Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Suy nghĩ về một số hình thức của hoạt động khởi động theo mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh trong chương trình ngữ văn 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.07 KB, 22 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG THEO MÔ HÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT

Người thực hiện: Trịnh Thị Minh Hảo
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2018


Mục lục
1. Mở
đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... ........1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1
2. Nội dung............................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................3
2.2. Thực trạng:.....................................................................................................4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện................................................................5


2.3.1. Các giải pháp chung……………………………………………………....5
2.3.2.Các giải pháp cụ thể.................................................................................... 7
2.3.2.1. Đối với các tiết Đọc hiểu văn bản…………………………….………...7
2.3.2.2. Đối với các tiết Tiếng Việt và Làm Văn………………………………12
2.3.2.3. Đối với các tiết Tác gia và văn học sử………………………………..14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ................................................................15
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................16
3.1. Kết luận........................................................................................................16
3.2. Kiến nghị......................................................................................................17
Tài liệu tham khảo...............................................................................................18



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang nói nhiều đến thời đại công nghiệp 4.0 và những tác động
mạnh mẽ của nó tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Giáo dục cũng không
nằm ngoài sự ảnh hưởng rõ nét ấy. Giáo dục 4.0 là nền giáo dục được sinh ra
nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường nền công nghiệp 4.0 và đổi mới là một
yêu cầu tất yếu. Trong lộ trình thay đổi sách giáo khoa để phục vụ cho mục tiêu
giáo dục trong thời đại mới, đổi mới nội dung và đặc biệt và phương pháp dạy
học, cách tiếp cận bài giảng cũng là một trong những viên gạch nhỏ đặt nền
móng vững chãi cho sự đổi mới ấy.
Để đáp ứng được sự thay đổi của chương trình giáo dục mới, trong đó có
môn Ngữ Văn, bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn và tích cực
đổi mới phương pháp dạy học. Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung,
dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học đòi hỏi các
giáo viên phải khơi dậy sự hứng thú, say mê của mỗi học sinh trong từng tiết
dạy để các em dần dần lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhất. Hoạt động
khởi động trước khi vào bài là yếu tố đầu tiên dẫn các em vào “đường dây cảm

xúc” của mỗi áng văn thơ để các em say mê khám phá. Đây là hoạt động tuy
chiếm thời lượng không nhiều nhưng đóng vai trò quan trọng giúp các em phấn
chấn, thích thú, tập trung tối đa cho bài học.
Trên thực tế hoạt động khởi động này nếu làm tốt sẽ cùng lúc thực hiện
được nhiều mục đích khác nhau như ổn định lớp, kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị
bài của học sinh…Và quan trọng hơn cả là tạo một tâm thế hứng khởi nhất để
thầy và trò cùng chinh phục những tri thức trong bài học. Tuy vậy vẫn còn
không ít giáo viên chưa thực sự thấy được ý nghĩa của hoạt động này và do áp
lực thời gian nên thường bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài. Nhận thấy sự cần thiết
của hoạt động này tôi mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này qua
đề tài “Suy nghĩ về một số hình thức của hoạt động khởi động theo mô hình tổ
chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh trong chương trình
Ngữ Văn 10 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là đưa tới một cách tiếp cận để tổ chức hoạt động
khởi động trong những giờ dạy Ngữ Văn ở lớp 10 THPT. Thông qua đó có thể
đưa ra một số hình thức khởi động để giúp các em say mê hứng thú trong mỗi
tiết học và mỗi giáo viên cũng tự tích lũy cho mình những hình thức khởi động
phù hợp với đặc trưng của từng tiết dạy. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu
bài học một cách tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi sẽ tập trung vào hoạt động đầu tiên
trước khi vào khai thác nội dung của tiết Ngữ Văn là hoạt động khởi động. Cụ
thể là các hình thức khởi động phù hợp với đặc trưng của từng bài trong chương
trình Ngữ Văn 10 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1


- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu, tìm tòi,

tổng hợp các tư liệu từ nhiều nguồn làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.Tìm
hiểu, nghiên cứu các nội dung kiến thức của bộ môn Ngữ Văn phục vụ cho đề
tài.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Khảo sát trong phạm vi nhỏ sự
hứng thú/ không hứng thú với các tiết dạy Ngữ Văn để có sự điều chỉnh phương
pháp phù hợp. Trò chuyện, tìm hiểu học sinh, tích cực dự giờ thăm lớp, thu thập
trực tiếp những thông tin dạy và học ở nhà trường để làm cơ sở thực tiễn cho đề
tài.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh ở hai lớp với cách khởi động
khác nhau để đánh giá, rút kinh nghiệm.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Đổi mới chương trình giáo dục cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy
học là một trong những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân nhằm đem
lại những thay đổi mang tính chất bền vững về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Muốn vậy mỗi giáo viên phải tự mình hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng
cần thiết để đáp ứng với những sự thay đổi mang tính chất đột phá của nền giáo
dục trong thời gian tới. Trong lộ trình đổi mới ấy, đổi mới bộ sách giáo khoa
dành cho các cấp học được cả xã hội quan tâm, trong đó có sách giáo khoa Ngữ
Văn THPT. Cùng với các môn học khác chương trình môn Ngữ Văn sẽ “bảo
đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học"(Bộ GD-ĐT, Dự thảo Chương
trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, 2017).
Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ Văn THPT, cần đổi
mới mạnh mẽ mô hình tổ chức dạy học trong việc thiết kế bài học từ phía giáo
viên. Nghĩa là trong giáo án của mình giáo viên cần phải thể hiện rõ các hoạt
động của học sinh, đây là những nội dung chiếm vị trí chủ yếu tiến trình tổ chức

dạy học. Theo đó mô hình dạy học mới này sẽ được thiết kế theo định hướng
hình thành và phát triển năng lực của học sinh gồm 5 bước:
- Khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát
- Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động ứng dụng/vận dụng (Có thể làm trên lớp hoặc ở nhà)
- Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Có thể làm ở
nhà)
Trong đó khởi động là bước đầu tiên nhưng có vai trò rất lớn đối với các
hoạt động tiếp theo. Hoạt động này chiếm thời lượng không nhiều (khoảng 5 -7
phút) trong toàn bộ tiết dạy nhưng nó vẫn có khả năng quyết định sự thành bại
của giờ dạy. Hoạt động này giúp:
- Giáo viên ổn định lớp học, tạo một khoảng thời gian nhất định để học sinh
thích nghi và tiếp cận bài học mới.
- Học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị cho sự tiếp
nhận những kiến thức và kĩ năng mới.
- Giáo viên sẽ phần nào nắm được những hiểu biết của học sinh về những
vấn đề xã hội có liên quan đến nội dung bài học.
- Học sinh liên kết những điều đã học với những kiến thức mới.
- Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
- Đồng thời hoạt động đầu tiên này sẽ tạo nên sự hứng khởi và chuẩn bị cho
học sinh một tâm thế tích cực để các em bước vào bài học mới. Đây có
thể nói là một mục đích rất quan trọng, đặc biệt đối với môn Ngữ Văn –
môn học của “cảm xúc và tâm hồn”.
Lí luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không
chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành
3


nhân cách của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới tự giác. Hứng thú và tự giác là hai

yếu tố tâm lí đảm bảo tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại
phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển
hứng thú và tự giác. Akônenski xem tạo hứng thú là một trong các con đường
chủ yếu để “Làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui”
K.Đ. Usinski xem hứng thú là một cơ chế bên trong đảm bảo học tập có
hiệu quả .
J Diuây cho rằng việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú. Muốn vậy
phải để cho trẻ em độc lập tìm tòi, thầy giáo chỉ là người tổ chức, thiết kế,cố
vấn.
Như vậy có thể thấy tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu giờ học là một
nhiệm vụ mà giáo viên phải thực hiện để kích thích niềm say mê hứng thú của
học sinh, tạo cho các em tâm lí tốt nhất cùng niềm khát khao chinh phục những
chân trời kiến thức. Hoạt động khởi động phong phú, phù hợp với từng đối
tượng, từng bài học cụ thể sẽ giúp giáo viên giải bài toán không hề đơn giản ấy.
Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực
cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề.
Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học
cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống
của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm
thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.
Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập,
nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý
kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình
bày báo cáo kết quả.
2.2. Thực trạng vấn đề
Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất người học, việc phân tích thực trạng có vai trò
quan trọng trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt và xây dựng giải pháp
tổ chức thực hiện.
- Về phía giáo viên: Có thể nói đội ngũ giáo viên trong tổ bộ môn của chúng

tôi đều là những người có chuyên môn và tâm huyết nhưng không phải ai cũng
có thời gian và điều kiện để đầu tư những bài dạy thực sự đổi mới. Hơn nữa hoạt
động khởi động nằm trong sự đổi mới phương pháp của giờ dạy từ trước tới nay
đang bị coi nhẹ. Phần lớn giáo viên sợ mất thời gian, cháy giáo án nên phần đầu
thường giới thiệu ngắn gọn để vào bài mới một cách nhanh chóng. Vì vậy hầu
hết hoạt động này đều chỉ dừng lại ở việc giáo viên dẫn lời vào bài. Có những
giáo viên có những lời vào bài rất hay nhưng đó là hình thức duy nhất để khởi
động. Một điều đáng lưu ý là hoạt động này đều do giáo viên thực hiện mà
không có sự tham gia của học sinh.
Hơn nữa đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động của
học sinh gồm 5 hoạt động cũng chỉ mới được áp dụng nên các tiết dạy theo
phương pháp đổi mới này cũng chưa nhiều và cũng chưa bài bản. Hầu hết các
giáo viên chỉ đổi mới trong các giờ thao giảng ở trường hoặc trong các kì thi
4


giáo viên giỏi các cấp mà chưa đổi mới thường xuyên và xuất phát từ yêu cầu tự
thân.
- Về phía học sinh: Mặc dù trong thời gian gần đây số lượng học sinh đăng kí
học khối D đã tăng lên một cách đáng kể nhưng phần đa các em đang còn thụ
động tiếp thu kiến thức, chưa có phương pháp tự học đúng đắn, chưa tích cực
tương tác với giáo viên để đạt hiệu quả cao trong giờ học. Các em chưa có sự
say mê thực sự, học chỉ để có kiến thức phục vụ trong các kì thi chứ chưa ý thức
việc học là tự thân, là niềm vui mỗi ngày.
- Về cơ sở vật chất và các tài liệu tham khảo: Cơ sở vật chất của nhà trường
đã được đầu tư đáng kể với mỗi phòng học đều có hệ thống máy chiếu để phục
vụ cho việc dạy và học. Nhưng thời gian gần đây cơ sở vật chất của một số
phòng học đã xuống cấp nên phần nào gây khó khăn cho giáo viên và học sinh.
Hơn nữa nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập cũng không nhiều, gây khó
khăn không ít cho bản thân giáo viên và học sinh.

2.3. Các giải pháp
2.3.1. Các giải pháp chung:
Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến
trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương
pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các
hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết
đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Trong mỗi bài học, theo logic của quá
trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: khởi động
nêu vấn đề, hình thành kiến thức bài học, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn và tìm tòi mở rộng. Qua các buổi sinh hoạt ở tổ chuyên môn, chúng tôi đều
thấy rõ vai trò quan trọng của khởi động – hoạt động đầu tiên trong chuỗi các
hoạt động của bài học. Đặc biệt sau khi được đồng nghiệp đi tiếp thu chuyên đề
“Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học
sinh tự học” năm 2017 do Sở GD – ĐT Thanh Hóa tổ chức và truyền đạt lại,
chúng tôi đã có cái nhìn sáng rõ hơn và tự tin hơn trong thực hiện. Theo đó trong
phần khởi động, giáo viên phải tạo được những tình huống có vấn đề hay những
câu hỏi tạo mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh để kích thích sự khám phá
và giải quyết vấn đề của các em.
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo
viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất
phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát
nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc
dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Khi dẫn dắt tới bài Hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1), giáo viên có thể đưa tới
hai bức tranh: bức tranh thứ nhất là cảnh hai người bạn đang trò chuyện trực tiếp
với nhau, bức tranh thứ 2 là cảnh một bạn học sinh đang đọc tác phẩm Những
người khốn khổ của Victor Hugo. Bức tranh thứ 3 là cảnh hai người bạn đang
vẫy tay chào tạm biệt ở sân ga. Câu hỏi đặt ra cho các bức tranh là: Các đối
tượng đã giao tiếp với nhau như thế nào trong từng bức tranh cụ thể? Câu hỏi
này không dễ, đòi hỏi học sinh phải có sự liên tưởng, tư duy. Bức tranh thứ nhất,

5


hai người trực tiếp giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói. Bức tranh thứ 2, tác
giả đang giao tiếp với độc giả (bạn học sinh) bằng ngôn ngữ viết, đây là cách
giao tiếp đặc biệt, xuyên không gian và thời gian. Bức tranh 3, hai bạn đang giao
tiếp với nhau bằng hành động (cái vẫy tay). Từ đó giáo viên chốt lại để dẫn tới
bài học mới: Trong cuộc sống có nhiều cách để con người giao tiếp với nhau,
bằng cử chỉ, hành động, nụ cười, ánh mắt…Nhưng hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ (nói và viết) là cách giao tiếp phổ biến và ưu việt nhất. Hôm nay cô
cùng các em sẽ khám phá hoạt động giao tiếp này.
Tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất
phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng
trường hợp cụ thể).
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm
bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò
mò, thích tìm tòi của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho các em trước khi khám
phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, không được dùng câu
hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề
càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ
thực hiện thành công.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động, có rất nhiều hình thức, giáo
viên cần lưu ý:
- Không tổ chức cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với
bài học
- Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời các
câu hỏi được một cách dễ dàng. Cần chọn những câu hỏi có khả năng kích thích
sự tư duy của học sinh như đã nói ở trên.
- Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập,
chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình.

- Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này!
Giáo viên cần:
- Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt
động và sản phẩm hoạt động.
- Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa
chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não.
- Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như
sản phẩm của hoạt động.
Trên cơ sở đó giáo viên có thể tổ chức hoạt động khởi động với một số nội
dung và hình thức sau:
- Sử dụng các công cụ trực quan: hệ thống tranh ảnh, các thước phim tài
liệu…
- Các hình thức sân khấu hóa: Học sinh diễn lại một vở kịch ngắn, hát, đọc
phân vai, đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể lại một câu chuyện…
- Các trò chơi, cuộc thi: Giáo viên và học sinh cùng thiết kế các trò chơi
ngắn nhưng phong phú và phù hợp với đặc điểm từng bài: trò chơi ô chữ, trò
6


chơi truyền hộp quà, trò chơi bịt mắt đoán tác phẩm, đoán nhân vật, đoán tác
giả…
- Các câu hỏi và bài tập: Các câu hỏi được thiết kế trong phần khởi động
khoảng từ 1 – 3 câu. Các câu hỏi và bài tập này thường xuất phát từ các tranh
ảnh để đi tới những nội dung bài học. Cũng có một số bài tập không sử dụng
tranh ảnh mà trực tiếp ôn lại những kiến thức đã học nhưng được thiết kế dưới
dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu hỏi. Các câu hỏi không nên quá khó hay
nặng tính lý thuyết, khó tạo nên sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho các em.
- Sử dụng các ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa để kết nối với một hay
nhiều vấn đề có liên quan trong bài. Ngữ liệu có thể là một bài thơ, một bài hát,
một câu chuyện…để tạo không khí cho bài học.

Trong hoạt động khởi động của một bài học có thể kết hợp đan xen các hình
thức trên nhưng không nên quá nhiều vừa gây mất thời gian, vừa làm cho sự liên
kết với bài học chính trở nên lỏng lẻo.
2.3.2.Các giải pháp cụ thể:
2.3.2.1. Đối với các tiết học Đọc hiểu văn bản
Đối với các tiết học này, tùy vào đặc điểm nội dung của từng bài giáo viên
có thể sử dụng một số hình thức sau:
- Sử dụng các công cụ trực quan như tranh ảnh, các thước phim tư liệu…
kết hợp với các trò chơi.
Đối với hình thức này theo kinh nghiệm của tôi nên sử dụng vào các tiết đọc
văn về sử thi.
Trong chương trình Ngữ Văn 10 có 3 đoạn được trích từ những bộ sử thi nổi
tiếng của Việt Nam và thế giới. Đó là sử thi Đăm Săn của đồng bào dân tộc Tây
Nguyên (Đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây), sử thi Ô – đi – xê của nhà thơ
mù Hô – me – rơ (Đoạn trích Uy – lít – xơ trở về) và sử thi Ra – ma – y – a – na
của Ấn Độ (Đoạn trích Ra – ma buộc tội).
Sử thi là một thể loại đặc biệt của văn học dân gian, nó ra đời từ rất xa xưa và
trên một khía cạnh nào đó, sử thi được coi như cuốn biên niên sử về quá trình
hình thành và phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống cộng đồng của cư dân thời
cổ đại. Vì vậy giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh về những vùng đất
đậm chất văn hóa này để tạo không khí sử thi cho bài giảng.
Với đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây, có thể lựa chọn những hình ảnh về
mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với những thác nước trắng xóa, những rừng già
đại ngàn, những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu đặc sắc…Những hình ảnh ấy được
trình chiếu trên nền của những đoạn nhạc về Tây Nguyên như Tháng 3 Tây
Nguyên hay Sông Đắc Rông mùa xuân về…Sau đó dừng lại ở những bộ sử thi
của đồng bào Ê đê, Mơ – nông, Gia – rai… như Đăm Săn, Xinh Nhã, Khinh Dú,
Đăm Di…để dẫn dắt vào bài học.
Tương tự như vậy với đoạn trích đọc thêm Ra – ma buộc tội, giáo viên giao
cho học sinh sưu tầm những hình ảnh đặc trưng nhất về đất nước Ấn Độ trên nền

một bài hát tiếng Ấn. Học sinh sẽ giới thiệu và dẫn dắt đến tác phẩm Ra – ma –
y – a - na và đoạn trích tiêu biểu Ra - ma buộc tội.
7


- Sử dụng cách vào bài bằng những câu văn đặc biệt.
Việc tạo ra các hình thức khởi động cho những tiết học này một cách hợp lý
sẽ tạo nên một tâm thế nhập cuộc rất tốt cho học sinh để các em say mê khám
phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương một cách sâu sắc. Qua tham khảo, học hỏi
các bài giảng trên mạng và trực tiếp dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy có những
hoạt động khởi động rất tốt, nhưng cũng có những sự khởi động quá dàn trải,
học sinh không thấy rõ được sự liên kết giữa những vấn đề thầy cô đưa ra với
nội dung bài học. Phần khởi động đôi khi quá dài, quá nhiều hình thức trong một
hoạt động gây rối cho học sinh. Đối với các tiết đọc hiểu văn bản, người dạy đôi
khi cũng không cần quá cầu kì để vận dụng các hình thức, kĩ thuật dạy học. Đôi
khi chỉ cần một lời dẫn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng vẫn có thể tạo một ấn tượng
mạnh mẽ cho học sinh, đặc biệt những học sinh có đời sống tâm hồn tinh tế, yêu
văn chương. Đây có thể xem là hoạt động khởi động đặc trưng của riêng phần
Đọc hiểu văn bản. Thực chất của hình thức này là lời vào bài của hoạt động dạy
học theo định hướng nội dung rất quen thuộc với giáo viên trước đây. Nhưng với
giờ dạy theo định hương hình thành năng lực và phẩm chất người học thì hình
thức này đa dạng hơn, có thể kết hợp với các hình thức khác để đạt hiệu quả tốt
nhất trong giờ dạy.
Những lời dẫn ngọt ngào ấy sẽ đánh thức tâm hồn của các em, để tâm hồn
các em rộng mở và bắt đầu ngân lên những rung cảm thẩm mĩ âm thầm mà
mãnh liệt. Có thể tham khảo lời dẫn của một đồng nghiệp “Nam Cao là nhà văn
đến với văn đàn hiện thực phê phán khá muộn nhưng đã sớm tìm cho mình một
lối đi riêng. Ông đã biết lách ngòi bút của mình vào chỗ da non nhất của lòng
người để từ đó bật lên những tiếng tơ đàn thánh thiện. Chí Phèo là một tác
phẩm tiêu biểu cho lối viết ấy. Tác phẩm được đánh giá là "Một thứ quả lạ của

một phong cách chín ngay từ đầu"... Nếu Nam Cao được coi là "Nhà văn của
nông dân" cùng với Ngô Tất Tố thì trước hết là vì ông có "Chí Phèo"
Song song với đó giáo viên có thể trình chiếu một số clip (không có tiếng)
về bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy – tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ Lão
Hạc, Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. Học sinh vừa xem vừa
lắng nghe lời dẫn của giáo viên như một lời bình để dẫn dụ người học đi vào
không gian làng Vũ Đại, nơi có lò gạch bỏ không, có Chí Phèo, có Thị Nở, có
những phận người đáng thương nhưng luôn khao khát sự sống…
Khi lời dẫn vào bài kết thúc, tức thời nó đưa học sinh trở về với bầu
không khí của thực tại và đồng thời làm dấy lên những xúc cảm mới mẻ, sự tò
mò, hào hứng trước vấn đề đặt ra hé mở sẽ được giải quyết trong bài học.
-Một điểm quan trọng nữa trong phần khởi động là giáo viên phải tạo ra
những câu hỏi, những tình huống có vấn đề nhằm tạo ra sự mâu thuẫn trong
nhận thức của học sinh, kích thích các em tích cực khám phá, trao đổi.
Trước khi vào đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, giáo viên có
thể tích hợp việc kiểm tra bài cũ vào phần khởi động bằng câu hỏi: Em nào có
thể đứng tại chỗ, đọc thuộc cho thầy (cô) và cả lớp nghe lại bài thơ của Vương
Xương Linh mà ta đã học ở kỳ 1 Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)?
8


Kết hợp với những slides hoặc những tranh ảnh minh họa về hoàn cảnh lịch sử
những năm 40 của thế kỉ XVIII học sinh sẽ phần nào đồng cảm với tình cảnh bi
thương của người phụ nữ phải xa chồng trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Với
những câu hỏi như thế, chắc chắn thầy (cô) sẽ hâm nóng được bầu không khí
của giờ học, tạo được những xáo động nho nhỏ trong thẳm sâu kí ức, thức dậy
những tư duy của học sinh ngay từ những phút đầu giờ.
Trên cơ sở những định hướng ấy tôi xin thiết kế phần Hoạt động khởi
động của bài Uy – lít – xơ trở về (Trích Ô – đi – xê – Sử thi Hi Lạp) như sau:
- Kết quả cần đạt của bài này là giúp học sinh:

+ Về kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp
thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách.
+ Về kĩ năng:
Biết phân tích một trích đoạn sử thi qua tình huống sử thi, đối thoại và
tích cách của các nhân vật sử thi.
+ Thái độ :
Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng. Tình cảm vợ chồng cao
đẹp là động lực giúp con người vượt qua khó khăn.
+ Định hướng góp phần hình thành năng lực:
> Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
> Năng lực thẩm mĩ (Cảm thụ và sáng tạo)
> Năng lực hợp tác
> Năng lực tự học
- Phần chuẩn bị:
> Về phía giáo viên: Giáo án, các slides trình chiếu, các phiếu học tập
> Về phía học sinh: Đối với riêng phần Khởi động, giáo viên yêu cầu học sinh
chuẩn bị trước ở nhà với các phần việc sau:
+ Đọc và soạn bài Uy – lít – xơ trở về theo hệ thống câu hỏi trong phần Hướng
dẫn học bài (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1)
+ Giao cho lớp trưởng, lớp phó học tập và một bạn thạo công nghệ thông tin
thiết kế trò chơi ô chữ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Các bạn trong lớp tìm hiểu về những nét đặc trưng của đất nước Hi Lạp.
Với sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh, phần Khởi động đã diễn ra như
sau: ( Thời gian từ 5 – 7 phút)
- Giáo viên : Trong buổi học ngày hôm nay, cô sẽ cùng các em ngược trở lại quá
khứ, đến với một vùng đất xa xôi với nhiều bí ẩn, đất nước của các vị thần – Hi
Lạp. Trong chuyến hành trình vượt thời gian của chặng đầu này bạn Hải Anh –
lớp phó học tập sẽ giúp cô đưa các bạn đến với miền đất đặc biệt ấy. Xin mời
Hải Anh!

- Hải Anh: Xin chào tất cả các bạn, để khám phá mảnh đất giàu giá trị văn hóa
này, mình sẽ đưa ra trò chơi ô chữ để tất cả chúng ta cùng giải mã. Mỗi ô chữ là
một bức tranh mang những đặc trưng của đất nước Hi Lạp và 1 câu hỏi kèm
theo. Trả lời đúng, bức tranh sẽ được lật mở, một hoặc hai chữ cái trong từ khóa
9


cũng sẽ xuất hiện. Cứ như vậy, khi lật mở bức tranh cuối cùng, các từ khóa còn
lại sẽ xuất hiện nhưng không theo thứ tự. Nhiệm vụ của chúng ta sẽ sắp xếp lại
để có một từ khóa hợp lí.
Trò chơi ô chữ được thiết kế như sau:

- Bức tranh 1:
Câu hỏi: Đây là một ngôi đền rất nổi tiếng ở Hi Lạp. Nó có tên là gì? Câu trả
lời gồm 8 chữ cái.
Đáp án: Pa – tê – nông (Parthenon)
-> Chữ cái gợi ý: t
Hải Anh cung cấp thêm thông tin về ngôi đền này: Đây là công trình xây
dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại. Các điêu khắc trang trí của
ngôi đền bằng từ đá cẩm thạch trắng, được xem là đỉnh cao của nghệ thuật
Hy Lạp thời bấy giờ và được đánh giá như là một trong những công
trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.

- Bức tranh 2:
Câu hỏi: Đây là một vườn treo độc đáo, có một không hai, một trong bảy kì
quan của thế giới. Vườn treo này có tên là gì? Câu trả lời gồm 7 chữ cái.
Đáp án: Ba – by – lon (Babylon)
-> Chữ cái gợi ý: y/l

- Bức tranh 3:

Câu hỏi: Đây là vị thần quyền lực nhất trong các vị thần của thần thoại Hi
Lạp. Vị thần ấy có tên là gì? Đáp án gồm 3 chữ cái.
Đáp án: Dớt (Zeus)
-> Chữ cái gợi ý: ơ
10


- Bức tranh 4:
Câu hỏi: Đội bóng này đã viết nên một câu chuyện cổ tích kì diệu trong một
giải đấu danh giá nhất ngay giữa lòng châu Âu năm 2004. Thành tích vĩ đại
ấy là gì? Câu trả lời gồm 10 chữ cái.
Đáp án: Vô địch EURO
-> Chữ cái gợi ý: U

- Bức tranh 5:
Câu hỏi: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc cả trái đất lên”. Đây là câu nói
nổi tiếng của một nhà toán học lỗi lạc bậc nhất của Hi Lạp. Ông là ai? Đáp án
gồm 7 chữ cái.
Đáp án: Ác – xi – mét (Archimede)
-> Chữ cái gợi ý: x/i
Các chữ cái gợi ý: t/y/l/ơ/u/x/i
->Sắp xếp thành từ khóa: Uy – lít – xơ
- Giáo viên: Đây là một nhân vật mà tác giả Hô – me – rơ đã nhiều lần ca ngợi:
“Hỡi nữ thần của thi ca, hãy kể cho ta nghe về con người muôn vàn trí xảo”.
Quả đúng như vậy, với người Hi Lạp cổ đại, A – sin được xem là biểu tượng cho
sức mạnh thể chất thì Uy – lít – xơ người đã nghĩ ra mưu kế con ngựa thành Tơ
– roa nổi tiếng xứng đáng biểu tượng cho trí tuệ siêu phàm. Không những thông
minh, bản lĩnh, Uy – lít – xơ còn là một con người mang vẻ đẹp tâm hồn cao
quý. Hôm nay chúng ta sẽ khám phá kho tàng thần thoại Hi Lạp được kết tinh
trong sử thi Ô – đi – xê của nhà thơ mù Hô – me – rơ để khám phá vẻ đạp của

Uy – lít – xơ, Pê – nê – lốp – những con người đại diện cho vẻ đẹp và khát vọng
của người Hi Lạp xưa. Chúng ta sẽ học đoạn trích Uy – lít – xơ trở về.
Với sự khởi động như vậy, mục đích đạt được sẽ là:
- Đưa học sinh vào không gian văn hóa của đất nước Hi Lạp, rút gần khoảng
cách về địa lý, giúp các em có tâm thế sẵn sàng để tiếp cận một tác phẩm văn
học nước ngoài.
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho lớp học.
11


- Tích hợp được nhiều kiến thức về văn hóa, văn học, thể thao, toán học…Từ đó
giúp học sinh tích lũy thêm những kiến thức xã hội phong phú.
2.3.2.2.Đối với các tiết Tiếng Việt và Làm Văn
Thực tế mỗi tiết học giáo viên có thể lựa chọn những hình thức khởi động
khác nhau. Đối với các tiết Làm văn và Tiếng Việt cũng vậy, giáo viên có thể
vận dụng linh hoạt các hình thức hoạt động phục vụ cho việc khởi động như đã
nói ở trên. Giờ đọc hiểu văn bản người dạy phải tạo nên một đường dây cảm xúc
“dẫn dụ” người học đi vào khám phá, bóc tách từng lớp ý nghĩa ẩn sâu ở ngôn từ
và hình tượng nên hoạt động khởi động cũng phải hướng vào mạch cảm xúc ấy.
Vì vậy hoạt động khởi động có thể tạo cho người học tâm thế rất hào hứng, sôi
nổi, sảng khoái (khi học ca dao hài hước, chùm truyện cười Tam đại con gà –
Nhưng nó phải bằng hai mày…), hào hùng, trang trọng (khi học Chiến thắng
Mtao – Mxây, Bình ngô đại cáo, Chí khí anh hùng…), lúc lại sâu lắng, trữ tình
(khi học các đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Trao duyên…). Đó
chính là sự hứng thú của các em trong hành trình khám phá, chinh phục những
vẻ đẹp của văn chương.
Với các tiết dạy Làm Văn và Tiếng Việt, cách tạo tâm thế cho người học ở
hoạt động khởi động có khác một chút. Vì đặc trưng của những tiết học này là
cung cấp cho các em những đơn vị kiến thức sáng rõ, khoa học, logic và đề cao
năng lực thực hành của các em trong từng tiết học. Nên các hoạt động khởi động

sẽ hướng tới sự tích cực, sôi nổi, chủ động của các em học sinh. Giáo viên có thể
sử dụng đa dạng các hình thức như trò chơi, sử dụng tranh ảnh…
Sau đây là giáo án thiết kế phần Hoạt động khởi động của bài Những yêu
cầu về sử dụng Tiếng Việt:
Kết quả cần đạt của tiết học: Giúp học sinh
>Về kiến thức:
Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát
âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn
ngữ
>Về kĩ năng:
Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích
được sự đúng- sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt. Từ đó tiến tới
sử dụng hay, uyển chuyển tiếng Việt.
>Về thái độ:
Có thái độ cầu tiến, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
>Định hướng góp phần hình thành năng lực:
+ Năng lực giao tiếp
12


+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học.
Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
>Về phía giáo viên: Giáo án, phần nội dung hoạt động khởi động, các slides
trình chiếu ngữ liệu và nhiệm vụ cho học sinh, phiếu học tập, bài tập bổ sung.
>Về phía học sinh:
- Để chuẩn bị cho bài học này ở phần khởi động học sinh đọc và soạn trước bài
“Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” trong SGK Ngữ Văn 10, tập 2.
- Tìm những từ, cụm từ, thành ngữ, câu thơ đồng nghĩa với từ “mất”
Trong tiến trình dạy dạy, ở Hoạt động 1 – Khởi động, giáo viên tổ chức

trò chơi cho học sinh với hình thức như sau: (Thời gian của hoạt động là 5 phút)
Lớp chia thành 4 đội và cùng nhau tìm những từ, cụm từ đồng nghĩa với
từ “mất”. 4 đội sẽ thi theo hình thức tiếp sức. Khi tìm được từ mới, từng thành
viên của mỗi đội sẽ chạy nhanh lên bảng điền từ vào các cột tương ứng. Bốn đội
đội sẽ luân phiên đưa ra từ của mình. Đến lượt của mình, đội nào không tìm
được từ mới, đội đó sẽ thua cuộc. Từ nào điền sai cột sẽ bị trừ 1 điểm.
Sau đây là bảng minh họa cho hoạt động:
Sắc thái trung hòa
Sắc thái trang trọng
Sắc thái dân dã
Chết
Từ trần
Xuống âm phủ
Mất
Băng hà
Chầu diêm vương
Đi
Hi sinh
Chầu trời
Nhắm mắt
Khuất
Toi
Ra đi
Khuất núi
Toi mạng
Tắt thở
Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Nghẻo
Xuống suối vàng
Bácđã lên đường theo tổ tiên Ngỏm củ tỏi

Tử hình
Bác đã lên đường nhẹ cánh Xuống địa ngục
bay
Tử vong
Quy tiên
Tử nạn
Yên giấc ngàn thu
Tử trận
Về với chúa
Tự tử
Lên trời
Nhắm mắt xuôi tay
Lên thiên đàng
Nhắm mắt buông tay
Trút hơi thở cuối cùng
Về với ông bà, ông vải Về với tổ tiên
Thác
Qua đời
Về với núi ngàn, mây trắng
Về với đất mẹ
Ngừng suy nghĩ
Bước đi thanh thản
Đoàn tụ ông bà


Yên nghỉ
Ôi những con người mỗi khi
13
nằm xuống
Anh bạn dãi dầu không bước

nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời
Viên tịch
Mục đích của hình thức này:
- Tạo sự hứng khởi
- Tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh cho các đội thi
- Giúp các em vận động để kích thích nguồn năng lượng trong cơ thể.
- Tăng vốn từ, đặc biệt biết dùng từ ngữ trong những văn cảnh khác nhau
để phù hợp với sắc thái của từng từ ngữ
Từ đó giáo viên đưa học sinh vào bài mới: Những yêu cầu về sử dụng
tiếng Việt.
2.3.2.3. Đối với các tiết về tác gia và văn học sử:
Trong chương trình Ngữ Văn 10 có 2 tiết về tác gia (Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du), 3 tiết tổng quan về nền văn học, bộ phận văn học và thời kì văn
học (Tổng quan văn học Việt Nam, Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái
quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
Đối với các tiết học này giáo viên vận dụng các phương pháp như tổ chức
trò chơi rất hiệu quả.
Sau đây là một phần giáo án của bài dạy Khái quát văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Kết quả cần đạt : Giúp học sinh
> Kiến thức:
Nắm vững các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học
Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX và một số đặc điểm lớn về nội dung và
hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển,
>Kĩ năng:
Nhận diện một giai đoạn văn học, tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung
đại. Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã
học về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
>Thái độ:

Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
>Định hướng góp phần hình thành năng lực:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực thẩm mĩ.
14


Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
>Về phía giáo viên: Giáo án, phần nội dung hoạt động khởi động, các slides
trình chiếu ngữ liệu và nhiệm vụ cho học sinh, phiếu học tập, bài tập bổ sung.
>Về phía học sinh:
- Để chuẩn bị cho bài học này ở phần khởi động học sinh đọc và soạn trước bài
“Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” trong SGK Ngữ
Văn 10, tập 1.
- Thống kê tên các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã
học trong chương trình Ngữ Văn cấp 2. Phân loại các tác phẩm đó theo giai
đoạn, đề tài, thể loại.
Trong hoạt động 1 – Khởi động (Thời gian cho phần này là 5 phút), giáo
viên cho học sinh hoạt động cặp đôi. Giáo viên phát phiếu học tập cho từng cặp
đôi. Giáo viên gọi một cặp đôi lên bảng và hoàn thành bảng thống kê như ở
dưới. Học sinh cùng nhận xét. Giáo viên chốt lại và dẫn vào bài mới.
Bảng minh họa cho hoạt động:
Tác phẩm
Tác giả
Thời đại
Thể loại
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn

Thời đại nhà Lí Chiếu
(Thế kỉ XI)
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Thời đại nhà Trần Hịch
(Cuối thế kỉ XIII)
Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi
1428
Cáo
Chuyện người con Nguyễn Dữ
Thế kỉ XVI
Truyền kì
gái Nam Xương
Chuyện cũ trong Phạm Đình Hổ
Đầu
đời Tùy bút
phủ chúa Trịnh
Nguyễn(đầu thế lỉ
XIX)
Hoàng Lê nhất Ngô gia văn phái Cuối thế kỉ XVIII, Tiểu
thuyết
thống chí
đầu thế kỉ XIX
chương hồi
Mục đích của hình thức này :
- Học sinh tự mình nhớ lại những kiến thức về tác giả, tác phẩm, thời điểm
sáng tác, thể loại của văn học trung đại Việt Nam. Từ đó sẽ dễ dàng tiếp
cận những đơn vị kiến thức tiếp theo cũng của giai đoạn văn học này.
- Giáo viên tạo ra được một không khí cổ xưa của nền văn học trung đại,
chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh tiếp tục khám phá giai đoạn văn học

này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Tôi nhận thấy khi bắt đầu vận dụng mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình
hoạt động học của học sinh, bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp phải tự đầu tư,
tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức và hoàn thiện kĩ năng nghiệp vụ. Người
dạy phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo để tìm ra những hình thức phù hợp,
phong phú để truyền tải thành công nội dung bài dạy. Đặc biệt đối với hoạt động
khởi động đầu giờ học, tôi đã ý thức sâu sắc hơn về vai trò của thao tác này đối
với sự thành công của giờ dạy. Khởi động hiệu quả sẽ giúp cho học sinh hứng
15


thú với bài dạy, giáo viên cũng có thêm động lực và nguồn năng lượng để cháy
hết mình cho bài giảng. Khi tổ chức cho các em các hình thức hoạt động đầu giờ
học thông qua trò chơi, câu hỏi gợi mở, trình chiếu các tranh ảnh, tư liệu,…các
em trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và hứng thú hơn hẳn với bài dạy mới, thậm chí
có những tiết Ngữ Văn rơi vào tiết 4,5 các em vẫn tràn đầy năng lượng để tiếp
tục chinh phục những tri thức mới. Từ những tiết học chú trọng bước khởi động
với nhiều hình thức khác nhau tôi cũng đã phát hiện những thế mạnh, những
điểm đáng yêu của học sinh mình. Có em học sinh trầm tính, trước đó gần như
không phát biểu trong giờ học nhưng khi giải ô chữ e rất hăng hái và đã từng
được nhận phần thưởng của giáo viên khi là em duy nhất của lớp giải mã được ô
chữ chìa khóa. Tôi nhận thấy hiệu quả giờ dạy được tăng lên thấy rõ, học sinh
dù là lớp ban A nhưng không còn ngại môn Văn, kết quả điểm kiểm tra cũng
được cải thiện. Quan trọng hơn, thông qua hoạt động khởi động nói riêng và
toàn bộ tiến trình hoạt động học của học sinh nói chung đã góp phần hình thành
phẩm chất năng lực cho học sinh, giúp các em được khám phá và tiếp thu kiến
thức một cách tích cực, chủ động. Tôi nhận thấy sự tiến bộ của học sinh, vừa ở
kết quả điểm số trong các bài thi, điểm trung bình môn học và đặc biệt cảm nhận
được tinh thần, thái độ nhiệt tình, hợp tác của các em trong các giờ học. Các em

cũng phần nào tự tin hơn khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do đoàn
trường tổ chức.
Sau đây là kết quả điểm thi học kỳ1, học kỳ 2 của 2 lớp 10A3 và 10A8 mà
tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2017 – 2018. Có thể thấy tỉ lệ điểm khá
giỏi trong học kì 2 đã tăng lên đáng kể so với học kì 1, điểm trung bình giảm,
đặc biệt điểm yếu đã không còn. Cụ thể như sau:
Học kỳ 1:
Lớp Tổng SL Giỏi % Khá % TB % Yếu %
10A3
39
3 7,7 27 69,3 7 17,9 2 5,1
10A8
46
2 4,3 25 54,4 16 34,8 3 6,5
Học kỳ 2:
Lớp Tổng SL Giỏi % Khá % TB % Yếu %
10A3
39
5 12,8 30 76,9 4 10,3 0
0
10A8
46
5 10,9 30 65,2 11 23,9 0
0
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận
- Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy
bước đầu tiên – hoạt động khởi động trước kia phần nào còn coi nhẹ, chưa đầu
tư thỏa đáng lại là khâu vô cùng quan trọng trong tiến trình dạy học. Bước mở
đầu này tuy ngắn nhưng tích hợp được nhiều mục đích, đặc biệt tạo nên một

không khí lớp học thoải mái, dân chủ để học sinh tự tin, hứng khởi bước vào bài
học.
16


- Bản thân mỗi giáo viên phải dành thời gian để đầu tư, nghiên cứu, tìm ra
những hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng đơn vị bài
dạy để vừa tránh sự nhàm chán, lặp lại, vừa nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Khi áp dụng các hình thức hoạt động khởi động, đặc biệt qua các trò chơi,
giáo viên cũng cần phải tiết chế cảm xúc học sinh và quản lý lớp một cách
nghiêm túc để tạo nên một bầu không khí lớp học vừa sôi nổi nhưng không quá
ồn ào gây ảnh hưởng tới các lớp học khác và chính sự tiếp thu bài của học sinh.
3.2. Kiến nghị
- Ở phạm vi tổ, nhóm chuyên môn: Thường xuyên tổ chức những buổi sinh
hoạt chuyên đề để cùng nhau thảo luận, tháo gỡ vướng mắc của bản thân mỗi
giáo viên trong tổ về đổi mới toàn diện nội dung và phương pháp dạy học, đặc
biệt là sự vận dụng mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động của học
sinh theo 5 bước, mà khâu đầu tiên chính là hoạt động khởi động. Tích cực tổ
chức các tiết học thao giảng có chất lượng để đồng nghiệp được học hỏi lẫn
nhau.
- Trong những năm học tiếp theo, năm học bản lề để tiếp cận chương trình
sách giáo khoa mới, nhà trường tổ chức thêm các đợt hội giảng để giáo viên
trong và ngoài tổ được dự giờ lẫn nhau, học hỏi những phương pháp, kĩ thuật
dạy học để áp dụng phù hợp theo đặc trưng của bộ môn mình. Đồng thời đầu tư
cơ sở vật chất của nhà trường thật đồng bộ để đáp ứng những yêu cầu đổi mới
tiếp theo của ngành giáo dục.
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về hoạt động khởi động nằm trong
chuỗi hoạt động theo mô hình dạy học mới. Mô hình dạy học này còn chưa áp
dụng rộng rãi nên sự tiếp cận của tôi vẫn còn khiêm tốn nhưng cũng rất hi vọng
những chia sẻ của mình sẽ có ích cho đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC
NHẬN
CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trịnh Thị Minh Hảo

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, NXB
Giáo dục, Hà Nội
2. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn
10, NXB Giáo dục.
3. Bộ GD&ĐT (2017), Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt
động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, môn Ngữ Văn.
4. Bộ GD&ĐT, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường
trung học phổ thông.
5. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet và SKKN của đồng nghiệp

18




×