Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do và sử dụng chúng như sinh vật chỉ thị môi trường tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 66 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

PHẠM THỊ MẬN

CẤU TRÚC QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO
VÀ SỬ DỤNG CHÚNG NHƯ SINH VẬT CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

PHẠM THỊ MẬN

CẤU TRÚC QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO VÀ SỬ
DỤNG CHÚNG NHƯ SINH VẬT CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG TẠI
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Đình Tứ
2. Th.S. Nguyễn Thị Xuân Phương

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Nội dung luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn 1 TS. Nguyễn Đình Tứ và người hướng dẫn 2 ThS. Nguyễn Thị Xuân
Phương. Đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án
là chính xác và trung thực. Các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mận


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đình Tứ và
ThS. Nguyễn Thị Xuân Phương đã luôn luôn quan tâm tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức thực tế, phương pháp luận và góp ý trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Thái Nguyên và cơ sở đào Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi được học tập và hoàn
thành luận văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cán bộ phòng Tuyến
trùng học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và công
nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm việc, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số “FWO.106-NN.2015.04”.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ,
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn
hạn chế nhiều mặt nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng
góp đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mận


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................4
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn .....................................................................4
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...................................................................5
1.2.1.

Vị trí địa lý .......................................................................................5

1.2.2.

Đặc điểm tự nhiên.............................................................................6

1.2.3.

Hệ thực vật và động vật của rừng ngập mặn Cần Giờ........................8


1.2.4.

Diện tích tự nhiên và dân số ..............................................................9

1.2.5.

Đặc điểm kinh tế ...............................................................................9

1.3. Tổng quan về tuyến trùng và các nghiên cứu về tuyến trùng ..................... 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 13
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 13
2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 13

2.1.2.

Phạm vi nghiên cứu - thời gian nghiên cứu ..................................... 13

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2.1.

Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa .............................................. 14

2.2.2.

Phương pháp tiến hành trong phòng thí nghiệm .............................. 15

2.2.3.


Phương pháp thống kê sinh học ...................................................... 17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 19
3.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường của các vùng thu mẫu tại rừng ngập mặn
Cần Giờ ............................................................................................................. 19
3.1.1.
Chỉ số thủy lý hóa tại các địa điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần
Giờ…….. ....................................................................................................... 19
3.1.2.
Đặc điểm cơ giới trầm tích tại các địa điểm thu mẫu tại rừng ngập
mặn Cần Giờ .................................................................................................. 21
3.2. Thành phần loài và độ đa dạng của quần xã tuyến trùng biển sống tự do tại
rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 22


3.2.1.
Mật độ cá thể của tuyến trùng biển sống tự do tại các địa điểm thu
mẫu của rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ............................ 22
3.2.2.
Thành phần loài tuyến trùng biển sống tự do tại các địa điểm thu mẫu
của rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh .................................... 24
3.2.3.
Đa dạng sinh học của quần xã tuyến trùng biển sống tự do tại rừng
ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 34
3.3. Phân tích đường cong ABC và chỉ số W của quần xã tuyến trùng sống tự do
tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 48
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm và tọa độ các điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................... 13
Bảng 3.1. Chỉ số pH và độ muối của môi trường (trầm tích) tại các điểm thu mẫu
của rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh............................................ 20
Bảng 3.2. Tỉ lệ phần trăm (%) kích cỡ hạt trầm tích tại các địa điểm thu mẫu ........ 21
Bảng 3.3. Mật độ trung bình tuyến trùng tại ba vùng thu mẫu trong hai mùa ......... 22
Bảng 3.4. Các chỉ số đa dạng về số lượng loài (S), chỉ số Margalef (d), chỉ số cân
bằng (J') và chỉ số Shannon-Wiener (H') ................................................................ 35
Bảng 3.5. Kết quả phân tích ANOSIM (giá trị thống kê R) về sự khác biệt cấu trúc
quần xã tuyến trùng biển giữa các vùng thu mẫu và giữa hai mùa nghiên cứu……39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo và giải phẫu cơ thể giun tròn ..................................................... 11
Hình 2.1: Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................................... 14
Hình 2.2. Đồ thị mô phỏng ba trạng thái môi trường theo phương pháp đường cong
ABC ...................................................................................................................... 18
Hình 3.1. Phân tích PCA dựa trên các yếu tố thủy lý, thủy hóa (độ mặn, pH) vào hai
mùa thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Giờ ............................................................... 20
Hình 3.2. Tỉ lệ phần trăm trung bình hạt độ của trầm tích tại ba vùng nghiên cứu
vào mùa khô và mùa mưa ...................................................................................... 22
Hình 3.3. Mật độ tuyến trùng (cá thể/10cm2) trung bình của ba khu vực thu mẫu tại
rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 23
Hình 3.4. Tỉ lệ phần trăm số lượng các cá thể tuyến trùng của các họ khác nhau tại
rừng ngập mặn tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ..................... 31
Hình 3.5a. Tỉ lệ phần trăm số lượng các cá thể tuyến trùng của các loài khác nhau

vào mùa khô tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ........................ 32
Hình 3.5b. Tỉ lệ phần trăm số lượng các cá thể tuyến trùng của các loài khác nhau
vào mùa mưa tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ....................... 32
Hình 3.6. Các chỉ số đa dạng sinh học bao gồm chỉ số Margalef (d), chỉ số cân bằng
(J') và Shannon-Wiener (H') tại các vùng nghiên cứu của hai mùa ......................... 34
Hình 3.7. Đường cong k – dominance (đường cong chỉ số đa dạng) ....................... 37
Hình 3.8. Độ tương đồng về thành phần loài giữa ba vùng nghiên cứu của hai mùa
thu mẫu......................................................................................................................40
Hình 3.9. Độ tương đồng trong thành phần loài giữa ba vùng nghiên cứu của hai
mùa thu mẫu thể hiện bằng biểu đồ 2D-MDS..........................................................41
Hình 3.10. Đường cong ABC tại khu vực Nuôi trồng (A) vào mùa khô: lần lặp (1),
(2), (3) ................................................................................................................... 42
Hình 3.11. Đường cong ABC tại khu vực Nuôi trồng (C) vào mùa khô: lần lặp (1),
(2), (3) ................................................................................................................... 42
Hình 3.12. Đường cong ABC tại khu vực Nuôi trồng (I) vào mùa khô: lần lặp (1),
(2), (3) ................................................................................................................... 42


Hình 3.13. Đường cong ABC tại khu vực Nuôi trồng (A) vào mùa mưa: lần lặp (1),
(2), (3) ................................................................................................................... 43
Hình 3.14. Đường cong ABC tại khu vực Nuôi trồng (C) vào mùa mưa: lần lặp (1),
(2), (3) ................................................................................................................... 43
Hình 3.15. Đường cong ABC tại khu vực Công nghiệp (I) vào mùa mưa: lần lặp (1),
(2), (3) ................................................................................................................... 43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASPT
BMWP
FAA

Ha

Average Score Per Taxon
Biological Monitoring Working Party Score
Dung dịch cố định giun tròn (Formalin acid axetic)
Đơn vị đo diện tích Hecta

RNM

Rừng ngập mặn

MDS

Multi-Dimensional Scaling analysis

ANOSIM
PCA

ANalysis of SIMilarity
Principal component analysis


MỞ ĐẦU
Rừng ngập mặn là loại rừng có dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng cửa
sông, vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái rừng
ngập nước quan trọng [33]. Rừng ngập mặn góp phần duy trì ổn định và bảo vệ bờ
biển, đóng vai trò như một rào cản tự nhiên ngăn chặn gió bão, sóng thần, hạn chế xói
lở; có khả năng tự làm sạch môi trường ven biển, mở rộng diện tích đất liền và điều
hòa khí hậu. Rừng ngập mặn không những cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, củi,
than, tanin... mà còn là những “vườn ươm” tôm, cua, cá tự nhiên, cung cấp con giống

để phát triển nuôi trồng thủy hải sản và duy trì cuộc sống ổn định, lâu dài của những
người dân sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. Ngoài những giá trị về
kinh tế, rừng ngập mặn còn giữ một vai trò quan trọng là nơi lắng tụ nguồn phù sa, tạo
điều kiện cho hệ thực vật, động vật phát triển, cũng là nơi trú ngụ cho nhiều loài sinh
vật trên cạn và các loài thủy sinh vật, đặc biệt là các loài sinh vật đáy [68]. Rừng ngập
mặn cung cấp nguồn vật chất hữu cơ dồi dào cho các sinh vật này và các vật chất hữu
cơ của rừng ngập mặn cũng là mắt xích quan trọng trong các chuỗi thức ăn vùng ven
biển [47].
Tại các hệ sinh thái biển, tuyến trùng (Giun tròn – Nematoda) là một trong những
ngành động vật không xương sống cỡ trung bình có số lượng cá thể và số loài vượt
trội, có sinh khối lớn trong nhóm metazoan ở trầm tích đáy [23] [32] [50]. Chúng đóng
vai trò rất quan trọng trong cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái biển nhờ vào sự
đa dạng và mật độ cao của chúng tại nền đáy [38] [40]. Tuyến trùng cũng là một mắt
xích quan trọng trong các lưới thức ăn của các hệ sinh thái biển.
Nghiên cứu về sinh thái học của các quần xã tuyến trùng sống tự do tại các rừng
ngập mặn ven biển và cửa sông đã được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuyến trùng biển sống tự do có xu hướng phân bố tập trung với sự phong phú cao, đặc
tính này liên quan chặt chẽ đến sự không đồng nhất về cấu trúc, kiểu sinh cảnh và
nguồn thức ăn của rừng ngập mặn; chúng đóng vai trò liên kết giữa các vi sinh vật và
các lưới thức ăn ở vùng đáy [39] [73]. Sự khác biệt của các yếu tố vật lý tại rừng ngập
mặn như độ mặn, kiểu rễ cây, đặc điểm cấu trúc trầm tích hay là nguồn dinh dưỡng từ
các vật rụng của rừng ngập mặn (lá, cành, chồi, hoa, quả được các vi sinh vật phân hủy
thành mùn bã hữu cơ) là yếu tố quyết định ảnh hưởng lên sự khác biệt về đa dạng sinh
học và cấu trúc quần xã của tuyến trùng sống tự do tại vùng cửa sông, ven biển [20].

1


Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sinh thái tuyến trùng biển sống tự do tại các
rừng ngập mặn đã được tiến hành trong nhiều năm gần đây, tập trung tại một số rừng

ngập mặn như rừng ngập mặn cửa sông Tiên Yên [64], rừng ngập mặn cửa sông Hồng
[13] [66] và rừng ngập mặn Cần Giờ [46] [59] [63]. Các nghiên cứu này không những
tập trung vào phân loại học mà còn tập trung nghiên cứu về sinh thái học tuyến trùng
trong mối tương quan với các yếu tố môi trường tại rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái nước
ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Với gần 35.000 hecta rừng, sự phong phú và đa dạng
của hệ động, thực vật; rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ là lá phổi xanh mà còn là
vùng kinh tế đầy tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh [61]. Năm 2000, rừng ngập
mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển” đầu tiên của Việt
Nam. Rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là nơi nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các dự án giúp gìn giữ và bảo
vệ các giá trị của rừng ngập mặn song song với việc phát triển kinh tế bền vững tại nơi
đây. Tuy nhiên, rừng ngập Cần Giờ đã và đang phải đối mặt với các vấn đề về việc
khai thác tài nguyên dưới tán rừng, ô nhiễm từ nuôi trồng thủy hải sản và từ các hoạt
động tàu bè và công nghiệp. Hơn nữa, sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và phân bố
của hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây còn phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện môi
trường nơi chúng sống. Để có một cái nhìn tổng quan hơn về bức tranh toàn diện về
cấu trúc và chức năng của quần xã tuyến trùng và đánh giá chất lượng môi trường tại
hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ thì việc tập trung nghiên cứu tuyến trùng tại hệ
sinh thái này là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu này đặt ra để có được cơ
sở dữ liệu về: “Cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do và sử dụng chúng như sinh
vật chỉ thị môi trường tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”
Mục tiêu nghiên cứu
Có được đặc điểm cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại ba khu vực khác
nhau bao gồm khu vực thuộc vùng lõi, khu vực nuôi trồng thủy hải sản và khu vực có
các hoạt động công nghiệp thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Có được bảng các chỉ số sinh học và chỉ số môi trường W dựa trên nền quần xã
tuyến trùng sống tự do thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung nghiên cứu
Điều tra thành phần loài, phân tích sự phân bố, đặc điểm cấu trúc và độ đa dạng

của các quần xã tuyến trùng sống tự do tại ba khu vực thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ.

2


Sử dụng phần mềm PRIMER VI để tính toán chỉ số môi trường W và đường
cong ABC để đánh giá được chất lượng môi trường nền đáy tại khu vực nghiên cứu..
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Dựa trên cơ sở dữ liệu quần xã tuyến trùng ở rừng ngập mặn Cần Giờ, nghiên
cứu này sẽ cung cấp thông tin về đa dạng sinh học, mối quan hệ giữa tuyến trùng và
môi trường sống của chúng tại rừng ngập mặn. Thực hiện nghiên cứu với mục đích
khoa học, quản lý các nguồn tài nguyên, từ đó sẽ mang lại thông tin hữu ích về đa
dạng sinh học, sự phân bố của tuyến trùng sống tự do và góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu về đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền đáy tại rừng
ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở dữ liệu về quần xã tuyến
trùng.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc điều tra các quần xã tuyến trùng ở rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ góp phần bổ
sung thêm các công trình nghiên cứu về tuyến sống tự do ở các vùng cửa sông phía
Nam Việt Nam vì đây là một nghiên cứu điển hình liên quan đến rừng ngập mặn ở
vùng nhiệt đới. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng các công cụ
đánh giá chất lượng sinh thái trong khuôn khổ của Chương trình giám sát sức khoẻ
sinh thái và đây cũng là nền móng cho phương pháp đo lường sức khoẻ môi trường,
phát hiện các tác động môi trường trong tương lai. Bằng cách này, nó sẽ góp phần
hoạch định cho các chiến lược bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái, từ đó hướng đến phát
triển bền vững nguồn tài nguyên.

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất sinh
học cao trên thế giới. Theo thống kê năm 2007, RNM được tìm thấy trên 124 quốc gia
và các vùng miền, chúng được phân bố chủ yếu ở vùng lãnh thổ trong khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới của thế giới [35]. Rừng ngập mặn chiếm khoảng 1% diện tích
rừng trên bề mặt thế giới và xuất hiện ở khoảng 75% diện tích bờ biển nhiệt đới trên
toàn thế giới [75]. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển,
chống xói lở, bảo vệ đất bồi, hạn chế xâm nhập mặn, cải tạo môi trường sinh thái và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài các giá trị về kinh tế, RNM còn là nơi cung cấp
nguồn vật chất hữu cơ dồi dào cho các sinh vật và các vật chất hữu cơ của rừng ngập
mặn cũng là mắt xích quan trọng trong các chuỗi thức ăn vùng ven biển [21] [46].
Nguồn thức ăn đầu tiên cung cấp cho các sinh vật đó là xác hữu cơ thực vật dạng hạt
(mùn bã hữu cơ), là sản phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành,
chồi, rễ…của các cây ngập mặn. Chúng phân hủy các mùn bã cây tại chỗ, cung cấp
nguồn thức ăn phong phú cho hệ động, thực vật rừng ngập mặn ở các kênh rạch và
vùng biển nông. RNM không những là lá phổi xanh và bức tường vững chắc bảo vệ bờ
biển, chúng còn là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là các loài sinh vật đáy
[65]. Bản thân RNM là một trong các dạng tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo,
kéo theo nó là sự quần tụ của nhiều loài sinh vật khác, từ những loài động vật không
xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật có xương sống kích thước lớn, từ
những loài sống trong nước biển đến những loài sống trên cạn. Điều đó nói lên rằng,
rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng cho
sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển; đồng
thời còn là nơi “ương ấp” những cơ thể non của nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa

dạng sinh học cho biển. Sinh vật sống trong rừng ngập mặn không những có số lượng
loài đông mà bản thân mỗi loài còn có những đặc tính thay đổi dễ thích nghi với những
môi trường sống khác nhau. Bởi vậy rừng ngập mặn là nơi lưu trữ nguồn gen giàu có
và có giá trị không chỉ cho các hệ sinh thái trên cạn mà cho cả vùng biển ven bờ.
Tại Việt Nam, RNM chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng.
Trong đó rừng ngập mặn phân bố và phát triển tốt ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt ở bán
đảo Cà Mau và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Ở các tỉnh phía Bắc cây rừng ngập
4


mặn tuy thấp và nhỏ nhưng có giá trị phòng chống thiên tai rất lớn, đặc biệt tỷ trọng
rừng tự nhiên ngập mặn khá cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013)
diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã suy giảm đáng kể. Trong vòng 57 năm (từ
năm 1943 đến 2000), diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã giảm khoảng 219 nghìn
ha, giảm 54% so với tổng diện tích rừng ngập mặn năm 1943. Đến năm 2013, rừng
ngập mặn nước ta chỉ còn khoảng 169 nghìn ha. Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự
(1999) [16], rừng ngập mặn Việt Nam được chia ra thành 4 khu vực và 12 tiểu khu.
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn, bao gồm: tiểu khu 1 từ
Móng Cái đến Cửa Ông; tiểu khu 2 từ Cửa Ông đến Cửa Lục (dài khoảng 40km); tiểu
khu 3 từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn (dài khoảng 55km). Khu vực II: Ven biển đồng
bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường, gồm có: tiểu khu 1 từ mũi Đồ Sơn
đến cửa sông Văn Úc; tiểu khu 2 từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trường, nằm trong
khu vực bồi tụ của hệ thống sông Hồng. Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch
Trường đến mũi Vũng Tàu, có 3 tiểu khu: tiểu khu 1 từ lạch Trường đến mũi Ròn, tiểu
khu 2 từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân, tiểu khu 3 từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng
Tàu. Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên, chia
thành 4 tiểu khu: tiểu khu 1 từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông
Nam Bộ), tiểu khu 2 từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển đồng
bằng sông Cửu Long), tiểu khu 3 từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa song Bảy Háp (Tây

Nam bán đảo Cà Mau), tiểu khu 4 từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nải –
Hà Tiên (bờ biển phía Tây Nam bán đảo Cà Mau).
1.2.

Tổng quan khu vực nghiên cứu

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là rừng Sác, là một quần thể gồm các
loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ
rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Năm 2000,
UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa
dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ cũng được công
nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia của Việt Nam.
1.2.1. Vị trí địa lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm về phía Đông Nam của TP. Hồ Chí Minh, thuộc
vùng hạ lưu và sông ven biển của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn. Phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Nam và Đông Nam giáp
biển Đông; phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè; phía Tây Nam giáp tỉnh Long An và
5


Tiền Giang. Trong năm 2017, tài nguyên rừng phòng hộ Cần Giờ trên 7 tiểu khu với
diện tích 7.591,17 hecta, trong đó rừng trồng 4.076,40 hecta, rừng tự nhiên 3.045,53
hecta, đất khác 469,24 hecta [2].
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình khu vực này tương đối bằng phẳng, có xu hướng tạo thành lòng chảo ở
khu vực trung tâm. Xét từng khu vực nhỏ thì địa hình không biến đổi nhiều, nhưng có
sự chênh lệch về cao độ khoảng 0-2m, trừ khu vực núi Giồng Chùa có độ cao lớn nhất
là 10,1m và một số gò đất hoặc cồn cát rải rác cao từ 1-2m. Đất đai ở Cần Giờ được
chia thành 5 dạng: Đất ngập triều 2 lần trong ngày, một lần trong ngày, vài lần trong
tháng, ngập vào cuối năm, dạng đất cao rất ít khi ngập. Từ các thế đất khác nhau, nên

độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý - hóa cũng khác nhau, cho nên việc phân bố
các loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ.
1.2.2.1.

Đặc tính thủy văn

Rừng ngập mặn Cần Giờ được bao bọc bởi các sông lớn với bờ biển dài 14km
và hệ thống sông rạch chằng chịt, mật độ sông rạch khoảng 7 - 10 km/km2. Tổng diện
tích mặt nước của huyện vào khoảng 21.000ha chiếm gần 30% lãnh thổ. Rừng ngập
mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và
hai lần nước ròng trong ngày). Biên độ trong thời kỳ triều cường từ 3 – 4m, trong kỳ
triều kém từ 1,5 – 2m. Hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch
nhau. Biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam tiếp giáp với Biển Đông. Biên
độ triều cực đại trong rừng ngập mặn từ 4,0 – 4,2m, trong đó biên độ từ 3,6 – 4,1m ở
vùng phía Nam và từ 2,8 – 3,3m ở vùng phía Bắc Cần Giờ. Cao độ của các loại địa
hình theo các mức ngập có thể chia thành 5 dạng sau: 1) Ngập hai lần trong ngày (0.0
– 0.2m); 2) Ngập một lần trong ngày (0.2 – 0.5m); 3) Ngập theo chu kỳ tháng (0.5 –
1.0m); 4) Ngập theo chu kỳ năm (1.0 – 1.5m); 5) Ngập theo chu kỳ nhiều năm (
>1.5m). Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào
bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông Trang và vịnh Gành Rai, nguồn nước từ
sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến
chính là sông Long Tàu và Soài Rạp, ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các
sông phụ lưu. Các bãi bồi được bồi tụ dọc theo sông Nhà Bè, Ngã Bảy, sông Dừa tạo
thành vòng cung bao bọc vùng đầm lầy. Trầm tích chủ yếu là bùn mịn. Độ mặn: Nước
mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫn với nước
ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết. Do đó càng
vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
6



1.2.2.2.

Khí hậu

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở một khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình với 2
mùa rõ rệt. Mùa khô từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4, trong khi mùa mưa là từ đầu
tháng 5 đến cuối tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng tháng là 25,5-29oC. Lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 1336 mm. Vào tháng 9 thì lượng mưa cao nhất (300400mm). Biên độ nhiệt trong ngày từ 5-7oC, trong các tháng thường nhỏ hơn 4oC
.Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường vào khoảng từ tháng 3-5 và thấp nhất trong
khoảng tháng 12 đến tháng 1. Khí hậu Cần Giờ chịu ảnh hưởng của hai hương gió
chính: Gió mùa Nam- Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5-10, trùng với mùa mưa, sức gió
mạnh nhất thường vào tháng 7 và 8. Gió mùa Bắc – Đông Bắc, xuất hiện từ tháng 114, trùng với mùa khô, mạnh nhất vào tháng 2 và 3.
Độ ẩm tại Cần Giờ cao hơn các nơi khác trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh
từ 4-8%. Trong mùa mưa, độ ẩm đạt từ 74-77%, khô nhất vào tháng 4. Lượng bốc hơi
bình quân khoảng 4mm/ ngày và 120.4 mm/ tháng, cao nhất vào tháng 6 (173.2 mm/
tháng) và thấp nhất vào tháng 9 (83.4 mm/tháng).
1.2.2.3.

Thổ nhưỡng

Các nhóm đất chính ở huyện Cần Giờ bao gồm:
- Đất giồng cát ở dọc bờ biển có diện tích khoảng 680ha, hầu như không bị ngập,
đất có phản ứng chua, nghèo hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo.
- Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng có lớp mùn tầng mặt khá cao, phân bố ở xã
Bình Khánh, xã Lý Nhơn. Ngoài ra, một phần đất phù sa ven sông có tầng loang lỗ đỏ
vàng, nhiễm mặn về mùa khô với độ cao trên dưới 2m ở Bình Khánh.
- Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn vào mùa khô ở phía nam xã Bình Khánh và xã An
Thới Đông, tầng sinh phèn xuất hiện nông, đất sét và thịt.
- Đất phèn mặn:
+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều mùn bã hữu cơ,

ngập mặn thường xuyên có diện tích 27.280ha, phân bố tập trung ở lòng chảo giữa
huyện Cần Giờ. Đất sét và thịt chiếm từ 85% - 95%. Đất đang hình thành chưa ổn
định, nhão toàn phẫu diện, giàu mùn, đất mặn nhiều.
+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ. Ngập
mặn theo con nước có diện tích là 4.780ha, phân bố chủ yếu vùng lòng chảo đầm lầy
ngập mặn, có độ cao khoảng 1 m. Đất sét và thịt chiếm 94% - 95%, tầng mặt đất chặt
cứng.

7


+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, đất ngập mặn theo con
nước, phân bố ở các giồng cát của xã Long Hoà, cát chiếm ưu thế từ 65% - 80%. Đất
nghèo mùn, đất nhiễm mặn nhiều. Các đầm, hồ nuôi tôm đều không thành công.
- Đất than bùn, phèn tiềm tàng có diện tích 210 ha phân bố ở An Nghĩa, tiểu khu
5, tiểu khu 9, cù lao Phú Lợi, bên bờ vịnh Gành Rái, Thiềng Liềng, Ngã Bảy [2] [44].
1.2.3. Hệ thực vật và động vật của rừng ngập mặn Cần Giờ
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) hệ sinh thái rừng ngập
mặn Cần Giờ hầu như hoàn toàn bị hủy diệt do chất độc khai quang và bom đạn trong
chiến tranh, các loài thực vật và động vật vốn rất đa dạng, phong phú hầu như không
còn. Theo số liệu còn lưu giữ, rừng ngập mặn Cần Giờ đã hứng chịu một số lượng
thuốc khai hoang rất lớn, gồm: 665.666 gallons chất độc màu da cam, 3.353,85 gallons
chất độc màu trắng và 49.200 gallons chất độc màu xanh [73]. Năm 1978, một chương
trình tái trồng rừng ngập mặn Cần Giờ đã được Nhà nước đầu tư và triển khai trên quy
mô lớn. Sau hơn hai thập kỷ, các nỗ lực tái trồng rừng đã mang lại những thành tựu
lớn, phục hồi cơ bản môi trường sinh thái.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái
trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt
và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng
Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây

rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú
ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
Về thực vật: Theo khảo sát của Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2007) [12] ghi
nhận rừng ngập mặn Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ;
trong đó, các họ có nhiều loài nhất gồm: họ Cúc (Asteraceae) 8 loài, họ thầu dầu


(Euphorbiaceae) 9 loài, họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài, họ Cói (Cyperaceae) 20
loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài, họ Đậu (Fabaceae) 29 loài.


Về động vật: Khu hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ gồm có: Khu hệ động

vật không xương sống, thủy sinh có 70 loài, thuộc 44 họ (cua biển, tôm sú, tôm bạc,
tôm thẻ, sò huyết...), phân bố hầu hết ở lưu vực các con sông, vùng trũng trong rừng;
khu hệ cá có 137 loài, thuộc 39 họ (cá chìa vôi, cá đường, cá ngát, cá bông lau, cá
dứa....), phân bố trên các sông rạch nước lợ. Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng
thê, 31 loài bò sát, đặc biệt, 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc
kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, vích, cá
8


sấu hoa cà…sống trong các khu rừng mới phục hồi, dày kín; khu hệ chim có 130 loài,
47 họ, 17 bộ (bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đãy, giang sen…), thường thấy ở
các đầm nước trong rừng; khu hệ thú có 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ (heo rừng, mèo
rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím, rái cá...) phân bố ở các khu rừng rậm [1].
Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ không những là địa điểm lý tưởng phục vụ
cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái mà còn trở thành "lá phổi" xanh đồng
thời cũng là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành
phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn đổ ra biển Ðông.

1.2.4. Diện tích tự nhiên và dân số
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Cần Giờ là trên 704,22 km2 chiếm gần 1/3
diện tích toàn thành phố, trong đó rừng và đất rừng chiếm 54%. Dân số trên toàn
huyện 70,499 người với mật độ 100 người/ km2 được chia làm 6 xã và một thị trấn
gồm: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạch An và
Thị trấn Cần Thạnh.
1.2.5. Đặc điểm kinh tế
Các nghề chủ yếu hiện nay của huyện Cần Giờ là đánh bắt, chế biến thủy sản,
nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp dịch vụ hậu cần biển.
+ Ngư nghiệp: Đây là ngành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng của huyện, bao gồm
đánh bắt thủy hải sản và nuôi trồng thủy sản. Đối với nghề đánh bắt thủy hải sản bao
gồm đánh bắt nội địa và đánh bắt xa bờ. Đánh bắt nội địa bao gồm các nghề: Đáy, cào
te và nghề lưới. Đánh bắt xa bờ chiếm 70-80% sản lượng thủy sản của huyện. Hiện
nay huyện có 104 tàu công suất gấp 2 lần so với năm 1992, trang thiết bị khá hiện đại.
Nghề nuôi nhuyễn thể được ổn định và phát triển, diện tích và sản lượng liên tục tăng.
Nghề nuôi tôm sú đang được ưu tiên và phát triển mạnh, đã và đang đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho huyện trong những năm gần đây.
+ Sản xuất nông nghiệp: Là ngành sản xuất quan trọng ở 4 xã phía Bắc huyện
(An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp). Với 3 loại cây trồng chủ yếu
là: Cây lúa, cây cói và cây ăn trái. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm gần 4%.
Hiện nay, huyện đang áp dụng giống lúa mới năng suất cao, đồng thời hình thành một
số trang trại vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện.
+ Nghề muối đã mở rộng diện tích trên 1300ha. Sản lượng tăng gấp 2 lần so với
năm 1995.
9


+ Lâm nghiệp: Rừng ngập mặn là đặc trưng của Cần Giờ, với diện tích chiếm
17% toàn thành phố và 45% diện tích của huyện. Rừng ngập mặn đang trở thành khu
du lịch sinh thái hấp dẫn và được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp

quốc công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới”. Kinh tế rừng đnag
mở ra triển vọng to lớn cho Cần Giờ trong tương lai.
1.3.

Tổng quan về tuyến trùng và các nghiên cứu về tuyến trùng
Trong môi trường biển, tuyến trùng (giun tròn - nematode) được xếp vào ngành

Nematoda [23] [31] [50], là nhóm động vật không xương sống cỡ trung bình (có thể đi
qua rây lọc kích thước mắt 1000µm nhưng bị giữ lại trên rây lọc kích thước mắt 38µm).
Theo Nguyễn Vũ Thanh (2007) [11] đa phần tuyến trùng sống trong đất ẩm ướt, đất
ngập nước và thủy vực, cơ thể chúng thường có dạng hình thoi, hình sợi chỉ hoặc hình
cái xiên thịt với hai đầu thon và nhọn. Cơ thể tuyến trùng được chia thành 3 phần: (1)
phần đầu còn gọi là phần dinh dưỡng, nơi có các cơ quan như miệng, thực quản, tổ
hợp các cơ quan thụ cảm hóa học, ánh sáng và đầu mút xúc giác; (2) phần thân – phần
giữa hay còn gọi là phần sinh sản, bao gồm ruột giữa, tuyến sinh dục và các nhánh của
chúng; (3) phần đuôi – đoạn từ hậu môn đến mút đuôi (Hình 1.1).
Tuyến trùng có số lượng cá thể và số loài vượt trội cùng với sinh khối lớn
(thường chiếm khoảng 90-95% số lượng cá thể và 50-90% sinh khối) trong nhóm
metazoan ở trầm tích của các thuỷ vực nước ngọt và biển [25] [36]. Mật độ và độ đa
dạng cao của tuyến trùng tại trầm tích đáy cũng như tác động của chúng lên các quá
trình sinh thái của thủy vực như tái tạo dinh dưỡng, chuyển dòng năng lượng lên mức
cao hơn trong chuỗi thức ăn và tạo ra sự xáo trộn sinh học trong trầm tích đáy đã chứng
minh vai trò quan trọng của tuyến trùng trong cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái
thủy vực [36] [37] [39].

10


Hình 1.1. Cấu tạo và giải
phẫu cơ thể giun tròn

(Theo Platt & Warwick,
1988).
A. con đực: 1. lông đầu; 2.
khoang miệng; 3. amphid; 4.
lỗ bài tiết; 5. vòng thần kinh;
6. thực quản; 7. diều sau thực
quản; 8. cardia; 9. tuyến bên
bụng; 10. lông somatic; 11.
tinh hoàn trước; 12. ruột; 13.
cấu tạo vùng bên; 14. vòng
cutin; 15. tinh hoàn sau; 16.
ống dẫn tinh; 17. các nhú sinh
học; 18. gai sinh dục; 19. trợ
gai sinh dục; 20. lỗ huyệt; 21.
đuôi; 22. lông mút đuôi;
23(a). tuyến đuôi; 23. lỗ đổ.
B. con cái; C. lát cắt vùng
thực quản; D. lát cắt tại ruột.

Các nghiên cứu sinh thái học của quần xã tuyến trùng sống tự do tại sông, cửa
sông và các vùng ven biển trước đây chủ yếu được thực hiện tại các vùng ôn đới và cận
nhiệt đới [18] [21] [23] [39] [40] [83]. Nhưng trong những năm gần đây, các nghiên cứu
về sinh thái học tuyến trùng tại các vùng nhiệt đới cũng đã tăng lên đáng kể [26] [51]
[71] [81].
Với các ưu điểm đặc trưng về mặt sinh thái của tuyến trùng (độ phong phú và đa
dạng cao, khả năng xâm chiếm môi trường, sự đa dạng về các nhóm dinh dưỡng cũng
như sự khác biệt trong tính nhạy cảm và khả năng chống chịu môi trường của các
nhóm tuyến trùng khác nhau), tuyến trùng cũng được xem như nhóm động vật đáy
không xương sống cỡ trung bình chỉ thị cho sự thay đổi của môi trường và được sử
dụng để giám sát ô nhiễm nguồn nước hoặc xác định quá trình suy thoái của các hệ

sinh thái thủy vực [25]. Sử dụng tuyến trùng trong việc đánh giá chất lượng môi
11


trường nước đã được tiến hành tại nhiều quốc gia từ Châu Âu, Bắc Mỹ cho đến Châu
Á và Đông Nam Á [25] [84]. Ngoài ra, tuyến trùng còn được sử dụng như một công cụ
lý tưởng trong việc giải thích mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và chức năng của hệ
sinh thái [29].
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học
tuyến trùng sống tự do và sử dụng chúng trong đánh giá sức khỏe các hệ sinh thái thủy
vực. Nghiên cứu đầu tiên về quần xã tuyến trùng sống tự do tại Việt Nam được thực
hiện bởi Nguyễn Vũ Thanh & Đoàn Cảnh (2000) [3] tại sông Thị Vải. Từ đó cho đến
nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng như chỉ thị
sinh học của nhóm động vật đáy không xương sống cỡ trung bình nói chung và của
nhóm tuyến trùng sống tự do nói riêng tại nhiều hệ sinh thái khác nhau từ các lưu vực
sông, các vùng đất ngập nước cho đến các vùng cửa sông và vùng biển ven bờ. Nhóm
tác giả Nguyễn Vũ Thanh và cs (2004) [10] cũng đã sử dụng chỉ số sinh học trung bình
ASPT trong quan trắc và đánh giá nhanh chất lượng nước của hệ sinh thái đất ngập
nước ở các tỉnh thuộc vùng Đồng Tháp Mười bằng phương pháp BMWP. Một số các
nghiên cứu khác về cấu trúc và sinh thái học các quần xã tuyến trùng cũng đã được
thực hiện tại Bạch Long Vĩ [8], Tiên Yên [65], Cần Giờ [47] [63].

12


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quần xã tuyến trùng sống tự do trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn Cần Giờ.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - thời gian nghiên cứu
Mẫu tuyến trùng được thu trong hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mỗi mùa thu
một đợt, mỗi đợt thu tại ba khu vực của rừng ngập mặn Cần Giờ, bao gồm: khu vực
vùng lõi (C), khu vực nuôi trồng thủy sản (A), khu vực có sự hoạt động của các nhà
máy công nghiệp (I).
- Khu vực vùng lõi (C) được đặc trưng bởi các tác động tự nhiên, ít chịu sự tác
động của con người.
- Khu vực nuôi trồng thủy sản (A) nơi mà chịu sự tác động trực tiếp của con
người và là nơi chứa các chất thải từ các trang trại nuôi trồng thủy hải sản của địa
phương.
- Khu vực có sự hoạt động của các nhà máy công nghiệp (I) nằm dọc sông Thị
Vải như nhà máy bột ngọt Vedan.
Đợt 1: tháng 4 năm 2016: đại diện mùa khô
Đợt 2: tháng 9 năm 2016: đại diện mùa mưa
Bảng 2.1. Địa điểm và tọa độ các điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Giờ,
thành phố Hồ Chí Minh
STT

Tên địa điểm

Kí hiệu

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1


Vùng lõi

C

10 30’17’’

106 55’44’’

2

Vùng nuôi trồng thủy sản

A

10 29’39’’

106 51’41’’

3

Khu vực có sự hoạt động của
các nhà máy công nghiệp

I
10 31’53’’

106 59’36’’

13



Hình 2.1: Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh
(Nguồn bản đồ: Google Earth)

2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Mẫu nghiên cứu được thu tại ba địa điểm của rừng ngập mặn Cần Giờ khi triều
rút.
Trước khi thu mẫu, các chỉ số thủy lý, thủy hóa tại điểm thu mẫu được đo bằng
máy TOA. Các chỉ tiêu cần đo bao gồm độ mặn, pH. Khi thu mẫu cần tránh làm xáo
trộn môi trường thu. Các thông số môi trường sẽ được ghi chép ngay tại địa điểm thu
mẫu.
2.2.1.1.

Thu mẫu phân tích cơ giới trầm tích

Các mẫu phân tích cơ giới trầm tích được thu bằng việc sử dụng các ống nhựa
dài 10cm, đường kính 3,5cm. Các ống nhựa này được cắm ngập trong bùn, sau đó toàn

14


bộ ống nhựa chứa trầm tích bên trong được cho vào túi ni-lon có dán nhãn. Tại mỗi vị
trí thu mẫu được lựa chọn, tiến hành thu 3 lần lặp.
2.2.1.2.


Thu mẫu tuyến trùng

Sau khi khảo sát bãi bồi trước rừng ngập mặn khi triều rút, tiến hành thu mẫu
tuyến trùng. Dùng ống nhựa trong suốt, dài 40cm và đường kính là 3,5cm cắm nhẹ
xuống lớp bùn sâu khoảng 10cm, sau đó dùng nắp đậy chặt lại phía trên ống, vừa kéo
vừa xoay nhẹ với mục đích thu được trầm tích để không làm ảnh hưởng đến bề mặt
phần trên của lớp trầm tích. Sau khi mẫu được lấy xong, dùng pit-ton đẩy nhẹ nhàng từ
phía dưới lên trên với mục đích không làm mất quần xã động vật đáy. Tất cả các mẫu
này đựng trong lọ nhựa có dán nhãn ghi lại các địa điểm thu mẫu và cố định bằng dung
dịch fooc-ma-lin nóng 5% để tiến hành các bước phân tích tiếp theo. Quá trình này lặp
lại 3 lần tại mỗi vị trí thu mẫu. Mẫu sau khi thu được mang về phòng Tuyến trùng học,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để phân tích.
2.2.2. Phương pháp tiến hành trong phòng thí nghiệm
2.2.2.1.

Phân tích cấu trúc cơ giới trầm tích

Trầm tích được sấy tại 60-80oC trong 24 giờ để thu được tổng trọng lượng khô
(DW). Chú ý mẫu trầm tích dùng để phân tích nên có tổng trọng lượng khô trong
khoảng 100 g.
Ngâm lượng trầm tích thu được sau khi làm khô vào nước trong khoảng 30 phút
cho hòa tan.
Loại bỏ những hạt nhỏ hơn 63μm bằng lọc qua rây có kích thước mắt sàng 63μm
dưới vòi nước.
Sấy khô phần trầm tích còn lại dưới nhiệt độ 60-80oC.
Sử dụng hệ thống rây lắc để tách lọc từng nhóm hạt trầm tích: >2000μm,
>1000μm, 1000-500μm, 500-250μm, 250-125μm, 125-63μm và < 63μm.
Cân lượng trầm tích sau khi phân loại hạt. Xác định cấu trúc trầm tích theo tỉ lệ
phần trăm các hạt trên tổng trọng lượng khô.

2.2.2.2.

Tách lọc mẫu tuyến trùng từ trầm tích

Thêm nước vào mẫu đến đủ 1 lít trong một xô nhựa, khuấy đều, cho qua rây có
lỗ 1mm tách loại bớt đá, cuội và các mảnh vật liệu to. Những gì không qua được rây
nằm lại trên rây được rửa sạch và bỏ đi, phần qua rây 1mm được cho thêm nước tới
khi đầy khoảng 5 lít. Dùng tay khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ, để lắng trong 10
15


×