Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kv 220kv tại ban quản lý dự án lưới điện thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU TÂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LUỚI ĐIỆN 110KV-220KV
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LUỚI ĐIỆN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU TÂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LUỚI ĐIỆN 110KV-220KV
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LUỚI ĐIỆN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. TRẦN THỊ THUỲ LINH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư
xây dựng Lưới điện 220kV-110kV tại Ban QLDA Lưới Điện TP Hồ Chí Minh”
hồn tồn do tơi thực hiện, xuất phát từ yêu cầu trong công việc học tập. Các số liệu
khảo sát có nguồn gốc rõ và các kết quả trong luận văn được thu thập qua quá trình
nghiên cứu là trung thực chưa từng được công bố trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019
Người thực hiện

Trần Thị Thu Tâm


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian theo học lớp Cao học chuyên ngành Tài chính tại Trường Đại học
Kinh tế TP Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn tận tâm của quý Thầy Cô trong
Viện Đào tạo Sau đại học, em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức quý báu, hữu
ích cho cơng việc.
Em xin được phép gửi lời tri ân đến tồn thể q Thầy Cơ đã truyền cho em kiến
thức, đặc biệt là PGS.TS. Trần Thị Thùy Linh, nguời trực tiếp huớng dẫn tôi thực
hiện luận văn, cơ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thiết thực cho luận văn
và đưa ra những góp ý giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong
sự nghiệp giảng dạy.
Học viên

Trần Thị Thu Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................................ 7
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................... 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................ 8
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................................. 9
TÓM TẮT ................................................................................................................................... 10
ABTRACT .................................................................................................................................. 11
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 4
1.4.1 Nghiên cứu định tính:........................................................................................................ 4
1.4.2 Nghiên cứu định lượng: .................................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài: ................................................................................................................ 5
1.5.1 Về lý luận .......................................................................................................................... 5
1.5.2 Về thực tiễn ....................................................................................................................... 5
Kết luận chương 1 ........................................................................................................................ 6
Chương 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ... 7
2.1 Khung lý thuyết về dự án đầu tư xây dựng ......................................................................... 7

2.1.1 Dự án đầu tư ...................................................................................................................... 7
2.1.2 Đầu tư ................................................................................................................................ 8
2.1.3 Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng .......................................................................... 8
2.1.4 Hiệu quả đầu tư ................................................................................................................. 9
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ................................................................................................. 9


2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................ 9
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................. 10
2.3 Tổng hợp nghiên cứu ........................................................................................................... 12
2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................................ 16
Kết luận chương 2 ...................................................................................................................... 19
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 21
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................... 21
3.2 Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................................... 22
3.3 Phuơng pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 23
3.3.1 Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) ........................................................................ 23
3.3.2 Nghiên cứu định luợng (nghiên cứu chính thức) ............................................................ 26
3.4 Tổng thể mẫu và mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 30
3.4.1 Tổng thể mẫu................................................................................................................... 30
3.4.2 Thu thập dữ liệu .............................................................................................................. 32
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................................... 34
3.6 Kiểm định sự khác biệt về tiến độ dự án đối với các biến nhân khẩu học ...................... 38
Kết luận chương 3 ...................................................................................................................... 38
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 39
4.1 Tổng quan về Ban ALĐ (chi tiết tại phụ lục 12)................................................................ 39
4.2 Phân tích thống kê mơ tả mẫu ............................................................................................ 39
4.3 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha ........................................................................ 40
4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 41
4.5 Phân tích tuơng quan hồi quy tuyến tính bội .................................................................... 47

4.5.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc ........................................................................ 47
4.5.2 Phân tích tuơng quan ....................................................................................................... 48
4.5.3 Hồi quy tuyến tính bội..................................................................................................... 50
4.5.4 Kiểm tra lại các giả thuyết hồi quy ................................................................................. 51
4.5.5 Phuơng trình hồi quy tuyến tính bội................................................................................ 54
4.6 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................................................... 55
4.6.1 Phân tích ảnh huởng của biến nhân khẩu học ................................................................. 56
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về vị trí cơng tác ........................................................................ 56
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về thâm niên cơng tác................................................................ 57
4.7 Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến tiến độ thực hiện dự án ............................ 57


Kết luận chương 4 ...................................................................................................................... 58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 59
5.1 Kết luận ................................................................................................................................. 59
5.2 Hàm ý chính sách cho các bên tham gia dự án .................................................................. 60
5.3 Hạn chế nghiên cứu.............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ban ALĐ

: Ban QLDA Luới điện TP Hồ Chí Minh

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng


EVN

: Tập đồn Điện lực Việt Nam

EVNHCMC : Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
GPMB

: Giải phóng mặt bằng

QLDA

: Quản lý dự án

XDCB

: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Tổng hợp giá trị giải ngân năm 2017, 2018………………..

1

Bảng 2.1

Tổng hợp các nghiên cứu.......................................................

13


Bảng 3.1

Mã hoá thang đo..................................................................

28

Bảng 4.1

Thống kê mẫu nghiên cứu…………………………………

39

Bảng 4.2

Kết quả phân tích độ tin cậy...............................................

40

Bảng 4.3

Kết quả KMO và kiểm định Barlett...................................

44

Bảng 4.4

Kết quả phân tích nhân tố..................................................

44


Bảng 4.5

Ma trận tuơng quan Pearson..............................................

49

Bảng 4.6

Kết quả phân tích hồi quy bội.............................................

51

Bảng 4.7

Hệ số R2 điều chỉnh...........................................................

53

Bảng 4.8

Bảng phân tích ANOVA...................................................

54

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định giả thuyết.............................................

55


Bảng 4.10

Kiểm định Levene với vị trí cơng tác.................................

56

Bảng 4.11

Kiểm định Levene với thâm niên cơng tác.........................

57


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Mơ hình nghiên cứu của Trần Quang Phú..........................

11

Hình 2.2

Mơ hình nghiên cứu của Vũ Quang Lãm.............................

12

Hình 2.3

Mơ hình đề xuất nghiên cứu...............................................


17

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu..........................................................

21

Hình 3.2

Mơ hình nghiên cứu chính thức.............................................

27

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1

Biểu đồ phân tán phần dư..................................................

52

Biểu đồ 4.2

Biểu đồ phân phối chuẩn của biến TD..............................

53


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

Danh sách các cơng trình 110kV-220kV.............................

67

Phụ lục 2.

Bảng khảo sát các chuyên gia..............................................

70

Phụ lục 3.

Bảng câu hỏi chính thức......................................................

73

Phụ lục 4.

Thống kê mơ tả....................................................................

77

Phụ lục 5.

Kết quả phân tích Cronbach Alpha....................................

79


Phụ lục 6.

Phân tích nhân tố khám phá................................................

84

Phụ lục 7.

Phân tích tuơng quan và hồi quy........................................

96

Phụ lục 8.

Đồ thị...............................................................................

102

Phụ lục 9.

Phân tích sự khác biệt....................................................

105

Phụ lục 10.

Danh sách chuyên gia tham gia nghiên cứu định tính...

108


Phụ lục 11.

Tổng quan về Ban ALĐ...................................................

109

Phụ lục 12.

Bảng tiến độ thực hiện dự án................................................ 112


TĨM TẮT
Trong đầu tư xây dựng thì tiến độ là một trong những yếu tố tác động lớn
đến chi phí, đến thời gian hoàn thành dự án, nhưng thực trạng của nước ta trong vài
năm gần đây thì vấn đề trễ tiến độ trong đầu tư xây dựng vẫn là đề tài luôn được
thảo luận và đánh giá. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng mơ hình gồm
các yếu tố tác động đến tiến độ dự án và đo lường mức độ ảnh huởng của các yếu tố
này đến tiến độ dự án luới điện 110kV-220kV tại Ban quản lý dự án Luới điện
Thành phố Hồ Chí Minh. Một bảng câu hỏi với 28 yếu tố đuợc xác định từ các cuộc
phỏng vấn đã gửi đến 175 chuyên gia trong xây dựng. Kết quả kiểm định mơ hình
hồi quy khẳng định 5 nhóm yếu tố có ảnh huởng cùng chiều với tiến độ thực hiện
dự án luới điện 110kV-220kV, xếp theo mức độ ảnh huởng từ mạnh đến yếu là yếu
tố chủ đầu tư; yếu tố bên ngoài; yếu tố tư vấn; yếu tố môi truờng pháp lý; yếu tố nhà
thầu. Những phát hiện này có thể giúp chủ đầu tư xây dựng mơ hình dự báo tiến độ
thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án và tránh được những tổn thất do
việc chậm tiến độ gây ra.
Từ khóa: dự án, phân tích nhân tố, tiến độ thực hiện dự án, nguyên nhân chậm trễ,
đầu tư xây dựng,



ABTRACT
In construction investment, progress is one of the factors affecting costs, time to
completion the project, but the situation of our country in recent years, the problem
of late progress in construction investment is still a topic that is always discussed
and evaluated. The objective of this study is to build a model including factors
affecting project progress and measure the influence of these factors on the progress
of the 110kV-220kV project at the Ho Chi Minh City Electricity Project
Management Board. A questionnaire with 28 elements was identified from
interviews sent to 175 experts in construction. The results of the regression model
test confirmed that 5 groups of factors have the same influence with the progress of
implementing the 110kV-220kV electricity project, rank by influence level from
strong to weak is the factor of the investor; external factors; consulting elements;
legal environmental factors; contractor factor. These findings can help investors
build models forecast the progress of project implementation to ensure the
investment effectiveness of the project and avoid losses caused by slow progress.
Keywords: project, factors analysis, project progress, cause of delay, construction
investment


1

Chương 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trong các năm 2017, 2018, khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng của
EVNHCMC giao Ban ALĐ quản lý luôn tăng theo từng năm nhằm xây dựng các
cơng trình lưới và trạm điện để đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải của Thành phố.
Cụ thể kế hoạch vốn ĐTXD của EVNHCMC giao năm 2017 là 946,620 tỷ đồng
(điều chỉnh 1.161,650 tỷ đồng), năm 2018 là 1.300 tỷ đồng (điều chỉnh 1.196,417 tỷ
đồng). Trong đó, nguồn vốn ĐTXD hàng năm phân bổ cho Ban ALĐ luôn chiếm tỷ

trọng cao trong tổng giá trị nguồn vốn ĐTXD của EVNHCMC, để xây dựng mới
các cơng trình lưới điện 220-110kV trên địa bàn Thành phố.
Số liệu thống kê theo báo cáo tổng kết năm tại Ban QLDA Lưới điện TPHCM:
Bảng 1.1: Tổng hợp giá trị giải ngân năm 2017-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Kết quả thực hiện
Năm

Tỷ lệ giá trị thực hiện

Giá trị kế hoạch

Giá trị thực hiện

2017

1.161,650

1.070,126

92,12%

2018

1.196,471

882,782

73,78%


so với giá trị KH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhìn chung trong năm 2017, 2018 giá trị thực hiện không đạt so với giá trị kế
hoạch giao do nhiều nguyên nhân trong đó có liên quan đến tiến độ thực hiện dự án.
Theo thông báo số 1016/TB-KTNN ngày 27/01/2018 về việc thơng báo kết
quả kiểm tốn tại EVNHCMC kiểm tra 04 dự án: Cáp ngầm 110kV Công nghệ cao
– Tăng Nhơn Phú – Intel, Trạm biến áp 110kV Tân Hưng và Đường dây đấu nối
(giai đoạn 2), Cáp ngầm 110kV Bến Thành – Hùng Vương, Đường dây 110kV


2

Quận 8 Chánh Hưng. Kết luận của đồn kiểm tốn một số dự án được kiểm tra đã
và đang chậm tiến độ, với một số nguyên nhân chính như sau: khó khăn vướng mắc
trong cơng tác Bồi thường GPMB, điều chỉnh thiết kế, phát sinh khối lượng, năng
lực nhà thầu thi cơng xây lắp hạn chế, ngồi ra cịn có nguyên nhân chủ quan từ
phía chủ đầu tư.
Thực hiện đúng kế hoạch góp phần giữ vững vai trị trụ cột của EVNHCMC
trong đảm bảo hạ tầng cung cấp điện đầy đủ, ổn định, cho yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội bền vững của Thành phố. Việc hoàn thành các cơng trình lưới điện 220110kV đúng tiến độ, nhất là các cơng trình cấp bách, sẽ đảm bảo nhu cầu phát triển
phụ tải điện tại khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng nguồn vốn
đầu tư đạt hiệu quả, nhưng thực tế gần đây do những khó khăn về mơi trường pháp
lý, hành chánh và mơi trường bên ngồi nhiều dự án chậm tiến độ. Việc xác định
được các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng có thể giúp cho chủ đầu tư, nhà thầu,
đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý liên quan đến cơng trình có thể đảm bảo tiến độ
thi công, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án và tránh được những tổn thất do việc
chậm tiến độ gây ra. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách tôi thực hiện đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng Lưới điện 110kV220kV tại Ban QLDA Lưới Điện TP Hồ Chí Minh” để chọn làm luận văn Thạc sỹ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm nghiên cứu các mục tiêu sau:
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
lưới điện 110kV-220kV do Ban ALĐ thực hiện.
 Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến tiến độ thực hiện dự án
đầu tư xây dựng lưới điện 110kV-220kV tại Ban ALĐ


3

 Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng lưới
điện 110kV-220kV giúp cho việc quản lý, điều hành, thực hiện dự án một cách có
hiệu quả.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nêu trên, tác giả đề xuất 3 câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:
1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng lưới điện
110kV-220kV?
2. Những yếu tố này tác động như thế nào đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây
dựng lưới điện 110kV-220kV?
3. Giải pháp giúp cải thiện tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng lưới điện
110kV-220kV?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án lưới điện 220kV-110kV tại Ban QLDA
Lưới điện TP Hồ Chí Minh.
Đối tuợng khảo sát:
Các cá nhân đã trực tiếp tham gia các dự án lưới điện 220kV-110kV tại Ban QLDA
Lưới điện TP Hồ Chí Minh bao gồm: cán bộ chuyên quản Ban ALĐ, nhà thầu, chủ
đầu tư, các đơn vị tư vấn ( tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát).
Cỡ mẫu: 175 cá nhân.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu sử dụng các báo cáo đánh giá tiến độ dự án đầu tư xây
dựng lưới điện 220kV-110kV của 50 dự án (phụ lục 1).


4

Về thời gian: Nghiên cứu giới hạn trong 5 năm (từ năm 2014-2018).
Thời gian khảo sát năm: 2019. Địa điểm: tại TP Hồ Chí Minh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được thực hiện như sau: sử dụng nghiên cứu định tính cho nghiên
cứu sơ bộ ban đầu và nghiên cứu định lượng cho nghiên cứu chính thức.
1.4.1 Nghiên cứu định tính:
Thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Thông tin thu thập từ nghiên cứu sơ
bộ nhằm điều chỉnh thang đo, thêm hoặc bớt các yếu tố phù hợp. Nghiên cứu sơ bộ
đuợc thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đối tuợng khảo sát là các cá nhân
đã tham gia dự án lưới điện 220kV-110kV tại Ban QLDA Lưới điện TP Hồ Chí
Minh.
1.4.2 Nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng, dùng kỹ
thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gởi bảng câu hỏi
thông qua các phỏng vấn viên và gởi bảng khảo sát trực tuyến đến các cá nhân (nhà
thầu, tư vấn, cán bộ công nhân viên của Ban ALĐ) đã trực tiếp tham gia các dự án
lưới điện 220kV-110kV tại Ban QLDA Lưới điện TP Hồ Chí Minh.
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất.
Sử dụng thang đo Likert 5 thứ bậc (từ 1: rất không đồng ý đến 5: rất đồng ý) để
lượng hóa.
Kết quả khảo sát sẽ được nhập liệu vào phầm mềm xử lý số liệu thống kê SPSS
25.0 để tiến hành: (1) đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo và phân
tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến tiến độ dự án; (2) tương quan và hồi quy để xây dựng phương trình mơ tả mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ các dự án lưới điện 220kV-110kV tại Ban


5

QLDA Lưới điện TP Hồ Chí Minh và (3) cuối cùng là kiểm định sự phù hợp các giả
thuyết trong mơ hình.
1.5. Ý nghĩa của đề tài:
1.5.1 Về lý luận
Luận văn đã hệ thống lại và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về tiến độ dự án, các
yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và góp phần hồn thiện phương pháp luận công tác
quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
1.5.2 Về thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh huởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây
dựng lưới điện 220kV-110kV. Kết quả phân tích hồi qui nhằm tìm ra mối quan hệ
cùng chiều giữa các yếu tố ảnh huởng đến tiến độ thực hiện dự án. Mơ hình cho
thấy năm yếu tố: Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu, Mơi truờng pháp lý, Mơi truờng
bên ngồi ảnh huởng thuận chiều đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng lưới
điện 220kV-110kV. Trong đó nhân tố ảnh huởng mạnh nhất đến tiến độ thực hiện
dự án là yếu tố chủ đầu tư với hệ số beta chuẩn hố là 0,584; thứ hai là yếu tố mơi
truờng bên ngồi với hệ số beta chuẩn hố là 0,162; thứ ba là yếu tố tư vấn với hệ
số beta chuẩn hố là 0,126; thứ tư là yếu tố mơi truờng pháp lý với hệ số beta chuẩn
hoá là 0,125 và yếu tố nhà thầu với hệ số beta chuẩn hoá là 0,123 cũng ảnh huởng
đến tiến độ thực hiện dự án. Kết quả nghiên cứu đã gợi mở những hàm ý chính
sách quan trọng cho nhà quản lý dự án để có những giải pháp cải thiện trong cơng
tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng Lưới điện 220kV-110kV, nhằm
ngăn ngừa rủi ro trong quá trình triển khai để đảm bảo tiến độ dự án của Ban Quản
lý Dự án Lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh.
Bố cục của đề tài:

Đề tài nghiên cứu này đuợc chia thành 5 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài


6

Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu truớc đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chương 1
Trong chương mở đầu trình bày lý do cần thiết của luận văn, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của đề tài và bố cục đề tài.


7

Chương 2:
KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Chương 2 nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây về tiến độ
thực hiện dự án. Đồng thời một mơ hình lý thuyết với các giả thiết cũng được xây
dựng.
2.1 Khung lý thuyết về dự án đầu tư xây dựng
2.1.1 Dự án đầu tư
PMBOK (2004) thì dự án là một nỗ lực tạm thời đuợc thực hiện để tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ hoặc kết quả duy nhất.
TS. Từ Quang Phuơng (2005) giáo trình Quản lý dự án đầu tư thì dự án là những nỗ
lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ duy nhất.
Luật đầu tư số 67/2014/QH13 đuợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 xác định:

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014 xác định: “Dự án đầu tư xây dựng là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng
để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí
xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông
qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Từ các định nghĩa nêu trên có thể rút ra những đặc điểm của một dự án phải cần đó
là thời gian thực hiện của dự án phải được ấn định trước bao gồm thời điểm bắt đầu
và thời điểm kết thúc. Ngoài ra sản phẩm, hay dịch vụ cuối cùng của một dự án phải
là duy nhất, dự án khơng mang tính chất lặp đi lặp lại.


8

2.1.2 Đầu tư
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao
động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián
tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý
và xã hội nói riêng. Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Quy định về công tác thiết kế dự án luới điện cấp điện áp 110kV-500kV theo quyết
định số 1289/QĐ-EVN ngày 1/11/2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nêu dự án
là các dự án/cơng trình đuờng dây tải điện và trạm biến áp cấp điện áp đến 500kV
do EVN và các đơn vị thuộc EVN làm chủ đầu tư.
2.1.3 Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Tiến độ thực hiện dự án xây dựng được đo bằng thời gian thực tế hoàn thành một

dự án đầu tư xây dựng dự án tính từ khi có chủ trương đầu tư đến khi nghiệm thu
bàn giao, đưa vào sử dụng.
Tiến độ thi công thường được xem như là văn bản pháp lý giữa Nhà thầu thi công
cho những cam kết của họ với Chủ đầu tư theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Bởi lẽ
tiến độ thi công là một công cụ để Chủ đầu đo lường và đánh giá tốc độ thực thi các
công việc của dự án. Dựa vào các mốc hồn thành cơng việc nói trên, Chủ đầu tư sẽ
đánh giá là tiến độ dự án nhanh, đạt hay bị chậm so với kế hoạch.
Tuỳ vào giai đoạn của dự án mà tiến độ thi cơng sẽ có các chức năng khác nhau.
Ở giai đoạn dự án chưa diễn ra thì tiến độ thi cơng có chức năng là lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện. Ở giai đoạn dự án đang chạy thì tiến độ thi cơng có chức năng là
theo dõi và giám sát kế hoạch.
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được Chính Phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 18/6/2015 xác định trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai
đoạn gồm: Giai đoạn chuẩn bị dự án, Giai đoạn thực hiện dự án, Giai đoạn kết thúc
xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng.


9

Vòng đời của một dự án ĐTXD bao gồm: Nhu cầu thị truờng; Đề xuất ý tuởng và
nghiên cứu khả thi; Thiết kế kỹ thuật; Mua sắm và xây dựng; Bắt đầu sử dụng; Hoạt
động và bảo duỡng; Xử lý sản phẩm.
Ban QLDA Luới điện TP Hồ Chí Minh thực hiện quản lý tiến độ thực hiện dự án
luới điện 110kV-220kV trong suốt dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết
thúc dự án, cụ thể chi tiết bảng tiến độ dự án đuờng dây 220kV Cát Lái - Tân Cảng
(phụ lục 12)
2.1.4 Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh
tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết
quả đó trong một thời kì nhất định.

Các cơng trình luới điện đẩy nhanh tiến độ thì mang lại hiệu quả đầu tư: đáp ứng nhu
cầu phụ tải (hoặc truyền tải công suất và điện năng); giảm tổn thất công suất và điện
năng trong hệ thống; sử dụng linh hoạt các nguồn giảm chi phí của hệ thống điện;
nâng cao độ tin cậy an toàn cung cấp điện; cải thiện chất lượng điện năng.
Hiệu quả đầu tư các dự án luới điện 110kV-220kV đuợc đánh giá thông qua các chỉ
tiêu: IRR và NPV.
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Larsen J.K., Shen G.Q.P., Lindhard S.M. and Brunoe T.D. (2015)
đã nghiên cứu 26 yếu tố ảnh hưởng đến độ trễ tiến độ, chi phí vượt mức và mức
chất lượng trong các dự án xây dựng công cộng, kết quả đã đưa ra năm yếu tố hàng
đầu ảnh hưởng đến của sự chậm trễ được xếp hạng từ cao đến thấp là: (1) không ổn
định hoặc thiếu kinh phí dự án, (2) sự chậm trễ hoặc thời gian xử lý dài do các cơ
quan khác gây ra, (3) không ổn định hoặc thiếu kế hoạch dự án, (4) lỗi hoặc thiếu
sót trong cơng việc xây dựng và (5) thiếu xác định nhu cầu.


10

Nghiên cứu của Long Le-Hoai, Young Dai Lee và Jun Yong Lee (2008), đã nghiên
cứu 26 yếu tố về sự chậm trễ và vượt chi phí ở Việt Nam các dự án xây dựng lớn:
So sánh với các quốc gia được chọn khác đã chỉ ra các yếu tố ảnh huởng đến thời
gian và chi phí một số dự án xây dựng quy mô lớn ở Việt Nam. Kỹ thuật phân tích
nhân tố đã được áp dụng để phân loại các nguyên nhân, dẫn đến 7 yếu tố: Chậm và
Thiếu ràng buộc (DC1); Không đủ năng lực (DC2); Thiết kế (DC3); Thị trường và
Ước tính (DC4); Khả năng tài chính (DC5); Chính phủ (DC6); và Cơng nhân
(DC7), kết quả: (1) quản lý và giám sát trang công truờng yếu kém, (2) Trợ giúp
quản lý dự án yếu kém, (3) khó khăn tài chính của chủ sở hữu,(4) khó khăn tài
chính của nhà thầu; (5) Thiết kế bị thay đổi là năm nguyên nhân thường xuyên nhất,
nghiêm trọng và quan trọng.

Nghiên cứu của Kamrul Ahsan a,*, Indra Gunawan b (2010) về phân tích chi
phí và tiến độ thực hiện các dự án phát triển quốc tế, nghiên cứu thực nghiệm, kiểm
tra các yếu tố dự án phát triển quốc tế (ID) về tiến độ thực hiện và chi phí và các lý
do chính cho kết quả dự án kém. Phân tích các dự án tài trợ của bốn quốc gia ở
Châu Á: Bangladesh, China, India, Thailand, kết quả chỉ ra các nguyên nhân chính
của sự chậm trễ của dự án được ghi nhận là thời gian dài của hợp đồng, mua sắm,
cơng trình dân dụng và thu hồi đất, và tuyển dụng tư vấn. Nguyên nhân quan trọng
hơn của sự chậm trễ dự án có thể được quy cho thiên tai và quan liêu của nước chủ
nhà. Các lý do chính của chi phí vượt mức được phân loại là mất giá đồng nội tệ,
giá đấu thầu cạnh tranh, giá thầu ước tính thấp hơn và ngân sách dự phịng lớn.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Quang Phú (2016) đã nghiên cứu 129 mẫu ,5 nhân tố (P1) cơ
chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật (VBPL), (P2) năng lực của Chủ đầu
tư, (P3) hệ thống thông tin dự án, (P4) môi trường tác động bên ngoài, (P5) năng
lực của các nhà thầu, 21 thang đo, kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố về cơ chế,
chính sách và các văn bản pháp luật trong đầu tư xây dựng, năng lực của chủ đầu tư
và những thông tin đảm bảo sự công khai minh bạch của dự án tác động mạnh đến


11

tiến độ thực hiện dự án. Điều kiện địa hình sông nước với địa chất phức tạp và năng
lực của các nhà thầu cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

P1
Cơ chế,
chính sách
và hệ thống
văn bản
pháp luật


P2
Năng lực
của Chủ
đầu tư

Tiến độ
thực hiện
dự án

P3

Hệ thống
thông tin
dự án

P4
Môi trường P5
tác động
Năng lực
bên ngồi của các nhà
thầu

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Trần Quang Phú (2016)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Nghiên cứu của Vũ Quang Lãm (2015) đã nghiên cứu 214 mẫu, 5 nhóm yếu tố (H1)
chủ đầu tư; (H2) nhà thầu; (H3) tư vấn; (H4) ngoại vi; (H5) pháp lý đối với các dự án
đầu tư công tại Việt Nam, kết quả đã đưa ra 4 nguyên nhân quan trọng nhất của tình
trạng chậm trễ và vượt dự tốn của các dự án đầu tư công tại VN là “Yếu kém trong
quản lý dự án của chủ đầu tư”,“Yếu kém của nhà thầu hoặc tư vấn”, “Yếu tố ngoại vi

và yếu tố khó khăn về tài chính” đã được tác giả nhận diện và đánh giá mức độ ảnh
hưởng.


12

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Vũ Quang Lãm (2015)
Nguồn: tác giả tổng hợp
2.3 Tổng hợp nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đó về tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đều xoay
quanh các nhóm yếu tố chính như sau: nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư, nhóm
yếu tố liên quan đến nhà thầu, nhóm yếu tố liên quan đến tư vấn; nhóm yếu tố bên
ngồi bao gồm nhóm yếu tố liên quan đến chính sách (của Chính phủ) và nhóm yếu
tố liên quan đến các yếu tố ngoại vi khác.


×