Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ NGUYỆT

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ NGUYỆT

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Quốc Anh



TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Các nhân tố tác động đến quyết
định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng
TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực.
Đà lạt, tháng 06 năm 2019
Tác giả

Phan Thị Nguyệt


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất lớn từ Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên tôi xin
cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời
gian tôi theo học tại trường. Xin cảm ơn Ban Lãnh đạo các Ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện công
việc thu thập dữ liệu cho đề tài. Xin cảm ơn các Quý khách hàng đã bỏ thời gian
quý báu của mình để hoàn thành bảng câu hỏi phỏng vấn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến TS.Nguyễn Quốc Anh, người hướng dẫn trực tiếp và hỗ trợ tôi rất nhiều
trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!

Luận văn hẳn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp chân thành của Quý thầy cô và các bạn.
Đà lạt, tháng 06 năm 2019
Tác giả

Phan Thị Nguyệt


iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................1
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................1
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................1
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................2
1.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................................................3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4
1.5.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................................4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................4
1.6. Bố cục ...................................................................................................................4
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ LẠT ......................................................................................................................6
2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt

.....................................................................................................................................6
2.1.1. Quá trình phát triển của các ngân hàng TMCP Đà Lạt .....................................6
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Thành
phố Đà Lạt trong giai đoạn 2014- 2018 ......................................................................7
2.2. Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt ..........................................................................10


iv
2.3. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn động trong huy động tiền gửi tiết kiệm
tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong giai đoạn
2014-2018..................................................................................................................14
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................15
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............16
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ...............................................................16
3.1. Các lý thuyết và mô hình về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng ..................16
3.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng ..............................19
3.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về xu hướng lựa chọn ngân hàng của
khách hàng.................................................................................................................22
3.3.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................22
3.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................................24
3.4. Xây dựng thang đo và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến
quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng
TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt .......................................................................25
3.4.1. Xây dựng thang đo ..........................................................................................25
3.4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu ..................................27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NGÂN HÀNG GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2014-2018 ..........................................30
4.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................30
4.1.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................30
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................31
4.1.3. Thiết kế thang đo .............................................................................................34
4.1.4. Thiết kế mẫu ....................................................................................................35
4.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................35
4.2.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................................35


v
4.2.2. Kết quả phỏng vấn thử ....................................................................................36
4.3. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................36
4.3.1. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu ................................................................36
4.3.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................39
4.3.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố EFA .............................................44
4.3.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu .......................................................................49
4.3.5. Kết quả kiểm định giả thuyết ..........................................................................53
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................53
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................55
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN TIẾT KIỆM
TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT .........56
5.1. Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn
thành phố Đà Lạt .......................................................................................................56
5.2. Trình bày các giải pháp thu hút khách hàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng
TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt .......................................................................57
5.2.1. Xây dựng, củng cố lòng tin ở khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới ......57
5.2.2. Mở rộng mạng lưới giao dịch.........................................................................57
5.2.3. Nâng cao trình độ năng lực nhân viên ............................................................58
5.2.4. Nâng cao danh tiếng ngân hàng .....................................................................59

5.2.5. Xây dựng chính sách lãi suất, phương thức trả lãi phù hợp, chương trình
khuyến mãi, quà tặng cho khách hàng ......................................................................59
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................59
Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................66


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AT M

: Máy rút tiền tự động



: Huy động

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NH


: Ngân hàng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng TMCP trên địa bàn. ..................7
Bảng 2.2. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng TMCP ........................................8
Bảng 2.3. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của 10 NHTMCP .............................................11
Bảng 2.4. Số lượng người tham gia gửi tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP ............13
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu .................................................................................37
Bảng 4.2a. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính lần 1 ........39
Bảng 4.2b. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính lần 2 ........40
Bảng 4.3a. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thuận tiện lần 1 .................40
Bảng 4.3b. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thuận tiện lần 2 .................41
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Danh tiếng ngân hàng ..........41
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Hình ảnh ..............................42
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhân viên ngân hàng ...........42
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Ảnh hưởng người thân quen 43
Bảng 4.8a Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Quyết định lựa chọn lần 1 ...43
Bảng 4.8b Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Quyết định lựa chọn lần 2 ...44
Bảng 4.9a: Liệt kê hệ số tải nhân tố lần 1 .................................................................45
Bảng 4.9b: Liệt kê hệ số tải nhân tố lần 2 .................................................................47
Bảng 4.10: Hệ số tải nhân tố các thang đo của biến phụ thuộc ................................49
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định lại độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính ............49
Bảng 4.12: Kết quả phân tích tương quan Pearson ...................................................50
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..........................................................51



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................28
Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................30
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................50
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các ngân hàng TMCP. ........12


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng thương mại được ví như “hệ thần kinh” của nền kinh tế,
để nền kinh tế có thể tăng trưởng và phát triển thì hệ thống ngân hàng phải hoạt
động liên tục và có hiệu quả. Trong khi đó hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần
hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được
trong nền kinh tế vì vốn huy động là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh, nó ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vốn quyết
định năng lực thanh toán, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó Vốn huy động
là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại cổ
phần.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần đã đặt khách hàng cá nhân đứng trước nhiều cơ hội lựa chọn
với các sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc tìm kiếm những biện
pháp để tăng lượng vốn huy động là một trong những yêu cầu bức thiết của các
ngân hàng thương mại cổ phần, với mong muốn giúp các ngân hàng thương mại cổ
phần nắm bắt được những thông tin chính xác về nhu cầu tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng để từ đó nghiên cứu và đưa ra các chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng

để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của
khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Trên địa bàn thành phố Đà lạt hiện nay có 22 ngân
hàng thương mại trong đó có 21 ngân hàng thương mại cổ phần tuy nhiên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu tại 10 ngân hàng lớn đó là: NHTMCP Ngoại Thương,
NHTMCP Công Thương, NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển, NHTMCP Đông Á,


2
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quân Đội,
NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Sài Gòn - Thương Tín.
- Về mặt thời gian: Các số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2014-2018, số liệu sơ cấp được hình
thành từ việc quan sát phỏng vấn khách hàng được thực hiện vào tháng 02/2019
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Bài nghiên cứu các nhân tố và tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến
quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP
trên địa bàn thành phố Đà Lạt, nhằm đưa ra các giải pháp giúp các NHTMCP trên
địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiết
kiệm tại ngân hàng mình.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhận diện và phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân
hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà
Lạt.
- Đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút

được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của các
khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt? Mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố?
- Làm thế nào để các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được
khách hàng đến gửi tiết kiệm?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu vận dụng phối hợp hai phương pháp: phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.


3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ phòng Tổng hợp của ngân hàng nhà nước
chi nhánh Đà Lạt. Ngoài ra, các số liệu liên quan được thu thập từ sách, báo, tạp chí
chuyên ngành ngân hàng.
- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn các cá nhân
đã hoặc đang có tiền gửi tiết kiệm tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn
thành phố Đà Lạt.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
1.4.2.1. Cơ sở chọn mẫu tối thiểu
Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này
là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến
(MLR). Theo Hair, và ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu
thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát.
1.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều
tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như độ lệch chuẩn, giá trị trung
bình, phần trăm…

1.4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.
không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và sử dụng
hệ số tin cậy Cronbanch’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi
trong thang đo tương quan với nhau.
- Phân tích Cronbanch’s Alpha: phương pháp này cho phép loại bỏ các biến Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo để tiến
hành loại bỏ những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy (nếu có), là kỹ thuật
được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích
trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết và được sử dụng để tìm mối liên hệ
giữa các biến với nhau.
- Phân tích hồi quy bội: Dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các chi nhánh


4
NHTMCP trên địa bàn TP Đà Lạt nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
và các biến độc lập.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp nền tảng cơ sở lý thuyết về hành
vi của khách hàng cá nhân trong việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm làm
nguồn tham khảo cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà
Lạt.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của các khách hàng và từ đó đưa ra các giải
pháp giúp ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được ngày càng
nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng, trên cơ sở đó mở rộng thị phần
giao dịch của ngân hàng mình.
1.6. Bố cục
Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Giới thiệu về các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà lạt
giai đoạn.
Chương 3: Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động
đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân
hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng
để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà
Lạt.
Chương 5: Giải pháp để thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các ngân
hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.


5
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày về sự cần thiết của đề tài, xác định được đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, xác định mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài, trình
bày ý nghĩa của đề tài mang lại và bố cục của đề tài.


6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố
Đà Lạt
2.1.1. Quá trình phát triển của các ngân hàng TMCP Đà Lạt
Những năm trước đây khi nhắc tới Thành phố Đà Lạt là nhắc tới thành phố
cao nguyên sương mù nơi sinh sống của những người dân tộc thiểu số Cơ Ho, nơi
đây nền kinh tế không mấy phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Đà Lạt
đã có những chuyển biến vượt bậc về mọi mặt, diện mạo của Thành phố Đà Lạt

đang thay đổi từng ngày, bên cạnh việc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng chỉnh chu
đô thị, thành phố Đà Lạt còn tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư. Với
những nỗ lực đó Thành phố Đà Lạt phát triển mạnh mẻ, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao, đặc biệt là về lĩnh vực Nông nghiệp và Du lịch, dịch vụ.
Đà Lạt đang là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Trong những năm tiếp theo, với những mục tiêu chương trình thực hiện cụ
thể, Thành phố Đà lạt phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc trung ương, là thành phố
du lịch chất lượng cao và tạo tiền đề trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo
dục và đào tạo lớn của cả nước và khu vực. Nhận thấy được tiềm năng phát triển
của thành phố Đà Lạt các ngân hàng thương mại cổ phần đã không ngừng mở rộng
các chi nhánh giao dịch ngân hàng trên khắp địa bàn thành phố Đà Lạt, nhằm đáp
ứng nhu cầu giao dịch của dân cư tại địa phương cũng như của du khách. Chính vì
vậy mà từ một thành phố chỉ có vài ngân hàng nhỏ lẻ thì đến nay trên địa bàn thành
phố Đà Lạt đã có tới 22 NHTM trong đó có 21 ngân hàng TMCP được đóng trên
địa bàn thành phố với số lượng các phòng giao dịch không ngừng gia tăng.
Trong số 21 ngân hàng TMCP được đóng trên địa bàn thành phố, có 10 ngân
hàng TMCP chủ lực trên thị trường tài chính, đi đầu trong hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng, phát triển đa dạng các sản phẩm theo hướng công nghệ tiên tiến, đóng
góp quan trọng cho việc thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế,


7
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Lạt và đây cũng chính là 10 ngân
hàng có tỷ lệ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cao nhất và cũng là những ngân
hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao so với những ngân hàng còn lại trên địa bàn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên tác giả đã lựa chọn 10 ngân hàng này trong
phạm vi nghiên cứu của mình, đó là NHTMCP Ngoại Thương, NHTMCP Công
Thương, ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, ngân hàng

TMCP Quân Đội, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Kỹ Thương, ngân
hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín.
Bảng 2.1. Số lượng phòng giao dịch của 10 ngân hàng TMCP trên địa bàn
Thành phố Đà Lạt năm 2019.
Tên ngân hàng

Số lượng phòng giao dich

Ngân hàng Đầu Tư – Phát triển

5

Ngân hàng Sài gòn –Thương tín

6

Ngân hàng Công thương

5

Ngân hàng ngoại thương

2

Ngân hàng quân đội

1

Ngân hàng Á châu


2

Ngân hàng Sài Gòn –Hà Nội

1

Ngân hàng Xuất nhập khẩu

1

Ngân hàng Kỹ thương

1

Ngân hàng Đông Á

2
(Nguồn: Thống kê của tác giả)

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn
Thành phố Đà Lạt trong giai đoạn 2014- 2018


8
Bảng 2.2. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng TMCP
ĐVT: tỷ đồng
Tên NHTMCP
NH Đầu Tư
NH sacom
NH Viettinbank

NH ngoại thương
NH quân đội
NH Á châu
NH Sài Gòn –Hà Nội
NH Xuất nhập khẩu
NH Kỹ thương
NH Đông Á

Năm
2014

Lợi nhuận trước thuế
Năm Năm
Năm
2015 2016
2017

78,72

125,51 121,02 136,82

Năm
2018

So sánh
So sánh
2015/2014 2016/2015
(%)
(%)


So sánh
2017/2016
(%)

So sánh
2018/2017
(%)

149,57 59,43

(3,57)

13,05

9,32

103,72 32,23

5,71

54,75

82,46

(68,93)

(82,28)

858,78


50,62

1,15

2,03

2,33

2,88

91,14

(7,71)

14,46

23,55

115,70 135,20 168,77 224,58

361,77 16,85

24,84

33,07

61,08

33,77


34,26

38,84

49,10

82,63

1,47

13,35

26,44

68,28

6,87

7,42

9,42

15,01

36,09

8,12

26,85


59,34

140,51

4,33

4,35

4,94

8,23

8,95

0,46

13,70

66,49

8,75

0,33

0,29

1,89

4,92


4,00

(11,59)

542,25

160,50

(18,72)

4,50

6,47

12,69

25,51

33,84

43,77

96,18

101,08

32,66

0,32


0,40

0,73

2,20

0,85
1,24
26,91
82,00
16,62
45,47
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)


9
Có thể nói giai đoạn 2014 -2018 là giai đoạn mà hoạt động ngành ngân hàng
nói chung và các ngân hàng TMCP Đà Lạt nói riêng đã có những bước tiến triển
vượt bậc so với những năm trước, nếu như ở những năm 2011- 2012 khi các ngân
hàng đang phải lao đao vì những hậu quả của tăng trưởng nóng và những chính sách
nới lỏng quá mức thì sang năm 2013 các chính sách đã được điều chỉnh linh hoạt để
phù hợp với các điều kiện thực tế.
Năm 2014 ngành ngân hàng bắt đầu đã thu được những thành quả nhất định
sau khi nền kinh tế vĩ mô đã được ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp.
GDP tăng 5,98%, tính thanh khoản của các ngân hàng Đà Lạt nói chung ngày càng
được cải thiện, nợ xấu dần được kiểm soát, lúc này tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín
dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã giảm xuống còn 2,3%, hoạt động huy động
vốn và cho vay tiếp tục tăng với kết quả lạc quan. Lợi nhuận trước thuế của các
ngân hàng TMCP đều tăng mạnh so với những năm trước, tiêu biểu như ngân hàng
ngoại thương đã đạt mức lợi nhuận trước thuế là 115 tỷ đồng, kế đến là ngân hàng

Sacombanh với mức lợi nhuận trước thuế 103 tỷ đồng.
Sang năm 2015 tổng số tiền huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên
thành phố đã tăng từ 9.406,69 tỷ đồng năm 2014 lên 13.094,03 tỷ đồng, tăng 39%
so với năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng thành phố Đà Lạt giảm
còn 1,46 % trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng ở mức 2,49% tính
đến cuối năm 2015, thấp hơn so với mục tiêu 3% mà NHNN đã đặt ra tại Chỉ thị số
01/CT-NHNN. Nhìn chung, tất cả các NH trên địa bàn đều có kết quả tăng trưởng
lạc quan nổi bật nhất đó là ngân hàng Viettinbank, có mức lợi nhuận trước thuế năm
2015 tăng 91,14% so với năm 2014, ngân hàng BIDV tăng 59,4% so với năm 2014.
Tuy nhiên, tại một số ngân hàng, lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể cụ thể đó là
ngân hàng Sacombank mức lợi nhuận trước thuế giảm 59% so với năm 2014 đây là
do ảnh hưởng bởi Việc sáp nhập Southern Bank, điều này khiến dự phòng rủi ro của
ngân hàng tăng, đây là kết quả nằm trong dự kiến của ngân hàng Sacombank trong
những năm đầu mới sát nhập.


10
Năm 2016 trong bối cảnh lạm phát tăng trở lại, Mặt bằng lãi suất sau khi
tăng 0,2 - 0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm đã ổn định, và từ cuối tháng 9/2016,
một số TCTD lớn đã điều chỉnh giảm 0,3 - 0,5%/năm lãi suất huy động và khoảng
0,5 - 1%/năm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn của các ngân
hàng ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt vẫn tăng trưởng tốt với tổng
vốn huy động 18.823 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế của
các ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế ngân
hàng Sacombank vẫn giảm do ảnh hưởng của việc sát nhập, ngoài ra ngân hàng
BIDV lợi nhuận trước thuế giảm 3,57 % so với năm 2015, nguyên nhân là do ngân
hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro,để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Bước sang năm 2017 và nửa đầu năm 2018, toàn cảnh ngân hàng Việt Nam
đang nằm trong quá trình củng cố và ổn định, tập trung cho quá trình tái cơ cấu đặt
trong toàn cảnh tái cơ cấu của nền kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đã giảm tương đối

mạnh trong năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố
chỉ còn 0,85% và giảm xuống còn 0,76% vào năm 2018. Trong giai đoạn 2017 2018, nhiều ngân hàng đã đạt được tăng trưởng cao và ổn định. Thay vì tập trung
vào bán buôn như trong giai đoạn trước, các ngân hàng hiện đang chạy đua sang
mảng bán lẻ, tăng thu từ dịch vụ và giảm độ cạnh tranh tín dụng.
2.2. Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt


11
Bảng 2.3 Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của 10 NHTMCP
ĐVT: Tỷ đồng

NHTMCP

Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tiết
Tổng Tiết
Tổng Tiết
Tổng
kiệm %
HD kiệm %
HD kiệm %
HD

NH Công Thương

1.274 71,4 1.785 1.466 73,7 1.990 2.074 67,5


NHĐT Đà Lạt

521 92,6

563

506 92,5

547

717 70,0

Năm 2017
Năm 2018
Tiết
Tổng Tiết
Tổng
kiệm %
HD kiệm
%
HD

3.074 2.320 67,1 3.456 2.482

66,8 3.717

1.024

929


66,7 1.393

858 69,3 1.238

NH Ngoại Thương

1.448 69,1 2.096 1.775 71,1 2.497 2.207 69,6

3.173 2.463 63,1 3.905 2.696

64,1 4.202

NH Sacom

1.840 85,2 2.160 2.187 85,9 2.546 2.759 86,9

3.177 2.916 84,4 3.456 3.023

80,8 3.740

NH Đông Á

362 93,7

386

400 99,2

403


450 98,8

456

NH Exim

680 94,5

719

714 93,6

763

896 91,8

976 1.125 93,0 1.210 1.151

95,5 1.204

NH Á Châu

371 87,9

422

401 86,8

462


545 86,0

634

716 81,8

875

802

75,9 1.057

NH Techcom

109 86,2

126

90 87,4

103

99 76,2

130

164 78,2

209


146

76,8

189

NH Quân Đội

234 89,1

262

250 85,4

292

324 80,8

401

283 74,4

381

321

69,9

459


NH SHB

801 83,6

959 1.017 87,5 1.162 1.125 89,7

449 98,0

459

395 100,0

1.254 1.251 91,0 1.374 1.336

395

87,1 1.533

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)


12
Nhìn vào cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của 10 NHTMCP trên địa bàn thành phố
Đà Lạt, có thể thấy tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn
huy động cụ thể chúng ta thấy tại sacombank tỷ lệ ngân hàng chiếm từ 80% đến
86%, ngân hàng đầu tư chiếm từ 70% đến 92% và thậm chí có những ngân hàng tỷ
lệ tiền gửi tiết kiệm chiếm 100% trong tổng vốn huy động đó là ngân hàng Đông Á.
Tại ngân hàng này, tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng huy
động vốn từ 93% vào năm 2014 và tăng lên 100% vào năm 2018.


(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng về huy tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng
TMCP giai đoạn 2014 -2018
Qua bảng biểu đồ 2.1 ta thấy tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm được tăng
qua các năm từ 2014-2018, cụ thể năm 2015 tiền gửi tiết kiệm tăng 15% so với năm
2014, năm 2016 tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm tăng 27% so với năm 2015, năm 2017 tỷ lệ
tiền gửi tiết kiệm tăng 12% so với năm 2016, năm 2018 tiền gửi tiết kiệm tăng 5,8%
so với 2017.


13

Bảng 2.4. Số lượng người tham gia gửi tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP
ĐVT: Người

Tên Ngân hàng

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2014

2015


2016

2017

2018

NH CôngThương

15.288

19.547

21.229

21.683

22.313

NHĐT Đà Lạt

6.947

6.592

7.265

7.480

7.859


NH Ngoại Thương

17.269

17.468

19.052

19.318

19.940

NH Sacom

23.000

24.075

25.525

26.804

27.232

NH Đông Á

4.827

5.227


5.322

5.319

5.447

NH Exim

8.160

9.253

10.040

11.858

11.892

NH Á Châu

5.565

5.685

6.226

6.776

7.194


NH Techcom

1.483

1.093

1.187

1.909

2.108

NH Quân Đội

2.700

2.756

4.046

3.589

3.721

NH SHB

9.687

11.053


11.358

11.632

11.172

Tổng cộng

94.925

102.748

111.250

118.370

118.879

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)
Trong những năm gần đây lãi suất huy động liên tục giảm, điều đó làm cho
lợi nhuận mang lại từ hoạt động này không được cao như những hoạt động đầu tư
khác. Tuy nhiên, số lượng người tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng qua các năm, điều đó
chứng tỏ đây là kênh đầu tư an toàn thu hút được các đối tượng tham gia, tuy nhiên
qua bảng 2.4 ta cũng thấy rõ sự gia tăng số lượng người tham gia gửi tiết kiệm tại
các ngân hàng trong những năm gần đây là không đáng kể, cụ thể năm 2015 số
lượng người tham gia gửi tiết kiệm tăng 8,24% so với năm 2014. Năm 2017 số
lượng người tham gia gửi tiết kiệm tăng 8,26% so với năm 2016 và đến năm 2018
số lượng người tham gia gửi tiết kiệm chỉ tăng 0,4 % so với năm 2017.



14
2.3. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn động trong huy động tiền gửi tiết
kiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt
trong giai đoạn 2014-2018
Trong giai đoạn 2014-2018 có thể được coi là giai đoạn khá thành công của
ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt, với tốc độ tăng
trưởng cao và đạt được nhiều kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực như tín dụng, thanh
toán, dịch vụ, sự phát triển không ngừng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố
đã thúc đầy thị trường tài chính trên địa bàn Đà Lạt phát triển, cụ thể trong giai
đoạn 2014 -2018 ngân hàng đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:
Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng và phát triển
đến cuối năm 2018 tổng huy động vốn của ngân hàng TMCP đạt 22.089 tỷ đồng
tăng gấp đôi số lượng huy động vốn tại năm 2014 trong đó tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm
cũng tăng vượt bậc từ 16.611 tỷ đồng vào năm 2014 lên 33.319 tỷ đồng vào năm
2018.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển nhanh với các sản phẩm phong phú
và đa dạng, các ngân hàng đã bắt đầu triển khai công nghệ hiện đại vào hoạt động
kinh doanh của mình từ đó đưa ra nhiều sản phẩm đa năng – đa tiện ích đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống mạng lưới kinh doanh của các NHTMCP đã phát triển nhanh
chóng trên khắp địa bàn thành phố cả về quy mô hoạt động lẫn chất lượng dịch vụ,
số lượng ngân hàng.
Các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã và đang phát triển dịch vụ bán
lẻ tức là ngân hàng nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách
hàng doanh nghiệp, theo xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân
hàng trong khu vực tuy nhiên để có thể tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh
tranh gay gắt khi ngày càng có nhiều ngân hàng xuất hiện, đồng nghĩa với việc
khách hàng sẻ có nhiều cơ hội lựa chọn, thì việc nắm bắt được xu hướng lựa chọn
ngân hàng của khách hàng là điều tất yếu.



15
Trong giai đoạn 2014 – 2018 NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt, đã đạt
được nhiều thành quả đáng kể. Tuy nhiên, các chương trình thu hút khách hàng
tham gia gửi tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP chưa mang lại kết quả nổi bật, nên
sự gia tăng số lượng khách hàng tham gia gửi tiết kiệm trong những năm gần đây là
không đáng kể. Bên cạnh đó vẫn còn không ít khách hàng còn tâm lý e ngại và chưa
mặn mà với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng, do yêu cầu đáp ứng về sự
thuận tiện của khách hàng khi giao dịch, về chất lượng đội ngũ nhân viên, lợi ích từ
các sản phẩm, đặc biệt sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho các ngân hàng
cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về an ninh công nghệ, bảo mật thông tin… Chính
vì vậy, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để
gửi tiền tiết kiệm của khách hàng được tất cả các ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi
đây chính là tiền đề, để các ngân hàng có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của
khách hàng để từ đó đưa ra các chính sách phát triển phù hợp.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày khái quát về các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành
phố Đà lạt. Đồng thời, phân tích thực trạng và kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm
của 10 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố trong giai đoạn
2014-2018.


×