Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐOÀN LAN ANH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐOÀN LAN ANH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH CẦN THƠ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS.TRƯƠNG QUANG THÔNG
TP. Hồ Chí Minh – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS Trương Quang Thông. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá
nhân và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
TP.HCM, ngày …… tháng …… 2019
Người thực hiện

ĐOÀN LAN ANH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... viii
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2
1. 3.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 3
1.6. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 4
2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng .................................................................................... 4
2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................................... 4
2.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân ....................................................................................... 4
2.2.2. Căn cứ vào mức độ tổn thất ................................................................................... 4
2.2.3. Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng ....................................................................... 5
2.2.4. Căn cứ vào giai đoạn phát sinh.............................................................................. 5
2.2.5. Căn cứ vào quy mô ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ............................................... 5
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ................................................................ 6
2.2.1. Yếu tố khách quan ................................................................................................. 6
2.2.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................................. 6
2.4. Tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng ............................................................................. 7
2.4.1. Các tiêu chí trực tiếp đánh giá RRTD ................................................................... 7
2.4.2. Các tiêu chí gián tiếp đánh giá RRTD ................................................................. 12
2.4.2.1. Quy mô tín dụng ............................................................................................... 12
2.4.2.2. Cơ cấu tín dụng................................................................................................. 12


2.5. Tác động của rủi ro tín dụng .................................................................................. 13
2.5.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng ........................................ 13
2.5.2. Tác động đến nền kinh tế .................................................................................... 13
2.6. Quản trị rủi ro tín dụng........................................................................................... 14
2.6.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng...................................................... 14
2.6.1.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro ................................................................. 14
2.6.1.2. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng .................................................. 14
2.6.2. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ............................................................ 15

2.6.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ................................................................................. 15
2.6.2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng .................................................................. 15
2.6.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng .................................................................................. 16
2.6.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng ........................................................................................ 16
2.6.2.5. Kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................... 19
3.1. Lịch sử hình thành .................................................................................................. 19
3.2. Cơ cấu tổ chức:....................................................................................................... 19
3.3. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cần
Thơ ................................................................................................................................. 22
3.3.1. Tổng quan về dư nợ cho vay tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cần
Thơ ................................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 4 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................................................................. 28
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ............................................................. 28
4.1.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ...................................................................... 28
4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ............................................................ 31


4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ: ................................................ 33
4.2.1. Chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng: .............................................. 33
4.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng: ......................................................................... 33
4.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng........................................................... 33

4.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ................................................................................. 33
4.2.3.2. Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng ................................................................... 34
4.2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................................... 34
4.2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng: ........................................................................................ 37
4.2.3.5. Kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................. 39
4.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ............................... 39
4.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 39
4.3.2. Hạn chế ................................................................................................................ 40
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại NH
TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cần Thơ ........................................................... 42
4.4.1. Yếu tố từ phía khách hàng ................................................................................... 42
4.4.2. Yếu tố từ phía ngân hàng..................................................................................... 42
4.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng và bài học đối với Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Cần Thơ ................................................... 44
4.5.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên thế
giới 44
4.5.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi Nhánh Cần Thơ ................................................................................... 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 49
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ ..................................................... 50
5.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– Chi nhánh Cần Thơ đến năm 2030 .............................................................................. 50
5.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng .......................................................... 50


5.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng .................................................................... 50
5.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ................................... 51

5.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng toàn diện ...................................... 51
5.2.2. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng ....................................................... 51
5.2.3. Hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro tín dụng ........................................... 51
5.2.4. Nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng ......................................................... 52
5.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ......................................................................................... 52
5.2.6. Phối hợp giữa quản trị rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp, chủ động ứng
phó rủi ro tín dụng ......................................................................................................... 53
5.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng .................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................................. 54
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Cần
Thơ ................................................................................................................................. 20
Biểu đồ 3.1: Dư nợ cho vay ......................................................................................... 233
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu ............................................................................................ 255
Biểu đồ 3.3: Nợ quá hạn .............................................................................................. 255
Biểu đồ 4.1: Dư nợ khách hàng cá nhân.................................................................... 2828
Biểu đồ 4.2: Nợ xấu cho vay KHCN và hệ thống ngân hàng ..................................... 322


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dư nợ cho vay ................................................................................................. 222
Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn .................................................................. 233
Bảng 3.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng kinh tế ................................................. 244
Bảng 3.4: Nợ xấu ............................................................................................................. 255
Bảng 4.1: Dư nợ khách hàng cá nhân ................................................................................ 28

Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo kỳ hạn ................................................ 29
Bảng 4.3: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích vay ...................................... 29
Bảng 4.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo sản phẩm ............................................ 30
Bảng 4.5: Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân ................................................................ 31

31

Bảng 4.6: Bảng tính điểm và xếp loại đối với cá nhân.................................................... 355
Bảng 4.7: Ma trận xác định xếp loại khách hàng cá nhân ............................................... 355
Bảng 4.8: Phân loại nợ .................................................... Error! Bookmark not defined.5
Bảng 4.9: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể ........................................................................... 3838


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CRO

Bô ̣ phâ ̣n quản lý rủi ro

CSTT

Chính sách tiền tệ

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NĐT

Nhà đầu tư

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

RRTD

Rủi ro tín dụng


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDNH

Tín dụng ngân hàng

TDNH

Tín dụng ngân hàng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSCĐ

Tài sản cố định

VAR
WB

Value at Risk

Giá trị chịu rủi ro
World Bank


TÓM TẮT

Hoạt động chủ yếu của các NHTM là huy động vốn và cho vay. Chính vì thế, để gia
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM cần phải quản lý tốt rủi ro tín dụng trong
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Với mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
khách hàng cá nhân tại Vietinbank Cần Thơ, tác giả đi nghiên cứu đề tài “Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn đạt được các kết quả
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro tín
dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại các các NTHM.
Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Vietinbank Cần Thơ thông qua phân tić h số liê ̣u dư nợ của chi nhánh trong 3 năm
2015 - 2018, từ đó nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay.
Thứ ba, từ kết quả phân tích thực trạng, luận văn đưa ra những giải pháp để hạn chế
rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhận tại Vietinbank Cần Thơ để giúp ngân
hàng gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Từ khóa: các yếu tố tác động, quản trị rủi ro tín dụng, cho vay khách hàng cá nhân,
ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, …


ABSTRACT
The main activity of commercial banks is mobilizing capital and lending. Therefore,
in order to increase the efficiency of business activities, commercial banks need to manage
credit risks well in lending to individual customers. With the goal of limiting credit risk in
lending to individual customers at Vietinbank Can Tho, the author studied the topic
"Analysis of factors affecting credit risk in lending to individual customers at banks. Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade of Vietnam - Can Tho Branch ”. The thesis
achieves the following research results:
Firstly, the thesis has systematized the theoretical issues related to credit risk in
lending to individual customers at the ATM.
Secondly, the thesis analyzes the current situation of risks in lending activities to

individual customers at Vietinbank Can Tho through analyzing the data of outstanding
loans of branches in 3 years from 2015 to 2018, thereby identifying the factors affecting
Credit risk in lending.
Thirdly, from the results of the situation analysis, the thesis offers solutions to limit
credit risks in lending to individual customers at Vietinbank Can Tho to help the bank
increase business performance.
Key words: impact factors, credit risk, management of lending to individual
customers, Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Can Tho
Branch,…


1

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu, làm tăng tự do hóa tài chính, tăng sự
cạnh tranh giữa các NHTM trong nước với nhau, giữa các NHTM trong nước với NHTM
nước ngoài. Để phát triển bền vững và an toàn, ngân hàng cần phải quản lý tốt hoạt động
cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng. Trong các HĐKD ngân hàng, hoạt động tín dụng là
hoạt động chủ yếu và đóng góp phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh
việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rủi ro
tín dụng lớn rất lớn. Rủi ro tín dụng làm tăng chi phí, chậm thu lãi, làm thất thoát vốn
vay, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đây là rủi ro
chủ yếu trong HĐKD ngân hàng, không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng
những biện pháp phòng ngừa hoặc giảm tổn thất tối đa khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được các ngân
hàng tập trung khai thác vì lợi nhuận cao và rủi ro được phân tán hơn so với cho vay
KHDN. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ cũng không
ngoại lệ, dư nợ KHCN tại ngân hàng cũng gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2016 – 2018.
Bên cạnh đó, dư nợ KHCN tăng thì RRTD KHCN gia tăng tương ứng. Vì vậy, nhận

diện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay KHCN là cần thiết để đảm bảo hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” để làm luận văn
thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mu ̣c tiêu tổ ng quát: Trên cơ sở đánh giá thực tra ̣ng cho vay khách hàng cá nhân
ta ̣i Vietinbank Cần Thơ để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân tại các ngân hàng thương mại.

Mu ̣c tiêu cu ̣ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân.


2

- Nghiên cứu, đánh giá các rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Vietinbank Cần Thơ thông qua phân tích số liê ̣u dư nợ của chi nhánh trong 3 năm 20152018, từ đó nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay.
- Từ kết quả phân tích thực trạng, luận văn đưa ra những giải pháp để hạn chế rủi
ro trong cho vay phân khúc khách hàng cá nhân tại Vietinbank Cần Thơ.
1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu
1. 3.1. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian nghiên cứu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
trong cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ.
Về phạm vi thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong giai đoạn từ 2016 – 2018. Đây
là giai đoạn sau khi Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng, trước tính hình nợ xấu tăng cao đe dọa đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu tác giả thu thập từ các Báo cáo tài chính

của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho
vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp
nghiên cứu định tính dựa trên các phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương
pháp diễn dịch và quy nạp. Cụ thể như sau:
Phương pháp tổng hợp – tổng hợp các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
trong cho vay KHCN, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho luận văn.
Phương pháp thống kê mô tả – thống kê mô tả số liệu về thực trạng RRTD trong
cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp - phân tích số liệu để đưa ra kết luận về RRTD
trong cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ. Cụ thể, phương pháp diễn dịch, phân tích thực trạng RRTD trong cho vay KHCN
dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo tài chính. Phương pháp quy nạp để tổng quát hóa


3

thành những điểm chung, đặc trưng trong quản lý RRTD trong cho vay KHCN tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay
KHCN.
Phân tích thực trạng RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Từ đó nêu lên những kết quả đạt, hạn chế còn
tồn tại trong quản lý RRTD trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, giúp ngân hàng phát triển bền
vững và an toàn.
1.6. Kết cấu của đề tài
Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay khách hàng
cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” được chia
làm 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
NHTM.
Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN
Cần Thơ
Chương 4: Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Chương 5: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
John J.Hamton (2009), RRTD là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ và là rủi
ro quan trọng nhất trong HĐKD ngân hàng. RRTD chia thành: rủi ro vỡ nợ; rủi ro giảm
uy tín; rủi ro nguy cơ (là giá trị tương lai của khoản tiền có thể thua lỗ vào thời điểm vỡ
nợ chưa biết, thua lỗ do vỡ nợ ít hơn lượng tiền phải trả nhờ đảm bảo hay thế chấp của
bên thứ ba); rủi ro đối tác (là rủi ro xuất phát từ phái sinh, có thể chuyển đổi từ đối tác
này sang đối tác khác).
Delloite (2009), RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một
khách hàng, nghĩa là dòng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay không thể thực
hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian.

Basel Committee on Banking Supervision (2004), RRTD là khả năng mà khách
hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều
khoản đã thỏa thuận.
Như vậy, RRTD là khả năng xảy ra tổn thất về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do
khách hàng vàng càng lâu thì ngân hàng sẽ càng có nhiều thông tin hơn về khách hàng
đó. Nắm vững thông tin về khách hàng, ngân hàng có thể dự báo về tình hình hoạt động
kinh doanh, tình hình tài chính... của khách hàng chuẩn xác hơn do đó sẽ hạn chế được
phần nào rủi ro.
Sử dụng vốn vay: ngân hàng cấp tín dụng khi xét thấy mục đích vay vốn hợp lý,
có hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế hay không. Nếu khách hàng không sử dụng
vốn đúng theo mục đích đã được phê duyệt thì rất dễ dẫn đến nợ quá hạn khi phương án
sử dụng vốn không hiệu quả hoặc không thu hồi vốn được.
Các yếu tố khác cũng quan trọng không kém là tình hình sức khỏe, khả năng quản
trị, điều hành việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
4.4.2. Yếu tố từ phía ngân hàng
 Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng
Quy định các điều kiện cho vay chặt chẽ, quy trình tác nghiệp chi tiết vừa giúp
quá trình cho vay tránh sai sót, vừa hạn chế được các gian lận từ khách hàng hoặc từ
chính cán bộ ngân hàng
 Hệ thống công nghệ thông tin
Rủi ro tín dụng sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu ngân hàng trang bị hệ thống công
nghệ thông tin hoàn chỉnh, giúp cho việc lưu trữ thông tin được chính xác, thuận tiện,
đồng thời tự động nhận diện được các dấu hiệu rủi ro để cảnh báo cho ngân hàng.


43

 Năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
Cán bộ ngân hàng chưa nhận thức quản lý rủi ro là đảm bảo sự ổn định của lợi
nhuận. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ tín dụng chưa theo kịp các thay đổi về

quy trình quy định tại ngân hàng và các thay đổi về các quy định pháp luật có liên quan.
Cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ bị hạn chế về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế,
dẫn đến công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện một cách máy móc, không kịp thời
phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn.
Đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một yếu tố quan trọng. Đã có nhiều trường
hợp cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng để giải ngân các hồ sơ vay không đủ
điều kiện, hoặc giải ngân sai mục đích sử dụng vốn là rủi ro tín dụng điển hình.
 Sự kiểm soát của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
Sự giám sát của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
rủi ro tín dụng tại ngân hàng do việc kiểm tra, giám sát khoản vay đảm bảo cho các hồ
sơ vay tuân thủ đúng quy trình quy định của ngân hàng và của pháp luật. Kịp thời phát
hiện các khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời.
 Công tác giao chỉ tiêu kinh doanh
Việc giao chỉ tiêu là cần thiết để thúc đẩy năng suất làm việc của người lao động.
Tuy nhiên nếu giao chỉ tiêu dư nợ quá cao sẽ tạo áp lực khiến việc xét duyệt hồ sơ vay
nới lỏng hơn để đạt chỉ tiêu dư nợ đã đề ra.
4.4.3

Yếu tố khách quan


Chất lượng thông tin:

Thông tin do khách hàng vay cung cấp sẽ mang tính chủ quan theo hướng có lợi
cho khách hàng vay, do đó ngân hàng sẽ cần thêm nhiều nguồn thông tin từ bên ngoài
để kiểm tra, đối chiếu với thông tin do khách hàng cung cấp.


Sự biến động của nền kinh tế:


Khi nền kinh tế có sự biến động, sẽ có tác động tích cực đến một số ngành và tác
động tiêu cực đến một số ngành khác. Các khoản vay thuộc lĩnh vực bị tác động tiêu
cực từ đó sẽ nảy sinh rủi ro lớn hơn. Bên cạnh đó khi nền kinh tế đi xuống cũng ảnh
hưởng đến khả năng chi trả của các khách hàng vay tiêu dùng dẫn đến nợ quá hạn.


44



Môi trường chính trị, pháp lý:

Môi trường chính trị, pháp lý càng ổn định thì nền kinh tế nói chung và hoạt động
ngân hàng nói riêng mới có tiền đề để phát triển bền vững. Nếu các chính sách pháp luật
hay các quy định của Nhà nước thay đổi quá thường xuyên, đột ngột sẽ ảnh hưởng đến
các phương án kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
họ.
4.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng và bài học đối với Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Cần Thơ
4.5.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại
trên thế giới
 Bangkokbank - Thái Lan
Quản trị rủi ro tín dụng tập trung bao gồm 2 bộ phận độc lập: Bộ phận tiếp nhận,
giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Phân loại khách hàng theo từng nhóm: khách
hàng kinh doanh, khách hàng tiêu dùng, từ đó làm cơ sở cho việc xác định chính sách
tín dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng.
Kiểm soát RRTD kép bao gồm hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ của ngân hàng,
NHTW, Cục thông tin tín dụng (công ty tư nhân).
 KDB - Hàn Quốc
Chiến lược là tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro chấp nhận bằng cách tối ưu

phân bổ vốn rủi ro. Rủi ro là cơ hội cũng như thách thức, không chỉ tác động đến vốn
kinh tế, thu nhập của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Phương thức quản lý rủi ro hiện đại bao gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ theo PD (xác suất khách hàng không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn
thất dự kiến % trong trường hợp khách hàng không trả được nợ) và EAD (số dư nợ rủi
ro). Từ đó, tính được EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) cho từng món
vay cụ thể.
Giai đoạn 2: Lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của
cả danh mục đầu tư.
Giai đoạn 3: Khi tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) đã được lượng hóa,
ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay.


45

Giai đoạn 4: Quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM-Active credit
portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động
thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay.
Giai đoạn 5: Quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị (Value-based management - VBM).
Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến
danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản lý rủi ro được hiệu quả,
chính xác.
Hệ thống hạn mức rủi ro bao gồm giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách
hàng.
Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng
bộ phận, cán bộ trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng
đối tượng khách hàng: khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, định chế tài chính.
Hệ thống kiểm soát RRTD độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ bao
gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, và toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng

trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện
ra rủi ro. Hệ thống cũng cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều
kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức
rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Hệ thống cũng là công cụ giúp ngân hàng đánh giá
lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra
kiểm soát RRTD sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản lý rủi ro.
 Citibank - Mỹ
Thứ nhất, Citibank phân định rõ chức năng các bộ phận liên quan đến quy trình
cấp tín dụng:
Ban lãnh đạo - phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động tín dụng, đề ra mức rủi
ro; chiến lược và các quy định chung; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của cán bộ
tín dụng nếu có khả năng xảy ra rủi ro hoặc ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.
Ban hoạch định chính sách tín dụng - duy trì mô hình quản trị rủi ro tín dụng; lập
kế hoạch đầu tư, dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách tín dụng phù
hợp với luật pháp và quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách
tín dụng nếu có khả năng xảy ra rủi ro; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán


46

bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tư, đánh giá chất lượng thông tin rủi ro, tiến
trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trường hợp quá hạn mức cho phép.
Ban quản trị hạn mức tín dụng - điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh,
xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín
dụng đó. Ban quản trị hạn mức tín dụng phát triển chiến lược kinh doanh, xét duyệt cho
vay, quản trị đầu tư và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.
Ban đánh giá rủi ro kinh doanh - đánh giá tình hình kinh doanh và cung cấp thông
tin rủi ro trong đầu tư; đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, chính sách, sự thi
hành và các thủ tục trong quản trị tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và
kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank đánh giá độ tin cậy của người đi vay căn cứ vào 5 yếu tố: Năng
lực quản trị của người vay (Character of management); Năng lực tài chính của người
vay (Financial capacity of the venture); Thế chấp đảm bảo khoản vay (Collateral
security); Lĩnh vực mà người vay hoạt động (Condition of the industry); Các điều khoản
và điều kiện tín dụng (Condition of terms).
Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt.
Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực, kinh nghiệm
và trình độ học vấn của cán bộ, chứ không dựa vào chức vụ của cán bộ đó trong ngân
hàng. Quyền phê duyệt được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách
nhiệm về cho vay và thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng
lẻ.
Thứ tư, mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng tập trung tại Hội sở chính và chia thành 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp,
bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản trị nợ.
 Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ - Úc
Đo lường RRTD theo phương pháp định lượng bao gồm xếp hạng tín dụng nội bộ
và mô hình RAROC. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy trình Basel II. Tuy
nhiên, ngân hàng đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ
chốt để xem mức độ tin cậy của người vay. Ngân hàng áp dụng phương pháp RAROC
đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ


47

đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì sẽ từ chối khoản vay đó, nếu lớn
hơn sẽ được thông qua.
Quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Mọi quyết định về chiến lược quản lý rủi ro tập
trung ở Hội đồng quản trị. Hoạt động quản lý chia làm 3 bộ phận: Bộ phận quan hệ
khách hàng, Bộ phận Quản lý rủi ro và Bộ phận quản trị nợ. Đối với các khoản vay lớn
thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản lý rủi ro và hội đồng quản lý rủi

ro.
Kiểm soát RRTD kép, hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt
chẽ qua các cổ đông và thị trường, làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin.
Ngoài ra, ngân hàng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện
bao gồm: Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu rủi ro; Hoạt động kiểm tra thử khủng hoảng
khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn; Hoạt động kiểm toán nội bộ.
4.5.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Cần Thơ
Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp
định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD. Hệ thống các văn bản qui định và hướng dẫn
thực hiện Basel 2 phải được hoàn thiện trước thời điểm triển khai. Quản trị rủi ro tín dụng
từng bước tuân thủ theo quy định Basel 2 trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có để giảm thiểu
chi phí trong quá trình triển khai thực hiện.
Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện và nội lực của
ngân hàng, tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản
lý rủi ro đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Mô hình quản trị rủi ro
tín dụng cần phải phù hợp điều kiện thị trường tài chính vì dữ liệu thông tin không đủ
hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì vai trò kiểm soát của thị trường rất
mờ nhạt. Nếu xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng không phù hợp sẽ lãng phí tài
nguyên và không hiệu quả.
Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc các khâu của quá trình quản trị rủi ro
tín dụng từ nhận biết đến đo lường, xử lý, kiểm soát. Đo lường rủi ro theo phương pháp
định lượng sẽ chính xác và có thể tích lũy các thông tin, trên cơ sở đó tổ chức quản trị
tập trung. Trên nền tảng thông tin và quản lý rủi ro tập trung, bộ phận kiểm tra nội bộ
mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng liên tục rà


48

soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần rà soát thường xuyên các rủi ro như tín

dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá mức
chấp nhận được. Riêng đối với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ và phân tích biến động mức độ rủi ro định kỳ, đảm bảo không vượt quá các
hạn mức cho phép, từ đó duy trì khẩu vị rủi ro trong khả năng chịu đựng của ngân hàng.
Ngân hàng cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD
đúng với Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN, từng bước
đa dạng hoạt động tín dụng theo hướng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.
Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho
các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách
hàng. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên
tục và kịp thời danh mục cho vay.


49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đã đề cập ở chương 1, chương 2 đã
đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi Nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018. Để đánh giá đúng thực trạng quản
trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Luận văn đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế và
nguyên nhân đến đến các hạn chế đó.
Ngoài ra chương này còn trình bày kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ các nước
trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt nam – Chi Nhánh Cần thơ. Kết quả đánh giá
chương 2 là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 5.


50


CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ đến năm 2030
5.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng
-

Tăng trưởng tín dụng có tính chọn lọc, an toàn, hiệu quả phù hợp với định
hướng chiến lược của ngân hàng.

-

Tăng trưởng tín dụng đi đôi với tăng trưởng nguồn tiền gửi có kỳ hạn tương
ứng để đảm bảo tính thanh khoản và phát triển kinh doanh bền vững.

-

Phát triển tín dụng đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng thông qua việc cung cấp
sản phẩm trọn gói.

Hàng năm ngân hàng đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng cho toàn ngân hàng
cũng như tăng trưởng tín dụng cho vay KHCN.
5.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng
Cùng với những định hướng về phát triển hoạt động tín dụng thì ngân hàng cũng
định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:
-

Các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng lợi nhuận nhưng duy trì

an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu 3% theo quy định của
NHNN.

-

Nghiêm túc tuân thủ các quy định, chính sách, điều kiện phê duyệt, tuân thủ
giám sát sau giải ngân, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, đưa ra các cảnh báo
kịp thời, hiệu quả.

-

Xây dựng chiến lực phát triển tín dụng đa dạng, cấp tín dụng đa ngành nghề
theo định hướng tín dụng mỗi năm đề ra nhằm mở rộng tín dụng đối với các
ngành nghề đang thuận lợi và thắt chặt tín dụng đối với các ngành đang gặp
khó khăn, rủi ro cao.

-

Triển khai biện pháp xử lý và thu hồi nợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách
hàng chủ động trả nợ, miễn giảm lãi. Khách hàng chủ động bán tài sản để trả


51

nợ, khách hàng bán tài sản để trả nợ thông qua Trung tâm bán đấu giá, mua tài
sản bảo đảm bằng gói cấp vốn cho VietinBank AMC.
-

Tăng cường thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xấu đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi
ro, đẩy mạnh thu hồi lãi treo.


-

Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến và chiến lược quản trị phù
hợp với điều kiện công nghệ, nhân lực, tài chính và trình độ phát triển của ngân
hàng và lộ trình tuân thủ Basel II theo hướng dẫn của NHNN.

-

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường sử
dụng các phương pháp định lượng trong đo lường rủi ro.

-

Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, để tăng cường kỷ cương,
ý thức của cán bộ trong việc tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế.

-

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, minh bạch, kịp thời, có sự trao
đổi thông tin tín dụng thường xuyên với các ngân hàng và trung tâm thông tin
tín dụng (CIC) của NHNN.

5.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
5.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng toàn diện
Chiế n lươ ̣c quản lý rủi ro là cơ sở xây dựng mô hình quản lý rủi ro, chin
́ h sách tín
du ̣ng. Chiến lược quản lý rủi ro phải phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro)
và mức sinh lời kỳ vọng khi chấp nhận rủi ro. Chiến lược quản lý rủi ro phải gắn với
phương thức quản lý rủi ro như đánh giá, đo lường rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro.

5.2.2. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, hạn chế tổn thất
khi rủi rủi ro xảy ra và dần đáp ứng thông lệ quốc tế. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
tốt sẽ làm giảm chi phí, tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh, rủi ro
tín dụng là một chi phí cần tính toán, từ đó đưa ra mức lãi suất phù hợp với khách hàng.
Áp dụng phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định Basel II, giúp cho
các nhà quản lý rủi ro có cái nhìn tổng quát về mức rủi ro hiện tại của ngân hàng, phù
hợp với trình độ công nghệ của ngân hàng.
5.2.3. Hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro tín dụng
Để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả, minh bạch, dễ phân trách nhiệm đòi hỏi
ngân hàng xây dựng các quy định, quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồ m:


×