Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Vận dụng dạy tích hợp liên môn trong tiết đọc văn hai đứa trẻ ( thạch lam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.87 KB, 36 trang )

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG ĐỌC VĂN
“HAI ĐỨA TRẺ” (THẠCH LAM)

Người thực hiện: Lê Thị Huyền Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………01
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………….01
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….02
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….02
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………...02
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm…………..………03
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ………………03
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến ..........................................................04
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....06
2.3. Các giải pháp thực hiện ....................................................................
2.3.1. Một số cách tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn, Lịch sử,
Địa lý, Giáo dục công dân... để dạy Ngữ văn Trung học phổ thông (Phần
đọc hiểu tác phẩm văn học)………………………………….....................06
2.3.2. Vận dụng Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn,


Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, kiến thức nội môn… thông qua bài
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam …………………………………........12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường…………16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ………………………………………..17
3.1. Kết luận…………………………………………………………...17
3.2. Kiến nghị………………………………………………………….17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến
Trải qua nhiều thập kỉ, nền giáo dục Việt Nam trên đà phát triển, bắt nhịp
với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học
hiện đại, của công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới đã tác động mạnh mẽ
đến sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học. Mỗi môn học
không còn đứng riêng độc lập, mà có tính liên kết chặt chặt với các môn khác.
Dạy học truyền thống từng chú trọng đào sâu kiến thức của từng môn, nghĩa là
học môn nào thì biết môn đó.Nhưng cuộc sống vốn đa dạng, phong phú, phức
tạp. Kiến thức nhân loại lại mênh mông, có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì
thế, cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, gắn giảng dạy lí thuyết với thực
hành. Học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức mà phải là người chủ
động, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiền dưới sự hướng dẫn của
giáo viên. Một trong những phương pháp đổi mới giảng dạy những năm gần đây
là dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy năng lực đó của học sinh.
Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích
hợp bộ môn. Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền
cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những
năm vừa qua như cuộc vận động Hai không, phong trào Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực, cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh…với tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo

dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài
có liên quan, có thể giáo dục các em lòng thương người, lòng yêu nước, nói
thêm cho các em biết thêm về kĩ năng sống, về tình yêu trong sáng, về văn hóa
truyền thống…
Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy Ngữ văn THPT, tôi đã vận dụng dạy
tích hợp liên môn. Trong giải pháp này, tôi xin giới hạn ở nội dung: Vận dụng
dạy tích hợp liên môn trong tiết Đọc văn “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam),
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả việc dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
- Khơi dậy tình yêu văn chương cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tích hợp liên môn trong giảng dạy Ngữ văn Trung học phổ thông.
- Học sinh lớp 11B1, 11B4 tại Trường THPT Thạch Thành 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Dạy học tích hợp liên môn áp dụng cho lớp 11B4
- Không áp dụng dạy học tích hợp liên môn cho lớp 11B1
- Đối sánh giữa 2 lớp có áp dụng dạy học tích hợp liên môn và lớp không
áp dụng, kiểm chứng qua kết quả bài tập vận dụng, bài làm của học sinh rồi rút
ra kết luận về hiệu quả của phương pháp dạy học tích hợp liên môn.

1


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn
học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức
liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương
trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra
thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp,
song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng
môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng
cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho HS.”
2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy Ngữ văn Trung học phổ
thông.
Trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã nêu rõ: Môn
Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung
học phổ thông: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ
thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn.
Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia

đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư
tưởng, tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng..., lòng
ghét cái xấu, cái ác (...).Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của
mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Muốn làm được điều đó thì vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn là một
trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong
chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm
qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối
2


liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn
tiềm ẩn và rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không
chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn – tiếng
Việt – Tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các
môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là
các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển
chuyển và tinh tế .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thuận lợi
- Với học sinh: Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ,
hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được
tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn,
ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh
không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát
cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Với giáo viên: Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn

thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và
vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; với việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền
thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học
sinh cả ở trong và ngoài lớp học.Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều
kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy,
dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc
dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát
triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực
dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
2.2.2. Khó khăn
- Với học sinh: Các em còn có thói quen học theo cách cũ là đọc - chép,
học thuộc lòng. Cho nên, khi học theo hướng tích hợp, lượng kiến thức rộng
hơn, xâu chuỗi nhiều bộ môn hơn sẽ làm cho các em lúng túng. Bởi vì, kiến thức
ngay trong một môn các em chưa nắm vững, thì việc tích hợp các môn khác, nếu
không khéo léo hướng dẫn, các em dễ nhầm lẫn, biến một giờ văn thành một giờ
học giáo dục công dân, Lịch sử…một cách sống sượng.
- Với giáo viên: Phương pháp dạy tích hợp liên môn dù xuất hiện mấy năm
gần đây nhưng so ra vẫn còn mới mẽ. Ngay ở Bộ GD-ĐT mới đưa ra chủ
trương, chỉ đạo, hướng dẫn ở cấp vĩ mô, chứ chưa có một giáo án mẫu, cách dạy
mẫu. Vì thế, giáo viên ngại tiếp cận với sự đổi mới. Nếu có thực hiện thì vẫn
chưa thực sự tự tin.
2.2.3. Đánh giá thực trạng dạy học khi chưa áp dụng sáng kiến dạy học
tích hợp
3


- Kết quả học tập
Lớp 11B1 chưa áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp, điểm số kết quả học

tập của học sinh học kì I, năm học 2018 – 2019 thấp hơn lớp 11B4, lớp đã được
áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp (Phụ lục 1 kèm theo)
Chất lượng bài kiểm tra 90 phút (bài viết số 03) môn Ngữ văn của học sinh
lớp 11B1 Trường THPT năm học 2018 – 2019 khi giáo viên chưa dạy học tích
hợp liên môn cũng thấp hơn so với lớp 11B4 đã được áp dụng sáng kiến dạy học
tích hợp (Phụ lục 1 kèm theo)
- Những mặt còn hạn chế
Là người trong ngành giáo dục, cụ thể là giáo viên dạy môn Ngữ văn,
chúng tôi thấy rằng, thực tế hiện tại phần lớn học sinh không có hứng thú với
việc học Ngữ văn.
Điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh các tiết dạy Ngữ văn ở lớp
11B1, học kì I năm học 2018-2019, khi giáo viên chưa dạy học tích hợp liên
môn thấp hơn so với lớp 111B4 đã được áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp là
một minh chứng (Phụ lục 1 kèm theo).
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Một số cách tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn, Lịch sử,
Địa lý, Giáo dục công dân... để dạy Ngữ văn Trung học phổ thông ( Phần
đọc hiểu tác phẩm văn học)
 Điều kiện để thực hiện
- Chuẩn bị của giáo viên
+ Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học, bao gồm những kiến thức
chuẩn nào của các môn sẽ đạt được trong bài học sắp dạy, nhằm gắn kết, liên hệ
các kiến thức của các bộ môn khác với môn Ngữ văn nhằm mục đích mở rộng
kiến thức. Phải tính đến đặc trưng bộ môn Ngữ văn trong giờ Đọc văn là hướng
dẫn học sinh tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, chứ không phải
biến một giờ văn thành một giờ dạy sử, dạy địa, dạy GDCD. Kiến thức liên môn
hoặc nội môn chỉ có vai trò hỗ trợ, soi chiếu vào tác phẩm văn học, chứ không
thể thay thế môn Ngữ văn.
+ Giáo viên phải lập bảng mô tả các mức độ đánh giá của bài học với 4
mức Nhận biết -Thông hiểu -Vận dụng -Vận dụng cao theo trục dọc và trục

ngang để làm cơ sở đánh giá năng lực học sinh.
+ Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của bài học trước khi thiết kế giáo
án tích hợp.
+ Giáo viên phải chuẩn bị học liệu, thiết bị dạy học.
+ Giáo viên phải hướng dẫn trước cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Cho học
sinh tự chọn đề tài cho thảo luận nhóm, chuẩn bị thuyết trình bằng nhiều hình
thức trước lớp khi tiến hành tham gia giờ học trên lớp
- Chuẩn bị của học sinh
+ Học sinh sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung đến bài
học.
+ Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
4


 Cách tích hợp các bộ môn thuộc khoa học xã hội để dạy phần Đọc
văn Trung học phổ thông
- Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD…để tìm hiểu mục Tìm hiểu
chung
Lịch sử và văn học vốn có sự gần gũi với nhau. Thời phong kiến, văn học
trung đại đã có hiện tượng Văn-Sử- Triết bất phân( theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Chú). Thực ra, lịch sử của một dân tộc cũng là lịch sử tâm hồn của dân tộc
đó. Xã hội nào, văn học đó. Một tác giả xuất hiện, tác phẩm ra đời đều gắn liền
với một thời kì lịch sử nhất định. Để đánh giá khách quan giá trị tư tưởng và
nghệ thuật của một tác phẩm văn chương trong nhà trường, cần đặt nó trong
không gian địa lí, thời gian lịch sử mà nó ra đời. Có những tác phẩm vượt thời
gian, thậm chí đi ngược lịch sử để sống mãi với muôn đời. Lịch sử đen tối như
thời Nguyễn Du sống nhưng Truyện Kiều của ông trở nên bất hủ. Bài thơ Sóng
của Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, giữa những ngày đánh Mĩ ác liệt nhất trở
thành bài thơ viết về tình yêu đôi lứa hay nhất…
Khi tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD để Đọc văn, giáo viên chú ý

những đơn vị kiến thức quan trọng ở phần Tiểu dẫn:
+ Tích hợp lịch sử: liên quan đến tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác
phẩm. Đây là chỗ tích hợp để GV hướng dẫn học sinh lí giải tác động, ảnh
hưởng của bối cảnh lịch sử rộng và bối cảnh lịch sử hẹp đến việc hình thành tài
năng nhà văn và giá trị tác phẩm.
+ Tích hợp địa lí: liên quan đến quê hương tác giả. Mỗi tác giả đều gắn với
một vùng đất. Nó là cái nôi để ươm mầm tài năng, cũng là nơi để lí giải bút danh
nhà văn, qua đó thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của họ ( Bút danh Nam
Cao, Tô Hoài, Tản Đà)
+ Tích hợp GDCD: liên quan đến gia đình và những chặng đường quan
trọng trong sự nghiệp chính trị và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Dạy tác giả
Tố Hữu, sau khi tìm hiểu tiểu sử, GV có thể cho học sinh rút ra những điều tâm
đắc từ cuộc đời nhà thơ nhằm giáo dục các em về lí tưởng sống, về tinh thần đấu
tranh cách mạng…
- Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD, kiến thức nội môn…để tìm
hiểu mục Đọc hiểu văn bản
+ Tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội như lịch sử, địa lý, văn
hóa, giáo dục công dân…
Ngoài phần Tiểu dẫn luôn vận dụng đến kiến thức lịch sử thì khi Đọc - hiểu
văn bản một số tác phẩm cụ thể, chúng ta phải có vốn kiến thức lịch sử, địa lý,
văn hóa, giáo dục..vv.. nhất định để lý giải một số vấn đề, giúp học sinh hiểu rõ,
sâu hơn về tác phẩm ( Có thể về một chi tiết nào đó, một nội dung nào đó …)
Ví dụ:
Đọc – hiểu văn bản Ai đặt tên cho dòng sông? ở chương trình lớp 12, khi
nói về sông Hương gắn với lịch sử, GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức lịch
sử để phân tích. Cụ thể:
Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó,
từ thuở nó còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng.
5



Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang (dòng sông
thiêng) .
Là dòng sông bảo vệ biên thuỳ “dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh
liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung
đại”.
Thế kỉ thứ mười tám nó vẻ vang soi bóng “kinh thành Phú Xuân của người
anh hùng Nguyễn Huệ.”
“Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của những cuộc khởi
nghĩa.”
Sông Hương chứng kiến thời đại mới với cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân,
Huế đã nhận được lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế
quốc Mĩ đã chụp lên những di sản của nó.
Từ đó đi đến kết luận: Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca
ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
Về tích hợp địa lí, GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp Sông Hương khi đến
giữa thành phố Huế, tác giả chợt liên tưởng đến các con sông trên thế giới cũng
chảy vào thành phố nhưng chảy “nhanh quá”: Sông Xen của Pa ri, sông Đanuýp của Bu – Đa – pét, sông Nê va của thành phố Lê – nin- grát. Để rồi, HS sẽ
kết luận về vẻ đẹp riêng của sông Hương dành cho Huế, đó là điệu slow tình
cảm.
+ Việc tích hợp các bộ môn xã hôi như giáo dục công dân, giáo dục kĩ
năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học… góp phần làm sáng rõ khi lí giải
các khái niệm, chi tiết nghệ thuật hay tư tưởng tác phẩm…Góp phần giáo dục ý
thức công dân, rèn luyện kỹ năng sống, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội …
Ví dụ:
Khi dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, GV tích hợp
kiến thức GDCD để hướng dẫn HS tìm hiểu về bạo lực gia đình: Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 có
định nghĩa: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại

hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên
khác trong gia đình. Em có suy nghĩ gì về hậu quả, nguyên nhân của hành vi bạo
lực gia đình qua lời kể của người đàn bà hàng chài tại toà án huyện?
- Tích hợp kiến thức nội môn: Tiếng Việt – Làm văn- Đọc Văn
Trong giờ Đọc – hiểu văn bản văn học có lẽ nhóm kiến thức các phân môn
trong nội bộ môn Ngữ Văn, gồm Đọc Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn ( Nhóm
thứ nhất ) luôn luôn được vận dụng như là phương tiện quan trọng nhất và cơ
bản nhất để khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản ( dù bổ dọc, hay bổ
ngang ). Giáo viên thường đặt một số loại câu hỏi yêu cầu nhận biết, yêu cầu
vận dụng, vận dụng cao :
+ Đọc hiểu văn bản nghị luận như Một thời đại trong thi ca ( Lớp 11);
Tuyên ngôn Độc lập ( Lớp 12)…, GV đặt câu hỏi: Văn bản vận dụng thao tác
lập luận gì?( Phân tích, giải thích, chứng minh, bác bỏ, bình luận…). Đây là
kiến thức Tập làm văn được học ở lớp 11.
6


+ Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hình thức nghệ thuật ? ( Từ ngữ
được sử dụng ? Biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng … hoặc phương thức
biểu đạt … hoặc phong cách ngôn ngữ …hoặc thao tác lập luận – cho các loại
văn bản …vv … )
+ Phân tích hiệu quả, tác dụng của việc sử dụng các hình thức nghệ thuật
đó ( Dùng từ, đặt câu, âm điệu, các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt,
phong cách ngôn ngữ ..vv.. )
+ Để nhấn mạnh khắc sâu làm nổi bật một ý nào đó, nhiều khi ta phải so
sánh, đối chiếu liên hệ kiến thức giữa các văn bản khác nhau trong chương trình
cũng có thể ngoài chương trình. GV gợi cho HS nhận biết, thông hiểu những văn
bản đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để mở rộng và khắc sâu kiến thức bài
đọc văn đang dạy.
Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Lưu biệt khi xuất dương( Phan Bội Châu),

giáo viên tích hợp nội môn theo hướng sau:
+ Tích hợp với các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội
Châu, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc (đã
học ở THCS) để giới thiệu sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu và những tác
phẩm viết về cụ Phan.
+ Tích hợp với thơ trung đại từ Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi… liên hệ đến
những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ) về Chí làm trai
nhằm so sánh chí làm trai trong bài thơ ( thể hiện ở hai câu đề)
+ Tích hợp với Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) để liên hệ đến vấn đề vinh-nhục...nhằm so sánh ý
thơ ở hai câu luận.
+ Tích hợp phần Tiếng Việt ( Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ), Làm
văn ( thao tác lập luận so sánh, phân tích...) để cảm nhận cái hay, cái đẹp về
ngôn ngữ trong bài thơ.
- Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD, kiến thức nội môn…để tìm
hiểu mục Tổng kết bài đọc hiểu.
+ Tổng kết nghệ thuật văn bản: Giáo viên thường tích hợp kiến thức trong
nội bộ hệ thống các bài đọc văn về các phương diện thể loại, ngôn từ …để
hướng dẫn học sinh đánh giá thành công nghệ thuật tác phẩm;
+ Tổng kết ý nghĩa văn bản: Giáo viên thường tích hợp giáo dục công dân
để nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, vừa
rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.
Ví dụ : Tổng kết Đọc hiểu bài Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
+ Môn GDCD: GV Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân lớp 10( bài
Công dân với cộng đồng; Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm đối với Đất nước; tích hợp tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học về tinh thần lạc
quan, niềm tin vào cuộc sống, về ý chí nghị lực…
+ Môn Ngữ văn: Lí luận VH: Phong cách thơ Hồ Chí Minh, thi pháp thơ
Đường.

7


2.3.2. Vận dụng Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn,
Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, kiến thức nội môn… thông qua bài
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
- Mục tiêu dạy học
Để góp phần vào việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, đề tài: giáo
dục tích hợp kiến thức các môn học: Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, thông
qua bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam được xây dựng từ các môn học sau:
- Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là :
Môn Ngữ văn:
+ Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những
người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn
trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
+ Thấy được một những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của
Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “ Hai đứa trẻ”.
+ Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn, Lí luận văn học (tích hợp trong
môn)
+ Khả năng thuyết trình, hùng biện một vấn đề.
Môn Lịch sử lớp 12:
+ Từ nội dung bối cảnh xã hội Việt Nam ở vùng Bắc bộ những năm
trước Cách Mạng Tháng Tám – 1945, trong chương trình lớp 12 – chương II –
Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945; qua không gian nghệ thuật trong truyện
Hai đứa trẻ.
Môn Địa lí 12: Bài 44, 45 Địa lí địa phương (mở rộng tìm hiểu địa lí địa
phương, vùng miền, cụ thể là địa thế vùng đất Cẩm Giàng, Hà Nội…) và Bài
Kinh tế vùng Bắc bộ.
Môn GDCD: Công dân 10 – Bài 13: Công dân với cộng đồng ; Công dân
12 – Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống

xã hội, Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản và Bài 7: Công dân với các
quyền dân chủ. Qua đó HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung bài học như tình
yêu thương và quyền được chăm sóc của trẻ em (Chương trình GDCD 10), qua
cuộc sống bế tắc nghèo khổ cơ cực của các nhân vật trong truyện ( Chương trình
GDCD 12).
+ HS có kiến thức tổng hợp về âm nhạc, hội hoạ…
- Kĩ năng
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
+ Giúp các em rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập
thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.
+ Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địa
phương. Từ đó rút ra được cách xử lí tình huống theo chiều hướng tích cực nhất.
+ Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức các môn: Ngữ văn,
Địa lí, Lich sử, Giáo dục công dân qua bài “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
- Thái độ
+ Học sinh có thái độ đồng cảm với những cảnh đời quẩn quanh, bế tắc,
khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn.
8


+ Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn.
- Đối tượng dạy học của bài học
+ Học sinh khối lớp 11
+ Cụ thể: lớp 11B1, 11B4 - ban cơ bản
+ Đặc điểm:
Ban cơ bản, đa số học sinh học bộ môn Ngữ văn chưa tốt, chưa mạnh dạn,
còn rụt rè. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn không cao, khả năng tìm
kiếm thông tin trên các trang mạng internet còn hạn chế, khả năng liên kết và

đưa các thông tin vào bài chưa được tốt.
- Ý nghĩa của bài học
+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn
đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và, biết đồng cảm, biết
chia sẻ, yêu cuộc sống hơn.
+ Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế,
từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
+ Qua việc thực hiện bài dạy sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra
trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.
+ Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực,
tư duy sáng tạo và khả năng lí luận trong cuộc sống.
Cụ thể qua bài học này học sinh không chỉ nắm được niềm cảm thương
chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất
trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh bế tắc nơi phố huyện trước Cách mạng
tháng tám và sự đồng cảm trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà
tha thiết của họ; phong cách viết truyện của Thạch Lam mà còn thấy được vai
trò quan trọng của công dân với cộng đồng, nêu được những biện pháp bảo vệ
môi trường và quyền được chăm sóc của trẻ em, khả năng hoạt động độc lập tư
duy và hợp tác nhóm.
- Thiết bị dạy học
+ Phấn trắng, bảng đen
+ Máy chiếu
+ Máy vi tính
- Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Bài học được tiến hành trong ba tiết học ( 135 phút)
Tiết 1: Mục I và mục II
Mục I: Tìm hiểu chung
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp

của nhà văn Thạch Lam.( Tích hợp kiến thức môn địa lí, môn lịch sử để hiểu
thêm quê ngoại của Thạch Lam-nơi để lại dấu ấn không gian nghệ thuật
trong truyện “Hai đứa trẻ”)
9


+ Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về xuất xứ, không gian nghệ thuật và tác
phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện của Thạch Lam.( Tích hợp kiến thức
môn địa lí, môn lịch sử để hiểu thêm quê ngoại của Thạch Lam-nơi để lại dấu
ấn không gian nghệ thuật trong truyện “Hai đứa trẻ”)
Mục II: Đọc – hiểu văn bản
+ Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu phần chú thích.
+ Hoạt động 4: Tìm hiểu và phân tích bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc
chiều tàn. ( Tích hợp kiến thức âm nhạc, hội họa, tiếng Việt ).
Tiết 2 ( tiếp theo )
Mục II: Đọc – hiểu văn bản
+ Hoạt động 1: Học sinh phát hiện các chi tiết và nêu cảm nhận cảnh chợ
tàn; giáo viên nhận xét khái quát và mở rộng liên hệ ý thức quyền trẻ em được
chăm sóc vui chơi ( môn công dân kết hợp giáo dục quyền được chăm sóc của
trẻ em – Luật bảo vệ trẻ em năm 2014 ).
+ Hoạt động 2: Học sinh phát hiện các chi tiết và nêu cảm nhận tâm trạng
nhân vật Liên, giáo viên nhận xét, khái quát liên hệ trách nhiêm của cá nhân với
cộng đồng…(môn GDCD).
+ Hoạt động 3 : Giáo viên hướng học sinh tìm và phân tích những chi tiết
nổi bật cảnh phố huyện về đêm khuya (hình ảnh của bóng tối và ánh sáng, nghệ
thuật miêu tả bóng tối và ánh sáng, đời sống của người dân…)
Tiết 3: ( tiếp theo )
Mục II: Đọc – hiểu văn bản
- Hoạt động 1: Giáo viên chia 4 nhóm và hướng dẫn học sinh thảo luận:
+ Nhóm 1: Những chi tiết nào báo hiệu đoàn tàu đến? So sánh với âm

thanh và ánh sáng của phố huyện lúc chiều tàn và đêm khuya khi tàu chưa đến?
+ Nhóm 2: Tâm trạng của hai đứa trẻ - trước khi tàu chưa đến, trong khi
tàu đến và khi đoàn tàu đã đi qua?
+ Nhóm 3: Vì sao chị em Liên và mọi người cố thức đợi tàu dù chẳng đợi
ai, chẳng mua bán gì?
+ Nhóm 4: Phân tích ý nghĩa hình ảnh con tàu đêm ? và thông điệp nhà
văn muốn gửi gắm?
- Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát những nét nghệ
thuật đặc sắc của truyện.( tích hợp kiến thức lí luận văn học).
- Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
- Hoạt động 4 : Giáo viên củng cố và dặn dò học sinh .
GIÁO ÁN BÀI : “HAI ĐỨA TRẺ”- Tiết 35-36-37
(Phụ lục 2 kèm theo)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua hai lớp giảng dạy 11B1, 11B4, học kì I, năm học 2018 - 2019. Bản
thân tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả môn Ngữ văn học kì I, lớp 11B4 Trường THPT Thạch
Thành 1 năm học 2018 – 2019, có áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, cao
hơn lớp 11B1, không áp dụng dạy học tích hợp (Phụ lục 1, bảng 1 kèm theo)
10


Bảng 2: Chất lượng bài kiểm tra 90 phút (bài viết số 03) môn Ngữ văn
của học sinh Trường THPT Thạch Thành 1 năm học 2018 – 2019, kết quả
lớp 11B4 cao hơn lớp 11B1 (Phụ lục 1, bảng 2 kèm theo)
Bảng 3: Điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh các tiết dạy
Ngữ văn ở lớp 11B4, học kì I năm học 2018-2019, giáo viên đã áp dụng sáng
kiến dạy học tích hợp cao hơn, so với lớp 11B1, giáo viên chưa dụng sáng
kiến dạy học tích hợp (phụ lục 1, bảng 3 kèm theo)

- Kết quả làm việc của 4 nhóm tại tiết dạy thực nghiệm ở lớp 11B4 khá
tốt (phụ lục 3 kèm theo)

11


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Qua việc vận dụng dạy tích hợp liên môn bài Hai đứa trẻ, bản thân người
nghiên cứu nhận thấy rằng: Đây là hình thức đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh không những lĩnh hội
kiến thức vừa ở bề rộng ( liên môn) mà còn ở bề sâu( cảm thụ tác phẩm) mà còn
có khả năng chủ động trong việc tìm hiểu và vận dụng kiến thức để xử lí vấn đề
thực tiễn.
- Vì phương pháp mới, nhiều bài dạy mới, giáo viên thì mới làm quen với
phương pháp dạy học mới nên bước chuẩn bị cho một tiết dạy rất quan trọng,
quyết định cho sự thành công. Bài dạy tích hợp liên môn sẽ giúp giáo viên tích
luỹ kiến thức rộng hơn, học hỏi nhiều hơn ở đồng nghiệp không những trong tổ
bộ môn mà còn phối hợp với các giáo viên bộ môn khác.
3.2. Kiến nghị
- Học sinh phải lĩnh hội với lượng kiến thức quá lớn ở nhiều bộ môn. Vì thế
môn Ngữ Văn cần phải tinh giảm số lượng tác phẩm lại để học sinh, giáo viên
có sự đầu tư sâu hơn cả về nội dung lẫn phương pháp.
- Đề tài cần được vận dụng thường xuyên, liên tục ở nhiều lớp, nhiều năm
để xem xét, đánh giá tính hiệu quả của nó. Từ đó đúc kết kinh nghiệm, bổ sung
thêm để việc dạy học theo hướng tích hợp để có hiệu quả cao nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Huyền Nga

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn 11.
2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục.
5. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn 11.
6. Tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Bộ
Giáo dục và đào tạo- Hà Nội , tháng 8/2010.
7. Sách chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11- Bộ Giáo dục và đào tạo.
8. Sách giáo khoa GDCD, Địa lí, Lịch sử 10,11,12 tập 1,2 – Nhà xuất bản
giáo dục.
9. Một số tư liệu, hình ảnh tham khảo trên mạng internet.

13


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
Bảng 1: Kết quả tổng kết học kì I, môn Ngữ văn của lớp 11B1, 11B4
GIỎI
LỚP

11B1
11B4

SL
08
15

TL
(%)
17,7
33,6

KHÁ
SL
27
24

TB

YẾU

TL SL TL SL
(%)
(%)
60 10 22,3 0
58,6 8 12,3 0

TL
(%)
0,0

0,0

KÉM
SL
0
0

TL
(%)
0,0
0,0

TB TRỞ
LÊN
SL
TL
(%)
45
100
46
100

Bảng 2: Chất lượng bài kiểm tra 90 phút (bài viết số 3) môn Ngữ văn của
học sinh Trường THPT năm học 2017 – 2018
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
Sĩ số

Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
15.5
11B1
45
7
28
62,2
10
22,3
0
0,0
11B4
46
12
26
28
62,2
08
12,3

0
0,0

14


PHỤ LỤC 2:
GIÁO ÁN BÀI : “HAI ĐỨA TRẺ”- Tiết 37-38-39 (Tuần 10)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
1.1. Môn Ngữ văn:
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người
phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước
mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Thạch
Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.
- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn, Lí luận văn học.
1.2. Môn Lịch sử: HS mở rộng tìm hiểu lịch sử địa phương, vùng miền, cụ
thể là quê hương nhà văn Thạch Lam; lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 19301945 ( Chương II-Lịch sử lớp 9), qua không gian nghệ thuật trong truyện Hai
dứa trẻ.
1.3. Môn Địa lí: HS mở rộng tìm hiểu địa lí địa phương, vùng miền, cụ thể
là địa thế vùng đất Cẩm Giàng, Hà Nội…
1.4. Môn GDCD: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung bài học như Công
dân với cộng đồng(Chương trình GDCD 10).
1.5. HS có kiến thức tổng hợp về âm nhạc, hội hoạ…
1.6. GV Tích hợp Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014,
trong đó có các quyền dành cho trẻ em.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
- Giúp các em rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập

thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.
- Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địa
phương. Từ đó rút ra được cách xử lí tình huống theo chiều hướng tích cực nhất.
3. Thái độ:
Học sinh có thái độ đồng cảm với những cảnh đời quẩn quanh, bế tắc,
khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải hiện tượng đời sống được thể hiện qua
tác phẩm: hiện tượng sống mòn mỏi, bế tắc; học sinh thể hiện được quan điểm
cá nhân khi đánh giá hiện tượng đó.
- Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được những ý tưởng mà Thạch
Lam muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống
được thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo
luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng
cao khả năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp
ngôn Ngữ văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam; biết rung
15


động trước đời sống nghèo nàn nơi phố huyện; nhận ra được những giá trị thẩm
mỹ của tác phẩm...
II. Mục tiêu liên môn: Giúp Hs
- Có vốn kiến thức phong phú, tổng hợp về tác giả Thạch Lam, truyện ngắn
Hai đứa trẻ.Có sự cảm thông, trân trọng trước mong ước của những con người
nghèo khổ, bất hạnh về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề có tính liên môn chưa
được biên soạn thành bài học trong sách giáo khoa.

- Có năng lực vận dụng kiến thức liên môn của các môn học khác nhau như
Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, … để
giải quyết các tình huống thực tiễn đời sống.
- Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của
văn bản.
- Có năng lực tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu, trình bày 1 phút về
nhân vật.
- Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo.
- Có năng lực Đọc - hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại; phân tích
và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá
những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.
- Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn
bản.
- Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc
sống.
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề tích hợp liên môn bài Hai đứa
trẻ theo định hướng phát triển năng lực:
Vận dụng
Thông
Nhận biết
hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Thể loại
Nắm được nội Tóm tắt được tác Nắm được các giá
dung chính và các phẩm theo tuyến trị về nghệ thuật và
nhân vật, sự việc, nhân vật chính, nội dung của tác
chi tiết tiêu biểu. theo cốt truyện.
phẩm.

Nêu được đề
tài, khuynh
hướng tư
tưởng,...

Chỉ ra được các
chi tiết nghệ thuật
đặc sắc của tác
phẩm và các đặc
điểm nghệ thuật
của tác giả, tác
phẩm.

Phân tích được tác
phẩm, nhân vật...
Nêu suy nghĩ và
cảm nhận về ý
nghĩa tác phẩm.
Thuyết trình về
nhân vật, về tác
giả, về tác phẩm.

Vận dụng kiến thức
và tư liệu để lý giải
về vấn đề xã hội,
vấn đề thời đại mà
tác giả thể hiện
trong tác phẩm.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn.
- Giáo án.
16


- Bảng phụ.
- Máy chiếu.
IV. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm kết hợp phân tích, so sánh qua
hình thức nêu vấn đề, trao đổi và thảo luận nhóm.
- Tích hợp Làm văn, Tiếng Việt, Lí luận văn học.
- Tích hợp Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí.
V.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
 1. KHỞI ĐỘNG
Chuẩn kiến thức
kĩ năng cần đạt,
Hoạt động của Thầy và trò
năng lực cần phát
triển

Cẩm Giàng ngày xưa

17


GV giao nhiệm vụ:

- Nhận thức được
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về nhà nhiệm vụ cần giải
văn Thạch Lam, phố Cẩm Giàng(CNTT)
quyết của bài học.
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
- Tập trung cao và
hợp tác tốt để giải
* HS:
quyết nhiệm vụ.
+ Nhìn hình đoán tác giả Thạch Lam
- Có thái độ tích
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
cực, hứng thú.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Văn học giai đoạn
thứ 3, từ năm 1930 đến khoảng năm 1945, đã xuất
hiện trào lưu lãng mạn chủ nghĩa với những thành tựu
nổi bật ở Thơ Mới; tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.Có thể
nói, trong số các nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam
là cây bút tuy đương thời không được chú ý nhiều,
nhưng những truyện ngắn của anh có chất lượng nghệ
thuật cao, đặt biệt là ở Thạch Lam có nghệ thuật viết
truyện nhưng không có cốt truyện, tác phẩm của anh
như một bài thơ dài của cảm xúc, tâm trạng. Truyện
ngắn “ Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như
vậy.
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Năng lực cần
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt
hình thành
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG
- Thao tác 1: Hướng dẫn đọc hiểu I. Tìm hiểu chung
- Năng lực thu
khái quát về tác giả
1.Tác giả: SGK
thập thông tin.
GV: Giới thiệu những nét khái quát - Tên khai sinh:
về tác giả?
Nguyễn Tường Vinh
GV Tích hợp kiến thức địa lí, lịch (sau
đổi
thành
sử để hiểu thêm quê ngoại của Nguyễn Tường Lân),
Thạch Lam-nơi để lại dấu ấn trong 1910 – 1942.
truyện Hai đứa trẻ:
- Là em ruột của Nhất
+ Thị trấn Cẩm Giàng có lịch sử gần Linh và Hoàng Đạo.
bốn trăm năm, trong thư tịch cổ thì Cả ba người là thành - Năng lực giải
gọi là Cẩm Giang (sông Gấm), về viên của nhóm Tự lực quyết những
18


sau vì tránh tên huý của chúa Trịnh
Giang nên đổi thành Cẩm Giàng.
+ Thị trấn Cẩm Giàng có một địa thế
là phía Bắc và phía Tây được bao
bọc bởi một nhánh của sông Thái
Bình (tên sau này) cùng với con đê

uốn quanh, tiếp giáp với nền văn hoá
quan họ Kinh Bắc đồng thời cũng là
điểm giao thoa hai vùng văn hoá hào
hiệp, khoa cử xứ Đông. Phía Đông
và phía Nam tiếp giáp với những
vùng đất màu mỡ. Cẩm Giàng có
chiều dài gần một nghìn mét, nằm
dọc tuyến đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng.
GV nhận xét, chốt lại ý chính.
GV: Qua phần tiểu dẫn kết hợp với
việc tìm hiểu về tác giả, em có nhận
xét gì về văn chương Thạch Lam?

văn đoàn.
tình huống đặt
- Thuở nhỏ, sống ở ra.
quê ngoại - phố
huyện Cẩm Giàng,
Hải Dương (sau này
trở thành không gian
nghệ thuật trong các
tác phẩm của nhà
văn).
- Là con người điềm
đạm, nồng hậu và rất
đỗi tinh tế.
- Có biệt tài về truyện
ngắn.


- Truyện không có - Năng lực giao
chuyện, chủ yếu khai tiếp tiếng Việt.
thác nội tâm nhân vật.
- Mỗi truyện như một
bài thơ trữ tình, giọng
điệu điềm đạm, chứa
đựng tình cảm chân
thành và sự nhạy cảm
tinh tế của nhà văn.
- Văn Thạch Lam
trong sáng, giản dị
mà thâm trầm, sâu
GV: Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của sắc.
tác phẩm ?
2. Truyện Hai đứa
HS trả lời:
trẻ
- Trích trong tập
“Nắng trong vườn”
(1938).
- Tiêu biểu cho truyện
ngắn của Thạch Lam,
kết hợp giữa hai yếu
tố hiện thực và lãng
mạn.
- Bối cảnh truyện:
quê ngoại của tác giả
- phố huyện, ga xép
Cẩm Giàng, tỉnh Hải
19



Dương.

Hoạt động 2: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn :
II. Đọc – hiểu
GV hướng dẫn học sinh đọc một số
đoạn tiêu biểu
1. Bức tranh phố
- Đọc với giọng nhẹ nhàng êm ái phù huyện lúc chiều tàn
hợp với văn phong của Thạch Lam,
phù hợp với chất trữ tình của truyện;
- Khi đọc, cần chú ý đến diễn biến
tâm trạng buồn thương, day dứt của
Liên, nhân vật mang chủ đề của
truyện, theo thời gian: chiều buông,
đêm xuống, khi đoàn tàu đêm đi
qua…
a. Bức tranh thiên
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh nhiên nơi phố huyện
tìm hiểu Bức tranh phố huyện lúc lúc chiều tàn
chiều tàn.
GV: Toàn bộ cảnh vật thiên nhiên,
cuộc sống con người nơi phố huyện
được cảm nhận qua cái nhìn và tâm
trạng của nhân vật nào? Cách lựa
chọn điểm nhìn miêu tả ấy có tác
dụng nghệ thuật gì?
HS: Toàn bộ cảnh vật, cuộc sống

được cảm nhận qua cái nhìn của
nhân vật Liên.
Ngôi kể thứ ba giúp câu chuyện trở
nên khách quan.
GV: Tìm những chi tiết miêu tả bức
tranh nơi phố huyện lúc chiều tàn
(âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường - Âm thanh:
nét)? Cảnh này gợi cho em những + Tiếng trống thu
suy nghĩ, xúc cảm gì?
không gọi chiều về.
GV Tích hợp kiến thức âm nhạc, + Tiếng ếch nhái kêu
hội hoạ để hướng dẫn học sinh tìm ran ngoài đồng ruộng.
hiểu về âm thanh, màu sắc được + Tiếng muỗi vo ve.
miêu tả qua văn bản.
(“Tiếng trống thu
GV: Theo dõi, giảng giải thêm.
không ... trên nền
GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt trời”)
để hướng dẫn học sinh khai thác - Hình ảnh, màu sắc:

- Năng lực làm
chủ và phát
triển bản thân:
Năng lực tư
duy.

- Năng lực giải
quyết những
tình huống đặt
ra.


- Năng lực
giải quyết vấn
đề:
Năng lực sáng
tạo.
Năng lực cảm
20


biện pháp tu từ về từ, biện pháp tu
từ cú pháp được sử dụng trong văn
bản sau:
- Câu Tiếng trống thu không trên cái
chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một
vang ra để gọi buổi chiều. Phương
tây đỏ rực như lửa cháy và những
đám mây ánh hồng như hòn than sắp
tàn sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy
xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp tu từ đó?
- Nêu ý nghĩa nghệ thuật việc tạo
nhịp điệu trong các câu văn Chiều,
chiều rồi. Một chiều êm ả như ru,
văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa
vào.
Kiến thức âm nhạc:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không gọi chiều

về.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng.
+ Tiếng muỗi vo ve.
Kiến thức hội hoạ:
- Hình ảnh, màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,
+ “Những đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn”.
Kiến thức Tiếng Việt:
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá
( qua từ gọi); so sánh ( như lửa
cháy…như hòn than)
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp
tu từ đó:
- Nhân hoá: Dưới ngòi bút nhà văn,
tiếng trống không còn là một âm
thanh bình thường mà nó còn vang
lên tha thiết, tiếng gọi con người trở
về mái ấm gia đình, gọi chiều buông
vội, thức dậy trong vạn vật những nỗi
niềm riêng.
- So sánh: gợi những màu sắc vụt
sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật

+ “Phương tây đỏ rực thụ, thưởng
như lửa cháy”,
thức cái đẹp
+ “Những đám mây
ánh hồng như hòn

than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre
làng cắt hình rõ rệt
trên nền trời.
 Bức hoạ đồng quê
quen thuộc, bình dị,
thơ mộng, gợi cảm,
mang cốt cách Việt
Nam.
- Câu văn: dịu êm,
nhịp điệu chậm, giàu
hình ảnh và nhạc
điệu, uyển chuyển,
tinh tế
 Người đọc nhìn,
nghe, xúc cảm trước
một bức tranh quê rất
Việt Nam.

21


đang chuyển dần trạng thái, đang tự
nó mất dần đi ánh sáng, sức sống,
đang tàn tạ dần trong chiều muộn.
Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh
vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi
với những tâm hồn quê.
-Ý nghĩa nghệ thuật việc tạo nhịp
điệu trong các câu văn

+ Nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, êm
ái nhờ sự phối hợp câu ngắn với câu
dài hợp lí. Hai câu văn có nhiều
thanh bằng. Thanh bằng được đặt ở
cuối nhịp câu văn ( chiều…rồi…ru…
vào).
+ Hiệu quả: tạo chất thơ trong văn
Thạch Lam, gợi bước chân nhẹ
nhàng của thời gian buổi chiều buồn
đang dần chuyển về đêm ở phố
huyện nghèo. Qua đó, nhà văn thể
hiện sự cảm nhận tinh tế và sự gắn
bó sâu nặng với quê hương, với
ruộng đồng.
GV: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh
chợ tàn ?

GV: Cùng với cảnh chiều tàn, chợ
tàn, cảnh những kiếp người nghèo
khổ nơi phố huyện được tả ra sao?
Em nhận xét gì về cuộc sống của họ?
HS: Phát hiện các chi tiết.
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi,
nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở
chợ.
(Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ... sót
lại”). Chúng rất đáng thương, không
được hưởng quyền được học tập, vui

b. Cảnh chợ tàn và

những kiếp người
nơi phố huyện:
- Cảnh chợ tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu,
người về hết và tiếng
ồn ào cũng mất.
+ Chỉ còn rác rưởi,
vỏ bưởi, vỏ thị, lá
nhãn và lá mía.
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con
nhà nghèo tìm tòi,
nhặt nhanh những thứ
còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với
cái hàng nước đơn sơ,
22


chơi như trẻ em ngày nay…
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước
đơn sơ, vắng khách.
(“Mẹ con chị Tí ... hàng nước nhỏ”)
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu
lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
(“Bà cụ Thi ... cuối làng”)
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một
thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù
GV Tích hợp Luật bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em năm 2014, trong
đó có các quyền dành cho trẻ em
như:
Điều 16. Quyền được học tập
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí,
hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể
dục, thể thao, du lịch
So sánh với cảnh Mấy đứa trẻ con
nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những
thứ còn sót lại ở chợ trong truyện,
em thấy mấy đứa trẻ ( kể cả chị em
Liên và An) có được quyền đó
không? Vì sao?
GV: Trước cảnh chiều tàn, chứng
kiến cảnh sống của những con người
nghèo khổ, tâm trạng Liên ra sao?
Qua việc thể hiện nội tâm của Liên,
em hiểu thêm gì về tấm lòng của nhà
văn Thạch Lam?
HS: phát hiện các chi tiết, nêu cảm
nhận.
+ Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của
đất, của quê hương này”.
+ Gợi cho Liên nỗi buồn thấm thía:
“Liên ngồi lặng yên ... lòng man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
GV Tích hợp kiến thức Giáo dục
công dân lớp 10( bài: Công dân với
cộng đồng) để hướng dẫn học sinh
tìm hiểu lòng thương người của

Liên
GV: giải thích, bình luận.
Tích hợp GDCD: Từ tình thương

vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi
điên đến mua rượu
lúc đêm tối rồi đi lần
vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh
hàng phở - một thứ
quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm
mù sống bằng lời ca
tiếng đàn và lòng hảo
tâm của khách qua
đường.
 Cảnh chợ tàn và
những kiếp người tàn
tạ: sự tàn lụi, sự
nghèo đói, tiêu điều
của phố huyện nghèo.

d. Tâm trạng của
Liên:
- Cảm nhận rất rõ:
“mùi riêng của đất,
của quê hương này”.
- Cảnh ngày tàn và
những kiếp người tàn

tạ: gợi cho Liên nỗi
buồn thậm thía
- Động lòng thương
những đứa trẻ nhà
23


×