Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đề Cương NCKH : ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE DA MẶT VÀ CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA MẶT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.42 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
--------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE DA MẶT VÀ CÁC SẢN
PHẨM CHĂM SÓC DA MẶT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ
THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG
NĂM 2019

NHÓM 10 – LỚP ĐẠI HỌC DƯỢC 04A

Đà Nẵng, tháng 02/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
--------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE DA MẶT VÀ CÁC SẢN
PHẨM CHĂM SÓC DA MẶT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ
THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG
NĂM 2019

Người hướng dẫn:
Ths. Ngô Thị Bích Ngọc
Ths. Đỗ Ích Thành
BS. Trần Lê Hồng Giang


Người thực hiện:
Lâm Mạnh Hoàng
Nguyễn Hữu Khải
Nguyễn Thiện Nhân
Trần Hoài Thương
Trương Thị Vân
Nguyễn Thị Hải Yến

Đà Nẵng, tháng 02/2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AHA : Axit Alpha Hydroxy
KTHA: Kỹ thuật hình ảnh
PHCN: Phục hồi chức năng
UV: Tia tử ngoại
UVA: Tia tử ngoại sóng dài
UVB: Tia tử ngoại sóng ngắn
YTCC : Y tế công cộng


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Các khái niệm ........................................................................................ 3
1.2. Các vấn đề liên quan.............................................................................. 4
1.2.1. Báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2019 .......................... 4
1.2.2. Melanin và quá trình hình thành sắc tố......................................... 4

1.2.3. Các loại da .................................................................................... 5
1.2.4. Các bước chăm sóc da cơ bản hằng ngày để có một làn da
khỏe và đẹp ............................................................................................. 7
1.2.5. Công dụng của các thành phần hóa học trong mỹ phẩm
chăm sóc da ............................................................................................ 8
1.2.6. Các thói quen âm thầm hủy hoại làn da của bạn .......................... 10
1.2.7. Lợi ích khi có một làn da đẹp ....................................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 12
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................... 12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu ....................................... 15
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 15
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu..................................................................... 15
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 15
2.4. Cơ sở và phương pháp chọn mẫu ........................................................ 15
2.4.1. Cỡ mẫu ......................................................................................... 15
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 15
2.5. Biến số nghiên cứu .............................................................................. 16
2.6. Phương pháp thu thập thông tin........................................................... 20
2.6.1. Bộ công cụ thu thập thông tin....................................................... 20


2.6.2. Quy trình thu thập thông tin ......................................................... 20
2.7. Phương pháp phân tích số liệu............................................................. 20
2.8. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 20
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................ 21
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 21
3.2. Mức độ quan tâm đến sức khỏe da mặt và các sản phẩm chăm sóc da

mặt .............................................................................................................. 22
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của đối tượng nghiên
cứu về sức khỏe da mặt và các sản phẩm chăm sóc da mặt ....................... 28
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 30
DỰ TRÙ KINH PHÍ ....................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của nước
ta tăng dần qua các năm. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng dần dần được
nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu làm đẹp cũng được chú trọng. Ngày nay, việc
chăm sóc sắc đẹp - đặc biệt là chăm sóc da mặt nhận được sự quan tâm rất lớn
không chỉ riêng với nữ giới, mà còn cả nam giới, người già và trẻ em. Đã qua cái
thời “hồng nhan bạc phận” xưa kia, bây giờ người ta đã “nghiệm” ra một chân lý
“hồng nhan thì…bạc triệu”. Rõ ràng không thể phủ nhận lợi ích của một vẻ ngoài
hấp dẫn, thu hút người xung quanh, bất kể bạn làm ca sĩ người mẫu hay chỉ là…
bán bánh tráng trộn.
Ngoài ra, với sự phát triển của kinh tế thì tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng tăng cao, đặc biệt là lượng khí thải, bụi bẩn từ phương tiện giao thông
và các nhà máy công nghiệp thải ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đặc
biệt là sức khỏe da mặt. Không những thế nước ta là một nước nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường, mùa hạ kéo dài với những đợt
nắng và gió Phơn gay gắt. Tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe da mặt cụ thể là sạm da, nám da, ung thư da,… Vậy nên nếu bạn không để
ý chăm sóc da mặt và có những biện pháp hợp lý thì sẽ để lại những hậu quả về
sau thật đáng lo ngại.

Đứng trước những vấn đề trên chúng tôi muốn làm một đề tài nghiên cứu
về mức độ quan tâm đến sức khỏe da mặt của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật
Y-Dược Đà Nẵng vào năm 2019 và các sản phẩm mà họ sử dụng để chăm sóc da
mặt của mình.Vì sao chúng tôi lại chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên? Sinh
viên là những thanh niên trẻ, đang ở lứa tuổi trưởng thành, đây là thời kỳ cơ thể
phát triển mạnh mẽ nhất và cũng là lúc tình trạng da mặt biến đổi nhiều nhất. Sinh
viên – tuổi đôi mươi với vẻ đẹp của thanh xuân, vẻ đẹp của sự tự tin, khát khao
cống hiến và chứng tỏ sự nổi bật của mình, vì thế chắc hẳn đây là lứa tuổi dành
rất nhiều sự quan tâm việc chăm sóc da mặt. Đà Nẵng cũng là một thành phố năng
động và phát triển của nước ta nên các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng và bình


2

dân như Lancôme, Laneige,Murad,.. cũng rất dễ tìm. Đây là những điều kiện tiên
quyết để chúng tôi làm nên một bài nghiên cứu thành công.
Trên thực tế, cuộc sống sinh viên với những áp lực trong học tập, trong
công việc hay là thậm chí tình yêu đã khiến cho nhiều bạn không có thời gian để
lưu tâm đến sức khỏe da mặt của mình. Thấu hiểu được băn khoăn, trăn trở đó,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích muốn cho tất cả sinh viên biết được
tầm quan trọng của da mặt đối với sức khỏe, cuộc sống và công việc của họ cũng
như mở mang kiến thức của mọi người về các sản phẩm mỹ phẩm đang được lưu
hành hiện nay. Đây là một đề tài mới mẻ và khá hữu ích vì vậy chúng tôi thiết tha
muốn nhận được những sự hưởng ứng tích cực của mọi người. Là một dược sỹ
tương lai, với những kiến thức tích lũy được, chúng tôi mong muốn mang lại
những sản phẩm chăm sóc da mặt “Made in Vietnam” tốt nhất cho mọi người
cũng như góp phần cho một nền kinh tế đất nước phát triển. Chính vì những lý do
trên chúng tôi làm đề tài: “Đánh giá mức độ quan tâm đến sức khỏe da mặt và các
sản phẩm chăm sóc da mặt của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà
Nẵng năm 2019” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả các mức độ quan tâm đến sức khỏe da mặt và các sản phẩm chăm
sóc da mặt của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng năm 2019.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của đối tượng
nghiên cứu về sức khỏe da mặt và các sản phẩm chăm sóc da mặt.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Các khái niệm


Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong

cơ thể với môi trường bên ngoài. Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác
động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn..). Da là cơ
quan lớn nhất trên cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện
tích da của 1 người lớn lên đến 1,6𝑚2 . [7]


Làn da khỏe mạnh là làn da đảm bảo trả lời được 4 câu hỏi sau: bạn

đang có vấn đề gì về da không?, da bạn có tì vết nào không?, da bạn có bị nhăn
hay chảy xệ không?, da bạn có quá khô hay quá nhờn không? Nếu câu trả lời tất
cả đều là “không” thì bạn đang sở hữu một làn da khỏe mạnh. [11]



Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp

xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng
tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng
với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều
chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.[1]


Dược mỹ phẩm (Cosmeceuticals) là loại mỹ phẩm được nghiên cứu,

bào chế như một dược phẩm, tuân thủ theo tất cả các quy định nghiêm ngặt về
nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm của một dược phẩm. Vì vậy dược mỹ phẩm
vừa mang đặc tính của mỹ phẩm, vừa có thêm công dụng giúp điều trị, phục hồi
của một dược phẩm. Nó đặc biệt phù hợp cho việc điều trị tận gốc các làn da có
vấn đề như mụn, nám, da tổn thương, da nhạy cảm… mà những dòng mỹ phẩm
thông thường không thể làm được. [13]


4

1.2.

Các vấn đề liên quan
1.2.1. Báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2019
Với mức sống được nâng cao, ngày càng có nhiều phụ nữ Việt sử dụng các

sản phẩm mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp như một nhu cầu thiết yếu. Báo cáo này
cung cấp những cập nhật mới nhất về hành vi tiêu dùng và xu hướng thị trường
mỹ phẩm Việt Nam 2019.

▪ Việc sử dụng các sản phẩm trang điểm vẫn đang tăng lên cả về mức độ
thường xuyên sử dụng và chi tiêu cho hạng mục này. Số người trang điểm hàng
ngày tăng lên con số 30% và số người hoàn toàn không trang điểm giảm từ 24%
(2016) xuống 14% (2019). Những sản phẩm trang điểm được dùng phổ biến nhất
là son môi, kem nền và phấn má hồng.
▪ Tới 73% sử dụng các sản phẩm chăm sóc da ít nhất một lần/ một tuần hoặc
thường xuyên hơn. Các sản phẩm chăm sóc da phổ thông nhất là sữa rửa mặt, kem
chống nắng và mặt nạ dưỡng da mặt.
▪ Không nằm ngoài xu hướng chung của thương mại điện tử, số người mua
sắm mỹ phẩm trực tuyến vẫn đang gia tăng, với 57% số người sử dụng mỹ phẩm
đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% số này đã từng mua mỹ phẩm qua mạng
xã hội. Trong đó, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất để mua sắm mỹ
phẩm.[3]
1.2.2. Melanin và quá trình hình thành sắc tố
Melanin là một chất tự nhiên, có sẵn trong thành phần cấu trúc của da. Chúng
được tạo thành từ những tế bào melanocytes rải rác trong lớp đáy của tầng thượng
bì. Quá trình hình thành melanin trên da cần có chất xúc tác là men Tyrosinase và
tia tử ngoại (UV) trong ánh nắng mặt trời. Melanin còn có tên gọi khác là hắc tố
da. Do đó, khi làn da có chứa nhiều sắc tố melanin hơn, chúng sẽ sẫm và đậm màu
hơn những làn da khác.
Melanin được hình thành ở lớp hạ bì trong các Melonocyte dưới tác động
của men Tyrosinase và oxi. Sau khi được hình thành, dưới tác động của các
Melanosome, Melanin được đưa đến lớp thượng bì. Tại đây, nếu các sắc tố


5

melanin được phân bố rải rác và đồng đều nhau, chúng sẽ tiến hành các nhiệm vụ
bảo vệ da mà không gây ra các vấn đề cho da khác như thâm, sạm hoặc không
đều màu. Song, trong trường các melanin tập trung quá gần hoặc lượng melanin

bị đẩy lên bề mặt da quá nhiều, chúng sẽ gây ra hiện tượng thâm, nám da, hoặc
nhẹ hơn là da không đều màu.
Vai trò chính của melanin là có thể giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím từ
ánh nắng mặt trời, ngăn chặn tia cực tím có hại và không cho chúng thâm nhập
vào cơ thể. Ngoài ra melain còn có các tác dụng sau:
▪ Melanin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu da, màu tóc, màu
mắt. Số lượng melanin khác nhau ở từng cá thể tạo nên sự đa dạng trong màu da,
góp phần tạo nên dấu ấn riêng ở từng người.
▪ Ngoài ra, Melanin có tác dụng kháng khuẩn, các loại vi sinh vật và vi nấm
gây bệnh cho cơ thể.
▪ Chúng còn giúp giữ cân bằng nhiệt từ bên trong cơ thể, tạo màng chắn bảo
vệ da, chống lại những tác dụng nhiệt đến từ môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, Melanin cũng giống như “con dao hai lưỡi” vừa có tác dụng bảo
vệ da vừa là nguyên nhân gây thâm nám, tàn nhang. Nếu số lượng melanin quá
nhiều hoặc quá ít, chúng sẽ trở thành điều gây hại cho da.[9]
1.2.3. Các loại da.


Da thường: Không quá khô và không quá nhờn, da thường có:


Không có hoặc ít khiếm khuyết



Không nhạy cảm nghiêm trọng



Lỗ chân lông nhìn thấy rõ




Một làn da rạng rỡ.


6



Da hỗn hợp

Da của bạn có thể bị khô hoặc bình thường ở một số khu vực và da dầu ở
những vùng khác, chẳng hạn như vùng chữ T (mũi, trán và cằm). Nhiều người có
loại này. Nó có thể cần chăm sóc hơi khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau.
Da hỗn hợp có thể có:





Lỗ chân lông trông lớn hơn bình thường, vì chúng thoáng hơn



Mụn đầu đen



Da sáng bóng


Da khô

Da của bạn có thể bị nứt, bong tróc hoặc trở nên ngứa, kích ứng hoặc
viêm. Nếu trời rất khô, nó có thể trở nên sần sùi và có vảy, đặc biệt là ở mu bàn
tay, cánh tay và chân của bạn
Bạn có thể có:





Lỗ chân lông gần như vô hình



Da xỉn màu, sần sùi



Miếng dán màu đỏ



Da bạn kém đàn hồi



Nhiều dòng hơn


Da dầu

Bạn có thể có:


Mở rộng lỗ chân lông



Da xỉn màu hoặc sáng bóng, dày



Mụn đầu đen, mụn nhọt hoặc các nhược điểm khác


7

Độ dầu có thể thay đổi tùy theo thời gian trong năm hoặc thời tiết. Những thứ
có thể gây ra hoặc làm xấu đi nó bao gồm:





Tuổi dậy thì hoặc mất cân bằng nội tiết tố khác



Nhấn mạnh




Nhiệt hoặc quá nhiều độ ẩm

Da nhạy cảm

Nó có thể hiển thị như:


Đỏ



Ngứa



Đốt



Khô

Nếu làn da của bạn nhạy cảm, hãy cố gắng tìm hiểu xem yếu tố kích hoạt của
bạn là gì để bạn có thể tránh chúng. Có nhiều lý do có thể, nhưng thường là để đáp
ứng với các sản phẩm chăm sóc da cụ thể.[19]
1.2.4. Các bước chăm sóc da cơ bản hằng ngày để có một làn da khỏe và đẹp
Các bước chăm sóc da mặt cơ bản hằng ngày chia làm 2 lần dưỡng da: buổi
sáng thức dậy trước khi đi học, đi làm và buổi tối trước khi đi ngủ.



Các bước chăm sóc da mặt buổi sáng:

Bước 1: Rữa mặt với nước
Bước 2: Nước hoa hồng
Bước 3: Serum
Bước 4: Kem mắt
Bước 5: Kem chống nắng


Các bước chăm sóc da mặt buổi tối: Đối với buổi tối, các bạn nên dưỡng
da trước khi ngủ, tốt nhất là trước 11h.

Bước 1: Tẩy trang, làm sạch các cặn trang điểm hay bụi bẩn
Bước 2: Sữa rửa mặt


8

Bước 3: Tẩy da chết (2-3 lần /tuần)
Bước 4: Nước hoa hồng
Bước 5: Essence
Bước 6: Ampoule
Bước 7: Serum
Bước 8: Đắp mặt nạ
Bước 9: Kem mắt
Bước 10: Kem dưỡng ẩm[18]
1.2.5. Công dụng của các thành phần hóa học trong mỹ phẩm chăm sóc da
▪ Axit Salicylic

Bạn có thể nhìn thấy thành phần phổ biến này trên rất nhiều sản phẩm chăm
sóc da. Axit salicylic thường được khuyến cáo sử dụng cho những người có mụn
hoặc da dầu vì nó giúp tẩy tế bào chết và làm sạch bụi bẩn trên khuôn mặt. Đừng
vì nó là một axit mà né tránh, vì nó có thể giúp da bạn đẹp và tươi sáng hơn đấy.
▪ Hydroquinone
Hydroquinone thường có chứa trong các loại kem dưỡng trắng và làm sáng
da. Thành phần này giúp làm mờ các sắc tố da, như các đốm tuổi tác và đốm đen.
Các bác sĩ da liễu khuyên rằng thành phần này sẽ an toàn nếu bạn sử dụng trong
khoảng thời gian ngắn.
▪ Witch Hazel (hạt cây phỉ)
Witch Hazel là một thành phần mà phái đẹp cần phải sử dụng để làm se,
dưỡng ẩm hoặc điều trị làn da bị tổn hại do ánh nắng mặt trời. Đây là thành phần
hoàn toàn từ thực vật và là lựa chọn lý tưởng cho những người có làn da dầu để
giúp da mịn màng, cân bằng và tươi sáng hơn.
▪ Retinoids
Nếu bạn đã từng sử dụng các sản phẩm chăm sóc dành cho da lão hóa, chắc
chắn bạn sẽ biết tới thành phần phổ biến này. Retinoids, còn được gọi là vitamin
A, có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn, cải thiện tuyến dầu trên da. Nếu bạn có lỗ
chân lông to hoặc da bị lão hóa, hãy tìm kiếm những sản phẩm có chứa retinoids
trong đó nhé.


9

▪ Axit Hyaluronic
Sản phẩm chăm sóc da có chứa axit hyaluronic thường được sử dụng kết hợp
với các sản phẩm có chứa vitamin C để đẩy mạnh quá trình chăm sóc da. Thành
phần này có khả năng ngăn chặn lão hóa. Sử dụng thường xuyên các sản phẩm
chăm sóc da có chứa axit hyaluronic sẽ giúp bạn giảm hẳn các vùng da nhăn nheo.
▪ Axit Alpha Hydroxy (AHA)

AHA cũng là một thành phần chăm sóc da phổ biến mà bạn không nên bỏ
qua. Tính axit trong AHA được chiết xuất từ trái cây hoặc sữa nên rất phù hợp với
da. Những loại kem và dưỡng thể có chứa axit alpha-hydroxy có khả năng hạn
chế các nếp nhăn, các sắc tố bất thường như các đốm đồi mồi, và có thể làm se
những lỗ chân lông to.
▪ Peptides
Các sản phẩm chăm sóc da có chứa peptides thường được sử dụng để thúc
đẩy quá trình sản xuất collagen và elastin, đồng thời giúp chữa lành da rất hiệu
quả. Bên cạnh đó, peptide cũng được xem như một chất chống oxy hóa, giúp da
săn chắc, mịn màng, làm mềm da chỉ trong một thời gian ngắn.
▪ Silicon
Ngoài việc được sử dụng là chất liệu cấy độn vào cơ thể, silicon cũng là một
trong các thành phần không thể thiếu trong một số sản phẩm chăm sóc da thông
dụng. Silicon giúp làn da của bạn tươi sáng hơn, giảm nếp nhăn, và làm mờ sẹo.
▪ Glycerin
Glycerin trong mỹ phẩm có tác dụng làm ẩm làn da khô nẻ, giúp phục hồi
lượng nước cần thiết cho da, và tránh làm khô da. Glycerin cũng rất tốt cho những
người bị bệnh chàm và làm dịu cơn ngứa của da.
▪ Dầu Jojoba
Dầu Jojoba là một loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật rất tốt cho da và môi,
đặc biệt là da dầu. Bạn có thể sử dụng trực tiếp tinh dầu Jojoba bôi lên da hoặc
tìm kiếm trong các sản phẩm dưỡng ẩm, nó dễ dàng được hấp thụ và lý tưởng
trong thời tiết se lạnh.[6]


10

1.2.6. Các thói quen âm thầm hủy hoại làn da của bạn
▪ Thức quá khuya: ngủ ít hơn 7 tiếng/ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe mà còn khiến làn da trở nên xỉn màu, kém sắc.

▪ Lười uống nước: 70% cơ thể là nước, nước rất quan trọng đối với sự sống
và làn da của phái đẹp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trung
bình một người trưởng thành cần bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Lười
uống nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, rệu rã mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới
làn da. Khi da thiếu độ ẩm sẽ giảm các chức năng điều tiết nội tiết tố cũng như
hạn chế tác động của ánh mặt trời, ô nhiễm, ảnh hưởng điện từ… lâu dần làn da
thô ráp, sạm đen.
▪ Chế độ ăn thiếu khoa học: Thói quen này không hề tốt cho làn da một chút
nào vì thức ăn cay có tính hút ẩm nên sẽ làm da trở nên thô ráp, chất cay cũng gây
kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn.
▪ Trang điểm quá dày: Nguy hại hơn, việc lạm dụng mỹ phẩm để che đi
những khuyết điểm trên làn da hay sử dụng những sản phẩm kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc còn gây viêm, bào mòn làn da từng ngày.
▪ Bỏ qua việc chống nắng cho da: Theo các nghiên cứu khoa học, tia tử ngoại
sóng dài UVA có khả năng xuyên qua lớp quần áo, vào sâu dưới da, làm hủy hoại
lớp trung bì và đứt gãy các thành phần kết nối tế bào da, đẩy nhanh quá trình lão
hóa da, tia sóng ngắn UVB có thể gây bỏng, cháy nắng và ung thư da. Những
người lười bôi kem chống nắng hay không che chắn khi ra ngoài thường có làn
da đen sạm, nhạy cảm và già hơn so với tuổi thật.
→ Để có được làn da tươi sáng, mịn màng, các chị em phải xây dựng cho
mình thời gian biểu khoa học, hợp lý và “nói không” với 5 thói quen kể trên. Bên
cạnh lịch làm việc cố định trong ngày hãy luôn dành ra một khoảng thời gian cho
việc nghỉ ngơi thư giãn, tập luyện thể dục thể thao.[8]


11

1.2.7. Lợi ích khi có một làn da đẹp
▪ Làn da đẹp giúp tinh thần thoải mái, luôn ổn định
Đây vốn là điều hiển nhiên vì phụ nữ luôn dành nhiều thời gian quan tâm vẻ

ngoài bản thân. Bên cạnh đó, làn da đẹp sẽ giúp phụ nữ nhận lời khen ngợi từ các
mối quan hệ xã hội. Đây là tiền đề mà các chị em thường “ăn ngon, ngủ khoẻ”.
Mà có chăng khi “Ăn được, ngủ được là tiên”
Với tinh thần thoải mái còn giúp chúng ta luôn vững vàng khi đối mặt cùng
khó khăn ập đến. Mà nhiều nghiên cứu ở nước ngoài còn cho rằng tinh thần ổn
định sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Chính vì thế, từ lâu nay chúng ta luôn có sự quan
tâm nhất định về làn da bản thân.
▪ Lợi ích từ một làn da đẹp là những cơ hội rõ rệt
Hiển nhiên thì một làn da đẹp sẽ giúp phụ nữ tự tin vươn lên ở mọi môi
trường. Bởi hơn hết, làn da đẹp tạo cho họ rất nhiều cơ hội trong việc làm lẫn hôn
nhân. Điều này giúp họ tự tin, toả sáng phô bày mọi nét đẹp thanh xuân.
Ngoài ra, lợi ích từ một làn da đẹp mang đến cho phụ nữ sự khoẻ khoắn và
năng động. Đó là yếu tố khiến họ luôn trẻ trung và dành mọi thiện cảm từ người
xung quanh. Bên cạnh đó nếu ta đặt trường hợp 2 ứng viên năng lực ngang nhau
thì người có sắc đẹp sẽ được ưu tiên hơn.
▪ Làn da đẹp giúp bạn vượt qua mọi rào cản trong cuộc sống
Theo thời gian, da dần sẽ lão hoá cùng những biến chứng tuổi tác. Hiển nhiên
làn da của bạn dần sẽ thiếu mịn màng, tươi trẻ. Tuy nhiên, nếu đã chăm sóc và
bảo vệ da từ sớm sẽ khiến làn da bạn thêm khoẻ khoắn. Đó là thành quả của sự
tập luyện thể thao lẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chẳng hạn như việc tập luyện
lẫn bổ sung những chất dinh dưỡng mà cơ thể mất đi. Điển hình như collagen
giảm đi hằng năm trên cơ thể. Khi ấy, ta sẽ bổ sung thực phẩm chứa estrogen để
cân bằng nội tiết tố giúp da căng mịn. Việc chăm sóc cơ thể từ bên trong đồng
nghĩa bạn đang khai thác lợi ích từ một làn da đẹp bất chấp mọi rào cản tuổi tác.


12

▪ Làn da đẹp giúp tinh thần thoải mái, luôn ổn định
Đây vốn là điều hiển nhiên vì phụ nữ luôn dành nhiều thời gian quan tâm

vẻ ngoài bản thân. Bên cạnh đó, làn da đẹp sẽ giúp phụ nữ nhận lời khen ngợi từ
các mối quan hệ xã hội. Đây là tiền đề mà các chị em thường “ăn ngon, ngủ khoẻ”.
Mà có chăng khi “Ăn được, ngủ được là tiên”. Với tinh thần thoải mái còn giúp
chúng ta luôn vững vàng khi đối mặt cùng khó khăn ập đến. Mà nhiều nghiên cứu
ở nước ngoài còn cho rằng tinh thần ổn định sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Chính vì
thế, từ lâu nay chúng ta luôn có sự quan tâm nhất định về làn da bản thân.[12]
1.3.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
▪ Theo nghiên cứu của Ernest Frimpong Boateng, Ảnh hưởng về nhận thức

của người tiêu dùng đối với việc sử dụng mỹ phẩm trong thanh thiếu niên tại một
số trường trung học công lập được lựa chọn ở Kumasi, năm 2016 cho kết quả
65,88% thanh thiếu niên đôi khi mua sản phẩm mỹ phẩm, 76,83% đôi khi sử dụng
các sản phẩm mỹ phẩm. Điều này tiết lộ rằng tỷ lệ mua hàng không cao và việc
sử dụng không thường xuyên trong thanh thiếu niên.[14]
▪ Theo nghiên cứu của Kapogianni Maria, Nghiên cứu về thái độ và ý thức
đối với mỹ phẩm hữu cơ ở Hy Lạp, tháng 10 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ý thức về môi trường có giá trị trung bình cao nhất 4,21 (độ tin cậy là 0,79,
lớn hơn mức tối thiểu của hệ số độ tin cậy là 0,7) do đó ý thức về môi trường là
một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thái độ tích cực đối với
việc mua sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ.[15]
▪ Theo nghiên cứu của Heyam Ali, Rasha Saad , Ahmed Ahmed và Babiker
El-Haj, Thái độ và nhận thức của phụ nữ Emirates đối với các sản phẩm chăm
sóc da mặt và mỹ phẩm thảo dược, tháng 5 năm 2015 kết quả cho thấy yếu tố giá
cả (5,1%) và quảng cáo (4,74%) là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
việc sử dụng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da của phụ nữ.[16]



13

▪ Theo nghiên cứu của James Cho, Duy Binh Luong, Thi Huong Giang Vo
và Wei-chun Lee, Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài đối với
hành vi mua mỹ phẩm của người tiêu dùng Việt Nam, năm 2016 cho kết quả 39,3%
số người được hỏi nói rằng họ khá quan tâm đến mỹ phẩm, 49,2% trong số họ
đánh giá rằng việc chăm sóc da đặc biệt quan trọng. Hầu hết những người được
hỏi sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt hàng ngày (51,2%). Tương tự, 31,7% số
người được hỏi thường xuyên mua các sản phẩm chăm sóc da mặt một lần trong
hơn 3 tháng, 26,2% trong số họ mua hàng tháng và 20,2% trong đó mua mỗi 2
tháng. Điều này có nghĩa các sản phẩm chăm sóc da mặt thuộc danh mục hàng
hóa quan trọng và nhu cầu cũng như sự quan tâm của người tiêu dùng vào các sản
phẩm này khá cao. Nghiên cứu trên cũng cho thấy tỉ lệ sử dụng các sản phẩm
chăm sóc da mặt cao nhất thuộc về sinh viên với 62,7%.[17]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
▪ Theo nghiên cứu của Công ty cổ phần GMO RUNSYSTEM, Khảo sát thói
quen sử dụng mỹ phẩm, tháng 9 năm 2016 cho kết quả 69,29% đáp viên thường
xuyên dùng các sản phẩm dưỡng da ( mặt, toàn thân, mắt ) hay dưỡng tóc, chỉ
chưa đến 3% đáp viên không sử dụng.[2]
▪ Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thu Ba, Nghiên cứu các nhân tố cá nhân
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mỹ phẩm của nam giới ở TP Đà Nẵng, năm
2013. Kết qủa điều tra cho thấy tất cả 6 yếu tố: nhận thức về vai trò truyền thống
của sản phẩm chăm sóc da (4,000); quan niệm về hình ảnh bản thân (3,589);
quan niệm về hình ảnh xã hội (3,740); ảnh hưởng của tuổi tác (3,554); sự hấp
dẫn cơ thể (3,742); sức khỏe làn da (4,109) đều có giá trị trung bình > 3,500; có
mức ảnh hưởng tương đối lớn đến việc tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da của nam
giới. Tuy vậy vẫn có sự sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Có ý nghĩa nhất là
biến sức khỏe làn da với giá trị trung bình cao nhất là 4,109.[10]
▪ Theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến W&S, Khảo
sát nhanh về thói quen chăm sóc sức khỏe của phụ nữ Việt Nam hiện nay, tháng

8 năm 2012. Kết quả khảo sát cho thấy có 64,80% phụ nữ sử dụng dịch vụ chăm
sóc mặt khi đi Spa.[5]


14

▪ Theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, Khảo sát thói
quen sử dụng mỹ phẩm của phụ nữ Việt, tháng 9 năm 2016. Báo cáo đã chỉ ra
rằng phụ nữ Việt xài trung bình khoảng 140,000 VND trong một tháng. Chỉ 21%
xài nhiều hơn 200,000 VND. Việc chi tiêu cho mỹ phẩm có liên quan tới thu
nhập cá nhân. Những người có thu nhập thấp hơn 5 triệu đồng một tháng tiêu xài
khoảng 110,000 VND cho mỹ phẩm trong tháng, trong khi những người có thu
nhập cao hơn 5 triệu đồng thì trả khoảng 190,000 VND.[4]

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng


Tiêu chí lựa chọn:

Sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng từ
tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 và đồng ý tham gia nghiên cứu.



Tiêu chí loại trừ:
• Sinh viên không có e-mail
• Sinh viên không sử dụng internet
• Sinh viên từ chối tham gia phỏng vấn (không thích, bận việc,…)
• Sinh viên không nhận được e-mail hay không đọc e-mail.


15

2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu


Từ tháng 2/2019 đến tháng 12/2019



Lấy số liệu vào tháng 4/2019 và tháng 6/2019.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu


Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng tại cả 2 cơ sở

2.3. Thiết kế nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
𝑍 2 . 𝑝(1 − 𝑝)
𝑛=
𝑐2
Trong đó:
• n là cỡ mẫu
• Z = 1,96 là hệ số tin cậy với độ tin cậy là 95%
• c là mức sai số cho phép: 0,05
• p giả sử chọn p= 0,5 (không tìm được nghiên cứu nào tương tự)
Vậy n= 385. Để đảm bảo tính chính xác của mẫu, chúng tôi tiến hành nhân
cỡ mẫu với hệ số thiết kế D=2 và để dự trù cho những số liệu bị mất, chúng tôi
tiến hành lấy thêm 10% cỡ mẫu.
Vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 847 sinh viên.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Qua khảo sát ban đầu Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng có 7 khoa,
bao gồm:
▪ Khoa dược
▪ Khoa y
▪ Khoa điều dưỡng
▪ Khoa xét nghiệm


16

▪ Khoa kỹ thuật hình ảnh
▪ Khoa y tế công cộng
▪ Khoa phục hồi chức năng
Mỗi một khoa được xem là một tầng. Thực hiện chọn mẫu tầng không tỷ lệ.

Lập danh sách sinh viên của từng khoa và đánh số thứ tự theo bảng chữ cái.
Dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn để chọn ra 121 sinh viên trong một khoa bằng
việc sử dụng bảng số ngẫu nhiên (phụ lục 1): sinh viên trong một khoa sẽ được
đánh số theo thứ tự bắt đầu từ 001 đến XXX (số lượng sinh viên của khoa). Như
vậy ta chỉ dùng 3 ký tự kế tiếp nhau trong bảng. Vào bảng một cách ngẫu nhiên,
ví dụ: dùng đầu bút chì, không nhìn vào bảng chấm vào một điểm nào đó trong
bảng, bắt đầu từ điểm đó chỉ lấy 3 ký tự cuối, đọc lần lượt từ trên xuống dưới và
từ trái sang phải cho đến khi chọn được 121 số có 3 ký tự (không lấy các kí tự
000, các ký tự lớn hơn XXX, chỉ lấy ra một lần, không lấy các ký tự lặp lại). Lần
lượt thực hiện các bước trên đối với 7 khoa.
Như vậy ta đã có một mẫu 847 sinh viên.
2.5. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
STT

Biến số

Nội dung/ Định nghĩa

Phân loại
biến

Biến số độc lập
1

Giới tính

1. Nam
2. Nữ


Nhị phân

1. Nhỏ hơn 20 tuổi
2

Tuổi

2. 20 - 22 tuổi
3. Lớn hơn 22 tuổi

Danh mục

1. Khoa dược
3

Khoa

2. Khoa y
3. Khoa điều dưỡng

Danh mục


17

4. Khoa xét nghiệm
5. Khoa kỹ thuật hình ảnh
6. Khoa y tế công cộng
7. Khoa phục hồi chức năng
1. Có

4

Mối quan hệ

2. Không

Nhị phân

1. Lớn hơn 4 triệu
5

Tiền sinh hoạt trong 1
tháng

2. Từ 2 – 4 triệu
3. Nhỏ hơn 2 triệu

Danh mục

1. Mưa
6

Mùa

2. Khô

Nhị phân

1. Có
7


Đi làm part time

2. Không

Nhị phân

1. Rất quan trong
8

Yêu cầu về ngoại hình

2. Quan trọng

trong công việc

3. Bình thường

Thứ hạng

4. Không quan trọng
9

Thời gian đi ngủ vào
buổi tối

1. Trước 23h
2. Sau 23h

Nhị phân



18

10

Sử dụng chất kích thích

1. Thường xuyên

(Caffein, Trà, Thuốc

2. Thỉnh thoảng

lá)

11

3. Không

Giá cả của các sản
phẩm chăm sóc da mặt
Stress

12

Thứ hạng

1. Cao
2. Trung bình


Thứ hạng

3. Thấp
1. Có
2. Không

Nhị phân

Biến số phụ thuộc (các biến thể hiện mức độ quan tâm của đối tượng)

13

14

Mức độ hiểu biết về

1. Biết rất rõ

cách chăm sóc da mặt

2. Bình thường

phù hợp với đặc tính làn

3. Biết ít

da

4. Không biết


Tần suất sử dụng các

1. Thường xuyên

dịch vụ chăm sóc da

2. Thỉnh thoảng

mặt

3. Hiếm khi

cao

cấp

(Spa,

Massage,…)

Thứ hạng

Thứ hạng

4. Chưa bao giờ
1. Không mong đợi gì

15


Số kết quả mong đợi khi

2. 1-2 kết quả

chăm sóc da mặt

3. 3-4 kết quả

Thứ hạng

4. Trên 5 kết quả
1. Nhiều ảnh hưởng tích
Mức độ ảnh hưởng của
16

cực

làn da khỏe đẹp đến

2. Có ảnh hưởng

cuộc sống

3. Ít ảnh hưởng

Thứ hạng

4. Không ảnh hưởng

17


Tần suất trung bình

1. Hằng ngày

trong 1 tuần dùng để

2. 3-4 lần

chăm sóc da mặt

3. 1-2 lần

Thứ hạng


19

4. Không chăm sóc
1. Không dùng
18

Số loại sản phẩm chăm

2. 1-4 loại

sóc da mặt đang dùng

3. 5-8 loại


Thứ hạng

4. Từ 9 loại trở lên
Mức độ quan tâm đến
thông tin thành phần và
19

hướng dẫn sử dụng, tác
dụng phụ của các sản
phẩm chăm sóc da mặt
Số lần bạn mua các sản

20

phẩm chăm sóc da mặt
trong 6 tháng
Số thương hiệu sản

21

phẩm chăm sóc da mặt
mà sinh viên biết

22

3. Ít quan tâm

1. 7 lần trở lên
2. 4-6 lần
3. 1-3 lần


Thứ hạng

4. Không mua
5. Từ 7 trở lên
6. 4-6 thương hiệu
7. 1-3 thương hiệu

Thứ hạng

8. Không biết

tin về cách chăm sóc da

2. Thỉnh thoảng

mặt và các sản phẩm

3. Hiếm khi

chăm sóc da mặt

4. Chưa bao giờ

kiếm về chăm sóc da

Thứ hạng

4. Không quan tâm


1. Thường xuyên

mặt

24

2. Quan tâm

Tần suất tìm kiếm thông

Số nguồn thông tin tìm
23

1. Rất quan tâm

Thứ hạng

1. Không tìm kiếm
2. 1-2 nguồn
3. 3-4 nguồn

Thứ hạng

4. Trên 5 nguồn

Mức độ quan tâm đến

1. Rất quan tâm

sức khỏe da mặt và các


2. Quan tâm

sản phẩm chăm sóc da

3. Ít quan tâm

Thứ hạng


20

mặt

của

đối

tượng

4. Không quan tâm

nghiên cứu
2.6. Phương pháp thu thập thông tin
2.6.1. Bộ công cụ thu thập thông tin


Bộ câu hỏi tự điền

2.6.2. Quy trình thu thập thông tin



Bước 1: Tổ chức phỏng vấn theo bộ câu hỏi tự điền (theo hình thức
online)

+ Lập danh sách các sinh viên có trong mẫu được chọn (847 sinh viên)
+ Liên hệ với các khoa để lấy e-mail của các sinh viên đó
+ Gửi bộ câu hỏi cho từng sinh viên


Bước 2: Tổng hợp số liệu

2.7. Phương pháp phân tích số liệu


Làm sạch số liệu: các phiếu phỏng vấn đã được điền thông tin sẽ được
kiểm tra tính hợp lệ.



Phần mềm nhập liệu: Sử dụng phần mềm Excel 2010 để nhập số liệu.



Phần mềm phân tích số liệu : xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
y học trên phần mềm máy tính theo chương trình SPSS 22.0.0

2.8. Đạo đức nghiên cứu
Trong nghiên cứu cần đảm bảo:



Đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giới thiệu rõ về mục tiêu, nội
dung phỏng vấn và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu



Mọi thông tin của đối tượng được giữ bí mật hoàn toàn.



Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công
bố.



Đề cương nghiên cứu phải được trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà
Nẵng thông qua.


×