HS có
thể thực hiện độc lập, hoặc kết hợp các bạn, nhóm bạn, tập thể lớp để thực hiện.
* Giải pháp 5: Thiết kế nội dung dạy học: Tác phẩm “ Chí phèo”
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Giáo viên chiếu cho học sinh xem một đoạn
phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”( Slide1)
- Giáo viên hỏi: Đoạn clip em vừa xem có - Học sinh nhận diện tác
những nhân vật nào? Những nhân vật đó gợi phẩm trong phim.
7



em nhớ tới tác phẩm nào, của ai?
- Tác phẩm viết về đề tài
- Tác phẩm đó viết về đề tài gì?
người nông dân.
- Học sinh trả lời: Đoạn clip có các nhân vật
Chí Phèo, Bá Kiến. đây là những nhân vật có
trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao.
- Tác phẩm viết về đề tài người nông dân bị
bần cùng hóa.
- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới:
Nam cao mặc dù có nhiều các sáng tác được
đăng báo từ 1936 nhưng phải đến tác phẩm Chí
Phèo tác giả mới thật sự nổi tiếng trên van đàn.
Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành
công viết về đề tài người nông dân như Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và
cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài
lưu manh hóa nhu Bỉ vỏ của Nguyên Hồng,
đây thật sự là một thử thách đối với Nam Cao,
song bằng ý thức giám “ khơi những nguồn
chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và
bằng tài năng nghệ thuật độc đáo của mình,
Nam Cao đã vượt qua thử thách để Chí phèo
trở thành một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam
hiện đại.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu chung

- GV: cho học sinh hoạt động cá nhân và
trình bày trước lớp .
- GV: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác
của tác phẩm? Đề tài? Nhan đề của tác
phẩm?
- Dự kiến HS trả lời:
+ Hoàn cảnh sáng tác trong lúc cã hội
Việt Nam chịu sự áp bức bóc lột của chế
độ nửa thực dân nửa phong kiến.
+ Dựa vào người thật, việc thật ở làng
quê Nam Cao trước Cách mạng tháng
Tám.

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Xã hội Việt Nam chịu sự áp bức
của chế độ nửa thực dân nửa
phong kiến.
- Dựa vào người thật, việc thật ở
làng quê Nam Cao trước Cách
mạng tháng Tám.
2. Nhan đề:
+ Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này - Cái lò gạch cũ
có tên là cái lò gạch cũ, nhưng khi in - Đôi lứa xứng đôi
8


thành sách nhà xuất bản tự ý đổi thành
đôi lứa xứng đôi. Mãi đến năm 1946 tác

giả mới đặt lại là Chí phèo.
+ Đề tài viết về người nông dân.
- GV nhận xét bổ sung: Tác phẩm được
sáng tác trong bối cảnh xã hội Việt Nam
đang chịu sự áp bức của chế độ thực dân
nửa phông kiến, đời sống của nhân dân
gặp vô vàn những khó khăn mất mát.
Bên cạnh đó tác giả khi sáng tác truyện
còn dự vào người thật, việc thật ở làng
quê Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám.
- Nhan đề của tác phẩm: “Cái lò gạch
cũ”: Chí Phèo con ra đời thể hiện cho
sự quẩn quanh, bế tắc của số phận người
nông dân. “Đôi lứa xứng đôi” (NXB tự
đổi): dựa vào mối tình Chí – Thị nhằm
mục đích câu khách , gợi tò mò nhưng
không phù hợp với chủ đề. “Chí Phèo”:
đây là cách nhà văn thường làm - lấy tên
nhân vật chính đặt cho tác phẩm.
- Đề tài: số phận bi thảm của người
nông dân trước cách mạng bị đẩy vào
hoàn cảnh tha hóa.
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm
Chí Phèo?
- Học sinh tóm tắt trước lớp.
- Giáo Viên đánh giá, nhận xét.( Gv
trình chiếu slide2)
II. Đọc hiểu chi tiết chi tiết văn bản
- Giáo viên: trong tác phẩm chúng ta

thấy không gian của truyện diễn ra ở
đâu? Tác phẩm nổi bật với những hình
tượng nhân vật điển hình nào?
- Học sinh trả lời: không gian của truyện
diễn ra ở làng Vũ Đại. Tác phẩm xuất
hiện với những nhân vật điển hình: Chí
Phèo, bá Kiến.
- GV nhận xét.
* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình
ảnh làng Vũ Đại.
- GV cho học sinh làm việc theo nhóm,
giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Câu

- Chí Phèo
3. Đề tài
- Người nông dân nghèo trước
Cách mạng.

4. Tóm tắt

I. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh làng Vũ Đại.
Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra
ở làng Vũ Đại. Đây chính là
không gian nghệ thuật của truyện.
- Làng này dân không quá hai
9



hỏi.
+ Nhóm 1 và nhóm 2 câu hỏi 1: Nam
cao đã đưa vào tác phẩm những loại
người nào để hình thành diện mạo của
làng Vũ Đại?
+ Nhóm 3+ nhóm 4 câu hỏi 2: Em có
nhận xét gì về làng Vũ Đại nói riêng và
bối cảnh xã hội nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám nói chung?
- Học sinh làm việc nhóm, ghi kết quả
ra phiếu học tập. Đại diện nhóm 1,
nhóm 3 trình bày. Các nhóm khác nhận
xét, bổ sung, hoàn thiện.
GV đánh giá, chốt ý.( Gv trình chiếu
Slide 3)
+ Loại có vai vế, có quyền lực: Bá Kiến,
Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng.
+ Loại cùng đinh bị tha hóa: CHí Phèo,
Binh Chức, Năm Thọ…
+ Dân Làng Vũ Đại “ Là bọn dân hiền
lành, chỉ è cổ làm nuôi bọn lí hào”.
+ Nơi đây không phải là môi trường
thuận lợi cho nhân cách, cái thiện, cái
tốt hình thành và phát triển. Trái lại, nó
chỉ có thể bào mòn, thủ tiêu nhân cách
con người.
2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
- Hình thành cho học sinh hình thành
các năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực tự quản, năng lực

thẩm mỹ.
+ Em hãy cho biết trước khi ở tù Chí là
một người như thế nào? ( Về nguồn gốc
lai lịch, về tính cách, ước mơ). Em có
nhận xét gì về nhân vật Chí phèo lúc
này?
+ Dự kiến học sinh trả lời:
- Chí Phèo, Không cha, không mẹ,
không người thân thích, không tấc đất
cắm dùi. Đi ở hết cho nhà này đến nhà
khác.
- Ra đời: trong cái lò gạch cũ bỏ không
“trần truồng và xám ngắt trong một cái
váy đụp”.

nghìn người, xa phủ, xa tỉnh”, “
quần ngư tranh thực”.
- Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt
- Mâu thuẫn giai cấp găy gắt, âm
thầm mà quyết liệt, không khí tối
tăm , ngột ngạt.
- Đời sống của người nông dân vô
cùng khổ cực bị đẩy vào đường
cùng không lối thoát, bị tha hóa.

2. Hình tượng nhân vật Chí
Phèo.
* Chí Phèo trước khi ở tù
Nguồn ngốc,lai lịch, tính cách và
niềm mơ ước của Chí Phèo.

- Không cha, không mẹ, không
người thân thích, không tấc đất
cắm dùi. Đi ở hết cho nhà này
đến nhà khác.
- Từng mơ ước: có một ngôi nhà
nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc
mướn…→ Chí Phèo là một người
lương thiện.
- Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá
Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên
đấm lưng, bóp chân… Chí cảm
thấy nhục chứ yêu đương gì→
biết phân biệt tình yêu chân chính
và thói dâm dục xấu xa. Là người
có ý thức về nhân phẩm.
10


- Tuổi thơ bơ vơ, hết đi ở cho nhà này
đến nhà khác nhưng lại lớn lên trong sự
yêu thương của những người dân nghèo.
+ Là anh canh điền hiền lành như đất,
làm việc quần quật cho nhà Bá Kiến…
+ Anh đã chọn lối sống nhọc nhằn về
thể xác chứ không chịu sống nhục.
- Ước mơ: có một gia đình nho nhỏ,
chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.
Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc
sống yên bình như bao người khác.Thế
nhưng cuộc đời của Chí Phèo so với chị

Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” chị tuy đã
khổ nhưng còn chút ít tài sản: mái nhà
dung thân, cái chum mẻ chiếc vại hàn.
Còn Chí ngay cả kiếp sống của một con
người cũng không được thừa hưởng.
Nam Cao không chỉ có ý định dừng lại
ở việc thể hiện sự khổ đau, nhục nhã của
Chí vì đói cơm, rách áo mà ngòi bút nhà
văn hướng tới một khía cạnh khác -> bi
kịch của một con người sinh ra là một
con người nhưng không được làm
người.
GV nhận xét, trình chiếu slide 4
* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
hình ảnh Chí Phèo sau khi đi tù về.
+ Nguyên nhân nào đẩy chí phèo vào
con đường lưu manh, tội lỗi không lối
thoát?
+ Dự kiến học sinh trả lời:
Có 2 nguyên nhân:
- Do Bá Kiến ghen.
- Do nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo
thành lưu manh.
Giáo viên đánh giá nhận xét.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, học
sinh thảo luận.
Nhóm 1: Câu hỏi 1: Sau khi ở tù về Chí
Phèo có sự thay đổi như thế nào về hình
dáng, cách ăn mặc, lời nói,cử chỉ, hành
động.( Sự thay đổi về nhân hình lẫn

nhân tính như thế nào?)
Nhóm 2: Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì

=> Chí Phèo hiền lành, lương
thiện, cuộc sống tối tăm nhưng
vẫn không làm hắn đánh mất bản
chất tốt đẹp của mình.

* Chí Phèo Sau khi đi tù
- Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen
với vợ hắn.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến
Chí trở thành lưu manh, có tính
cách méo mó và quái dị. Chí trở
thành con quỉ dữ của làng Vũ
Đại.
+ Hình dạng: biến đổi thành con
quỷ dữ “Cái đầu trọc lốc, hàm
răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
câng câng đầy những vết sứt sẹo,
hai con mắt gườm gườm..”
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân
hình.
+ Nhân tính: du côn, du đãng,
triền miên trong cơn say, đập đầu,
rạch mặt, ăn vạ, chửi bới, phá
phách và làm công cụ cho Bá
Kiến.
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân
tính.

11


về sự tha hóa của Chí Phèo?
Nhóm 3: Câu hỏi 3: Theo các em Chí
trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại là
do đâu? Do xã hội hay do bản thân Chí
Phèo?
Nhóm 4:Câu hỏi 4: Thông qua nhân vật
Chí Phèo em rút ra được bài học gì cho
bản thân.
- HS: Trao đổi, thảo luận trong nhóm,
tổng hợp câu trả lời, ghi ra giấy Ao. Đại
diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét hoạt động, kết quả của
các nhóm, chốt kiến thức.
- Câu 1: Giáo viên trình chiếu Slide 5
và Slide 6 để chốt kiến thức.
- Câu 2: Chí đã bị cướp đi cả nhân hình
lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người
lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển
hình cho hình ảnh người nông dân lao
động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là
một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân
phong kiến đã cướp đi quyền làm người
của Chí.
- Câu 3: Nguyên nhân chính là do xã
hội. Một phần còn do Chí Phèo không
làm chủ được hành động của mình, biết

Bá Kiến là kẻ thù mà vẫn làm tay sai,
làm tất cả những gì người ta sai trong
lúc say, gây ra bao đau thương cho
nhiều người dân lương thiện. Chí Phèo
không làm chủ được bản thân.
Câu 4: Cá em cần biết làm chủ bản
thân, làm chủ hành động của mình. Dù
có thay đổi môi trường sống, hoàn cảnh
sống hãy giữ gìn những phẩm chất tốt
đẹp vốn có để không xa vào các tệ nạn
xã hội, bị kẻ xấu lợi dụng, đặc biệt trong
xã hội ngày nay.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khát
vọng được quay lại làm người lương
thiện qua cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và
Thị Nở.
Giáo viên cho học sinh hoạt động độc

* Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và
Thị Nở.
- Chí Phèo đã thức tỉnh.
+ Về nhận thức: Nhận biết được
mọi âm thanh trong cuộc sống.
+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời
của mình và sợ cô đơn, cô độc đối
12


lập.
+ Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí

sau khi gặp Thị Nở? Hình ảnh bát cháo
hành có ý nghĩa như thế nào?
Dự kiến học sinh trả lời:
- Chí Phèo đã thức tỉnh: Chí đã tỉnh
rượu và sợ rượu, đã nhận thức được
những âm thanh quen thuộc của cuộc
sống. Biết suy nghĩ : Quá khứ, ước mơ
giản dị nhưng không thực hiện được.
Hiện tại đã già nhưng cô độc. Tương lai,
tuổi già, đói rét, ốm đau nhưng sợ nhất
là cô độc. Chí khát vọng mãnh liệt được
làm người lương thiện.
- Ý nghĩa bát cháo hành thể hiện sự
chăm sóc, ân cần, tình thương vô tư,
không vụ lợi của thị Nở khi Chí ốm đau.
Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà
Chí được nhận, là hương vị của hạnh
phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được
hưởng. Là liều thuốc giải cảm và giải
độc tâm hồn Chí, khiến nhân vật ăn năn
suy nghĩ, khơi dậy niềm khao khát được
làm hòa với mọi người. Hi vọng về một
cơ hội được trở về làm người lương
thiện.
Giáo viên nhận xét chiếu Slide 7.
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động
độc lập bằng các câu hỏi nêu vấn đề
thông qua bi kịch bị cự tuyệt của Chí.
+ Nguyên nhân nào Chí bị cự tuyệt
quyền làm người? Diễn biến tâm trạng

của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối?
Tại sao Chí phèo lại có hành động như
vậy? Ý nghĩa hành động đâm chết bá
Kiến và tự sát. Ý nghĩa ba câu nói của
Chí phèo khi đứng trước bá Kiến là gì?
Dự kiến HS trả lời.
- Tình yêu hé mở con đường thành
người. Chí hồi hộp hi vọng được làm
người lương thiện. Nhưng lại bị chặn
đứng. Bà cô Thị không cho phép Thị lấy
Hắn. Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau
đớn bị cự tuyệt quyền làm người, Chí

với Chí Phèo “cô độc còn đáng
sợ hơn đói rét và ốm đau”.
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm
lương thiện và muốn làm hòa với
mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình
ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý
nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần
cuối cùng Chí được ăn trong tình
yêu thương và hạnh phúc.
=> Chí Phèo đã hoàn toàn thức
tỉnh, Chí đang đứng trước tình
huống có lối thoát là con đường
trở về với cuộc sống của một con
người. Cái nhìn đầy chiều sâu
nhân đạo của nhà văn.


* Bi kịch bị cự tuyệt
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở
không cho Thị lấy Chí Phèo ->
định kiến của xã hội.

- Diễn biến tâm trạng của Chí
Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước
13


tiếp tục bị xã hội vứt bỏ.
- Diễn biến tâm lí của Chí: Không tin,
cười lắc đầu.
+ Ngẩn người, ngẩn mặt, sửng sốt, níu
Thị Nở lại.+ Uất ức, tuyệt vọng, uống
rượu cho say nhưng càng uống càng
tỉnh.
+ Ôm mặt khóc rưng rức.
+ Cầm dao đi trả thù.
- Tiếng kêu của Chí Phèo trước khi giết
bá Kiến và tự sát là tiếng kêu đau đớn
của sự thức tỉnh, của khát vọng chân
chính, đưa Chí Phèo về đến ngưỡng của
cuộc đời. Chí Phèo giải thoát bằng cách
trả thù và tự sát, điều này không mang
tính bi quan, bởi Nam Cao không phải
là nhà văn cách mạng mà là một nhà văn
hiện thực. cái chết của Chí Phèo mang

yếu tố tiêu cực, nhưng đó chính là bản
án tố cáo xã hội thực dân nửa phong
kiến.
- Các câu nói của Chí Phèo “ Tao muốn
làm người lương thiện!” đây là tiếng
kêu tuyệt vọng của người cùng đường,
đó cũng là lời cầu cứu của con người bị
cự tuyệt quyền làm người. “ Ai cho tao
lương thiện” Là một sự thật phũ phàng
và vô cùng đau đớn của một con người
mà lại không được làm người. “ Tao
không thể là người lương thiện nữa”. là
lời xác nhận sự thật Chí bây giờ không
thể sống để làm người lương thiện nữa.
Giáo viên nhận xét và chiếu Slide 8.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nhân
vật Bá Kiến
- GV hỏi: Em hãy tìm những chi tiết
miêu tả chân dung bá Kiến: Về ngoại
hình, tính cách bản chất…? (Chú ý cái
cười, giọng nói
+ Nét điển hình trong tính cách của Bá
Kiến là gì?
- HS: Bá kiến điển hình cho loại cường
hào địa chủ ở nông thôn Việt Nam trước
Cách mạng. Xảo quyệt, gian hùng, thủ

thái độ của Thị Nở
+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn
người, nắm lấy tay Thị Nở, bị xô

ngã, Chí thấy hơi cháo hành
nhưng lại tuyệt vọng Chí uống
rượu và khóc “rưng rứt”, xách
dao đến nhà Bá Kiến đâm chết Bá
Kiến và tự sát.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá
Kiến và tự xác của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành
động lấy máu rửa thù của người
nông dân thức tỉnh về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái
chết của con người trong bi kịch
đau đớn trên ngưỡng cửa trở về
cuộc sống làm người.

3. Nhân vật Bá Kiến
- Bốn đời làm tổng lí “Uy thế
nghiêng trời”
- Giọng nói, cái cười mang tính
điển hình cao: tiếng quát “rất
sang”, “cái cười Tào Tháo”
- Thao túng mọi người bằng cách
đối nhân xử thế và thủ đoạn mềm
nắn rắn buông.
- Khôn róc đời, biết dìm người ta
xuống sông, nhưng rồi lại biết dắt
người ta lên để phải đền ơn. Biết
đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi
cũng biết trả lại 5 hào vì thương
anh túng quá.

- Bá dựng lên quanh mình một thế
14


đoạn, với tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn
rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò. Nhân
cách ti tiện, bỉ ổi, ghen tuông và độc ác.
- Giáo viên nhận xét bổ sung. ( Gv
trình chiếu slide 9)

III. Tổng kết giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
GV chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1 và nhóm 2: câu hỏi.
- Nhận xét giá trị nội dung của tác
phẩm? (Giá trị hiện thực, tư tưởng nhân
đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao).
Nhóm 3 và nhóm 4: Câu hỏi
- Nhận xét giá trị nghệ thuật của tác
phẩm? ( Nghệ thuật điển hình hóa của
nam Cao, ngôn ngữ kể chuyện của tác
giả và ngôn ngữ nhân vật…)
Học sinh là việc. Đại diện của nhóm trả
lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên đánh giá, nhận xét trình chiếu
.

lực vững trãi để cai trị và bóc lột,
giẫm lên vai người khác một cách
thật tinh vi.

- Bá có đủ thói xấu xa: Háo sắc,
ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực.
Lão làm tha hoá và làm tan nát
bao nhiêu cuộc đời con người
lương thiện.
=> Bá Kiến tiêu biểu cho giai
cấp thống trị: có quyền lực, gian
hùng, nham hiểm.
III. Tổng kết
1. Nội dung
* Giá trị hiện thực.
- Phản ánh tình trạng một bộ
phận nông dân bị tha hóa, mâu
thuẫn giữa nông dân và địa chủ,
giũa các thế lực ác bá ở địa
phương.
- Tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc
địa phong kiến tàn bạo đã cướp
đi cả nhân hình lẫn nhân tính của
người nông dân lương thiện.
* Giá trị nhân đạo.
- Cảm thương sâu sắc trước cảnh
người nông dân cố cùng bị lăng
nhục.
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất
tốt đẹp của người nông dân ngay
khi tưởng như họ bị biến thành
quỷ dữ.
- Niềm tin vào bản chất lương
thiện của con người.

2. Nghệ thuật
- Xây dựng những nhân vật điển
hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa
sống động, có cá tính độc đáo và
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng
như tự do nhưng lại rất chặt chẽ,
lôgích.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp
dẫn biến hóa giàu kịch tính.
15


- Ngôn ngữ sống động, vừa gần
gũi tự nhiên.
- Giọng điệu đan xen biến hóa,
trần thuật linh hoạt.

Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV phát phiếu bài tập cho HS
Phiếu học tập số 1
(phiếu học tập số 1). HS làm bài tại Đáp án: Câu 1: c. Câu 2: b. Câu 3: a.
lớp.
Câu 4: b
Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt

GV phát phiếu bài tập cho HS
Phiếu học tập số 2
(phiếu học tập số 2). HS làm bài tại Đáp án:
lớp sau khi kết thúc bài học.
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự.
Câu 2: Tác giả sử dụng rất nhiều kiểu
câu khác nhau: Trần thật( câu kể, câu
miêu tả), câu hỏi( câu nghi vấn), câu
cảm thán.
Câu 3: Chí phèo chửi trời, chửi đời,
chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn,chửi đứa chết
mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi
của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt
độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc
biệt của người đọc cho nhân vật. Tiếng
chửi ấy vừa gợi ra một con người tha
hóa đến độ vừa hé lộ bi kịch lớn nhất
trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường
như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người.
Không ai thèm quan tâm, không ai thèm
ra điều, Chí khao khát được giao hòa với
đồng loại, dù bằng cách tồi tệ nhất là
mong được ai đó chửi vào mặt mình,
nhưng cũng không được.
Câu 4: Học sinh trình bày suy nghĩ của
bản thân theo sự vận dụng sáng tạo của
mình.
16



Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, bổ sung, sáng tạo ý tưởng.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu, sưu tầm thêm
những tác phẩm của Nam Cao về: Người nông dân.
Người trí thức, để thấy được giá trị nhân đạo mới
mẻ mà sâu sắc của nhà văn.
Bài tập: Mối tình Chí Phèo – Thị Nở là mối tình
mang đậm tính nhân văn của con người bị dìm sâu
dưới tận cùng của cuộc sống. Anh/ chị hãy viết một
đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình về cuộc
sống của giới trẻ ngày nay?
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy và học
Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh 2 lớp 11C10 (Đối tượng thực nghiệm),
11C9 (Đối tượng đối chứng) ở hai thời điểm trước khi áp dụng dạy học theo sự
định hướng phát triển năng lực của học sinh và sau khi áp dụng để thấy được
hiệu quả của sáng kiến.
Ở thời điểm trước khi áp dụng hầu hết học sinh cả hai lớp đều không hứng
thú với các tác phẩm . Rất ít em phát huy được các năng lực: năng lực giải quyết
vấn đề đặc biệt là các vấn đề trong thực tiễn đời sống , năng lực tự quản bản
thân, năng lực thẩm mĩ…
Sau khi áp dụng, kết quả thu được ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp
đối chứng. Kết quả thu được qua bài kiểm tra cuối tiết (phiếu học tập số 1) hay
sau tiết học ở hai lớp (phiếu học tập số 2 ) như sau:
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra 5 phút ở cuối tiết học

Lớp


Điểm
Sĩ 9,10
số
HS SL %

Lớp
thực
40
nghiệm
11C10
Lớp
đối
40
chứng
11C 9

Điểm 7,8
SL

%

Điểm 5,6
SL

%

Điểm 3,4
SL

%


Điểm
1,2
%
SL

15

37,5 20

50

4

10

1

2,5

0

0

12

30

45


6

15

4

10

0

0

18

Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết

17


Lớp

Điểm
Sĩ 9,10
số
HS SL %

Điểm 7,8 Điểm 5,6
SL

%


SL

%

Điểm 3,4
SL

%

Điểm
1,2
%
SL

Lớp
thực
52,
40 16 40 21
2
5
1
2,5 0
0
nghiệm
5
11C10
Lớp
đối
22,

40 10 25 18 45
9
3
7,5 0
0
chứng
5
11C 9
Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ kết quả bài kiểm tra của lớp
11C10 lớp dạy học thực nghiệm và lớp 11C9 lớp dạy học đối chứng ta thấy.
Kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp
đối chứng. Trong đó tỷ lệ học sinh đạt kết quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm
cao hơn rõ rệt. Đây là kết quả của sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương
pháp dạy học mới theo định hướng năng lực ở lớp dạy thực nghiệm.
Ở giờ học thực nghiệm, Học sinh tích cực quan sát văn bản, tìm thông tin,
phân tích, tổng hợp, so sánh, nhận xét, đánh giá các yếu tố trong và ngoài văn
bản để tự hình thành những hiểu biết khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật của truyện. Học sinh tích cực liên hệ với thực tế, phát huy vốn sống, sự
hiểu biết về những điều đã học được trong truyện để giải quyết các vấn đề đang
đặt ra cho chính bản thân các em trong cuộc sống hàng ngày. Các em không
không bị gò bó áp đặt bởi cách nghĩ, cách cảm và cách giải quyết vấn đề của
giáo viên. Chính vì vậy, không khí giờ học sôi nổi hơn bởi sự trao đổi, đối thoại
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. Các hình thức tương tác
trong giờ học phong phú, có sức lôi cuốn hơn so với các hoạt động học tập trong
giờ dạy đối chứng.
Qua các bài kiểm tra thực nghiệm, đa số học sinh hiểu bài, biết cách đọc
một đoạn trích, văn bản cùng thể loại, biết tự mình tìm ra được nội dung tư
tưởng cốt lõi và các khía cạnh đặc sắc mà không cần nói theo, viết theo ý kiến
đánh giá hay nhận định của người khác.
Với việc phân tích kết quả nêu trên, thì việc áp dụng phương pháp dạy

theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vô cùng cần thiết, có tác dụng
nâng cao được chất lượng dạy học văn, mang đến cho học sinh nhiều hứng thú,
cảm xúc và hình thành cho học sinh rất nhiều các năng lực và thái độ sống nhân
văn để các em có thể thích nghi, hòa đồng, năng động sáng tạo trong một xã hội
ngày càng văn minh, hiện đại.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
Trong bối cảnh giáo viên và học sinh đang gặp nhiều khó khăn về việc
thực hiện chuyển đổi từ dạy học môn Ngữ văn theo hướng cung cấp kiến thức
sang hướng dạy học phát triển năng lực. Khi mà đại đa số học sinh không mấy
hứng thú với môn văn trong nhà trường thì phương pháp dạy học tác phẩm “Chí
18


Phèo” theo định hướng năng lực cho học sinh se góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài, qua thực tế các tiết dạy học thực nghiệm theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, tôi đã rút ra được một số các vấn đề:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một hướng đi mới trong
dạy học nói chung hiện nay và dạy học Ngữ văn nói riêng. Đẩy lùi được tình
trạng chán học văn, học kiểu bắt ép. Kích thích, tạo hứng thú, động cơ học tập
cho học sinh, đồng thời giúp các em vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống, để tự
quản bản thân, biết làm những việc tốt đẹp, biết yêu thương giúp đỡ mọi người
xung quanh. Tự giải quyết được những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
Bên cạnh đó, hình thành cho học sinh các năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực thưởng thức văn học. Các
em se giải quyết được vấn đề đặt ra trong và ngoài tác phẩm một cách chủ động,
tích cực và sáng tạo.
Giáo viên nên dạy học những tác phẩm truyện theo định hướng phát triển

năng lực học sinh. Đặc biệt là đối với những tác phẩm có dung lượng dài và
nhiều ý nghĩa nhằm giúp học sinh phát huy được vốn sống, sự trải nghiệm trong
đời sống thực tế sau khi các em bước ra khỏi những trang văn trong nhà trường.
3.2. Kiến nghị
- Sở GD&ĐT Thanh Hóa cần cung cấp thêm nhiều tài liệu cho giáo viên
về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Sở GD&ĐT Thanh Hóa nên mở nhiều lớp hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng
thường xuyên để giáo viên học hỏi thêm nhiều phương pháp dạy học mới và đưa
vào thực tế dạy học tại các trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo viên có điều
kiện thực hiện các phương pháp dạy học mới.
- Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện tại đơn vị
trường THPT Triệu Sơn 1 trong năm học vừa qua. Rất mong đề tài se là một tài
liệu tham khảo cho các thầy cô trong quá trình dạy học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Mai

19


20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết 29/2013/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo.
[2]. Nghị quyết 88 Quốc hội XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông.
[3]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ.
[4]. Bộ giáo dục và đào tạo ( 2014), dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn THPT, tài liệu tập
huấn ( lưu hành nội bộ).


PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên học sinh:.....................................................
Lớp: 11 C10 Trường THPT Triệu Sơn 1.
Bài học: “ Chí Phèo” – Nam Cao
Kiểm tra đánh giá vào cuối tiết học thời gian 5 phút
Hãy chọn đáp án đúng:
Câu 1: Trong truyện, Chí Phèo nhiều lần được thừa nhận là người có bản tính
hiền lành, lương thiện. Riêng câu “ Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền” là lời
của ai nhận xét về Chí Phèo.
a. Lời Bá Kiến
b. Lời bà Ba
c. Lời người kể chuyện
d. Lời thị Nở.
Câu 2: Ý nào dưới đây để có một nhận định đúng: Trong truyện ngắn “ Chí
phèo” Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo…đều là nạn nhân của Bá Kiến và xã hội
làng Vũ Đại, nhưng chỉ có Chí Phèo mới thật sự là một tính cách bi kịch. Bởi vì:

a. Chí Phèo là nhân vật chịu nhiều thiệt thòi, khốn khổ nhất
b. Chí Phèo là người tự ý thức được tình cảm, số phận bi đát của mình.
c. Chí phèo là kẻ bị từ chối quyền làm người phũ phàng nhất.
d. Chí Phèo là người có số phận kết cuộc bi thảm nhất.
Câu 3: Nhân vật Chí Phèo một mặt tự đắc xem mình là “ anh hùng” làng Vũ
Đại, mặt khác lại thấy mình “ chỉ mạnh vì liều”. Đó là hai mặt của một quá trình
phát triển tính cách, tâm lí nhân vật. Dòng nào sau đây không đúng về bản chất
của quá trình đó.
a. Từ tự tôn đến tự ti
b. Từ ảo tưởng, hão huyền đến tự ý thức
c. Từ mê muội đến tỉnh táo
d. Từ sự tha hóa về lại với chính mình.
Câu 4: Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu được lặp lại ở cuối truyện có ý
nghĩa gì.
a. Giải thích lai lịch của Chí Phèo và những người lao động cùng cố như Chí
Phèo.
b. Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật, còn tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn
có kẻ tha hóa, bi kịch như Chí Phèo.
c. Gợi niềm thương cảm sâu sắc với những số phận nông dân nghèo bị tha hóa
như Chí Phèo
d. Dự báo về tương lai đứa con, cũng như cha nó, se bị cuộc đời bỏ rơi trong
quên lãng.


×