Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích tư tưởng văn học phương đông qua hai bài thơ cáo tật thị chúng và thị đệ tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.88 KB, 6 trang )

Phân tích tư tưởng văn học phương Đông qua hai bài thơ Cáo tật thị chúng và
Thị đệ tử
1. Thiên nhiên
2. Thời gian tuần hoàn, vòng tròn
3. Tư tưởng vô thường
Xuân khứ bách hoa lạc,

Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô,

Xuân đáo bách hoa khai.

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Sự trục nhãn tiền quá,

Nhậm vận, thịnh suy vô bố uý,

Lão tùng đầu thượng lai.

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

(Thị đệ tử - Thiền Sư Vạn Hạnh)

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư)
Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền Sư) và Thị đệ tử (Vạn Hạnh) là hai bài
thơ thuộc thơ thiền thời Lý Trần. Những nhà nghiên cứu nhận định rằng thơ
thiền Lý Trần là thế giới nghệ thuật mới lạ đầy sức thu hút nhờ xây dựng trên
cái nền cơ bản là sự trực cảm tâm linh vượt khỏi tầng không gian của suy luận


và nhận thức lý trí. Nó có xu hướng vươn tới một không gian và thời gian
không có giới hạn và đạt tới sự hợp nhất không gian thời gian để phá bỏ mọi
giới hạn đối với con người. Người đọc tìm thấy trên những vần thơ ấy là nỗi
lòng, là sự suy nghiệm của các bậc Thiền sư về cõi Đạo và cõi Đời. Những
con chữ đó còn như là những lời giải đáp cho sự trăn trở, day dứt, sự loay
hoay tìm kiếm con đường đạt Đạo từ xưa đến nay của những bậc chân tu. Có
thể nhận xét khái quát rằng, Cáo tật thị chúng và Thị đệ tử mang màu sắc đặc
trưng của văn chương phương Đông.


Phương Đông là từ dùng để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba
lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, Ả
Rập, Ấn Độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất
hiện ở đây. Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các
nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự
nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà
giáo dục đạo đức, chính trị - xã hội. Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà triết
học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích
chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát
cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên. Đối tượng
của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc
là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong
(con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật. Trong khi đó phương
Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối
tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm
linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số
trường phái thiên về duy tâm.
Cùng với ảnh hưởng của hai nền triết học, hai nền văn học phương Tây và
phương Đông có phương pháp nhận thức khác nhau. Văn học phương Đông
nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Văn học phương

Tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Phương Tây thiên về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống
còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận,
khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể... Khuynh hướng nổi trội
của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân


bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn
giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...
Dưới góc nhìn của hai nhà Thiền sư thời Lý - Trần là Mãn Giác Thiền Sư
và Vạn Hạnh, ta thấy được quan niệm về nhân sinh quan mang màu sắc của
văn học phương Đông rất nổi bật. Trước hết, cả hai nhà thơ đều có tình yêu
với tự nhiên và với văn chương phương Đông, thiên nhiên luôn là nguồn cảm
hứng bất tận. Văn minh phương Tây không phát xuất từ những vùng đất bồi
đắp phù sa màu mỡ, họ sớm phải vươn ra biển, chiến đấu với đại dương bao la
nên cách ứng xử với thiên nhiên trong tư duy của họ là chinh phục để phục vụ
cho con người. Vậy nên, cảm hứng chủ đạo của văn học phương Tây là ca
ngợi con người - con người là thước đo của vạn vật. Ngược lại, từ xa xưa,
người phương Đông đã học được cách sống hài hòa với tự nhiên. Thiên nhiên
đóng vai trò rất lớn trong đời sống của cư dân nông nghiệp - đó vừa là môi
trường vừa là nguồn lợi nhưng cũng vừa là nỗi âu lo. Điều này xuất phát từ
cách cảm nhận về tự nhiên từ cổ xưa của người phương Đông về vạn vật hữu
linh. Người nguyên thủy dựa vào tự nhiên để sinh sống. Trước sức mạnh của
tự nhiên, thái độ của con người là khiếp nhược nên con người tôn sùng tự
nhiên, ngưỡng vọng tự nhiên. “Thiên nhân hợp nhất” - tư tưởng Kinh Dịch đã
trở thành tiền đề cơ bản trong cách ứng xử, nguồn cảm hứng vô tận của văn
chương phương Đông. Quan niệm triết học “Thiên nhân hợp nhất” bắt nguồn
từ Kinh Dịch: mỗi quẻ đều bao hàm đạo trời, đạo đất và đạo người; coi quy
luật của trời và quy luật của người là một. Điều đó khẳng định sự thống nhất
giữa con người và tự nhiên, con người là một phần của tự nhiên, giữa con

người và tự nhiên có mối liên quan, dung hòa nhau. Tự nhiên có trước con
người, tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, con người theo quy luật


của tự nhiên để hành động cho hợp lẽ. Bởi vậy, người phương Đông thường
lựa chọn cách sống hài hòa với tự nhiên để được thanh thản, đủ đầy.
Trong tâm thế của người phương Đông, người ta thấy một tâm hồn đối
với thiên nhiên rất sâu nặng. Trong những vần thơ của hai nhà sư trên, ta
không chỉ thấy vẻ đẹp của cảnh vật mà còn thấy một tấm lòng tha thiết với
cảnh vật. Nổi bật trong bài thơ Cáo tật thị chúng là mùa xuân của thiên nhiên
trong mối tương quan với mùa xuân của đời người:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai
…Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Thiền Sư Mãn Giác khái quát bức tranh xuân bằng những nét vẽ hoa cỏ
của đất trời: Xuân đi thì trăm hoa rụng, xuân đến thì trăm hoa nở. Mùa xuân là
mùa của sinh sôi nảy nở của vạn vật, của cái đẹp, của sự sống. Nhắc đến mùa
xuân, người ta thường lấy biểu tượng hoa đào, hoa mai. Nhà thơ kết thúc bài
kệ bằng vẻ đẹp thanh cao, kín đáo, dịu dàng của cây mai. Mai cũng là loài cây
đứng đầu trong tứ hữu của người xưa. Cành mai của Mãn Giác vẫn đẹp tươi
tắn rạng ngời bất kể thời gian đổi thay. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn
vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên
những lộc non mơn mởn. Tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, thuần khiết, mùi
thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa lấy cái khí phách của mai ví như người
quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong
gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão


mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Còn vóc dáng của hoa thì

được ví như người con gái quyền quý, khuê các.
Tâm hồn Đông phương Thiền Sư Vạn Hạnh cũng dành niềm ưu ái cho
thiên nhiên trong bài Thị đệ tử rất thiết tha:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Thân người được Thiền sư ví với những hình ảnh mong manh, dễ đổi
thay như ánh chớp trong chiều tà hoang phế, như giọt sương long lanh trên
đầu ngọn cỏ buổi sớm mai. Bốn mùa tám tiết, vạn vật biến chuyển không
ngừng, xuân qua hoa lá xanh tươi tốt, thu đến lá hoa cũng rụng rời. Thiên
nhiên là đối tượng để Thiền Sư bày tỏ cảm xúc trước cái đẹp. Thiên nhiên còn
là hình ảnh thực, vừa là một ẩn dụ về sự bừng sáng của trí tuệ giữa khoảng
không bao la của vũ trụ - tâm hồn. Đọc thơ Thiền ta gặp sự thanh vắng trong
trẻo của thiên nhiên. Thiên nhiên hiện hữu không đơn giản chỉ là tình yêu tạo
vật mà là điểm tựa bình yên vĩnh cửu. Cái đẹp trong trẻo hiện lên qua giọt
sương trên ngọn cỏ. Một giọt sương lấp lánh ánh đời. Nó đẹp đấy nhưng mong
manh làm sao. Nó có đấy nhưng không biết sẽ rơi lúc nào, sự sống của nó
cũng ngắn ngủi lắm. Chỉ cần một vệt nắng, một làn gió hay một cú chạm bất
ngờ thì nó tan ngay. Phải là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế với những xê
dịch nhỏ ở vẻ đẹp đất trời thì sư Vạn Hạnh mới đúc kết được một ý thơ hay và
đẹp đến như vậy.


Văn học phương Đông không chỉ đề cao quan niệm “Thiên nhân hợp
nhất” mà còn nghiêng về thời gian thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần
hoàn. Quy luật vòng tròn tuần hoàn thể hiện rất rõ trong cả hai bài thơ Cáo tật
thị chúng và Thị đệ tử. Thời gian vũ trụ vạn vật mà Mãn Giác Thiền Sư cảm
nhận là vòng thời gian tuần hoàn: “Xuân khứ bách hoa lạc. Xuân đáo bách hoa
khai”. Đó chính là một thực tại tự nhiên của trời đất, một thứ "chân lý hiển

nhiên" của vũ trụ vạn vật. Tất cả đều vận hành theo cùng một qui luật muôn
thuở như thế: hết đêm đến ngày, hết mùa Đông đến mùa Xuân, trăng khuyết
lại tròn ... là một sản phẩm của tự nhiên, cho dù có được tôn xưng là "chúa tể
của muôn loài", con người cũng phải chịu sự chi phối của qui luật này.Tác giả
đã vẽ ra vòng tuần hoàn liên miên bất tận bằng cách gợi lên hình tượng hoa
rụng trước, hoa nở sau để dẫn ra những vòng đời tiếp theo của hoa. Các cặp
ngữ động từ đối nhau: khứ - đáo; lạc - khai; nhãn tiền quá - đầu thượng lai; và
các từ được dùng trùng điệp: xuân, hoa như để chỉ ra qui luật này chẳng khác
gì bánh xe luân hồi tuần hoàn mãi không dứt. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở
lại. Cành mai mới nở trong đêm chính là sự sống trở lại, cũng như dòng thời
gian bất tận luân hành. Vòng quay của tạo hóa hết đông sẽ tới xuân, trong cái
băng giá vẫn có cái hơi ấm của sự sống, cũng như kết thúc đêm tăm tối để mà
ngày mai tươi sáng. Ta cũng nhận ra được thời gian tuần hoàn trong lời dặn
của Thiền Sư Vạn Hạnh “Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô”.



×