Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN HOÀNG NHÃ LINH

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN HOÀNG NHÃ LINH

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ XUÂN VINH

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Nhã Linh


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
TĨM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii
ABSTRACT ............................................................................................................. ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2

1.4.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................2

1.4.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................3

1.5.

Đóng góp của đề tài .......................................................................................3

1.6.


Kết cấu của đề tài...........................................................................................3

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VCB LÂM ĐỒNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................5
2.1.

Giới thiệu về VCB Lâm Đồng .......................................................................5

2.1.1.

Giới thiệu chung về VCB .......................................................................5

2.1.2.

Tổng quan về VCB Lâm Đồng ...............................................................6

2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 7


iii
2.2.1.

Tổng quan các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ...............................................7

2.2.2.

Cơ cấu thu nhập ......................................................................................9


2.3.

Tiềm năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Việt Nam và vị thế của VCB

Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ
hoạt động dịch vụ trên địa bàn ...............................................................................10
2.3.1.

Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi .......................................10

2.3.1.1.

Trên thế giới ...................................................................................10

2.3.1.2.

Tại Việt Nam ..................................................................................12

2.3.2. Đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động
dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn................14
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20
3.1.

Tổng quan về thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ ...............................20

3.1.1.

Khái niệm thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ ..............................20


3.1.2.

Các loại dịch vụ ....................................................................................21

3.1.3.

Lợi ích của kinh doanh dịch vụ đối với Ngân hàng ..............................26

3.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của

NHTM ....................................................................................................................29
3.2.1.

Các nhân tố bên trong ...........................................................................29

3.2.2.

Nhóm nhân tố bên ngoài .......................................................................33

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................38

3.3.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................38

3.3.2.


Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................38

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI
VCB LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN
...................................................................................................................................39
4.1.

Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014

– 2018 ....................................................................................................................39
4.1.1.

Quy mô và tăng trưởng .........................................................................39


iv
4.1.2.

Cơ cấu ...................................................................................................40

4.1.3.

Xét từng mảng dịch vụ..........................................................................43

4.2.

4.1.3.1.

Thanh toán trong nước ...................................................................43


4.1.3.2.

Ngân quỹ ........................................................................................43

4.1.3.3.

Thẻ..................................................................................................43

4.1.3.4.

Ngân hàng điện tử ..........................................................................44

4.1.3.5.

Bảo lãnh .........................................................................................45

4.1.3.6.

Tài trợ thương mại .........................................................................46

4.1.3.7.

Dịch vụ khác ..................................................................................47

Đánh giá thực trạng thu phí dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 -

2018 47
4.2.1.


Những kết quả đạt được ........................................................................47

4.2.2.

Những tồn tại và nguyên nhân ..............................................................47

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI VCB LÂM ĐỒNG.........................................................................51
5.1.

Định hướng phát triển của VCB Lâm Đồng................................................51

5.1.1.

Đinh hướng phát triển của VCB ...........................................................51

5.1.2.

Định hướng của VCB Chi nhánh Lâm Đồng .......................................51

5.2.

Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng .
.....................................................................................................................52

5.2.1.

Định hướng và quản trị .........................................................................52

5.2.2.


Phân đoạn khách hàng ..........................................................................56

5.2.3.

Sản phẩm và giá ....................................................................................56

5.2.4.

Chất lượng dịch vụ................................................................................57

5.2.5.

Các hỗ trợ khác .....................................................................................59

KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATM

Máy rút tiền tự động

DPRR

Dự phòng rủi ro


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

POS

Đơn vị chấp nhận thẻ

TNNL

Thu nhập ngồi lãi

TSC

Trụ sở chính

TTQT

Thanh tốn quốc tế

TTTM

Tài trợ thương mại

VCB


Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2018 ........................................................................................................ 7
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 của VCB Lâm Đồng
..................................................................................................................................... 8
Bảng 2.3: So sánh một số loại phí dịch vụ giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng .......................................................................................................................... 15
Bảng 4.1: Thu nhập thuần hoạt động dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ........... 39
Bảng 4.2: Tỷ trọng thu từng mảng dịch vụ tại VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ......... 40
Bảng 4.3: Cơ cấu thu phí dịch vụ thẻ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ....................... 44


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 .......................................... 9
Hình 3.1: Kết quả khảo sát các yếu tố được khách hàng đánh giá là quan trọng nhất
và hài lòng nhất khi sử dụng các dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM ..................... 37
Hình 4.1: Kết quả hoạt động dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ........................ 39
Hình 4.2: Cơ cấu thu phí dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018.............................. 41
Hình 4.3: Tỷ trọng thu từng mảng dịch vụ VCB Lâm Đồng 2014 – 2018 ............... 42
Hình 4.4: Kết quả thu nhập thuần dịch vụ bảo lãnh VCB Lâm Đồng và BIDV Lâm
Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................................... 46



viii
TĨM TẮT LUẬN VĂN
GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGỒI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Tóm tắt: Trong bối cảnh các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang dần giảm
bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ
ngoài lãi, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp giúp tăng
thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam – CN Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng). Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động
dịch vụ ngoài lãi của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018, nghiên cứu đã rút ra
những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đối với hoạt động
dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018. Từ đó, đề tài đã đề xuất các giải
pháp trên các phương diện: (i) Định hướng và quản trị; (ii) Phân đoạn khách hàng;
(iii) Sản phẩm và giá; (iv) Chất lượng dịch vụ và (v) Các hỗ trợ khác; nhằm thúc
đẩy và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng trong thời gian tới.
Từ khóa: Thu nhập ngồi lãi, hoạt động dịch vụ, Ngân hàng, VCB.


ix
ABSTRACT

Solutions for increasing non-interest income from service activities
at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam –
Lam Dong branch
Abstract: In the context of Commercial Banks in Vietnam that is gradually
reducing dependence on credit activities and increasing its non-interest income, this
study aims to provide solutions to enhance non-interest income from service
activities at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Lam
Dong branch (VCB Lam Dong). Based on the analysis of the current status of noninterest service activities at VCB Lam Dong in the period from 2014 to 2018, this

research concluded the achievements aspects, limitations and reasons for those
limitations for services at VCB Lam Dong in period 2014 - 2018. Therefore, this
project has suggested solutions based on aspects: (i) Orientation and management;
(ii) Customer segmentation; (iii) Products and prices; (iv) Service quality and (v)
Other supports; aims to encourage and extend income from service activities at
VCB Lam Dong in the future.
Key words: non-interest income, service activity, bank, VCB.


1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO) năm 2007 và việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ngày
31/12/2015 với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2020, mơi
trường kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều thách thức do
các yêu cầu khắt khe hơn về vốn, tỷ lệ an toàn cùng với áp lực cạnh tranh cao. Với
mức độ rủi ro và tỷ lệ sử dụng vốn tương đối thấp hơn so với hoạt động tín dụng,
việc phát triển dịch vụ ngân hàng và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ
giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập, phân tán rủi ro để đảm bảo phát triển ổn định
(Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền, 2010).
Các điều kiện hiện nay và xu hướng phát triển có những yếu tố thuận lợi cho
việc phát triển dịch vụ ngân hàng như: sự phát triển của công nghệ thông tin dưới
tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi cơ cấu dân số và hành vi
người tiêu dùng…
Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Thủ
tướng Chính phủ đã xác định việc chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các ngân

hàng thương mại (NHTM) theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng và tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB), với truyền thống là một
trong những ngân hàng thương mại quốc doanh có lịch sử xây dựng và phát triển
lâu đời tại Việt Nam. Đề án phát triển của VCB tới năm 2020 cũng đã xác lập rõ
dịch vụ là một trong 3 trụ cột kinh doanh của VCB.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng (VCB
Lâm Đồng) là nơi học viên đang công tác. Được thành lập từ năm 2004, cho đến
nay VCB Lâm Đồng đã và đang đạt được những thành quả nhất định trong hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2018, chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi của VCB
Lâm Đồng chỉ đạt 86% kế hoạch Trụ sở chính (TSC) giao. Trong đó, thu nhập từ
hoạt động dịch vụ chỉ đạt 83% kế hoạch. Bên cạnh đó, cơ cấu thu nhập ngồi lãi
trong tổng thu nhập rịng của VCB Lâm Đồng năm 2018 là 15,9%, giảm so với năm


2
2017 (17,2%). Điều này thể hiện cơ cấu chuyển dịch chưa đúng với định hướng mà
VCB TSC đề ra.
Xuất phát từ những thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Giải pháp tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng các giải pháp nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ
tại VCB Lâm Đồng.
Mục tiêu cụ thể:

-

Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018.

-

Đánh giá vị thế hiện tại của VCB Lâm Đồng, từ đó đưa ra các giải pháp khả
thi nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018 như thế nào?

-

Những giải pháp nào là khả thi và phù hợp với vị thế hiện tại của VCB Lâm
Đồng nhằm tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ?

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian (VCB Lâm Đồng), phạm vi thời

gian (Nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2014- 2018) và phạm vi về mặt nội dung (Đánh
giá thực trạng hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng từ năm 2014 – 2018).
1.4.


Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng dữ liệu
thứ cấp. Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về giải pháp tăng thu nhập
ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng dựa trên cơ sở tham khảo các tài


3
liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo tài chính của các chi nhánh NHTM Việt
Nam giai đoạn 2014 – 2018,…
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong q trình nghiên cứu, các thơng tin về tình hình hoạt động thu nhập
ngồi lãi được tác giả thu thập dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của VCB Lâm
Đồng giai đoạn 2014 - 2018. Trong đó có các nội dung về thu nhập, chi phí, lợi
nhuận…của từng loại hình dịch vụ. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và
đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các
số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng
năm. Ngồi ra cịn có sự thống kê về số lượng giao dịch, mạng lưới các điểm giao
dịch…phục vụ cho việc phân tích hoạt động dịch vụ ngồi lãi tại đơn vi.
1.5.

Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và phương pháp

so sánh để phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ của một chi nhánh ngân hàng
thương mại cụ thể. Từ đó, tìm ra các hạn chế của hoạt động dịch vụ ngoài lãi tại
VCB Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp giúp nhà quản lý, lãnh đạo của ngân hàng

VCB Lâm Đồng tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ tại ngân hàng của
mình.
1.6.

Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này tác giả trình bày lý do thực hiện đề

tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu. Chương này tác giả lần lượt trình
bày khái quát về VCB Lâm Đồng, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh,
thực trạng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh giai đoạn 2014 –
2018; đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong quá trình phát triển hoạt động dịch
vụ tại địa bàn.


4
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả
trình bày cơ sở lý thuyết về thu nhập ngồi lãi (Khái niệm, các loại hình dịch vụ cấu
thành, vai trò và mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của NHTM). Tiến hành khái
quát, tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, từ đó phân tích đề
xuất hướng nghiên cứu cho đề tài.
Chương 4: Phân tích vấn đề nghiên cứu và xác định nguyên nhân của vấn đề.
Tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2018, xác định nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động dịch
vụ ngoài lãi tại VCB Lâm Đồng.
Chương 5: Lựa chọn giải pháp cho vấn đề. Chương này, tác giả đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra những hạn chế trong
hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng.



5
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VCB LÂM ĐỒNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
2.1.

Giới thiệu về VCB Lâm Đồng

2.1.1. Giới thiệu chung về VCB
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt
động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính
phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động
với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008. Ngày
30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm
yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khốn TP.HCM, thu hút sự quan tâm của
đơng đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong suốt hơn 50 năm hoạt động, hệ thống mạng lưới trong nước và nước
ngồi của VCB liên tục được mở rộng. Tính đến 31/12/2018, VCB hiện có 106 Chi
nhánh với 431 phịng giao dịch hoạt động tại 53/64 tỉnh thành phố trong cả nước.
VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm 2018, với mốc lịch sử 55 năm phát triển, VCB đã ghi dấu một giai đoạn
phát triển đầy bản lĩnh và tự hào, khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong trong hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam. Tổng tài sản vượt mức một triệu tỷ đồng, lợi nhuận
đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017, xếp thứ nhất về quy mô lợi nhuận
và nộp ngân sách trong ngành Ngân hàng. VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên
của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực
quốc tế. Công tác hoạch định chiến lược, chỉ đạo và quản trị điều hành của VCB đã

có sự chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng và đón đầu những biến đổi của thị trường và
xu thế hội nhập quốc tế; công tác khách hàng thay đổi theo chiều sâu; mơ hình tổ
chức được chuẩn hóa; cơng tác quản trị nguồn nhân lực có những đổi mới mạnh mẽ;
bước đầu thực hiện quản trị rủi ro một cách tồn diện theo chuẩn mực quốc tế thơng
qua triển khai Hiệp ước vốn Basel, là ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính thức được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng nhận đáp ứng các chuẩn mực an tồn theo


6
Basel II. Vietcombank cũng đã tăng cường đầu tư hiện đại hố hạ tầng cơng nghệ
thơng tin và triển khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm từng bước hướng đến
các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất. Những kết quả này khẳng định được tính đúng
đắn của chiến lược chuyển dịch hoạt động kinh doanh tập trung vào 3 trụ cột chính
là bán lẻ, kinh doanh vốn và dịch vụ của VCB cùng sự nỗ lực, tận tâm cống hiến
của hơn 17.000 cán bộ VCB trên toàn hệ thống.
VCB xác lập tầm nhìn 2020 là trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một
trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 Tập đồn ngân
hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
2.1.2. Tổng quan về VCB Lâm Đồng
VCB Lâm Đồng được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 04/2004, là chi
nhánh cấp 2 trực thuộc VCB Hồ Chí Minh. Thực hiện Quyết định 888/QĐ/NHNN
ngày 16/6/2005 của NHNN Việt Nam, tháng 11/2006 VCB Lâm Đồng được nâng
cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB. Hiện nay, Trụ sở được đặt tại Tòa nhà
Vietcombank, số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, Thành phố Đà Lạt.
Trải qua gần 15 năm hoạt động và phát triển, VCB Lâm Đồng đã có những
đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế tại địa phương, phát
huy tốt vai trò của một NHTM.
VCB là một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, do đó Chi nhánh
VCB Lâm Đồng cũng đã và đang cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài
chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; các hoạt động ngân hàng truyền

thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,…cũng như những dịch vụ ngân
hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân
hàng điện tử,…
Sau gần 15 năm hoạt động trên thị trường, VCB Lâm Đồng hiện có gần 150
cán bộ nhân viên, với 5 phòng Giao dịch đặt tại các trung tâm trọng điểm kinh tế
của tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và Bảo Lộc). Kết
quả hoạt động kinh doanh qua các năm luôn tăng cao và ln duy trì là một trong ba
tổ chức tín dụng có quy mơ huy động và dư nợ lớn nhất tại tỉnh Lâm Đồng.


7
2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018

2.2.1. Tổng quan các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB Lâm
Đồng giai đoạn 2014 – 2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017


2018

Huy động vốn
Dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu
Thu lãi thuần
Thu nhập ngoài lãi thuần

2.100
1.670
1%
76,16
12,33

2.563
2.288
0,80%
81,78
15,76

3.182
3.082
0,38%
105,37
19,58

3.949
4.073
0,13%
134,61

27,90

4.405
5.316
0,06%
195,35
36,80

Lợi nhuận trước thuế
(sau DPRR)

32,5

49,6

66,2

97,5

165

Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng
Giai đoạn 2014 – 2018, quy mô huy động và dư nợ của VCB Lâm Đồng tăng
trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình qn 26,76%. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay trong cả giai đoạn là 33,6%, cao hơn so
với tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình qn 20,46% .
Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt trong cả giai đoạn. Tỷ lệ nợ xấu có
xu hướng giảm dần qua các năm. Đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,06% tổng
dư nợ, thấp hơn mức khống chế của VCB TSC (dưới 0,5%).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau dự phòng rủi ro (DPRR) tăng trưởng

tốt ở mức 50,65% cho cả giai đoạn. Đáng chú ý trong năm 2018, lợi nhuận trước
thuế (sau DPRR) đạt 165 tỷ đồng, tăng 69,23% so với năm 2017.
Tổng thu nhập thuần (bao gồm thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi
thuần) ghi nhận mức tăng trưởng tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng lần
lượt là 10,23%, 28,1%, 30,5% và 42,86%. Thu nhập ngoài lãi giai đoạn 2014 –
2018 có mức tăng trưởng bình qn 31,61%, trong khi thu nhập từ lãi trong cùng
giai đoạn có mức tăng trưởng bình quân 27,28%.


8
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 của VCB Lâm
Đồng
ĐVT

Thực
hiện
2017

Kế
hoạch
2018

Thực
hiện
2018

% Kế
hoạch
2018


+/- %
so với
2017

Huy động

Tỷ đồng

3.949

4.930

4.405

89,4%

11,5%

Dư nợ

Tỷ đồng

4.073

5.280

5.316

100,7%


30,5%

Lợi nhuận (sau DPRR)

Tỷ đồng

97,5

136

165

121,3%

69,2%

Thu nhập ngoài lãi
thuần

Tỷ đồng

27,9

42,9

36,8

85,8%

31,9%


+ Thu dịch vụ

Tỷ đồng

22,14

38,2

31,9

83,5%

44,1%

(Trong đó Thu TTTM)

Tỷ đồng

3,92

6,5

3,34

51,4%

-14,8%

+ Thu kinh doanh ngoại

tệ

Tỷ đồng

3,3

4,3

3,7

86,0%

12,1%

+ Thu khác

Tỷ đồng

2,5

0,4

1,2

300,0%

-51,2%

Triệu
USD


93

150

82

54,7%

-11,8%

Tỷ đồng

14

20

9,93

49,7%

-29,1%

Chỉ tiêu

Doanh số TTQT TTTM
Số dƣ Bảo lãnh bình
quân

Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng

Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy VCB Lâm Đồng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm
2018 về dư nợ và lợi nhuận sau DPRR:
-

Tín dụng tăng trưởng khả quan, đạt 100,7% kế hoạch 2018, cao hơn mức

tăng trưởng chung trên địa bàn 25% (Cục Thống kê Lâm Đồng, 2019).
-

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh sau DPRR đạt 165 tỷ đồng, hoàn thành vượt

21,3% so với kế hoạch được giao.
Bên cạnh đó, một số mặt hoạt động tuy có tăng trưởng trong năm 2018
nhưng chưa hoàn thành kế hoạch được giao:
-

Huy động vốn tăng trưởng 11,5% và chỉ đạt 89,4% kế hoạch 2018. Nguồn

vốn huy động có sự sụt giảm đáng kể vào những tháng cuối năm 2018. Nguyên
nhân chính là do giá một số nông sản xuống thấp; đặc biệt là hồ tiêu, cà phê; hiện


9
tượng rau, củ, quả Trung Quốc giả tên sản phẩm Đà Lạt gây ảnh hưởng rất lớn đến
sản lượng tiêu thụ nơng sản; dẫn đến nguồn thu, tích lũy của nông dân bị sụt giảm.
(Cục Thống kê Lâm Đồng, 2019)
-

Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi năm 2018 tăng trưởng 31,9% so với năm 2017


nhưng chưa đạt kế hoạch TSC giao (chỉ hoàn thành 86% kế hoạch). Thu nhập ngoài
lãi của VCB Lâm Đồng được chia làm 3 khoản mục thu chính: Thu dịch vụ (bao
gồm cả thu từ dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại (TTTM)), thu từ hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và thu khác. Theo số liệu tại bảng 2.2, có thể thấy nguồn thu
nhập ngồi lãi chủ yếu là từ thu dịch vụ (chiếm tới 89% trong tổng thu nhập ngoài
lãi của VCB Lâm Đồng năm 2018).
-

Thu hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá ở mức 44,1% nhưng chưa đạt được

kế hoạch đề ra của năm 2018. Trong đó, thu TTTM chỉ hồn thành 51,4% kế hoạch
và số thu phí thuần giảm 0,58 tỷ đồng so với năm 2017.
-

Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại (TTQT – TTTM) và số dư

bảo lãnh bình quân năm 2018 đều giảm so với năm 2017 và khơng hồn thành kế
hoạch đề ra. Dẫn đến số thu phí từ 2 dịch vụ này cũng có xu hướng giảm do phí
được thu trên cơ sở doanh số thực hiện.
2.2.2. Cơ cấu thu nhập
Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018
100%
90%
80%
70%
60%
50%

Thu nhập ngoài lãi thuần


40%

Thu nhập lãi thuần

30%
20%
10%
0%
2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: BCTC VCB Lâm Đồng
Hình 2.1: Cơ cấu thu nhập VCB Lâm Đồng 2014 – 2018


10
Hình 2.1 thể hiện cơ cấu thu nhập của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2018. Qua đó có thể thấy mức độ đóng góp của thu nhập ngồi lãi thuần trong tổng
thu nhập qua các năm khơng có sự biến động nhiều và thu nhập thuần từ hoạt động
kinh doanh của VCB Lâm Đồng vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.
Cơ cấu thu nhập của VCB Lâm Đồng trong thời gian tới cần có sự chuyển
dịch theo hướng giảm bớt sự tập trung vào nguồn thu từ lãi suất của các hoạt động
tín dụng và đẩy mạnh tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngồi lãi theo

như định hướng của Chính phủ trong đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015 (Chính phủ, 2012).
Bên cạnh đó, đề án phát triển của VCB đến năm 2020 cũng đã xác định phát
triển dịch vụ ngoải lãi và tăng thu dịch vụ là một trong 3 trụ cột kinh doanh của
VCB.
Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng thu nhập thuần ngoài lãi từ
hoạt động dịch vụ tại VCB Lâm Đồng là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình
kinh doanh hiện tại của Chi nhánh cũng như định hướng chiến lược của VCB đến
năm 2020.
2.3.

Tiềm năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Việt Nam và vị thế của VCB

Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập ngoài lãi
từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn
2.3.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngoài lãi
2.3.1.1.

Trên thế giới

Sự phát triển của các sản phẩm tài chính, cơng nghệ thơng tin tạo điều kiện
cho sự ra đời của nhiều dịch vụ tài chính mang lại nguồn thu đa dạng cho ngân
hàng. Có thể kể tới các nhóm dịch vụ chính như sau:
-

Dịch vụ truyền thống như: dịch vụ gắn liền với nghiệp vụ huy động – cho

vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thẻ, ngân hàng đại lý, ngân quỹ, quản lý tài
sản…
-


Dịch vụ phi truyền thống:

 Ngân hàng đầu tư ( Tư vấn tài chính, phát hành chứng khốn, tư vấn
M&A…)


11
 Dịch vụ chứng khốn (Phí giao dịch chứng khốn, lưu ký chứng khoán)
 Dịch vụ bảo hiểm
 Dịch vụ cung cấp thông tin và xử lý dữ liệu, dịch vụ kỹ thuật khác.
Việc phát triển dịch vụ phụ thuộc nhiều vào các định hướng chính sách và
quy định luật pháp. Ví dụ, việc nới lỏng các đạo luật quy định phạm vi hoạt động
của ngân hàng thương mại cho phép phát triển các dịch vụ thu phí mới, việc dỡ bỏ
trần lãi suất giúp ngân hàng chào mức giá cạnh tranh hơn tới khách hàng, tạo ra tâm
lý sẵn sàng trả các khoản phí cho các dịch vụ đi kèm.
Các ngân hàng lớn có lợi thế trong việc phát triển hoạt động dịch vụ do có
mạng lưới rộng, cơ sở khách hàng lớn và đủ khả năng tài chính để đầu tư vào cơ sở
hạ tầng công nghệ; trong đó đặc biệt phải kể tới các dịch vụ như ngân hàng đầu tư,
chứng khốn hóa các khoản vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán… Các dịch vụ
kinh doanh bảo hiểm, thanh tốn điện tử… ít chịu ảnh hưởng bởi lợi thế kinh tế của
quy mô hơn.
Việc phát triển hoạt động dịch vụ có tác động ngược lại thúc đẩy hoạt động
tín dụng cốt lõi, do khả năng cung cấp sản phẩm trọn gói có nhiều giá trị gia tăng
cho khách hàng giúp thúc đẩy việc thu hút khách hàng.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến tổng thu nhập của
hệ thống các ngân hàng trên thế giới cho thấy thu nhập ngoài lãi là nguồn thu nhập
ngày càng quan trọng. Giai đoạn 1990-1999, tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Canada, Nhật Bản, khoảng 1/3 tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng đến từ
thu nhập ngoài lãi; tỷ lệ này ở Thụy Sĩ là 55% (Heffernan, 2005). Davis và Touri

(2000) nhận xét chiều hướng thay đổi về thu nhập của các ngân hàng đối với các
nước EU và Hoa Kỳ. Họ đề cập đến sự sụt giảm về tỷ lệ thu nhập lãi rịng so với thu
nhập ngồi lãi đối với các nước EU, từ 2,9 trong giai đoạn 1984-1987 xuống còn
2,3 trong giai đoạn 1992-1995. Các con số tương ứng đối với Hoa Kỳ là từ 2,6
xuống còn 1,8. Giá trị trung bình của tỷ lệ thu nhập ngồi lãi trên tổng thu nhập của
hệ thống ngân hàng châu Âu giai đoạn 2002-2007 là 34,1%, giai đoạn 2008-2012 là
32,4% (Maudos, 2017). Con số này của hệ thống ngân hàng châu Á giai đoạn 19952009 là 65.582% (Lee et al., 2014). Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014) cho thấy


12
việc thay đổi cấu trúc thu nhập là do việc tái cấu trúc thị trường tài chính châu Á,
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, mức thu nhập của từng quốc gia và
đặc trưng kinh doanh của từng loại hình ngân hàng. Có nhiều ngun nhân dẫn đến
việc thay đổi cấu trúc thu nhập của hệ thống NHTM như sự thay đổi của môi trường
cạnh tranh, công nghệ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính của người
dân, vốn đầu tư nước ngồi, chính sách tài chính hay việc tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa
những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp cho khách hàng.
Trong những năm gần đây và dự báo trong những năm tới, các ngân hàng
trên thế giới đều có xu hướng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, gia tăng tỷ
trọng thu dịch vụ và thu nhập ngồi lãi nói chung trong bối cảnh thu từ lãi có xu
hướng thu hẹp. Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin dưới tác động của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự thay đổi về hành vi của khách hàng cũng
như xu hướng quản trị rủi ro ngày càng chặt chẽ, các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng sẽ hướng đến đáp ứng nhu cầu tài chính tổng thể của khách hàng và các dịch
vụ số.
2.3.1.2.

Tại Việt Nam


Môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ, thận trọng hơn: Các ngân hàng trên
thế giới và Việt Nam đang trong xu hướng xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ
hơn đối với các rủi ro hệ thống tài chính và rủi ro ngành ngân hàng: Thế giới dần áp
dụng mức an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel III (lộ trình 2013-2019); châu Âu
ra chỉ thị riêng về tình hình tài chính - ngân hàng; Mỹ đã quản lý thận trọng theo
Đạo luật Dodd-Frank từ năm 2010…; Việt Nam liên tục sửa đổi bổ sung các chỉ
tiêu đảm bảo an tồn hệ thống; Thơng tư 13; Thông tư 36; Thông tư 06; Thông tư
41 về việc áp dụng chuẩn mực theo Basel II (đến 2020)…
Môi trường kinh doanh thay đổi với các xu thế ngân hàng số, ngân hàng bán
lẻ, hàm lượng công nghệ thông tin trong các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. Với
tiềm năng lớn từ dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng và tốc độ đơ thị hóa cùng với
mức độ xâm nhập của internet, mobile trong đời sống xã hội rất mạnh, dư địa để


13
phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là ngân hàng số tại
Việt Nam là khả quan.
Biến đổi về dân số, nhân khẩu học và hành vi khách hàng đòi hỏi ngân hàng
phải đưa ra các sản phẩm mới kịp thời: Tăng trưởng dân số chậm dần, cấu trúc gia
đình thay đổi; cấu trúc tơn giáo, tín ngưỡng thay đổi; dân số bắt đầu già đi, thu nhập
tăng nhưng phân hóa mạnh dẫn tới dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng phải thay đổi
tương ứng. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam đã bắt đầu bước ngoặt dân số
già đi từ năm 2015. Các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm tài chính cho phù
hợp như: dịch vụ quản lý lương hưu, quản lý tài sản, dịch vụ sản phẩm tiết kiệm,
bảo hiểm…
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngày càng gay gắt: không chỉ giữa các
ngân hàng mà đặc biệt giữa các ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng. Các tổ
chức phi ngân hàng cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ rất cạnh tranh và ngày
càng thuận tiện: dịch vụ thanh toán trực tiếp và trực tuyến, cho vay tiêu dùng, ví
điện tử, sản phẩm kết hợp với công ty viễn thông…

Xu thế hội nhập và thay đổi vị thế các đồng tiền quốc tế: Việt Nam tham gia
ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính quốc tế.
Điều này sẽ mở ra các cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ có tính chất quốc tế
cho cả các định chế, doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới các
rủi ro từ cạnh tranh, an ninh và bảo mật, công nghệ…
Cơ hội cung cấp các sản phẩm dịch vụ thơng qua thị trường chứng khốn: sự
phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng diễn ra mạnh mẽ và phong phú,
đa dạng; đặc biệt sự phát triển trên thị trường chứng khoán và các cơng cụ tài chính
là xu hướng tất yếu khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển ở mức cao hơn. Do
đó, cần nhận thức tiềm năng này để phát triển các sản phẩm cạnh tranh phù hợp.
Định hướng chiến lược của NHNN giai đoạn tới:
-

Ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân

hàng hiện đại dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ cao như dịch vụ ngân hàng
điện tử, thanh tốn khơng dùng tiền mặt; hồn thiện khn khổ pháp lý cho các hoạt
động ngân hàng đầu tư.


14
-

Phát triển và hồn thiện các hệ thống thanh tốn trong nền kinh tế: hệ thống

thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hệ thống thanh toán bù trừ tự động, hệ
thống thanh toán thương mại xuyên biên giới, hệ thống chuyển tiền xun biên
giới…
-


Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt đến 2020 cũng mở ra xu hướng và cơ

hội phát triển cho hoạt động dịch vụ.
2.3.2. Đánh giá vị thế của VCB Lâm Đồng trong việc phát triển hoạt động dịch
vụ và tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ trên địa bàn
Thương hiệu mạnh, uy tín cao
VCB được thừa nhận là ngân hàng Việt Nam hàng đầu với bề dày hoạt động
hơn 50 năm. Trong những năm vừa qua, VCB liên tục được các tổ chức uy tín trên
thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vì vậy VCB Lâm Đồng cũng
như các chi nhánh khác được thừa hưởng lợi thế này. Với gần 15 năm xây dựng và
phát triển, VCB Lâm Đồng là một trong những ngân hàng hàng đầu có nhiều đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Thương hiệu VCB đã trở nên quen thuộc với khách hàng sử dụng dịch vụ tài
chính. Đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT, TTTM với vị thế là ngân hàng đầu tiên và
từng là ngân hàng duy nhất phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Lãi
suất tiền gửi ngoại tệ và tỷ giá của VCB Lâm Đồng thường được lấy ra làm chuẩn
mực so sánh hoặc áp dụng cho các giao dịch khác có liên quan đến ngoại tệ của
người dân trên địa bàn. VCB Lâm Đồng cũng là nơi khách hàng tìm đến khi muốn
mua bán các loại ngoại tệ khác USD ít giao dịch trên thị trường .
Kinh doanh an tồn và hiệu quả
VCB Lâm Đồng ln theo đuổi chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt,
lợi nhuận cao, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. VCB Lâm Đồng chủ
trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi
ro.
Sự phát triển về số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng


×