Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

NHỮNG CÁCH NHẬP cảm NHẰM tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI đọc – HIỂU tác PHẨM văn học TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.51 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHỮNG CÁCH NHẬP CẢM NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH KHI ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Trần Quốc Toàn

Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

Thanh Hóa 2018
1


MỤC LỤC
Tên đề mục
I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHI SỬ DỤNG NHỮNG CÁCH NHẬP
CẢM NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC SINH KHI ĐỌC–HIỂU TÁC


PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT.
2.3.1. NHẬP CẢM BẰNG LỜI VÀO BÀI
2.3.1.1. Lời vào bài qua nhận định, đánh giá về tác phẩm sẽ học
2.3.1.2. Lời vào bài trực tiếp
2.3.1.3. Lời vào bài gián tiếp
2.3.1.4. Lời vào bài tương phản
2.3.1.5. Lời vào bài tương đồng
2.3.1.6. Lời vào bài tái hiện bối cảnh tác phẩm
2.3.2. NHẬP CẢM BẰNG CÁCH ĐẶT CÂU HỎI
2.3.3. NHẬP CẢM BẰNG CÁCH SỬ DỤNG TRANH ẢNH
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.4.1. Với giáo viên
2.4.2. Với học sinh
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
3.2. KIẾN NGHỊ

Trang
1
1
2
2
2
2
3

5
5
5
7

7
8
9
9
10
12
13
18
18
19
19
19

2


DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
- Khoa học xã hội
- Sách giáo khoa
- Trung học phổ thông
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giáo viên
- Học sinh
- Giáo sư

Viết tắt
KHXH
SGK
THPT

CHXHCNVN
GV
HS
GS

3


I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phải thừa nhận một điều rằng, trong hành trình dạy học của chúng ta có
lắm nỗi niềm cảm xúc: hài lòng - thất vọng, buồn - vui, sướng - khổ…Sự nghiệp
trồng người ấy đặt ra cho mỗi chúng ta biết bao điều về tình thương, trách
nhiệm, niềm đam mê, lòng nhiệt huyết… Dĩ nhiên mỗi người đều có lối đi và
“chiến lược” riêng cho bản thân nhưng có lẽ cái đích lớn nhất mà chúng ta
hướng đến đó là sự vững vàng trong chuyên môn, lòng tin yêu của HS và đồng
nghiệp. Theo tôi, niềm vui và hạnh phúc lớn nhất là trong mỗi tiết dạy được nhìn
thấy ánh mắt long lanh, giao cảm của HS để rồi sau khi khép lại tiết học, một
chút ấm áp lan tỏa, một bài học đẹp được nâng niu, gợi nhớ… Điều đó, tôi cảm
nhận rõ mồn một qua những tiết dạy có thể nói là thành công mà ở đó ngọn lửa
nhiệt tình, say sưa và nguồn cảm hứng vô tận đang hừng hực cháy. Nhưng để
ngọn lửa này được thắp lên và mãi mãi cháy thì vẫn còn là điều phải suy tư, trăn
trở. Đâu đó vẫn có những tiết dạy buồn tẻ, nhạt nhẽo, hời hợt, đơn điệu; nói
chung chưa có “lửa” để thắp lên niềm đam mê, yêu thích văn học của học trò.
Trong số những tiết dạy đó có một nguyên nhân bao trùm là cả người dạy và
người học đều chưa hứng thú hoặc chưa thật nhập hồn, nhập tâm vào bài học.
Để lôi cuốn HS yêu thích văn học và có hứng thú khi đọc - hiểu tác phẩm văn
học, người GV phải nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng có hiệu quả vào bài giảng
của mình. Trong đó, nhập cảm mở đầu bài học là khâu đầu tiên và quan trọng
trong việc khơi gợi và truyền cảm hứng cho một tiết đọc văn. Tiếc rằng, nhiều

GV chưa thực sự chú trọng đến hoạt động nhập cảm đầu tiết học này. Với tôi,
sống 15 năm cùng nghề nghiệp tôi đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm. Song,
điều tôi tâm đắc nhất vẫn là “Những cách nhập cảm nhằm tạo hứng thú cho học
sinh trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường THPT.”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đều biết, một thực trạng đáng buồn hiện nay là đa số HS ít
mặn mà với các môn KHXH, đặc biệt là “căn bệnh” chán học môn Ngữ văn. Vì
vậy, khi nghiên cứu đề tài này, tôi cố gắng suy nghĩ, phát hiện và vận dụng cách
vào bài thật hay, thật hấp dẫn cho từng tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học. Khi
được tiếp nhận cách nhập cảm hấp dẫn như thế, dù dửng dưng, lạnh nhạt đến
mấy HS cũng sẽ tập trung đọc và khám phá tác phẩm cùng thầy, cùng bạn. Có
như thế môn Ngữ văn mới thực sự là niềm yêu thích của HS trong mọi thời đại.
Bởi thiết nghĩ rằng, con người ai chẳng có trái tim để xúc cảm, khi GV biết lay
động trái tim của mỗi học trò chắc hẳn những trái tim ấy sẽ thổn thức, rung động
4


và nói lên được rất nhiều điều mà GV dạy môn Ngữ văn cần phải lắng nghe và
trân trọng. Có như thế, trên thế giới này con người sẽ sống tốt đẹp hơn, nhân
văn hơn. Vì chức năng của văn học là khơi gợi ở HS sự thông minh về cảm xúc.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, đối tượng tôi nghiên cứu là tất cả các tác phẩm văn
học trong SGK cấp THPT; sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế bài
giảng và HS ở cả ba khối lớp.
Đọc tất cả các tác phẩm văn học trong chương trình THPT, các sách tham
khảo, tạp chí văn học… để tham khảo, lựa chọn cách nhập cảm hay, hiệu quả để
vận dụng linh hoạt trong từng tiết học.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, GV phải đọc nhiều tác phẩm văn học trong và
ngoài SGK, để tìm những câu thơ hay, phù hợp với bài học. Sau đó, đọc những

cách mở bài trong những sách tham khảo và phải thường xuyên đọc Tạp chí văn
học, báo Giáo dục - Thời đại…..để từ đó suy nghĩ, tìm và chuẩn bị cho mình
những cách dẫn nhập vào bài thật ưng ý.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Cách dẫn nhập, cách mở đầu một tiết học của GV nhằm tạo hứng thú cho
HS trong việc tiếp thu bài học văn đã được ít nhiều các tài liệu đề cập tới gần
đây như cuốn Mẹo luật viết văn hay cũng đã bàn rất kĩ. Nhưng, đó chỉ là lời mở
bài cho bài văn nghị luận. Còn ở đề tài này tôi muốn tìm những cách nhập cảm
hay, mới cho tiết học đọc – hiểu môn Ngữ văn cấp THPT. Trong quá trình giảng
dạy tôi cố gắng suy nghĩ tìm tòi, viết và vận dụng linh hoạt nhiều cách vào bài
để thu hút học sinh có hứng thú khi học tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học.

II NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Điều 5 Luật Giáo dục nước CHXHCNVN có viết: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên.” Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi
giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy.
Nhà giáo dục học Tiệp Khắc John Amos Comenius khẳng định: “Dạy học
là một nghệ thuật mà khi đem dạy thì làm cho người ta cảm thấy vui vẻ, có
nghĩa là, nó không thể làm cho GV cảm thấy buồn phiền, làm cho HS cảm thấy
nhàm chán, mà phải làm cho họ có được hứng thú lớn nhất.”

5


Có thể hiểu thế này: Khi xem một vở kịch, màn mở đầu hay sẽ dẫn khán
giả vào nội dung vở kịch một cách đầy cảm xúc; thưởng thức một bản nhạc giao
hưởng mà khúc dạo đầu thật hoành tráng sẽ dẫn dắt thính giả vào một khung

cảnh đắm say ... Như vậy, một lời dẫn hay sẽ làm hiệu quả tăng lên gấp bội. Dạy
học Ngữ văn yêu cầu phải đi vào chiều sâu thì điều tất yếu là kĩ năng dẫn nhập,
nhập cảm cũng rất được coi trọng.
Vậy, nhập cảm là gì? “Đó là phương thức dẫn dắt HS một cách có ý
thức, có mục đích đi vào tri thức mới hay một hoạt động dạy học, là khâu mở
đường, bước khởi phát của dạy học, gắn bó xuyên suốt với các hoạt động dạy
học trên lớp. Đồng thời cũng là một bước then chốt để gợi, kích thích sự hứng
thú, tích cực học tập của HS”.[1]
Chúng ta cũng biết rằng, cái khó của việc giảng dạy tác phẩm văn học là
vừa phải đáp ứng được sự chính xác logic về mặt khoa học vừa phải đạt đến tình
cảm thẩm mĩ của môn nghệ thuật. Vì lẽ ấy, trong tiết dạy người giáo viên phải
giúp học sinh vừa chiếm lĩnh tri thức vừa được tận hưởng cái hay cái đẹp của tác
phẩm văn chương. Để đạt được điều đó, sự cần thiết là phải chuẩn bị cho HS
một tâm thế, hướng cảm xúc của các em về phía tác phẩm sắp học để nảy sinh
những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên về tác phẩm.
Vậy, ta nên chọn và áp dụng những cách nhập cảm nào để thực sự đem
đến niềm vui, cảm giác thích thú cho người học? Thâm nhập tác phẩm là công
việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự tinh tế, rèn luyện bền bỉ, chuẩn bị công
phu của người dạy. Bước này có tính quyết định thành công đầu tiên của bài
giảng văn nếu chúng ta thực hiện tốt.
2.2. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Là GV trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn tôi rất xót xa khi thấy HS ngày
một " lạnh nhạt” và cứ dần “rời bỏ” môn Ngữ văn. HS chưa thực sự yêu thích
môn học này, điều đó lắm khi khiến bản thân tôi có cảm giác chán nản muốn
buông xuôi tất cả ... Nhưng rồi, vì sự đam mê nghề nghiệp, tình yêu văn chương
như một cơ duyên cứ thôi thúc tôi phải tìm một phương pháp nào đó để thay đổi
hiện thực. Trong nhiều cách thay đổi, có một cách theo tôi là khả quan và cho
hiệu quả đó là: “Những cách nhập cảm nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
tiết đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường THPT”. Vì vậy, việc nghiên

cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực với tôi, nó không chỉ góp phần cải thiện mà
còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn, quan trọng hơn nữa
là được bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ, trau dồi
chuyên môn - một việc làm không thể thiếu của người GV để nâng cao, hoàn
6


thiện năng lực, trình độ chuyên môn của mình, nhằm đáp ứng yêu cầu mới đặt ra
của thực tiễn dạy học.
Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây,
chất lượng học văn của HS THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn Ngữ văn
dường như đang mất dần vị thế vốn có của nó. Tình trạng HS ít còn hứng thú
với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông
hiện nay.
Ở trường THPT Thạch Thành 3, tôi có một may mắn là thường được HS
tin yêu, chia sẻ, đặc biệt là những chia sẻ về việc học tập. Các em đều có chung
suy nghĩ: Ngữ văn là môn học khó; GV chưa thực sự tạo được cảm giác thích
thú mà cứ dạy theo lối rập khuôn; các em thờ ơ với môn học vì sau này khó
khăn trong việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân ... Thực trạng trên dẫn đến
chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn. Tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú và mức độ tiếp thu
bài của HS ở ba lớp 12A1, 12A2, 12A8 trong năm học 2017 -2018 những tuần
đầu năm, khi chưa áp dụng những cách nhập cảm khi dạy HS đọc - hiểu các tác
phẩm văn học. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 12A1( 44HS) Lớp 12A2(40HS) Lớp12A8(38HS)
Kết quả

Số
lượng


Thái độ, sự hứng
14 HS
thú
Sự chủ động, tích
cực tham gia tìm 8 HS
hiểu, xây dựng bài
Mức độ tiếp thu
kiến thức trên lớp,
thực hành, vận
12 HS
dụng kiến thức
vào bài viết văn.

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

31,8%

10HS

25%


7HS

18,4%

18,1%

6 HS

15%

4 HS

10,5%

27,2%

8 HS

20%

5 HS

13,1%

Kết quả khảo sát trên đã cho thấy khi chưa áp dụng sáng kiến thì số lượng
HS thực sự hứng thú, chủ động, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng bài và việc
tiếp thu bài, vận dụng kiến thức vào viết văn đang còn ở mức độ rất thấp.

7



Vậy: Làm thế nào để có thể thắp sáng ngọn lửa tình yêu văn chương
trong tâm hồn HS? Làm thế nào để có thể đánh thức khả năng cảm thụ văn
chương, thổi bùng khát vọng sống đẹp của mỗi HS trong những tiết đọc văn?
Muốn làm được điều đó đòi hỏi người GV phải không ngừng nghiên cứu tìm ra
giải pháp để lôi cuốn các em khi học tác phẩm văn chương. Sau đây là những
cách nhập cảm tôi đã vận dụng rất được HS yêu thích và cũng đã thu được kết
quả. Tôi xin chia sẻ và rất mong được quý đồng nghiệp ủng hộ.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP KHI SỬ DỤNG “NHỮNG CÁCH NHẬP CẢM
NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI ĐỌC – HIỂU TÁC
PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT” ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ.
2.3.1. NHẬP CẢM BẰNG LỜI VÀO BÀI
2.3.1.1. Lời vào bài qua nhận định, đánh giá về tác phẩm sẽ học
Thông thường sau hoạt động kiểm tra bài cũ ta tiến hành vào bài học mới
tuần tự qua các phần, mục, với những thông tin về tác giả, tác phẩm …Cứ rập
khuôn như vậy xem như ta đã làm cái công việc “băm vằm – chặt vụn – tạo
không khí nặng nề” ở hết tiết học này đến tiết học khác. Đó phải chăng là một
trong những nguyên do khiến học sinh cứ dần “rời xa” môn học vốn rất giàu giá
trị chân, thiện, mĩ này.
Điều kể trên là lí do tại sao ta phải tạo tâm thế, niềm say mê hứng thú cho
HS trong tiết giảng văn?
Lời vào bài GV đưa ra một nhận định, một đánh giá của một tác giả hoặc
một nhà phê bình nào đó về tác phẩm sắp học. Khi được nghe những người có
tên tuổi bình giá về tác phẩm cùng với cách dẫn dắt đầy thuyết phục của GV, HS
sẽ chú ý vào tác phẩm, sẽ sống cùng với tác giả, nhân vật … Từ đó, các em sẽ
động não, đào sâu suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài tích cực hơn.
Ví dụ 1:
Khi dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số Đỏ - Vũ Trọng

Phụng), (Ngữ văn lớp 11) tôi mở lời như sau:
Tuổi đời và tuổi văn chỉ vỏn vẹn có 27 năm. Trong khoảng thời gian ngắn
ngủi đó, nhà văn đã sống trong cảnh ốm đau và bệnh tật, một nhà văn nghèo
nhất trong các nhà văn nghèo“ nghèo di truyền” (Ngô Tất Tố). Vũ Trọng Phụng
đã từ biệt chúng ta khi tài năng văn chương còn nhiều hứa hẹn. Những tác phẩm
văn chương ông để lại cho đời đã thực sự đi vào lịch sử văn học và tim óc của
bao thế hệ. Số đỏ vẫn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và thành công nhất của ông.
8


Nguyễn Khải đã từng nhận xét: “Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết ghê gớm có thể
làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là
đoạn trích tiêu biểu – “Đây là cái bi của người chết, cái hài của xã hội, cái vô
phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người.” (Vũ
Dương Qũy)[2]. Tìm hiểu đoạn trích chúng ta sẽ thấy được giá trị đích thực của
nó.
Ví dụ 2:
Tây Tiến (Ngữ văn lớp 12) là một bài thơ hay ra đời trong thời kì kháng
chiến chống Pháp. Dạy Tây Tiến, GV cố gắng giúp HS hiểu giá trị tư tưởng của
thi phẩm và qua đó bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu nước, không ngại khó
khăn gian khổ. Muốn vậy, GV phải tạo hứng thú cho các em ngay từ khâu giới
thiệu bài mới:
“Như có mối duyên gì ràng buộc, bài thơ ấy gắn bó với người làm ra nó
đến mức cứ nói đến Tây Tiến người ta nhớ đến Quang Dũng và ngược
lại.”(Trần Lê Văn). Quang Dũng làm thơ không nhiều nhưng những tác phẩm
của ông có sức hấp dẫn và neo giữ đậm sâu trong lòng người đọc. Không ngại
khó khăn gian khổ người sinh viên Hà Nội xung phong lên đường vào tuyến lửa
và trở thành một đại đội trưởng. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của
chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, những người lính trẻ Tây Tiến ấy
vẫn giữ được cốt cách hào hoa thanh lịch rất đáng yêu và cũng rất hào hoa lãng

mạn. Đã qua rồi cái thời kì binh lửa chiến tranh, song Tây Tiến và Quang Dũng
vẫn sống mãi với chúng ta. Nhà thơ Giang Nam bình giá:
"Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông.”
Chúng ta hãy cùng Quang Dũng trở lại Tây Tiến để được trầm mình trong
những tháng ngày đầy ắp kỉ niệm không quên ấy.
Ví dụ 3:
Để dạy học bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh, tôi sử dụng nhận định
của GS Nguyễn Đăng Mạnh để tiến hành nhập cảm:
Đánh giá về tập thơ “Nhật kí trong tù”, GS Nguyễn Đăng Mạnh có nhận
xét rất sâu sắc: “Nhật kí trong tù thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Bác: hồn
hậu, giản dị, cổ điển mà hiện đại, chiến sĩ mà thi sĩ...”.[3] Bài thơ Chiều tối
trong tập thơ là bài thơ tiêu biểu cho phong cách cách thơ ấy của Bác. Vậy nét
cổ điển và hiện đại được thể hiện như thế nào trong nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật của bài thơ. Thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!
9


2.3.1.2. Lời vào bài trực tiếp
Vào bài trực tiếp là giới thiệu thẳng vào tác phẩm sẽ học. Cách này không
tốn nhiều thời gian, song để cho hay, cho sinh động hấp dẫn quả thật là khó. Tuy
nhiên, nếu làm tốt vẫn có tính thuyết phục cao. Áp dụng cách này, ta có thể bỏ
qua hoạt động kiểm tra bài cũ đi thẳng vào bài mới. Mào đầu một cách tự nhiên
ăn nhập với vài nét tiêu biểu ấn tượng về bài học sẽ tạo được không khí cho tiết
học, tạo được tâm thế cho HS và tránh được lối đi nhàm chán, rườm rà, quen
thuộc.
Ví dụ 1:
Để giúp HS bước đầu cảm, hiểu, tâm đắc và say mê thưởng thức, chiêm

ngưỡng tài năng Nguyễn Khuyến cùng giá trị văn chương độc đáo của Thu điếu
(Ngữ văn lớp 11), tôi dẫn dắt:
Có một nhà nho đỗ đến Tam nguyên, làm quan rồi buồn chán vì cảnh nước
nhà rơi vào tay giặc đã cáo quan về ở ẩn nơi thôn quê, sống thanh bạch với cảnh
ao thu, ngõ trúc, lều cỏ đơn sơ. Ông quan thanh liêm ấy là Nguyễn Khuyến, một
nhà thơ trữ tình, trào phúng bậc thầy, một nhân cách thanh cao bình dị. Chúng ta
sẽ quý trọng nhân cách ấy hơn, yêu và gắn bó với thiên nhiên cảnh vật của quê
hương đất nước hơn khi tiếp nhận thi phẩm Câu cá mùa thu (Thu điếu).
Ví dụ 2:
Giới thiệu bài “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: V. Huy-gô là cây
đại thụ của dòng văn học lãng mạn Pháp. Bằng trái tim nhà văn, hướng ngòi bút
về những người khốn khổ, các tác phẩm của ông đã làm rung động trái tim hàng
triệu triệu độc giả trên thế giới. Trong tiết học này, chúng ta sẽ được biết đến tài
năng và tấm lòng nhân đạo của ông qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục
uy quyền. Đây là một trích đoạn tiêu biểu trong tiểu thuyết Những người khốn
khổ của Huy-gô.
2.3.1.3. Lời vào bài gián tiếp
Cách này thường không đi thẳng vào vấn đề mà có sự liên hệ từ vấn đề có
liên quan đến bài học rồi sau đó mới dẫn dắt vào bài học. Đây là cách vào bài rất
đa dạng phong phú và sinh động. Ở khâu chuẩn bị, người GV chịu khó đọc, tìm
tòi và sáng tạo sẽ có được những lời dẫn hay, độc đáo giúp HS tiếp xúc và sớm
nảy nở những rung động, cảm xúc với tác phẩm. Thành công ở bước này cũng
chính là sự khẳng định thành công của bài học.
Ví dụ 1:
Khi dạy tùy bút Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân (Ngữ văn lớp 12),
tôi hướng theo lời dẫn nhập sau: Xưa nay, hình ảnh con sông, dòng sông trong
văn chương được miêu tả không ít. Trong văn học thế giới, một Khuất Nguyên ở
10



Trung Quốc từng tả con sông Thương Lang nước trong nước đục. Một dòng
sông Hoàng Hà từ trời cao rơi xuống như dải ngân hà ào ạt trong vần thơ Lí
Bạch. Trong văn thơ Việt Nam, hình ảnh sông Đà được nhắc tới nhiều lần. Cổ
tích có truyện về Thác Bờ, một câu thành ngữ “Nước sông Đ,à ma Tà Bú” để
nói lên ma thiêng nước độc ở con sông này. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa uyên
bác của Nguyễn Tuân, con sông không còn là vật vô tri vô giác mà nó trở thành
một sinh thể có tâm hồn, tính cách, nó vừa hung bạo song cũng rất đỗi thơ
mộng trữ tình.
Ví dụ 2:
Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, tôi tiến hành nhập cảm gián tiếp thông
qua câu ca dao quen thuộc:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng!
Câu ca dao cổ ra đời trước hay chuyện Tấm Cám ra đời trước? Thật khó
biết được, chỉ biết rằng một trong những chủ đề nhức nhối trong những sáng tác
dân gian là thân phận mồ côi và xung đột mẹ ghẻ - con chồng. Ai đọc truyện
Tấm Cám cũng nhận ra, truyện Tấm Cám thể hiện xung đột gay gắt ấy. Nhưng,
có thật truyện chỉ có mỗi chủ đề này không? Hôm nay chúng ta tiếp tục đọc –
hiểu lại toàn truyện để có những phát hiện mới nhé!
2.3.1.4. Lời vào bài tương phản
Với cách vào bài này, GV có thể đưa ra những ý kiến, những quan điểm
trái ngược để từ đó dẫn dắt vào bài học.
Ví dụ 1:
Khi dạy Tùy bút Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân (Ngữ văn lớp 12)
GV có thể lựa chọn vào bài theo cách sau:
Nếu như trước Cách mạng, chúng ta biết đến Nguyễn Tuân với tư cách là
một nhà văn lãng mạn, biết đến Vang bóng một thời – tác phẩm nổi tiếng viết về
vẻ đẹp còn vương sót của một thời nay đã lùi vào dĩ vãng. Thì Cách mạng tháng
Tám thành công đã mở ra cho Nguyễn Tuân những trang văn, trang đời mới mẻ.
Hoà mình vào không khí của cuộc kháng chiến, hơn ai hết Nguyễn Tuân hăng

hái “lột xác” từ bỏ cái cũ để trở thành một nghệ sĩ công dân gắn bó với sự
nghiệp cách mạng. Ông viết về công cuộc xây dựng đất nước, trong đó hiện lên
hình ảnh con người Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa. Điều đó
được thể hiện rõ qua bài học hôm nay - tùy bút Người lái đò sông Đà.
Ví dụ 2:

11


Khi dạy đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), GV có
thể đưa ra một ý kiến quen thuộc, được mọi người công nhận. Từ đó nêu vấn đề
tương phản để nhập cảm vào bài học. Cụ thể như:
Có một câu danh ngôn mà chắc hẳn nhiều bạn đều biết là “Hạnh phúc là
cho chứ không chỉ là nhận”. Thế nhưng, trong cuộc sống, có những điều khiến
người cho cũng không đành lòng, người nhận cũng không lỡ nhận. Đó chính là
trao duyên. Và trao duyên chính là nghịch cảnh mang nỗi đau. Đây cũng chính
là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Thúy Kiều trong tác
phẩm Truyện Kiều. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thấu hiểu và đồng cảm với bi
kịch này qua đoạn trích Trao duyên.
2.3.1.5 Lời vào bài tương đồng
Vào bài theo kiểu tương đồng sẽ giúp HS nắm bắt tác phẩm và tạo được sự
chú ý ở các em. Vì vậy khi mở bài, GV có thể đưa ra những so sánh, ví dụ tương
tự tác phẩm sẽ học. Sau đó lôi cuốn các em cùng nhau đi vào tìm hiểu.
Ví dụ:
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh được tìm hiểu về đại thi hào
Nguyễn Du với tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và một số trích đoạn trong kiệt tác
Truyện Kiều. Khi học Truyện Kiều, có thể vào bài như sau: Trong gia tài thi ca
phong phú của đại thi hào Nguyễn Du, thơ viết về người phụ nữ dường như là
mạch cảm hứng xuyên suốt và có vai trò khá quan trọng. Trong Độc Tiểu Thanh
kí, ta thấy tiếng khóc của nhà thơ đã bật lên thành lời trước cuộc đời, số phận tài

sắc mà bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Song có một tiếng khóc đã làm lay động
lòng người, chứa đựng đầy giá trị nhân văn, cùng với tiếng khóc cho Tiểu
Thanh, nó vang vọng mãi đến nghìn năm sau. Tiếng khóc ấy Nguyễn Du dành
cho Truyện Kiều, cho nàng Thúy Kiều – cũng một con người tài hoa bạc mệnh.
2.3.1.6. Lời vào bài tái hiện bối cảnh tác phẩm
Vào bài bằng cách tái hiện tác phẩm phần nào sẽ giúp các em hình dung ra
bối cảnh, đề tài của tác phẩm sẽ học. Từ chỗ tái hiện, HS sẽ chú ý hơn vào tác
phẩm.
Ví dụ 1:
Khi học Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn lớp 12), tôi đã
vào bài bằng cách gợi lại không khí ngày 2 - 9 qua lời thơ của Tố Hữu:
“ Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình.
Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
12


Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!”
Sau đó tôi đặt câu hỏi phát vấn học sinh:
- Hỏi: Em hãy cho biết đoạn thơ đã tái hiện lại không khí nào của đất
nước ta?
- HS: Đoạn thơ tái hiện lại không khí ngày mồng 2 – 9 - 1945, ngày Bác
Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- GV dẫn dắt: Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử
trọng đại và phức tạp. Mục đích của áng hùng văn không chỉ là tuyên bố quyền

độc lập của Việt Nam trước toàn dân tộc và nhân dân trên thế giới mà còn hướng
tới bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, đập tan âm mưu tái chiếm Việt
Nam của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, bản Tuyên ngôn còn bộc lộ sâu sắc
niềm tự hào dân tộc, thái độ trân trọng kế thừa tinh hoa văn hóa, đề cao truyền
thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân loại của Hồ Chí
Minh và dân tộc ta.
Ví dụ 2:
Để giúp HS bước đầu nắm bắt và hình dung ra bối cảnh trong tác phẩm Vợ
Nhặt - Kim Lân ( Ngữ văn lớp 12), GV có thể vào bài bằng cách đọc một đoạn
trong tác phẩm Đôi Mắt – Nam Cao: “ Con chó chết vào giữa cái hồi đói khủng
khiếp mà có lẽ đến năm 2000 con cháu chúng ta vẫn kể lại cho nhau nghe để
rùng mình, không phải chết vì chủ nó không tìm nổi mỗi ngày hai lạng thịt bò để
nó ăn mà nó chết vì chén phải thịt người ươn và ngửi thấy mùi xác thối”. Sau đó
hỏi HS:
- GV: Đoạn văn trên, tác giả Nam Cao đã gợi lại bối cảnh lịch sử nào
của nước ta?
- HS: Đó là nạn đói khủng khiếp vào năm 1945 do giặc Pháp gây ra cho
nhân dân Việt Nam.
- GV tiếp lời: Quay về với xã hội Việt Nam những năm đen tối trước
Cách mạng tháng Tám để thấm thía và thương nhiều hơn những tình cảnh,
những số phận khốn khổ của nhân dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Dành trọn tình yêu, trái tim của mình cho Vợ nhặt, Kim Lân không chỉ tố cáo tội
ác tày trời của bọn thực dân,phát xít mà hơn thế nữa, ông đã phát hiện và khẳng
định: “Ngay trên bờ vực của cái chết con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng
ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau”[4]
2.3.2. NHẬP CẢM BẰNG CÁCH ĐẶT CÂU HỎI
13


Ngoài việc sử dụng lời vào bài, việc chuẩn bị và sử dụng câu hỏi để hướng

HS nhập cảm trong tiết đọc văn cũng hết sức cần thiết. Vào mỗi tiết học, sau khi
kiểm tra bài cũ, chuyển sang bài mới GV nêu ra vài câu hỏi tập trung vào các
vấn đề đặt ra trong tác phẩm để HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề được
hỏi. GV sẽ hướng HS trả lời đúng trọng tâm được đặt ra trong câu hỏi. Thực
hiện cách này, GV không chỉ kiểm tra được việc HS có chuẩn bị bài ở nhà hay
không mà còn tạo được tâm thế cho học các em hứng thú khám phá tác phẩm.
Ví dụ 1:
Ở chương trình Ngữ văn lớp 11, truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao là một
tác phẩm hấp dẫn và là tác phẩm lớn, cho dù HS có đọc tác phẩm ở nhà cũng
không thể hiểu hết về những vấn đề đặt ra trong đó. Nên ở tiết học này sau khi
ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tôi hướng dẫn HS nhập cảm thông qua một số câu
hỏi như sau:
- GV: Em hãy nêu tên tác phẩm nổi tiếng nhất của Nam Cao viết về đề
tài người nông dân Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám ?
- HS: Truyện ngắn Chí Phèo (tên gọi khác: Cái lò gạch cũ, Đôi lứa
xứng đôi)
- GV: Em biết được những gì về nhân vật chính trong truyện ngắn này ?
- HS 1: Chí Phèo mồ côi; bị đi tù; uống rượu rạch mặt ăn vạ; là con quỷ
dữ của làng Vũ Đại; tự tử khi không đòi được lương thiện …
- HS 2: Chí Phèo – người nông dân bị Bá Kiến lợi dụng và đẩy đến chỗ
chết.
………………………...
- GV: Với cái nhìn nhân đạo, Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ
ghê gớm của Chí Phèo, của người nông dân Việt Nam những năm trước cách
mạng tháng Tám. Bên cạnh đó, những trang văn của ông còn chứa một sức
mạnh phê phán, vạch trần quy luật tàn bạo, bi thảm trong cái xã hội tối tăm của
nông thôn nước ta thời đó. Hãy cùng đến với Chí Phèo để rõ hơn về những điều
ấy.
“Dẫn dắt bằng những câu hỏi và ý kiến trả lời như vậy, HS sẽ bị cuốn vào
tác phẩm, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia vào bài học và mong muốn có

thêm hiểu biết sâu sắc hơn về tác phẩm. Đó là điểm thuận lợi rất lớn để GV thực
hiện một tiết dạy thành công. Từ chỗ có ấn tượng ban đầu, HS sẽ tích cực tham
gia khám phá tác phẩm và hiểu sâu hơn về cái hay, cái đẹp của nó. Và cũng từ
đó, các em sẽ được sống cùng tác phẩm, có sự đồng cảm và đồng sáng tạo cùng
tác giả”[2].

14


Cũng có những tình huống hoặc GV cố tình tạo ra những câu hỏi có vấn đề
để HS đưa ra những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, cũng có thể
một số HS chưa có câu trả lời. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào tác phẩm, HS sẽ
chú ý hơn vào bài giảng để mong nhận được đáp án cuối cùng. Như vậy, nhập
cảm bằng việc đưa ra tình huống, câu hỏi có vấn đề sẽ kích thích sự tò mò, thú
vị cho HS trong suốt quá trình tìm hiểu tác phẩm.
Ví dụ 2:
Ở tiết giảng văn bài truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày (Ngữ văn lớp
10), vào đầu bài học tôi đặt câu hỏi như sau:
- GV: Thầy lí trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày được đánh giá
là một vị quan tòa xử kiện như thế nào?
- HS: Thầy lí là người xử kiện giỏi.
- GV: Cử chỉ xòe 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt của thầy lí khi xử
kiện mang ý nghĩa gì ?
- HS: Sẽ tranh luận và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.
- GV dẫn dắt: Để có câu trả lời đúng nhất cho hành động trên của thầy lí,
chúng ta sẽ cùng nhau khám phá câu chuyện này.
Hướng dẫn HS nhập cảm bằng cách đưa ra các câu hỏi sẽ tạo được bầu
không khí hào hứng, hấp dẫn lôi cuốn HS ngay từ đầu tiết học, tăng tính chủ
động tích cực tham gia tìm hiểu tác phẩm. Song, chúng ta cũng cần lưu ý không
nên đặt những câu hỏi quá tầm, vượt sức của HS vì rất có thể nó sẽ không đem

lại những gì như chúng ta mong đợi hoặc cũng có thể tiết dạy của chúng ta thất
bại ngay từ khoảnh khắc đầu tiên.
2.3.3. NHẬP CẢM BẰNG CÁCH SỬ DỤNG TRANH ẢNH
Mặc dù đã đem lại hiệu quả, nhưng nếu tiết học nào cũng sử dụng lời dẫn,
cũng đặt câu hỏi để tạo hứng thú cho người học thì sẽ trở thành đơn điệu, tẻ nhạt
và nhàm chán. Trực quan tranh ảnh cũng là cách nhập cảm đem lại hiệu quả cao
cho bài học.
Tranh ảnh minh họa cho một số bài về tác giả, tác phẩm văn học rất dễ sưu
tầm dễ sử dụng và khá phong phú. Hình thức sử dụng cũng đa dạng, có thể bằng
tranh giấy, tranh vẽ, có thể trình chiếu trên máy, nhưng cần lưu ý không nên lạm
dụng quá nhiều để tránh sự phân tán của HS. Trước đây, tôi chỉ sử dụng tranh
ảnh trong những tiết dạy về tác giả nhưng qua một số tiết thử nghiệm tôi nhận
thấy sử dụng hình ảnh trong việc hướng dẫn HS đọc – hiểu tác phẩm cũng gặt
hái được kết quả đáng mừng.

15


Tôi còn nhớ khi dạy đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích
Những người khốn khổ - V. Huy – gô), (Ngữ văn lớp 11), ngoài chân dung nhà
văn V. Huy – gô, tôi sử dụng chân dung nhân vật Gia – ve, Giăng – van – giăng,
Phăng – tin. Trước khi tìm hiểu nội dung chính của tác phẩm, tôi cho HS quan
sát những chân dung đó và khuyến khích các em phát biểu cảm nhận ban đầu về
từng nhân vật. Thật bất ngờ, tôi không chỉ nhận được những lời phát biểu đầy
tâm trạng, cảm xúc và xác đáng dành cho từng nhân vật mà còn đọc được điều
đó trên nét mặt của các em. Suốt tiết học các em hăng say phát biểu và dặt ra
một số vấn đề tranh luận rất sôi nổi.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dụng những cách nhập cảm trên cho các tiết đọc – hiểu tác phẩm văn
học ở cả ba khối trong năm học 2017 – 2018, tôi đã thu được những thành quả

đáng mừng:
Với cơ sở lý luận và lý thuyết như trên, tôi đã mạnh dạn sử dụng “Những cách
nhập cảm nhằm tạo hứng thú cho HS khi đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà
trường THPT” để xây dựng một giáo án cụ thể bài “Vợ nhặt” của tác giả Kim
Lân vào dạy thực nghiệm ba lớp: 12A1, lớp 12A2, lớp 12A8.
MINH HỌA GIÁO ÁN VẬN DỤNG
Những cách nhập cảm tạo nhằm hứng thú cho học sinh trong tiết đọc – hiểu
tác phẩm văn học trong nhà trường THPT

Nhập cảm bằng cách tái hiện bối cảnh tác phẩm

Ngày soạn: 5/12/2017
Tuần:21 - Tiết : 60-61

VỢ NHẶT
- Kim Lân -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống
và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ
ngay trên bờ vực của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
16


2. Kĩ năng:
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.

* THKNS: Tư duy sáng tạo, tự nhận thức.
3. Thái độ: Lòng cảm thông, yêu thương và trân trọng số phận người nông dân
nghèo khổ.
4. Hình thành năng lực:
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945.
- Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình
thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, ĐDDH.
2. HS: Đọc kĩ SGK, SBT, soạn bài theo hướng dẫn của GV và SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm, diễn
giảng.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Giáo viên đọc một đoạn trong tác phẩm Đôi Mắt – Nam Cao: “Con chó chết
vào giữa cái hồi đói khủng khiếp mà có lẽ đến năm 2000 con cháu chúng ta vẫn
kể lại cho nhau nghe để rùng mình, không phải chết vì chủ nó không tìm nổi mỗi
ngày hai lạng thịt bò để nó ăn mà nó chết vì chén phải thịt người ươn và ngửi
thấy mùi xác thối”. Sau đó hỏi học sinh:
- GV: Đoạn văn trên, tác giả Nam Cao đã gợi lại bối cảnh lịch sử nào của nước
ta?
- HS: Đó là nạn đói khủng khiếp vào năm 1945 do giặc Pháp gây ra cho nhân
dân Việt Nam.
- GV tiếp lời: Quay về với xã hội Việt Nam những năm đen tối trước
Cách mạng tháng Tám để thấm thía và thương nhiều hơn những tình cảnh,

những số phận khốn khổ của nhân dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Dành trọn tình yêu, trái tim của mình cho Vợ nhặt, Kim Lân không chỉ tố cáo tội
ác tày trời của bọn thực dân,phát xít mà hơn thế nữa, ông đã phát hiện và khẳng
định: “Ngay trên bờ vực của cái chết con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng
ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau”[1]
17


- GV: Ghi bài tên bài và cùng HS tìm hiểu tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ
TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

-Hoạt động 1: Đọc-hiểu Tiểu
dẫn.
Giáo viên yêu cầu một học
sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk.
- Nêu những nét chính về:
+Nhà văn Kim Lân.
+ Xuất xứ truyện ngắn Vợ
nhặt.
+ Bối cảnh xã hội của truyện.
Học sinh dựa vào phần tiểu
dẫn và hiểu biết của bản thân
để trình bày.
Giáo viên sưu tầm thêm một
số
tư liệu, tranh ảnh đề giới
thiệu cho học sinh hiểu thêm

về bối cảnh xã hội Việt Nam
năm 1945.

Tiểu dẫn:
1. Tác giả: Kim lân(1920-2007)
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
- Là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn
về nông thôn và người nông dân.
- Là “nhà văn một lòng một dạ đi về với đất
với người với những thuần hậu nguyên thủy
của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
- Tác phẩm chính: “Nên vợ nên
chồng”(1955), “Con chó xấu xí”(1962)
2. Tác phẩm:
- Là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân,
in trong tập truyện “Con chó xấu xí”(1962),
có tiền thân từ tieur thuyết “Xóm ngụ cư”,
được viết dựa trên một phần của cốt truyện
cũ bị lạc mất bản thảo.
- Bối cảnh xã hội của truyện:
Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay,
nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp
đã xảy ra, chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng
Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta chết
đói
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội
dung tư tưởng của tác phẩm. “Nhặt” thường
đi với những thứ không ra gì. Thân phận con

người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể
nhặt được ở bất kì đâu. Người ta hỏi vợ, cưới
vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất
là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
2. Tình huống truyện:
- Gợi ra từ nhan đề của tác phẩm
- Tràng nghèo - xấu xí - dân ngụ cư, giữa lúc
đói khát lại lấy được vợ, thậm chí có vợ theo
không về.
-> Đây là một tình huống lạ, éo le, bi thảm.
Là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác
động đến diễn biến tâm trạng và hành động
của các nhân vật, từ đó là rõ chủ đề tư tưởng
của tác phẩm
3. Nhân vật Tràng:

-Hoạt động 2: Tổ chức đọc
hiểu văn bản tác phẩm.
- GV cho HS đọc và tóm tắt
truyện.
- Dựa vào nội dung truyện,
hãy giải thích ý nghĩa nhan đề
“Vợ nhặt”?
- Nhà văn đã xây dựng tình
huống truyện như thế nào?
- Tình huống đó có những ý
nghĩa gì?

18



- Hoàn cảnh xuất thân của * Hoàn cảnh xuất thân: Là người lao động
Tràng như thế nào?
nghèo khổ, dân ngụ cư (bị coi khinh) vẻ
ngoài xấu xí, thô kệch.
- Cảm nhận của anh (chị) về * Diễn biến tâm trạng:
diễn biến tâm trạng của nhân - Tràng đến với Thi từ một câu chuyện bông
vật Tràng (lúc quyết định để đùa, lúc đầu có chút phân vân, do dự “chợn
người đàn bà theo về, trên đư- nghĩ” “Thóc gạo này....đèo bòng”
ờng về xóm ngụ cu, buổi sáng - Sau đó Tràng đã chấp nhận sự thực bằng
đầu tiên có vợ).
một cái tặc lưỡi “chậc kệ” liều lĩnh dám
thách đố với cuộc sống -> Đưa người đàn bà
xa la vệ nhà.
Học sinh thảo luận nhóm, cử => Niềm khát khao hạnh phúc gia đình của
đại diện phát biểu, tranh luận, Tràng, cụ thể hóa ý đồ nghệ thuật của Kim
bổ sung. Giáo viên định h- Lân: Khi đói người ta không nghĩ đến con
uớng, nhận xét và nhấn mạnh đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường
những ý cơ bản.
sống...
- Trên đường về nhà, Tràng đã trở thành một
người khác hẳn.
+ Mặt phớn phở khác thường, tủm tỉm cười,
hai mắt sáng lấp láy
+ Thích chí: mặt vênh lên tự đắc với chính
mình
+ Cũng có lúc lúng túng: tay nọ xoa vào vai
kia.
- Buổi sáng hôm sau: Tràng thấy trong người
mình đã đổi khác

+ Trong người êm ái lửng lơ
+ Nhận ra mọi thứ xung quanh mình thay đổi
mới lạ
+ Thấy mình trưởng thành, nên người, vui
sướng hạnh phúc đi liền với ý thức bổn phận
- Cảm nhận của anh (chị) về và trách nhiệm với gia đình.
người vợ nhặt (tu thế, bước đi, - Nhận thấy cần phải đổi thay cho dù chưa ý
tiếng nói, tâm trạng,…).
thức thật đầy đủ (Hình ảnh lá cờ đỏ trên đê
Sộp)
Học sinh phát biểu tự do,
tranh luận. Giáo viên nhận
xét và chốt lại những ý cơ
bản.

4. Nhân vật Thị:
- Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn
(chạy chốn cái đói) – nạn nhân của cái đói,
nhưng sâu thẳm tâm hồn Thị vẫn là niềm
khao khát mái ấm gia đình.
- Trên đường về theo Tràng, cái vẻ “cong
cớn, chỏng lỏn” đã biến mất, chỉ còn người
phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và đầy nữ tính
(đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che
19


- Cảm nhận của anh (chị) về
diễn biến tâm trạng nhân vật
bà cụ Tứ-mẹ Tràng (lúc mới

về, buổi sớm mai, bữa cơm
đầu tiên)?
Học sinh phát biểu tự do,
tranh luận. Giáo viên nhận
xét và chốt lại những ý cơ
bản.
- Khái quát những đặc sắc về
nghệ thuật của tác phẩm?

- GV cho HS tổng kết lại bài
học về nội dung và nghệ thuật

nghiêng, ngồi mớm ở mép giường...) Tâm
trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước
chân về làm dâu nhà người.
- Khi trở thành nàng dâu, trước tình thương
của người mẹ chồng nghèo nhưng tốt bụng,
sự đồng cảm chân thành của xóm làng đã
giúp Thị thay đổi hoàn toàn, trở thành một
nàng dâu đích thực, một người đàn bà hiền
hậu đúng mực -> Tràng phải ngạc nhiên
- Chính Thị cũng làm cho niềm hi vọng của
mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc
Giang, Thái Nguyên người ta đi pphas kho
thóc của Nhật
5. Nhân vật bà cụ Tứ:
- Bà lão hết sức ngạc nhiên “quái sao lại có
người đàn bà nào...thế kia”
- Bà hiểu ra cơ sự thị cúi đầu im lặng, xót
thương, lo lắng cho con – dâu

- Tâm trạng buồn vui lẫn lộn: Niềm vui thật
tội nghiệp, không sao thoát được sự buồn tủi,
xót thương. Song nổi bật vẫn là niềm mong
mỏi cho con mình được hòa thuận...Bà nói
nhiều đến chuyện tương lai, dự định
-> Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo khổ
Việt Nam: Nhân hậu, bao dung.
6. Vài nét về nghệ thuật:
- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn hấp dẫn.
- Nghệ thuật tạo tình huống đầy tính sáng
tạo.
Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: Cảnh
chết đói, bữa cơm ngày đói...
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, nhưng bộc
lộ tự nhiên, chân thật
- Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Phản ánh nạn đói năm 1945 -> Bản chất và
sức sống kì diệu của con người -> Giá trị
nhân đạo sâu sắc.
2. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo
- Cách kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, lôi cuốn
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên
20


4. Củng cố: Nắm: -Những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

-Ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, diễn biến tâm trạng các nhân vật, giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
5. Hướng dẫn về nhà: -Viết một đoạn văn phân tích chi tiết mà anh (chị) cho
là gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
-Phân tích ý nghĩa đoạn kết của thiên truyện.
-Tiết sau học Làm văn "Nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi".
Sau khi sử dụng giáo án này thì kết quả của thực nghiệm thu lại như sau:
2.4.1. Với giáo viên
Tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo, vận dụng những cách nhập cảm khác
nhau sao cho phù hợp với bài học, đồng thời tạo được hứng thú cho học sinh.
Không chỉ vận dụng đối với tiết đọc văn mà còn vận dụng rộng rãi ở các tiết
tiếng Việt và Làm văn. Bản thân người dạy yêu và tâm huyết với nghề hơn.
2.4.2. Với học sinh
Thích thú khi được học bộ môn Ngữ văn, dưới sự định hướng của giáo
viên, học sinh chủ động phát hiện, nắm bắt kiến thức, không khí lớp học trở lên
sôi nổi, hào hứng. Từ đó các em có ý thức hơn việc đọc tác phẩm, say sưa tiếp
thu bài giảng và đặc biệt là biết tổ chức thảo luận để tìm hiểu giá trị đích thực
của tác phẩm. Song đáng mừng nhất là các em đã biết vận dụng lời vào bài, kĩ
năng diễn đạt cho bài làm văn của mình trở nên hấp dẫn. Qua một năm vận dụng
những cách nhập cảm trên, tiến hành cuộc khảo sát ở lớp 12A1, 12A2, 12A8 tôi
thu được kết quả như sau:

Kết quả
Thái độ, sự hứng
thú
Sự chủ động, tích
cực tham gia tìm
hiểu, xây dựng bài
Mức độ tiếp thu
kiến thức trên lớp,

thực hành, vận
dụng kiến thức vào
bài viết văn.

Lớp 12A1
(44HS)
Số
Tỉ lệ %
lượng

Lớp 12A2
(40HS)
Số
Tỉ lệ
lượng
%

Lớp12A8
(38HS)
Số
Tỉ lệ %
lượng

34 HS

77,2%

30 HS

75%


27HS

71%

28 HS

63,6%

26 HS

65%

24 HS

63,1%

32 HS

72,7%

28 HS

70%

25 HS

65,7%

21



Từ số liệu trên so với số liệu trong những tuần đầu năm học tôi thấy HS
đã thực sự hứng thú, sự tập trung chú ý vào bài học được nâng cao. HS trung
bình yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến, tích cực, chủ động khám phá nội dung
bài học. HS tiếp thu kiến thức ngay trên lớp và việc thực hành vận dụng kiến
thức vào bài viết văn đạt tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với trước đó
Tôi tin tưởng rằng với cách làm này, HS sẽ thực sự yêu thích môn Ngữ
văn và chất lượng chắc chắn sẽ được nâng cao.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Mượn câu tục ngữ “Đầu xuôi, đuôi lọt” để minh chứng cho tác dụng của
nhập cảm trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học. Nó như bánh xe bắt đầu chạy,
như mở đầu của vở kịch, như khúc dạo đầu của bản giao hưởng, có thể đốt cháy
lên nguồn hứng thú vô tận, mở ra cánh cửa đi tìm sự hiểu biết, tiếp thêm sức
mạnh để giảng giải bài học. Người làm thầy, bắt buộc phải coi trọng kĩ năng dẫn
nhập, bởi “hứng thú là hướng đạo của nhập môn.”
Cố nhà thơ Xuân Diệu từng nói: Mỗi áng văn, lời thơ là một con cá lội, con
bướm bay, con chim hót. Việc nghiên cứu, giảng dạy thơ văn là phải đưa được
vào trái tim người đọc cái kì diệu của chim hót, bướm bay, cá lội, chứ không
phải làm cho bướm ép dẹp, chim nhồi rơm và cá chết khô”.
Là những người tâm huyết với nghề, còn gì hạnh phúc hơn khi thực hiện
một tiết giảng thành công, cả thầy và trò đều sống cùng tác giả để hiểu và cảm
tác phẩm. Với sự cố gắng của bản thân, tôi luôn tìm tòi và thay đổi cách vào bài
cho thật sinh động và mới mẻ để môn Ngữ văn mãi là một môn học mặn mà của
các em học sinh.
Khép lại đề tài, tôi muốn nhắc lại cái cảm giác mà dường như ai cũng từng
bắt gặp: đó là một sự không hài lòng, không thoả mãn, thậm chí trăn trở. Có
những tiết dạy chúng ta còn dang dở, chưa đi trọn con đường phải đi mặc dù vẫn
đủ năm bước lên lớp.

Ở chừng mực đề tài này tôi chỉ đưa ra một số cách nhập cảm để cùng trao
đổi. Mong đồng nghiệp tham khảo và hi vọng lúc nào đó nó được sử dụng như
một tư liệu hỗ trợ hiệu quả cho tiết dạy.
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.1. Đối với trường:
- Tủ sách thư viện được trang bị phong phú, đa dạng sẽ giúp GV có điều kiện
thuận lợi để trau dồi kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy giữa GV trong tổ, các tổ xã hội, nhất là phương pháp giảng dạy theo tinh
thần đổi mới sách giáo khoa và định hướng phát triển năng lực của học sinh.
22


3.2.2. Đối với tổ chuyên môn:
- Đầu tư có chất lượng cho các tiết thao giảng, dạy tốt, hội giảng.
- Thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn, bên cạnh dự giờ, góp ý, rút kinh
nghiệm, còn nên tổ chức các hội thảo chú trọng vào phương pháp dạy học bằng
những chuyên đề cụ thể, thiết thực.
3.2.3. Đối với giáo viên:
Người GV Ngữ văn không nên xem dạy học là nghề mà hãy xem đó là cái
nghiệp. Vì lẽ ấy, mỗi chúng ta luôn luôn không ngừng tự bồi dưỡng, nâng cao kĩ
năng giảng dạy, hình thành năng lực mới đạt tới độ thăng hoa trong nghệ thuật
dạy học.
Cuối cùng, víi những điều trình bày trên đây có thể đề tài vẫn còn có khía
cạnh mang tính chủ quan. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng
góp một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong nhận được sự đồng
cảm và góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Giáo viên
Trần Quốc Toàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
23


1. Bộ GD& ĐT, Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10, 11, 12, NXB Giáo dục –
2010; SGK Ngữ văn 10, 11, 12, NXB Giáo dục – 2010 [1]
2. Vương Bảo Đại – Điền Nhã Thanh – Cận Đông Xưởng – Tào Dương, Kĩ
năng dẫn nhập, kĩ năng kết thúc, NXB GD Việt Nam – 2009 [2]
3. Hà Minh Đức, Bình giảng và phân tích tác phẩm VHVN hiện đại, NXB Hà
Nội – 1999.[3]
4. Nhật kí trong tù và những lời bình- Nguyễn Bích Hằng tuyển soạn, NXB Văn
hóa- Thông tin – 2000 [4]

PHỤ LỤC
Phiếu thăm dò ý kiến học sinh
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
24


TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Chào các em, thầy đang thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Những
cách nhập cảm nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi đọc – hiểu tác phẩm văn
học trong nhà trường THPT”. Để hoàn thành tốt đề tài, thầy mong các em vui
lòng hoàn thành phiếu thăm dò bằng việc trả lời những câu hỏi sau:
1. Đối với giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học em cảm thấy:
Không thích
Thích
Rất thích
Lí do:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
.................................................................
2. Theo em, để tạo hứng thú cho học sinh với mỗi giờ đọc – hiểu tác phẩm văn
học giáo viên phải làm như nào?
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................
Cảm ơn các em. Chúc các em đạt thành tích tốt trong học tập!
Thạch Thành, ngày tháng 4 năm 2018
Học sinh

MINH HỌA GIÁO ÁN VẬN DỤNG
Cách nhập cảm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết đọc – hiểu tác phẩm văn

học
25


×