Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI GIẢNG về bôi TRƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.84 KB, 10 trang )

BÀI GIẢNG VỀ BÔI TRƠN
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ MA SÁT VÀ MÀI MÒN
I- MA SÁT
1/ Khái quát chung về ma sát:
a) Ma sát là kết quả của một tổng hợp các dạng tương tác với nhau, nó xuất hiện
khi có sự tiếp xúc và dịch chuyển tương đối của các vật thể, các bề mặt với nhau.
b) Đặc trưng cơ bản của ma sát là lực ma sát tức là lực cản trở lại sự dịch chuyển
tương đối giữa hai bề mặt. Lực ma sát lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hệ số ma sát vào lực
đè lên vuông góc với bề mặt trượt tức là vuông góc với phương trượt.
Đối với chuyển động thẳng:
Fms = Fn . ƒ
Trong đó: Fms là lực ma sát cản trở lại sự trượt tương đối giữa hai vật hoặc hai bề mặt
ngược chiều với chiều mà hai vật có xu hướng trượt trên nhau.
Fn là lực tác dụng vuông góc với bề mặt trượt .
ƒ là hệ số ma sát trượt.
Đối với chuyển động quay:
Mms = Fm . r
Trong đó: Mms là mô men ma sát
Fm là mô men lực gây cho vật quay .
r là bán kính quay của gông trục mà vật quay quanh nó.
c) Hệ số ma sát: Là một hàng số được xác định từ thực nghiệm nó phụ thuộc và
một vật liệu, độ nhám bề mặt . . . Người ta đã lập thành bảng cho các vật liệu khác nhau
và độ nhám bề mặt khác nhau.
2/ Phân loại ma sát:
Có nhiều cách phân loại ma sát.
a) Phân loại theo điều kiện động lực học chuyển động có hai loại: Ma sát tĩnh và ma sát
động
b) Phân loại theo động học chuyển động có hai loại: ma sát trượt và ma sát lăn.
c) Phân loại theo tính bôi trơn có 4 loại: ma sát ướt, ma sát nửa ướt, ma sát khô, ma sát
nửa khô.
* Ma sát ướt là trường hợp hai bề mặt trượt trên nhau được ngăn cách hoàn toàn bởi một


lớp chất lỏng (nước, dầu. . . )
* Ma sát nửa ướt là giữa hai bề mặt trượt trên nhau phần lớn được ngăn cách bởi lớp
chất lỏng còn phần nhỏ vẫn trực tiếp tiếp xúc với nhau.
* Ma sát nửa khô: giữa bề mặt có phần nhỏ được ngăn cách bởi lớp chất lỏng, còn phần
lớn diện tích tiếp xúc với nhau.
* Ma sát khô hai bề mặt hoàn toàn tiếp xúc nhau không có lớp chất lỏng ngăn cách.
3/ Tác hại của ma sát
Khi hai bề mặt tiếp xúc và trượt tương đối với nhau sẽ phát sinh lực ma sát. Lực
ma sát gây ra các tác hại sau:
+ Cản trở di chuyển của các chi tiết dẫn đến giảm hiệu suất truyền động.
+ Mài mòn các bề mặt dẫn đến giảm tuổi thọ của các chi tiết máy.
+ Sinh nhiệt ở các vị trí tiếp xúc làm các chi tiết nóng lên gây cong vênh hoặc
cháy bề mặt.

1


Ngoài tác hại của ma sát trong một số trường hợp Ma sát cũng có lợi VD: Ta để
một vật trên mặt phẳng nghiêng nhờ lực ma sát mà vật không bị trượt xuống phía dưới.
4/ Các hệ số ma sát:
* Ma sát khô:
Gang – Gang = 0,15;
Gang - Đồng = 0,15 ÷ 0,20.
Thép - Thép = 0,15
Thép - Đồng = 0,15.
Thép - Babit = 0,25 ÷ 0,28. (*)
Thép - Nhôm = 0,20.
* Hệ số ma sát tĩnh và động.
Hệ số ma sát tĩnh ƒ0
Hệ số ma sát động ƒ

Cặp vật liệu
Mặt ma sát
Khô
Có bôi trơn
Khô
Có bôi trơn
Kim loại - kim loại
0.15 ÷ 0.3 0.13 ÷ 0.15
0.15 ÷
0.05÷ 0.20
0.20
Kim loại - gỗ
0.6 ÷ 0.05
0.12
0.40
0.10 ÷
0.20
Gỗ - gỗ
0.50
0.10
0.20 ÷
0.07 ÷
0.15
0.50
Da - kim loại
0.40
0.15
0.60
0.15
Da - gỗ

0.50
0.30 ÷
0.50
Dây gai - gỗ
0.80
0.50
II - MÒN CHI TIẾT MÁY
Có nhiều loại hao mòn chi tiết máy, trong ngành cơ khí ta chỉ quan tâm đến mòn
do ma sát làm thay đổi kích thước của chi tiết máy.
1. Mài mòn tự nhiên:
Là sự mài mòn do tác động của ma sát, của nhiệt, của tải trọng xuất hiện trong điều
kiện làm việc bình thường. Nó có đặc điểm là độ mài mòn tăng dần, sau một thời gian
sử dụng chi tiết bị mài mòn nhiều dẫn đến hư hỏng.
Quá trình mài mòn tự nhiên có thể phân thành 3 giai đoạn: Mòn chạy rà, mòn cố
định, mòn khốc liệt như đồ thi sau đây
Độ mòn
B

C

A
O
* OA: Mòn chạy rà: Giai đoạn này ngắn nhưng tốc độ mòn nhanh, khi đến điểm A thì
tốc độ mòn giảm dần và khá ổn định cho đến điểm B.
* AB: Mòn ổn định, thời gian này khá dài, đó chính là thời gian sử dụng của máy hoặc
chi tiết máy. Tốc độ mòn rất đều đặn theo thời gian.

2



* BC: Giai đoạn mòn khốc liệt: Đây là giai đoạn mòn phá hỏng chi tiết máy, thời gian
diễn ra rất ngắn, vì vậy phải có sự tính toán, kiểm tra, khi đến giai đoạn này phải bảo
dưỡng, thay thế chi tiết máy để tránh gây ra phá hỏng.
2. Mài mòn sự cố:
Là sự mài mòn do chế tạo, do bảo dưỡng không đúng yêu cầu kỹ thuật. Nó có đặc
điểm là tốc độ mài mòn tăng nhanh kèm theo biến dạng dẫn đến phá hỏng chi tiết máy

BÀI 2
DẦU - MỠ BÔI TRƠN
I – VAI TRÒ CỦA BÔI TRƠN
1. Để tăng tuổi thọ của các chi tiết máy, các bộ phận của máy cần phải giảm ma
sát giữa các bề mặt trượt tương đối với nhau, hoặc phải điều khiển được quá trình ma
sát khô thành ma sát nửa ướt hoặc ướt . . . Muốn vậy cần thiết ta phải cho vào giữa hai
bề mặt có sự chuyển động tương đối với nhau một lớp chất lỏng như nước, dầu nhớt.
Quá trình đó gọi là bôi trơn và điều khiển ma sát.
2. Bôi trơn có tác dụng sau:
* Làm giảm lực ma sát do đó tăng hiệu suất làm việc của cơ cấu thiết bị.
* Giảm tốc độ mài mòn của các bề mặt, dẫn đến tăng tuổi thọ của chi tiết máy, của máy,
nhờ vậy hiệu quả kinh tế về sử dụng thiết bị được nâng cao.
* Làm giảm nhiệt vùng ma sát nên tăng tuổi thọ chi tiết máy.
* Bảo vệ bề mặt làm việc của chi tiết máy, chống không ô xy hóa và ăn mòn hóa học tự
nhiên.
II- DẦU MỠ BÔI TRƠN
1. Yêu cầu đối với dầu - mỡ bôi trơn:
* Các cặp ma sát nói chung, các chi tiết máy nói riêng thường làm việc nhiều chế
độ khác nhau, các chế độ làm việc thường gặp là: Tải trọng nhẹ - tốc độ nhanh, tải trọng
nhẹ - tốc độ trung bình hoặc chậm, tải trọng trung bình - tốc độ nhanh, tải trọng trung
bình - tốc độ trung bình hoặc chậm, tải trọng nặng - tốc độ chậm, tải trọng nặng - tốc độ
trung bình. . . Môi trường làm việc có thể là sạch sẽ,nhiệt độ trung bình hoặc môi trường
bụi, có hơi ẩm, hơi hóa chất. Môi trường trong không khí, môi trường trong nước. . .

* Việc lựa chọn đúng chất bôi trơn cho từng trường hợp cụ thể là một vấn đề cần
thiết để phát huy được tác dụng của việc bôi trơn. Các loại dầu - mỡ lựa chọn để bôi
trơn cần phải có một số tính chất cần thiết đáp ứng được các mục đích bôi trơn, cụ thể
là:
- Dầu mỡ phải có tính bôi trơn tốt: Chỉ tiêu này lấy độ nhớt là quan trọng.
- Phải có tính trung hòa với các vật liệu mà nó tiếp xúc, không gây rỉ đối với kim loại,
không gây hư hỏng đối với các chất sơn , nhựa, chất dẻo.
- Phải có tính bám dính tốt vào bề mặt bôi trơn.
- Ít sùi bọt, ít bốc hơi, ít hòa tan nước, ít ô xy hóa, dẫn nhiệt tốt, không gây độc hại,
không gây ô nhiễm.
2. Độ nhớt:
* Độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dầu mỡ bôi trơn. Độ nhớt là
thuộc tính đặc trưng của mỗi chất lỏng. Đối với dầu dùng để bôi trơn thì độ nhớt là chỉ
tiêu căn bản nhất trong việc lựa chọn. Độ nhớt thực chất là lực ma sát bên trong của chất

3


lỏng mà ta thường gọi là nội ma sát. Trong kỹ thuật phân biệt hai loại độ nhớt: Độ nhớt
động lực và độ nhớt động học.
a) Độ nhớt động lực học:
+ Độ nhớt động lực học là lực xuất hiện trên bề mặt của hai lớp phẳng song song với
dòng chảy của chất lỏng có diện tích 1m2 cách nhau 1m và có vận tốc 1m/s
+ Gọi η là độ nhớt động lực học, khi đó lực ma sát giữa các lớp dầu khi trượt trên nhau
sẽ là: Fms = η x S x V x h (Niutơn) (1)
Trong đó:
- S là diện tích bề mặt trượt
(m2) (mét vuông)
- V là vận tốc trượt
(m/s) (mét trên giây)

- h là chiều dầy của lớp dầu
(m) (mét).
Từ (1) ta có: η =
η có thứ nguyên là: Nuitơn nhân với giây
V(m/s)
h
trên mét vuông (N x s/m2)
Đơn vị đo gọi là poadơ (ký hiệu P)
b) Độ nhớt động học:
Độ nhớt động học là tỷ số độ nhớt động lực học và khối lượng riêng của chất
lỏng. Độ nhớt động học thường ký hiệu là .

Ta có:  =

Trong đó: - η: là độ nhớt động lực học,
- P: là khối lượng riêng của chất lỏng (VD: nước có khối lượng riêng
là 1000kg/m3, dầu nhớt có khối lượng riêng ≈ 900kg/m3).
- : có thứ nguyên là m2/s (mét bình phương trên giây)

Đơn vị hợp pháp gọi 104m2/s = 1 cm2/s = 1 stốc.
(St) từ đó ta có 10-2st = 1 centistốc; 1 Cst.
VD: Dầu công nghiệp có độ nhớt từ 17 ÷ 23 Cst lấy trung bình là 20 nên gọi là dầu
công nghiệp 20.
(Có thể tham khảo một số khối lượng riêng của chất lỏng ở những nhiệt độ khác nhau
như bảng sau).
Chất lỏng
Nước ngọt
Nước biển
Dầu mỡ vừa
Dầu mỡ nặng

Dầu hỏa
Dầu bôi trơn
Thủy ngân

Khôi lượng riêng
1000
1020 ÷ 1030
860 ÷ 900
880 ÷ 900
790 ÷ 820
890 ÷ 920
13000

Nhiệt độ oC
4
4
15
15
25
15
0

c) Độ nhớt Engler ký hiệu Eo.
Ngoài độ nhớt động lực học và động học, trong kỹ thuật hay dùng một loại độ
nhớt gọi là độ nhớt Engler.

4


Độ nhớt Engler là tỷ số quy ước dùng để so sánh thời gian chảy của 200 cm 3 dầu

qua ống dầu có đường kính 2,8mm với thời gian chảy của 200cm3 nước cất ở nhiệt độ
20oC qua ống dẫn có cùng đường kính.
Độ nhớt Engler thường được đo ở nhiệt độ 20oC, 50oC và 100oC.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dầu mỡ bôi trơn.
a) Nhiệt độ: Nhiệt độ càng tăng thì độ nhớt của dầu càng giảm, tức là dầu càng loãng ra.
Dầu loãng ra thì nội ma sát trong dầu càng giảm nhưng khả năng rò rỉ càng lớn lên.
Vì vậy khi chọn dầu bôi trơn cần xem tính ổn định độ nhớt theo nhiệt độ. Loại
dầu có tính ổn định càng cao càng tốt. Chỉ số ổn định i được tính theo công thức:

γ 50 C
γt C
o

i=

o

- γ 50oC: là tốc độ nhớt động học ở 50oC
o
- γtoC: là tốc độ nhớt động học ở t C
Khoảng cách 50oC đến toC khá lớn mà i ≈ 1 thì đó là loại dầu khá ổn định theo
nhiết độ.
Với dầu bình thường nhiệt độ làm việc tốt nhất là < 100 ± 5 oC, dầu khoáng làm
việc tốt ở nhiệt độ < 50oC.
Nhiệt độ làm việc của dầu quá cao, sẽ làm giảm thời gian phục vụ của các vùng
chắn dầu, tăng khả năng bị ôxy hóa cho dầu, hóa già các chi tiết khác tạo thành cặn bẩn.
b) Áp suất: - Áp suất tăng thì độ nhớt của dầu tăng, trong khoảng áp suất từ 0 ÷ 400
bar độ nhớt của dầu khoáng thay đổi tuyến tính với áp suất. Theo thực nghiệm:
Trong đó:


γ p = γo = (1 + Kp)
+ γ p: Độ nhớt ở áp suất p
+ γo: Độ nhớt ở áp suất khí quyển.
+ p: Áp suất.
+ K : Hệ số thực nghiệm với dầu có:
γ 50oC < 15 Cst → K = 0,002.
γ 50oC > 15 Cst → K = 0,003.
- Khi áp suất trên 400bar thì sự thay đổi độ nhớt không còn tuyến tính nữa.
VD: Dầu khoáng
* Khi áp suất tăng từ (0 ÷ 1500bar) thì độ nhớt tăng từ 15 ÷ 17 lần.
* Khi áp suất đến 2000bar thì độ nhớt tăng đến 1000 lần.
* Áp suất từ 15.000 ÷ 20.000bar thì dầu hóa rắn.
c) Ảnh hưởng của khí: Không khí lẫn trong dầu có tác hại sau:
Làm tăng tính đàn hồi của dầu, dẫn đến giảm độ cứng (độ nhậy) của sự truyền
dẫn, gây nên sự trễ làm việc của cơ cấu, mất khả năng chống dao động.
Giảm hiệu suất của các bơm thủy lực, bơm dầu.
Làm gián đoạn dòng chảy, gián đoạn màng dầu bôi trơn, dẫn đến tăng độ mòn chi
tiết, sinh nhiệt, tăng khả năng ô xy hóa dầu.
d) Ảnh hưởng của độ bẩn:
Làm gián đoạn màng dầu dẫn đến ảnh hưởng đến chế độ bôi trơn, nơi cần bôi
trơn nhiệt độ sẽ tăng cao, độ mòn nhanh, giảm tuổi thọ chi tiết máy.
Trong đó:

5


Tắc dòng chảy ở các khe hẹp, các khe tiết lưu, kẹt van phân phối, lượng dầu cung
cấp không đủ cho bôi trơn.
Gây rung động trong hệ thống.
Làm tăng ma sát, cản trở chuyển động, mài mòn bề mặt, giảm độ chính xác của

chuyển động.

BÀI 3
PHƯƠNG PHÁP – THIẾT BỊ BÔI TRƠN
I- PHƯƠNG PHÁP THIẾT BỊ BÔI TRƠN BẰNG DẦU BÔI TRƠN
1. Phương pháp bôi trơn:
- Bôi trơn có nhiều cách, cách nào cũng phải đảm bảo đủ lượng dầu, mỡ cho các bề mặt
ma sát cần bôi trơn.
- Có thể bôi trơn riêng rẽ từng vị trí, hoặc bôi trơn tập trung, bôi trơn định kỳ hoặc liên
tục tùy theo tính chất, yêu cầu của quá trình làm việc.
- Việc phân loại các phương pháp bôi trơn có nhiều cách, có thể phân loại theo ma sát,
theo tính chất bôi trơn, theo thời gian bôi trơn… Trong tài liệu này ta chỉ đề cập đến 1
số phương pháp hay sử dụng trong việc bôi trơn các thiết bị của DC sản xuất nhà máy xi
măng Bút Sơn.
2. Một số phương pháp và thiết bị bôi trơn.
2.1. Phương pháp bôi trơn thủy tĩnh.
- Phương pháp này dùng trong việc bôi trơn bạc máy nghiền bi, các giảm tốc của máy
nghiền đứng.
- Nguyên tắc của phương pháp này là dùng bơm dầu có áp lực cao để lấy trục hoặc bề
mặt trượt để tạo máy dầu bôi trơn.
- Hệ thống bôi trơn này nhất thiết phải có các thiết bị, các phần tử như sau: thùng chứa
dầu, lọc dầu thô và tinh, bơm dầu có áp suất tương đối cao hoặc rất cao, van 1 chiều,
van tiết lưu, đồng hồ áp lực, van an toàn.
Sơ đồ của hệ thống này như hình vẽ.

6


Nguyên lý hoạt động để bôi trơn thủy tĩnh như sau:
1. Thùng dầu: để chứa dầu trước khi bơm và dầu hồi lưu về.(2). Bầu lọc dầu thô và tinh.

3. Bơm dầu: để bơm dầu từ thùng chứa lên hệ thống.
4. Van 1 chiều chỉ để dầu đi theo 1 chiều.
5. Van tiết lưu: điều chỉnh lực lượng dầu vào bề mặt cần bôi trơn.
6. Đồng hồ đo áp suất dầu bơm vào bề mặt cần bôi trơn.
7. Van an toàn: khi áp suất quá cao do đường ống kẹt hoặc mất cân đối về lưu lượng
giảm bơm và van tiết lưu, van 7 sẽ mở để dầu hồi bớt về thùng.
8. Bề mặt trượt tĩnh.
9. Bề mặt trượt động.
10. Đường hồi lưu dầu sau khi qua bề mặt cần bôi trơn.
Nguyên lý làm việc: Dầu từ thùng dầu được bơm dầu 3 bơm đi qua van 1 chiều 4,
van tiết lưu 5 đến vùng chứa dầu trên bề mặt trượt tĩnh 8. Dầu ở đây có áp suất cao sẽ
nâng bề mặt trượt động 9 lên độ cao “h” (chiều dày máy dầu). Khi bề mặt động 9
chuyển động, dầu giữa 2 bề mặt được thoát ra ngoài và đi theo đường hồi lưu 10 trở về
thùng chứa. Quá trình làm việc liên tục diễn ra như vậy cho đến khi dừng hoạt động của
thiết bị.
Ở máy nghiền xi măng thì máy nghiền bi có bạc đỡ đóng vai trò là bề mặt trượt
tĩnh, bạc gắn liền với vỏ máy nghiền ở 2 đầu đóng vai trò là bề mặt động. Máy nghiền
chỉ quay được sau khi bơm dầu hoạt động và nâng toàn bộ máy nghiền lên khỏi bạc
trượt.
2.2. Phương pháp bôi trơn động thủy động:
- Phương pháp này dùng trong các thiết bị có cổ trục quay nhanh trong gốc đỡ là ổ
trượt. Thiết bị cho phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần có dòng dầu liên tục điền đầy
khe hở hình nêm giữa 2 chi tiết trượt trên nhau là được.
- Để có lượng dầu liên tục vào khe hở hình nêm có thể dùng bơm dầu, dầu chảy tự do từ
trên cao, hoặc các cách vung dầu, vòng vớt dầu hoặc các gáo múc dầu như trong trục ga
lê lò.
- Để có được bôi trơn thủy động hoàn toàn tức là tạo ra được ma sát ướt hoàn toàn thì
khe hở giữa trục và bạc đỡ phải thỏa mãn điều kiện: hmin ≥ k(Rz1+Rz2)

Trong đó: Rz1; Rz2 : là chiều cao nhấp nhô trung bình của mặt trục và bạc.

K: hệ số an toàn tính đến sai số hình dạng, k=1,5.
hmin : chiều dày nhỏ nhất của mày dấu, thông thường h min = 0,002mm
(2m).

7


- Nguyên lý bôi trơn thủy động như
sau: Xét 1 cặp ma sát gồm bạc và

trục như hình vẽ:
Bạc có đường kính D, trục có đường
kính d, ta có  = D – d
+ Khi chưa quay do tác động của tải
trọng và trọng lượng bản thân trục,
trục cà bạc trực tiếp tiếp xúc với
nhau ở điểm A.

+ Khi trục quay dầu bị cuốn dần vào
khe hở hình nêm giữa trục và bạc,
trục quay đến 1 tốc độ nào đó dầu bị
nén chặt vào khe hẹp và nâng cổ
trục lên, tách rời với bạc. Giữa cổ
trục và bạc có 1 màng dầu ngăn cách
như hình vẽ.
Ma sát giữa cổ trục và bạc lúc này hoàn toàn là ma sát ướt
- Điều kiện để hình thành được màng dầu bôi trơn ma sát ướt là:
* Phải có khe hở hình nêm
* Dầu có độ nhớt nhất định liên tục chảy vào khe hở này
* Vận tốc của chi tiết, bề mặt động phải đủ lớn.

2.3. Bôi trơn trục con lăn đỡ lò quay
- Việc bôi trơn trục galê lò dựa trên
nguyên lý này, tuy nhiên không đạt
được ma sát ướt mà chỉ ở dạng ma
sát nửa ướt vì tốc độ quay của con
lăn quá chậm.
- Kết cấu của gối đỡ ga lê lò gồm có
bạc đỡ trên góc độ khoảng 1/3 chu
vi, để tạo khe hở hình nêm bạc được
vát mép 1 góc nhỏ. Dầu được cung
cấp liên tục bằng các gáo múc dầu
lắp ở đầu trục, khi trục quay gáo đi
qua phễu dưới của gốc đỡ có chứa
dầu, sẽ múc dầu và đổ lên máng phía
trên và phân đều trên chiều dài trục
8


2.4. Bôi trơn ngâm dầu:
- Phần lớn các hộp giảm tốc thường là bôi trơn ổ lăn, bánh răng bằng biện pháp
ngâm trong dầu. Vỏ hộp giảm tốc vừa là trục đỡ các bánh răng vừa là cácte
chứa dầu.
- Các ổ lăn lắp trên vỏ hộp được các bánh răng ngâm 1 phần trong cácte dầu,
khi quay sẽ tự bôi trơn cho mình và vung tóe làm dầu bắn lên vỏ hộp và chảy
vào các ổ lăn ở trên cao hơn so với mức dầu, các ổ lăn thấp thường ngập từ 1/4
- 1/3 đường kính trong cácte dầu.
2.5. Bôi trơn bằng phương pháp tóe dầu:
Để bôi trơn cho các bánh răng hoặc ổ lăn trong trường hợp tốc độ quay
nhanh, nếu đổ quá nhiều dầu để đảm bảo việc bôi trơn thì sẽ sinh nhiệt trong
dầu quá cao, vì vậy chỉ đổ ít dầu còn việc bôi trơn sẽ thực hiện bằng cách cho

dầu vung tóe lên và bám vào bề mặt cần bôi trơn. Để thực hiện việc này người
ta lắp thêm các vòng vớt dầu hoặc các đĩa, khi quay dầu bám vào vòng đĩa sẽ
văng bắn lên vỏ hộp và theo đường dẫn đi vào các ổ lăn bàm vào các bề mặt
bôi trơn.
2.6. Bôi trơn bằng dầu nhỏ giọt:
Dùng bình dầu đặt cao hơn nơi cần bôi trơn và có van tiết lưu, lượng mỡ
nhỏ để dầu chảy qua từng giọt nhỏ vào các bề mặt cần bôi trơn. Có thể dùng
dầu cho thấm qua sợi bấc, dầu đọng thành giọt và nhỏ vào vị trí cần bôi trơn
một cách đều đặn theo thời gian.
2.7. Bơm phun dầu:
Trong trường hợp lưu lượng bôi trơn cần lớn hoặc diện tích cần bôi trơn
khá rộng người ta dùng bơm dầu và bơm phun vào bề mặt cần bôi trơn như
sương mù.
II- PHƯƠNG PHÁP THIẾT BỊ BÔI TRƠN BẰNG MỠ.
So với bôi trơn bằng dầu thì các phương pháp và thiết bị bôi trơn bằng
mỡ đơn gian hơn nhiều, nhưng bôi trơn bằng mỡ thì lại khá phổ biến và dùng
rất rộng rãi trong công nghiệp nói chung và trong nhà máy xi măng Bút Sơn nói
riêng.
Mỡ thường để dùng bôi trơn các ổ lăn cố định, các chi tiết quay có lắp ổ
lăn ở trục có tải trọng nhẹ, trung bình và nhiều khi có cả tải trọng nặng nhưng
nói chung đều có vận tốc chậm hoặc trung bình dưới 1500 v/p. Mốt số môtơ có
tốc độ 30000v/p cũng dùng mỡ để bôi trơn.
Bôi trơn bằng mỡ có hai hình thức: Bôi trơn riêng rẽ và bôi trơn tập
trung.
+ Bôi trơn riêng rẽ là bôi trơn cho từng ổ từng vị trí theo hướng dẫn của
nhà sản xuất, thường là bôi trơn định kỳ.
Hình thức có thể tháo lắp làm sạch mỡ cũ, thay mỡ mới, có thể bơm bổ
sung bằng bơm tay qua vú mỡ bên gốc.

9



+ Bôi trơn tập trung: là hình thức bôi trơn bằng cách cung cấp mỡ bôi
trơn vào một đường ống chung, đường ống chung có các nhánh nhỏ đi đến các
vị trí cần bôi trơn. Mỡ được cung cấp vào đường ống chính nhờ bơm mỡ tự
động.
Để hiểu rõ phương pháp bôi trơn tập trung, ta xét hệ thông bôi trơn của
giàn ghi làm nguội Clinker theo sơ đồ như hình vẽ sau đây:

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×