Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.22 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................2
2.Mục đích đề tài....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận........................................................................................................4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................4
2.1. Thuận lợi......................................................................................................4
2.2. Khó khăn......................................................................................................4
2.3. Số liệu thống kê............................................................................................4
3. Giải pháp trong việc giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí luận văn
học trong bài văn học sinh giỏi...............................................................................5
3.1. Lý luận văn học là gì?..................................................................................5
3.2. Học lý luận văn học như thế nào?................................................................5
3.3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?.....8
3.4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học...........................9
4. Năm nguyên tắc quan trọng khi đưa kiến thức lí luận văn học vào bài văn nghị luận.......9
4.1.Hai thao tác quan trọng: khái quát hóa, cụ thể hóa vấn đề nghị luận:...........9
4.2. Kiến thức lí luận văn học phải liên kết với vấn đề nghị luận:...................12
4.3. Chú ý các trục quy chiếu: Nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.........................14
4.4. Chú ý đến các cặp phạm trù của lí luận văn học:.......................................14
4.5. Tạo tính hùng biện cho kiến thức lí luận văn học:.....................................15
5. Kết quả..............................................................................................................17
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................178
1.Kết luận..............................................................................................................18
2. Kiến nghị..........................................................................................................18
2.1. Đối với giáo viên dạy văn..........................................................................18
2.2. Đối với nhà biên soạn sách.........................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................18



Trang 1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là
đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu
quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những mầm mống tương lai của đất
nước. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có
công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được.
Đối với bài làm văn nghị luận của học sinh giỏi, kĩ năng vận dụng kiến thức
lí luận văn học có vai trò hết sức quan trọng. Biết cách vận dụng kiến thức lí luận
văn học vào bài văn học sinh giỏi là điều kiện cơ bản, tiên quyết để xác giải quyết
vấn đề nghị luận trong đề thi học sinh giỏi. Kĩ năng vận dụng lí luận cũng giúp
người viết có thể lí giải nguyên nhân các đặc điểm giống, khác nhau của các đối
tượng nghị luận cũng như nguyên nhân thành công, sức hấp dẫn của một tác giả,
tác phẩm, hiện tượng, trào lưu văn học,... từ đó có những bình luận sâu sắc về vấn
đề, thể hiện tư duy của học sinh giỏi. Như vậy có thể coi vận dụng kiến thức lí luận
văn học là khâu đầu tiên và cũng gần như là khâu sau cùng trong bài văn nghị luận,
là yếu tố quyết định thành công bài văn của học sinh giỏi.
Biết rằng kiến thức, phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng
phong phú, khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu
văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ đề tài này
người viết chỉ đưa ra một số nội dung vấn đề mình tự nhận thấy và rút ra được qua
thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi.
Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng. Mỗi giáo viên có
một phương pháp, cách thức riêng của mình. Môn văn cũng không ngoại lệ. Phương pháp dạy
và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy
như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn

văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể
dạy tốt và mang lại hiệu quả. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao
hơn rất nhiều.
Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng
nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ xát thực
sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn qua một số năm học, tôi
xin chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình. Và thực tế đây chính là vấn đề quan trọng nhưng
chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Bằng những trải nghiệm của bản thân
qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh biết
cách vận dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn học sinh giỏi và hy vọng là chia sẻ
cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

Trang 2


2.Mục đích đề tài
Trong phạm vi đề tài này chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân đã
làm trong việc “Giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí luận văn học
trong bài văn học sinh giỏi”.
Với bài làm văn nghị luận, học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí luận văn
học là rất cần thiết. Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới mục đích đưa
ra cái nhìn tương đối hệ thống, để hình thành cho các em kĩ năng vận dụng, từ đó
linh hoạt, chủ động trong từng tình huống cụ thể, đáp ứng nhiệm vụ học tập của
một học sinh giỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn
Ngữ văn trong trường trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ lí luận, áp dụng vào thực tiễn, từ thực tiễn rút ra bài học kinh
nghiệm, dựa vào mục tiêu giảng dạy đổi mới và thực tiễn dạy bộ môn Ngữ văn ở

trường trung học phổ thông, tôi đã vạch ra kế hoạch thực hiện đề tài này.
Để hoàn thành đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp thử nghiệm, phân loại,
thống kê kết hợp với việc sưu tầm, khảo sát của bản thân trong quá trình giảng dạy
từ năm 2000 đến nay

Trang 3


NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao,
khó khăn nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc
biệt, khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và
nhất là khả năng viết. Các giáo trình, tài liệu lí luận văn học cung cấp cho học sinh
các kiến thức nền tảng, các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học cơ bản.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải vận dụng các kiến thức ấy để làm rõ một vấn đề
nghị luận cụ thể trong bài.
Với thời gian công tác giảng dạy và qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi,
tôi có một vài suy nghĩ và kinh nghiệm là làm sao trong vài tháng ít ỏi mà có thể có
được những thành công nhất định. Vậy nên với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra những
suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn
nhau để cùng tiến bộ.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi.

+ Là giáo viên đứng lớp qua nhiều những năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng
dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm về chuyên môn, về tính
hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Bản thân chịu khó tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các tác phẩm văn
học, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các sách báo khác. Tiếp cận với

các đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh
khác.v.v... có ghi chép, tích lũy, cập nhật thường xuyên.
2.2. Khó khăn.

Mặc dù kĩ năng đưa lí luận văn học trong bài văn học sinh giỏi có vai trò
quan trọng, nhưng thực tế, không phải học sinh nào trong qua trình làm bài cũng
thực hiện được điều này. Nhiều trường hợp khi làm bài, các em bỏ qua phần lí luận
văn học, hoặc vận dụng sơ sài dẫn đến việc không giải quyết thấu đáo, triệt để,
đúng hướng vấn đề cần nghị luận.
Từ việc nhìn nhận vai trò của kĩ năng đưa kiến thức lí luận trong bài văn của
học sinh giỏi cũng như thực tế bài làm của học sinh, chúng tôi đã chọn đề tài “Giúp
học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn học sinh giỏi”.
2.3. Số liệu thống kê.

Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả bồi dưỡng học sinh
giỏi qua một số năm học như sau:
Từ 2005 - 2006 đội tuyển là 5 em nhưng không đạt một giải nào.
Trang 4


Từ 2008 - 2009 đội tuyển 10 em thì có 2 em đạt giải khuyến khích.
Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học
sinh giỏi từ 2013 đến nay thì kết quả thay đổi rõ rệt. Số lượng học sinh giỏi tỉnh
tăng lên so với trước đây. Liên tiếp trong nhiều năm đều có 3 - 4 em đạt giải và đặc
biệt có các giải nhì, giải ba ở một ngôi trường chưa có bề dày và chất lượng đầu
vào lớp 10 còn thấp. Đó là một điều đáng phấn khởi và khích lệ.
3. Giải pháp trong việc giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí luận văn
học trong bài văn học sinh giỏi.
3.1. Lý luận văn học là gì?


Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở
bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức
lý luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, ví dụ như:
Văn học bắt nguồn từ đâu?
Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?
Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào?
Văn học sinh ra để làm gì?...
Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên
những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả
nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn
bản chất của các hiện tượng văn học như: nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…
Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày, từng giờ với rất
nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi
thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về lí luận văn
học vẫn đang được thực hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta
những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học.
Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí
luận văn học vô cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn
tại? – những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta
ắt hẳn đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy. Học lí luận văn
học là cách để ta có thể trả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống
và khoa học hơn.
Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận
văn học ở mức độ cơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn.
3.2. Học lý luận văn học như thế nào?

Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận tri thức
lí luận văn học trên nhiều cấp độ. Từ thấp đến cao, các cấp độ đó thể hiện như sau:
Trang 5



Biết
Hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá

Chúng ta biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.
Chúng ta có thể hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận
điểm lí luận văn học bằng lời văn của mình.
Chúng ta có thể vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải các
hiện tượng văn học, các nhận định về lí luận văn học.
Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề lí luận văn học
trong một hiện tượng văn học cụ thể (tác phẩm, phong cách tác giả,
trào lưu văn học, thời kì văn học…)
Chúng ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề lí luận văn học
khác nhau, huy động kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải
quyết vấn đề có tính chất tổng hợp.
Chúng ta đánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận
định lí luận văn học và có thể bổ sung, phản biện một cách hợp lý.

Ở mức độ một bài thi học sinh giỏi, bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến
thức lí luận văn học đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến mức độ cao nhất trong
thang nêu trên, là mức độ đánh giá. Như vậy, việc lĩnh hội tri thức lí luận văn học
cũng cần phải được rèn luyện từng bước để đạt được cấp độ cao nhất.
Cấp độ lĩnh
hội tri thức


Biết

Hiểu
Vận dụng

Cách thức hình thành
- Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan trọng
(gạch chân, tô sáng các ý).
- Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật ngữ
quan trọng, những luận điểm quan trọng. Sử dụng các kĩ thuật ghi
nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa.
Chẳng hạn: phải nắm các khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn
học, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách
văn học, trào lưu văn học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự,
kịch…
Tập diễn đạt lại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm lí luận
văn học bằng lời văn của chính mình.
Tập lí giải một số hiện tượng văn học thường gặp. Tập lí giải một số
luận điểm lí luận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì sao?” và
các câu hỏi giả định.
Chẳng hạn như các câu hỏi:
+ Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống?
+ Vì sao cùng viết về “Tương tư” nhưng Nguyễn Bính trong bài thơ
Trang 6


Cấp độ lĩnh
hội tri thức

Phân tích


Tổng hợp

Đánh giá

Cách thức hình thành
“Tương tư” thì chọn thể thơ lục bát, còn Xuân Diệu trong “Tương
tư chiều” lại chọn thể thơ tự do?
+ Văn học có thể tồn tại không nếu không viết về con người?
+ Ở văn học trung đại có hiện tượng văn-sử-triết bất phân, nhưng
đến văn học hiện đại thì người ta chia ba lĩnh vực ấy ra. Vì sao có
thể tách văn ra khỏi sử và triết?
+ Tại sao trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du
lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Quy luật văn học
nào dẫn đến điều đó?
+ Tại sao nói truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là bài thơ trữ tình đượm
buồn?
Phân tích các biểu hiện của các vấn đề văn học trong những hiện
tượng văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu
văn học, thời kì văn học…
Ví dụ như:
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) phong cách Nam Cao qua một số tác
phẩm truyện ngắn trước CMT8.
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”.
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) nét riêng của nhà thơ Xuân Diệu khi
viết về đề tài tình yêu…
Giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp. Ví dụ như:
- Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên
nhất của tâm hồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợ
cùng thơ phải chuốt lời”. Phải chăng hai câu nói trên là mâu

thuẫn, hãy thử lí giải.
- Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm về
đời sống và hiểu chính mình. Từ các phương diện đặc trưng văn
học, chức năng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận, hãy
lý giải ý kiến trên.
Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:
+ Có phải lúc nào cũng như vậy hay không?
+ Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa?
+ Có ngoại lệ hay không?
+ Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?

Trong định hướng giải quyết các đề thi, các bước luyện tập như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết, đọc sách, đọc giáo trình, nghe giáo viên giảng và hỏi.
Trang 7


- Bước 2: Giải quyết đề thi, nhận định đề và lập dàn ý.
- Bước 3: Tiến hành viết bài.
- Bước 4: Sửa lỗi và rút kinh nghiệm.
Bốn bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao
hơn. Đó là cách tốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi
thuần thục ở mức cao nhất.
3.3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?

Có thể tạm chia các đề nghị luận văn học thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:
Yêu cầu đề
Đề minh họa
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm
Phân tích các yếu tố“Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Cấp độ 1 cơ bản trong một tác - Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng

phẩm văn học.
chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn
Nguyễn Minh Châu.
- Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
Phân tích các yếu tố- Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa
trong tác phẩm văntrẻ” của nhà văn Thạch Lam.
Cấp độ 2
học để làm rõ một- Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông
yêu cầu nào đó.
Đà” để cho thấy những chuyển biến trong sáng
tác của nhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau
cách mạng tháng 8 1945.
- Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ
chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn
Giải quyết một nhận
đầy”.
Cấp độ 3 định lí luận văn
- Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn
học.
vinh con người bằng cách hình thức nghệ thuật
độc đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.
Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so
sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt), ta có thể
so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự
kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông
dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh
hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu,

qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.
Trang 8


Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ
đề yêu cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều
là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm
được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích
các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.
Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết.
Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.
Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức
lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3. Bởi vì nếu học sinh thành thục các kĩ
năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, sẽ dễ dàng vận dụng vào
hai cấp độ trước.
3.4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học

Dàn ý chung phần thân bài như sau:
Thao tác

Nội dung

- Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó
hiểu trong nhận định.
1. Giải thích
 Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn
ở đây là gì?
Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn
2. Bàn luận
đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vì sao?”

3. Chứng Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu
minh
hiện của vấn đề nghị luận.
- Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
4. Đánh giá
- Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có)
Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình sáng tác
5. Liên hệ
và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.
Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất
đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.

Mức độ tư
duy
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng hợp
Phân tích
Đánh giá
Vận dụng
thiết phải có

4. Năm nguyên tắc quan trọng khi đưa kiến thức lí luận văn học vào bài văn nghị luận
4.1.Hai thao tác quan trọng: khái quát hóa, cụ thể hóa vấn đề nghị luận:

Thao tác giải thích là thao tác đầu tiên và tiên quyết đối với một bài nghị
luận văn học yêu cầu giải quyết vấn đề lí luận văn học. Sai một li, đi một dặm. Nếu
xác định sai vấn đề nghị luận thì mọi nỗ lực sau đó đều đổ sông đổ biển. Cho nên
vấn đề nghị luận luôn phải được diễn đạt một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ trong mở

bài, và kế đến là phần giải thích trong thân bài.

Trang 9


Việc này được thực hiện khá dễ dàng bởi vì vấn đề nghị luận đã được diễn đạt
rõ ràng trong đề bài. Nhưng nhiều trường hợp, vấn đề nghị luận bị ẩn đi, có khi là
trong những cách diễn đạt trừu tượng, hoặc có khi là trong một lập luận rất dài,
phức tạp nhiều tầng bậc của một nhà phê bình nào đó. Đây là lúc ta phải sử dụng
thao tác cụ thể hóa vấn đề nghị luận, hoặc khái quát vấn đề nghị luận.
Ta sử dụng thao tác cụ thể hóa với những đề ẩn vấn đề nghị luận trong những cách
diễn đạt trừu tượng, có tính hình ảnh.
Ví dụ như 2 đề sau:
Đề 1: “Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của trẻ em” (Nguyễn Nhật Ánh).
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm, em hãy giới thiệu về một
nhà văn là “trụ đỡ tinh thần” của em.
Đề 2: “Có những phút ngã lòng
Tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy”
(Phùng Quán)
Bằng hiểu biết và kinh nghiệm đọc thơ của anh (chị), hãy bàn luận về ý kiến
gợi ra từ hai câu thơ trên.
Phân tích đề:
Ở Đề 1, vấn đề nghị luận ẩn trong cụm từ “trụ đỡ tinh thần”.
Ở Đề 2, vấn đề nghị luận ẩn trong hai cụm từ “ngã lòng” và “vịn vào câu
thơ mà đứng dậy”. Nếu không thể cụ thể hóa các cụm từ ấy thành các biểu hiện cụ
thể hơn, sẽ rất khó xác định cần phải sử dụng kiến thức lí luận văn học nào, và chọn
dẫn chứng như thế nào. Ta hãy thử cụ thể hóa chúng:
- “Trụ đỡ tinh thần” có thể là gì? – một điểm tựa khi cảm thấy đớn đau, khổ
cực; một chỗ dựa để tìm về khi băn khoăn, lạc lối trong cuộc đời; một thành trì đạo
đức giúp con người đứng vững trước những cám dỗ của cuộc sống… Như vậy ta

thấy ngay, vấn đề đã rõ ràng hơn rất nhiều và có thể triển khai dễ hơn.

Trang 10


Cần cụ thể hóa vấn đề nghị luận thành các biểu hiện rõ ràng hơn
Cũng tương tự như vậy, với Đề 2:
Những phút ngã lòng…
Tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy…
Biểu Cảm thấy quá đau khổ, tuyệtNhững câu thơ vỗ về, xoa dịu vết
hiện 1 vọng
thương, tạo ra sự an ủi, đồng cảm
Biểu Cảm thấy băn khoăn, trăn trởNhững câu thơ thức tỉnh, giúp mở rộng
hiện 2 trước vô vàn câu hỏi không thểnhân sinh quan, thế giới quan, để hiểu
giải đáp của cuộc sống
thế giới và hiểu chính mình
Biểu Cảm thấy chênh vênh trên lằnNhững câu thơ hướng thiện vực ta dậy
hiện 3 ranh thiện – ác, cảm thấy cuộctừ sai trái và lầm lạc, những câu thơ
đời quá nhiều cám dỗ, cảm thấythanh lọc tâm hồn để ta quay trở về với
cái ác ngự trị trong tâm
điều tốt…
Biểu …

hiện n
Như vậy, các biểu hiện càng được nêu ra cụ thể, các kiến thức lí luận được
vận dụng càng chính xác, việc chọn tác phẩm và phân tích tác phẩm để làm rõ vấn
đề nghị luận càng dễ dàng.
Ngược lại, ta cần khái quát vấn đề nghị luận khi nó được diễn giải một cách
phức tạp. Hãy xem đề sau:
Đề bài: Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai có viết:

“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là
cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của
thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã
rung động tận tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ, cái sức sống của
những tác phẩm vĩ đại”
(Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi, in trong “Công việc viết văn”,
Trường viết văn Nguyễn Du, xuất bản 1995, trang 81).
Bình luận ý kiến trên.(Đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 12 trung học phổ thông
năm học 1988 - 1989)
Đoạn văn dài trong đề làm học sinh bối rối và không thể xác định vấn đề
nghị luận. Hãy bình tĩnh. Bất kì đoạn văn nào cũng chỉ có một ý chính và các ý
phụ khác bổ sung ý chính đó. Ý chính chính là vấn đề nghị luận bạn cần xác
định và khái quát lên được. Vậy thì trong đoạn trên, vấn đề nghị luận là gì? Hãy
suy nghĩ khoảng 5 phút.
Chắc các em đã nhận ra, đoạn văn trong đề được cấu tạo theo kiểu tổng – phân
– hợp, cho nên vấn đề nghị luận sẽ là câu đầu tiên, và các câu khác là những biểu
hiện cụ thể cho vấn đề đó.

Trang 11


4.2. Kiến thức lí luận văn học phải liên kết với vấn đề nghị luận.

Các giáo trình, tài liệu lí luận văn học cung cấp cho ta các kiến thức nền
tảng, các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học cơ bản. Nhiệm vụ của chúng ta
là phải vận dụng các kiến thức ấy để làm rõ một vấn đề nghị luận cụ thể trong bài.
Ví dụ: Để làm rõ vấn đề nghị luận: “Văn chương cần truyền tải những tình
cảm mãnh liệt, lành mạnh”, người viết đã sử dụng những lí lẽ nào?
Lí lẽ 1: Văn học vận động theo quy luật của tình cảm  Nhà văn chỉ viết
được khi có bầu cảm xúc mãnh liệt  Chỉ khi có cảm xúc thì hiện thực trong tác

phẩm mới có hồn  Cho nên cảm xúc mãnh liệt chính là điều sinh tử với người
cầm bút  (Văn chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liệt, lành mạnh).
Lí lẽ 2: Văn học chỉ sống được trong lòng đồng cảm của bạn đọc  Tác
phẩm phải chứa đựng sự rung động chân thực thì mới có thể lay động độc giả 
Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ
sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ chia hơn  (Văn
chương cần truyền tải những tình cảm mãnh liệt, lành mạnh)
Ví dụ trên cho ta bài học gì về việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào
lập luận?
Thứ nhất, mọi lập luận bao giờ cũng phải đầy đủ tiền đề và kết luận.
Những tri thức cung cấp trong giáo trình, tài liệu chỉ là tiền đề, nhiệm vụ của chúng
ta là phải tìm ra mối liên kết giữa tiền đề ấy với vấn đề nghị luận để đưa ra kết
luận hợp lý.
Trang 12


Lí lẽ 1:
Văn học vận động theo quy luật của tình cảm  Nhà văn chỉ viết được
Tiền đề khi có bầu cảm xúc mãnh liệt  Chỉ khi có cảm xúc thì hiện thực trong
tác phẩm mới có hồn
Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái
Kết tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ
luận chia hơn
Lí lẽ 2:
Tiền đề Văn học chỉ sống được trong lòng đồng cảm của bạn đọc  Tác phẩm
phải chứa đrựng sự ung động chân thực thì mới có thể lay động độc giả
Kết
luận

Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu linh diệu nối liền trái

tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ
chia hơn

Thứ hai, mọi lập luận đều phải hướng về trung tâm của bài viết là vấn đề
nghị luận. Cho nên có thể đi theo công thức cơ bản như sau:
Tiền đề (kiến thức lí luận văn học)  Kết luận  Vấn đề nghị luận

Trang 13


Kiến thức văn học cung cấp tiền đề, ta cần đưa ra kết luận hợp lý hướng vào
vấn đề nghị luận
4.3. Chú ý các trục quy chiếu: Nhà văn – tác phẩm – bạn đọc

Chia một cách tương đối, thì chúng ta có 6 chủ đề lí luận văn học cơ bản
như đã trình bày ở trên. Nhưng trên thực tế, các kiến thức lí luận ở các chủ đề này
đều có mối liên hệ với nhau và để giải quyết thấu đáo các yêu cầu của đề bài, ta cần
tổng hợp kiến thức ở các chủ đề khác nhau.
Vậy làm thế nào ta có thể huy động được những kiến thức cần thiết?
Ba trục quy chiếu quan trọng đó là: Nhà văn – tác phẩm –bạn đọc

Trục
Tác phẩm

Nhà văn

Bạn đọc

Kiến thức lí luận văn
Trả lời cho các câu hỏi

học liên quan
Đặc trưng văn học
Văn học có những quy luật nào? Những
Chức năng văn học
quy luật ấy có liên quan gì đến vấn đề cần
Đặc trưng thể loại
bàn?
Chất liệu ngôn từ
Quá trình sáng tác đòi hỏi điều gì ở nhà
văn? Nhà văn muốn khẳng định được
Cái tâm và cái tài
mình thì phải cần những điều kiện nào?
Phong cách văn học
Những điều ấy liên quan gì đến vấn đề cần
bàn?
- Bạn đọc mong chờ điều gì khi tìm đến
tác phẩm văn học? Làm thế nào để tác
phẩm có thể ghi dấu trong tâm hồn độc
giả? Những điều ấy có liên quan gì đến
Quá trình tiếp nhận
vấn đề cần bàn?
- Quá trình tiếp nhận có những đặc điểm
gì? Những đặc điểm ấy liên quan gì đến
vấn đề cần bàn?

4.4. Chú ý đến các cặp phạm trù của lí luận văn học:

Trong hệ thống kiến thức lí luận văn học, có những yếu tố gắn liền với
nhau không tách rời. Người ta gọi đó là mối quan hệ biện chứng tức là mối
quan hệ tương tác hai chiều giữa hai yếu tố nào đó. Có thể kể đến một số cặp

phạm trù như vậy:
Tư tưởng - Tình cảm
Nội dung - Hình thức
Phản ánh - Sáng tạo (quá trình sáng tác)
Cái Tâm - Cái Tài (của nhà văn)
Cái mới mẻ - Cái ổn định (trong phong cách)
Trang 14


Tính cụ thể - Tính khái quát (trong hình tượng văn học)
Tạo hình - Biểu hiện (đối với hình tượng văn học)
Sáng tạo - Đồng sáng tạo
Tính khách quan - Tính chủ động sáng tạo (quá trình tiếp nhận)…
Một vấn đề lí luận văn học chỉ được bàn trọn vẹn khi nó được đặt trong mối
quan hệ biện chứng với các yếu tố liên quan. Như vậy, nếu đề bài chỉ nhắc đến
một yếu tố trong cặp phạm trù, nhiệm vụ của chúng ta là phải đề cập đến mối
liên hệ của nó với yếu tố còn lại.
Có thể thấy ở đây, các cặp phạm trù sau đã được bàn luận trọn vẹn:
Trục: Tác phẩm

Nội dung
(Tư tưởng – tình cảm)

Hình thức nghệ thuật
(Phần bổ sung)

Trục: Nhà văn

Cái tâm
(Tư tưởng – tình cảm)


Cái tài
(Phần bổ sung)

Hầu hết đáp án đề thi học sinh giỏi đều sẽ có một ý mở rộng như thế này để
kiểm tra khả năng đánh giá vấn đề và tư duy phản biện của học sinh. Cho nên việc
nắm các cặp phạm trù là vô cùng cần thiết.
4.5. Tạo tính hùng biện cho kiến thức lí luận văn học:

Hãy nhớ điều này: Kiến thức lí luận văn học trong sách và giáo trình là ngôn
ngữ khoa học, hoàn toàn không có cảm xúc gì cả, nhưng bài văn ta viết lại là ngôn
ngữ nghị luận, cần cảm xúc để thuyết phục người đọc!
Vậy thì, nếu ta chỉ học thuộc rồi ghi lại y hệt những gì trong sách, bài nghị luận
của chúng ta sẽ trở nên nhàm chán như một món cơm nguội không ai muốn ăn cả.
Tạo tính hùng biện trong bài viết – đó là điều ta cần phải làm. Nhưng làm thế
nào? Điều gì khiến cho bài văn trở nên thực sự hấp dẫn và cuốn hút chúng ta?
Đầu tiên, hãy trích dẫn một cách hợp lý các danh ngôn, nhận định của các
nhà phê bình về chủ đề lí luận văn học ta đang bàn tới. Những nhận định này sẽ
tạo ra sự thuyết phục cho bài viết. Bản thân những nhận định ấy cũng giàu chất
văn, vì thế sẽ khiến cho bài văn của ta hấp dẫn hơn. Có thể thấy cách tác giả vận
dụng các danh ngôn thật nhuần nhuyễn:
Tư tưởng nghệ thuật là một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà
văn và giá trị của tác phẩm. Nguyễn Khải từng nói: “Giá trị của một tác phẩm văn
học trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. Còn Korolenco thì nhấn mạnh: “Tư
tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học”. Tư tưởng sai lầm, lệhc lạc, văn học sẽ
trở thành công cụ gây tội ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kê đơn
bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên võ tướng điều binh khiển
tướng bậy chỉ nướng hết một đạo quân còn làm một nhà văn viết bậy có thể gây
Trang 15



tác hại đến ba thế hệ.” Có được ảnh hưởng hết sức quan trọng như vậy bởi nhiệm
vụ cao cả, thiêng liêng của văn học. Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu
biết và sáng tạo thực tại xã hội” mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói
như Thạch Lam, đó là “thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố
cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác”. Văn học góp phần làm cho cuộc sống
con người tốt đẹp, trong sáng hơn.
Việc vận dụng đa dạng các kiểu câu một cách hợp lý tạo ra sự phong
phú về giọng điệu, khi thì như chất vấn, khi thì như đối thoại, khi tha thiết khi
lại dõng dạc. Đó chính là âm hưởng hùng biện của bài viết. Hai cấu trúc thường sử
dụng đó là phủ định để khẳng định và câu hỏi tu từ. Những ví dụ sau đây kết hợp
cả hai cách diễn đạt:
Văn học là sự lên tiếng thôi thúc của trái tim. Nhà văn chỉ viết được khi
“trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như các ngành khoa học loại bỏ cái tôi
trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học lại lấy cái tôi làm
điểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nên có cái
tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chung
không thể thiếu cái tôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Làm
sao nhà văn có thể viết khi đứng trước hiện thực cuộc sống, trái tim anh không
hề rung động, không hề xúc cảm?
Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong
quá trình hình thành một tác phẩm văn học. Văn học chỉ sống được trong tấm lòng
đồng cảm của người học. Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật có thể lay động sâu
xa tâm hồn người đọc, có thể khiến độc giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn,
đau khổ, căm phẫn… cùng nhân vật khi mà nhà văn không thực sự xúc cảm,
không viết từ chiều sâu con tim?
Để tạo hiệu quả cảm xúc và gây ấn tượng mạnh, ta cũng cần chú ý thêm đến
cách diễn đạt giàu hình ảnh. Hãy xem trong ví dụ ở trên:
Nhà văn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn của nhân vật,
vui cái vui của cuộc sống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có “sức

đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” (Hoài Thanh). Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình
cảm nông cạn, hời hợt, giả dối; tác phẩm chỉ là những con chữ vô hồn, xác ép
khô không gây xúc động nơi người đọc. Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi
đến những trái tim. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm văn học đã bắc nhịp cầu linh diệu nối
liền trái tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻ
chia hơn.
Hãy nhớ, những gì ta được học là khoa học, nhưng những gì ta viết ra
phải là nghị luận, thậm chí phải là nghệ thuật! Người đọc chỉ có thể bị thuyết
phục khi những con chữ có hồn và giàu cảm xúc, nói như Hoài Thanh, chúng ta
cần “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.
Trang 16


5. Kết quả
Trước khi rèn kĩ năng vận dụng kiến thức lí luận văn học trong bài văn nghị
luận cho học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy các em hiểu là phải vận dụng lí luận
văn học để giải quyết các đề làm văn. Tuy nhiên việc vận dụng này chưa thực sự
tốt, chưa đồng đều giữa các học sinh. Có học sinh vẫn bỏ qua kĩ năng này trong quá
trình làm bài, hoặc hiểu là phải vận dụng vào bài làm nhưng chưa phù hợp, chưa
thuyết phục, thiếu khoa học.
Sau khi vận dụng dụng một cách hệ thống kĩ năng vận dụng kiến thức lí luận
văn học trong bài văn nghị luận cho học sinh giỏi, chúng tôi thấy các em đã có sự
tiến bộ rõ rệt, biết cách giải thích vấn đề, có những lí giải sâu sắc, chính xác, thuyết
phục. Đặc biệt, mặt bằng nhận thức chung của học sinh được cải thiện, nhiều em
bộc lộ rõ được tư chất học sinh giỏi khi được thầy cô hướng dẫn, khai mở đúng
cách. Đó là những kết quả khả quan sau quá trình vận dụng kiến thức lí luận văn
học trong bài văn nghị luận cho học sinh giỏi
Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2008 - 2009: 2/10 giải khuyến khích.
Từ 2010 đến 2013: mỗi năm cũng có từ 4/10 giải.

Năm học 2013-2014: 3/5 giải, trong đó có 1 giải ba và 2 giải khuyến khích, 1
học sinh đạt huy chương bạc kì thi Olimpich cấp cụm
Năm hoc 2014 – 2015: 1 học sinh đạt huy chương vàng kì thi Olimpich cấp
cụm.
Năm học 2015- 2016: 3/5 giải, trong đó 1 giải ba và 2 giải khuyến khích.
Mặc dù chưa được chọn vào đội tuyển văn quốc gia nhưng kết quả thi vòng hai
của học sinh đã đạt điểm khá cao. Em Lê Anh Quân lớp 12C4 thi đạt 25,5/30 điểm.
Năm học 2017- 2018: 4/5 giải trong đó 1giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến
khích.

Trang 17


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Dạy học là một nghệ thuật. Để có được kết quả thành công tốt đẹp thì mỗi
người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều
cách thức và phương pháp tối ưu nhất để giảng dạy, bồi dưỡng cho các em.
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì mênh mông
rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì vậy
trong giới hạn của đề tài này, người viết chỉ khiêm tốn đưa ra một vài suy nghĩ về
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.
Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh vận dụng kiến thức lí luận văn
học vào trong bài văn học sinh giỏi mà bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng
dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi suốt trong nhiều năm qua. Có thể những điều này
không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi,
đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những thành công. Rất mong
nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm
tốt công việc này trong những năm học tiếp theo.
2. Kiến nghị

2.1. Đối với giáo viên dạy văn

Thực sự nhiệt tâm với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân giáo viên
cần nhận thức được sự quan trọng của việc rèn kĩ năng vận dụng kiến thức lí luận
văn học trong bài văn học sinh giỏi.
2.2. Đối với nhà biên soạn sách

Nên tiếp tục biên soạn những tài liệu lí luận văn học để giáo viên và học sinh
tham khảo.

Trang 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2].
[3].
[4].
[5].
[6].
[7].
[8].

18 chuyên đề văn phổ thông trung học, Nguyễn Thị Hòa, nhà xuất bản TP Hồ
Chí Minh 1999.
Các đề thi tuyển sinh đại học - cao đẳng môn Ngữ văn; Bộ giáo dục.
Những bài làm làm văn chọn học sinh giỏi quốc gia; Vũ Tiến Quỳnh.
Tuyển tập đề thi Ôlimpic 30 - 4 môn Ngữ văn.
Muốn viết được bài văn hay, Nguyễn Đăng Mạnh, nhà xuất bản Giáo dục
năm 2007.

Một số thi đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa, một số đề thi học sinh giỏi
quốc gia, các đề thi học sinh giỏi ở các tỉnh khác được tuyển chọn.
Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục
Lí luận văn học, Trần Đình Sử chủ biên, nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Duyên

Trang 19



×