Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các chi nhánh ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam – khu vực tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ MAI TRÂM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM - KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ MAI TRÂM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM - KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – khu vực TP.
Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trình bày trong
luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Phương Thảo.
Các tham khảo trong luận văn được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình.
Tôi chưa từng công bố nội dung của luận văn này trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Trâm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1

Lý do chọn đề tài và xác định vấn đề nghiên cứu ........................................... 1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3

1.4

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

1.5

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 4

1.6

Bố cục của luận văn ....................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ........................................................................................................................ 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 6
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 12
1.2 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 14
1.2.1 Khái niệm về ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ................... 14
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ ................................................... 16



1.2.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng
thương mại ......................................................................................................... 18
1.2.4 Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard và ứng dụng trong đánh giá Hiệu
quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại .......................... 19
1.2.4.1 Giới thiệu về Thẻ điểm cân bằng ......................................................... 19
1.2.4.2 Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) và KPIs trong đo lường hiệu quả
công việc ........................................................................................................ 21
1.2.4.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của
NHTM thông qua Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard ............................. 23
Tóm tắt Chương 1 ............................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KDNT
TẠI CÁC CHI NHÁNH EXIMBANK – KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH ........ 29
2.1 Giới thiệu về hoạt động Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam Eximbank ................................................................................... 29
2.2 Biểu hiện của vấn đề trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại các Chi nhánh
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam khu vực TP Hồ Chí Minh ........ 32
2.3 Phân tích vấn đề trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank ................................................................ 39
2.3.1 Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Nhóm các Chi nhánh đứng đầu hệ thống
........................................................................................................................... 42
2.3.2 Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Nhóm các Chi nhánh vừa và nhỏ tại khu
vực TP Hồ Chí Minh .......................................................................................... 49
2.4 Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank ........................................... 55
2.4.1 Cơ cấu khách hàng – sản phẩm .................................................................. 56
2.4.1.1 Về cơ cấu khách hàng tại Chi nhánh .................................................... 56


2.4.1.2 Về cơ cấu sản phẩm dịch vụ.............................................................. 57
2.4.2 Chất lượng sản phẩm dịch vụ .................................................................... 60

2.4.2.1 Hạn mức tín dụng ................................................................................ 60
2.4.2.2 Tỷ giá và Lãi suất ................................................................................ 61
2.4.3 Chất lượng nguồn nhân lực........................................................................ 64
2.4.3.1 Kiến thức và kỹ năng........................................................................... 65
2.4.3.2 Cơ hội đào tạo phát triển ..................................................................... 66
2.4.3.3 Tình trạng nghỉ việc ............................................................................ 67
2.4.4 Rủi ro vận hành hệ thống ........................................................................... 68
Tóm tắt Chương 2 ............................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI EXIMBANK KHU VỰC TP.
HỒ CHÍ MINH .................................................................................................... 71
3.1 Nhóm giải pháp chung cho cả khu vực TP Hồ Chí Minh ............................ 71
3.1.1 Mở rộng cơ cấu khách hàng - sản phẩm ..................................................... 72
3.1.1.1 Mục tiêu .............................................................................................. 72
3.1.1.2 Nguồn lực ........................................................................................... 72
3.1.1.3 Giải pháp và đánh giá khả năng thực hiện ........................................... 73
3.1.2 Hoàn thiện và đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tăng cường
chất lượng sản phẩm dịch vụ .............................................................................. 74
3.1.2.1 Mục tiêu .............................................................................................. 74
3.1.2.2 Nguồn lực ........................................................................................... 74
3.1.2.3 Giải pháp và đánh giá khả năng thực hiện ........................................... 75
3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực .......................................................................... 80


3.1.3.1 Mục tiêu .............................................................................................. 80
3.1.3.2 Nguồn lực ........................................................................................... 80
3.1.3.3 Giải pháp và đánh giá khả năng thực hiện ........................................... 81
3.2 Nhóm giải pháp riêng cho từng Chi nhánh .................................................. 84
3.2.1 Mục tiêu ................................................................................................. 84
3.2.2 Những giải pháp cụ thể .......................................................................... 84

3.3 Kế hoạch triển khai thực hiện ....................................................................... 85
3.2.1 Tại Chi nhánh ............................................................................................ 85
3.2.2 Tại Hội sở.................................................................................................. 86
3.2.2.1 Kế hoạch về triển khai nhân sự ............................................................ 86
3.2.2.2 Kế hoạch kết hợp với các phòng ban ................................................... 87
3.2.2.3 Kế hoạch sản phẩm ............................................................................. 87
3.2.2.4 Kế hoạch hạn chế rủi ro:...................................................................... 88
3.2.2.5 Kế hoạch phát triển hệ thống các tiện tích ........................................... 88
Tóm tắt Chương 3 ............................................................................................... 89
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
AUD

Đô la Úc

BSC

(Balanced Scorecard): Thẻ điểm cân bằng

CN

Chi nhánh

Cty

Công ty


DN

Doanh nghiệp

EUR

Euro

HCM

Hồ Chí Minh

JPY

Yên Nhật

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch

SME

(Small and Medium Enterprise): Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TTQT

Thanh toán quốc tế

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động KDNH Eximbank giai đoạn 2015-2018 29
Bảng 2.2: Margin lợi nhuận KDNT trung bình các Chi nhánh Khu vực TP. HCM….37
Bảng 2.3: Doanh số các Chi nhánh khu vực TP Hồ Chí Minh 2015-2018……….…37
Bảng 2.4: Bảng Thống kê số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch …………………40
Bảng 2.5: Doanh số thực hiện tại Nhóm 3 Chi nhánh đứng đầu khu vực TP. HCM…44
Bảng 2.6: Lợi nhuận thực hiện tại Nhóm 3 Chi nhánh đứng đầu khu vực TP. HCM...45
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi của Nhóm 3 Chi nhánh đứng đầu khu vực TP. HCM……46

Bảng 2.8: Đặc điểm chung của 3 Chi nhánh đứng đầu Khu vực TP. HCM…………46
Bảng 2.9: Doanh số thực hiện các Chi nhánh vừa tại khu vực TP. HCM……………50
Bảng 2.10: Lợi nhuận thực hiện các Chi nhánh vừa tại khu vực TP. HCM……….51
Bảng 2.11: Doanh số thực hiện các Chi nhánh nhỏ tại khu vực TP. HCM…………52
Bảng 2.12: Doanh số thực hiện các Chi nhánh nhỏ tại khu vực TP. HCM…………53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu hoạt động phòng Kinh doanh ngoại tệ……………………………31
Hình 2.2: Doanh số Kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống giai đoạn 2015-2018……..33
Hình 2.3: Lợi nhuận Kinh doanh ngoại tệ với Khách hàng giai đoạn 2015-2018….34
Hình 2.4: Doanh số Kinh doanh ngoại tệ với Khách hàng giai đoạn 2015-2018……35
Hình 2.5: Doanh số và Lợi nhuận các Chi nhánh khu vực TP. HCM giai đoạn 20152018………………………………………………………………………………...36
Hình 2.6: Sự thay đổi trong quy mô vốn điều lệ các ngân hàng năm 2018………….62
Hình 2.7: Bức tranh lãi suất cho vay Ngân hàng hiện nay…………………………62
Hình 3.1: Sản phẩm Thanh toán L/C kèm bảo hiểm tỷ giá linh hoạt ……………...76
Hình 3.2: Sản phẩm cấu trúc Vay USD bán kỳ hạn USD………………………….77


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong xu hướng phát triển chung của thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển nói chung của mỗi
ngân hàng trong việc đảm bảo các nhu cầu về cân đối ngoại tệ và đáp ứng các nhu
cầu thanh toán dành cho khách hàng trong đó có Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam.
Trong nội dung của luận văn này, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá Hiệu
quả hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam khu vực TP Hồ Chí Minh thông qua việc so sánh và thống kê những
số liệu thực tế trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2018. Và sử dụng các Bảng thống
kê khảo sát làm cơ sở để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao

hiệu quả chung của khu vực và cả hệ thống.
Dựa trên các yếu tố Doanh số và Lợi nhuận từ hoạt động Kinh doanh ngoại tệ
đo lường được tại ngân hàng Eximbank khu vực Hồ Chí Minh cùng ý kiến của 44
nhân sự đến từ 17 Chi nhánh Eximbank khu vực TP Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu
cũng kết hợp với các phỏng vấn cá nhân và xin ý kiến chuyên gia để tìm ra nguyên
nhân dẫn đến việc suy giảm hiệu quả thực hiện Kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng
này.
Luận văn chỉ ra rằng Hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại một số chi nhánh Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam khu vực TP. Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả
đến từ một số nguyên nhân trong đó nổi lên vấn đề liên quan đến Chất lượng sản
phẩm dịch vụ, Cấu trúc khách hàng sản phẩm và Chất lượng nguồn nhân lực.
Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp và kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao
Hiệu quả thực hiện Kinh doanh ngoại tệ tại các Chi nhánh tại khu vực TP Hồ Chí
Minh và làm cơ sở để đối chiếu và tham khảo cho các khu vực khác trong hệ thống
của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung.


SUMMARY OF TOPIC
In recent development trends of the foreign exchange and money markets, the
foreign exchange trading plays a particularly momentous role to the bank’s
development. Especially in ensuring the needs of customers using and balancing the
bank capital that Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank is one of
them.
In the content of this research topic, the author carried out the assessment and
analysised the performance of foreign exchange trading activities at Vietnam Export
Import Commercial Joint-Stock Bank branches in Ho Chi Minh City. By comparison
and statitics data from 2015 to 2018 and summary the result of personal survey table
to find out the causes and solutions to improve the efficiency of foreign exchange
trading activities in this region and the whole system as well.
Based on turnover and profit as two factors measured at Exim Bank branches

in Ho Chi Minh City and the opinions of 44 personnel from 17 branches. The research
also combined with personal interviews and expert advice to find out the main cause
that lead to this problem.
The reseach indicated that the effectiveness of foreign currency trading
activities was impacted by some reasons such as Quality of service and product,
Customer structure and foreign exchange products and Quality of Human resources
as well.
From this analysis result, the author proposed some suit solutions and plans to
help the foreign exchange trading activities at branches in Ho Chi Minh City get
better. From this, using the results achieved for reference for the region sand the
whole system of Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank in the years
to come.


1

MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài và xác định vấn đề nghiên cứu
Nhắc đến Ngân hàng thương mại người ta thường nghĩ đến các hoạt động thanh
toán, gửi tiền tiết kiệm hay cho vay tín dụng tiêu dùng và một số hoạt động kinh
doanh truyền thống khác. Mặt khác, thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại
cũng chủ yếu đến từ các hoạt động này, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên cơ
cấu thu nhập này có xu hướng thay đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt
động tín dụng và tăng tỷ trọng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác trong
đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), hoạt động kinh
doanh ngoại tệ cũng giống như hầu hết các Ngân hàng thương mại (NHTM) khác
đóng vai trò vô cùng quan trọng bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống của
ngân hàng như cho vay, huy động, hoạt động thanh toán…nhằm đáp ứng các nhu cầu
thực tiễn và cấp bách của các cá nhân tổ chức trong hoạt động kinh doanh hay đời

sống thông thường, hoạt động này cũng hỗ trợ khá nhiều cho các hoạt động khác như
thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, tín dụng nói chung.
Vai trò của hoạt động này cũng ngày một tăng do xu thế hội nhập, giao lưu và
buôn bán với các quốc gia khác ngày càng mở rộng cùng với đó là các hoạt động giao
thương trao đổi hàng hóa, xúc tiến thương mại ngày một tăng. Kinh doanh ngoại hối
ngày càng trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn của Eximbank trong việc
quản lý nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu sử dụng và đầu tư nguồn tiền tệ
nhàn rỗi. Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank tăng bình quân 20%/ năm từ
2016 đến 2018 đã góp phần đảm bảo góp phần cân đối nguồn cho toàn hệ thống và
nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín dụng của ngân hàng đặc biệt là tại khu vực trọng
điểm như tại TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian bốn năm trở lại đây, kết quả thực hiện kinh
doanh ngoại tệ tại một số các Chi nhánh thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh không đạt
hiệu quả như mong đợi khiến ảnh hưởng chung đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ


2

thống trong khi khu vực này vốn có thể mạnh về kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng và
đa dạng đối tượng khách hàng.
Do đó, để có thể hòa nhập với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
thì Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank cần phải tìm ra những
điểm hạn chế và nguyên nhân chính để khắc phục những hạn chế nêu trên. Giúp
Eximbank giữ vững vị thế dẫn đầu và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong
những năm tiếp theo được mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thị trường tiền tệ. Nhận
thức được nhu cầu quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại
tệ nêu trên, đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các Chi
nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – khu vực TP. Hồ Chí Minh”
đã được chọn nghiên cứu dưới đây.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố dùng để đo lường hiệu quả hoạt động Kinh doanh ngoại
tệ sử dụng tại các Chi nhánh trong hệ thống.
- Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện tại các Chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam khu vực TP Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 2015-2018.
- Nhận diện các khó khăn và nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm hiệu
quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà các Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất nhập khẩu Việt Nam khu vực TP Hồ Chí Minh đã và đang đối mặt.
- Đề ra các giải pháp và kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
ngoại tệ áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam và có
thể áp dụng được trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.


3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến Nâng cao Hiệu quả hoạt
động KDNT KDNT tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
khu vực TP Hồ CHí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Luận văn chỉ tập trung phân tích kết quả hoạt động KDNT của
các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam trong khoảng thời gian
bốn năm từ 2015 đến 2018.
Không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động doanh ngoại tệ của các chi
nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động này.
- Đối tượng khảo sát: các cán bộ nhân viên đang thực hiện nghiệp vụ Kinh
doanh ngoại tệ và tại các Chi nhánh trong khu vực TP. Hồ Chí Minh và các cán bộ
quản lý, cấp cao của từng đơn vị.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính.
Thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập dữ liệu thông tin về thực trạng hoạt động Kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam qua các nguồn dữ
liệu khác nhau như:
+ Dữ liệu doanh số và lợi nhuận từ báo cáo tài chính của ngân hàng các năm;
+ Bảng khảo sát bằng câu hỏi đến nhân sự phụ trách tại các Chi nhánh (biểu
mẫu) thông qua email;
+ Phỏng vấn nhóm (nhân viên Chi nhánh) và cá nhân (cán bộ cấp cao);
Từ đó tiến hành so sánh và phân tích các chỉ số các năm để thấy được sự biến
động trong hoạt động KDNT của ngân hàng qua từng năm tại các Chi nhánh trong


4

khu vực để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế của hoạt động
KDNT tại Eximbank để rút ra những định hướng và đề xuất những giải pháp phù hợp.
Bài nghiên cứu cũng kết hợp với Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia là các
nhân sự quản lý, làm việc lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn và tiền tệ
của ngân hàng. Phương pháp này dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả
năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê
các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự
báo khách quan về việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các Chi nhánh ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam khu vực TP Hồ Chí Minh nắm rõ hơn về cách thức đánh giá hiệu quả hoạt
động Kinh doanh ngoại tệ và nhận diện được kết quả thực tiễn tại các đơn vị trong
giai đoạn 2015-2018 vừa qua. Giúp các Chi nhánh nhận thức các vấn đề còn tồn tại
tại đơn vị ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chung tại khu vực và các khó khăn mà

toàn bộ hệ thống đang gặp phải.
Từ đó giúp các nhà quản trị, các cán bộ cấp cao các Chi nhánh tại khu vực đưa
ra những giải pháp nhằm thích hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
ngoại tệ thông qua việc đề xuất cải tiến sản phẩm dịch vụ và đào tạo nhân sự một
cách phù hợp.
1.6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo; nội
dung chính của luận văn gồm có ba chương. Trong đó:
Phần mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên
cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.


5

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Trình bày hai nội dung chính bao gồm cơ sở lý luận và tổng quan tình hình
nghiên cứu. Trong đó cơ sở lý luận giới thiệu các khái niệm về ngoại hối và nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ, đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vai trò của kinh
doanh ngoại tệ trong hoạt động của ngân hàng thương mại và cách đánh giá Hiệu quả
hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó trình bày
các nghiên cứu liên quan thông qua Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động KDNT tại các chi
nhánh EXIMBANK – khu vực TP Hồ Chí Minh
Giới thiệu sơ lược về hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam và những biểu hiện của vấn đề trong hoạt động Kinh doanh
ngoại tệ tại các Chi nhánh khu vực TP. Hồ Chí Minh. Trình bày các phân tích tại các
Nhóm chi nhánh trong khu vực và các nguyên nhân dẫn đến vấn đề nêu trên.
Chương 3: Giải pháp và kế hoạch nâng cao Hiệu quả hoạt động Kinh

doanh ngoại tệ tại Eximbank – khu vực TP. Hồ Chí Minh
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và các giải pháp chung áp dụng cho các
chi nhánh tại khu vực TP. HCM và Nhóm giải pháp riêng theo từng Nhóm Chi nhánh
theo đặc điểm của từng đơn vị. Trình bày các kế hoạch triển khai thực hiện trong thời
gian tới.
Tóm tắt
Bài nghiên cứu đã trình bày về sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, lý do
lựa chọn và xác định vấn đề, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn cũng như những đóng
góp mới của đề tài. Các nội dung này được làm cơ sở cho các chương tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận
bởi nhu cầu ngày càng tăng cũng như tiềm năng phát triển của mảng này luôn được
nhiều Ngân hàng và các TCTD khai thác chú trọng phát triển. Cũng chính vì sự quan
tâm này mà có khá nhiều những đề tài nghiên cứu, giáo trình đề cập đến hoạt động
này đặc biệt là các nghiên cứu trong nước về các NHTM.
Tuy nhiên những đề tài nghiên cứu trước đó tại mỗi ngân hàng khác nhau lại
đề cập đến tình hình hoạt động Kinh doanh ngoại tệ và cách thức nâng cao hiệu quả
hoạt động này khá giống nhau trong việc sử dụng bộ giải pháp chung như Hoàn thiện
nghiệp vụ ngoại hối, Kiến nghị về các cơ chế quy định với Ngân hàng nhà nước hay
một số đề cập liên quan đến giải pháp về nhân sự và Marketing. Mà những giải pháp
này tại mỗi ngân hàng lại chưa thật sự hiệu quả và bám sát tình hình hoạt động của

mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế, ở mỗi thời kỳ khác nhau có điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau, các chính sách điều tiết khác nhau của NHNN cũng khác nhau…thì mỗi
ngân hàng sẽ có mỗi giải pháp nâng cao hiệu quả khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề
cần phải tìm ra những giải pháp và chiến lược chung phù hợp với ngân hàng là vấn
đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Đồng thời trong cách đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ nên
dựa trên bộ tiêu chuẩn đo lường phù hợp thay vì chỉ dựa vào những kết quả nhìn thấy
mà thiếu cơ sở so sánh và đánh giá như các nghiên cứu trước.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả khai thác một số khía cạnh liên quan đến
yếu tố tài chính và khách hàng là hai trong bốn yếu tố cấu tạo nên Thẻ điểm cân bằng
(Balance Scorecard) hay BSC. Thẻ điểm này là một hệ thống quản lý và thực thi chiến


7

lược được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh doanh, quản lý của chính phủ,
và các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới nhằm cung cấp một cơ cấu cho việc
lựa chọn các chỉ số đánh giá hiệu suất quan trọng, bổ sung cho các biện pháp tài chính
truyền thống, giúp các nhà quản trị quản lý và đánh giá hiệu quả thực thi chiến lược
của một tổ chức một cách toàn diện và đầy đủ, đồng thời liên kết được các hoạt động
kiểm soát ngắn hạn với chiến lược và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp áp dụng Thẻ điểm cân bằng còn rất
khiêm tốn. Nghiên cứu này phân tích đánh giá một số khía cạnh liên quan đến hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam qua việc sử dụng
một số khía cạnh tạo nên Thẻ điểm cân bằng nhằm đo lường và phân tích các chỉ tiêu
KDNT một cách có cơ sở từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại các Chi nhánh
ngân hàng thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc áp dụng hệ thống BSC, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng
và đề xuất những giải pháp bám sát nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lược khảo nghiên cứu, dù đã có rất nhiều tác giả đã tìm hiểu và

giới thiệu về đề tài này, nhưng tác giả vẫn lựa chọn đề tài nêu trên bởi tính khác biệt
trong quá trình tìm xây dựng giải pháp cho từng nguyên nhân và bám sát nhất với
tình hình hoạt động KDNT của các chi nhánh ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam Eximbank khu vực TP Hồ Chí Minh thời gian qua.
Từ những lý do nêu trên, tác giả tiến hành lược khảo một số luận văn và giáo
trình nghiên cứu về kinh doanh ngoại hối và Thẻ điểm cân bằng BSC cùng một số tài
liệu tham khảo liên quan như trình bày ở nội dung dưới đây.
Một số giáo trình liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ngoại hối có thể kể đến
như cuốn “Tiền tệ ngân hàng” (2006) và “Thị trường ngoại hối và các giải pháp
phòng ngừa rủi ro” (2008) đồng của tác giả Nguyễn Minh Kiều, “Giáo trình Ngân
hàng thương mại” của Phan Thị Thu Hà (2006), “Cẩm nang thị trường ngoại hối và
các giao dịch Kinh doanh ngoại hối” (2006) của Nguyễn Văn Tiến ..v.v. Trong các


8

giáo trình này các tác giả đã khái quát một cách cơ bản về khái niệm, nội dung và các
hoạt động cụ thể các Hoạt động kinh doanh doanh ngoại hối tại các NHTM nói chung.
Trong đó, cuốn “Tiền tệ Ngân hàng” (2006) của tác giả Nguyễn Minh Kiều đề
cập nhiều đến thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng và các hoạt động chủ yếu trong
đó bao gồm cả lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Chương số 10. Tuy nhiên
cuốn sách này không đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm, vai trò hay các vấn đề về hiệu quả
kinh doanh ngoại tệ mà tập trung vào giới thiệu các nghiệp vụ, rủi ro gặp phải và một
số đặc điểm giao dịch với khách hàng trong nội địa và trên trường quốc tế nói chung.
Tương tự, cuốn “Giáo trình Ngân hàng thương mại” của Phan Thị Thu Hà (2006)
cũng đề cập đến các hoạt động Kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên tác giả chỉ tập trung
Phân tích mức độ rủi ro của hoạt động này đối với hoạt động của ngân hàng và cách
thức quản lý các rủi ro đó trong giới hạn cho phép.
Tiếp theo đến cuốn “Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi
ro” (2008), tác giả Nguyễn Minh Kiều đề cập đến khái niệm thị trường ngoại hối theo

cách diễn đạt nghĩa hẹp, không nói nhiều đến nhiều loại đồng tiền của nhiều quốc gia
khác nhau mà chỉ đơn giản là xoay quanh các nội dung về ngoại tệ, mua bán trao đổi
các loại ngoại tệ này. Đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của NHNN trong việc can
thiệp vào thị trường này thông qua thúc đẩy, khuyến khích hay hạn chế các hoạt động
liên quan đến cán cân thương mại.
Như vậy ở cả hai quyển sách nói trên, tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều đã tổng lược
những kiến thức chung căn bản nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ dù
chưa đi chi tiết vào từng nội dung.
Riêng cuốn “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch Kinh doanh
ngoại hối” (2006) của Nguyễn Văn Tiến tác giả tiến hành khai thác và soạn thảo khác
hơn so với các giáo trình trên ở nội dung giới thiệu về Thị trường ngoại hối và Các
nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh khác cùng những ví dụ cụ thể về nghiệp vụ.
Cuốn sách này sau đó được chỉnh lý và bổ sung tái bản một số nội dung trong cuốn


9

“Giáo trình tài chính quốc tế” và “Giáo Trình Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngoại Hối”
(2008) của cùng tác giả.
Ngoài ra có một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu đề tài này trong các công
trình nghiên cứu của họ dưới nhiều góc độ khác nhau như của tác giả Trần Nguyên
Nam (2009), Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Học viện tài chính. Nghiên cứu trên đề cập đến các Nội dung bao gồm các chủ thể
tham gia thị trường ngoại hối, điều kiện và kinh nghiệm phát triển thị trường. Về thực
trạng, tác giả sơ lược các đặc điểm về môi trường và đưa ra nhóm giải pháp Ổn định
vĩ mô, hội nhập kinh tế, tự do hóa tài chính cơ sở hạ tầng, chuyển đổi đồng tiền, xét
các yếu tố về nâng cao năng lực của các chủ thể khi tham gia vào thị trường, cũng
như những đề xuất liên quan đến quản lý ngoại hối của NHNN.
Và rất nhiều tác giả nghiên cứu về Nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ tại các Ngân
hàng thương mại, về cách thức phát triển nghiệp vụ này kể cả các bài nghiên cứu về

Hiệu quả Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Eximbank dưới hình thức luận văn thạc sĩ. Mà một trong số đó có thể kể đến như:
Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồ (2008) đã phân tích,
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Việt Nam
Eximbank. Nhận ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngoại
hối của ngân hàng. Từ đó đề ra biện pháp nhằm giúp phòng kinh doanh tiền tệ của
Ngân hàng Việt Nam Eximbank kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và giữ vững
vị thế đứng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về lĩnh lực kinh doanh
ngoại hối. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp liên quan đến lĩnh vực nhân sự,
Marketing, hệ thống thông tin và các hoạt động phân phối kinh doanh ngoại tệ sau
khi đã phân tích các nhân tố tác động: Kinh tế, Chính trị, Thị trường, Điểm mạnh
điểm yếu của ngân hàng ...v.v.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) hướng đến một


10

số giải pháp hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV. Tác giả đưa ra những giải pháp tập trung liên
quan đến marketing, giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm ngoại hối phái sinh
tại ngân hàng, mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng và
thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời đưa ra kiến nghị
đối với NHNN và các doanh nghiệp XNK nhằm mở rộng môi trường kinh doanh và
tiềm năng hoạt động KDNT cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.
Một số đề tài khác trong thời gian gần đây kể đến như “Phát triển hoạt động
kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” của tác giả
Nguyễn Thị Tươi (2014). Đề tài làm rõ khái niệm đặc điểm và nội dung của hoạt
động KDNT và các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động KDNT của NHTM, phân

tích, đánh giá sự phát triển KDNT của Ngân hàng VPBank trong thời gian qua, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh những bất cập và nguyên nhân của những bất cập. Đề xuất
giải pháp phát triển hoạt động KDNT của VPBank nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả cũng đưa ra ba giải pháp cụ thể như nâng cao
chất lượng các hoạt động và nghiệp vụ, tập trung khai thác nguồn ngoại tệ giá rẻ và
đề xuất một số kiến nghị liên quan đến Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN.
Các nghiên cứu đồng cấp trên hầu hết được thực hiện trong giai đoạn 2005 đến
2015 tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa đủ cơ sở để làm tư liệu tham khảo và
cơ sở lý thuyết cho đề tài này. Đồng thời hầu hết các nghiên cứu trước đây đều không
đi sâu vào phân tích đề tài Nâng cao hiệu quả thực hiện Kinh doanh ngoại tệ tại một
khu vực trong thời gian cụ thể thông qua dữ liệu thực tế mà các đơn vị tại khu vực
này đạt được do đó không có ý nghĩa tham khảo cho đề tài.
Tuy nhiên, các đề tài này cũng mới chỉ đề cập một cách sơ lược đến một số
giải pháp nhằm phát triển và mở rộng hoạt động KDNT tại các NHTM một cách
chung nhất. Kể đến như cách thức phòng chống rủi ro khi tham gia thị trường ngoại
hối, đưa ra các kiến nghị với NHNN, đề cập đến nâng cao chất lượng dịch vụ hay các
biện pháp phòng ngừa rủi ro mà chưa có một công trình nghiên cứu nào đồng cấp chỉ
ra rõ các vấn đề gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank


11

khu vực TP. Hồ Chí Minh thông qua kết quả hoạt động đo lường được tại chính ngân
hàng này trong khoảng thời gian 2015-2018 như trong bài nghiên cứu.
Tiếp theo là một số lược khảo liên quan đến Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng
trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả nhận thấy cũng đã có
nhiều tác giải và công trình nghiên cứu về nội dung này bao gồm:
Đề tài “Áp dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) tại
Vietinbank” của tác giả Phạm Thị Thanh Nga năm 2015. Tác giả nghiên cứu thực
trạng áp dụng BSC tại Vietinbank và cơ sở áp dụng BSC trong hoạt động của

Vietinbank và đề xuất áp dụng thẻ điểm cân bằng này tại Vietinbank.
Đề tài “Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard - BSC) trong công
tác quản trị chiến lược tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi
nhánh Thừa Thiên Huế” của tác giả Lê Thị Phương Thảo năm 2015. Tác giả phân
tích đánh giá một số thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Chi nhánh Huế trong việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng, nhằm tạo ra những
tiền đề cho phát huy điểm mạnh, tháo gỡ những khó khăn giúp đẩy mạnh việc áp
dụng Thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Đề tài “Ứng dụng thẻ điểm cân bằng vào đánh giá hiệu quả kinh doanh cho
Công ty Tài chính TNHH HD Saison – chi nhánh Hóc Môn” của tác giả Lê Nguyễn
Hoàng Anh năm 2018. Tác giả trình bày khái niệm, vai trò, bản chất của hiệu quả
kinh doanh; khái niệm, vai trò, ý nghĩa cũng như các nội dung chính của bốn viễn
cảnh trong thẻ điểm cân bằng; thước đo chính về chỉ số đo lường hiệu suất cốt lõi KPIs nhằm phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của một công ty theo
từng viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng một cách tổng quát và rõ ràng hơn về quy trình
hoạt động của công ty. Và vận dụng các vấn đề liên quan đến thẻ điểm cân bằng nhằm
xây dựng thang đo, các lưu ý vận dụng thẻ điểm cân bằng; từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao đánh giá hiệu quả kinh doanh ở bốn viễn cảnh và giúp chi nhánh
khắc phục khó khăn hiện tại và hoàn thiện trong tương lai.


12

Đồng thời về tài liệu tham khảo là giáo trình, điển hình như cuốn “Thẻ điểm
cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) – Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng”.
Cuốn sách này là sản phẩm của Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Nhà
xuất bản Hồng Đức. Cuốn sách đưa ra những nhận thức ban đầu về BSC như một
công cụ quản lý chiến lược nhằm định hướng tổ chức tới kỳ vọng tương lai. Cuốn
sách hướng dẫn cách thức thiết lập BSC tại tổ chức và một số kết quả áp dụng điển
hình trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng.

BSC giúp cho lãnh đạo, các nhà quản lý có bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động
hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai. Thông qua tầm
nhìn và chiến lược hữu hiệu trong toàn tổ chức, việc cải thiện liên kết mục tiêu của
các bộ phận và cá nhân với chiến lược, giữa chiến lược và hoạt động, BSC đã và đang
được rất nhiều tổ chức trên thế giới quan tâm vận dụng.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Không chỉ mang lại rất nhiều lợi nhuận cho chính các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác trong và cả bên ngoài nước mà hơn hết các các hoạt động KDNT
tại nước ngoài đã được diễn ra cách đây khá lâu. Do đó cũng đã có khá nhiều nghiên
cứu liên quan đến đề tài này.
Kể đến như đề tài đề tài “Balanced Scorecard (BSC) in Retail Banking in UAE:
a Study on Sustainability” của Indranil Bose và Indrajit Bandyopadhyay năm 2018.
Nghiên cứu đã được thực hiện tại bộ phận bán lẻ của ngân hàng Emirates NBD. Phân
tích thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ 45 nhân viên quản lý của bộ
phận ngân hàng bán lẻ đã cho thấy nhiều ý kiến trái chiều và xác định các lĩnh vực
cần cải thiện hơn nữa để tăng trưởng bền vững và cải thiện các chỉ số hiệu suất được
chọn. Kết quả cho thấy các giám đốc điều hành ngân hàng đều tham gia thiết kế và
thực hiện thẻ điểm cân bằng.
Đề tài “The management of Foreign Exchange Risk in UK multinationals: An
empirical Investigation” của tác giả P. A. Belk và M. Glaum năm 1990. Nghiên cứu


13

chỉ ra rằng Trung tâm quản lý rủi ro ngoại hối và quản lý rủi ro kinh tế đã được thực
hiện tuy nhiên chưa thực sự đồng nhất. Hơn nữa, các công ty đa quốc gia được khảo
sát cho thấy mức độ tập trung hóa thấp hơn so với dự kiến trên cơ sở các tài liệu liên
quan, và phần lớn những người được hỏi mô tả các công ty của họ là hoàn toàn không
thích rủi ro.
Đề tài “Foreign exchange risk management in commercial bank in Pakistan”

của tác giả Maroof Hussain năm 2011. Trong đề tài này, tác giả nêu khá rõ khái niệm
về rủi ro kinh doanh ngoại hối trong ngân hàng thương mại, phân loại các loại rủi ro
gặp phải, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu, các cách thức phòng ngừa rủi
ro trong KDNT. Cũng như đề cập đến vai trò của ngân hàng trung ương trong quản
trị rủi ro ngoại hối nói chung sau khi đã phân tích thực trạng các ngân hàng thương
mại tại Pakistan trong giai đoạn nghiên cứu.
Và đề tài “Management of Foreign Exchange Risk in selected commercial
bank in Nigeria” của nhóm tác giả J.O. Adetayo, E.A. Dionco Adetayo và B. Oladejo
năm 2008. Trong nghiên cứu này hai tác giả đi vào hai chủ thể chính. Thứ nhất, xác
định các rủi ro vô cùng đa dạng mà những ngân hàng được chọn phải đối mặt khi
giao dịch ngoại hối. Thứ hai, tìm ra những cách thức quản trị rủi ro và nhận diện rủi
ro từ đó đề xuất các phương pháp quản trị trong vận hành khối Đầu tư tài chính tại
mỗi ngân hàng.
Hầu hết các đề tài trên đều đi sâu vào phân tích khái niệm liên quan đến rủi ro
kinh doanh ngoại tệ, các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và đưa ra
những giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro gặp phải.
Tuy nhiên hiện nay theo hiểu biết của tác giả chưa có đề tài nào nghiên cứu
riêng về áp dụng mô hình BSC trong hoạt động KDNT tại các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam.
Do đó luận văn này bên cạnh việc tập trung giải quyết các nguyên nhân chủ
yếu dần đến việc suy giảm hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại một số chi nhánh tại khu


×