Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

DHPL tội trộm cắp tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.23 KB, 9 trang )

Đề bài: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản? Phân biệt tội
trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản?
Lí do chọn đề tài

Với tình hình hội nhập hiện nay của nước ta, đi liền với sự phán triển của
khoa học, kinh tế, chế độ an sinh xã hội,… cũng đồng nghĩa với tình trạng tội
phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn theo muôn hình vạn trạn khác nhau. Theo
số liệu thống kê, trong những năm gần đây tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có
nhiều diễn biến phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm ở nước ta. Chỉ tính
riêng năm 2014, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 33.198 vụ phạm tội với 32.166 đối
tượng, tăng 3,79% về số vụ và chiếm 61,2% trong tổng số vụ tội phạm xâm phạm
về trật tự xã hội, làm chết 6 người, làm bị thương 3.381 người, thiệt hại về tài sản
trên 929,109 tỷ đồng. Trong tổng số 33.198 vụ xâm phạm sở hữu thì tội phạm trộm
cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu của tội phạm xâm phạm sở hữu với
24.360 vụ chiếm 73,38%, tiếp đến là cướp giật tài sản 3.154 vụ chiếm 9,50%, lừa
đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 1.744 vụ chiếm 5,25%, xảy ra 1.528 cướp tài sản
chiếm 4,60%, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xảy ra 1.057 chiếm 3,05%,
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra 832 vụ chiếm 2,51%, cưỡng đoạt tài
sản xảy ra 544 vụ chiếm 1,64%, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra 24 vụ
chiếm 0,07%(1). Vì vậy em quyết định chọn đề tài:” Phân tích các dấu hiệu pháp
lý của tội trộm cắp tài sản? Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái
phép tài sản“ để hiểu rõ hơn về tội này. Từ đó có cái nhìn khái quát nhất về tội
trộm cắp tài sản nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung.

1 Tội phạm ở Việt Nam năm 2014 và dự báo năm 2015, sách do Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và
Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân biên soạn, Nxb CAND, 2014


I.
Phân tích các dấu hiệu cơ bản của tội trộm cắp tài sản
1. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan
Hành vi khách
– Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là
hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của
mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý
tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý,
đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể
thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.
VD: Tên trộm đã lấy trộm một chiếc tivi mang về nhà sử dụng, sau đó bán đi.
– Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén
lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở
hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó. Đặc biệt hơn,
hành vi lén lút bí mật được hiểu là bí mật với chủ sở hữu tài sản hoặc người
đang trực tiếp quản lý tài sản. VD: Đối tượng A theo dõi lịch làm việc và sinh
hoạt của gia đình anh B và nắm được rõ thông tin, một ngày biết anh B và gia
đình đi nghỉ lễ ở xa nên đã lái xe ô tô đến cổng phá khóa cổng và cửa, chỉ đạo
anh em khiêng đồ, tài sản có giá trị lên xe, hoàn toàn không che giấu hành vi
trộm cắp đó đối với hàng xóm, và hàng xóm cũng không có bất cứ nghi ngờ gì
vì cho rằng nhà anh B đang chuyển đồ.
Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với các tội có tính
chiếm đoạt khác (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản…)
Việc che giấu hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng những hình thức
khác nhau, cụ thể là:
+ Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản lý
tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng như hành
vi phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy trộm tài
sản).
+ Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví dụ:
Kẻ phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, giả vờ hỏi thăm đường

đi… và nhanh tay trộm tài sản giấu vào người). Trong trường hợp này chủ sở
hữu hoặc người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành
vi phạm tội.
+ Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội
được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội (ví dụ: Lợi dụng


đám cưới đông người, người giữ xe tưởng là bạn bè của cô dâu, chú rể nên để
cho kẻ phạm tội tự do dắt xe khỏi nơi giữ do mình quản lý).(2)
– Dấu hiệu khác.
Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng
trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu giá trị tài sản dưới hai triệu đồng thì phải thuộc các trường hợp: Gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc
đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội
cướp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản…) nhưng chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm thì ngưòi thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách
nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
b. Hậu quả
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản thiệt hại về tài sản, sự mất mát tài sản bị
chiếm đoạt do hành vi trộm cắp tài sản của chủ thể. Nhiều trường hợp người
bị hại mặc dù không bị mất tài sản nhưng lại mất giấy tờ ( giấy chứng nhận
đăng kí xe, giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất,…) do nhầm lẫn của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hoặc do
mục đích bắt người bị hại chuộc lại giấy tờ đó . Đối với các loại giấy tờ đó,
mặc dù có thể đem bán và trao đổi nhưng không thể coi đó là tài sản lí do như
sau :
Thứ nhất, BLDS tại Điều 163 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản
và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được quy định tại
khoản 16, Điều 3 Luật đất đai 2013, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để
Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Vì vậy, Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu tài sản chỉ là văn bản chứa đựng Quyền
sử dụng đất, Quyền sở hữu tài sản, giấy tờ chứng nhận về tài sản nên nó
không phải là đối tượng tác động của hành vi trộm cắp, nếu người phạm tội
chỉ có ý định trộm cắp các loại giấy tờ trên để thực hiện một mục đích khác thì
họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi sử dụng giấy tờ đó vào mục
đích của họ. Ví dụ: Phạm B dã bán nhà cho chị Nguyễn Thị H, nhưng B lại
tìm cách trộm cắp lại giấy tờ nhà để dùng bộ giấy tờ này thế chấp Ngân hàng
2 LÊ ĐĂNG DOANH – Định tội danh với các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Tư pháp.


vay tiền, thì hành vi của B không phải là hành vi trộm cắp tài sản của chị H
mà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng.(3)
2. Các dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm
Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đối với tội phạm trộm cắp tài sản,
theo đa số ý kiến các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn thì khách thể của tội
trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu.
Giống như tội có tính chất chiếm đoạt khác, khách thể của tội trộm cắp tài sản
cũng xâm phạm đến quan hệ tài sở hữu thông qua hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhưng điểm khác với các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản không
xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Hơn nữa, trong cấu thành tội phạm hoàn
toàn không quy định về tính mạng, sức khỏe của người bị hại làm tình tiết
định khung hình phạt. Trong trường hợp sau khi đã chiếm đoạt được tài sản,
người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết

người, thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy từng
trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích…
3. Các dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự. Nghĩa là người đó phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với
người phạm tội từ đủ 14 tuổi những chưa đủ 16 tuổi sẽ không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp khoản 1 và khoản 2
Điều 173 bởi hai khoản này quy định tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm
nghiêm trọng, trong khi đó tại Điều 12 BLHS 2015 quy định độ tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự đã giới hạn trách nhiệm hình sự phải chịu đối với người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Điều này có nghĩa đối với tội phạm trộm cắp
tài sản cần chú ý về độ tuổi của chủ thể khi mức hình phạt họ có thể phải chịu
là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Đối với tội phạm
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chủ từ đủ 14 tuổi đương nhiên phải
chịu trách nhiệm hình sự.
4. Các dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
4.1 Về yếu tố lỗi
Có thể khẳng định lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực
tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản
đang thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lý nhưng
33 Đinh Văn

Quế - Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần tội phạm xâm phạm sở hữu


vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện hành vi
chiếm đoạt. Trong trường hợp ban đầu ý thức chủ quan của người thực hiện
hành vi chiếm đoạt sẽ là chiếm đoạt tài sản có giá trị nhưng khi chiếm đoạt
được và kiểm tra lại thì nhận ra đó là tài sản giả thì việc truy cứu trách nhiệm

hình sự phụ thuộc vào yếu tố chứng minh người có hành vi xâm phạm sở hữu
có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức của họ. Lấy giá trị
tài sản đó xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi xâm phạm
(căn cứ vào hướng dẫn tại mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 02). Ví dụ : Do
cần 2 triệu đồng tiêu xài nên đối tượng A đã nảy sinh ý định trộm cắp vàng
của chị họ mình ở gần nhà, khi tiếp cận được tài sản, đối tượng A nghĩ rằng số
vàng mình lấy được lớn hơn số tiền cần nên đã yên tâm mang ra tiệm vàng
bán nhưng không ngờ đều là đồ giả. Lúc này việc truy cứu trách nhiệm hình
sự của A phụ thuộc vào khối lượng “ vàng” mà A chiếm đoạt được tính theo
giá vàng thật để xác định và xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A
về tội trộm cắp tài sản.
4.2 Về mục đích chiếm đoạt
Mục đích chiếm đoạt tài sản phát sinh trong ý thức chủ quan của người
phạm tội. Để hình thành được hành vi của người phạm tội, yếu tố mục đích
đóng vai trò quyết định, điều đó có nghĩa là mục đích chiếm đoạt phải nảy
sinh trước khi xuất hiện hành vi trộm cắp tài sản. Dựa vào căn cứ đó có thể
xác định được mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội
phạm.
II. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Sự khác nhau về chủ thể
Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương
tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì
tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, chủ thể của
tội trộm cắp tài sản có thể chứa những chủ thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Điều ấy có nghĩa là tội phạm trộm cắp tài sản có quy định đối với tội phạm rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
2. Sự khác nhau về mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan

Trong khi ở tội trộm cắp tài sản, chủ thể có được tài sản thông qua hành
vi lén lút chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của
người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng hoàn cảnh


khách quan như chen lấn, xô đẩy nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi
chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biêt.
Đối với chiếm giữ trái phép tài sản, người phạ tội có được tài sản do bị giao
nhầm, do mình tìm được hoặc nhặt được. Người phạm tội không biết trước được
khi nào mình sẽ có được tài sản, khi nào mình vô tình nhặt được tài sản. Yếu tố
khách quan đóng vai trò quan trọng, trái ngược hoàn toàn với trộm cắp tài sản, xuất
phát từ bản thân chủ thể xuất hiện mục đích trước rồi mới có hành vi. Hành vi
không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là hành vi cố tình
giữ tài sản do bị giao nhầm, do tìm được hoặc bắt được khi đã có yêu cầu của chủ
sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Có thể người phạm tội thừa nhận tìm được, bắt
được nhưng cho rằng tài sản đó thuộc sở hữu của mình, nhưng cũng có thể không
thừa nhận là mình đã được giao nhầm, đã tìm được hoặc bắt được, nhất là trường
hợp được giao nhầm. Hành vi trộm cắp tài sản được cộng đồng, truyền thống đạo
đức đánh giá rất thấp, hơn nữa hầu như ai cũng hiểu được đây là hành vi phạm tội
nên đương nhiên chủ thể không thể có thái độ chấp nhận, hiên ngang khi đối diện
với chủ tài sản hoặc người đang trực tiếp quản lý tài sản. Hoàn toàn ngược lại với
các trường hợp thực tế khi người nhặt được tài sản của người bị mất đã chủ động
yêu cầu người bị rơi tài sản chuộc lại tài sản của chính mình bằng tiền.
- Hậu quả
Trong khi hậu quả đối với tội trộm cắp tài sản tối thiểu ở mức 2 triệu đồng thì đối
với tội chiếm giữ trái phép tài sản thì giá trị tối thiểu của tài sản là 10 triệu đồng
đối với điều kiện tài sản không là di vật , cổ vật. Sự khác nhau này có lẽ xuất phát
từ yếu tố ý chí của chủ thể. Điều này phân biệt rõ ràng thái độ của pháp luật đối với
hai trường hợp khác nhau, một bên là chủ thể chủ động và có mục đích chiếm đoạt
tài sản thông qua hành vi trộm cắp, một bên thì chủ thể hoàn toàn vô tình có được

tài sản và sau đó nảy sinh ý định chiếm giữ. ( Lỗi của tội danh vẫn là cố ý, tuy
nhiên ý thức này chỉ xuất hiện sau khi chủ tài sản nhặt được, bắt được tài sản).
3. Sự khác nhau về mặt chủ quan của tội phạm
Giống với tội phạm trộm cắp, tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng được thực hiện
do lỗi cố ý. Tuy nhiên mục đích của người phạm tội là mong muốn giữ bằng được
tài sản bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được. Ngoài mục đích này, người phạm tội
không có mục đích nào khác và mục đích này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm. Trong khi tội trộm cắp tài sản thì chủ thể có thể tiếp nhận mục đích từ
đối tượng khác.


4. Khách thể
Khách thể của cả hai tội phạm này đều là quan hệ sở hữu, tuy khách thể trực
tiếp từng trường hợp có thể khác nhau nhưng về khách thể loại của hai tội phạm
này hoàn toàn giống nhau . Đây là lý do vì sao mà hai tội phạm này được xếp
vào cùng một chương trong BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017


Một quốc gia muốn phát triển kinh tế xã hội thì phụ thuộc rất nhiều vào công
tác đảm bảo An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Với tính phổ biến
của tội phạm ngày nay sẽ có nhiều hành vi phạm tội diễn ra muôn hình, muôn vẻ.
Và đặc biệt là tội trộm cắp tài sản. Nếu không nắm vững, hiểu rõ các quy của pháp
luật hình sự đối với loại tội phạm này sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn tiến
hành các hoạt động tố tụng.
Dưới góc nhìn của một sinh viên ngành luật năm ba về vấn đề còn khá nhiều
bất cập này khó có thể tránh được thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được nhận
sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô để bài làm của em được đầy đủ và hoàn
chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam (phần các tội phạm – tập 1), TS Phạm
Mạnh Hùng
2. Bình Luận án , “ Trộm cắp, chiếm giữ trái phép hay công nhiên chiếm
đoạt ?” tác giả Đinh Văn Quế.
3. Bình luận khoa học bộ luật hình sự ( Các tội phạm xâm phạm sở hữu – tập
2), tác giả Đinh Văn Quế.
4. Bài viết : Về các tội phạm xâm phạm sở hữu ( phần 1), Trang thông tin
nghiệp vụ - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. ( />5. Tội phạm xâm phạm sở hữu ở nước ta và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa, đấu tranh trong tình hình mới – Nguyễn Tuấn Anh, trang Tạp chí
nghiên cứu lý luận , nghiệp vụ, khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân.
( />

Mục Lục
Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
I. Phân tích các dấu hiệu cơ bản của tội trộm cắp tài sản.............................2
1. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm.......................................2
2. Các dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm...........................................4
3. Các dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm...............................................4
4. Các dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm................................................4
II.

Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản.......5

1. Sự khác nhau về chủ thể.............................................................................5
2. Sự khác nhau về mặt khách quan của tội phạm......................................5
3. Sự khác nhau về mặt chủ quan của tội phạm..........................................6
4. Khách thể.....................................................................................................7
Kết luận....................................................................................................................7




×