Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.05 KB, 29 trang )

ĐỀ TÀI: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY
CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Chương 2: Thực trạng kinh doanh của Công ty CP Vật tư Nông
nghiệp Đồng Nai
1.

Giới thiệu
1.1.
Công ty

• Tên công ty: Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai
- Tên giao dịch quốc tế: DONG NAI JOINT STOCK COMPANY OF
AGRICULTURAL MATERIAL
- Tên viết tắt: DOCAM
- Biểu tượng của công ty:

• Địa chỉ: đường số 1, khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, thành phố Biên
Hòa, tình Đồng Nai.
• Điện thoại:

0613 833289 - 0613 835850

• Fax: 0613 836740, 061 8830334
• Email:
• Website: www.docam.vn
• Giám đốc:

Phan Thị Anh Thy


1.2.



Lịch sử hình thành và phát triển

Sau năm 1975, công ty nông nghiệp Đồng Nai tiếp quản cơ sở này với chức năng ban
đầu hoạt động tương tự như một xí nghiệp kho vận, vận chuyển về vật tư nông nghiệp,
chịu sự quản lý và điều phối toàn diện của công ty Nông nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai với tên gọi “Công ty vật tư nông nghiệp”.
Ngày 08/7/1987 do yêu cầu thực tế cần có sự kết hợp trong cung ứng phân bón, giống
cây trồng, kỹ thuật công tác khuyến nông tạo thành một thể thống nhất, Ủy ban nhân dân
tình Đồng Nai ra quyết định số 0097/QĐ/UBT sáp nhập công ty Vật tư nông nghiệp với
chi cục Bảo vệ thực vật và Xí nghiệp giống cây trồng thành công ty Dịch vụ kỹ thuật cây
trồng, trực thuộc sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
Từ năm 1992 nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động của công
ty từng bước thay đổi, để phù hợp với cơ chế mới, thực hiện nghị định 388/HĐBT ngày
29/11/1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc ban
hành sửa đổi quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà Nước, Bộ Nông nghiệp và
công nghiệp thực phẩm đã ra thông báo số 45/HĐBT ngày 12/4/1992 và Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 1295/QĐ ngày 02/10/1992 về việc thành lập lại doanh
nghiệp Nhà Nước với tên: “Công ty vật tư nông nghiệp Đồng Nai”
Ngày 02/12/2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 5939/QĐ/UBT
chuyển đổi công ty Vật tư nông nghiệp thành công ty TNHH một thành viên Vật tư nông
nghiệp Đồng Nai có 100% vốn sở hữu nhà nước
Ngày 29/6/2005 UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định số 2339/QĐ-UBND về việc
thành lập Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai hoạt động theo mô hình công
ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty TNHH một thành viên Vật tư nông nghiệp Đồng
Nai là công ty thành viên (công ty con) trong tổ hợp Tổng công ty Công nghiệp thực
phẩm Đồng Nai; hạch toán độc lập, dưới sự quản lý của đại diện chủ sở hữu là Tổng
công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.



Ngày 11/11/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 3310/QĐ-UBND
về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH một thành viên Vật tư nông
nghiệp Đồng Nai thành công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai (DOCAM).
1.3.

Lĩnh vực kinh doanh và các dòng sản phẩm
Lĩnh vực kinh doanh

Mua bán, xuất nhập khẩu: phân bón, nông sản, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y chăn nuôi và thuốc thú y thủy sản; vật tư thiết bị phụ tùng máy móc nông
nghiệp và thủy sản, thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ
nghệ, lương thực thực phẩm, giống cây trồng, chất kích thích cây trồng và vật nuôi.
Các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sản phẩm nhập khẩu là: các loại phân bón DAP, SA, KALI, KNO 3, NH4NO3, UREA,
NPK … được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Singapor, Hàn Quốc, Canada,
Hongkong, Mỹ…
- Sản phẩm nội địa: Phân UREA của nhà máy đạm Phú Mỹ, phân Lân của Công ty Cổ
phần phân lân Ninh Bình, phân Lân của Công ty CP lân Long Thành ….
- Sản phẩm tự sản xuất: Chuyên sản xuất các loại phân bón hỗn hợp NPK, phân hữu
cơ sinh học …
- Sản phẩm về nông sản: Bắp, mì lát, …
1.4.

Quy mô hoạt động của công ty

- Quy mô về vốn:
Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
đăng ký mã số thuế số 3600333736 ngày 01/3/2010 cho Công ty Cổ phần Vật tư nông
nghiệp Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều điều lệ là:


-

-

Vốn điều lệ:100.000.000.000đ. Trong đó:



Vốn nhà nước chiếm 72,108% = 72.108.000.000đồng



Vốn cổ đông chiếm 27,892% = 27.892.000.000đồng

Số lượng cổ phần: 10.000.000cổ phần


-

Mệnh giá một cổ phần: 10.000đồng.
Tất cả cổ phần của công ty phát hành vào thời điểm cổ phần hóa là cổ phần phổ thông
theo tỷ lệ và cho các đối tượng như sau:

STT

Đối tượng cổ đông

1

Nhà nước


2

Tổ chức công đoàn công ty

3

4

Số lượng cổ
phần

Cộng

(%)

72.108.000.000

72,108

300.000

3.000.000.000

3,000

873.700

8.737.000.000


8,737

1.615.000

16.155.000.000

16,5

10.000.000 100.000.000.000

100

nghiệp

DN

Tỷ lệ

7.210.800

Người lao động trong doanh

Các đối tượng khác bên ngoài

Giá trị cổ phần

Nguồn PTC
- Quy mô về lao động:
Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai là Công ty thương mại dịch vụ và có
một phân xưởng sản xuất phân bón tại Nhà máy phân bón, nên số lượng công nhân trực

tiếp lao động chỉ tập trung tại Nhà máy Phân bón, còn chủ yếu tập trung bán hàng tiêu thụ
sản phẩm và các bộ phận văn phòng công ty, chi nhánh Vật tư nông nghiệp tại thành phố
HCM và các trạm vật tư nông nghiệp ở các huyện trong tỉnh.
+ Tổng số lao động: 67 người (trong đó: nữ 16 người)
+ Lao động trực tiếp sản xuất: 11 người
+ Lao động gián tiếp và phụ trợ: 56 người.


Do công việc cần có chuyên môn cao nên đội ngũ lao động của công ty đều có trình
độ phần lớn từ trung cấp trở lên:
+ Trình độ trên đại học: 03
+ Trình độ cao đẳng, đại học: 20
+ Trình độ sơ cấp, học nghề và trung cấp: 14
+ Trình độ lao động phổ thông: 30
Sơ đồ bộ máy Quản lý.

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị H

Ban Giám đốc

Phòng kho

P.Kế hoạch

P.Kế toán


P.K doanh

P. TC-NS


NMPB

XNSNLK

CNHCM

Trạm
Vĩnh Cửu

Trạm Tân
Phú

Trạm
Xuân Lộc

Trạm
Cẩm Mỹ

Trạm
Lâm San

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong
Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Đồng Nai, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, báo

cáo của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Công ty về tình hình hoạt động kinh doanh và
quản lý Công ty, quyết định các phương án phát triển dài hạn của Công ty, sửa đổi bổ
sung Điều lệ Công ty, bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, và các quyền
khác theo Điều lệ Công ty và theo pháp luật hiện hành.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc quyền của Đại hội đồng cổ đông

Ban giám đốc: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành các hoạt
động hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và trực tiếp chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc tổ chức, quản lý, điều hành toàn
diện các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty;
Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Nhà máy phân bón là những người giúp cho
giám đốc, được giám đốc phân công hoặc ủy quyền điều hành một hoặc một số lĩnh vực
hoạt động của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và pháp
luật về các phần việc được phân công hoặc ủy nhiệm.


Ban kiểm soát: tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán, tài chính, kiểm toán nội bộ tại
công ty. Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng
năm của công ty và và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại
hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường xuyên.
Phòng kế hoạch: Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất và đánh giá kế
hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, lập báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư, thực
hiện đầu tư, theo dõi kiểm tra các hồ sơ, hợp đồng, thủ tục pháp lý trong hoạt động sản
xuất kinh doanh như báo cáo tác động môi trường, thực hiện công tác bảo hiểm hàng hóa ,
bảo hiểm nhập hàng, bảo hiểm tài sản.
Phòng kế toán : Quản lý điều hành các hoạt động tài chính kế toán, tổ chức thực hiện
hạch toán kế toán theo pháp lệnh thống kê của Nhà nước. Quyết toán, định kỳ lập các báo

biểu, báo cáo, theo dõi giám sát nguồn vốn, tổng hợp và phân tích tình hình tài chính,
quản lý theo dõi, thực hiện đầy đủ thanh quyết toán, trích nộp ngân sách và các chế độ tài
chính phân phối lợi nhuận.
Phòng kinh doanh: quan hệ trực tiếp khách hàng, tìm hiều thị hiếu, tìm hiểu thị
trường, mở rộng thị trường, tham mưu cùng ban giám đốc đàm phán, cập nhật thường
xuyên về giá cả sản phẩm cùng tính năng đang lưu thông trên thị trường nhằm đề ra chính
sách giá cả hợp lý. Cân đối lượng hàng hóa, nguyên liệu tồn kho phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh tại công ty.
Phòng kho: Tổ chức công tác tiếp nhận phân bón, nông sản và các hàng hóa khác,
thực hiện chức năng nhập xuất hàng hóa, sắp xếp bố trí hàng hóa kho bãi, bảo quản lưu
trữ và quản lý chất lương hàng hóa sản phẩm. Vệ sinh khu vực kho, kiểm tra, lập kế
hoạch đề nghị sửa chữa, bảo dưỡng kho và các thiết bị trong kho
Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu giúp giám đốc tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, về công tác tiền
lương, tiền thưởng, tuyển dụng nhân sự, các chế độ cho người lao động, công tác bảo vệ
môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ. Giải quyết các chế độ tuyển dụng, thôi
việc, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, và các chế độ bảo hiểm.


Nhà máy, các trạm, chi nhánh TP HCM: là các đơn vị báo sổ, là nơi thu mua nông
sản, cung cấp sản phẩm công ty cho khách hàng, theo dõi nắm bắt thông tin tình hình thị
trường về những mặt hàng công ty đang kinh doanh.
∗ Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý
Phòng kế toán thống kê: Phối hợp với phòng kế hoạch kiểm tra thực hiện các hợp
đồng mua, bán và đôn đốc thu hồi công nợ; phối hợp kinh doanh kiểm tra giá bán các mặt
hàng và tiến độ giao nhận hàng hóa; phối hợp với phòng tổ chức nhân sự kiểm tra về các
chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ cho người lao động.
Phòng kho: Phối hợp với phòng kế toán thường xuyên kiểm kê số lượng hàng hóa
nhập và xuất kho; phối hợp với phòng tổ chức nhân sự giám sát công tác an toàn vệ sinh
lao động; phối hợp với phòng kinh doanh để giao hàng cho khách đúng tiến độ theo Hợp

đồng mua bán.
Phòng kinh doanh: Phối hợp với phòng kho kiểm tra chất lượng sản phẩm mặt hàng
nông sản; kết hợp với phòng kế hoạch để mở các đại lý bán hàng hóa của; kết hợp với
phòng kế toán tình giá thành sản phẩm để chào giá bán hàng cho khách.
Phòng tổ chức hành chính: Thường xuyên phối hợp với tất cả các phòng để thông báo
về việc các chế độ chính sách đối với người lao động và phân công lao động đến từng
phòng ban, kết hợp phòng kế toán thanh toán tiền lương và quyết toán quỹ tiền lương, tiền
thưởng.
Nhà máy phân bón: Là đơn vị hạch toán báo sổ thường xuyên liên hệ với phòng kế
toán cập nhật giá thành sản phẩm để tính giá bán kịp thời cho khách hàng; kết hợp với các
trạm Vật tư nông nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.
Chi nhánh và các trạm Vật tư nông nghiệp: là các điểm bán hàng hóa và sản phẩm của
công ty.
Trong sự phân công lao động ở các phòng ban và mối liên hệ giữa các phòng ban xét
thấy: Về trình độ chuyên môn tương đối đồng đều ở phòng kế toán 80% tốt nghiệp Đại


học chuyên ngành Tài chính-Kế toán; Phòng kế hoạch 100% tốt nghiệp Đại học trở lên:
cần tăng cường ở phòng kho một nhân sự có trình độ Trung cấp trở lên vì ở phòng chỉ có
lao động chưa qua đào tạo; riêng phòng kinh doanh nhân sự chỉ có hai người là quá ít đối
với một Công ty thương mại dịch vụ Công ty cần bổ sung thêm nhân sự có trình độ
chuyên môn về Marketing.

1.5.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Vật tư
nông nghiệp Đồng Nai.

 Quy trình kinh doanh của công ty.


Phân bón nhập
khẩu

Phân bón mua
trong nước

Phân bón tự SX

Nhập kho

Bán cho
các công ty
phân bón
trong nước

Bán cho
các đại lý
phân bón
trong tỉnh

Gởi các
trạm vật tư
của công ty

Bán trực
tiếp người
nông dân


o


Đối với việc nhập khẩu phân bón:
Công ty chủ động ký kết hợp đồng và nhập khẩu phân bón theo tình hình thực tế nhu

cầu của thị trường cũng như theo khả năng tài chính của Công ty. Đây là nhóm kinh
doanh thu lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty và cũng là mặt hàng chính trong chiến lược
kinh doanh của Công ty.
o

Đối với nhóm mặt hàng nông sản:
Công ty kinh doanh mặt hàng theo mùa và theo nhu cầu của thị trường. Công ty sẽ

trực tiếp thu mua nguyên liệu thô và dự trữ hàng. Sau đó sẽ bán thị trường trong nước
(các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc trong nước), hoặc xuất khẩu tùy theo nhu cầu của
thị trường.
o

Đối với nhóm mặt hàng nội địa:
Công ty làm đại lý phân phối cho các loại hàng hóa mua trong nước và đồng thời sử

dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón NPK và phân hữu cơ sinh học.
o

Đối với nhóm mặt hàng tự sản xuất:
Công ty đã tạo các loại phân bón hỗn hợp NPK nhiều chủng loại và phân hữu cơ sinh

học để cung cấp tới tay người tiêu thụ. Thị trường nhóm hàng này chủ yếu phục vụ nhu
cầu trong tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình
Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu…
1.6.


Tầm nhìn- Sứ mệnh- giá trị cốt lõi
1.6.1. Tầm nhìn
Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai phấn đấu trở thành doanh nghiệp
kinh doanh và phân phối phân bón hạng nhất trong khu vực Đông Nam Bộ,
hàng đầu tại Việt Nam.
Sứ mệnh


Chia sẻ và hợp tác với nhà cung cấp, đảm bảo đôi bên cùng có lợi; Luôn
quan tâm đến CBNV, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu nhập ổn định;
Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và mang lại lợi ích cao nhất cho cổ
đông.

1.7.

Đóng góp của đơn vị đối với xã hội

Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai là đầu mối nhập khẩu mặt hàng phân
bón các loại, cung cấp phân bón và bao tiêu sản phẩm nông sản (bắp, mỳ lát) cho người
nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
2.

Phân tích môi trường bên ngoài
2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Điều kiện kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính
quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố
chủ yếu mà các doanh nghiệp thường phân tích là: Khủng hoảng, tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát,…

Các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã ảnh hưởng một phần không
nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Trong những giai đoạn khác, nền kinh tế
cũng có tốc độ tăng trưởng khác nhau theo các giai đoạn thinh vượng, suy
thoái, phục hồi sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chi tiêu, tiêu dùng.Nền kinh
tế nước ta đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Năm
2011ở mức 5.89%, tuy năm 2012 tốc độ tăng trưởng còn 5,03% nhưng năm
2013 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở mức 5,4% và dự báo năm 2014 là
5,6-5,8%, kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà phát triển từ năm 2014, điều này
hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút nhiều đầu tư. Nhu cầu
phân bón cho nông nghiệp sẽ tăng trong tương lai, tạo cơ hội cho doanh
nghiệp có niềm tin hơn về thị trường từ đó có kế hoạch sản xuất tốt hơn.
Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
doanh nghiệp. Bởi vì mức lãi suất có ảnh hưởng nhất định đến khả năng vay
vốn của doanh nghiệp.Lãi suất ngân hàng đã giảm đáng kể, hiện nay khoảng


9-12% một năm, nhưng thay đổi liên tục và doanh nghiệp cũng khó tiếp cận
với nguồn vốn vay ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho việc mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về tỉ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay đồng tiền Việt Nam liên tục bị
mất giá đã tác động đến tình hình xuất nhập khẩu như mua nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị,…và xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đây là
một sơ hội cho các doanh nghiệp trong nước như Bibica tăng xuất khẩu.Các
nhà nhập khẩu và sản xuất phân bón ở Việt Nam chưa có mối liên kết chặt
chẽ dẫn tới nhập quá nhiều so với nhu cầu, trên thị trường có hiện tượng
làm giá, dẫn tới giá phân bón biến động thất thường.Đây là một thách thức
rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo nói chung, công ty
Bibica nói riêng. Nếu lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có
thể không làm chủ được. Do đó cũng tăng chi phí suất của doanh nghiệp.
Trên thực tế, mặc dù môi trường kinh tế khó khăn hiện nay gần như làm suy

yếu hầu hết các ngành kinh tế, song tình hình kinh doanh của ngành phân
bón vẫn tương đối tốt . Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu phân bón ổn
định và liên tục. Cụ thể, hơn 60% dân số làm việc trong ngành nông nghiệp,
diện tích đất canh tác tăng trung bình 1% một năm, và nhu cầu lương thực
đang tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng dân số. Do đó, các nhà máy
phân bón trong nước sẽ có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm của họ. Tuy
nhiên, mức lợi nhuận cao cũng như những biến động trong tăng trưởng lợi
nhuận đều đã được ghi nhận. Điều này là do giá phân bón trong nước bị phụ
thuộc vào giá phân bón trên thị trường thế giới vốn đã bị giao động đáng kể
từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đặc biêt, sản xuất dư thừa đã làm
hạn chế tăng trưởng lợi nhuận của ngành phân bón. Biên lợi nhuận ròng và
tăng trưởng lợi nhuận đã giảm từ mức 12.9% và 60% trong năm 2011 xuống
10.46% và 1.17% trong năm 2012. Rõ ràng khi cung vượt cầu, và dưới áp
lực thị trường, giá bán và lợi nhuận theo đó cũng bị sụt giảm theo.


2.1.2.Môi trường chính trị- pháp luật:
Nhân tố về chính trị và pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của ngành. Đó có thể là cơ hội hoặc nguy cơ hóa cho các ngành, các
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường ngoài tuân thủ pháp luật trong
nước còn phải tuân theo những quy định chung các nước với nhau, các hiệp
ước quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì phải nắm bắt
được sự thay đổi của các yếu tố trên.

Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép
hoặc những ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ. Pháp luật của
mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh của nước đó.


Chính phủ: là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo


vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền
kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương
trình chi tiêu. Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, chính phủ đóng vai trò
là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa
đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (các chương
trình chi tiêu của chính phủ) và đồng thời cũng là nhà cung cấp dịch vụ cho
các doanh nghiệp (các thông tin vĩ mô, dịch vụ công cộng khác, …). Điển
hình năm 2010, chính phủ tăng mức lương tối thiểu là 730.000đ/ tháng làm
cho sức mua cả nước phần nào được tăng lên đáng kể, tuy nhiên đó cũng
làm cho Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai phải tăng chi phí do quỹ
lương tăng lên. Như vậy việc nắm bắt những quan điểm, quy định, ưu tiên,
chương trình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với
chính phủ sẽ giúp công ty tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những
nguy cơ do môi trường này gây ra. Chính sách “tam nông” Quy hoạch đất
đai đảm bảo an ninh lương thực chưa được phê duyệt, tình hình lấy đất nông
nghiệp cho đô thị và công nghiệp vẫn đang tiếp diễn mạnh. Luật bảo vệ môi
trường tác động không chỉ đối với sản xuất mà cả trong phân phối, sử dụng
phân bón và tiết kiệm năng lượng. Để đạt được các yêu cầu này, chắc chắn


chi phí sẽ tăng thêm do phải đầu tư các giải pháp xử lý hoặc bù trừ phát thải
đioxit carbon…



Chính trị: Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm

chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi
vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có
các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất. Thể chế chính trị ổn định, đường
lối chính trị mở rộng giúp các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện
thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với bên
ngoài.

Các chính sách đối ngoại như: đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu,
trong đó có Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai , đồng thời mang lại
những thách thức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty
nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội:
Thái độ tiêu dùng, tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh, tháp tuổi,… là những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thái đô tiêu dùng của khách hàng là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp
nào cũng quan tâm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng hóa mà
doanh nghiệp có thể tiêu thụ.
Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, vấn đề an ninh lương thực nhất là
trong bối cảnh diện tích trồng lúa được dự báo ngày càng giảm do công
nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp
về một đội ngũ lao động tri thức có năng suất lao động cao hơn, đồng thời
cũng thách thức các doanh nghiệp hơn nữa phải nâng cao chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp cũng tăng lên.
2.1.4. Môi trường công nghệ:


Đây là một trong những yếu tố rất năng động, mang lại nhiều cơ hội cũng

như đe dọa cho doanh nghiệp. Những áp lực, đe dọa từ công nghệ có thể là:

Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế
cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống
của ngành hiện hữu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho những người thâm
nhập mới và đe dọa cho các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

Sự bùng nổ công nghệ làm cho công nghệ cũ nhanh chóng lỗi thời,
co ngắn vòng đời của công nghệ, vừa tạo áp lực cho doanh nghiệp phải kịp
thời đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh, vừa buộc doanh
nghiệp phải rút ngắn thời gian khấu hao.
Tuy vậy, ở khía cạnh tích cực, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động đến thị
trường làm kích thích sự phát triển những sản phẩm liên quan hoặc không
liên quan đến kỹ thuật mới. Công nghệ ngày càng phát triển thì sự ra đời
ngày càng nhiều và với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới ưu việt
hơn thay thế cho các sản phẩm hiện hữu trên thị trường và làm tăng sức
cạnh tranh. Từ đó, thách thức cho các doanh nghiệp cần chú trọng đến đào
tạo đội ngũ lao động kỹ thuật tốt và luôn tiếp nhận công nghệ.
2.1.5. Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là
những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và còn có
ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp như: sự khan hiếm nguồn nguyên
vật liệu, chi phí năng lượng tăng, mức độ ô nhiễm tăng. Vì vậy, quá trình
sản xuất và phát triển của doanh nghiệp phải đi đôi với môi trường, cụ thể là
phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đẩy
mạnh nghiên cứu, phát triển công nghệ, tạo các sản phẩm thân thiện với môi
trường, giảm thiểu tối đa chất thải, khí thải và các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp.
Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại khu vực
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã và đang phải thâm canh tăng vụ, kết hợp

nuôi trồng thủy sản với trồng lúa. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam sử dụng quá
nhiều và không hiệu quả phân bón nên Nhà nước đã có chương trình “3


giảm, 3 tăng” để giảm lượng phân bón Như thế nhu cầu phân bón ở Việt
Nam tăng chậm
Môi trường vi mô
Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Một doanh nghiệp thành công
trước tiên là một doanh nghiệp uy tín và thõa mãn được nhu cầu khách
hàng.
• Khách hàng đầu ra bán sản phẩm nông sản:
- Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam
- Công ty TNHH Cargill Việt Nam
- Công ty cổ phần Việt Pháp Sản xuất thức ăn Gia súc
- Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam-chi nhánh Bình Dương

• Khách hàng đầu ra bán sản phẩm phân bón:
- Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại Lâm Đồng
- Công ty Mía đường La Ngà
- Công ty Cao su Đồng Nai
- Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thuận Phong
- Doanh nghiệp tư nhân Minh Khoa
- Hộ kinh doanh cá thể Hoàng Minh Dương

2.2.2. Nhà cung ứng

Số lượng nhà cung ứng: nhà cung ứng nguyên liệu cho Công ty CP
Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai

• Khách hàng đầu vào nhập khẩu:
- Mekatrade Asia Pte Ltd, Singapore nhập khẩu phân bón NPK phi
- Young – Inh Corporation, Korea nhập khẩu phân bón KNO3
- Sesoda Corporation, Taiwan nhập khẩu phân bón K2SO4
- Newquet Trading PTE Ltd, Singapore nhập khẩu phân bón KCL
- Planter Chemical Fertilizer Industvies Co,Ltd China phân khẩu phân bón
Urea
- Fertisul International Limiter, HongKong nhập khẩu phân bón DAP

• Khách hàng đầu vào trong nước:
- Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất đầu khí Đông Nam Bộ
- Công ty cổ phần Phân Lân Ninh Bình
- Công ty TNHH BACONCO
- Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ


- Công ty TNHH SXTM Thiên Thành Lộc
- Công ty TNHH Việt hóa nông


Sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu: bộ phận cung ứng của
Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai xây dựng mục tiêu lâu dài và
bền vững đối với những nhà cung ứng lớn trong và ngoài nước nhằm đảm
bảo nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả phải chăng.

Giá cả: Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Thông thường công ty mua với số
lượng hàng hóa lớn nên sức đàm phán cao.
2.2.3. Cạnh tranh nội bộ ngành
2.2.3.1.

Doanh nghiệp trong nước
Ngành công nghiệp bánh kẹo Việt Nam cũng giống như các ngành chế biến
thực phẩm, nước giải khát …đã có từ lâu đời. Sơ khai từ các xí nghiệp bánh
kẹo trong những thập kỷ 70 sản xuất thủ công đến nay trên thị trường Việt
Nam đã có hơn 30 doanh nghiệp bánh kẹo công nghiệp với dây chuyền máy
móc ngày càng hiện đại và quy mô lớn, bánh kẹo được sản xuất có chất
lượng cao và phong phú. Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện
nay khoảng 3800 tỷ đồng, trong đó các đơn vị trong nước chiếm 70%, các
nước Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Inđônnêsia,
Singapore… chiếm 20% và 10% còn lại là các sản phẩm của Châu Âu,Châu
Mỹ. Trên thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay có hơn 30 công ty kinh
doanh và sản xuất bánh kẹo trong nước. Trong đó có những tên tuổi như
Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu, Đồng Khánh, Trành An, Hữu Nghị…

Công ty Xây Dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô: cạnh tranh với
Bibica về các sản phẩm bánh cracker tại các tỉnh phía Nam. Với hệ thống
phân phối gồm 130 đại lý, sản phẩm của Kinh Đô được phân phối trên khắp
thị trường Việt Nam, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Đô rất chú
trọng đến các hoạt động tiếp thị với nhiều biện pháp như quảng cáo, khuyến
mãi, tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý cao và đặc biệt là thiết lập hệ thống các
bakery tại thành phố Hồ Chí Minh, thị trường chính của Công ty. Kinh Đô
cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống các Bakery tại Hà Nội. Tháng 9


năm 2001, nhà máy sản xuất tại Hưng Yên của Kinh Đô bắt đầu đi vào sản
xuất, phục vụ cho thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Tuy nhiên, giá bán
sản phẩm của công ty Kinh Đô ở mức trung bình đến khá cao so với các sản
phẩm của các công ty khác trên thị trường, Hiện nay, Kinh Đô chiếm
khoảng 29,5% thị trường bánh kẹo trong nước.


Công ty Bánh Kẹo Hải Hà: sản xuất các sản phẩm ở cả năm nhóm
cookies, bánh quy, kẹo cứng, kẹo mềm và kẹo dẻo nhưng có thế mạnh chủ
yếu ở các sản phẩm kẹo. Sản phẩm của Hải Hà phục vụ cho thị trường bình
dân với mức giá trung bình thấp. Với hơn 100 đại lý, Hải Hà đã thiết lập
được một hệ thống phân phối ở 34 tỉnh thành trong cả nước, tập trung chủ
yếu ở các khu vực miền Bắc và miền Trung. Chủ trương của Hải Hà là đa
dạng hóa sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm mang hương vị đặc trưng
của hoa quả miền Bắc như kẹo chanh, mận…đồng thời bảo đảm ổn định
chất lượng sản phẩm hiện hành. Về chiến lược tiếp thị của công ty chiếm
khoảng 6,5% thị trường bánh kẹo trong nước.

Công ty Bánh Kẹo Hải Châu: cũng tương tự như Hải Hà, thị trường
chính của Hải Châu là các tỉnh phía Bắc, sản phẩm phục vụ cho thị trường
bình dân với giá bán trung bình và thấp, Hải Châu đang chiếm khoảng 3%
thị trường bánh kẹo.

Công ty Đường Quảng Ngãi: bắt đầu tham gia vào thị trường bánh
kẹo từ năm 1994, đến nay Công ty đã có hơn 60 sản phẩm bánh kẹo các
loại. Thị trường chính của các sản phẩm bánh kẹo của công ty là khu vực
miền Trung, Tuy nhiên, do bánh kẹo chỉ là một trong nhiều ngành hàng của
Công ty Đường Quảng Ngãi, mức độ tập trung đầu tư cho bánh kẹo không
lớn, thị phần của Công ty Đường Quảng Ngãi vào khoảng 2,5% .
2.2.3.2.
Đối thủ nước ngoài
Bên cạnh các đối thủ trong nước, Bibica còn có thêm đối thủ nước ngoài,
được xếp làm hai nhóm: bánh kẹo gia công và cao cấp. Bánh kẹo gia công
chủ yếu từ các cơ sở sản xuất bên Trung Quốc nên giá rẻ và được bày bán ở
khắp các khu vực kể cả các chợ đầu mối và các cửa hàng nhỏ lẻ tại các tỉnh.
Các loại bánh gia công nhờ lợi thế giá rẻ đã chiếm lĩnh được đoạn thị trường



có thu nhập thấp. Các loại bánh kẹo này không nổi tiếng vì khách hàng mục
tiêu không quan tâm đến chất lượng và sự nổi tiếng của thương hiệu.
Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Liên doanh VinabicoKotobuki, Công ty Liên doanh sản xuất Kẹo Perfetti… Các doanh nghiệp
này đều có lợi thế về công nghệ do mới được thành lập khoảng bốn năm trở
lại đây.

Công ty Liên doanh Vinaco-Kotobuki được thành lập ngày
12/11/1992 với vốn đăng kí kinh doanh là 3.740.000 USD, tập trung vào sản
xuất các loại bánh cookies và bánh bích quy. Tuy nhiên, do thị trường chính
của Vinabico-Kotobuki là thị trường xuất nhập khẩu nên công ty ít đầu tư,
không quảng cáo để mở rộng thị phần trong nước. Vinabico-Kotobuki chỉ
chiếm khoảng 1% thị trường bánh kẹo trong nước.

Công ty Liên doanh Sản xuất Kẹo Perfetti- Việt Nam được hình
thành vào ngày 22/8/1995 với vốn đăng ký kinh doanh là 5.600.000 USD,
tập trung sản xuất các lọai kẹo cứng cao cấp Perfetti tập trung vào công tác
tiếp thị và phân phối. Sản phẩm của Perfetti được ổn định chất lượng ở mức
cao, Perfetti đang chiếm khoảng 60% thị trường bánh kẹo sản xuất trong
nước.

Bên cạnh đó, Các sản phẩm bánh kẹo cao cấp đến từ Singapore và
Malaixia, Thái Lan… hiện là các sản phẩm cạnh tranh với các loại bánh kẹo
cao cấp của các nhà sản xuất nội địa, nên giá bán khá cao và được bán tại
các siêu thị và các cửa hàng bánh kẹo cao cấp. Các tập đoàn này cũng đã
xây dựng được vị thế vững mạnh bao gồm các công ty chuyên về bánh kẹo
(như Perfetti Van Melle) và các tập đoàn hàng tiêu dùng đa dạng (như
Orion, Kraft, Nestlé). Các công ty này đem tới thị trường Việt Nam những
nhãn hiệu quốc tế và sản phẩm chất lượng thượng hạng. So với các nhà sản
xuất trong nước, các thương hiệu nước ngoài vượt trội về công nghệ, sự đổi

mới và danh mục sản phẩm đa dạng, có sức hút với người tiêu dùng trong
nước.

2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn


Hiện nay trên thị trường thực phẩm có rất nhiều đơn vị tham gia hoạt động,
trong đó phân bố khá rõ nét các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế là Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, các công
ty trong nước, nhập khẩu, có thể nhận thấy rõ các đại gia trên thị trường chỉ
đếm được trên đầu ngón tay và chiếm lĩnh phần lớn giá trị toàn bộ thị
trường. Nhưng không phải những yếu tố đó mà các doanh nghiệp dưới cơ
không có khả năng cạnh tranh.

Khi các doanh nghiệp lớn tập trung vào các sản phẩm giá trị cao,
mang lại lợi nhuận nhanh hơn những sản phẩm có giá trị thấp sẽ bỏ trong
phân khúc thị trường nhỏ lẻ và đây là cơ hội để những doanh nghiệp nhỏ tận
dung khai thác, trong đó nổi lên công ty cổ phần bánh Lubico, đây là công
ty hoạt động trực thuộc bộ công thương trước kia, sản phẩm làm ra chủ yếu
xuất khẩu sang Singapore, Thái lan, Campuchia, Nhật… Thị trường trong
nước rất ít. Nhưng theo chiến lược phát triển trong 5 năm đến, Lubico bắt
đầu đa dạng hóa các loại sản phẩm, cải tiến công nghệ kỹ thuật để thâm
nhập hơn nữa thị trường nội địa. Đây có thể xem là một đối thủ trong tương
lai của các doanh nghiệp lớn trong ngành bánh kẹo.

Thời điểm hiện tại các doanh nghiệp sản xuất mía đường trực thuộc
quản lý nhà nước, thời gian qua có nảy sinh về một số vấn đề quản lý, khai
thác, vận hành một số nhà máy chưa thực sự thật tốt, gây thất thoát nguồn
lực, tài chính của nhà nước, cũng như nguồn cung ứng nguồn nguyên vật
liệu không đảm bảo, nổi bật lên nhà máy đường Lam Sơn. Trước tình hình

đó rất có thể nhà nước sẽ tập trung vào nhà máy đảm bảo yếu tố sản xuát
cũng như gây thất thoát lãng phí sẽ chuyển đổi hoạt động kinh doanh. Với
đặc thù sản xuất, ngành nghề chủ yếu chuyển qua đó là sản xuất bánh kẹo
giống như tiền than nhà máy Bibica.
1.1.
Nguồn lực
1.1.1. Ban quản trị
Tổng giám đốc kiêm phó Chủ tịch HĐQT Trương Phú Chiến là một người
cương trực, thẳng thắn nhưng cũng rất sâu sát. Vào Bibica từ khi mới tốt nghiệp
đại học, ông đã không ngừng học hỏi, phấn đấu để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
Những cố gắng, kiên trì của ông đã được lãnh đạo công ty đánh giá cao và đề bạt


lên cấp quản lý rồi trở thành lãnh đạo chủ chốt của công ty. Ông có phương châm
kinh doanh rất hay, đó chính là: công khai – minh bạch – mang đến chất lượng tốt
nhất cho người tiêu dùng và lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư. Khai thác và sử dụng
tài nguyên của đất nước, của xã hội thì mình phải có trách nhiệm bù đắp lại bằng
những hoạt động có ý nghĩa. Ông quan niệm: “cái gì người khác làm được thì
mình làm được, ai cũng có khả năng, quan trọng là sử dụng khả năng đó cho
đúng”. Nhiều năm kinh nghiệm điều hành và quản trị doanh nghiệp với tầm nhìn
chiến lược, luôn nhạy bén nắm bắt cơ hội, phân tích rủi ro và đưa ra những quyết
định quan trọng để đạt mục tiêu công ty, ông đã dẫn dắt Bibica vượt qua môi
trường kinh doanh đầy thách thức để trở thành một trong những công ty hàng đầu
về bánh kẹo tại Việt Nam cũng như vững tin vượt khó giữ vững thương hiệu Bibica
của người Việt trước tham vọng của đối tác và ngày càng phát triển hơn để đạt
được mục tiêu cao nhất là trở thành thương hiệu bánh kẹo dẫn đầu thị trường.
1.1.2. Nhân viên
Mục tiêu của Công ty là hướng đến việc xây dựng BIBICA trở thành một
thương hiệu toàn cầu với đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt huyết và đầy năng lực.
Vì vậy chính sách tuyển dụng Công ty luôn hướng đến việc đa dạng hóa nguồn

ứng viên, từ các bạn sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, các ứng viên có kỹ
năng thích hợp, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu
công việc được giao.
Bằng chính chiến lược quản trị nhân sự hợp lý, chính sách đãi ngộ tốt, cạnh
tranh và hấp dẫn, công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhân tài có tầm nhìn, có
nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Tất cả nhân viên đều tư duy tốt trong công việc,
chủ động kiểm soát công việc và quản lý chính mình, biết tự thể hiện mình, dám
nghĩ, dám làm và không được thụ động chờ cấp trên giao công việc. Tất cả nhân
viên đều lập bảng báo cáo công việc hằng ngày. Báo cáo này không phải để cho
lãnh đạo đọc, mà cho chính bản thân người nhân viên đó để họ có thể hệ thống và
kiểm soát công việc của mình. Nhờ áp dụng những nguyên tắc quản lý này mà tinh
thần trách nhiệm công việc của nhân viên công ty rất cao và mọi công việc của
công ty thực hiện tốt.


Đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bibica đã áp
dụng đa dạng các chương trình đào tạo như: hội nhập, nâng cao nghiệp vụ, tay
nghề, hướng dẫn tiếp thu công nghệ mới… Chú trọng huấn luyện đào tạo qua công
việc: cấp trên đào tạo cấp dưới, chuyên môn cấp cao/ thợ bậc cao đào tạo cấp thấp
hơn. Luân chuyển nguồn nhân lực để đào tạo qua công việc thực tế.
Bên cạnh đó, quy chế đề bạt, khen thưởng, đãi ngộ rất rõ ràng và tương xứng
với thái độ và năng lực của mỗi cá nhân, đảm bảo thu nhập của CBCNV cạnh tranh
và tương xứng với các đơn vị cùng ngành nghề. Những tập thể, cá nhân đạt thành
tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai và
công bằng. Chế độ khen thưởng định kỳ giữa năm và cuối năm tùy theo kết quả
hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, tất cả lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm,
đài thọ ăn trưa, nhà ở,xe đưa rước,khám sức khỏe định kỳ… Ưu đãi mua cổ phiếu
theo kỳ hạn. Chính vì thế mà đội ngũ lao động rất trung thành và nổ lực hết mình
vì công ty.
Thương hiệu

Thương hiệu của sản phẩm Đạm Phú Mỹ đã có uy tín trên thị trường, đã được hầu

1.2.

hết người nông dân biết đến và tin dùng. Thương hiệu PVFCCo Central của Công ty
mặc dù chưa được 16 nhiều người tiêu dùng biết đến nhưng Công ty cũng đã nổ lực
để gắn thương hiệu sản phẩm vào thương hiệu Công ty.


1.3.

Tài chính

Các thông số tài chính

2011

2012

2013

ROA

5,90%

4,47%

5,68%

ROE


8,13%

3,37%

7,52%

EPS

3.007

1.679

2.920

Doanh thu thuần bán hàng

1.000.308.393

929.653.195

1.052.962.619

Doanh thu tài chính

14.809.153

6.343.211

3.236.497


Lợi nhuận sau thuế

46.369.366

25.885.584

44.880.175

Vốn đầu tư chủ sở hữu

154.207.820

154.207.820

154.207.820

Vốn chủ sở hữu

574.307.296

579.052.542

594.881.031

Tổng tài sản

786.198.058

768.377.979


808.294.033

Vòng quay hàng tồn kho

5,96

5,51

6,95

Vòng quay tổng tài sản

1,29

1,20

1,34

Vòng quay vốn chủ sở hữu

1,79

1,61

1,79

Bảng 1 Thông số tài chính

Sau khi lợi nhuận ròng sụt giảm mạnh trong năm 2012, Bibica đã công bố kết

quả lợi nhuận năm 2013 với mức tăng trưởng vượt kỳ vọng. Qua số liệu thống kê,
năm 2013, doanh thu thuần từ bán hàng tăng so với năm 2012 và cao nhất trong 3


năm gần đây (2011-2013), kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo. Dù doanh thu tăng
không nhiều nhưng lợi nhuận ròng năm 2013 của Bibica đã tăng gần gấp đôi. Vào
năm 2012, khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chiến lược sản phẩm giá thấp đã bộc
lộ nhiều sơ hở và ngay từ đầu năm 2013, Bibica đã chuyển hướng đi. Đó là cạnh
tranh bằng cách gia tăng các sản phẩm cao cấp nhưng giá thì thấp hơn sản phẩm
ngoại. Các sản phẩm chủ lực đều được Bibica gia tăng tỉ trọng hàng cao cấp lên hơn
50% so với nhóm hàng trung cấp và giá thấp. 2 dòng sản phẩm chủ lực được gia tăng
hàng cao cấp trong năm qua là bánh quy và bánh bông lan chiếm đến gần 45% tổng
doanh thu: bánh Hura Deli đã đóng góp mức tăng trưởng khoảng 20% trong tổng tăng
trưởng lợi nhuận, bánh Cookies Goody đạt mức tăng trưởng 300% so với cùng kỳ
năm ngoái, đóng góp khoảng 10% tăng trưởng lợi nhuận của Bibica 2013.
Qua bảng phân tích ta cũng thấy, Bibica là công ty có hiệu suất sử dụng tài sản
khá tốt, đặc biệt là hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. Khả năng thanh toán của
Bibica tương đối tránh được áp lực trả nợ cũng như khả năng huy động vốn một cách
dễ dàng.
1.4. Tài sản
- Tại văn phòng công ty: Lê Thị Hoa – Trưởng phòng Kinh doanh.
- Tại Nhà máy phân bón: Nguyễn Thị Lệ Thủy – Giám đốc.
- Chi nhánh Vật tư nông nghiệp tại Thành phố HCM: Võ Thị Thanh Lương- nhân viên
bán hàng.
- Xí nghiệp Nông sản Long Khánh: Phạm Danh Vọng – Giám đốc.
- Trạm Vật tư nông nghiệp Tân Phú: Nguyễn Hữu Có – Trưởng trạm
Trạm Vật tư nông nghiệp Vĩnh Cửu: Hồ Sỹ Trung – Trưởng trạm
- Trạm Vật tư nông nghiệp Xuân Hiệp: Cao Văn Minh – Trưởng trạm
- Trạm Vật tư nông nghiệp Cẩm Mỹ: Phạm Thanh Đồng – Trưởng trạm



- Trạm Vật tư nông nghiệp Lâm San: Nguyễn Văn Ngà – Trưởng

1.5. Công nghệ
1.6. Marketing
1.6.1. Sản phẩm (Product)
1.6.2. Kênh

phân phối (Place)

1.6.3. Chiêu thị (Promotion)

Hoạt động nghiên cứu

thị trường để thăm dò ý kiến cũng như độ hài lòng

của người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm. Thu thập thông tin và lợi ích


mong muốn của khách hàng để cải tiến hoàn thiện sản phẩm.
Bibica đã tiến hành nghiên cứu định vị sản phẩm đối với từng phân khúc
khách hàng để đưa ra những chiến lược phù hợp và phát triển hệ thống bán
hàng thích hợp. Bibica đang tạo ra nhóm sản phẩm dinh dưỡng cho những
người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, máu nhiễm mỡ... Các loại
sản phẩm đó đã có mặt rộng khắp, quen thuộc trên cả nước. Năm 2013,
Bibica đã mở những cửa hàng riêng cho nhóm hàng dinh dưỡng ở TP.HCM,



Hà Nội trong năm 2013 và mở rộng ra 6 thành phố lớn khác.

Quảng cáo trên Internet: quảng cáo trực tiếp trên website của công ty và các



website liên kết như youtube.com,…
Quảng cáo truyền hình: các chương trình quảng cáo trên các đài VTV, HTV
và các đài địa phương cho các nhãn hiệu mới theo các chiến dịch tung sản




phẩm.
Quảng cáo báo chí.
Quảng cáo tiếp thị tại các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội
chợ về an toàn thực phẩm, thực phẩm vì chất lượng cuộc sống,... nhằm



quảng bá mạnh cho thương hiệu Bibica.
Tài trợ gameshow: công ty tài trợ chương trình “Việt Nam quê hương tôi”,



“Vượt lên chính mình”, “Trái tim nhân ái”,...
Các chương trình tiếp thị trực tiếp: chào hàng trực tiếp, nếm thử sản phẩm
mới.


×