Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ TẠO LẬP
VĂN BẢN CHO NHÓM HỌC SINH GIỎI GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3

Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3

PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018



MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………….. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….2
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………2
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….. 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………………3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………..3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………….. 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………………………….6
2.3.1. Rèn kĩ năng tiếp nhận cho nhóm học sinh giỏi văn…………………… 6
2.3.2. Rèn kĩ năng tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi văn…………….. 11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………15
2.4.1. Về lí luận……………………………………………………………. 15
2.4.2. Về kết quả học tập, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi Môn Ngữ văn…15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………19
3.1. Kết luận…………………………………………………………………….19
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………………19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá nói chung và bộ môn Ngữ
văn nói riêng là một vấn đề cần thiết có ý nghĩa chiến lược đã được Ban giám hiệu,
các tổ nhóm chuyên môn xác định và tiến hành từ rất lâu tại trường THPT Triệu
Sơn 3 chúng tôi.
Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi vốn là một việc rất công phu, khó nhọc, áp
lực cao, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo, có bản lĩnh
để bồi dưỡng cho học trò của mình đạt giải cao là điều không dễ dàng chút nào.
Môn Ngữ văn vừa là một môn học kiến thức vừa là một bộ môn nghệ thuật. Vì
vậy, việc giảng dạy – học tập bộ môn này người dạy không thể áp đặt, rập khuôn,
cảm nhận hộ…cho học sinh được mà phải tìm cách giúp các em mở lòng ra để tiếp
nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và chiếm lĩnh nó. Đây là điều
mà nhiều giáo viên dạy văn trăn trở, băn khoăn trong quá trình giảng dạy nói chung
và bồi dưỡng học sinh giỏi văn nói riêng.
Thực tế trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi nằm ở vùng bán sơn địa, đời sống
của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; chưa có điều kiện về thời gian, vật
chất để đầu tư cho việc học tập của con em họ như ở thành phố. Hơn nữa, đầu vào
lớp 10 ở trường chúng tôi thấp hơn nhiều so với các trường THPT trên địa bàn
huyện Triệu Sơn. Kỹ năng Làm văn của học sinh rất non, lối viết khô khan, lỗi
chính tả còn nhiều, bài viết quá ngắn, chưa biết dùng từ, đặt câu… thậm chí chữ rất
xấu. Nhiều học sinh còn lúng túng trong phương pháp học tập bộ môn này, các em
chưa giành thời gian cho việc học tập môn văn.
Điều đáng quan tâm, băn khoăn hơn nữa là năm học 2017 – 2018, chỉ có đối
tượng học sinh lớp 10 hoặc 11 mới được tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh các môn
văn hoá. So với học sinh lớp 12 thì học sinh lớp 10 và 11, độ chín về kiến thức, về
kỹ năng làm bài của các em còn rất non. Đây là một trong những băn khoăn, lo lắng
rất lớn đối với người dạy và người học.
Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy, người dạy cần giúp học sinh có
phương pháp, kỹ năng học tập môn Ngữ văn là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối
với học sinh giỏi tham gia dự thi cấp tỉnh ngoài việc nắm được những đơn vị kiến

thức cơ bản, các em cần phải có kỹ năng xử lí đề bài, kỹ năng Làm văn mới có thể
đạt điểm cao như mong muốn.
Sau hơn 10 năm công tác và từng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh
giỏi, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học sinh giỏi môn
Ngữ văn. Đặc biệt là lần thử nghiệm đầu tiên đối với học sinh giỏi lớp 11 tham gia
thi cấp tỉnh môn văn năm học 2017 – 2018, ban đầu đạt kết quả đáng kể. Tôi xin
1


ghi lại để trao đổi cùng đồng nghiệp về: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và
tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3” mà tôi đã áp
dụng phần nào có hiệu quả thực sự so với trước đây.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, chủ yếu tôi rèn luyện cho các em đội dự tuyển học sinh
giỏi môn Ngữ văn luyện cách tiếp cận văn bản, kỹ năng viết bài Làm văn…giúp
cho học sinh có phương pháp học tập môn Ngữ văn theo chiều hướng sâu hơn, rộng
hơn để đạt được kết quả tốt nhất khi tham dự học sinh giỏi tỉnh, năm học 2017 –
2018.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, người dạy phải nhìn vào thực tế năng
lực và những khó khăn, hạn chế mà học trò của mình còn tồn tại khi tiếp nhận kiến
thức cũng như trong khi viết bài. Từ đó, giáo viên nghiên cứu tìm ra những giải
pháp thiết thực rèn cho học sinh thật tốt kỹ năng tiếp cận và tạo lập văn bản nhằm
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh đạt giải cao trong kì thi học
sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho học sinh trong đội dự tuyển
học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi khi
tham gia dự thi cấp tỉnh, năm học 2017 – 2018.
- Đội dự tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp trường ban đầu gồm 08 học

sinh. Sau đó qua khảo sát thực tế và chọn lọc nhiều lần để có được 05 học sinh vào
đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh, năm học 2017 – 2018.
(Phụ lục 1: Danh sách đội dự tuyển HSG môn Ngữ văn).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Căn cứ vào thực tế
trong quá trình phát hiện và lựa chọn đội dự tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp
trường ngay từ đầu năm học lớp 10 (2016 – 2017). Để nghiên cứu sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo, các đề thi học sinh giỏi tỉnh. Đặc biệt, tôi được tham gia đợt tập
huấn học sinh giỏi tỉnh về “Kỹ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi, bài tập
đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi năm học 2017 – 2018 môn Ngữ văn”, với tôi là
một tài liệu nghiên cứu bổ ích và hiệu quả thiết thực nhất trong việc bồi dưỡng học
sinh giỏi.

2


- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để thấy được
thực trạng của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng trong quá trình tiếp
nhận và tạo lập văn bản khi học tập môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3.
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp: Có đội dự tuyển ban đầu, tôi trực tiếp
cho đặt ra những câu hỏi nhằm đàm thoại, vấn đáp nhóm học sinh tham gia đội dự
tuyển môn văn để nắm bắt được tinh thần, thái độ, ý thức của các em khi học môn
Ngữ văn.
(Phụ lục 2: Những vấn đề giáo viên đàm thoại, vấn đáp với nhóm học
sinh đội dự tuyển và những phản hồi của các em sau khi khảo sát kiến thức
HSG lần 1).
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Để biết được kỹ năng tiếp nhận và tạo
lập văn bản của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm cho nhóm học sinh

đội dự tuyển môn Ngữ văn cấp trường để kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việt Nam đang trên con đường đổi mới một cách toàn diện, Ngành Giáo Dục
của chúng ta đã và đang có những bước chuyển mình phù hợp với nhịp bước của
thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc ra đề, kiểm tra,
đánh giá quá trình học tập của học sinh là vấn đề cần thiết và quan trọng hàng đầu.
Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được Ban giám hiệu trường THPT Triệu
Sơn 3 của chúng tôi quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến đáng kể về thành
tích. Đặc biệt là kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá và thi THPT
Quốc Gia trong những năm học vừa qua.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3
nói riêng và các trường THPT nói chung là một việc làm không dễ dàng. Thành
công trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như: người dạy, người học, người ra đề, chấm thi…Nhưng theo tôi, người quyết
định thành công hay thất bại chủ yếu vẫn là sự nỗ lực phấn đấu của học trò dưới sự
chỉ bảo, động viên dạy dỗ của thầy, cô giáo phụ trách.
Giáo viên dạy phải truyền cho học sinh của mình ngọn lửa đam mê, nguồn
động lực, sự quyết tâm, chăm chỉ, những tìm tòi sáng tạo trong quá trình học văn và
Làm văn. Bên cạnh đó, người dạy phải nắm rõ tâm lí, năng lực, những ưu điểm,
hạn chế trong quá trình học tập và viết bài của từng học sinh. Có như vậy giáo viên
mới có thể giúp học sinh phát huy điểm mạnh, hạn chế những tồn tại của các em.
Giúp học trò của mình có khả năng nói, viết lưu loát hơn và đạt kết quả cao trong kì
thi học sinh giỏi cấp tỉnh bộ môn này.
3


Số lượng học sinh tham gia dự thi vào đội tuyển môn Ngữ văn ngay từ năm
học lớp 10 (2016 – 2017) thì không nhiều, chủ yếu là học sinh từ 02 lớp chọn khối
D (10D2, 10D5). Còn lại số học sinh có chút tố chất văn chương hơn một chút đa

số ở lớp khối A, C các em đều lựa chọn thi học sinh giỏi Toán, Lí, Hoá, Tiếng Anh,
Sử, Địa. Từ thực tế trên cũng gây nhiều khó khăn, bất cập trong công tác phát hiện,
lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn. Những học sinh đã lựa chọn thi môn văn
ban đầu chỉ là những học sinh học lực Trung bình, Khá môn văn, chăm chỉ, thích
yêu thích về môn này hơn một chút, chữ viết ưa nhìn, tư duy chưa có gì sắc sảo,
nhận diện đề chậm. Kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản của các em còn rất hạn
chế.
Từ thực tế nêu trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và nắm bắt được những khó
khăn, vướng mắc, những hạn chế của nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn do
tôi trực tiếp bồi dưỡng. Từ đó, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp rèn
luyện kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh đội dự tuyển môn
Ngữ văn cấp Trường qua đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập
văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi
môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn là một công việc đòi hỏi sự
kiên trì nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Công việc này nhiều khi như “mò kim
đáy bể”. Bởi vì, khoảng kiến thức ra đề thi học sinh giỏi tỉnh bộ môn này khá rộng.
Hơn nữa, môn Ngữ văn vốn là một bộ môn nghệ thuật, giám giảo chấm thi dù có
căn cứ vào hướng dẫn chấm nhưng cũng không tránh khỏi cảm tính, hoặc phụ
thuộc vào cảm nhận riêng của từng người chấm. Sự chênh lệch từ 0,25 – 0,5 điểm
giữa các bài làm của học sinh đôi khi cũng có thể quyết định đến việc có đạt giải
hay không và đạt giải cao hay thấp? Đây thực sự là nổi băn khoăn của rất nhiều
giáo viên trực tiếp phụ trách đội tuyển.
2.2.1. Thuận lợi
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn tại trường THPT Triệu Sơn 3
chúng tôi, đặc biệt được Ban giám hiệu chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời ngay
từ khi học sinh mới bước vào đầu năm lớp 10. Nhà trường đã có kế hoạch cụ thể và
lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn ngay từ đầu năm.
- Phần lớn đội ngũ giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi đều

có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết, kiên trì và
bản lĩnh cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Học sinh đội dự tuyển học sinh giỏi các môn ở cấp trường đều là học sinh
ngoan, chăm chỉ, có ý thức lực phấn đấu vươn lên với một tinh thần quyết tâm cao.
4


2.2.2. Khó khăn
* Về phía giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi và Nhà trường:
- Bản thân tôi được Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn giao nhiệm vụ bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn từ năm học 2016 – 2017 đến 2017 – 2018. Bên cạnh
nhiệm vụ này, tôi còn phải hoàn thành công tác kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp khối D
và vừa phải giảng dạy đảm bảo chất lượng đại trà. Vì vậy, thời gian tập trung cho
công việc bội dưỡng học sinh giỏi gặp không ít khó khăn.
- Thực tế giảng dạy trong một tiết dạy trên lớp do thời gian còn hạn chế nên
phần lớn giáo viên dạy chỉ mới chú trọng dạy Đọc – hiểu văn bản nhiều hơn (nghĩa
là chú trọng dạy cho học sinh tiếp nhận văn bản) chứ chưa dành nhiều thời gian cho
việc dạy học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Trong khi kỹ năng tiếp nhận và kỹ năng
tạo lập văn bản đều rất quan trọng. Đặc biệt, việc tạo lập văn bản là khâu khó hơn
rất nhiều đối với học sinh.
- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên dạy mới chỉ chú ý sửa các lỗi trong bài
làm của học sinh về hình thức nhiều hơn mà chưa chú ý đến việc chỉnh sửa về ngữ
nghĩa, cách lập luận của học trò.
- So với các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn, thì trường THPT
Triệu Sơn 3, mức thưởng cho giáo viên dạy học sinh giỏi và học sinh giỏi đạt giải
cấp tỉnh các môn văn hoá còn quá hạn hẹp. Vì chưa huy động được các nguồn tài
trợ lớn của các tổ chức, cá nhân. Điều này, phần nào chưa khích lệ, chưa động viên
được đúng mức đối với công sức của người dạy và người học.
* Về phía học sinh:
- Học sinh khi tham gia học đội dự tuyển học sinh giỏi cấp trường môn văn

các em phải đứng trước một sự lựa chọn vô cùng khó khăn: giữa học chuyên sâu
môn văn để thi học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao và việc học đều 3 môn khối để thi
Đại học. Nhiều học sinh có lúc rơi vào tư tưởng hoang mang muốn bỏ cuộc giữa
chừng khi thấy môn văn vùng kiến thức ra đề thi quá rộng, phụ thuộc vào tâm lí,
cảm nhận của giám khảo chấm … Do vậy, nhiều lúc các em chưa tự tin vào bản
thân mình.
- Quan trọng hơn năm học 2017 – 2018, có sự đổi mới về đối tượng tham gia
dự thi là học sinh lớp 10 hoặc 11, học sinh lớp 12 không được tham gia dự thi học
sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh như mọi năm. Đây thực sự là một khó khăn rất
lớn cho người dạy và người học, thậm chí gây tâm lí hoang mang cho giáo viên khi
trực tiếp phụ trách. Bởi vì, thời gian để bồi dưỡng cho học sinh không dài như
trước đây. Làm thế nào để vừa cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, vừa dạy
cho các em kiến thức sâu rộng, vừa phải rèn kỹ năng Làm văn cho các em… là một
việc không đơn giản chút nào.
5


- Học sinh trường chúng tôi, đa phần là học sinh nghèo thuộc các xã Miền núi,
tư duy sáng tạo, thời gian, điều kiện để học tập, sẽ không thể nào sánh bằng các
trường THPT Lam Sơn, Đào Duy Từ, Quảng Xương I…Do vậy, quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi văn cũng đứng trước rất nhiều căng thẳng, lo lắng và áp lực để
có được giải cao là một sự nỗ lực không ngừng của cả người dạy và người học.
- Nhưng theo tôi, khó khăn nhất chính là việc giúp học sinh khắc phục được
những hạn chế của các em trong quá trình học tập và làm bài. Đây thực sự là một
việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự kiên trì và liên tục.
(Phụ lục 3: Bảng thống kê những ưu điểm, hạn chế trong học tập, làm bài
và kết quả khảo sát ban đầu của đội dự tuyển học sinh giỏi).
Từ thực tế nêu trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và nắm bắt được những khó
khăn, vướng mắc, những hạn chế của nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn do
tôi trực tiếp bồi dưỡng. Để nâng cao hiệu quả trong công việc bồi dưỡng đội tuyển

học sinh giỏi văn, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ
năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn
cấp trường qua đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản
cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ
văn tại trường THPT Triệu Sơn 3” giúp các em đạt được kết quả cao trong kì thi
thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn, năm học 2017 – 2018.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Rèn kỹ năng tiếp nhận cho nhóm học sinh giỏi văn
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn, tôi nhận thấy những hạn
chế rất lớn của học sinh chính là kỹ năng tiếp nhận và kỹ năng tạo lập các văn bản.
Vì vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm áp dụng cho
nhóm học sinh giỏi của mình và bước đầu có những hiệu quả đáng kể.
- Trước tiên để rèn kỹ năng tiếp nhận, tôi áp dụng 10 giải pháp sau đối với đội
dự tuyển học sinh giỏi môn văn , cụ thể như sau:
* Giải pháp 1: Học sinh cần đọc tác phẩm trước chương trình học. Khi
học sinh đọc tác phẩm trước chương trình, giáo viên nên để học sinh tự cảm
nhận tác phẩm theo đó suy nghĩ của cá nhân các em.
Việc học môn Ngữ văn dễ hay khó tuỳ thuộc vào cảm xúc của mỗi cá nhân
học sinh. Hiện nay, văn hoá đọc của học sinh rất hạn chế. Do công nghệ thông tin
phát triển, có nhiều thứ hấp dẫn học sinh hơn. Vì vậy, nhiều học sinh rất ngại đọc
tác phẩm, nhất là những tác phẩm dài và khó nắm bắt. Kể cả học sinh trong đội dự
tuyển sinh giỏi nhưng các em cũng rất lười đọc tác phẩm.

6


Ngay từ đầu năm lớp 10, tôi đã khuyến khích động viên học sinh đọc các tác
phẩm lớp 11, đặc biệt là phần trọng tâm Văn xuôi 11 và Thơ mới. Và sau khi học
sinh đọc kỹ tác phẩm, đến khi tôi giảng dạy về tác phẩm đó sẽ giúp các em bồi
dưỡng mở rộng thêm những điều mà học sinh khi đọc tác phẩm chưa phát hiện ra

hoặc chưa cảm nhận được.
Ví dụ: Khi các em đọc trước tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, hầu hết
các em mới dừng lại ở việc nhận thấy truyện ngắn này rất khó tóm tắt; thấy bóng
tối trong tác phẩm được nhắc nhiều hơn…nhưng chưa hiểu lí do vì sao lại như
vậy? Khi được giáo viên dạy định hướng các em sẽ có tư duy sâu sắc hơn, có thể lí
giải được những băn khoăn của mình. Từ đó, các em hiểu và thích tìm hiểu hơn
văn chương của Thạch Lam.
Hoặc khi đọc trước truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, học sinh mới chỉ
cảm nhận được là Chí Phèo trả thù Bá Kiến bằng cách giết chết Bá Kiến nhưng
chưa lí giải được vì sao sau khi giết kẻ thù rồi mà Chí không sống tiếp mà lại tự
sát?
* Giải pháp 2: Học sinh nên đọc, ghi chép lại những điều mà các em tiếp
nhận được sau khi đọc tác phẩm, đọc tài liệu tham khảo, bài giảng của thầy
cô. Hoặc đọc và ghi âm lại những gì mà các em đã học, tiếp nhận được bằng
chính giọng đọc của mình qua điện thoại rồi nghe lại khi rảnh rỗi hoặc nghe
trước khi đi ngủ.
Điều đó sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu, nhớ bài lâu hơn. Đồng thời, học sinh có
thể hạn chế sử dụng điện thoại vào những trò vô nghĩa, mất thời gian.
Ví như: Học sinh Lê Thị Phương Thảo, Lê Thị Nga – Lớp 11D5 do tôi bồi
dưỡng ban đầu thường xuyên dùng điện thoại để vào Facebook nhắn tin. Nhiều
khi vào bình luận với bạn bè rồi gây mất đoàn kết, bị cha mẹ nhắc nhở hoặc nói
nặng lời, thầy cô nhắc…học sinh có thái độ khó chịu, bực tức, thậm chí định bỏ
cuộc giữa chừng khi đang tham gia học đội dự tuyển. Nắm được tâm lí của học
sinh, thay vì cấm đoán. Giáo viên dạy có thể tâm sự đôi điều với các em, khuyên
các em giành thời gian vào Fecabook thay bằng việc vào tra cứu những thông tin
cần thiết liên quan môn học, tìm các đề thi học sinh giỏi Tỉnh các năm và các Tỉnh
để tìm hiểu, tìm cách giải đề.
* Giải pháp 3: Học sinh nên tìm đọc các cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”,
“Quà tặng cuộc sống”…Xem thêm các chương trình: Điều ước thứ Bảy, Lục
Lạc Vàng…để có những cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống.

Nhiều học sinh khi Làm văn Nghị luận xã hội, do vốn sống, vốn kiến thức về
cuộc sống, xã hội còn hạn chế nên bài viết thường thiếu nguồn dẫn chứng tiêu biểu,

7


cách lập luận chưa có sức thuyết phục. Nhóm học sinh giỏi tôi bồi dưỡng có 02 học
sinh là Nguyễn Thị Trang, Lê Thị Nga… viết câu Nghị luận xã hội còn rất non.
Những bài viết ban đầu của học sinh cảm nhận còn rất non nớt, hời hợt, thậm
chí các em thường lấy dẫn chứng bằng những chuyện tự mình nghĩ ra cùng lắm là
nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí…Có những bài viết của các em hầu như chỉ
có lập luận mà không có dẫn chứng, cả phần Thân bài chỉ duy nhất một đoạn văn.
Đó là những hạn chế rất lớn của học trò. Trong khi, đối với một bài văn của học
sinh giỏi dự thi cấp tỉnh phải thật sự hấp dẫn người đọc bởi lượng kiến thức, khả
năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, khả năng diễn đạt phải lưu loát giàu cảm xúc;
phải có sự sáng tạo, lập luận phải chặt chẽ, sắc bén. Đặc biệt đối với câu Nghị luận
xã hội, học sinh viết bài phải có sự trải nghiệm sâu sắc của bản thân, dẫn chứng
thuyết phục…mới có thể đạt giải cao trong kì thi.
Vì vậy, khi chấm bài của học trò thật sự khiến tôi cảm thấy rất lo lắng. Phải
tìm cách giúp học sinh tìm đọc thêm các dẫn chứng về các nhân vật nổi tiếng, sưu
tầm và nhớ chính xác những câu danh ngôn hay, ý nghĩa, những câu chuyện ngắn
giàu giá trị về đạo đức lối sống…
Ví dụ: Học sinh Trần Trà My, Nguyễn Thị Yến,…ngay từ năm lớp 10 các em
thường sưu tầm những câu chuyện về những nhân vật nổi tiếng về sự thành công,
về nghị lực sống…; Những câu chuyện hay, câu danh ngôn ý nghĩa…; Những lời
nhận định phê bình về các tác giả, tác phẩm vào cuốn sổ tay nhỏ và học thuộc
chúng để có thể vận dụng làm dẫn chứng trong quá trình tạo lập văn bản Nghị
luận xã hội hoặc Nghị luận văn học.
Đó là nguồn tư liệu cần thiết và quan trọng giúp học sinh vận dung linh hoạt
trong quá trình viết văn bản Nghị luận xã hội. Đồng thời, tạo cho học sinh sự hứng

thú say mê hơn khi học văn, từ đó học sinh cảm thấy môn văn không còn quá khó,
quá mơ màng.
* Giải pháp 4: Học văn phải tạo được không khí thật thoải mái, không
nên học theo kiểu nhồi nhét, đọc thuộc bài giảng của giáo viên, đọc thuộc tài
liệu tham khảo một cách máy mọc theo kiểu học vẹt.
- Văn học thường mang đến cho người đọc một trí tưởng tượng phong phú. Vì
vây, khi học văn tinh thần phải thoải mái mới tiếp thu được tốt nhất.
- Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học cho các em:
+ Ra đề cho học sinh làm trên lớp có sự giám sát của giáo viên. Rèn cho
học sinh tâm lí làm bài, chủ động tư duy, chủ động vận dụng các kiến thức tiếp thu
được vào giải đề thi học sinh giỏi. Sau đó, tôi thu bài nhờ đồng chí trong tổ chấm

8


độc lập, khách quan vòng 2. Đến vòng 2 tôi nhận lại chấm, tiến hành sửa bài cẩn
thận cho các em.
+ Dạy cho các em kiến thức cơ bản (về tác giả, tác phẩm, Lí luận văn
học…), hướng dẫn học sinh tư duy, mở rộng tìm hiểu sâu kiến thức thêm sau mỗi
phần đã dạy; trao đổi, đàm thoại với học sinh và giữa các học sinh trao đổi với nhau
về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, trong đề thi…
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao cho nhóm học sinh giỏi, tôi
cho các em trao đổi thảo luận và tự bày tỏ những suy nghĩ của mình: Về thời gian,
không gian nghệ nghệ thuật trong tác phẩm?
Có học sinh Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Phương Thảo, Trần Trà My… xác định
được thời gian nghệ thuật trong tác phẩm là thời gian đa chiều và thời gian hồi
tưởng – tâm tưởng; không gian nghệ thuật là không gian làng Vũ Đại, cái lò gạch
bỏ không, túp lều ven sông, không gian đêm trăng nơi bờ sông gần nhà Chí Phèo.
Nhưng các em chưa lí giải được ý nghĩa về thời gian, không gian nghệ thuật đó. Vì

thế giáo viên dạy phải chỉ rõ cho học sinh nắm được ý nghĩa của thời gian, không
gian nghệ thuật trong tác phẩm “Chí Phèo” để học sinh hiểu sâu hơn. Khi được
giáo viên giảng học sinh hiểu và thấy thích thú vì như đã vỡ ra được một điều bí
ẩn.
+ Trong khi bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần phải nắm bắt và hiểu rõ
tâm lí, hoàn cảnh, tính cách…của từng học sinh để có thể động viên khích lệ sự
phấn đấu, sự quyết tâm cao độ của trò trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt kết quả
như mong muốn.
Ví dụ: Trong quá trình bồi dưỡng nhóm học sinh giỏi có 02 học sinh tâm lí
học nhiều khi không ổn định. Do hai học sinh này có yêu sớm. Vì vậy, ngoài việc
truyền đạt kiến thức, rèn kỹ năng Làm văn,… bản thân tôi còn phải quan tâm, động
viên để các em tập trung cao độ cho việc ôn luyện được hiệu quả.
- Giáo viên dạy giúp học sinh có những kinh nghiệm sống giá trị sau này, biết
cách sử dụng ngôn từ, biết biểu đạt ý về một vấn đề nào đó…
* Giải pháp 5: Học sinh nên tự mình viết ra những cảm xúc của cá nhân
về những việc diễn ra ở cuộc sống làng quê, trường lớp quanh mình hoặc
những cảm xúc về nhân vật, cái hay của tác phẩm văn học; sưu tầm những lời
bình luận, đánh giá hay…vào cuốn sổ nhỏ.
(Phụ lục 4: Những tư liệu sưu tầm của học sinh).
* Giải pháp 6: Học văn theo sơ đồ tư duy.
Học sinh có thể tự vẽ sơ đồ tư duy theo hệ thống của riêng mình để dễ hiểu, dễ
ôn tập theo từng giai đoạn, từng chủ đề, từng tác phẩm…Hoặc giáo viên hướng dẫn
9


học sinh sau mỗi tác phẩm, mỗi một giai đoạn, một chủ đề văn học hệ thống kiến
thức bằng sơ đồ tư duy để học sinh nắm được kiến thức sâu, lâu hơn.
Ví dụ: Khi đọc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, học sinh có thể tiếp
nhận nhanh nội dung bằng việc tự vẽ sơ đồ hệ thống về nhân vật Chí Phèo: theo
từng giai đoạn (trước và sau khi ở tù).

(Phụ lục 5: Sơ đồ tư duy do học sinh Nguyễn Thị Yến và Trần Trà My, lớp
11D2 thực hiện).
* Giải pháp 7: Học sinh cần phải tự phát hiện các lỗi thường gặp về chính
tả, lặp từ, bài làm không đủ ý… sau mỗi lần viết bài.
- Đối với lỗi chính tả, học sinh có thể nhờ thầy cô hoặc bạn bè sửa lại nhiều
lần sau mỗi bài viết. Điều đó, sẽ giúp các em nhớ hơn và tự biết cách khắc phục
dần dần.
- Đối với các lỗi lặp từ do không ý thức được trong quá trình làm bài. Học
sinh khi đọc lại bài cần phải phát hiện ra và tìm từ thay thế thích hợp sau đó trao
đổi với giáo viên dạy để biết được mình thay thế từ hợp lí chưa?
- Những học sinh làm bài thường xuyên không đủ ý, phần lớn do nhiều yếu tố:
tâm lí, kiến thức, kỹ năng xử lí đề bài… Vì vậy, khi làm bài điều quan trọng các em
phải tạo được tâm lí thật thoải mái; cần vạch ra giấy nháp dàn ý sơ lược trước khi
tiến hành viết bài hoàn chỉnh.
* Giải pháp 8: Khi đọc tác phẩm, học sinh nên tự mình đặt ra các câu hỏi,
tự mình trả lời các câu hỏi đó theo suy nghĩ của cá nhân sau đó mới trao đổi
với giáo viên dạy mình để hiểu rõ hơn, sâu hơn kiến thứ.
Học văn sẽ không hiệu quả nếu học sinh bị phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu,
vào ý tưởng của người khác.
Học sinh cần tìm tòi, nghiên cứu tác phẩm một cách kĩ lưỡng để có những suy
nghĩ, tư duy sáng tạo, độc đáo mới lạ. Tránh tư tưởng dập khuôn máy móc. Các em
cần sử dụng trí tưởng tượng phong phú để cảm nhận về cái hay, độc đáo đặt ra
trong mỗi tác phẩm văn chương. Có thể đặt ra những suy nghĩ khi khám phá về
nhân vật, về chi tiết, sự việc tiêu biểu…trong tác phẩm.
Ví dụ:
+ Khi đọc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, có rất nhiều sự kiện, nhưng
sự kiện nào là sự kiện chấn động nhất trong cuộc đời của nhân vật Chí Phèo? Vì
sao?
+ Tại sao nhà văn Nam Cao để cho Thị Nở “kéo cho hắn đứng lên” rồi lại để
cho “Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái” khiến “hắn lăn khèo xuống sân” ?

10


* Giải pháp 9: Đối với những tác phẩm mà các em không thích đọc,
không thích học, không dễ tiếp nhận nội dung càng yêu cầu học sinh phải đọc
nhiều lần, đọc kĩ và có ghi chép.
Bởi vì, một tác phẩm khó tiếp nhận thì càng nhiều thú vị khi các em hiểu và
khám phá được cái hay, cái đẹp…các em sẽ trở nên thích hơn. Giống như một
người bạn khó tính, khó tiếp cận bề ngoài nếu như chúng ta vì thế mà càng xa lánh
không muốn gần sẽ càng không thể hiểu được họ, sẽ không thấy được điểm đáng
quý của họ như thế nào? Những người như vậy nếu chúng ta tìm cách gần gũi họ
chúng ta sẽ khám phá được những phẩm chất đáng trân quý bên trong của họ.
* Giải pháp 10: Học sinh cần theo dõi thông tin trên các phương tiện
truyền thông để biết và nắm được những vấn đề mà xã hội đang quan tâm là
gì?
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão nhưng có không ít học
sinh vẫn “mù” thông tin về xã hội. Đa phần học sinh ôm chiếc điện thoại cả ngày
nhưng chỉ dùng cho việc nhắn tin, vào Facebook…Vì vậy, việc học sinh xem thời
sự, theo dõi các trong tin chính trị, xã hội, cuộc sống…trên truyền thông là điều rất
cần thiết, giúp các em hiểu biết về cuộc sống xã hội và có những trải nghiệm sâu
sắc về cuộc đời. Như vậy, sẽ giúp các em viết bài Nghị luận xã hội có chiều sâu
hơn.
2.3.2. Rèn kỹ năng tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi văn
Việc tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn đạt kết quả cao hay
không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phát hiện, xử lí đề và viết bài trọn vẹn.
Nhiều học sinh khi học phát hiện vấn đề rất nhanh nhưng lại lúng túng trong cách
diễn đạt thành lời văn của mình.
Trong đợt tập huấn chuyên đề thi học sinh giỏi tỉnh về ra đề, xây dựng ma
trận, đáp án học sinh giỏi tỉnh, tôi rất vinh dự được tham gia. Tại lớp tập huấn này,
tôi được lắng nghe rất nhiều những lo lắng, trăn trở của những giáo viên các trường

THPT trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường mình. Đa số, giáo viên lo về kỹ
năng phát hiện đề, kỹ năng làm bài của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em không
biết lựa chọn kiến thức trọng tâm để làm rõ yêu cầu đề, chữ xấu, chưa chăm chỉ,
hạn chế về thời gian bồi dưỡng, học sinh lớp 11 kiến thức Lí luận còn quá mỏng,
viết văn còn hời hợt, khô khan…Đây là thực trạng chung của không ít học sinh các
trường THPT khi học môn Ngữ văn.
Để khắc phục những hạn chế trong quá trình học văn và Làm văn của nhóm
học sinh giỏi, tôi đã áp dụng một số sáng kiến và thấy thực sự có hiệu qủa trong kì
thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn, năm học 2017 – 2018 vừa qua. Đó là bên cạnh
việc rèn kỹ năng tiếp nhận văn bản, giáo viên cần phải chú trọng rèn kỹ năng Làm
11


văn cho học sinh của mình như: cách nhận thức đề, lập dàn ý sơ lược và viết thành
văn bản hoàn chỉnh.
Công việc này được tiến hành theo nhiều bước. Nhưng trong sáng kiến này tôi
chỉ tập trung vào 04 bước cơ bản như sau:
* Bước 1: Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải tìm tòi, nghiên cứu ra đề
và sưu tầm đề thi học sinh giỏi của các trường, các tỉnh giao cho học sinh luyện
đề.
- Yêu cầu học sinh bấm thời gian đề viết bài. Mỗi bài làm của học sinh, tôi
thường nhờ các đồng chí trong tổ chuyên môn chấm độc lập vòng 1 và ghi những
nhận xét đánh giá từng bài vào một tờ giấy riêng. Sau đó, tôi nhận lại và chấm vòng
2, tôi nhận xét, đánh giá trực tiếp vào bài. So sánh những đánh giá của tôi và đồng
nghiệp về bài làm của học sinh xem có quá chênh lệch trong nhìn nhận không? Để
kịp thời khắc phục hạn chế trong từng bài viết của các em.
- Giáo viên ra đề cho học sinh giỏi theo nhiều dạng khác nhau: dạng kiểm tra
khả năng cảm thụ tác phẩm, kiểm tra kiến thức Lí luận, kiến thức Văn học sử, đề
kiểm tra rèn cho học sinh thao tác lập luận so sánh…
- Khi chấm tôi đặc biệt quan tâm đến những phát hiện, những cảm nhận mới,

độc đáo sáng tạo của các em nhằm động viên khích lệ học trò có hứng thú hơn
trong học tập. Sau khi học sinh làm bài, tôi thường căn cứ vào thực tế bài viết của
học sinh để biết được những khó khăn, hạn chế mà học sinh còn tồn tại trong bài
làm của mình, sau đó tôi hướng dẫn các em cách làm đối với từ dạng đề.
+ Đối với câu Nghị luận xã hội: Tôi chủ yếu tập trung cho học sinh xoay
quanh 03 dạng cơ bản như dạng về một ý kiến có hai vế đối lập hoặc về một ý kiến;
dạng về một câu chuyện ngắn từ đó bàn về bài học cuộc sống/bài học sâu sắc được
rút ra từ câu chuyện; dạng đề mở.
Ví dụ 1: Dạng đề về một ý kiến có hai vế đối lập (Dạng đề này học sinh cần
chú ý tư duy phản biện)
Lão Tử từng cho rằng: Hãy gập làm đôi, ngươi sẽ vẹn toàn.
Nhiều thế kỉ sau, La Fontaine mượn lời cây sậy trong một truyện ngụ ngôn đã
khẳng định: tôi rạp xuống và không gãy.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống được đề cập trong hai ý
kiến trên [1].
Ví dụ 2: Dạng đề từ một câu chuyện ngắn/hoặc một đoạn thơ/bài thơ từ đó
bàn về bài học cuộc sống hoặc bài học sâu sắc nhất…được rút ra.

12


Thần thoại Hi Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đã đến xin thần Dớt
thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: “Con không thích đứng ở góc
đường chân trời. Ở đó con không có gì nổi bật cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ:
“Quan trọng là người có toả sáng ở nơi mình đang đứng không”
Anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa sâu sắc nhất mà câu chuyện trên đặt ra [1].
Ví dụ 3: Dạng đề mở (học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc
học sinh có thể tự do bày tỏ chủ kiến nhưng phải lập luận chặt chẽ để lí giải vấn
đề)
Đa số học sinh trong nhóm dự tuyển còn lúng túng trong việc xác định vấn đề

cần nghị luận, cách triển khai vấn đề chưa logic, chưa rõ ràng, mạch lạc, viết lan
man, không trọng tâm, trong bài viết học sinh chưa mạnh dạn đưa ra quan điểm,
chủ kiến của cá nhân mình…
Để khắc phục tình trạng này, giáo viên dạy cần phải giúp học sinh tạo được
tâm lí tốt khi làm bài, biết tin vào chính mình khi viết về những điều mà các em suy
nghĩ, tâm đắc nhất. Có như vậy bài viết của các em mới có thể viết hay, có sức
thuyết phục. Giáo viên cần phải khích lệ học sinh tự do bày tỏ quan điểm, mạnh
dạn trình bày những chủ kiến, tư duy phản biện…của mình.
Cần khuyến khích học sinh viết bài Nghị luận xã hội bằng tâm thế của người
trong cuộc. Phải biết huy động tất cả vốn kiến thức, những kinh nghiệm, trải
nghiệm của bản thân để có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra trong đề bài.
Bài viết phải nói lên được bằng tất cả những cảm xúc chân thành nhất.
Đặc biệt, giáo viên cần dạy cho học sinh biết cách triển khai vấn đề cần nghị
luận: Đọc đề cần chú ý các từ khoá – từ ngữ có tính hình tượng; Phải biết được vấn
đề đặt ra trong đề bài là gì? Những biểu hiện của vấn đề đó như thế nào? Vì sao lại
có những biểu hiện đó? Như thế sẽ thế nào và cần làm gì trước những biểu hiện đó
(về mặt nhận thức, hành động – Học sinh viết bài tránh viết theo kiểu hô khẩu hiệu,
khi viết không được đặt mình trong tâm thế của học sinh mà phải đặt ở tâm thế
người trong cuộc).
+ Đối với câu Nghị luận văn học: Chủ yếu cho học sinh luyện ở 2 mức
độ: từ việc cảm nhận tác phẩm để bàn về vấn đề Lí luận; dạng đề đưa ra một nhận
định Lí luận văn học để bình luận tác phẩm.
Ví dụ: Đối với dạng đề đưa ra một nhận định Lí luận văn học để bình luận
tác phẩm.
Giáo viên dạy giúp học sinh nhận diện được: Bản chất Lí luận văn học cần
bàn trong đề là gì?

13



- Bàn về tác phẩm văn học – sản phẩm sáng tạo nghệ thuật (thường bàn về
một trong số những vấn đề nhỏ như: Đặc trưng tác phẩm văn học, thể loại văn học,
mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học, giá trị và chức năng
văn học…)
- Bàn về nhà văn – chủ thể sáng tạo(thường bàn về thân phận nghệ thuật;
gương mặt nghệ thuật; tư tưởng nghệ thuật; phong cách nghệ thuật; đối tượng tiếp
nhận;các mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm, nhà văn – tác phẩm – bạn đọc,
nhà văn – bạn đọc…)
Học sinh phải xác định được vấn đề bàn luận, giải thích cắt nghĩa, chức minh
được vấn đề. Đặc biệt học sinh phải nắm chắc kiến thức Lí luận văn học và biết
cách vận dụng kiến thức Lí luận vào viết bài.
* Bước 2: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện bản chất đề thi học sinh
giỏi
- Phần lớn học sinh có hạn chế bị ngợp kiến thức, các em thường hay lúng
túng khi lựa chọn đơn vị kiến thức nào vào bài viết cho phù hợp và không ít học
sinh có suy nghĩ để tránh bị thiếu hụt kiến thức nên đã bày hết những kiến thức về
tác phẩm đó vào trong bài làm của mình. Dẫn đến bài làm không trọng tâm, viết lan
man không rõ ý…
- Khi rèn kỹ năng nhận diện đề, tôi thường cho nhóm học sinh dự tuyển học
tập trung cùng nhau. Các em có thể trao đổi, thảo luận để xác định đúng trọng tâm
đề yêu cầu…
* Bước 3: Rèn kỹ năng lập dàn ý
Tôi thường ra đề sau đó yêu cầu học sinh lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu đề ra
một cách nhanh nhất. Sau đó yêu cầu học sinh viết nhanh phần mở bai, kết bài và
các câu, các đoạn chuyển ý. Việc làm này nên làm liên tục, nghiêm túc giúp hình
thành ở học sinh khả năng chủ động, tư duy độc lập trong học tập, khắc phục tình
trạng học sinh hay làm bài theo kiểu ngẫu hứng và giúp học sinh tiếp cận đề thi học
sinh giỏi ở nhiều dạng khác nhau.
* Bước 4: Rèn kỹ năng viết văn
- Đây là khâu vô cùng quan trọng. Bởi vì những đơn vị kiến thức học sinh tiếp

nhận được có sâu sắc, phong phú hay không nếu không biết cách diễn đạt ra thành
lời văn thì cũng không có lợi ích gì. Vì vậy, học sinh phải biết cách viết cho hay,
cho cảm xúc, mạch lạc, logic…mới có sức thuyết phục được giám khảo chấm.
- Học sinh phải rèn luyện viết thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Trước tiên
phải yêu cầu học sinh viết đoạn văn diễn đạt lưu loát, sáng rõ vấn đề; luyện chữ
viết, cách trình bày phải sạch, đẹp, hạn chế tối đa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt
14


câu…; dùng từ chính xác, sáng tạo, độc đáo; bài viết phải mang dấu ấn, phong cách
riêng của từng học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình rèn kỹ năng tiếp
nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường
THPT Triệu Sơn 3.
2.4.1. Về lí luận
- Giúp cho giáo viên có thêm những kiến thức sâu rộng hơn về chuyên môn
của mình, có thêm những kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ
văn.
- Học sinh có được phương pháp học tập môn văn tốt hơn. Đặc biệt giúp các
em biết cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình
học tập và làm bài môn văn. Các em biết cách tiếp nhân, biết tạo lập văn bản tốt
hơn.
Quá trình phụ trách đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn nhiều năm tại
trường THPT Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy:
Việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản là vô cùng
quan trọng, cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đáng kể trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 3 của chúng
tôi nói chung và việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn của bản thân tôi trong
những năm vừa qua nói riêng. Cụ thể, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi năm học
2017 – 2018, sau khi áp dụng sáng kiến này tôi đã đạt được kết quả cao hơn trong

khi bồi dưỡng học sinh giỏi so với những năm trước đây.
(Phụ lục 6: Thống kê kết quả bồi dưỡng HSG qua các năm học - GV: Lê
Thị Lan).
2.4.2. Về kết quả học tập, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi Môn Ngữ văn.
* Trước tác động:
TT
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Yến

Ưu điểm
- Chữ đẹp, ít
sai chính tả,
Có ý thức,
thái độ học
tập nghiêm
túc.

Hạn chế trong tiếp
nhận và làm bài thi

Kết quả khảo
sát lớp 10
(2016 – 2017)

- Chưa có kĩ năng - Lần 1: 11.00đ
làm bài.
- Lần 2: 11.25đ
- Viết bài dàn trải, - Lần 3: 12.00đ

lan man.
- Lần 4: 12.75đ
- Khả năng dựng
đoạn văn còn hạn
15


- Tích
học hỏi.

2

Trần Trà My

cực

chế.
- Chưa có sức viết
dài.

- Chưa thông minh
- Chữ đẹp,
trong nhìn nhận vấn
chăm chỉ.
đề đặt ra trong đề
- Chịu khó bài.
tìm
tòi,
- Sức viết ngắn, văn
nghiên cứu

viết khô khan, chưa
tài liệu.
có cảm xúc sâu sắc

- Lần 1: 10.00đ
- Lần 2: 10.25đ
- Lần 3: 11.00đ
- Lần 4: 11.25đ

- Nhận thức về đề ra
chậm.
- Viết dài nhưng lan
man, chưa trọng tâm.

3

4

Lê Thị Phương
Thảo

Lê Thị Nga

- Chữ đẹp, - Khi làm bài thi
ham đọc tác thường hay bị tâm lí,
phẩm
văn chưa tự tin.
xuôi.
- Yêu sớm, bố mẹ
không quan tâm đến

việc học của con,
chưa có niềm tin vào
năng lực học tập của
con mình

- Lần 1: 11.00đ
- Lần 2: 10.25đ
- Lần 3: 11.00đ
- Lần 4: 10.75đ

- Có khả năng - Chữ chưa cẩn thận. - Lần 1: 11.00đ
học
thuộc - Sức viết quá ngắn, - Lần 2: 10.00đ
lòng rất cao. Chưa chăm chỉ, chưa
- Lần 3: 10.00đ
quyết tâm.
- Lần 4: 11.25đ
- Lúng túng trong
nhận diện đề bài.
- Dễ bi quan, tâm lí
không ổn định.
- Yêu sớm - Chưa
chăm học, đôi khi
tâm lí bất an, không
có tinh thần quyết
16


tâm cao độ trong học
tậm.

- Nhiều lúc không tin
vào khả năng của
bản thân.
- Lười đọc tác phẩm,
- Lần 1: 11.00đ
- Viết văn có tài liệu tham khảo…
cảm xúc.
- Tiếp thu kiến thức - Lần 2: 12.00đ
Nguyễn Thị Trang
- Lần 3: 11.50đ
- Thích học chậm.
các tác phẩm - Tư duy sáng tạo còn - Lần 4: 11.00đ
trữ tình.
hạn chế.

5

- Lỗi chính tả nhiều,
chưa tự tin khi làm
bài.
* Sau tác động: Những kết quả đạt được sau tác động

TT

Họ và tên

1

Nguyễn Thị
Yến


Những ưu
điểm

- Tích cực học
hỏi , ham đọc
tác phẩm , có
ghi chép những
tiếp nhận ban
đầu.
- Rèn được khả
năng tốc độ
viết dài, viết
nhanh
nhất
trong 05 học
sinh.

Đã khắc
phục được
những hạn
chế trong
tiếp nhận và
làm bài

Kết quả
thi học
Kết quả khảo
sinh giỏi
sát lớp 11

tỉnh
(2017 – 2018)
(2017 –
2018)

- Biết cách Lần 1: 13.75đ
xây
dựng Lần 2: 14.50đ
đoạn văn.
Lần 3: 13.50đ
- Thấy văn
không
còn Lần 4: 15.00đ
quá khó.

- Đạt
14.00
điểm.
- Đạt
giải Nhì
cấp Tỉnh

- Chịu khó tìm
17


đọc tài liệu,
chăm giải đề.
- Tích cực sưu
tầm, giải đề,

nghiên cứu tài
liệu.

2

3

4

5

- Tốc độ viết
bài dài, sâu
săc hơn, câu Lần 1: 12.50đ
- Đạt
văn
không
Lần 2:
13.00
còn
khô
khan.
13.25đ
điểm.
- Biết cách tiếp
Trần Trà My
nhận và xử lí - Xác định Lần 3: 14.00đ - Đạt giải
đề bài.
yêu cầu của
Ba, cấp

Lần 4:
đề
nhanh,
Tỉnh
- Viết văn có
13.75đ
cảm xúc, tư thông minh
hơn.
duy hơn..

Lê Thị
Phương
Thảo

Lê Thị Nga

Nguyễn Thị
Trang

- Thấy
phẩm trữ
không còn
khó khi
nhận.

tác
tình
quá
tiếp


- Khác phục
được các lỗi
chính tả, chữ
viết cẩn thận,
- Đạt
Lần 1: 13.00đ
đẹp hơn.
13.00
điểm.
Say
mê - Tự tin hơn Lần 2: 13.25đ
nghiên cứu bài, khi làm bài.
Lần 3: 12.75đ - Đạt giải
đề thi học sinh - Có tinh thần
Lần 4: 14.00đ Ba, cấp
giỏi các tỉnh, quyết tâm cao
Tỉnh
các trường.
trong học tập
để bố mẹ tin
yêu hơn.
- Ham đọc
thuộc
lòng,
nhưng khi làm
bài không còn
quá lệ thuộc
vào tài liệu.

- Ham đọc tác

phẩm, tài liệu Lần 1: 13.00đ
và yêu thích
Lần 2: 12.75đ
văn hơn.
Lần 3: 13.25đ
Lần 4: 13.75đ

- Tự tin hơn - Nhân diện Lần 1: 11.75đ
vào khả năng đề nhanh và Lần 2: 12.50đ
của bản thân
chính
xác
Lần 3: 13.50đ
hơn.
- Hạn chế Lần 4: 13.00đ

- Đạt
11.00
điểm
(Thiếu
0.5 điểm
mới đạt
giải KK)
- Đạt
11.00
điểm
(Thiếu
0.5 điểm
18



được các lỗi
chính tả.
- Viết văn dài
và sâu hơn,
trọng
tâm
hơn.

mới đạt
giải KK)

- Sáng kiến kinh nghiệm này, có thể áp dụng cho việc dạy môn Ngữ văn nói
chung và học sinh giỏi nói riêng, giúp các em có kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn
bản tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng như công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 3 của chúng tôi.
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này khi tôi bồi dưỡng nhóm học sinh
giỏi môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018, đã đạt được những kết quả ngoài sự kì
vọng của bản thân so với năng lực ban đầu của học sinh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những sáng kiến mà tôi đã áp dụng nhằm rèn nhóm học sinh giỏi môn
Ngữ văn ở cấp trường về kỹ năng tiếp nhận và kỹ năng tạo lập văn bản trong năm
học lớp 10 và lớp 11, thực sự có hiệu quả rõ rệt. Giúp nâng cao chất lượng, hiệu
quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi.
Sau khi áp dụng các giải pháp này tôi nhận thấy học sinh đã có phương pháp học
tập, tiếp nhận kiến thức môn văn một cách khoa học, hiệu quả hơn. Đặc biệt, đa số
các em biết nhận diện đề, biết xác định vấn đề trọng tâm, viết có cảm xúc, sáng tạo
và mang dấu ấn của từng học sinh. Thực sự các em trở nên say mê hơn trong học
tập môn văn qua mỗi giờ học chính khoá, học thêm và những buổi học đội tuyển.

Những giải pháp trong sáng kiến mà tôi đã áp dụng, không chỉ có hiệu quả khi
dạy đội tuyển học sinh giỏi, mà có thể áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở tất
cả các lớp, cho mọi đối tượng học sinh THPT nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng giáo dục.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với Ban giám hiệu:
- Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và có kế hoạch sớm nhất trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Cần tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất và tinh
thần đối với các đồng chí giáo viên phụ trách đội tuyển cũng như các em học sinh
tham gia đội dự tuyển các môn.

19


- Cần quan tâm khích lệ về tinh thần, vật chất hơn nữa cho giáo viên phụ trách
đội tuyển và nhất là đối với số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia
một cách xứng đáng hơn. Có như vậy mới khích lệ được sự nhiệt huyết, tinh thần
quyết tâm cao độ để có được thành tích cao nhất trong các kì thi.
- Đặc biệt, Ban giám hiệu cần phải nhìn thấy những thành tích của các đồng
chí giáo viên và học sinh so với thành tích của trường bạn nhằm động viên đúng
mức trước những nỗ lực hết mình của thầy và trò ở trường THPT Triệu Sơn 3
chúng ta.
* Đối với giáo viên: Phải không ngừng nỗ lực phấn đấu tự học, trau dồi kiến
thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Luôn tìm tòi, nghiên cứu để
tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất, phù hợp với đối tượng học sinh nơi địa
phương mình. Một giờ dạy văn phải thật thoải mái, gần gũi, thân thiện với học trò
của mình như vậy giáo viên mới có thể dạy học trò của mình tốt nhất về kiến thức
cũng như kỹ năng sống cho các em.
* Đối với Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thanh Hoá: Cần tổ chức sớm hơn nữa và
tổ chức thêm các lớp tập huấn về các chuyên đề liên quan đến bộ môn Ngữ văn để

giáo viên các trường THPT trong tỉnh nhà có điều kiện giao lưu, học hỏi thêm. Ví
dụ như: đợt tập huấn chuyên đề về “Kỹ năng xây dựng ma trân, biên soạn câu
hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi THPT năm học 2017 – 2018, môn
Ngữ văn” vừa qua, tôi được trực tiếp tham gia và lắng nghe những trao đổi của cô
giáo Trương Thị Giang –Trường THPT Chuyên Lam Sơn và thầy giáo Lê Văn Khải
– Trường THPT Đào Duy Từ truyền đạt, tôi thấy thật sự bổ ích, hiệu quả. Qua đó,
tôi học hỏi thêm được nhiều điều trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học
2017 – 2018 này.
Trong qua trình thực hiện và viết sáng kiến này tôi đã có nhiều cố gắng song
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý,
trao đổi của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp. Những góp ý đó sẽ là cơ sở để
tôi hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

20


Lê Thị Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng GV THPT: Tập huấn chuyên đề HSG về “Kĩ năng xây dựng
ma trận, biên soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi HSG THPT năm học 2017 –
2018 môn Ngữ Văn”

- Phần II – “Rèn luyện kỹ năng viết bài văn Nghị luận xã hội cho học sinh
giỏi văn” – Trương Thị Giang, trường THPT Chuyên Lam Sơn, trang 58.
- Câu 1. NLXH – Trường THPT Thiệu Hoá trang 25.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 3.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại


1.

Khắc phục việc học và
chép bài làm văn mẫu ở
học sinh THPT

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2005 - 2006

2.

Phát hiện và lựa chọn
bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn THPT

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

B

2009 - 2010


×