Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Trò chơi mạnh ghép trong tiết dạy ôn tập ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 20 trang )

TRÒ CHƠI “MẢNH GHÉP” TRONG TIẾT DẠY
ÔN TẬP NGỮ VĂN 11
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn học là một môn khoa học bởi vậy đòi hỏi người dạy, người học phải
say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì mới hiểu, mới làm rõ được vấn
đề. Dạy văn, học văn cũng là một nghệ thuật, nó vốn không ưa lặp lại nhàm chán
mà cần đến sự sáng tạo và linh hoạt về phương pháp. Những năm gần đây,
Ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình
và phương pháp giảng dạy nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự phù hợp với đặc trưng bộ
môn.
Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu văn học trong học sinh đã
giảm sút rất nhiều. Một phần, do Ngữ văn là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em
thích văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Học sinh
có năng khiếu học văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời
đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của
gia đình...đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em.
Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là
các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn
Ngữ văn là điều dễ hiểu.
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng, môn học cần đề cao trong
trường học phổ thông. Nó giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm... cho học
sinh, giúp các em tự hoàn thiện mình hơn trong các mối quan hệ xã hội. Là môn
học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn
học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn
lại.

1



Văn học là món ăn tinh thần của con người, không chỉ dùng lí trí để
“nhận” mà còn phải “cảm” bằng trái tim, tâm hồn. Vì thế, người dạy không thể
xem học sinh là “chiếc bình” cần đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các
em là những “ngọn đuốc” cần được thắp sáng. Vậy làm thế nào để đánh thức
niềm say mê môn Ngữ văn vốn đang dần tắt nguội, để thắp sáng những nội lực
văn chương trong học sinh, để các em chủ động đến với văn học và yêu văn học?
Tôi nhận ra rằng, ngoài kiến thức vốn có, ngoài kỹ năng sư phạm, giáo
viên cần vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp để có những tiết học tổ chức cho
các em trò chơi ôn lại kiến thức. Đây cũng là cách đa dạng hóa các phương pháp
dạy học, tạo sức hấp dẫn cho học sinh đến với bộ môn. Chính vì thế, với kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã sử dụng Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết
dạy học ôn tập Ngữ văn 11. Với phương pháp dạy học này, tôi đã phần nào khắc
phục được những khó khăn, đồng thời khơi gợi hứng thú yêu thích bộ môn Ngữ
văn của học sinh. Qua đề tài này, tôi mong muốn được trao đổi một vài kinh
nghiệm nhỏ trong dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn
Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khơi gợi hứng thú cho học sinh trung
học phổ thông trong tiết ôn tập ngữ văn.
Phát huy tính chủ động, tích, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh
kiến thức nhằm đạt kết quả cao trong học tập môn văn
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả của phương pháp Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn
tập Ngữ văn 11 đối với học sinh THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát, thống kê thực tế trước và sau khi sử dụng phương pháp Trò chơi
“mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập Ngữ văn 11.
Thuyết minh, phân tích, so sánh ...

2



1.5. Những điểm mới của SKKN
Áp dụng phương pháp vào tiết ôn tập tổng hợp cuối kỳ, cuối năm.
Đem đến hứng thú cho học sinh trong tiết học ôn tập tổng hợp môn ngữ
văn 11. Đem đến cho tiết ôn tập vừa khoa học, vừa nhẹ nhàng không nặng nề về
kiến thức
Củng cố, phát huy khả năng của học sinh trong việc tổng hợp, liên tưởng,
nhận biết về kiến thức của một học kỳ, một năm học tập môn ngữ văn
Rèn luyện được cho học sinh thói quen chiếm lĩnh kiến thức, bày tỏ nhận
thức, quan điểm trước một vấn đề.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học
không bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy,
nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với
vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai
hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo
của người học, gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ
quan trọng đối với mỗi người giáo viên.
Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra,
xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết: "Hoạt động giáo dục chỉ đạt
hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí
thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh".

3


Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú, con người sẽ làm việc tự nguyện
có hiệu quả hơn, thành công hơn. Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt
mỏi. Học sinh cũng vậy, khi có hứng thú các em sẽ kiên trì làm bài tập, không
nản chí trước câu hỏi khó, không những thế còn hăng hái trả lời, nhận xét bổ
sung câu trả lời của bạn, chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các
bạn cùng trả lời, thầy cô giải thích thấu đáo.
Vì vậy, mỗi thầy cô khi lên lớp, không phải "chăm chăm ôm bảng giảng",
quan trọng hơn người thầy cô phải không ngừng tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa
để gây hứng thú cho học sinh, có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ
động, độc lập sáng tạo của người học sinh đúng như định hướng giáo dục hiện
nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Vài năm trở lại đây, trong xu thế cải cách, đổi mới chương trình sách giáo
khoa, ngành giáo dục cũng đã tổ chức rất nhiều hội th ảo, nhiều đợt học chuyên
đề cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp
dạy học mà trọng tâm là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh trong học tập. Nhưng thực tế, chúng ta không thể phủ nhận,
đó là vị trí của bộ môn Ngữ văn ngày càng trở nên mờ nhạt trong tâm thức học
sinh. Đa số học sinh trung học phổ thông (THPT) không có hứng thú với những
giờ học Ngữ văn trong nhà trường và xác định chỉ cần học để đủ thi tốt nghiệp.
Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: nỗi ám ảnh từ
con đường quá hẹp cho sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của
chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử... và do
phương pháp dạy môn văn của giáo viên con chưa phù hợp, chưa kích thích
hứng thú học của học sinh. Đặc biệt là trong tiết học ôn tập môn ngữ văn. Bởi
tiết ôn tập là tiết học tổng hợp phần kiến thức mà các em đã học ở một giai đoạn,
một khuynh hướng, một thời kỳ văn học nào đó. Chính vì vậy việc lựa chọn


4


phương pháp để dạy cho phù hợp ở tiết này không hề đơn giản. Bởi tiết ôn tập dễ
tạo ra sự nhàm chán cho học sinh, hoặc thái độ học thờ ơ của học sinh.
Trước khi áp dụng phương pháp này, tiến hành khảo sát học sinh ở lớp áp
dụng phương pháp truyền thống thuyết trình để ôn tập môn ngữ văn 11, đã thu
được kết quả như sau:
Lớp

Thái độ bàng quang

Hứng thú chiếu lệ

Có hứng thú

Sĩ số
11C/43

với tiết học
25

15/40

5/43

11D/41

(58,1%)

20

(34,8%)
12

(16,6%)
9

(48,7%)

(29,2%)

(21,9%)

Qua kết quả khảo sát, tôi thấy thực trạng chất lượng dạy và học tiết ôn tập
nghữ văn ở học sinh lớp 11 của trường THPT Thiệu Hóa còn thấp. Đặc biệt,
không hứng thú với tiết ôn tập còn cao. Thực trạng đó sẽ làm cho học sinh có
thói quen xấu như: căn bệnh ỉ lại cho thầy cô thuyết trình một chiều, thiếu suy
nghĩ, thiếu tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Do đó, đổi mới cách thức giờ dạy môn Ngữ văn là đòi hỏi hết sức cấp
bách. Đưa giờ Ngữ văn từ chỗ tuân thủ theo những quy trình cứng nhắc, răm rắp
theo một công thức định sẵn trở thành môi trường mở để thầy và trò tự do trao
đổi và sáng tạo. Giúp các em có niềm hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm văn học,
giúp các em có khả năng tái hiện sáng tạo kiến thức khi học những bài ôn tập.
Trò chơi trong giờ học Ngữ văn vừa là một hoạt động giải trí vừa là một
phương pháp giáo dục. Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn, kết hợp
với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi
mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ
học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh chủ động hơn trong việc soạn
bài, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến, từ đó phát huy tốt tư duy sáng tạo,…


5


Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào trò chơi trong những giờ học không
chỉ làm cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức bằng con đường ngắn nhất và tự nhiên nhất. Việc tổ chức trò chơi trong dạy
và học môn Ngữ văn, giáo viên vừa tận dụng được “vốn sẵn có”, vừa không
ngừng tìm tòi, để sáng tạo những cái mới.
2.3. Cách thức tiến hành giờ dạy học theo phương pháp Trò chơi
“mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập Ngữ văn 11
2.3.1. Chuẩn bị
Giáo viên, tìm tư liệu về các tác giả học trong chương trình Ngữ văn 11
(Học kỳ II). Chuẩn bị các mảnh ghép theo nội dung từng mục của trò chơi
(chuẩn bị khoảng 4 đến 5 bộ, đủ cho lớp học mỗi tổ mỗi bộ). Chuẩn bị các tư
liệu mở rộng trên giáo án điện tử (sử dụng máy chiếu)
Học sinh, kiểm tra lại kiến thức trọng tâm đã học ở tất cả các văn bản
trong chương trình Ngữ văn 11 (Học kỳ 2): Xuất dương lưu biệt (Phan Bội
Châu), Hầu trời (Tản Đà); Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Đây
thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử); Chiều tối (Hồ Chí Minh); Từ ấy (Tố Hữu); “Một thời
đại trong thi ca” (Hoài Thanh); Chuẩn bị bảng phụ để ghép các mảnh ghép.
2.3.2. Thực hiện tiết dạy
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (tổ)
- Bước 2: Phát mỗi nhóm một bộ mảnh ghép theo từng chủ đề
- Bước 3: Các nhóm thực hiện ghép các mảnh ghép trên bảng phụ học tập
- Bước 4: Các nhóm treo bảng phụ lên bảng chính.
- Bước 5: Giáo viên đánh giá, xếp loại (cho điểm )
2.3.3. Tiết dạy thí điểm: Lớp dạy: 11C
2.3.3.1. Hoạt động 1: Trò chơi mảnh ghép Ai ghép nhanh hơn: “Gương
mặt nhà thơ- gương mặt hồn thơ”

* Mục đích của trò chơi:

6


Trò chơi mảnh ghép “Gương mặt nhà thơ- gương mặt hồn thơ” nhằm
mục đích giúp các em nhận diện tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của các
tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11 (Học kì 2), tập trung vào các
tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Hầu trời (Tản Đà), Vội
vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Từ
ấy (Tố Hữu), Chiều tối (Hồ Chí Minh)…
* Cách thức tổ chức trò chơi:
- Lớp được chia làm 4 nhóm (tương ứng mỗi tổ một nhóm), không sử
dụng tài liệu.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 21 mảnh ghép (trong đó có 7 nhận định về
tác giả, 7 nhận định về nội dung, nghệ thuật tác phẩm tương ứng với 7 nhà thơ
được học trong chương trình Ngữ văn 11). Nhiệm vụ của các nhóm là tìm và
ghép tên tác giả với lời nhận định tương ứng về tác giả cùng đặc điểm nội dung,
nghệ thuật ở từng tác phẩm của họ.
- Thời gian làm việc: 07 phút
- Tạm quy định mảnh ghép:
Tác giả- tác phẩm:
(1) Phan Bội Châu “ Lưu biệt khi xuất dương” ; (2) Tản Đà “Hầu trời”; (3)
Xuân Diệu “Vội vàng”; (4) Huy Cận “Tràng giang”; (5) Hàn Mặc Tử “Đây thôn
Vĩ Dạ” ;(6) Tố Hữu “ Từ ấy”; (7) Hồ Chí Minh “Chiều tối”
- Nội dung các mảnh ghép:
(1) Ông là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu
con người trong vòng nô lệ tôn sùng (Hồ Chí Minh).
(2) Ông là nhà thơ có cái buồn sầu mơ màng, chơi vơi với khát vọng thiết
tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng và phẩm cách của mình.

Ông muốn lên cõi trời, cõi tiên, lên cung quế để lãng mạn, bay bổng. Ông là
“con người của hai thế kỉ”.

7


(3) Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ ông là nguồn sống
rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Ông say đắm tình yêu, say
đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi
của mình.
(4) Ông là người luôn đi lượm nhặt những nỗi buồn rơi rớt để dệt nên
những vần thơ ảo não. Có thế nói ông đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông Á, khơi
lại mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.
(5) Trong các nhà thơ mới ông là nhà thơ lạ nhất, phức tạp nhất, bất hạnh
nhất, bí ẩn nhất, như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời.
(6) Ông là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ của ông gắn liền
và song hành với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. Ông được xem là
ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỉ XX.
(7) Trong nền nghệ thuật thơ ca cách mạng Việt Nam nhà thơ này là một
đại biểu xuất sắc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” là một móc son chói lọi trong hành
trình sáng tác của thi sĩ.
(8) Tác phẩm này đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ
cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng táo bạo, mới mẻ, bầu nhiệt
huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
(9) Với nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật:thể thơ trường thiên tự
do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh bài thơ này thể
hiện cái “tôi” cá nhân nhà thơ - một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài
năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
(10) Đây là bài thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ: sống mãnh liệt,sống
hết mình của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Bài thơ còn thành

công ở sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say
mê, sôi nổi cùng những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.

8


(11) Bài thơ này thể hiện nỗi buồn bâng khuâng, nỗi cô đơn, rợn ngợp, nỗi
nhớ nhà, nhớ quê da diết trước cảnh trời rộng sông dài của một “linh hồn nhỏ”.
Bài thơ có sự kết hợp đậm nét giữa chất cổ điển và hiện đại.
(12) Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh
tế, giàu liên tưởng, bài thơ này là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là
tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người nhưng “bó tay nhìn cả
thể phách lẫn linh hồn cùng tan rã”.
(13) Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí
tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động
bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
(14) Bài thơ này nói về tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, ý chí vượt lên
hoàn cảnh khắc nghiệt của một người tù-chiến sĩ cộng sản. Bài thơ đậm sắc thái
nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
- Nội dung mảnh ghép hoàn chỉnh như sau:
TT
1

Tên tác giả
Phan Bội Châu

Lời nhận định
(1)
Ông là vị anh hùng, vị
thiên sứ, đấng xả thân

vì độc lập, được 20
triệu con người trong
vòng nô lệ tôn sùng
(Hồ Chí Minh)

Giá trị tác phẩm
(8)
“Lưu biệt khi xuất dương”:
Tác phẩm này đã khắc họa vẻ
đẹp lãng mạn hào hùng của
nhà chí sĩ cách mạng những
năm đầu thế kỉ XX với tư
tưởng mới mẻ, bầu nhiệt
huyết sôi trào và khát vọng
cháy bỏng trong buổi ra đi
tìm đường cứu nước.

2

Tản Đà

(2)
Ông là nhà thơ có cái
buồn sầu mơ màng,
chơi vơi với khát vọng
thiết tha đi tìm một cõi
tri âm để có thể khẳng
định tài năng và phẩm
cách của mình. Ông
muốn lên cõi trời, cõi


(9)
Tác phẩm “Hầu trời”:
Với nhiều sáng tạo trong hình
thức nghệ thuật:thể thơ
trường thiên tự do, giọng điệu
thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ
giản dị, hóm hỉnh bài thơ này
thể hiện cái “tôi” cá nhân nhà
thơ - một cái tôi ngông,

9


3

4

Xuân Diệu

Huy Cận

tiên, lên cung quế để
lãng mạn, bay bổng.
Ông là “con người của
hai thế kỉ”

phóng túng, tự ý thức về tài
năng, giá trị đích thực của
mình và khao khát được

khẳng định giữa cuộc đời.

(3)

(10)

Ông là nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ
mới. Thơ ông là nguồn
sống rào rạt chưa từng
thấy ở chốn nước non
lặng lẽ này. Ông say
đắm tình yêu, say đắm
cảnh trời, sống vội
vàng, cuống quýt
muốn tận hưởng cuộc
đời ngắn ngủi của
mình.

Tác phẩm “Vội vàng”: Đây là
bài thơ thể hiện quan niệm
sống mới mẻ: sống mãnh
liệt,sống hết mình của một
hồn thơ yêu đời, ham sống
đến cuồng nhiệt. Bài thơ còn
thành công ở sự kết hợp
nhuần nhị giữa mạch cảm xúc
và mạch luận lí, giọng điệu
say mê, sôi nổi cùng những
sáng tạo độc đáo về ngôn từ

và hình ảnh thơ

(4)
Ông là người luôn đi
lượm nhặt những nỗi
buồn rơi rớt để dệt nên
những vần thơ ảo não.
Có thế nói ông đã gợi
dậy cái hồn buồn của
Đông Á, khơi lại mạch
sầu mấy nghìn năm
vẫn ngấm ngầm trong
cõi đất này
(5)

(11)
Tác phẩm “Tràng giang”
Bài thơ này thể hiện nỗi buồn
bâng khuâng, nỗi cô đơn, rợn
ngợp, nỗi nhớ nhà, nhớ quê
da diết trước cảnh trời rộng
sông dài của một “linh hồn
nhỏ”. Bài thơ có sự kết hợp
đậm nét giữa chất cổ điển và
hiện đại

10

(12)



5

6

7

Hàn Mặc Tử

Hồ Chí Minh

Tố Hữu

Trong các nhà thơ mới
ông là nhà thơ lạ nhất,
phức tạp nhất, bất
hạnh nhất, bí ẩn nhất,
như ngôi sao chổi xoẹt
qua bầu trời

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
Với những hình ảnh biểu hiện
nội tâm, bút pháp gợi tả,
ngôn ngữ tinh tế, giàu liên
tưởng, bài thơ này là bức
tranh đẹp về một miền quê
đất nước, là tiếng lòng của
một con người tha thiết yêu
đời, yêu người nhưng “bó tay
nhìn cả thể phách lẫn linh

hồn cùng tan rã”

(7)

(14)

Trong nền nghệ thuật
thơ ca cách mạng Việt
Nam nhà thơ này là
một đại biểu xuất sắc.
Tập thơ “Nhật ký
trong tù” là một móc
son chói lọi trong
hành trình sáng tác
của thi sĩ.
(6)

Tác phẩm “Chiều tối”.
Bài thơ này nói về tình yêu
thiên nhiên, cuộc sống, ý chí
vượt lên hoàn cảnh khắc
nghiệt của một người tùchiến sĩ cộng sản. Bài thơ
đậm sắc thái nghệ thuật cổ
điển mà hiện đại

Ông là nhà thơ của lí
tưởng cộng sản. Con
đường thơ của ông
gắn liền và song hành
với các chặng đường

của cách mạng Việt
Nam. Ông được xem
là ngọn cờ đầu của thơ
ca cách mạng Việt
Nam thế kỉ XX

Tác phẩm “Từ ấy”: Bài thơ là
lời tâm nguyện của người
thanh niên yêu nước giác ngộ
lí tưởng cộng sản. Sự vận
động của tâm trạng nhà thơ
được thể hiện sinh động bằng
những hình ảnh tươi sáng,
các biện pháp tu từ và ngôn
ngữ giàu nhạc điệu

(13)

- Sau khi ghép xong học sinh treo bảng phụ lên bảng chính, giáo viên nhận
xét, đánh giá.

11


2.3.3.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai điền đúng”
* Mục đích của trò chơi:
Trò chơi “Ai điền đúng” là trò chơi giúp học sinh tư duy. Học sinh cần vận
dụng những kiến thức đã học về các tác phẩm trung đại và thơ mới để so sánh
những điểm khác biệt
* Cách thức tổ chức trò chơi:

- Thời gian hoạt động: 15 phút (10 phút hoạt động nhóm; 05 phút nhận
xét, đánh giá)
- Học sinh đọc lại văn bản “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) và vận
dụng những hiểu biết của mình để thực hiện
- Ở trò chơi này giáo viên chuẩn bị mỗi nhóm 01 bảng phụ (theo mẫu).
TT
1

Các bình diện

Thơ trung đại

So sánh
Nội dung, cảm hứng

Thơ mới Việt Nam

Việt Nam

(phần hồn, tinh thần
2

của thơ)
Cách cảm nhận thiên
nhiên, con người, cuộc

3
4

sống

Cảm hứng chủ đạo
Hình thức nghệ thuật
Giáo viên phát cho mỗi nhóm và các nhóm thảo luận, điền vào từng mục

cụ thể sau đó treo lên bảng chính. Giáo viên cho học sinh đối chiếu giữa các
nhóm và nhận xét, đánh giá (cho điểm). Nhóm nào làm đúng và nhanh sẽ được
thưởng điểm
- Nội dung cần đạt như sau:
TT
1

Các bình diện
so sánh
Nội dung, cảm hứng

Thơ trung đại Việt

Thơ mới Việt Nam

Nam
Thời đại chữ “ta” (phi Thời đại chữ “tôi”, coi

12


(phần hồn, tinh thần ngã) nặng tính cộng trọng bản ngã, cá nhân.
2

của thơ).
đồng, xem nhẹ cá nhân.

Cách cảm nhận thiên Nhìn bằng đôi mắt già Nhìn đời bằng đôi mắt
nhiên,

con

người, cỗi, cũ kĩ, công thức, xanh non, biếc rờn, tươi

cuộc sống.
3

Cảm hứng chủ đạo

ước lệ, khuôn sáo.

mới, trẻ trung, ngơ

Nói chí, tỏ lòng

ngác.
Nỗi buồn, cô đơn, bơ
vơ, thất vọng của cái
“tôi” trữ tình trước thực
tại và tương lai đất

4

Hình thức nghệ thuật

- Chữ Hán, Nôm


nước
- Chữ quốc ngữ

- Thể thơ truyền thống

- Thể thơ kết hợp truyền

- Luật lệ chặt chẽ, gò thống và hiện đại
bó, nghiêm ngặt

- Luật lệ đơn giản,
phóng khoáng, diễn đạt
tinh tế, giản dị, gần gũi,

phá bỏ tính quy phạm
- Trong quá trình nhận xét giáo viên có thể hỏi thêm những câu hỏi phụ để
kích thích khả năng tư duy cho học sinh.
Ví dụ 1: Các bài “Tràng giang” (Huy Cận), “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc
Tử) đều viết theo thể thất ngôn trường thiên (3 hoặc 4 khổ) nhưng tại sao không
phải thơ cũ?
- Định hướng: Đó chỉ là sự giống nhau về hình thức, còn phần nội dung
lại khác. Ở bài “Tràng giang” là cái “tôi” cá nhân, nỗi buồn cô đơn trước mênh
mông trời rộng, sông dài, nỗi sầu vũ trụ. Còn bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là nỗi
buồn, cô đơn vì xa cách, vì mong mỏi, hi vọng và thất vọng với một mối tình
đơn phương trong bệnh tật.

13


Ví dụ 2: (Dành cho HS khá, giỏi). Từ bài “Lưu biệt khi xuất dương”

(Phan Bội Châu) sang “Hầu trời”(Tản Đà) đến “Vội vàng”(Xuân Diệu) em hãy
chỉ ra quá trình thay đổi những yếu tố của văn học trung đại sang thơ hiện đại
2.3.3.3. Hoạt động 3: Trò chơi “Thử tài chấp bút”
* Mục đích của trò chơi:
Trò chơi này giúp học sinh bước đầu vận dụng kĩ năng cảm nhận, bình thơ
của mình vào một điểm sáng hay một tứ thơ đẹp trong các tác phẩm được học
* Cách thức tiến hành:
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung: Giáo viên cho học sinh chọn một điểm sáng trong số những
bài thơ đã học để viết lời bình
- Giáo viên thu và chọn một vài bài ngẫu nhiên đọc cho cả lớp nghe và
cùng bình luận, đánh giá (có thể cho điểm)
- Sau đó giáo viên trình chiếu một số bài bình hay (sử dụng máy chiếu)
Lời bình thứ 1: Bình khổ 1 bài thơ “Tràng giang” - Huy Cận:
“Nếu Xuân Diệu đắm mình trong tình yêu, Nguyễn Bính để hồn mình
nương náu bến nước, gốc đa, mái đình...thì Huy Cận lại tìm về với những điệu
hồn cổ điển.
“Sóng gợn tràng gian buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hoài Thanh gọi Huy Cận là hồn thơ “ảo não” nhất trong các nhà thơ mới
phải chăng bởi những vần thơ như vậy. Một nỗi buồn trùng điệp, miên man khắp
thời gian, giăng mắc khắp không gian. Như trăm dòng suối đổ ra sông, hàng
hàng lớp lớp nỗi buồn từ khắp mọi ngã cuộc đời hợp về thành nỗi sầu lớn “sầu
trăm ngã”. Đó là nỗi buồn của cá nhân khi đối diện với không gian ... Người
xưa dùng hình ảnh cánh bèo để nói lên thân phận chìm nổi của con người. Huy

14



Cận lại dùng hình ảnh cành củi khô- một chất liệu vừa hiện thực vừa hiện đại.
Và trong giây phút sầu tủi, ngậm ngùi về cuộc đời, về kiếp người, hồn thơ Huy
Cận nương náu về một điểm tựa tinh thần, ấy là nỗi nhớ, tình yêu quê nhà...”
(Nguyễn Thị Hải Hậu- Phú Thọ)
Lời bình thứ 2: Bình đoạn thơ trong bài “Vội vàng”- Xuân Diệu:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng mở cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
“Tự bao giờ ta biết yêu mùa xuân, cuộc đời. Có phải hạt mầm khỏe khoắn
ấy đã lặng lẽ nép mình trong mỗi người và thơ Xuân Diệu là hơi thở nồng nàn
đánh thức hạt mầm ấy? Ơi cuộc đời, sao lộng lẫy, kì diệu đến thế. Dưới ánh mắt
Xuân Diệu, cõi trần bỗng hóa thành vườn yêu dạt dào xuân sắc, xuân tình....để
rồi chợt ngỡ ngàng: “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Bút pháp tương
giao giữa vị giác- thị giác gợi cảm nhận trong người đọc về vị ngọt, hương
thơm, độ căng tròn gợi cảm của làn môi tháng giêng. Thêm một câu thơ, thêm
một hình ảnh làn môi thơ ấy, thiên nhiên đã trở thành người tình si trong cái
nhìn khao khát say đắm của thi sĩ rồi” (Hoàng Quỳnh Nga- Phú Thọ)
Lời bình 3: Bình 2 câu thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
“Một bến sông, một con thuyền và bóng “ai” thấp thoáng trên con thuyền
ấy. Đây vốn là những chi tiết đơn sơ trong cõi thực nhưng nhờ được tắm đẫm
trong vùng ánh sáng kỳ diệu của cảm hứng lãng mạn nên đã tạo thành một cảnh
thơ đẹp nhất của Đây thôn Vĩ Dạ. Mở đầu bài thơ là cảnh nắng. Cách có mấy


15


dòng lại có thêm cảnh trăng. Trăng và nắng đều là ánh sáng ... Được vây bọc
trong ánh sáng của cõi mộng vạn vật như được thoát xác, rủ bỏ mọi đường nét,
màu sắc phàm trần, thế tục để hóa thành “sông trăng”, thuyền hóa thành
“thuyền chở trăng” và bóng ai đó thành người mộng tưởng của thi nhân. Lời
thơ như miên man, phiêu lãng trong mộng, xóa nhòa những nét nghĩa thông
thường để phủ lên cả vũ trụ một màu bàng bạc của trăng..” (Lã Nguyên)
Lời bình 4: Bình nhan đề bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử:
“Thơ là tiếng nói của cảm xúc, những cảm xúc không thể diễn tả bằng
một thứ ngôn ngữ nào khác được ngoài ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ thơ...
Thơ còn là bến bờ khi con người cảm thấy hụt hẫng vào một phút giây nào đó
trong cuộc đời. Đến với thơ là đến với lời mời gọi ân cần của trái tim để chia
sớt, chung cùng. Đến với “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta chợt giật mình bởi tiếng reo
ngay trong nhan đề bài thơ. Lời mời gọi đã thầm ẩn giấu những nỗi niềm xôn
xao. “Đây thôn Vĩ Dạ”! Đây là những gì tha thiết, khao khát nhất của một tình
yêu, đây là những nỗi niềm riêng tư mình tôi, riêng tôi... Âm vang mời gọi cứ
dẫn dắt tâm hồn người đọc đi xa hơn những gì đã được đóng khép trong một
nhan đề...”
(Lữ Lâm Uyên)
3.3.3.4. Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
- Thời gian: 08 phút
- Nội dung:
+ Giáo viên điểm lại những nội dung cơ bản của tiết học
+ Nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm
+ Cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm làm việc hăng hái, hiệu quả
+ Cho học sinh về nhà viết bài thu hoạch về những tác phẩm văn học đã
học ở kỳ 2 (theo mẫu):
TT Tác

phẩm

Tác giả Hoàn cảnh
sáng tác

Nội dung

Nghệ thuật

Điểm sáng

bài thơ

đặc sắc

trong bài

16


thơ















2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Phạm vi ứng dụng
Đề tài được ứng dụng ở 2 lớp học sinh của trường THPT Thiệu Hóa. Khi
áp dụng sáng kiến phương pháp Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập
Ngữ văn 11, kết quả lớp áp dụng đạt hiệu quả cao hơn so với lớp cùng tiết ôn tập
nhưng áp dụng phương pháp dạy cũ. Từ kết quả này, có thể ứng dụng trong diện
rộng toàn khối 11 của trường.
2.4.2. Hiệu quả của đề tài
Từ thống kê lần thứ nhất, tôi chọn lớp định hướng 11C để thể nghiệm. Sau
khi sử dụng phương pháp này, kết quả cho thấy học sinh đã hứng thú trong giờ
học, giờ học sôi nổi, các em nhiệt tình tham gia vào trò chơi mảnh ghép một cách
chủ động.
SỐ LIỆU SO SÁNH KẾT QUẢ GIỮA LỚP 11C VÀ 11D
(Lớp thử nghiệm 11C- Phương pháp trò chơi “mảnh ghép”; Lớp không thử
nghiệm: 11D – Dạy theo phương pháp cũ)
TT
1

2

Lớp
11C

11D


Sỉ số
43

41

Số HS nắm kiến thức
Tốt
Khá
TB
15
20
08
34.9%

46.5

Yếu
0

Số HS có kĩ năng bình văn
Tốt
Khá
TB
Yếu
10
20
13
0

18.6%


23.3

46.5

30.2

05

%
12

20

04

%
05

%
12

%
15

09

12.1%

29.3


48.8%

9.8%

12.1

29.3

36.6

22%

%

%

%

%
III. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận

Là giáo viên và nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn, ai cũng muốn đem lại
cho học sinh những giờ học thực sự hứng thú và bổ ích. Tuy nhiên, không phải

17


lúc nào kết quả cũng như chúng ta mong muốn. Để có một giờ học hiệu quả là cả

một sự trăn trở, tìm tòi đổi mới về phương pháp sao cho học sinh tiếp nhận được
bài học một cách tự nhiên, thoải mái mà đúng hướng và sâu sắc. Khi dạy và học
các tiết ôn tập, giáo viên và học sinh đều gặp phải những khó khăn nhất định. Do
đó, thực tế dạy và học phần văn học này chưa đạt được kết quả như ta mong
muốn. Đa phần các em chưa cảm thấy hứng thú đối với tiết học này. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số học sinh đều cảm thấy khó khi tiếp nhận.
Tài năng sư phạm của giáo viên là biết lựa chọn phương pháp tối ưu tuỳ
theo đặc điểm đối tượng, tài liệu giảng dạy và điều kiện dạy học cụ thể... Việc sử
dụng trò chơi vào trong tiết học như vậy tôi nhận thấy các em học sinh hứng thú
hơn, say mê hơn trong giờ học. Không còn tình trạng học sinh uể oải, chán nản
hay làm việc riêng trong giờ học nữa. Nhiều em học sinh đã phát huy được khả
năng văn học của mình qua những lời bình văn khá độc đáo, đặc sắc. Điều thành
công ở trò chơi này là các em đã hệ thống lại được những kiến thức cơ bản, cần
thiết về các tác phẩm trong giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX, các em biết làm
việc nhóm, đoàn kết, hào hứng.
Nhận thấy đây là một sáng kiến, phương pháp có hiệu quả nên tôi đã áp
dụng vào tiết ôn tập môn ngữ văn 11. Qua đề tài này, tôi hi vọng góp một phần
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học các tiết ôn tập.
3.2. Kiến nghị
Với các cấp quản lí, sở giáo dục cần tăng cường tổ chức các chuyên đề bồi
dưỡng phương pháp dạy học giáo viên trên cơ sở thực tiễn học tập của học sinh ở
bộ môn. Quản lí cấp trường cần khích lệ động viên thầy cô giáo, mở các đợt trao
đổi phương pháp dạy học trong giáo viên.
Với giáo viên, đây là một công việc không đơn giản. Do vậy để có kết
quả, mỗi giáo viên phải thực sự chuyên tâm, vượt lên những khó khăn của đời
sống để góp phần đào tạo những công dân tích cực, chủ động, sáng tạo cho
tương lai đất nước. Với học sinh, cần phải xác định được mục đích của việc học

18



tập là hành trang quan trọng để bước vào cuộc sống của mình. Cần có thái độ
học tập tích cực, đúng đắn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến trên là của bản thân tôi. Mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô giáo.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Người viết sáng kiến

LÊ TRỌNG VINH

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Ngữ văn 11, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
2. Hỏi - đáp kiến thức Ngữ văn 11 - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
3. Thiết kế bài học Ngữ văn 11 - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006
4. Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 11 - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
5. Sách Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
6. Sách Giáo viên Ngữ văn 11, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
7. Sách chuẩn Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010.
8. Tài liệu chuyên văn tập 3, Đỗ Ngọc Thống, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012
9. Văn học Việt Nam (1900-1945), Phan Cự Đệ (chủ biên),NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2000

20




×