Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây tinh dầu và đánh giá giá trị của một số loài đại diện tại Vườn Quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Phạm Phương Đông
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây tinh dầu
và đánh giá giá trị của một số loài đại diện tại Vườn Quốc gia Cát Bà,
thành phố Hải Phòng

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH SINH HỌC

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Phạm Phương Đông
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây tinh dầu
và đánh giá giá trị của một số loài đại diện tại Vườn Quốc gia Cát Bà,
thành phố Hải Phòng
Chuyên ngành: Thực vật học


Mã số:
8 42 0111
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Văn Thanh

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2018


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp trong chương trình
đào tạo Thạc sỹ, chuyên ngành thực vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tôi đã nhận được sự
ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ và biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Bùi Văn
Thanh công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, giáo viên hướng dẫn
của Luận văn đã định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo công tác
tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Ban Giám đốc và các cán bộ tại
Vường Quốc gia Cát Bà, UBND huyện Cát Hải đã tạo điều kiện trang bị cho tôi
kiến thức, thu thập số liệu phục vụ xây dựng luận văn.
Cuối cùng tôi xin cám ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, lãnh đạo và các
đồng nghiệp Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng đã bên cạnh động
viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học.
Trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, nhân lực và
tài chính nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu xót. Tôi mong muốn nhận được
những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Hải Phòng, ngày

tháng 10 năm 2018

TÁC GIẢ

Phạm Phương Đông


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, các số liệu tham khảo đều có nguồn trích dẫn
rõ ràng, các hình ảnh được sử dụng trong luận văn là hình của riêng tôi được
thực hiện trong quá trình thực hiện đề tài, chưa từng được ai công bố trong các
công trình nghiên cứu khác.
Hải Phòng, tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ

Phạm Phương Đông


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn ........................................ 2
4. Những điểm mới của luận văn ....................................................................... 3
5. Bố cục luận văn.............................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................ 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 9
1.2.1. Đa dạng cây có chứa tinh dầu tại Việt Nam......................................... 9
1.2.2. Các nghiên cứu về cây có chứa tinh dầu tại Việt Nam. ..................... 10
1.3. Lược sử nghiên cứu cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà ................... 14
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 14
1.4.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14
1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội...................................................................... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ ........................................................ 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 24
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 24
2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 25
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
2.5.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 25
2.5.2. Phương pháp điều tra thực vật............................................................ 25
2.5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá ....................... 27
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu tinh dầu ...................................................... 27


2.5.5. Phương pháp thử hoạt tính chống ô xy hóa bằng DPPH ................... 27
Chương 3 ............................................................................................................. 29

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 29
3.1. Thành phần loài cây tinh dầu tại VQG Cát Bà ......................................... 29
3.2. Đa dạng cây tinh dầu tại VQG Cát Bà...................................................... 31
3.2.1. So sánh cây tinh dầu tại VQG Cát Bà so với Việt Nam .................... 31
3.2.2. Đa dạng ở bậc dưới ngành.................................................................. 32
3.2.3. Đa dạng về dạng sống cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà. ........ 37
3.2.4. Đa dạng về công dụng của các loài cây tinh dầu ............................... 38
3.3. Các loài cây tinh dầu có nguồn gen quý hiếm bị đe dọa .......................... 41
3.4. Thành phần hóa học trong tinh dầu của một số loài cây tại Vườn Quốc gia
Cát Bà............................................................................................................... 42
3.4.1. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài sài hồ- Pluchea pteropoda . 42
3.4.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Dạ hợp (Magnolia coco) .... 43
3.4.3. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Nguyệt quế (Murraya
paniculata).................................................................................................... 45
3.4.4. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Hàm ếch rừng (Piper bonii)46
3.4.5. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Lãnh công rợt (Fissistigma
pallens) ......................................................................................................... 47
3.4.6. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Na biển (Annona glabra) ... 48
3.4.7. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Bưởi bung (Acronychia
pedunculata) ................................................................................................. 51
3.5. Các giải pháp đề xuất nhằm bảo tồn đa dạng cây tinh dầu tại Vườn Quốc
gia Cát Bà......................................................................................................... 53
3.5.1. Nguyên nhân suy giảm đa dạng cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát
Bà .................................................................................................................. 54
3.5.2. Các giải pháp bảo tồn đa dạng cây tại Vườn Quốc gia Cát Bà .......... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 57
1. Kết luận ........................................................................................................ 57
2. Kiến nghị...................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh lục cây tinh dầu tại Vườn quốc gia Cát bà
Phụ lục 2: Một số hình ảnh khảo sát khu vực nghiên cứu
Phụ lục 3: Kết quả phân tích tinh dầu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLĐTG

Danh lục Đỏ Thế giới

DLĐVN

Danh lục Đỏ Việt Nam

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

IUCN

The International Union for Conservation of Nature and
Nature Resource (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế)

KBT

Khu bảo tồn


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên



Nghị định

UBND

Uỷ ban nhân dân

WWF

World Wide Fund For Nature (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên
nhiên)


DANH MỤC BẢNG
- Bảng 3.1. Sự phân bố các taxon của cây tinh dầu ở VQG Cát Bà;
- Bảng 3.2. So sánh hệ cây tinh dầu của Cát Bà với hệ cây tinh dầu Việt Nam;
- Bảng 3.3. Mười họ đa dạng nhất của cây có chứa tinh dầu tại Vườn Quốc gia
Cát Bà, Hải Phòng;
- Bảng 3.4. Sự phân bố số lượng loài cây tinh dầu trong các họ;
- Bảng 3.5. So sánh các họ có nhiều loài cây tinh dầu ở Cát Bà (1) với số loài
cây ở Cát Bà;
- Bảng 3.6. Thống kế các chi có nhiều loài chứa tinh dầu nhất;
- Bảng 3.7. Dạng cây của các cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Bảng 3.8. Số lượng loài có nhiều công dụng

- Bảng 3.9. Các công dụng khác của cây tinh dầu
- Bảng 3.10. Các loài cây tinh dầu có nguồn gen quý hiếm bị đe dọa;
- Bảng 3.11 Ccác loài cây được lựa chọn nghiên cứu tinh dầu
- Bảng 3.12. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài sài hồ- Pluchea pteropoda
Hemsl.
- Bảng 3.13. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Dạ hợp- Magnolia coco
(Lour.) DC.
- Bảng 3.14. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Nguyệt quế- Murraya
paniculata (L.) Jack.
- Bảng 3.15. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Hàm ếch rừng - Piper bonii
C. DC.;
- Bảng 3.16. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Lãnh công rợt- Fissistigma
pallens ( Fin. et Gagnep. ) Merr.;
- Bảng 3.17.Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Na biển- Annona glabra L.
- Bảng 3.18. Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Bưởi bung- Acronychia
pedunculata L.
- Bảng 3.19. Khả năng trung hòa gốc tự do của DPPH


DANH MỤC HÌNH

- Hình 1.1. Bản đồ khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Hình 2.1. Bản đồ các tuyến điều tra ;
- Hình 3.1. Biểu đồ phân bổ các loài cây tinh dầu ở bậc ngành;
- Hình 3.2. Biểu đồ phân bổ các loài cây tinh dầu trong các lớp thuộc ngành
Magnoliophyta;
- Hình 3.3. Mười họ đa dạng loài nhất;
- Hình 3.4. Dạng sống của các loài cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Hình 3.5. Số lượng loài có nhiều công dụng;
- Hình 3.6. Công dụng của từng loài cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà.



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tài nguyên thực vật là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người, trong đó có nguồn tài nguyên về cây tinh dầu. Từ xa xưa
cho đến nay con người chúng ta không ngừng tìm tòi, nghiên cứu sử dụng nguồn
tài nguyên cây tinh dầu để làm ra các sản phẩm phục vụ cho chính con người.
Cùng với những kinh nghiệm chiết xuất tinh dầu cổ truyền của các dân tộc anh
em, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa ngành chiết xuất tinh dầu theo
hướng công nghiệp và sản xuất có tính chuyên sâu nhằm tạo ra các sản phẩm
chất lượng và năng suất cao đã cho thấy giá trị của nó đời sống của con người.
Các thành phần loài cây tinh dầu được phân bố rộng và khá đa dạng. Tại
Việt Nam, theo Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001) [21], số loài cây tinh dầu trong
hệ thực vật nước ta gồm có khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 115 họ (chiếm
khoảng 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ thực vật bậc cao có
mạch).
Tuy nhiên hiện nay, sự đa dạng sinh học nói chung, đa dạng về cây tinh
dầu nói riêng đang bị tổn thương và suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân sâu xa
là do sự gia tăng dân số và sự đói nghèo. Một nguyên nhân không kém phần
quan trọng, do nhận thức chưa đúng đắn về nguồn tài nguyên cây rừng, người ta
chỉ hiểu đơn giản là cung cấp gỗ mà ít chú ý tới giá trị các sản phẩm khác. Chính
vì vậy, đã dẫn đến quá trình khai thác quá mức, sử dụng lãng phí và làm suy
giảm một cách nhanh chóng nguồn tài nguyên cây tinh dầu quý giá này. Hơn thế
nữa, một thực tế khi hoàn cảnh sống được nâng cao thì việc sử dụng các loại
tinh dầu càng được đẩy mạnh việc cung không đáp ứng được nhu cầu, đồng thời
không có biện pháp trồng thay thế sẽ dẫn đến hệ lụy làm giảm nguồn tài nguyên
này.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, trong những năm gần đây
tại Vườn quốc gia cát Bà - Thành phố Hải Phòng tình trạng khai thác tài nguyên

Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 1


thiên nhiên không bền vững vẫn diễn ra ở các vùng đệm đã làm cho nhiều loài bị
suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, người dân phát triển nuôi
trồng thủy hải sản một cách ồ ạt, không có quy hoạch, các tác động tiêu cực từ
hoạt động du lịch làm phá vỡ cảnh quan là một phần nguyên nhân dẫn đến tác
động tiêu cực đến hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà.
Ở Vườn Quốc gia Cát Bà cho đến nay đã có một số các công trình nghiên
cứu có tính hệ thống về khu hệ thực vật, tổ thành thực vật và việc đánh giá tính
đa dạng sinh vật. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu một cách hệ thống
nào liên quan đến cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà [22,25].
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu đa dạng thành phần loài cây tinh dầu và đánh giá giá trị của một số đại
diện tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở khoa học nhằm xác định và đánh giá thành phần loài cây
tinh dầu thuộc giới thực vật bậc cao có mạch tại Vườn Quốc gia Cát Bà, thành
phố Hải Phòng;
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, xác định và lập danh lục cây tinh dầu thuộc nhóm bậc cao
có mạch tại Vườn Quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng;
- Phân tích, đánh giá tính đa dạng các loài cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia
Cát Bà, thành phố Hải Phòng;
- Đánh giá giá trị của tinh dầu tách chiết từ một số loài cây tinh dầu tại
Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng cây tinh dầu tại Vườn Quốc

gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
- Ý nghĩa khoa học
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 2


Kết quả của đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh dữ liệu về nguồn tài
nguyên cây tinh dầu tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học bước đầu phục vụ cho các ngành ứng
dụng và sản xuất như Nông- Lâm nghiệp, Dược học, Tài nguyên thực vật...
4. Những điểm mới của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài cây tinh dầu
đầu tiên tại Vườn Quốc gia Cát Bà, bao gồm 281 loài thuộc 145 chi, 35 họ,
thuộc 2 ngành bao gồm: Ngành thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan
(Magnoliophyta);
- Xây dựng danh lục, đánh giá đa dạng các bậc taxon, đánh giá đa dạng về
dạng sống, giá trị sử dụng, đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển đa
dạng cây tinh dầu;
- Thống kê những loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trong sách đỏ
Việt Nam năm 2007, IUCN 2012, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
- Phân tích và đánh giá giá trị tinh dầu từ một số loài cây tinh dầu tại
Vườn Quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 58 trang, được chia thành các phần: Mở đầu (03 trang),
Tổng quan nghiên cứu (20 trang), Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên
cứu (6 trang); Kết quả nghiên cứu (28 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang),
Tài liệu tham khảo và các phụ lục liên quan.


Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 3


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Trong thiên nhiên, cây tinh dầu được gặp chủ yếu ở giới cây bậc cao có
mạch, còn ở động vật thì rất ít và hiếm. Theo các tài liệu đã tổng kết, tính đến
năm 2000, khoảng 3.000 loài thuộc trên 120 họ cây bậc cao có mạch chứa tinh
dầu đã được ghi nhận [21]. Đến nay, dù chưa có tài liệu tổng kết nhưng các loài
cây tinh dầu liên tục được phát hiện và ghi nhận. Các dẫn liệu đã có cũng cho ta
thấy, số loài cây tinh dầu ở các khu vực trong vùng nhiệt đới phong phú, đa dạng
hơn, tiếp đến là vùng ôn đới, ở vùng cận nhiệt đới thì ít hơn. Nguồn tài nguyên
cây tinh dầu trên thế giới tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, bao gồm lưu
vực sông Amazon của châu Mỹ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Ấn Độ Malaixia, khu vực Tây Phi. Các khu vực này được ví như là những nơi chứa
đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng như giàu có giá trị hàm lượng tinh dầu.
Tinh dầu và các loài cây tinh dầu là sản vật tự nhiên đã được loài người
biết đến từ rất lâu. Lúc này, con người thường khai thác và sử dụng các loại cây
tinh dầu ở dạng phơi khô, họ tin rằng khi đốt gỗ thơm, khói bay lên thiên đàng
và mang theo những lời cầu nguyện của họ. Vì vậy, thời kỳ trung cổ người ta
biết dùng các loại rễ cây tinh dầu để thờ cúng, cho phép thuật. Đặc biệt, con
người đã biết ứng dụng tinh dầu thông trong việc ướp xác [16].
Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17, tinh dầu đã được sử dụng để làm
thơm tóc và da mặt, dùng chữa bệnh và dùng trong đời sống hàng ngày của con
người. Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, tinh dầu được dùng nhiều để làm mỹ phẩm,
làm thuốc và dùng trong công nghiệp với phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, nghiên
cứu về tinh dầu, cấu tạo và tính chất các cấu tử của tinh dầu mới tiến hành cách

đây khoảng một trăm năm. Năm 1847, Buterov đã nghiên cứu thành phần tinh
dầu Long não, tách được camphor ra khỏi tinh dầu Long não, đặt nền móng cho
nghiên cứu hóa học tinh dầu [18]. Từ thế kỷ 20 đến những năm đầu của thế kỷ
21, cùng với sự tiến bộ của nhân loại và sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 4


ngành công nghiệp sản xuất tinh dầu đã dần phát triển, tinh dầu trở thành một
sản phẩm không thể thiếu trong đời sống con người.
Ta ̣i các quốc gia đang phát triển và chưa phát triến, có tới 80% dân số tỏ ra
tín nhiệm với việc chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền, mà trong đó cây
tinh dầu dùng làm thuốc được sự tin dùng khá nhiều. Hiện chưa có con số thống
kê nào về tổng khối lượng nguyên liệu các loài cây thuố c có chứa tinh dầu đươ ̣c
sử du ̣ng hàng năm là bao nhiêu. Chỉ ước đoán rằng, đó sẽ là một khối lượng rất
lớn. Chỉ riêng ở Trung Quốc, nhu cầu sử du ̣ng cây thuốc có chứa tinh dầu vào
khoảng 1.600.000 tấn/năm, với tỷ lệ gia tăng hàng năm khoảng 9%. Tỷ lệ này ở
châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 10%/năm [21].
Về thành phần hoá học: Khái niệm tinh dầu để chỉ các chất lỏng không
tan trong nước, hoặc hòa tan rất ít, chứa các hợp chất hữu cơ tan lẫn vào nhau,
dễ bay hơi và có mùi đặc trưng. Tinh dầu là tổ hợp các chất tự nhiên khoảng từ
20 đến hàng trăm đơn chất trong mỗi loài. Chúng được mô tả bởi 2 hay 3 chất
chính chiếm hàm lượng cao (20-70%) khi so sánh với những thành phần khác
hiện diện trong tổng số. Ví dụ: carvacrol (30%) và thymol (27%) là thành phần
chính của tinh dầu loài Origanum compactum, linalool (68%) trong thành phần
tinh dầu của loài Coriandrum sativum, anpha và Beta-thuyone (57%) và
camphor (24%) trong tinh dầu Artemisia herba-alba, 1.8-cineole (trên 50%) của
tinh dầu Tràm – Melaleuca lecadendron, anpha phellandrene (36%) và limonene
(31%) của lá và carvone (58%), limonene (37%) của tinh dầu từ hạt Anethum

graveolens, menthol (39%) và menthone (19%) của tinh dầu Bạc hà cay Mentha piperita (Mentha x piperita). Nhìn chung những thành phần chất chính
quyết định đặc tính sinh học của tinh dầu (biological properties). Các chất bao
gồm hai nhóm gốc của quá trình sinh tổng hợp. Cho đến nay, nghiên cứu hóa
học tinh dầu vẫn tiếp tục được tiến hành khảo sát nhằm xác định thành phần tinh
dầu của các loài cây trên thế giới, khảo sát và tìm kiếm hoạt tính, nguyên liệu
mới, ứng dụng mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nhiều loài cây tinh dầu tiềm

Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 5


năng trong việc sản xuất thuốc kháng nấm, chống oxy hóa, diệt các tế bào ung
thư, ngăn chặn các bệnh suy giảm trí nhớ, đường huyết.
Ở lá của các loài Piper cernuum, Piper glabratum, Piper hispidum và
Piper madeiranum được S.H. Soidrou và cộng sự (2013) công bố với β-elemen
(11,6%) và epi-cubebol (13,1%) là thành phần chính của Piper cernuum; βcaryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các thành phần chính của
Piper glabratum; β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ-cadinen (13,2%) là
các thành phần chính của P. hispidum; β-caryophyllen (11,2%) và germacren D4-ol (11,1%) là các hợp chất chính của P. madeiranum [40].
Từ phần trên mặt đất của 3 loài thuộc chi Piper phân bố ở Malaysia được
Salleh W. và cộng sự (2014) công bố với spathulenol (11,2%), (E)-nerolidol (8,5%)
và β-caryophyllen (7,8%) là các thành phần chính của tinh dầu loài Piper
abbreviatum. Loài Piper erecticaule được đặc trưng bởi β-caryophyllen (5,7%)
và spathulenol (5,1%). Borneol (7,5%), β-caryophyllen (6,6%) và α-amorphen
(5,6%) là các thành phần chính từ loài Piper lanatum. Tinh dầu từ các loài trong chi
Piper đều có hoạt tính sinh học cao và có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn [39].
Trong vòng 30 năm trở lại đây, công nghệ chế biến tinh dầu đã có nhiều
thành tựu. Khởi nguồn từ phương pháp đơn giản nhất là chưng cất nước, ép cơ
học, đến nay các phương pháp thu tinh dầu đã khá đa dạng: Hấp phụ, trích ly
bằng dung môi, Trích ly bằng CO2 siêu tới hạn, chiết siêu âm,... Garikapati cùng

cộng sự đã tiến hành so sánh về hàm lượng và thành phần các cấu tử trong tinh
dầu Oải hương (Lavandula angustifolia) thu được bằng các phương pháp chiết
xuất khác nhau, cho thấy rằng việc chưng cất nước (WD) tạo ra sản lượng cao
nhất (1,2%), tiếp theo là chưng cất hơi nước (WSD) (1,12%), chiết xuất dung
môi (SE) (0,8%) và chiết xuất CO2 siêu tới hạn (SCE) (0,5%). Linalyl axetat và
các este có vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng hương vị hoa oải
hương, được ghi nhận là cao hơn trong sản phẩm dễ bay hơi của SCE (51,8%),
tiếp theo là SE và WSD (31,4%) và WD (26,8%). Ngược lại, linalool được tìm
thấy nhiều nhất trong phân lượng dễ bay hơi do WD sản xuất (30,9%) theo sau
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 6




SCE

(23%),

WSD

(20,5%)



SE

(17,3%).


Coumarin



7-

methoxycummarin, các thành phần không mong muốn trong hương thơm hoa
oải hương, đã có khối lượng đáng kể ở chiết xuất dung môi (SE): 20,5% và
11,2%, nhưng không có trong tinh dầu chiết từ chưng cất hơi nước. Các nghiên
cứu về trình tự thành phần hóa học trong chưng cất hơi nước (WSD) cho thấy
rằng quá trình chưng cất cần được tiếp tục lên đến 2 giờ để đạt được năng suất
dầu tối ưu với chất lượng tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết CO2 siêu
tới hạn (SCE) cho tinh dầu với chất lượng tốt hơn so với các kỹ thuật thông
thường khác, phương pháp chiết này được sử dụng nhằm tìm kiếm các chất tiềm
năng cho công nghệ thực phẩm và dược phẩm (Garikapati, 2016) [34]. Như vậy,
lựa chọn công nghệ chiết suất tinh dầu, ngoài yếu tố về đặc điểm cấu tạo (gỗ,
hoa, quả, lá) còn phụ thuộc rất lớn vào chất chính quan tâm, để lựa chọn công
nghệ thu được hiệu quả nhất, kinh tế nhất.
Trong khi nông nghiệp toàn cầu được chiếm lĩnh bởi sản xuất quy mô
công nghiệp, thì sản xuất tinh dầu thế giới vẫn được phát triển bởi quy mô hộ
nông trại, và đóng một phần quan trọng trong thu nhập và mức sống của người
dân ở các nước có nền kinh tế đang phát triển. Ước tính hương liệu và công
nghiệp hương liệu gần đây sử dụng khoảng 0,01% (250.000ha) của tổng quỹ đất
sản xuất nông nghiệp để sản xuất từ 250 loài cây khác nhau thuộc 60 họ
(Hesham H.A. Rassem, 2016) cho những sản phẩm tự nhiên này (International
Trade Center) [35]. Một số nước đã tập trung vào canh tác và sản xuất các tinh
dầu thế mạnh tạo thương hiệu riêng cho quốc gia như tinh dầu Hoa hồng của
Bulgary, tinh dầu Sả của Ấn độ, tinh dầu Lavender của Pháp. Thị trường chính
của tinh dầu thế giới là Hoa kỳ, tiếp theo là Nhật Bản và Châu Âu. Hoa Kỳ chủ
yếu sử dụng tinh dầu cho các công ty giải khát, đồ uống. Nhật Bản chiếm 10%

nhu cầu của thế giới. Thị trường Canada bị thống trị bởi nước hoa và công
nghiệp hương liệu cung cấp từ Hoa Kỳ. Pháp chiếm lĩnh thị trường nước hoa thế
giới, và Thụy Sỹ là một trong những nước đứng đầu sử dụng tinh dầu ở lĩnh vực
dược học. Anh và Ấn Độ được biết đến với thế mạnh về các loại hương liệu.
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 7


Các nước có sản lượng trồng cấy tinh dầu lớn trên thế giới hiện nay là: Brazil,
Trung Quốc, Ai cập, Ấn Độ, Mehico, Guatemala và Indonexia [31].
Sản phẩm tinh dầu của nhóm Cam chanh (lemon, lime, bergamot,..), được
tiêu thụ lớn nhất trên toàn cầu, phục vụ cho công nghiệp đồ uống, sản xuất bánh
kẹo. Tiếp đến là Bạc hà cay (peppermint) sử dụng cho sản xuất kẹo, kẹo cao su,
nước súc miệng và thuốc lá. Đứng thứ 3 về sản lượng tiêu thụ là Oải hương
(lavender), Oải hương được sử dụng nhiều trong công nghiệp hoá mỹ phẩm, như
nước hoa, kem bôi da, dầu gội sữa tắm, bởi những công dụng như hương thơm
quyến rũ, có khả năng giảm stress, kháng khuẩn, được coi là mùi hương cổ điển
tại Châu Âu .v.v... (CBI’s, 2007). Con số thống kê sản lượng tinh dầu hàng năm
trên thế giới là 120.000 tấn tinh dầu, đạt giá trị 4 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, nhóm
cam chanh mỗi năm được sản xuất khoảng 30.000 tấn, Bạc hà 16.000 tấn, bạc hà
cay (peppermint) 4.000 tấn, Sả chanh 3.000 tấn, Oải hương 420 tấn [31].
Dương cam cúc/Cúc la mã (Chamomile - Matricaria chamomilla L.) một
trong những dược liệu cổ xưa nhất được biết đến với nhân loại, là loài bản địa
phía Nam và phía Tây của Châu Âu. Loài này có ở các nước Đức, Hungary,
Pháp, Nga, Yugoslavia, và Brazil. Được nhập nội vào Ấn Độ trong thời kỳ
Mughal, và trồng tại các khu vực Punjab, Uttar Pradesh, Maharashtra, và
Jammu, Kashmir. Hoa khô của loài này có chứa nhiều terpenoid và flavonoid
góp phần vào khả năng chữa bệnh [27,28]. Các chế phẩm hoa cúc thường được
sử dụng cho nhiều bệnh của con người như sốt, viêm, co thắt cơ, rối loạn kinh

nguyệt, mất ngủ, loét, vết thương, rối loạn tiêu hóa, đau thấp khớp, và bệnh trĩ.
Tinh dầu của hoa cúc còn được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và hương liệu.
Nhiều chế phẩm khác nhau của hoa cúc đã được phát triển, phổ biến nhất là ở
dạng trà thảo mộc, tiêu thụ hơn một triệu ly mỗi ngày [32]. Hoa của Cúc La mã
cho tinh dầu màu xanh, hàm lượng từ 0,2 đến 1,9%. Cúc La mã có thể mọc trên
bất kỳ loại đất nào, nhưng tránh trồng trên đất nặng, ướt. Phù hợp nhiệt độ từ 220oC (thích hợp nhất 10-20oC), được ghi nhận trồng thành công trên đất nghèo
dinh dưỡng vùng Jammu (Ấn Độ), với pH=9. Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 8


đến tinh dầu nhiều hơn là loại đất. Tinh dầu Chamomile nằm trong tốp 15 tinh
dầu bán chạy trên thế giới, phục vụ cho mỹ phẩm, dược liệu và thực phẩm. Tại
Mỹ, Chamomile được bán với giá 700usd/kg. Trên 120 cấu tử được xác định từ
tinh dầu Chamomile (Mann & Staba, 1986). Ngoài thành phần tinh dầu, trong
cây hoang dại và cây trồng của loài này có hàm lượng khoáng cao, hàm lượng
các chất khoáng trong chè Chamomile đạt 10-26%, trong đó có K, Na, và Mg.
Hầu hết các giống tinh dầu có giá trị kinh tế hiện nay đều qua chọn giống
và gây đột biến lai tạo, rất ít cây hoang dã. Ngay cả các nước trên Thế giới cũng
tiến hành thuần hóa nhập nội để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất
khẩu. Về thuần hóa nhập nội, các quốc gia đứng đầu có nhiều thành tựu nhất
phải kể đến là Liên Xô, Mỹ và Châu Âu.
Như vậy, sản xuất tinh dầu trở thành một ngành công nghiệp trên thế giới.
Theo xu thế hiện đại, tinh dầu không chỉ còn là mùi hương cho nước hoa, hay
hương vị các món ăn, kích thích sự tiêu hoá; thay vào đó tinh dầu trong cuộc
sống ngày này dùng nhiều cho ngành công nghiệp dược phẩm đem lại hiệu quả
trong điều trị bệnh: liệu pháp điều trị và chống trầm cảm, chữa bệnh ngoài da,
phòng các bệnh suy giảm trí nhớ, đường huyết, nguồn nguyên liệu sinh tổng hợp
các chất có hoạt tính, v.v...

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Đa dạng cây có chứa tinh dầu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay theo Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001), số loài cây
tinh dầu trong hệ cây nước ta gồm có khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 115 họ
(chiếm khoảng 6.3% tổng số loài, 15.8% tổng số chi và 37.8% số họ cây bậc cao
có mạch). Những họ có số loài chứa tinh dầu nhiều nhất gồm: Họ Sim
(Myrtaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Cúc
(Asteraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thông
(Pinaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hoàng đàn
(Cupressaceae),..[21]
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 9


Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm rất thích hợp cho việc
phát triển các loại cây tinh dầu, nhiều loại cây tinh dầu đã góp phần quan trọng
vào việc cải thiện đời sống kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm dùng trong nước cho
các ngành công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu, nhất là phục vụ cho ngành Y tế
để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
Hiện tại trên cả nước đã hình thành một số vùng, khu vực trồng dược liệu
cho tinh dầu tương đối tập trung đã và đang được khai thác trở thành sản phẩm
thương mại đặc trưng cho từng vùng như tinh dầu Quế thanh (Cinnamomum
cassia) ở Yên Bái, Quảng Nam; tinh dầu Hồi (Illicium verum) ở Lạng Sơn; tinh
dầu Thảo quả (Amomum aromaticum) ở Lào Cai, tinh dầu Sả (Cymbopogon
citratus) ở Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An; tinh dầu Tràm (Melaleuca
cajuputi) ở Quảng Bình, tinh dầu Bạc Hà (Mentha spp.) ở Hưng Yên, Hà
Nam…[21].
Nhiều loài dược liệu cho tinh dầu những năm trước đây có trữ lượng khá
lớn nhưng đã bị khai thác cạn kiệt do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do các

thương nhân Trung Quốc đã săn lùng mua, sự khai thác cạn kiệt làm cho các
loài không kịp tái sinh như Ngũ vị tử (Kadsura spp.), Nam mộc hương
(Aristolochia spp.), Trầm hương (Aquilaria crassana), Vù hương (Cinnamomum
balansae), Hoàng đàn (Cupressus sp.), Pơ mu (Fokienia hodginsii),... Từ những
năm 2000 trở lại đây, khi Nhà nước có chủ trương bảo vệ rừng và cấm khai thác,
buôn bán nguồn tài nguyên thực, động vật quý hiếm thì nạn săn lùng, triệt hạ các
loài dược liệu cho tinh dầu có xu hướng giảm. Song mức độ gặp của chúng ở
trong tự nhiên chỉ còn lại rất thấp, một số loài đã trở lên rất khan hiếm và đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
1.2.2. Các nghiên cứu về cây có chứa tinh dầu tại Việt Nam.
Tinh dầu được manh nha phát triển ở Việt Nam từ những năm 1950 trong
thời kỳ Pháp đô hộ. Lúc này, chủ yếu trồng các cây cho dầu nhựa như Thông,
Tô mộc,... Sau hòa bình 1954, nhà nước có chính sách phát triển một số nông
trường trồng Sả tại một số vùng miền Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, theo con số
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 10


thống kê chưa đầy đủ lượng tinh dầu xuất khầu hàng năm trong những năm 1978
– 1987 là 50 – 70 tấn, những năm 1995 – 1998 trung bình là 225 tấn.
Sau một thời gian dài cây tinh dầu gần như mất chỗ đứng, việc nghiên cứu
cây tinh dầu vì thế cũng ít được quan tâm. Đến năm 1992, Phạm Văn Khiển đã
lần đầu tiên nghiên cứu một cách chi tiết tinh dầu Long não ở Việt Nam. Qua
nghiên cứu xác định được 24 hợp chất trong mẫu tinh dầu gỗ Long não, 11 hợp
chất trong một mẫu tinh dầu lá có thành phần chính là Linalool, 17 hợp chất
trong một mẫu tinh dầu lá có thành phần chính là Phellandren, 49 hợp chất trong
mẫu tinh dầu quả Long não, xác định được thành phần chính trong tinh dầu lá là
camphor, cineol, các sesquitecpen, linalool và phellandren, trong tinh dầu gỗ là
hỗn hợp camphor & cineol. Dựa vào thành phần chính trong tinh dầu lá, tác giả

đã chia các mẫu tinh dẫu thành 5 nhóm, và 6 thứ (có thể gọi là các type hóa học)
theo tinh dầu của lá, hoa quả khi phân loại. Đây là một đóng góp mới, vì trên thế
giới người ta chủ yếu phân loại cây Long não dựa trên thành phần hóa học tinh
dầu (Chemotaxonomy) của lá hay tinh dầu gỗ thân vì thế có thể bỏ qua 01 thứ
của loài Long não theo bậc phân loại [21].
Năm 1995, Nguyễn Xuân Dũng tiến hành Nghiên cứu góp phần phân loại
bằng hóa học cây thuốc và tinh dầu, các cây trong chi Riềng, Long não, Cúc,
Hoa môi, Sim, Cam của 12 chi và 60 loài, lần đầu tiên xác lập được các cấu tử
chìa khóa của các loài đã có tên cây, kết quả này góp phần sáng tỏ thêm cho việc
phân loại trên hình thái của chúng [10].
Năm 2014, Bùi Văn Hướng và nhóm nghiên cứu đã bước đầu tiến hành
nghiên cứu tinh dầu lá của loài giổi chanh (Michelia citrata) nguồn gốc tự nhiên
tại Quản Bạ, Hà Giang. Theo đó, xác định được hàm lượng tinh dầu trong lá đạt
được 0,38% (theo nguyên liệu khô tuyệt đối). Bằng phương pháp sắc ký khí
khối phổ (GC-MS) đã tách và bước đầu xác định được 27 hợp chất chiếm
92,89% tổng khối lượng tinh dầu. Các thành phần có tỷ lệ lớn trong tinh dầu từ
lá loài Giổi chanh là Linalool (11,79%), Citronellal (11,51%), α-Citral
(13,51%), β-Citral (10,91%), Citronellol (9,63%). Dựa trên khảo sát hóa học,
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 11


thành phần chính trong tinh dầu lá Giổi chanh là Citronellal và Citral là những
chất có khả năng xua muỗi và côn trùng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
khả năng xua muỗi từ tinh dầu của Giổi chanh và thu được kết quả khả quan.
Khả năng xua muỗi Aedes aegypti của tinh dầu loài Giổi chanh - Michelia
citrata 10% cho kết quả tỉ lệ giảm đốt là trên 90% trong 1 giờ. Thử nghiệm tác
dụng xua muỗi Aedes aegypti của tinh dầu có nồng độ 20%, 40%, 60% cho kết
quả tỉ lệ giảm đốt đạt hơn 90% trong 2 giờ thử nghiệm, sau đó giảm dần tác

dụng vào các giờ tiếp theo; tinh dầu có nồng độ 80% cho kết quả tỉ lệ giảm đốt
99,53% giờ đầu, 98,31% ở giờ thứ 2 và 93,38% ở giờ thứ 3. Sau đó tỉ lệ giảm
muỗi đốt giảm xuống > 50% ở giờ 4, 5. Sang giờ thử nghiệm thứ 6 tỉ lệ giảm
muỗi đốt < 50%. Nghiên cứu mở ra triển vọng cho ứng dụng các sản phẩm tinh
dầu cho phòng chống các bệnh truyền nhiễm từ muỗi ở Việt Nam (zika, sốt xuất
huyết, sốt vàng da,...), cũng như sản xuất các chế phẩm phòng trừ côn trùng hại
cây [15].
Năm 2015, Nguyễn Thị Huyền và Trần Phương Chi (Đại học Vinh) tiến
hành nghiên cứu hoá học trong tinh dầu của củ Sả chanh thu tại 6 huyện của tỉnh
Nghệ An, theo đó, hàm lượng tinh dầu theo nguyên liệu tươi là 0,3% đến 0,45%
tương ứng với các mẫu. 58 hợp chất được xác định từ 6 mẫu nghiên cứu tinh dầu
gồm Z-citral (61,62-66%), Beta-myrcene (4,9-16,99%), limonene (0,11-0,48%),
...Citronellan (0,43-0,59%). Z-citral ứng dụng trong công nghiệp dược và mỹ
phẩm. Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu khác cho thấy, tinh dầu Sả chanh
chủ yếu là hợp chất Zcitral chiếm 40-60% (20). Ngoài ra, sả chanh còn là phụ
gia bảo quản thực phẩm bởi khả năng ức chế một số vi sinh vật có hại cho thực
phẩm như Aspergillus ochraceus, Penicillium expansum và Penicillium
verrucosum. Ức chế mạnh với 5 chủng nấm men gây hại thực phẩm như
Candida albicans ATCC 48274, Rhodotorula glutinis ATCC 16740,
Schizosaccharomyces pombe ATCC 60232, Saccharomyces cerevisiae ATCC
2365 và Yarrowia lypolitica 16617 (Gianni Sacchetti et al., 2005) [17].

Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 12


Hoàng Thị Kim Vân (Năm 2016) và nhóm nghiên cứu của Viện Hoá sinh
biển đã triển khai nghiên cứu hoạt tính trong tinh dầu Sả chanh trồng tại Phú
Thọ. Nghiên cứu chỉ ra Tinh dầu củ Sả chanh có tác dụng hạn chế tăng đường

huyết, giúp phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả, do thể hiện hoạt tính quét
gốc tự do DPPH và ức chế enzym anpha-glucosidase ở nồng độ 500µg/ml, tinh
dầu ở lá Sả không thể hiện hoạt tính này. Thăm dò hoạt tính sinh học trên dòng
tế bào ung thư phổi A-549 cho thấy các mẫu thử đầu có giá trị IC50 thấp, chứng
tỏ hoạt tính mạnh trên dòng tế bào ung thư này [26].
Lê Thị Hương (2016) trong đề tài luận án “Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong chi Riềng (Alpinia
Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở
Bắc Trung Bộ” đã cung cấp những dẫn liệu về hàm lượng, thành phần hóa học
trong tinh dầu ở các bộ phận lá, thân giả, thân rễ, hoa và quả của 12 loài với các
hợp chất chủ yếu là monotecpen và sesquitecpen. Lần đầu tiên cung cấp những
dẫn liệu về tinh dầu của các loài: Alpinia menghaiensis, Alpinia polyantha,
Amomum maximum, Amomum muricarpum, Amomum gagnepainii [14].
Lê Đồng Hiếu (2017), đã định được 36 loài và thứ thuộc 3 chi, trong đó
chi Piper là đa dạng nhất với 33 loài và ghi nhận vùng phân bố mới của 28 loài
cho khu hệ Cây Bắc Trung Bộ; xác định hàm lượng và phân tích thành phần hóa
học tinh dầu của 36 mẫu thuộc 18 loài trong chi Hồ tiêu (Piper). Trong đó, lần
đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 13 loài (Tiêu lá
gai- Piper boehmeriifolium, Tiêu thân ngắn- Piper brevicaule, Tiêu cam bốtPiper cambodianum, Tiêu lá hoa mập- Piper carnibracteum...[11].
Hoàng Danh Trung (2018), khi nghiên cứu về tinh dầu của 4 chi Hồng bì
(Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng
(Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An đã cung cấp các dẫn liệu
tương đối đầy đủ và có hệ thống về các loài cây thuộc 4 chi này ở Nghệ An; tác
giả cũng cung cấp dẫn liệu về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở lá,
thân, rễ, vỏ, quả của 15 loài trong 4 chi nghiên cứu; trong đó lần đầu tiên cung
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 13



cấp dẫn liệu về tinh dầu của 06 loài là Glycomis craccifolia, G. mauritiana,
Euodia simlifolia, Zanthoxylum ovadifolium, Z. lateum, Clausena engler[24].
1.3. Lược sử nghiên cứu cây tinh dầu tại Vườn Quốc gia Cát Bà
Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập năm 1984 nhằm mục đích bảo tồn
đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng tiêu biểu của Việt Nam. Từ đó đến nay
khu rừng VQG này đã có nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu về khu hệ cây
VQG Cát Bà. Đáng kể nhất phải kể đến các đợt khảo sát của Lê Mộng Chân &
Lê Thị Huyền (2000), Nguyễn Kim Đào (2004), Lê Mạnh Tuấn (2005), Đoàn
Văn Cẩn (2011), Nguyễn Văn Huy (2012). Năm 2013, Trung tâm Tài nguyên và
Môi trường Lâm nghiệp tiếp tục phối hợp với Ban quản lý VQG Cát Bà tổ chức
cuộc khảo sát đa dạng sinh học ở khu vực này nhằm xây dựng dự án quy hoạch
VQG Cát Bà giai đoạn 2013 đến 2020. Những nghiên cứu đã ghi nhận được tại
VQG Cát Bà có 1.585 loài thuộc 187 họ (theo điều tra báo cáo quy hoạch VQG
Cát Bà giai đoạn 2013 đến 2020, được thực hiện năm 2013 của Trung tâm Tài
nguyên và Môi trường Lâm nghiệp). Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu
một các có hệ thống về cây tinh dầu tại VQG Cát Bà [22,25].
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên địa giới hành chính thuộc 6 xã và một thị
Trấn: xã Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị
trấn Cát Bà, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 60km theo đường
chim bay, có toạ độ địa lý: Từ 20044’ – 20055’ vĩ độ Bắc và từ 106054’ –
107010’ kinh độ Đông;
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch
Ngăn và Lạch Đầu Xuôi của Quảng Ninh.
- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải
Phòng - Đồ Sơn.
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông


Page 14


- Phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Lan Hạ.
Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập theo quyết định số 79 CT ngày
31/12/1986 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Ngày 20/10/1998 theo công văn số
1737/NN của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, Vườn quốc gia Cát Bà được chuyển
giao cho Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), đến
ngày 06/4/2004 Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Quyết định số 333/QĐ-TTg
về việc chuyển Vườn quốc gia Cát Bà về thành phố Hải Phòng quản lý. Ngày
29/12/2004 Vườn quốc gia Cát Bà - khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia và khu dự
trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà được UNESCO chính thức công nhận
[theo 7, 25].

Hình: 1.1. Bản đồ khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 15


1.4.1.2. Địa hình, địa mạo
Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vôi bao gồm hàng ngàn hòn đảo lớn
nhỏ, những hòn đảo này kéo dài tạo thành hình cánh cung và song song với cánh
cung Đông Triều. Các hòn đảo có độ cao phổ biến từ 100 - 150m so mặt nước
biển, nơi cao nhất thuộc đỉnh Cao Vọng 331m. Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng
địa hình của một miền Karst bị ngập nước.
1.4.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng:
Địa chất: Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc
Việt Nam cho thấy Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có
lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ bộ phận của cấu trúc uốn

nếp Caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào
cuối kỷ Silua.
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay
xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một
miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra
một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m).
Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân
đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh
chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. Ở các vùng
kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ. Đó
là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho dịch vụ du lịch tắm biển.
Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn các
thành tạo đệ tứ không phân chia tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng
được hình thành do quá trình phù sa sông biển. Lớp trầm tích phủ lên trên khá
dày (>2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi
cuội và cát... Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của thuỷ triều) có
sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần... mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này.
Thổ nhưỡng: Với nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình
Luận văn tốt nghiệp – Phạm Phương Đông

Page 16


×