Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Đông Thụy Anh ( huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ) - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.79 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

VŨ THỊ HIỀN

ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƢỜNG THPT ĐƠNG THỤY ANH
( HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH ) –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

VŨ THỊ HIỀN

ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƢỜNG THPT ĐƠNG THỤY ANH
( HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH ) –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. CHU THỊ DIỆP



Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận, ngồi sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ths. Chu Thị Diệp- ngƣời cơ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
em hồn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính
trị cùng các thầy cơ giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng
dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng nhƣ bạn bè đã góp ý,
ủng hộ em hồn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ
kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng nhƣ các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn của
Ths. Chu Thị Diệp
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là

trung thực. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 5
6. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................... 5
7. Kết cấu của khoá luận ................................................................................... 5
Chƣơng 1: HỌC SINH TRƢỜNG THPT VÀ VIỆC ĐỊNH HƢỚNG
NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ...................................... 6
1.1. Đặc điểm học sinh THPT ........................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm học sinh THPT ...................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của học sinh THPT ................................................................. 6
1.2. Lý luận về định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT ........................ 10
1.2.1. Khái niệm định hƣớng nghề nghiệp ...................................................... 10
1.2.2. Vai trò của việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT ............. 12
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 13
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔNG THỤY ANH ............................. 15
2.1. Vài nét về trƣờng trung học phổ thông Đông Thụy Anh ......................... 15
2.2. Một số thành tựu trong công tác định hƣớng nghề nghiệp cho học
sinh THPT Đông Thụy Anh ............................................................................ 16

2.2.1. Hoạt động định hƣớng nghề nghiệp của Nhà trƣờng THPT Đông
Thụy Anh đối với học sinh.............................................................................. 17
2.2.2. Hoạt động định hƣớng nghề nghiệp của chính quyền đồn thể trên
địa bàn huyện Thái Thụy đối với học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh ... 26


2.2.3. Sự định hƣớng của gia đình và sự tự định hƣớng bản thân .................. 29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 40
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH
HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔNG
THỤY ANH .................................................................................................... 41
3.1. Phƣơng hƣớng định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT
Đông Thụy Anh ............................................................................................... 41
3.2. Một số giải pháp định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT Đông
Thụy Anh......................................................................................................... 44
3.2.1. Tăng cƣờng công tác định hƣớng nghề nghiệp của Nhà trƣờng đối
với học sinh ..................................................................................................... 44
3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trƣờng với gia đình trong cơng tác định
hƣớng nghề nghiệp cho học sinh..................................................................... 49
3.2.3. Nâng cao sự hiểu biết của gia đình về vấn đề định hƣớng nghề
nghiệp cho con cái ........................................................................................... 50
3.2.4. Nâng cao sự nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc
định hƣớng đúng nghề nghiệp trong tƣơng lai ................................................ 51
3.2.5. Các chính quyền đoàn thể ở địa phƣơng quan tâm hơn nữa đối với
công tác định hƣớng nghề nghiệp cho thanh niên trên địa bàn....................... 53
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tƣơng lai của một ngƣời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi ngƣời họ.
Điều quan trọng khơng nằm ở nghề gì kiếm đƣợc nhiều tiền hay khơng, có tạo
dựng đƣợc danh tiếng hay khơng, mà đó là nghề nghiệp có phù hợp với bản
thân hay khơng. Chỉ có sự “lành nghề”, sự “xuất sắc” trong nghề là yếu tố
quyết định đƣa tới thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng
nhất trong cuộc đời của mỗi ngƣời chúng ta.
Cuộc sống đa dạng và phong phú, khơng chỉ là có làm việc, nhƣng
nghề nghiệp lại giữ một vị trí hết sức quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi
ngƣời. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là đƣợc sống hạnh phúc, cho dù
điều muốn có đó là tiền bạc, danh vọng hay tình u thì con ngƣời sẽ có đƣợc
những gì khi bệnh nạn và đau khổ vì phải sống dật dờ không nghề nghiệp
hoặc chịu nhiều ức chế với một nghề không phù hợp chán nản nhƣng vẫn phải
làm. Hiện thực là cơm áo gạo tiền, tình yêu cho dù cao đẹp đến mấy cũng
không thể bền vững lâu dài dƣới túp lều tranh dột nát. Chính vì điều này, mặc
dù là đúng, nhƣng nó lại dẫn đến sai lầm về quan niệm nghề nghiệp: Chạy
theo nghề đƣợc gọi là “nghề sang” để có danh, chạy theo “nghề hot” để dễ
kiếm tiền, chạy theo ý thích bồng bột nhất thời mà khơng xét đến hồn cảnh,
sức khỏe và quan trọng nhất là khả năng thật sự của mình. Xem xét tố chất
của mình, khả năng của mình, mạnh ở mặt nào, có thể phát huy ở ngành nào,
nghề gì? Đây là tiêu chí quan trọng nhất: Một khi phát huy đƣợc khả năng,
việc làm có hiệu quả, sự hứng thú nghề nghiệp ngày càng tăng, cơ hội thành
công nhất định sẽ đến.
Định hƣớng nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến
tƣơng lai của mỗi cá nhân ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống sau này của mỗi con
ngƣời. Chính vì vậy vấn đề định hƣớng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông (THPT) hiện nay trở thành trở thành một trong những vấn đề rất cần
thiết, nhằm hƣớng cho các em nên lựa chọn ngành nghề nào là phù hợp với

năng lực, mong muốn của bản thân. Ngành nghề mang ý nghĩa quan trọng và
có tầm ảnh hƣởng lớn đến những bƣớc phát triển tiếp theo của cuộc đời. Theo

1


thống kê của Phòng Giáo dục chuyên nghiệp cao đẳng và đại học thuộc Sở
Giáo dục - Đào tạo TP HCM, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình
chọn học, 20% hiểu một cách tƣơng đối và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết
định của mình.
Trƣờng THPT Đơng Thụy Anh ( Thái Thụy – Thái Bình ) là một trong
những trƣờng cấp 3 có số lƣợng học sinh thi đỗ vào đại học cao đẳng nhiều
năm vào tốp 200 trƣờng trong cả nƣớc. Vì thế vấn đề định hƣớng nghề nghiệp
luôn đƣợc nhà trƣờng, các bậc phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trên địa
bàn quan tâm nhằm định hƣớng cho các em học sinh lớp 12 nói riêng và học
sinh tồn trƣờng nói chung xác định đúng khối học, ngành nghề để các em có
sự lựa chọn đúng nhất. Tuy nhiên việc định hƣớng vẫn gặp phải một số khó
khăn chƣa đƣợc thành cơng nhiều. Xuất phát từ việc định hƣớng nghề nghiệp
cho học sinh THPT Đơng Thụy Anh ( Thái Thụy – Thái Bình ) tác giả đã
chọn đề tài “ Định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông
Thụy Anh ( huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình ). Thực trạng và giải pháp
.” Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh
trƣờng THPT Đông Thụy Anh ( Thái Thụy – Thái Bình ).
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề định hƣớng nghề nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng đối
với học sinh THPT nói riêng và thanh thiếu niên nói chung khi mà tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm hay làm trái ngành nghề ngày càng phổ biến ở
nƣớc ta. Trong một vài năm gần đây các nghiên cứu về vấn đề định hƣớng
nghề nghiệp cho học sinh THPT ngày càng nhiều và cụ thể.
Vào năm 2003 tác giả Phạm Mạnh Hà với nghiên cứu “ Thực trạng

chọn nghề của học sinh lớp 12 trƣờng THPT số 1 Bát Xát, Lào Cai”, tiến
hành nghiên cứu trên 120 học sinh. Kết quả thu đƣợc là thực trạng chọn nghề
của học sinh ở đây còn cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, đây đƣợc xem là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp.
Năm 2007 tác giả Lƣơng Thị Khánh Ly với cơng trình “Đặc điểm tâm
lí học sinh THPT ” , Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chuyên ngành
Tâm lý học. Với đề tài này tác giả đã làm rõ những đặc điểm tâm sinh lý lứa

2


tuổi THPT. Từ đó đƣa ra những giải pháp định hƣớng cho quá trình phát triển
của học sinh THPT.
Đến năm 2011 tác Nguyễn Phƣơng Toàn với Luận văn về “ Khảo sát
các yếu tố tác động đến việc chọn trƣờng của học sinh lớp 12 trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ”. Cơng trình đã đánh giá thực trạng những
nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến vấn đề định hƣớng nghề nghiệp
của học sinh THPT.
Đến năm 2013, Đỗ Thị Ngọc Chi với luận văn “ Định hƣớng nghề
nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. ( Nghiên cứu
trƣờng hợp tại trƣờng THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng) – Đại học
Quốc gia Hà Nội – trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Kết quả cho
thấy những bất cập trong việc giáo dục và triển khai các biện pháp định
hƣớng nghề nghiệp cho học sinh không chỉ về phía nhà trƣờng mà cịn chịu sự
chi phối mạnh về phái gia đình và các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng.
Năm 2014 Trần Thị Dƣơng Liễu với luận văn “ Định hƣớng nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trƣờng đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh”. Cơng trình đã làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh
hƣởng đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học,
một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác định hƣớng nghề nghiệp ở các

trƣờng Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ Trần Ngọc Trà Ninh, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn chuyên ngành Xã hội học với đề tài “ Vai trò của cha mẹ trong việc
định hƣớng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình cơng nhân lao động ở
thành phố Hà Nội “ năm 2013. Với cơng trình này tác giả đã làm rõ vai trị
của gia đình trong cơng tác định hƣớng nghề nghiệp cho con cái, thực trạng
và những yếu tố tác động tới quá trình định hƣớng.
Bài thuyết trình của diễn giả Nguyễn Quốc Chiến với chủ đề “ Định
hƣớng nghề nghiệp theo sở thích.” Qua đây tác giả đã làm rõ những vấn đề về
định hƣớng nghề nghiệp, vai trò của việc định hƣớng nghề nghiệp theo năng
lực, nguyện vọng của bản thân ngƣời đƣợc định hƣớng.
Quyết định số 522/QĐ – TTG ngày 14/5/2018 của thủ tƣớng chính phủ
3


phê duyệt đề án “ Giáo dục hƣớng nghiệp và định hƣớng phân luồng học sinh
trong giáo dục phổ thông gia đoạn 2018 – 2025”. Đề án nhằm tạo những bƣớc
đột phá về chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp trong giáo dục phổ thơng, góp
phần chuyển biến mạnh mẽ cơng tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
và trung học phổ thơng vào học ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đáp ứng nhu cầu nâng cao
chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nhìn chung qua các cơng trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy đƣợc
một bức tranh về thực trạng nghề nghiệp và ít nhiều nêu bật lên sự cấp thiết
của vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cho các đối tƣợng lao động nói chung và
học sinh THPT nói riêng. Tuy nhiên các cơng trình chỉ nghiên cứu từng khía
cạnh của vấn đề định hƣớng mà chƣa nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề
định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu của các
cơng trình trên, đặc biệt là những vấn đề lý luận là những tƣ liệu khoa học
quý sẽ đƣợc tiếp thu có chọn lọc trong q trình viết khóa luận này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cho
học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh ( huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình )
đề tài làm rõ đƣợc thực trạng của việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh
trƣờng THPT Đơng Thụy Anh. Từ đó đƣa ra các giải pháp thực hiện tốt việc
định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, làm rõ vấn đề lý luận về định hƣớng nghề nghiệp cho học
sinh THPT
- Thứ hai, làm rõ thực trạng vủa việc định hƣớng nghề nghiệp cho học
sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh ( huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình )
- Thứ ba, đƣa ra một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng việc định
hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh ( huyện Thái
4


Thụy – tỉnh Thái Bình ).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về sự định hƣớng nghề nghiệp cho học
sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh ( Thái Thụy – Thái Bình ) từ năm 2015
đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh
trƣờng THPT Đông Thụy Anh thực trạng và giải pháp từ năm 2015 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Khóa luận đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phƣơng pháp cụ thể:

phƣơng pháp logic - lịch sử, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, thống kê xã
hội học,...
6. Ý nghĩa của khóa luận
- Đề tài đƣa ra đƣợc một số giải pháp cơ bản cho công tác định hƣớng
nghề nghiệp đối với học sinh THPT Đông Thụy Anh đạt hiệu quả cao hơn
nhằm giúp các em học sinh lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp nhất sau khi
tốt nghiệp THPT.
- Đề tài góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động
định hƣớng nghề nghiệp đối với học sinh nói chung và học sinh THPT Đơng
Thụy Anh nói riêng.
7. Kết cấu của khố luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá
luận bao gồm 3 chương, 6 tiết.

5


Chƣơng 1
HỌC SINH TRƢỜNG THPT VÀ VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT
1.1. Đặc điểm học sinh THPT
1.1.1. Khái niệm học sinh THPT
“ Học sinh trung học phổ thơng là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu
tuổi thanh niên ( từ 15, 16 đến 17, 18 tuổi )”[21, tr.3]. Theo tâm lí học lứa
tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc
khi bƣớc vào tuổi mới. Tuổi thanh niên là thời kì từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi
trong đó chia ra làm hai thời kì :
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi : Giai đoạn đầu tuổi thanh niên ( giai đoạn học
sinh THPT )
Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi : Giai đoạn hai của tuổi thanh niên ( giai đoạn

thanh niên, sinh viên )
Khi xem xét các yếu tố tác động đến việc hình thành các đặc điểm phát
triển ở lứa tuổi này, xuất phát từ những quan niệm, những trƣờng phái khác
nhau đã có nhiều lí luận khác nhau về lứa tuổi thanh niên.
Các lí luận tâm lí học tập trung xem xét những quy luật tiến hóa của
tâm lí là cái cơ bản để quyết định sự phát triển các nhà phân tâm học quan
tâm nhiều đến sự phát triển của tính dục và sự chi phối của nó đối với sự phát
triển của lứa tuổi này.
Các nhà xã hội học lại chú ý trƣớc hết đến tính xã hội hóa của giai đoạn
phát triển này và coi mức độ xã hội hóa của mỗi cá thể là tiêu chí chủ yếu
quyết định sự phát triển này. Có nhiều nhà tâm lí học hiện đại cho rằng cần
nghiên cứu lứa tuổi học sinh THPT một các phức tạp, các yếu tố sinh học,
phân tâm học và xã hội học đều đƣợc xem xét và xác định rõ vai trị vị trí của
nó, tìm ra những quy luật hoạt động bên trong cũng nhƣ những mối tác động
qua lại của chúng.
1.1.2. Đặc điểm của học sinh THPT

6


Học sinh trung học phổ thông thƣờng là ở giai đoạn đầu của tuổi thanh
niên tức là từ 14, 15 tuổi đến 18 tuổi. Đây là độ tuổi có những thay đổi về cơ
thể cũng nhƣ suy nghĩ và nó thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tƣợng, nó đƣợc giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn
và phức tạp vì khơng phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển
tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trƣởng thành về mặt xã hội. Có
nghĩa là sự trƣởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động
sẽ khơng trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các
nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải
kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên

trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển
của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trƣởng
đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trƣớc, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết
thúc sớm hơn khoảng 2 năm vì vậy tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp,
thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trƣởng thành thực sự về mặt
xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới
hạn lứa tuổi mang tính khơng xác định (ở mặt này các em đƣợc coi là ngƣời
lớn, nhƣng mặt khác thì lại khơng). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là
một hiện tƣợng tâm lý xã hội.
* Đặc điểm về sự phát triển thể chất
“ Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ
thể. Sự phát triển thể chất đã bƣớc vào thời kì phát triển bình thƣờng, hài hịa,
cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của ngƣời trƣởng thành,
nhƣng sự phát triển của các em còn kém so với ngƣời lớn. Các em có thể làm
những cơng việc nặng của ngƣời lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát
triển tới mức cao. Khả năng hƣng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có
thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tƣ duy ngơn ngữ
và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ
bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống nhƣ ở tuổi thiếu niên” [28].
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn
tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất
7


sung sức, nên ngƣời ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể
chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách
đồng thời nó cịn ảnh hƣởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.
Nhƣ vậy, ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng ngƣời lớn, có
những nét của ngƣời lớn nhƣng chƣa phải là ngƣời lớn, còn phụ thuộc vào

ngƣời lớn. Thái độ đối xử của ngƣời lớn với các em thƣờng thể hiện tính chất
hai mặt đó là : Một mặt ngƣời lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn và địi
hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý.
Nhƣng mặt khác lại địi hỏi các em phải thích ứng với những đòi hỏi của
ngƣời lớn [28].
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
“ Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển
trí tuệ. Do cơ thể các em đã đƣợc hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát
triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ” [28].
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định
giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu
học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Các
em cũng hiểu đƣợc rất rõ trƣờng hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng
chữ, trƣờng hợp nào cần diễn đạt bằng ngơn từ của mình và cái gì chỉ cần
hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhƣng ở một số em cịn ghi nhớ đại khái chung
chung, cũng có những em có thái độ coi thƣờng việc ghi nhớ máy móc và
đánh giá thấp việc ơn lại bài [28].
Hoạt động tƣ duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Ở tuổi này các
em đã có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập và sáng
tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa phát triển cao
giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp. Các em thích khái
qt, thích tìm hiểu những quy luật và ngun tắc chung của các hiện tƣợng
hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Trƣớc một vấn đề các em thƣờng
đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một
cách sâu sắc hơn [28].
Nhìn chung tƣ duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí
8


tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết

vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn tồn tại
nhƣợc điểm là chƣa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân và
còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy ngƣời giáo viên cần hƣớng dẫn,
giúp đỡ các em tƣ duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc
và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của học
sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của
giáo viên nói riêng và của nhà trƣờng nói chung.
* Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học
sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm
tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục
đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý,
những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về
cái tôi hiện tại của mình mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tƣơng
lai. Các em khơng chỉ chú ý đến vẻ bên ngồi mà cịn đặc biệt chú trọng tới
phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hƣớng phân tích và đánh giá bản thân
mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. [28]
Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu
sắc nhƣng bên cạnh đó vẫn cịn chƣa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ
của ngƣời lớn. Một mặt, ngƣời lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác
phải giúp các em hình thành đƣợc biểu tƣợng khách quan về nhân cách của mình
nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em đƣợc đúng đắn hơn, tránh những lệch
lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em
có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
* Sự hình thành thế giới quan
“ Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì
các em sắp bƣớc vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá
để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử,
những định hƣớng giá trị về con ngƣời. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề


9


nhƣ: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân
với tập thể, giữa cống hiến với hƣởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách
nhiệm” [28].
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tƣởng sống
cho mình, biết xây dựng hình ảnh con ngƣời lý tƣởng gần với thực tế sinh
hoạt hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết
xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhƣng
có khi các em lại thiếu tin tƣởng vào những hành vi đó. Vì vậy, giáo viên phải
khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tƣởng còn lệch lạc để giúp
các em chọn cho mình một hình ảnh lý tƣởng đúng đắn để phấn đấu vƣơn lên.
* Xu hướng về nghề nghiệp trong tương lai
Lúc này học sinh THPT đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội
trong tƣơng lai cho bản thân và các phƣơng thức để có thể đạt tới vị trí xã hội
ấy. Xu hƣớng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều
chỉnh hoạt động của các em [28] . Càng cuối cấp học thì xu hƣớng nghề
nghiệp càng đƣợc thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định. Nhiều em biết gắn
những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu
cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các
em cịn phiến diện, hạn chế và chƣa đầy đủ, vì vậy cơng tác định hƣớng
nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Qua đó sẽ giúp cho học sinh có
thể lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực, nguyện vọng và phù
hợp với yêu cầu của xã hội. Chính vì sự phát triển về xu hƣớng nghề nghiệp
trong thời kì này mà nhà trƣờng phổ thơng cần phải phối hợp với gia đình và
các tổ chức xã hội đƣa ra các định hƣớng về nghề nghiệp cho học sinh THPT,
để cho các em có thể xác định đƣợc nghề nghiệp phù hợp với khả năng mong
muốn của bản thân mình. Từ đó giúp các em đƣa ra đƣợc những quyết định

đúng đắn về việc lựa chọn ngành nghề trong tƣơng lai, giúp các em có thể
phát huy đƣợc hết khả năng của bản thân.
1.2. Lý luận về định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT
1.2.1. Khái niệm định hướng nghề nghiệp
* Khái niệm nghề nghiệp
10


“ Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào
tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội
”[19, tr. 17]
“ Nghề bao gồm nhiều chuyên môn” . Chuyên môn là một lĩnh vực lao
động sản xuất hẹp mà ở đó, con ngƣời bằng năng lực thể chất và tinh thần của
mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lƣơng thực, công cụ lao
động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với
tƣ cách là những phƣơng tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
“Nghiệp là sự cống hiến hết mình cho nghề”. Ai cũng biết nghề nào thì
nghiệp đó. Có chun mơn thì sẽ có nghề tƣơng xứng, nhƣng có nghề chƣa
hẳn đã có nghiệp và có nghề rồi mà khơng có nghiệp thì nghề cũng khơng tồn
tại một cách sn sẻ đƣợc [19, tr. 18]
Trên thế giới hiện nay có trên dƣới 2000 nghề với hàng chục nghìn
chun mơn. Ở Liên Xô trƣớc đây, ngƣời ta đã thống kê đƣợc 15.000 chun
mơn, cịn ở nƣớc Mỹ, con số đó lên tới 40.000. Nghề nghiệp trong xã hội
không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống nhƣ
một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong.
* Khái niệm định hướng nghề nghiệp
“Định hƣớng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục
đƣợc thiết kế để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học với các thông tin
và kinh nghiệm để chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một môi trƣờng

luôn thay đổi nền kinh tế, xã hội và môi trƣờng cần thiết” [19, tr. 29]
Nhƣ vậy, căn cứ vào khái niệm định hƣớng nghề nghiệp trên ta có nhận
thấy rằng:
Đối tƣợng của việc định hƣớng nghề nghiệp: Các cá nhân ở cấp trung học,
việc xác định rõ đƣợc đối tƣợng sẽ giúp công tác định hƣớng mang lại hiệu
quả hơn.
Mục đích của việc định hƣớng nghề nghiệp: Cung cấp cho những cá nhân
đó nguồn thơng tin, kiến thức, sự hiểu biết, kĩ năng về nghề nghiệp, đƣa ra

11


những sự định hƣớng về nghề nghiệp. Từ đó giúp họ có những sự lựa chọn
đúng đắn, phù hợp với năng lực, nguyện vọng, mong muốn, phù hợp với xu
hƣớng nghề nghiệp của xã hội và với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân.
Chủ thể của định hƣớng nghề nghiệp: Từ đối tƣợng là các cá nhân ở cấp
trung học thì ta có thể đƣa ra đƣợc chủ thể của việc định hƣớng nghề nghiệp
là: Nhà trƣờng, gia đình, các tổ chức xã hội và chính bản thân các cá nhân đó.
Việc xác định đƣợc chủ thể sẽ giúp cho việc đƣa ra các giải pháp định hƣớng
thuận lợi, hiệu quả.
1.2.2. Vai trò của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
“ Theo các chuyên gia hƣớng nghiệp, muốn có nghề nghiệp hợp lý phải
thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề nghiệp. Đỉnh thứ nhất chính là
đam mê, yêu thích, muốn sống chung cả đời với nghề nghiệp đó. Thứ hai là
năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân và thứ ba đó là cơ hội nghề
nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trƣờng lao
động và xây dựng mạng lƣới chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học”
[17]. Nhìn vào thực trạng hiện nay các học sinh phổ thông lựa chọn nghề
nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích và lời khun của gia đình, chứ chƣa thực sự
nắm đƣợc khả năng của mình có phù hợp với nghề nghiệp hay khơng. Điều

này dẫn đến tình trạng nhiều bạn khơng tìm đƣợc việc làm sau khi ra trƣờng,
điều này làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ của
đất nƣớc.
Việc định hƣớng nghiệp hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành
giáo dục mà là vấn đề chung của tồn xã hội bởi học sinh THPT chính là
nguồn nhân lực tƣơng lai của đất nƣớc. Là yếu tố quan trọng trong định hình
nền kinh tế xã hội trong tƣơng lai.
Hiện nay việc định hƣớng nghề nghiệp đóng vai trị quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục nhất là ở bậc trung học phổ thông. Đối với các em học sinh
trung học phổ thông việc chọn đúng nghề nghiệp trong tƣơng lai sẽ giúp ích
cho việc các em sẽ phát triển đƣợc hết khả năng của bản thân đạt hiệu quả cao
trong công việc sau này. Tuy nhiên tự các em sẽ gặp khó khăn trong việc xác
định nghề nghiệp mình ƣa thích và phù hợp với khả năng của mình. Chính vì

12


thế việc định hƣớng nghề nghiệp cho các em là rất cần thiết không thể thiếu
trong giai đoạn hiện nay. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng gia đình
và các ban ngành đồn thể nơi các em theo học trên cơ sở phù hợp với nguyện
vọng khả năng của các em học sinh trong việc định hƣớng nghề nghiệp. Dƣới
sự định hƣớng nghề nghiệp đối với học sinh các em sẽ lựa chọn đƣợc đúng
ngành nghề mình mong muốn từ đó q trình học để thành nghề sẽ đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất.
Nghề nghiệp là cái gắn với cuộc đời của mỗi con ngƣời, nó quyết định sự
thành bại của bản thân. Định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cho con
ngƣời có một cuộc sống tốt đẹp trong tƣơng lai. Chính vì thế lại càng khẳng
định tầm quan trọng của việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông hiện nay.


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Học sinh THPT là đối tƣợng ở độ tuổi có những thay đổi đặc điểm tâm
sinh lí. Ở tuổi này các em có những suy nghĩ rất phức tạp, nếu khơng có sự
quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội thì các em sẽ có những hƣớng đi
sai lệch. Ở độ tuổi các em là tuổi chuẩn bị bƣớc ra khỏi vòng tay của bố mẹ
và tự bƣớc đi trên đơi chân của mình. Trong hiện trạng xã hội Việt Nam hiện
nay để tƣơng lai một ngƣời có những thành cơng nhất định thì việc tìm một
việc làm phù hợp là vấn đề quan trọng. Vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cho
thanh niên nói chung và cho lứa tuổi học sinh THPT nói riêng đã và đang trở
thành vấn đề đƣợc xã hội quan tâm. Qua tìm hiểu chúng ta có thể thấy rằng
vấn đề này đóng vai trị rất quan trọng đối với sự thành bại của một đời ngƣời.
Đối với đối tƣợng là học sinh THPT đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của lựa
chọn nghề nghiệp cho bản thân thì cần có sự quan tâm của gia đình, nhà
trƣờng và xã hội để các em có những định hƣớng nghề nghiệp phù hợp với
năng lực của bản thân, điều kiện hồn cảnh gia đình. Tránh việc lựa chọn sai
lầm để không hối hận trong tƣơng lai.
Trên thực tế có rất nhiều trƣờng THPT trên cả nƣớc nhận thức đƣợc
tầm quan trọng của công tác định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trong đó

13


có trƣờng THPT Đơng Thụy Anh. Trong vấn đề hƣớng nghiệp đối với học
sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh nhà trƣờng, gia đình và chính quyền đồn
thể trên địa bàn đã gặt hái đƣợc những thành tựu nhất định và còn tồn tại
những hạn chế cần đƣợc khắc phục. Vấn đề này sẽ đƣợc tác giả trình bày rõ ở
chƣơng 2.

14



Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC
SINH TRƢỜNG THPT ĐÔNG THỤY ANH
2.1. Vài nét về trƣờng trung học phổ thông Đông Thụy Anh
Trƣờng THPT Đông Thụy Anh thuộc tỉnh Thái Bình nơi có lịch sử
truyền thống lâu đời. Sau gần nửa thế kỷ xây dựng và trƣởng thành, từ những
năm tháng chiến tranh vô cùng ác liệt đến khi đất nƣớc hồ bình, đổi mới và
phát triển, các thế hệ thầy và trị trƣờng THPT Đơng Thụy Anh ln cố gắng
phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình: chất lƣợng dạy và
học của thầy và trò ngày một nâng cao, trên 30.000 học sinh dƣới sự dạy bảo
tận tình của các thế hệ thầy cô đã trƣởng thành, đang học tập và công tác trên
khắp mọi miền của Tổ quốc, trở thành những cơng dân tốt, có ích cho xã
hội.Với những thành tích đã đạt đƣợc, nhà trƣờng liên tục đạt danh hiệu “ tập
thể lao động xuất sắc”, nhiều năm đƣợc Bộ Giáo dục- đào tạo tặng bằng khen,
và đƣợc chủ tịch nƣớc tặng thƣởng “ Huân chƣơng lao động hạng Ba”. Đó là
niềm vinh dự, tự hào cũng nhƣ nguồn động viên, khích lệ cho những cống
hiến của tập thể thầy, trị và các bậc phụ huynh trong tồn trƣờng [30]
Năm 2011 trƣờng Trung học phổ thông Đông Thụy Anh chuyển về cơ
sở mới tại xã Thụy Hà huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Hiện nay về cơ cấu
tổ chức, cơ sở vật chất của nhà trƣờng đã hoàn thiện hơn. Mơ hình hoạt động
của trƣờng là chất lƣợng cao, đội ngũ giáo viên gồm 100% giáo viên tốt
nghiệp Đại học trong đó 15% có trình độ Thạc sĩ. 100% giáo viên có năng lực
chun mơn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong
cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh [30]
Từ năm 2015 đến nay trƣờng THPT Đông Thụy Anh tiếp tục hoàn
thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sau khi chuyển sang cơ sở mới, Nhà
trƣờng đã hoàn thiện thêm một dãy nha 4 tầng để đáp ứng nhu cầu học tập của
các em học sinh. Đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao chất lƣợng về chun
mơn và nghiệp vụ, hàng năm đều có các thầy cô tham gia và đạt giả giáo viên

dạy giỏi cấp tỉnh. Về phía ban giam hiệu có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cụ
thể là: năm 2018 thầy Trƣơng Kim Hiển lên nhận chức Hiệu trƣởng thay cho

15


thầy Phạm Quốc Bình. Trong những năm gần đây các hoạt động của Nhà
trƣờng đều diễn ra sôi nổi, số lƣợng học sinh đều dao động khoảng 2000 HS
với 3 khối lớp 10,11,12. Tỉ lệ thi khối 10 vào trƣờng vẫn ở mức ổn định. Từ
năm 2015 dƣới sự đổi mới của Bộ GD – ĐT về phƣơng pháp thi THPT quốc
gia, số lƣợng học sinh thi đỗ tốt nghiệp của trƣờng cụ thể là khoảng 90 – 95%
thuộc mức cao của huyện. Nhà trƣờng khơng ngừng hồn thiện, đổi mới và
phát triển để đáp ứng đƣợc những yêu cầu của Bộ GD – ĐT nói riêng và của
xã hội nói chung.
Mục tiêu đào tạo: “Xây dựng nhà trƣờng thành một đơn vị giáo dục
chất lƣợng cao, giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức và trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động, sáng tạo, ý chí vƣơn lên và khả năng thích ứng cao, trang bị kiến thức
cơ bản theo tiêu chuẩn kiến thức của Bộ GD-ĐT, đảm bảo đạt điểm cao trong
các kì thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia” [30]
Phƣơng châm giáo dục: “Quan tâm giáo dục toàn diện, kết hợp giáo
dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực
hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, ngoại
khóa và bồi dƣỡng học sinh có năng khiếu, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tƣởng sáng tạo, mỗi khả
năng tiềm ẩn của các em, tăng cƣờng khả năng thuyết trình, làm việc độc lập,
làm việc theo nhóm để mỗi học sinh đƣợc thành công trong học tập và cuộc
sống, quan tâm đến vấn đề tâm lý học đƣờng thông qua việc phối hợp với các
trung tâm tƣ vấn tâm lý giáo dục giúp các em học sinh có tâm thế học tập thân
thiện, tự tin, thoải mái” [30].

2.2. Một số thành tựu trong công tác định hƣớng nghề nghiệp cho học
sinh THPT Đông Thụy Anh
Từ xƣa đến nay, học tập luôn là con đƣờng ngắn nhất để chúng ta chạm
tới thành công. Việc học tập tốt sẽ giúp mỗi con ngƣời sẽ tìm kiếm đƣợc một
cơng việc phù hợp với bản thân từ đó có thể phát triển sự nghiệp, ổn định
cuộc sống của bản thân, góp phần phát triển đất nƣớc. Thế nhƣng trong thời kì
hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự nghiệp công nghiệp

16


hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thì vấn đề nghề nghiệp đã trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là rất lớn và đối tƣợng thất
nghiệp cao nhất rơi vào độ tuổi thanh thiếu niên. Vậy từ đó chúng ta có thể
nhận thấy đƣợc rằng khâu định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT là rất
quan trọng, nếu làm tốt bƣớc này thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ đƣợc giảm thiểu rất
nhiều. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc định hƣớng nghề nghiệp cho
học sinh, các nhà trƣờng THPT đã có những biện pháp, kế hoạch để định
hƣớng học sinh của mình. Để bắt kịp với xu thế hiện nay, nhà trƣờng THPT
Đông Thụy Anh ( Thái Thụy - Thái Bình ) cũng đã thực hiện cơng tác hƣớng
nghiệp cho học sinh trong trƣờng đặc biệt là học sinh khối 12 để cho các em
có những hành trang, hƣớng đi đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp
trong tƣơng lai tránh lãng phí nguồn nhân lực cho đất nƣớc.
2.2.1. Hoạt động định hướng nghề nghiệp của Nhà trường THPT Đông
Thụy Anh đối với học sinh
Nhà trƣờng THPT Đông Thụy Anh có đội ngũ giáo viên dày dặn kinh
nghiệm giảng dạy bao gồm 81 ngƣời chia thành 8 tổ chuyên môn. Nhà trƣờng
có hơn 2000 học sinh đƣợc chia làm 3 khối: 10, 11, 12, mỗi khối đƣợc chia
làm 13 lớp phân theo điểm đầu vào của trƣờng, số thành viên trong một lớp
giao động từ 35 – 40 em. Công tác hƣớng nghiệp của nhà trƣờng trong những

năm gần đây sát sao hơn, đối tƣợng là học sinh toàn trƣờng để các em có
những định hƣớng cho riêng mình từ sớm, nhƣng tập trung hơn là khối 12.
Chính vì coi trọng công tác định hƣớng nghề nghiệp mỗi năm nhà trƣờng
THPT Đơng Thụy Anh đều vào top 200 trƣờng có tỉ lệ đỗ đại học cao trong
cả nƣớc.
2.2.1.1.Thành tựu đạt được
* Giáo viên và các tổ chức đoàn thể trường THPT Đơng Thụy Anh có thái
độ rất coi việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh rất đƣợc coi trọng ở trƣờng
THPT Đông Thụy Anh. Các giáo viên trong trƣờng, các tổ chức đoàn thể đa
số đều rất quan tâm tới vấn đề này. Thầy giáo Trƣơng Kim Hiển hiệu trƣởng
trƣờng THPT Đông Thụy Anh cho hay “ Trong những năm gần đây nhà

17


trƣờng luôn đề cao vấn đề hƣớng nghiệp cho học sinh trong trƣờng nói chung
và đặc biệt là học sinh lớp 12 nói riêng để giúp các em có những lựa chọn
đúng đắn cho tƣơng lai sau này tránh tình trạng chọn nghề nghiệp không phù
hợp với năng lực bản thân” [25]
Qua điều tra về ý thức, thái độ của giáo viên và các tổ chức đoàn thể
trong trƣờng THPT Đông Thụy Anh đối với việc định hƣớng nghề nghiệp cho
thấy phần lớn các giáo viên và tổ chức đoàn thể việc định hƣớng nghề nghiệp
cho học sinh rất quan trọng. Có 76% giáo viên và 75% cán bộ giáo viên trong
các tổ chức đoàn thể cho rằng vấn đề định hƣớng nghề nghiệp rất quan trọng,
20% giáo viên và 25% cán bộ giáo viên trong tổ chức đoàn thể chọn mức độ
quan trọng.

Đối tƣợng


Mức độ
Rất quan
Quan
trọng
trọng

Giáo viên

Bình
thƣờng

Khơng
quan trọng

38/50

10/50

2/50

0/50

15/20

5/20

0/20

0/20


( Phiếu hỏi / 50 )
Các tổ chức đoàn
thể
( Phiếu hỏi / 20 )
Bảng 2.1. Bảng số liệu thể hiện sự đánh giá của giáo viên và các tổ chức
đoàn thể trong trƣờng về mức độ quan trọng của việc định hƣớng nghề
nghiệp cho học sinh.
* Các giáo viên và tổ chức đồn thể trong trường THPT Đơng Thụy Anh đã
được cung cấp những kĩ năng, kiến thức để trở thành những người định
hướng, dẫn dắt cho học sinh chọn đúng ngành nghề phù hợp với khả năng
của bản thân
Nhà trƣờng đã và đang tổ chức những buổi tập huấn theo học kì dành
riêng cho cán bộ, giáo viên cung cấp những kiến thức thực tế về xu hƣớng

18


nghề nghiệp hiện tại của xã hội. Để từ đó các giáo viên và tổ chức đồn thể có
những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, xu thế nghề nghiệp hiện tại. Qua
đó có thể đƣa ra những định hƣớng đúng đắn nhất cho học sinh của trƣờng
mình.
Ngồi việc đáp ứng đầy đủ về kiến thức thì việc tập huấn về kĩ năng tổ
chức công tác định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh đối với các giáo viên và
tổ chức đoàn thể trong trƣờng là thực sự cần thiết. Đối với mỗi giáo viên và
các tổ chức đồn thể thì việc tổ chức ra đƣợc những chƣơng trình mang lại sự
thu hút cho đối tƣợng tham gia đòi hỏi ở họ có những kĩ năng, cách thức và
biện pháp thực hiện. Việc bồi dƣỡng những kĩ năng này không thể thiếu và
song song với việc bồi dƣỡng kiến thức trong công tác định hƣớng nghề
nghiệp cho học sinh.
Bên cạnh việc tổ chức các buổi tập huấn ở tại trƣờng cho các giáo viên

và các tổ chức đồn thể thì Nhà trƣờng THPT Đơng Thụy Anh cịn cắt cử một
số giáo viên đi tham gia các chƣơng trình định hƣớng nghề nghiệp của một số
trƣờng lân cận nhằm mục đích chia sẻ, tiếp thu kinh nghiệm trong công tác
định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh.
Đối với các giáo viên trong trƣờng ln có sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
trong việc tiếp thu thêm những kiến thức về nghề nghiệp, kinh nghiệm tổ
chức các buổi định hƣớng nghề nghiệp hay các kĩ năng định hƣớng nghề
nghiệp cho học sinh. Từ đó việc trau dồi kiến thức, kĩ năng của các giáo viên
và tổ chức đồn thể trong trƣờng THPT Đơng Thụy Anh ngày một hoàn thiện
hơn đem lại hiệu quả cao trong công tác định hƣớng nghề nghiệp.
Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm là ngƣời gần gũi và hiểu học sinh của
mình, nắm rõ đƣợc những tâm tƣ nguyện vọng của học sinh chất chính vì thế
cơng tác hƣớng nghiệp do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện sẽ mang lại
hiệu quả rất cao. Cô Tống Thị Thƣơng giáo viên dạy văn và chủ nhiệm lớp
12A8 cho hay: “ Việc đƣa vấn đề định hƣớng nghề nghiệp vào các tiết sinh
hoạt là hợp lí và mang lại hiệu quả nhất định. Trong tiết định hƣớng đó giáo
viên sẽ chuẩn bị các bộ câu hỏi hay kiến thức về các nghề để có thể giải đáp
các thắc mắc cho học sinh. Ủng hộ, khuyến khích các em đƣa ra câu hỏi, nói

19


×