Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.61 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------***-------------

NGUYỄN QUANG VĨNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------***-------------

NGUYỄN QUANG VĨNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN LÂM THÀNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS Nguyễn Lâm Thành. Các số liệu được dựa trên nguồn tin


cây và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Quang Vĩnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn
Lâm Thành, PGS.TS.Đỗ Thị Hải Hà; đã nhiệt tình giành nhiều thời gian và trí
lực, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn.
Ban Giám hiệu và Viện Sau đại học, Khoa Khoa học quản lý Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập và bảo vệ luận văn.
Các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo, các phòng và tập thể cán bộ, nhân
viên Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên và các đợn vị liên quan của Tỉnh
Lào Cai, Huyện Sa Pa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thu thập số liệu, nắm bắt tình hình thực tế tại đơn vị.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể lớp Cao học: K24 QLKT&CS,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Kính mong Quý Thầy cô giáo, các chuyên gia, các nhà
khoa học, đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ,
đóng góp để Luận văn được hoàn thiện hơn!

Tác giả


Nguyễn Quang Vĩnh

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL:
CHBT&PTSV:
ĐDSH:
DLST:
DTSQ:
GDMT :
GDMT&DVMT:
GDP:
HCM :
HĐND:
HLS:
KTXH:
MTR:
QL:
UBND:
UNESCO:
VQG:

Ban quản lý
Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật

Đa dạng sinh học
Du lịch sinh thái
Dự trữ sinh quyển
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường
Thu nhập quốc dân
Hồ Chí Minh
Hội đồng Nhân dân
Hoàng Liên Sơn
Kinh tế xã hội
Môi trường rừng
Quản lý
Ủy ban Nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Vườn Quốc gia


DANH MỤC CÁC BIỂU


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------***-------------

NGUYỄN QUANG VĨNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH


Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN LÂM THÀNH


HÀ NỘI - 2017


i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan
trọng của Việt Nam được thành lập ngày 12/7/2002 theo Quyết định số
90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vườn được Quỹ môi trường toàn
cầu được xếp vào loại A, cấp cao nhất về giá trị đa dạng sinh học của thế giới.
Năm 2003, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học Vườn
Quốc gia Hoàng Liên có rất nhiều tiề
m năng để phát triển DLST. Ngay từ khi mới thành lập Vườn Quốc gia
Hoàng Liên đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch, đặc biệt là trong giai
đoạn 2012-2016 du lịch trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã phát triển mạnh
mẽ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách, doanh thu hàng trăm tỷ đồng tạo
công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động; góp phần đưa Sa Pa trở thành khu
du lịch quốc gia.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có sự nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tiềm
năng, lợi thế, những kết quả đã đạt được; những khó khăn tồn tại; các giải
pháp quản lý phát triển DLST Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong những năm
tiếp theo.
Việc nghiên cứu đánh giá công tác Quản lý phát triển du lịch sinh thái,
văn hóa tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong giai đoạn 2012-2016 đề ra các

giải pháp quản lý phát triển DLST đến năm 2020 là nhiệm vụ cần thiết và phù
hợp với chuyên ngành Đào tạo Thạc sĩ QLKT&CS mà Học viên đang theo
học. Vì thế Hoạc viên chọn đề tài luận văn Thạc sĩ: “Quản lý phát triển du
lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về quản lý phát triển du lịch sinh thái của
Ban Quản lý Vườn Quốc gia;
- Phân tích thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban Quản
lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, tìm ra điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong việc quản lý phát triển du lịch sinh
thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển du lịch của Ban Quản
lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đến năm 2020.


ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý phát triển du lịch sinh thái
của Ban Quản lý VQG Hoàng Liên.
- Không gian: các xã vùng lõi, vùng đệm của Vườn Quốc gia Hoàng
Liên và các khu vực liên quan.
- Thời gian nghiên cứu: thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, định hướng và giải pháp đến
2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung lý thuyết
Các nhân tố ảnh hưởng
tới quản lý phát triển
DLST của BQL VQG:
1. Ban QL VQG

2. Bên ngoài khác:
- Các cơ quan quản lý
liên quan;
- Các chính sách liên
quan;
- Doanh nghiệp kinh
doanh du lịch;
- Khách Du lịch.

Quản lý phát
triển DLST của
VQG:
1. Quy hoạch, kế
hoạch, đề án, dự án
2. Quản lý các
hoạt động du lịch
sinh thái
3. Quản lý các dịch
vụ liên quan
4. Công tác giáo
dục môi trường.

Mục tiêu Quản lý
phát triển DLST của
VQG:
1. Khai thác các tiềm
năng lợi thế
2. Bảo vệ tài nguyên
môi trường
3. Tăng nguồn thu cho

ngân sách
4. Giải quyết việc làm
5. Nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường

4.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên,
số liệu thống kê của huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai từ năm 2012-2016…
- Số liệu sơ cấp:
+ Được thu thập từ việc phỏng vấn 150 khách du lịch, 15 cán bộ quản
lý các doanh nghiệp kinh doanh DLST trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên về
chất lượng quản lý phát triển DLST Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
+ Được tham khảo ý kiến của lãnh đạo VQG, lãnh đạo huyện Sa Pa,
các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu thu thập được.
- Dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích kinh tế và thống kê toán để
xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu liên quan đến quá trình đầu tư phát
triển và kết quả hoạt động DLST trong VQG Hoàng Liên.


iii
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Vườn
Quốc gia Hoàng Liên quản lý phát triển du lịch sinh thái, văn hóa.
- Đề tài có thể dung làm tài liệu tham khảo trong quá trình quản lý phát
triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 9 mục, 68 trang.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI CỦA BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA
1.1. Phát triển du lịch sinh thái
- Nêu các khái niệm: (1) du lịch, (2) du lịch sinh thái, (3) phát triển, (4)
phát triển du lịch sinh thái.
- Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái: (1) Khai thác bền vững
các tài nguyên DLST; (2) Có nhiều sản phẩm, loại hình kinh doanh DLST
được khách DL yêu thích; (3) Sự tăng trưởng về số lượt khách; (4) Doanh thu,
thu nhập và đóng góp cho ngân sách; (5) Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho
người lao động gắn với bảo vệ và phát triển rừng.
1.2. Quản lý phát triển du lịch sinh thái của BQL Vườn Quốc gia
- Nêu các khái niệm: (1) Khái niệm rừng đặc dụng, (2) Vườn Quốc gia;
tiêu chí thành lập Vườn Quốc gia, BQL Vườn Quốc gia; (3) Khái niệm quản
lý phát triển DLST của Ban quản lý Vườn Quốc gia.
- Mục tiêu quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban quản lý Vườn
Quốc gia: (1) khai thác các tiềm năng, lợi thế về khí hậu, cảnh quan, ĐDSH;
(2) bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn ĐDSH; (3) tạo nguồn thu cho ngân
sách, để bảo vệ và phát triển rừng; (4) giải quyết việc làm và nâng cao thu
nhập cho cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm của VQG; (5) giáo dục nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH.


iv
- Nội dung quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban quản lý Vườn
Quốc gia: (1) Lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG, lập kế
hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm; (2) Lập đề án phát triển DLST, lập dự án
phát triển DLST; (3) Quản lý các hoạt động DLST; (4) Quản lý, thu hút vốn
đầu tư phát triển DLST; (5) Quản lý công tác giáo dục môi trường.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển du lịch sinh thái của
Ban quản lý Vườn Quốc gia: (1) Các yếu tố thuộc về BQL Vườn Quốc gia

gồm: Tổ chức bộ máy; vai trò của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; đội
ngũ công chức, viên chức, người lao động của VQG; (2) Các yếu tố bên
ngoài: Các cơ quan quản lý nhà nước, các chính sách, các doanh nghiệp và
khách du lịch…
1.3. Kinh nghiệm quản lý phát triển DLST tại một số Vườn Quốc
gia trên thế giới, Việt Nam và bài học cho Vườn quốc gia Hoàng Liên
- Kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch sinh thái tại Khu DTSQ
Budongo Cộng hòa Uganda; Vườn quốc gia Pyrénées Cộng hòa Pháp.
- Kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha
– Kẻ Bàng; Vườn Quốc gia Ba Vì.
- Bài học cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên: (1) Phát triển DLST trong
các VQG phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước và nhân dân; (2) Hạn chế
sự can thiệp của con người vào tự nhiên; (3) Việc tuyền truyền, hướng dẫn cho
khách du lịch và người dân phải được thực hiện rất rõ ràng, tỷ mỷ; (4) Việc
thu gom xử lý rác trong DLST phải do du khách thực hiện; (5) Xây dựng
thương hiệu mạnh, đồng thời quản bá thương hiệu để thu hút khách du lịch;
(6) Phát triển DLST phải gắn với bảo vệ rừng.


v
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA
HOÀNG LIÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Hoàng Liên và Ban quản lý Vườn
quốc gia Hoàng Liên
- Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, xã hội, ĐDSH của VQG Hoàng Liên.
- Giới thiệu về chức năng nhiệm vụ của BQL Vườn Quốc gia Hoàng
Liên: (1) Quản lý bảo vệ và phát triển rừng; (2) Nghiên cứu khoa học và hợp tác
quốc tế; (3) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; (4) Phát triển du lịch sinh
thái và giáo dục môi trường.

- Tổ chức bộ máy và biên chế: Ban giám đốc và 6 phòng trung tâm,
Hạt Kiểm lâm với 115 biên chế và 55 lao động hợp đồng.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia
Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016
- Tài nguyên du lịch sinh thái: Có ba nhóm chính là cảnh quan thiên
nhiên; đa dạng sinh học; Bản sắc văn hóa. Ba nhóm tài nguyên này lồng ghép,
gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên những sản phẩm DLST riêng có của VQG
Hoàng Liên.
- Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng
Liên: DLST ở đây hình thành từ thời Pháp thuộc cùng với sự hình thành và
phát triển của du lịch huyện Sa Pa. Trong hai cuộc kháng chiến và chiến tranh
biên giới do điều đời sống kinh tế xã hội khó khăn hoạt động DLST bị gián
đoạn. DLST chỉ bắt đầu phát triển từ khi VQG Hoàng Liên thành Lập tháng
7/2002. Trải qua 15 năm phát triển đến nay DLST trong Vườn có các tuyến,
điểm; loại hình du lịch; hình thức tổ chức chính sau: (1) có 4 tuyến chinh phục
Fansipan bằng đường bộ: Hai tuyến đi xuyên qua rừng thăm các thôn vùng
đệm trong của VQG; (2) có 4 điểm chính; (30 có các điểm nghỉ chân, nghỉ qua
đêm tại các độ cao 2.200 mét, 2.600 mét, 2.800 mét; Bán hàng lưu niệm…
- Các loại hình DLST có các loại hình chính sau: (1) Du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng kết hợp thăm quan ngắm cảnh; (2) Du lịch sinh thái thể thao mạo
hiểm leo núi, đi bộ trong rừng, kết hợp tham quan ngắm cảnh; (3) Du lịch


vi
sinh thái văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp thăm quan ngắm cảnh; (4) Du lịch sinh
thái kết hợp nghiên cứu khoa học, hội thảo ngoài trời.
- Kết quả thu hút khách du lịch: Trong giai đoạn 2012-2016 tổng số
khách du lịch đến tham quan VQG Hoàng Liên là 2.611.100 lượt người
(khách nước ngoài là 507.200 người); số khách đến tham quan VQG tăng rất
nhanh, năm 2012 là 106,000 lượt người, năm 2016 là 1.578.000 lượt người

tăng gần 14 lần.
- Kết quả thu phí tham quan, thu khác của Vườn Quốc gia; doanh thu của
các doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 đạt gần 881 tỷ tăng rất nhanh. Năm 2012
đạt trên 39 tỷ đồng, năm 2016 đạt trên 641,5 tỷ đồng tăng trên 16 lần.
- Kết quả giải quyết việc làm cho người lao động: năm 2012 là 254
người năm 2016 là 1.134 người tăng 346%.
2.3. Thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc
gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016
- Về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý du lịch sinh thái: Chịu trách
nhiệm công tác quản lý phát triển DLST trong VQG Hoàng Liên là Trung tâm
GDMT&DVMT có sự giám sát, hỗ trợ của Hạt Kiểm lâm Hoàng liên.
- Quản lý, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái: có 7 dự án đầu
tư phát triển DLST, tổng số vốn đầu tư 2.745,86 tỷ đồng. Trong đó riêng Công ty
Cổ phần Dịch vụ du lịch Cáp treo Fansipan Sa Pa: đầu tư 2.638 tỷ đồng.
- Quản lý công tác giáo dục môi trường: đã bước đầu được quan tâm
đầu tư triển khai trên tất cả các lĩnh vực: giáo dục thông qua các lớp học, các
dụng cụ trực quan, hệ thống bảng biển, tờ rơi, tờ gấp, các tuyến diễn giải môi
trường, các cuộc thi sáng tác thơ, bài hát, thi tìm hiều về VQG...
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016
Điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của điểm yếu được đánh giá trên 5
nhóm thực trạng: (1) Về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý phát triển Du lịch
sinh thái; (2) Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch; (3) Quản lý các
hoạt động DLST; (4) Quản lý, thu hút vốn đầu tư phát triển DLST; (5) Quản
lý công tác giáo dục môi trường.


vii
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI CỦA BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA

HOÀNG LIÊN ĐẾN NĂM 2020
3.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn thách thức; mục tiêu,
phương hướng quản lý phát triển DLST của Ban quản lý Vườn Quốc gia
Hoàng Liên đến năm 2020
- Những thuận lợi: (1) Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 cuả
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. (2) Quyết định số 1845/QĐ-TTg
ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030. (3) Thủ tướng
Chính phủ đồng ý xây dựng Sa Pa thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Ban thường vụ tỉnh ủy có nghị quyết số 11/NQ-BTV về Phát triển Sa
Pa trong đó nêu rõ: (1) Trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Sa Pa là Khu
du lịch Quốc gia trong tháng 12/2017; (2) Trình bộ Xây dựng công nhận Sa
Pa là đô thị loại III trong năm 2018; (3) Nâng cấp huyện Sa Pa lên thành thị
xã vào năm 2020…; (4) đường nối cao tốc Lào Cai – Sa Pa quy mô 4 làn xe,
Sân bay Lào Cai cấp 4C dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019…
- Những khó khăn thách thức: (1) Biến đổi khí hậu; (2) việc tiếp tục
đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện trong VQG; (3) sự biến động của
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, trật tư trong nước và quốc tế; (4)
trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, phát triển DLST;
(5) trình độ dân trí thấp, vẫn còn một số tập tục lạc hậu, người dân chưa sẵn
sàng tham gia kinh doanh DLST...
- Mục tiêu, phương hướng: Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vườn
Quốc gia khóa III nhiệm kỳ 2015-2020
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển du lịch sinh thái
của Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đến năm 2020
- Giải pháp về công tác quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch phát triển
bền vững VQG Hoàng Liên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó
bổ sung các tuyến, điểm du lịch mới, các sản phẩm du lịch mạo hiểm.
- Giải pháp về xây dựng thương hiệu: (1) Lập hồ sơ đề cử VQG Hoàng



viii
Liên và các khu vực phụ cận là khu DTSQ thế giới: Việc đề cử vùng này
thành khu DTSQ là để cả thế giới biết đến giá trị về cảnh quan thiên nhiên,
khí hậu, đa dạng sinh học, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số... Danh
hiệu khu DTSQ sẽ là thương hiệu cho DLST của VQG Hoàng Liên. (2) Trình
Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt để quản lý, bảo vệ và tôn vinh
giá trị danh lam thắng cảnh và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số sống
trong VQG. Đồng thời làm cơ sở đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới trong giai đoạn tiếp theo. (3) Quảng bá tiềm năng du lịch sinh
thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây
dựng, biên soạn, sản xuất các ấn phẩm; xây dựng hệ thống bảng biển du lịch kết
hợp giáo dục bảo vệ môi trường; tổ chức, tham gia các sự kiện: Tổ chức Hội
nghị xúc tiến du lịch sinh thái; tổ chức các cuộc thi thể thao, leo núi, thiết kế,
sáng tác; tham gia các sự kiện chuyên ngành như Năm du lịch, Festival...
- Giải pháp về tổ chức bộ máy: (1) Làm rõ chức năng quản lý Nhà nước
về DLST của Hạt kiểm lâm VQG và Sở Văn hóa Thể thao Du Lịch; (2)
chuyển bộ phận kinh doanh DLST thuộc trung tâm GDMT&DVMT thành
doanh nghiệp để tạo bình đẳng với các doanh nghiệp khác; (3) chuyển việc
quản lý viên chức theo biên chế sang chế độ hợp đồng lao động.
- Giải pháp về bảo vệ môi trường DLST: Đảm bảo vệ sinh môi trường tại
các tuyến, điểm du lịch sinh thái; tăng cường công tác bảo vệ và phát triển
rừng; giải quyết dứt điểm tình trạng chèo kéo, đeo bám bán hàng rong…
- Giải pháp về huy động các nguồn lực: (1) Khai thác và sử dụng có
hiệu quả, bền vững nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; (2) thu hút các doanh
nghiệp lớn đầu tư phát triển DLST; (3) Tổ chức đào tạo và sử dụng lao động
người địa phương.
- Giải pháp về kiểm tra, giám sát; khen thưởng, kỷ luật, tổng kết rút
kinh nghiệm.

Tóm lại những kết quả chính của đề tài là:
1. Đã hệ thống hóa các khái niệm về Du lịch, DLST, phát triển, quản lý


ix
phát triển, VQG, Ban quản lý VQG. Xác định được các tiêu chí đánh giá sự
phát triển của DLST, mục tiêu quản lý, nội dung quản lý và các yếu tố ảnh
hưởng tới quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban quản lý Vườn Quốc gia.
2. Đã làm rõ được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các tài nguyên du
lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch sinh thái của VQG Hoàng Liên…
Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế của VQG
Hoàng Liên; Trung tâm GDMT&DVMT Hoàng Liên; các bộ phận tham gia
quản lý phát triển DLST của Vườn.
Thống kê, đánh giá được kết quả phát triển DLST của Vườn trong giai
đoạn 2012-2016 trên các mặt: Thu hút các doanh nghiệp tham gia kinh doanh; thu
hút vốn đầu tư; thu hút khách du lịch; thu phí tham quan; giải quyết việc làm.
Phân tích, đánh giá kết quả quản lý DLST của Vườn trên các mặt: Tổ
chức bộ máy, lập và quản lý quy hoạch; lập và tổ chức triển khai thực hiện đề án
phát triển DLST; quản lý các tour, tuyến, điểm, khách du lịch, cho thuê môi
trường rừng; thu hút vốn đầu tư; quảng bá xúc, tiến du lịch; giáo dục môi trường.
3. Từ việc đánh giá các tiềm năng, lợi thế của VQG Hoàng liên, kinh
nghiệm phát triển DLST của một số VQG; đánh giá kết quả quản lý phát triển
DLST trong giai đoạn 2012-2016 đề tài đã dự báo những yếu tố thuận lợi, khó
khăn, đề ra mục tiêu, phương hướng quản lý phát triển DLST đến năm 2020
đảm bảo khai thác bền vững các giá trị cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, đa
dạng sinh học của VQG. Đồng thời đề ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện tốt
công tác quản lý, phát triển DLST đến năm 2020.
Quản lý phát triển DLST trong VQG là vấn đề mới và khó đòi hỏi các
nhà khoa học, các cán bộ hoạt động thực tiễn, các cơ quan quản lý nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm… Kết quả nghiên cứu của

Luận văn chỉ là một phần rất nhỏ của vấn đề. Do trình độ và thời gian nghiên
cứu có hạn, nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học
trong Hội đồng khoa học./.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------***-------------

NGUYỄN QUANG VĨNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN LÂM THÀNH

HÀ NỘI - 2017


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan
trọng của Việt Nam được thành lập ngày 12/7/2002 theo Quyết định số
90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vườn được Quỹ môi trường toàn

cầu được xếp vào loại A, cấp cao nhất về giá trị đa dạng sinh học của thế giới.
Năm 2003, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Tổng diện tích của VQG Hoàng Liên là 67.233 ha trong đó vùng lõi là
28.509 ha, vùng đệm là 38.724 ha, bao gồm 65 thôn bản thuộc các xã, thị trấn
của 3 huyện Sa Pa, Tam đường, Tân uyên; trong đó có 5 thôn nằm giữa vườn
là Tả trung Hồ, Séo Trung Hồ, Ma Quái Hồ, Dền Thàng, Séo Mý tỷ. Trong
khu vực có 7 dân tộc sinh sống là người dao, mông, tày, dáy, thái, kinh, Sa
phó trong đó người mông và người Dao chiếm đa số.
VQG Hoàng Liên có 04 kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới
núi thấp; Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm ôn đới núi vừa và Kiểu rừng ôn đới
núi cao, lạnh. với hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng trong đó có nhiều
loài quý hiếm và nhiều sinh cảnh đặc hữu.
Về thực vật: Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.847 loài thực vật có
mạch, thuộc 1.046 chi của 229 họ, trong 6 ngành thực vật. Trong đó có 66 loài
trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng; Số
lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại
Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng
quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam.
Có 754 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu
quý hiếm như tam thất, Trúc triết nhân sâm, hoàng liên chân chim, hoàng liên
gai, hoàng liên ơ rô, Sa nhân, thảo quả... Có rất nhiều loài hoa đẹp trong VQG
HL trong đó nổi bật là hoa Lan và đỗ quyên: Hoa lan có trên 100 loài, đỗ


2
quyên có 30 loài phân bố trên độ cao từ 1.500-3.143m.
Về động vật: Vườn quốc gia Hoàng Liên có 74 loài thú thuộc 26 họ
nằm trong 8 bộ, 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; Bên cạnh những loài
quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen..., là những loài có

nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc
má...; Chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm như đại bàng đốm
to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng...; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với
61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam,
trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.
Về giá trị văn hóa và du lịch: VQG Hoàng Liên Nằm ở trên day
Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai và Lai châu chiều dài trên 30 km đồi núi
trùng trùng, điệp điệp có độ cao từ 1.000-3.143m trong đó có đỉnh Fansipan
cao nhất Đông Dương (3.143m); độ dốc từ 30-80% có nhiều vách đá dựng
đứng tạo cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên có vẻ đẹp hùng vĩ, hoành tráng.
Có nhiều danh lam thăng cảnh nổi tiếng như: Đỉnh Fansipan, quần thể Đỗ
quyên, Vân sam Fansipan, Suối Vàng – Thác Tình Yêu, Đèo Ô Quý Hồ, Thác
Bạc, Cầu mây, thác Cát Cát, Ruộng bậc thang, Bãi đá cổ, suối mường hoa... từ
lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Việt Nam và thế giới.
7 dân tộc thiểu số sống trong vùng đệm của VQG HL mỗi dân tộc đều
có phong tục, tập quán riêng và các ngày lễ hội truyền thống như hội “Gầu
tao” của người Mông, “Lễ tết nhảy”, “cấp sắc” của người Dao; lễ hội “Xuống
đồng” của người Dáy; múa “Mừng được mùa” của người Xã Phó; lễ hội “Hát
then” của người Tày...
Với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và bản sắc
văn hóa của các dân tộc sống trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên nơi đây có rất
nhiều tiềm năng để phát triển Du lịch văn hóa, DLST. Ngay từ khi mới thành
lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch,
đặc biệt là trong giai đoạn 2012-2016 du lịch trong Vườn Quốc gia Hoàng
Liên đã phát triển mạnh mẽ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách, doanh thu


3
hàng trăm tỷ đồng tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động; góp phần
đưa Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia, đưa ngành du lịch thành ngành kinh

tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có sự nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tiềm
năng, lợi thế, những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn tồn tại
trong quá trình quản lý phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tại Vườn
Quốc gia Hoàng Liên để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp thúc đẩy du
lịch phát triển đúng hướng gắn với bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn Đa dạng
sinh học, bảo tồn văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số.
Việc nghiên cứu đánh giá công tác Quản lý phát triển du lịch sinh thái,
văn hóa tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong giai đoạn 2012-2016 đề ra các
giải pháp phát triển đến năm 2020 là nhiệm vụ cấp thiết nó phù hợp với công
việc chuyên môn Học viên đang đảm nhận và phù hợp với chuyên ngành Đào
tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế và Chính sách mà Học viên đang theo học. Vì thế
Tôi chon đề tài luận văn Thạc sĩ: “Quản lý phát triển du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia Hoàng Liên”
5. Tổng quan nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
- Đề tài cấp Nhà nước (2013-2016): “Khai thác và phát triển nguồn gen
Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô
rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc)” do thạc sĩ
Nguyễn Quang Vĩnh làm chủ nhiệm. Nội dung của đề tài gắn việc bảo tồn
nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và
Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) tại VQG Hoàng Liên với khai thác,
phát triển thành hàng hóa làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
- Đề tài cấp tỉnh (2011): “Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà
nước về Du lịch ở tỉnh Lào Cai”, do TS Lê Đức Luận Chủ tịch UBND huyện
Sa Pa làm chủ nhiệm. Nội dung đề tài tập trung làm rõ những tồn tại, yếu kém
trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-


4

2010, đồng thời đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà
nước về du lịch giai đoạn 2011-2015.
- Luận án Tiến sĩ nông nghiệp (2014): “Nghiên cứu sự thay đổi một số
nhân tố sinh thái chủ đạo theo đai độ cao ở khu vực Hoàng Liên Sơn, tỉnh
Lào Cai làm cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch bền
vững” của nghiên cứu sinh Trương Ngọc Kiểm. Nội dung của luận án nghiên
cứu sự thay đổi của khu hệ động, thực vật trên dãy Hoàng Liên Sơn (chủ yếu
là khu vực VQG Hoàng Liên) theo các đai khí hậu và độ cao khác nhau; đồng
thời đề xuất hướng bảo tồn gắn với phát triển DLST.
- Luận văn thạc sĩ XDĐ&CQNN (2012): “Huyện ủy Sa Pa tỉnh Lào
Cai lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay” của học viên
Nguyễn Quang Vĩnh. Nội dung của Luận văn nghiên cứu vai trò của Huyện
Ủy Sa Pa trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006-2010, làm
rõ những ưu điểm, khuyết điểm, yếu kém; đề ra giải pháp lãnh đạo phát triển
kinh tế du lịch của Huyện ủy Sa Pa trong giai đoạn 2011-2015.
- Luận văn thạc sĩ lâm học (2013): “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái Vườn Quốc gia
Hoàng Liên – Sa Pa – Lào Cai” của học viên Nguyễn Trọng Bắc. Nội dung
của luận văn nghiên cứu sự tác động của DLST đến thảm thực vật và môi
trường của VQG Hoàng Liên đồng thời đề ra giải pháp để hạn chế tác động
tiêu cực của DLST đến môi trường, đa dạng sinh học của VQG Hoàng Liên.
Quản lý phát triển du lịch sinh thái là lĩnh vực tương đối mới vì vậy có rất
ít nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm tìm
ra hướng phát triển bền vững cho quản lý phát triển Du lịch sinh thái, văn hóa
trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Theo tìm hiểu của bản thân đến nay chỉ có
một số đề tài, luận văn về Vườn Quốc gia Hoàng Liên nhưng chưa có công trình
nghiên cứu nào về Du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
6. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về quản lý phát triển du lịch sinh thái của
Ban Quản lý Vườn Quốc gia



5
- Phân tích thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái của Ban Quản
lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, tìm ra điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong việc quản lý phát triển du lịch sinh
thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển du lịch của Ban Quản
lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đến năm 2020.
7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý phát triển du lịch sinh thái
của Ban Quản lý VQG Hoàng Liên.
- Không gian: các xã vùng lõi, vùng đệm của Vườn Quốc gia Hoàng
Liên và các khu vực liên quan.
- Thời gian nghiên cứu: thực trạng quản lý phát triển du lịch sinh thái
tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2012-2016, định hướng và giải pháp
đến 2020.
8. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết
Các nhân tố ảnh
hưởng tới quản lý
phát triển DLST của
BQL VQG:
1. Ban QL VQG
2. Bên ngoài khác:

Quản lý phát
triển DLST của
VQG:
1. Quy hoạch, kế

hoạch, đề án, dự án

- Các cơ quan quản lý
liên quan;

2. Quản lý các
hoạt động du lịch
sinh thái

- Các chính sách liên
quan;

3. Quản lý các dịch
vụ liên quan

- Doanh nghiệp kinh
doanh du lịch;

4. Công tác giáo
dục môi trường.

- Khách Du lịch.

Mục tiêu Quản lý
phát triển DLST của
VQG:
1. Khai thác các tiềm
năng lợi thế
2. Bảo vệ tài nguyên
môi trường

3. Tăng nguồn thu
cho ngân sách
4. Giải quyết việc làm
5. Tạo nguồn thu để
bảo vệ tài nguyên, đa
dạng sinh học

5.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên,
Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường Vườn Quốc gia Hoàng
Liên, số liệu thống kê của huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai từ năm 2012-2016…
- Số liệu sơ cấp:


6
+ Được thu thập từ việc phỏng vấn 150 khách du lịch trong thời gian
tháng 6-7 năm 2017, 15 cán bộ quản lý các doanh nghiệp kinh doanh DLST
trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên về chất lượng quản lý phát triển DLST
Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
+ Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo: Trong quá trình làm luận
văn, sẽ thu thập ý kiến của lãnh đạo VQG, các nhà quản lý có liên quan đến
DLST và công tác quản lý, bảo vệ Vườn Quốc gia Hoàng Liên, các chuyên
gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận
một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi và
có sức thuyết phục cao, làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp quản lý phát
triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên đến năm 2020.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp: Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa
tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư
cơ sở vật chất, phát triển các dịch vụ bổ trợ, kết quả hoạt động du lịch.

- Phương pháp phân tích: Dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích
kinh tế và thống kê toán để xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu liên quan
đến quá trình đầu tư phát triển và kết quả hoạt động du lịch trong thời gian qua.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Vườn
Quốc gia Hoàng Liên quản lý phát triển du lịch sinh thái, văn hóa.
- Đề tài có thể dung làm tài liệu tham khảo trong quá trình quản lý phát
triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 9 tiết, 68 trang.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA


×