Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ BẢO MINH

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ BẢO MINH

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TẤN PHƯỚC


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – CN Lâm Đồng” là luận văn chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất
cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả;
kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong luận văn không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn tại luận văn theo quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Bảo Minh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này do cá nhân tác giả thực hiện, nhằm mục đích hoàn thành học phần
thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện,
cá nhân tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Tấn Phước đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ sự tri ân đến các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh giảng dạy Lớp cao học K27 chuyên ngành Ngân hàng tại Đà Lạt đã
nhiệt tình, tận tâm giảng dạy, truyền tải những kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ
trợ hữu ích trong suốt khóa học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của

mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Bảo Minh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu........................................................................... 2
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................. 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
3.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận ................................................ 5
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 5
Tóm tắt chương 1...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, VỀ
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG .. 7
2.1 Tổng quan về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam ........................................... 7
2.2 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam- CN Lâm Đồng ................. 8
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
- CN Lâm Đồng ........................................................................................................ 8



2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban ................................................... 9
2.2.1.2 Các hoạt động chính của VCB CN Lâm Đồng ............................................ 11
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt NamCN Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 ........................................................................ 12
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn .............................................................................. 12
2.2.2.2 Hoạt động cho vay ....................................................................................... 14
2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................... 16
2.2.3 Hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ................... 17
2.2.3.1 Các yêu cầu đối với HT KHNB của NHNT ................................................. 18
2.2.3.2 Ba tuyến bảo vệ độc lập của HT KSNB của NHNT ..................................... 18
2.2.3.3 Quy định về KSNB ........................................................................................ 18
2.2.3.4 Quy định về hoạt động kiểm soát ................................................................ 19
2.2.3.5 Quy định về cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý ............. 19
2.2.3.6 Quy định về giám sát của quản lý cấp cao .................................................. 20
2.3 Biểu hiện của vấn đề .......................................................................................... 21
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KSNB VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ
THỐNG KSNB ...................................................................................................... 25
3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM ............................................... 25
3.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB .............................................................................. 25
3.1.2 Khái niệm về KSNB trong NHTM ở Việt Nam ............................................. 28


3.1.3 Mục tiêu của KSNB trong NHTM ................................................................. 30
3.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB ............................................................ 31
3.1.4.1 Môi trường kiểm soát .................................................................................. 31
3.1.4.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 33
3.1.4.3 Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 34
3.1.4.4 Hệ thống thông tin và truyền thông ............................................................. 36
3.1.4.5 Giám sát ....................................................................................................... 37

3.1.5 Sự cần thiết phải xây dựng và vận hành KSNB có hiệu quả tại các NHTM . 37
3.1.6 Kinh nghiệm về KSNB tại các NHTM trên thế giới và ở Việt Nam ............. 38
3.1.6.1 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHTM ở nước ngoài .............................. 38
3.1.6.2 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHTM ở Việt Nam ................................. 40
3.1.6.3 Bài học kinh nghiệm về KSNB cho VCB Lâm Đồng .................................... 42
3.1.7 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 43
Tóm tắt chương 3...................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KSNB TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM – CN LÂM ĐỒNG ....................................................................................... 45
4.1 Thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng .. 45
4.1.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................................... 46
4.1.1.1 Tính trung thực và giá trị đạo đức .............................................................. 46
4.1.1.2 Cam kết đảm bảo về năng lực ..................................................................... 47
4.1.1.3 Bộ phận kiểm tra KSNB tại chi nhánh ........................................................ 48


4.1.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ........................ 48
4.1.1.5 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 49
4.1.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm .......................................................... 50
4.1.1.7 Chính sách nhân sự ..................................................................................... 50
4.1.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 52
4.1.2.1 Thiết lập mục tiêu ........................................................................................ 52
4.1.2.2 Nhận dạng rủi ro ......................................................................................... 53
4.1.2.3 Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 54
4.1.2.4 Phản ứng với rủi ro ..................................................................................... 55
4.1.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................................... 57
4.1.3.1 Chính sách kiểm soát ................................................................................... 57
4.1.3.2 Thủ tục kiểm soát ......................................................................................... 59
4.1.4 Thông tin và truyền thông .............................................................................. 66
4.1.5 Giám sát .......................................................................................................... 68

4.2 Đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN
Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 .............................................................................. 70
4.2.1 Những kết quả đạt được ................................................................................. 70
4.2.2 Những vấn đề tồn tại ...................................................................................... 72
4.2.2.1 Môi trường kiểm soát .................................................................................. 72
4.2.2.2 Hoạt động đánh giá rủi ro ........................................................................... 73
4.2.2.3 Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 73


4.2.2.4 Thông tin và truyền thông ............................................................................ 74
4.2.2.5 Hoạt động giám sát ..................................................................................... 74
4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, sai sót, vi phạm .............................................. 75
4.3.1 Nguyên nhân về môi trường kiểm soát .......................................................... 75
4.3.2 Nguyên nhân từ hoạt động đánh giá ............................................................... 76
4.3.3 Nguyên nhân từ hoạt động kiểm soát ............................................................. 76
4.3.4 Nguyên nhân từ thông tin và truyền thông ..................................................... 76
4.3.5 Nguyên nhân từ hoạt động giám sát ................................................................ 77
Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 78
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSNB TẠI NH TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CN LÂM ĐỒNG.......................................................... 79
5.1 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam và của chi nhánh Lâm Đồng giai
đoạn 2019–2020 ....................................................................................................... 79
5.1.1 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2019-2020 .. 79
5.1.2 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng năm
2019 ......................................................................................................................... 79
5.2 Giải pháp hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN
Lâm Đồng ................................................................................................................ 80
5.2.1 Nâng cao chất lượng môi trường kiểm soát .................................................... 80
5.2.1.1 Hoàn thiện nhân sự làm công tác kiểm tra ................................................. 80
5.2.1.2 Tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp ........ 80



5.2.1.3 Có chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật phù hợp, rõ ràng ............. 81
5.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro .............................................................. 81
5.2.2.1 Phân công bộ phận đầu mối nghiên cứu và đánh giá rủi ro ....................... 81
5.2.2.2 Phân tích và lượng hóa các rủi ro trong hoạt động ngân hàng .................. 81
5.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ..................................................................... 82
5.2.3.1 Xây dựng quy trình KSNB thống nhất cho các CN trong hệ thống ............. 82
5.2.3.2 Hoàn thiện quy trình kiểm soát ................................................................... 82
5.2.3.3 Nâng cao năng lực và chất lượng của cán bộ làm công tác kiểm tra ......... 83
5.2.3.4 Tăng cường chức năng kiểm soát của Ban lãnh đạo chi nhánh và các lãnh đạo
phòng chức năng ..................................................................................................... 83
5.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông .............................................. 84
5.2.4.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên đối với hoạt động KSNB ......... 84
5.2.4.2 Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi core banking ......................................... 84
5.2.4.3 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả .............................................. 85
5.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát ....................................................................... 86
Tóm tắt chương 5...................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 88


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ký hiệu

Tên bảng biểu

Bảng 2.1

Tình hình huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 20162018


Bảng 2.2

Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 20162018

Bảng 2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Lâm Đồng giai đoạn
2016-03/2019

Bảng 2.4

Trang
12

14

16

Số liệu về tình hình nhân sự, dư nợ bình quân trên một cán bộ
tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 và dự kiến

22

2019
Bảng 4.1

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát

Bảng 4.2


Số liệu Nợ có vấn đề tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016 đến
31/03/2019

Bảng 4.3

Bảng tổng hợp tình hình kiểm tra công tác tín dụng tại VCB
Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018

Bảng 4.4

Bảng tổng hợp số lỗi sai sót, vi phạm ghi nhận qua các đợt
kiểm tra tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018

45

56

62

66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH
Tên biểu đồ

Ký hiệu
Biểu đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức quản lý tại VCB Lâm Đồng


Biểu đồ 2.2

Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn
2016-03/2019

Biểu đồ 2.3

Dư nợ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2019

Biểu đồ 2.4

Tỷ trọng cơ cấu cho vay tại VCB Lâm Đồng tại thời điểm
31/03/2019

Trang
9

13

15

16

Biểu đồ 4.1

Kết quả khảo sát cam kết bảo đảm về năng lực của CN

47

Biểu đồ 4.2


Kết quả khảo sát về bộ phận KSNB tại VCB Lâm Đồng

48

Biểu đồ 4.3

Kết quả khảo sát về triết lý quản lý và phong cách quản lý

49

Biểu đồ 4.4

Kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn

50

Biểu đồ 4.5

Kết quả khảo sát về chính sách nhân sự

51

Biểu đồ 4.6

Kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu

52

Biểu đồ 4.7


Kết quả khảo sát về nhận dạng rủi ro

54

Biểu đồ 4.8

Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro

55

Biểu đồ 4.9

Kết quả khảo sát về phản ứng với rủi ro

56

Biểu đồ 4.10

Kết quả khảo sát về chính sách kiểm soát

58

Biểu đồ 4.11

Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm soát

60

Biểu đồ 4.12


Biểu đồ số lượng sai sót trong nghiệp vụ kế toán tài chính tại
VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018

65


Biểu đồ 4.13

Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông

67

Biểu đồ 4.14

Kết quả khảo sát về giám sát

69


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALCO

Ủy ban Tài sản – Nợ phải trả

BGĐ

Ban Giám đốc

CN


Chi nhánh

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

IAASB

Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ
đảm bảo quốc tế

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NH


Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNT

Ngân hàng TMCP Ngoại thương

NHTM

Ngân hàng thương mại

TSC

Trụ sở chính

TMCP

Thương mại cổ phần

VCB

Vietcombank


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – CN Lâm Đồng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng và mạnh
mẽ. Ngành NH đang đứng trước những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nước
cũng như quốc tế. Một NH muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay thì một
trong những yêu cầu tất yếu là phải quản trị được rủi ro; hệ thống KSNB phải đáp ứng
theo tiêu chuẩn của Basel. Do vậy, Vietcombank cũng như các NH khác tại Việt Nam
phải hoàn thiện hệ thống KSNB theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng KSNB nhằm
quản lý chặt chẽ nguồn vốn, có biện pháp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các nguồn
vốn huy động được, quản trị rủi ro nhằm hạn chế sai sót, vi phạm, giảm thiểu rủi ro để
nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định của
NHNN Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018; NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý
kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tại
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng vẫn còn những điểm hạn chế trong
KSNB.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện KSNB tại
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ; với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng; nhằm
góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo hoạt động an toàn,
hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu tổng quát:
Đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Lâm Đồng” tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại Vietcombank


Lâm Đồng. Thông qua việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị để đưa ra
các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu.
* Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu lý thuyết về KSNB, tổng quan lý thuyết về KSNB trong hoạt động ngân

hàng.
- Trên cơ sở lý luận về KSNB đã nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân
tích thực tiễn hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng. Qua đó, đánh giá những thành tựu về
KSNB đã đạt được của VCB Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời phân tích
những hạn chế, tồn tại.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn về KSNB tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018,
luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
* Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng qua các năm
2016, 2017 và 2018; báo cáo của NHNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách,
tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng.
* Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hoạt động KSNB của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018.
* Phương pháp điều tra khảo sát: gửi bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua email nội
bộ đến cán bộ nhân viên trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Lâm Đồng để đánh giá khách quan về hoạt động KSNB của đơn vị.
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Hệ thống KSNB, Ngân hàng thương mại
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương, cụ thể:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu


Chương 2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; về chi nhánh
Lâm Đồng và kiểm soát nội bộ tại ngân hàng
Chương 3. Cơ sở lý thuyết về KSNB và các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
Chương 4. Thực trạng KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Lâm Đồng

Chương 5. Giải pháp hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
– chi nhánh Lâm Đồng


ABSTRACT
Title: Complete the Internal Control system of the Vietcombank - Lam Dong
branch.
In the light of the present globalization, the global integration has become
widespread and firm. The banking field is now facing the challenges as well as the
chances for competing in both domestic and foreign areas. A bank must be able to
manage the risk and fulfill the Basel standards for the Internal Control system in order to
grow and develop in today’s markets. As a result, Vietcombank, like any other bank in
Vietnam has to complete the Internal Control system according to international practices
to firmly manage the equity, find solutions to enhance the investment efficiency from
available equity, manage the risks to avoid defects and infringement as well as lowering
the risks to enhance business profits. With the goal of fulfilling the standards of Basel II
while complying with the rules of the State Bank of Vietnam at Circular No. 13/2018/TTNHNN dated May 18th, 2018, the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of
Vietnam (Vietcombank) has constructed the Internal Control system to prevent, detect
and process the risks in the banking. However, during the process of the Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Lam Dong branch, there are still some
flaws in this system. From the given philosophy and practice, the researcher therefore
chose the topic “...” to be the main topic for the master thesis, with the hope of fulfilling
the Internal Control system of the Vietcombank – Lam Dong branch; in order to reduce
the risks during the process and ensure a proper, safe, effective banking experience.
3. Keywords:
Internal control, Internal control system, Commercial bank.


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với
đó các loại rủi ro cũng ngày càng gia tăng về mức độ, đa dạng về loại hình rủi ro. Điều
này tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động và việc đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đề ra.
NHTM là loại hình trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Do vậy, hoạt động của hệ thống NHTM sẽ có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính của
quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh NH là
loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ gồm rủi ro mất vốn, rủi ro không
thu hồi được lãi vay, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…mà nó còn bao gồm rủi ro gian
lận, sai sót. Do vậy, việc nhận diện được rủi ro và quản trị rủi ro là một yêu cầu cấp thiết
đối với các NHTM trong thời kỳ hiện nay, khi mà nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng, toàn
cầu hóa. Để thực hiện quản trị tốt rủi ro thì một trong những công cụ hữu hiệu là có một
HTKSNB tốt nhằm hỗ trợ các nhà quản lý NH trong việc ngăn chặn các gian lận, sai sót;
đồng thời trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc
đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của NH.
Các NHTM là doanh nghiệp đặc thù, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và
hoạt động trong môi trường thường xuyên phát triển, biến động. Do vậy các rủi ro mà
NH gặp phải rất đa dạng và không ngừng thay đổi. Chính vì thế, để có thể đảm bảo hoạt
động được an toàn, hiệu quả thì yêu cầu NH phải có một HTKSNB hữu hiệu. Một
HTKSNB hữu hiệu sẽ hỗ trợ Ban giám đốc trong công tác quản lý, điều hành nhằm đạt
được các mục tiêu kinh doanh của NH, đồng thời kiểm soát được rủi ro và ngăn chặn các
hoạt động không hợp pháp, bất hợp lệ. Trong khi đó, nếu HTKSNB của NH hoạt động
yếu kém hoặc không hiệu quả sẽ không kiểm soát được các rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy
cơ cho NH, có thể gây tổn thất cho NH và làm cho NH khó đạt được các mục tiêu đã đề
ra. Do vậy, đối với các nhà quản lý việc xây dựng và áp dụng một cách có hiệu quả
HTKSNB của đơn vị là một trong những nhiệm vụ quan trọng.



2

Theo COSO 2013: “KSNB là một quy trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và
các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Theo quan
điểm này thì HTKSNB bao gồm các quy trình, quy định, các tài liệu hướng dẫn quy trình
cùng với sự tham gia thực hiện của nhân sự ở các cấp của tổ chức gồm các nhà quản lý,
HĐQT và các nhân viên của tổ chức đó. Đó là một quá trình được thiết kế chặt chẽ, một
công cụ để giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu đã đề ra. KSNB là một quá trình được
vận hành liên tục ở tất cả các cấp độ trong một đơn vị.
Tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-VCBHĐQT ngày 19/11/2015 của Hội đồng quản trị về Quy chế về hệ thống KSNB và kiểm
toán nội bộ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, HTKSNB là một phần
không tách rời hoạt động hàng ngày của NHNT. HTKSNB được thiết kế, cài đặt, tổ chức
thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận trong NHNT.
Đến ngày 28/12/2018, NHNT ban hành Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT thay thế
Quyết định 1340/QĐ-VCB-HĐQT. Như vậy, tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam,
công tác KSNB đã được quan tâm, chú trọng nhằm quản trị tốt rủi ro, góp phần thực hiện
các mục tiêu của ngân hàng; đồng thời nhằm đáp ứng các chuẩn mực theo Basel và các
quy định của NHNN Việt Nam.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định
của NH Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018; NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa, phát
hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Tuy nhiên, trong thực tiễn
hoạt động tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng)
vẫn còn những điểm hạn chế trong KSNB như: một số cán bộ ngân hàng, trong đó có cả
lãnh đạo cấp trung tại CN, chưa thực sự coi trọng tính chính trực và các giá trị đạo đức;
cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát tại CN thuộc Phòng Kế toán, chịu sự chỉ đạo,
điều hành của Ban lãnh đạo CN nên công tác kiểm tra chưa có sự độc lập, khách quan
cần thiết; cơ chế kiểm soát thường xuyên chưa được chú trọng nhằm kịp thời phát hiện và



3

ngăn chặn rủi ro; tại CN chưa có bộ phận đánh giá rủi ro độc lập nên công tác đánh giá
rủi ro và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro chưa phát huy hiệu quả; hệ
thống công nghệ thông tin của VCB đã không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của NH, các
công cụ phần mềm không hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra kiểm soát.
Nguyên nhân của các hạn chế chủ yếu là: một số cán bộ quản lý cấp trung, đặc
biệt là nhân sự tại các phòng giao dịch ở xa trụ sở CN được phân quyền, không có sự
kiểm tra giám sát chéo nên chưa xem trọng công tác quản trị rủi ro, tính chính trực và các
giá trị đạo đức; nhân sự làm công tác kiểm tra tại CN chỉ có một người thuộc Phòng Kế
toán lại kiêm thêm các nhiệm vụ chuyên môn khác nên chất lượng công tác kiểm tra tại
CN chưa đạt hiệu quả cao; công tác kiểm tra, kiểm soát còn tập trung vào việc kiểm tra
tính giám sát tuân thủ quy trình, kiểm tra hồ sơ, chứng từ,…nhưng lại chưa chú trọng
phát hiện các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp; tại CN chưa có bộ phận chuyên biệt để
phân tích, đánh giá rủi ro; hệ thống NH lõi của VCB đã lỗi thời và yếu nên không đáp
ứng kịp quy mô, mức độ phát triển và hoạt động của NH.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện KSNB
tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ; với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng;
nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo hoạt động an
toàn, hiệu quả và bền vững.
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu tổng quát:
Đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Lâm Đồng” tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại
Vietcombank Lâm Đồng. Thông qua việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại
đơn vị để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu.

* Mục tiêu cụ thể:


4

- Nghiên cứu lý thuyết về KSNB, tổng quan lý thuyết về KSNB trong hoạt động
ngân hàng.
- Trên cơ sở lý luận về KSNB đã nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu,
phân tích thực tiễn hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng. Qua đó, đánh giá những thành
tựu về KSNB đã đạt được của VCB Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời
phân tích những hạn chế, tồn tại.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn về KSNB tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 20162018, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị.
3.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài này được thực
hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng như thế nào?
Những điểm đạt được và những tồn tại, hạn chế trong KSNB tại đơn vị? Nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế là gì?
- Có thể đưa ra những đề xuất, giải pháp nào để khắc phục các hạn chế trên nhằm
hoàn thiện KSNB tại đơn vị?
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
* Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB trên
cơ sở phòng ngừa, quản trị những rủi ro chung trong hoạt động ngân hàng (rủi ro vận
hành), không đi sâu vào phân tích các rủi ro đặc thù khác (như rủi ro thanh khoản, rủi ro
lãi suất, rủi ro tín dụng,…)
* Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Lâm Đồng
* Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu hoạt động KSNB tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng trong vòng 3 năm từ
năm 2016 đến năm 2018.



5

4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp
sau:
* Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh
của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng qua các năm 2016, 2017 và
2018; báo cáo của NHNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách,
tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo
của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng.
* Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hoạt động KSNB của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam – CN Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018.
* Phương pháp điều tra khảo sát: gửi bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua email
nội bộ đến cán bộ nhân viên trong NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng
để đánh giá khách quan về hoạt động KSNB của đơn vị.
5. Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu trước, luận văn
có những điểm khác biệt so với những nghiên cứu trước đây:
* Bổ sung thêm bằng chứng thực tế để làm rõ nét hơn cơ sở lý thuyết về hệ thống và
nội dung hoạt động KSNB tại NHTM.
* Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích các số liệu cụ thể, luận văn sẽ góp phần đưa ra
một cách tương đối toàn diện thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam –
CN Lâm Đồng; đánh giá những mặt đạt được cũng như những hạn chế trong KSNB tại
đơn vị giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện KSNB tại đơn vị nghiên cứu.



6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Thông qua chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu như: Sự
cần thiết của vấn đề nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài.


7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM; VỀ
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
2.1 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tên đầy đủ: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.
Tên viết tắt: VCB / Vietcombank.
Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 30/10/1962, NH Ngoại thương (NHNT – Vietcombank) được thành lập theo
Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại
hối trực thuộc NH Trung ương (nay là NHNN). Ngày 01/04/1963, NHNT chính thức
khai trương hoạt động như là một NH đối ngoại độc quyền.
Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền
trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo
Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành
lập lại NHNT. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, 91 quy
định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao
dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Đến 02/06/2008, NHNT chính thức chuyển đổi thành NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của
Thống đốc NHNN Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103024468 do Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 02/06/2008.
Đến nay, sau 56 năm hình thành và phát triển, Vietcombank hiện có trụ sở chính tại
198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 112 CN, 3 công ty thành viên (gồm
Công ty cho thuê tài chính Vietcombank, Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank –


×